Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Áp dụng phần mềm thiết kế 3d trong xây dựng bộ mẫu cơ sở trang phục nữ cho một số cơ sở may đo thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 135 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Áp dụng phần mềm thiết kế 3D trong xây dựng
bộ mẫu cơ sở trang phục nữ cho một số cơ sở
may đo ở thành phố Vinh
PHAN THỊ PHƯỢNG


Ngành Công nghệ Dệt - May

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Thị Minh Kiều

Viện:

Dệt may – Da Giầy & Thời trang

HÀ NỘI, 12/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Áp dụng phần mềm thiết kế 3D trong xây dựng
bộ mẫu cơ sở trang phục nữ cho một số cơ sở
may đo ở thành phố Vinh
PHAN THỊ PHƯỢNG



Ngành Công nghệ Dệt - May

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Trần Thị Minh Kiều

Viện:

Dệt may – Da Giầy & Thời trang

HÀ NỘI, 12/2022

Chữ ký của GVHD


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Phan Thị Phượng.
Đề tài luận văn: Áp dụng phần mềm thiết kế 3D trong xây dựng bộ mẫu cơ
sở trang phục nữ cho một số cơ sở may đo ở thành phố Vinh.
Chuyên ngành: Công nghệ Dệt – May.
Mã số HV: 20202829M.
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngàỳ 24/12/2022
với các nội dung sau:
1. Bổ sung các kết luận chương 1, chương 2, chương 3 ở các trang 50, trang 71
và trang 125.
2. Đã cập nhật tài liệu IBM mới ở trang 18 và tài liệu tham khảo số 13.

3. Đã chỉnh sửa lại bố cục, chuyển mục mốc đo, quy trình, thử mẫu ảo đưa
xuống mục 2.3 trang 60.
4. Chỉnh sửa lại kích thước đo hình 2.5 trang 64.
5. Đã rà sốt lỗi chính tả, bổ sung đơn vị đo các bảng tính theo yêu cầu chỉnh
sửa của Hội đồng Khoa học.
Ngày 31 tháng 12 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Thị Minh Kiều

Tác giả luận văn

Phan Thị Phượng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS. Phan Thanh Thảo
Mẫu 1c


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung Luận văn Thạc sĩ khoa học cùng với các
kết quả nghiên cứu, thực nghiệm được trình bày dưới đây là do cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Minh Kiều, không sao chép từ các Luận
văn khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về những nội dung, hình ảnh và tuân thủ
kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng Khoa học.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2022
Người thực hiện


Phan Thị Phượng


LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đến nay
tôi đã hồn thành khóa học của mình. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sự hướng dẫn tận
tình của TS. Trần Thị Minh Kiều, người đã dành nhiều thời gian truyền giảng
kiến thức, định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình để tơi hồn thành luận văn
cao học này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô giáo trong Viện Dệt May – Da Giầy và
Thời trang, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức khoa
học cũng như hỗ trợ thủ tục hành chính trong suốt thời gian tôi học tập và thực
hiện luận văn cao học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo sau đại học, Cán bộ Thư
viện Tạ Quang Bửu, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
về thủ tục cũng như tra cứu tài liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phịng ban, các thầy cơ và SV Khoa
may thời trang, trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Số 1 Nghệ An, nơi tôi đang
công tác đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi để tôi yên tâm học tập.
Tôi xin cảm ơn các cơ sở, công ty may tại thành phố Vinh đã hợp tác khảo sát,
cung cấp số liệu trong suốt quá trình thu thập dữ liệu luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này.
HỌC VIÊN

Phan Thị Phượng


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đề tài: Áp dụng phần mềm thiết kế 3D trong xây dựng bộ mẫu cơ sở

trang phục nữ cho một số cơ sở may đo ở thành phố Vinh
Tác giả luận văn: Phan Thị Phượng – Khóa 2020B
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Kiều
Từ khóa (Keyword): Thiết kế mẫu cơ sở, Trang phục nữ, Thiết kế 3D ngành
may, Phân loại vóc dáng, thành phố Vinh, Công thức thiết kế.
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại Công nghệ 4.0, cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ,
địi hỏi của xã hội, tất cả các ngành nghề đều phải ln ln tìm ra hướng đi phù
hợp, cách làm tối ưu, cập nhật những thông tin mới cũng như áp dụng các thành
tựu về khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả trong công việc. Lĩnh vực
Công nghệ may – Thời trang là một trong những ngành chịu sự tác động không
nhỏ từ các thay đổi của công cuộc đổi mới công nghệ. Vì vậy, việc áp dụng các
phương pháp hiện đại và cải tiến quy trình để thay đổi kết quả là một điều tất yếu.
Theo Niên giám thống kê năm 2021 về DN Dệt may Việt Nam tính đến năm
2020, có 7.404 DN quy mơ dưới 9 người được thành lập, chiếm tỷ lệ 55,8% trên
tổng số 13.258 DN. Con số này thể hiện sự đông đảo của lực lượng dệt may quy
mơ vừa và nhỏ. Đó chính là các nhà may đo, các cơ sở gia công nhỏ lẻ phục vụ
nhu cầu nội địa. Theo kết quả khảo sát có 147 người là chủ cơ sở may đo ở thành
thành phố Vinh, Nghệ An cho thấy họ gặp khó khăn sau:
- Việc thiết kế đơn chiếc mất nhiều thời gian và chi phí.
- Việc tương tác với khách hàng gặp nhiều hạn chế vì khơng có sản phẩm
minh họa trực quan. Đối với khách hàng ở xa khó truyền thơng tin, hình ảnh.
- Người tiêu dùng mua sản phẩm bán sẵn trên thị trường thường không vừa
vặn và thường phải sửa lại.
- Đặt may thì thời gian gia cơng sản phẩm lâu, phải chờ đợi. May xong không
vừa ý vì màu sắc, kiểu dáng yêu cầu trước khi đặt may và sản phẩm may xong mặc
lên người thật không như mong đợi.
Nguyên nhân:
- Chưa có một hệ thống cỡ số chuẩn cho thị trường tại Thành phố Vinh.
- Chưa có một bộ mẫu cơ sở cho từng loại vóc dáng dẫn đến thiết kế phom

dáng không ổn định.
- Các nhà may đo ít có cơ hội được tiếp xúc với các công nghệ mới, trong khi
cuộc cách mạng đang phát triển từng ngày, từng giờ.
Việc thiết kế mẫu cơ sở ảnh hưởng đến kiểu dáng, mẫu mã, và sự chấp nhận
của thị trường. Nếu thiết kế cho thị trường trọng tâm có sự chọn lọc đối tượng sử
dụng thì bên cạnh yếu tố chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, thì sự phù hợp về vóc dáng
là một trong những tiêu chí quan trọng đầu tiên, quyết định mua hàng của người
tiêu dùng. Các ứng dụng của phần mềm thiết kế CLO3D ra đời nhằm hỗ


trợ những người làm trong ngành phát huy tính ưu việt trong quá trình thiết kế từ
phác thảo ý tưởng, thiết kế mẫu kỹ thuật, thiết kế họa tiết hoa văn trên vải, may ảo
và thử ảo. Trong giới hạn của đề tài, chỉ ứng dụng một số chức năng của phần
mềm CLO3D như thiết kế 2D mẫu kỹ thuật, may ảo, thử ảo để thiết kế bộ mẫu cơ
sở dựa trên kết quả phân loại vóc dáng của nữ giới thành phố Vinh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại vóc dáng phục vụ sản xuất và bổ sung thêm vào ngân hàng cỡ số
của vóc dáng nữ giới Việt Nam.
- Xây dựng bộ mẫu cơ sở trang phục nữ bằng phương pháp hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng khách hàng nữ từ dữ liệu các số đo đã có của khách hàng nữ, độ
tuổi 18-50 của 3 nhà may đo nổi tiếng tại thành phố Vinh gồm nhà may Bravo, nhà
may Duyên Việt và nhà may Vmode. Theo kết quả của khảo sát mức độ phổ biến
của thương hiệu tại Thành phố Vinh trên 212 người tham gia khảo sát có
52,8% người chọn nhà may Bravo, 44,3% người chọn nhà may Vmode, 47,6%
người chọn nhà may Duyên Việt.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu 1: Phân loại vóc dáng nữ giới thành phố Vinh, Nghệ
An.
- Nội dung nghiên cứu 2: Sử dụng phần mềm CLO3D thiết kế bộ mẫu cơ sở

trang phục nữ cho từng vóc dáng gồm: áo dáng nửa bó sát, chân váy, quần.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được mực tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo, phương pháp nghiên
cứu thực nghiệm.
- Nội dung khảo sát tiền nghiên cứu về mức độ nổi tiếng của các nhà may tại
thành phố Vinh: Phương pháp khảo sát thống kê online với 8 câu hỏi và 212 người
tham gia trả lời.
- Nội dung nghiên cứu 1: Phân loại vóc dáng cơ thể người.
+ Thu thập số đo cơ thể người từ các nhà may nổi tiếng ở thành phố Vinh. Các
số đo này được đo theo phương pháp truyền thống (đo tay trực tiếp bằng thước
dây thông dụng, không sử dụng thiết bị quét), kinh nghiệm nghề của các nhà
may từ 7 năm đến 25 năm.
+ Phân tích số liệu nhân trắc từ 503 khách hàng của các nhà may tại thành phố
Vinh để phân loại vóc dáng bằng phần mềm SPSS qua các phân tích: phân tích
phân phối chuẩn, phân tích thành phần chính, phân tích phân nhóm K-mean, phân
tích biệt số, phân tích ANOVA.
- Nội dung nghiên cứu 2: Sử dụng CLO3D thiết kế bộ mẫu cơ sở trang phục
nữ gồm: áo dáng nửa bó sát, chân váy, quần ống cơn.


+ Thiết kế bộ mẫu cơ sở (áo, chân váy, quần) bằng chức năng thiết kế 2D của
phần mềm CLO3D dựa theo công thức thiết kế của tác giả được tích lũy sau hơn
10 năm kinh nghiệm.
+ May ảo, mặc thử ảo, đánh giá độ vừa vặn ảo trên phần mềm CLO3D mẫu cơ
sở trang phục nữ.
+ Trích xuất mẫu rập, may mẫu và thử mẫu thật.
6. Kết quả nghiên cứu
- Kết quả phân loại vóc dáng cơ thể: Có 5 dạng cơ thể.
- Kết quả thiết kế bộ mẫu cơ sở trang phục nữ theo công thức và kinh nghiệm

thiết kế của tác giả bằng phần mềm CLO3D.
- Kết quả may mẫu ảo, thử mẫu ảo trên 5 vóc dáng đã phân loại.
- Kết quả công thức thiết kế mẫu cơ sở trang phục nữ (áo, quần, váy) có thơng
số hiệu chỉnh theo vóc dáng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Phân loại vóc dáng phù hợp với nữ giới sống tại thành phố Vinh phục vụ
may cơng nghiệp.
- Lựa chọn và hồn chỉnh cơng thức thiết kế mẫu cơ sở trên kinh nghiệm kết
hợp với phương pháp thiết kế có hỗ trợ của phần mềm thiết kế.
- Thiết kế được bộ mẫu cơ sở đảm bảo độ vừa vặn bằng phương pháp thiết kế
hiện đại.
HỌC VIÊN

Phan Thị Phượng


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN................................................... 15
1.1

Tổng quan về phân loại vóc dáng nữ giới ................................................
1.1.1 Phân loại vóc dáng dựa trên các đặc trưng cơ thể .......................
1.1.2 Phân loại vóc dáng theo BMI ......................................................
1.1.3 Phân loại cơ thể người thông qua các chỉ số tương quan khác ...
1.1.4 Phân loại vóc dáng theo tỷ lệ vai/ eo/ mơng theo tỷ lệ BSAS .....
1.1.5 Phân loại hình dáng cơ thể nữ giới theo hệ thống FFIT (Female
Figure Identification Technique) [15] .........................................
1.1.6 Phân loại các phần của cơ thể theo Helen Amstrong ..................
1.1.7 Tên gọi tương đương trong phân loại hình dáng cơ thể [17] ......
1.1.8 Phân loại vóc dáng theo phân tích nhân tố dưới sự hỗ trợ của

phần mềm thống kê và xử lý số liệu ............................................
1.2
Tổng quan về thiết kế mẫu cơ sở ..............................................................
1.2.1 Mẫu cơ sở ....................................................................................
1.2.2 Lượng dư cử động tối thiểu .........................................................
1.2.3 Các dạng công thức thiết kế: .......................................................
1.2.4 Hệ số điều chỉnh ..........................................................................
1.2.5 Kích thước chủ đạo ......................................................................
1.2.6 Hệ cơng thức thiết kế ...................................................................
1.3
Tổng quan về phương pháp và phần mềm thiết kế mẫu ...........................
1.3.1 Phương pháp thiết kế 2D .............................................................
1.3.2 Phương pháp thiết kế 3D .............................................................
1.3.3 Phương pháp kết hợp ...................................................................
1.4
Tổng quan và đánh giá về sự vừa vặn của trang phục..............................
1.4.1 Độ vừa vặn ...................................................................................
1.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm .................................................
1.4.3 Một số nghiên cứu sử dụng phần mềm CLO3D trong đánh giá
trang phục ....................................................................................
1.5
Kết luận.....................................................................................................
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ....................................................................................................
2.1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................
2.1.1 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................
2.1.3 Vật liệu ........................................................................................
2.1.4 Công thức thiết kế ........................................................................

2.2
Nội dung nghiên cứu ................................................................................
2.3
Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................
2.3.1 Thu thập và thống kê dữ liệu số đo của khách hàng ...................
2.3.2 Quy trình thiết kế và thử mẫu ảo .................................................
2.3.3 Phân loại vóc dáng .......................................................................
2.3.4 Thiết kế bộ mẫu cơ sở trên phần mềm CLO3D ..........................

15
16
18
19
20
21
22
25
27
28
28
30
31
32
32
33
33
33
35
38
39

39
40
48
50
52
52
52
52
54
55
59
60
60
64
65
68


2.3.5 Thử mẫu và đánh giá mẫu ........................................................... 69
2.3.6 Thử mẫu và đánh giá mẫu thực tế ............................................... 70
2.4
Kết luận..................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................ 72
3.1 Kết quả phân loại vóc dáng ...................................................................... 72
3.1.1 Kết quả phân tích thống kê và kiểm định phân phối chuẩn ........ 72
3.1.2 Kết quả phân tích thành phần chính ............................................ 76
3.1.3 Kết quả phân tích phân nhóm bằng phân tích cụm K-mean và
phân tích biệt số ........................................................................... 78
3.1.4 Kết quả kiểm định ANOVA ........................................................ 79
3.1.5 Kết quả hiển thị phân loại vóc dáng trên phần mềm CLO3D ..... 81

3.2 Kết quả thiết kế mẫu cơ sở ....................................................................... 82
3.2.1 Kết quả xác định thơng số kích thước của từng nhóm ................ 82
3.2.2 Kết quả sai số kích thước cơ thể của từng nhóm so với nhóm cơ
sở .................................................................................................. 82
3.2.3 Kết quả thiết kế mẫu cho nhóm cơ sở. ........................................ 83
3.2.4 Kết quả đánh giá mẫu cơ sở của nhóm cơ sở trên phần mềm
CLO3D. ....................................................................................... 90
3.2.5 Kết quả xác định sự sai khác giữa các kích thước dựng hình của
từng nhóm theo nhóm cơ sở ........................................................ 94
3.2.6 Cơng thức thiết kế mẫu cơ sở quần, áo và váy cho các dạng vóc
dáng nữ giới thành phố Vinh, Nghệ An ...................................... 98
3.2.7 Kết quả thiết kế và thử mẫu trên phần mềm CLO3D ................ 105
3.3 May mẫu và mặc thử trên người mẫu ..................................................... 119
3.4
Kết luận................................................................................................... 125
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 128
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 132


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Phân loại tư thế đứng của cơ thể [11].................................................................16
Hình 1.2 Các loại vóc dáng xếp theo thứ tự chỉ số BMI tăng dần (WHO) [13] . 19
Hình 1.3 Phân loại hình dáng theo tỷ lệ BSAS – Body Shape Assessment Scale
(tỷ lệ vai/eo/mơng)......................................................................................................................20
Hình 1.4 Phân loại hình dáng cơ thể có cùng vịng ngực 92cm [15]..........................21
Hình 1.5 Các dạng tay theo tài liệu của Helen Amstrong [16].....................................22
Hình 1.6 Các dạng cơ thể theo tương quan giữa bụng và đùi [16]..............................23
Hình 1.7 Các dạng vai theo tài liệu của Helen Amstrong [16].....................................23
Hình 1.8 Phân loại hình dáng theo tỷ lệ vai/eo/mơng [16].............................................24

Hình 1.9 Phân loại hình dáng lưng theo tài liệu Helen Amstrong [16]......................24
Hình 1.10 Phân loại theo tỷ lệ lưng/vịng ngực/vịng ngực trên [16]..........................25
Hình 1.11 Phân loại theo hình dáng hơng [16]..................................................................25
Hình 1.12 Bộ mẫu cơ sở trang phục nữ................................................................................29
Hình 1.13 Mặt phẳng cắt ngang tại một vị trí trên cơ thể mơ tả định nghĩa lượng
dư cử động theo vịng cung từng phần [23]........................................................................31
Hình 1.14 Các phần mềm thiết kế 2D...................................................................................35
Hình 1.15 Mơ tả phương pháp phủ vải trên ma-nơ-canh [38].......................................36
Hình 1.16 Giao diện của các phần mềm thiết kế kế hợp 2D và 3D.............................37
Hình 1.17 Giao diện làm việc của phần mềm CLO3D....................................................38
Hình 1.18 Các chức năng thử mẫu ảo trên phần mềm CLO3D [58]...........................43
Hình 1.19 Minh hoạ chức năng Stress map [58]...............................................................43
Hình 1.20 Minh hoạ trích xuất dữ liệu từ cơng cụ Stress map......................................44
Hình 1.21 Minh họa chức năng Strain map [58]...............................................................44
Hình 1.22 Minh họa trích xuất dữ liệu từ cơng cụ Strain map......................................45
Hình 1.23 Minh họa chức năng Fit map [58].....................................................................46
Hình 1.24 Minh hoạ trích xuất dữ liệu từ cơng cụ Fit map............................................46
Hình 1.25 Minh họa chức năng Show Pressure Points....................................................47
Hình 1.26 Minh họa điều chỉnh giá trị lực căng và áp suất tối thiểu/tối đa của vải
48
Hình 1.27 Đo áp suất quần áo trong điều kiện tĩnh [59].................................................49
Hình 1.28 Đo áp suất quần áo trong điều kiện động [59]...............................................49
Hình 1.29 Các giai đoạn của quá trình thiết kế trang phục lướt sóng [60]................50
Hình 2.1 Thơng số vải nhập vào phần mềm CLO3D......................................................54
Hình 2.2 Vải mộc sử dụng để may mẫu thật......................................................................55
Hình 2.3 Thu thập và thống kê dữ liệu số đo kích thước cơ thể trên Excel..............60
Hình 2.4 Minh hoạ các mốc đo trên cơ thể.........................................................................61


Hình 2.5 Hình minh hoạ các kích thước đo trên cơ thể...................................................64

Hình 2.6 Quy trình thiết kế và thử mẫu ảo trên phần mềm CLO3D...........................65
Hình 2.7 Phần mềm xử lý số liệu SPSS...............................................................................66
Hình 2.8 Q trình phân loại vóc dáng................................................................................66
Hình 2.9 Quy trình thiết kế mẫu cơ sở.................................................................................69
Hình 2.10 Quy trình thử mẫu trên phần mềm CLO3D...................................................70
Hình 2.11 Vị trí, tư thế chụp ảnh mẫu thật.........................................................................70
Hình 3.1 Biểu đồ phân tán trường hợp 5 nhóm.................................................................79
Hình 3.2 Kết quả phân loại vóc dáng hiển thị trên phần mềm CLO3D.....................81
Hình 3.3 Mẫu áo cơ sở theo công thức thiết kế của tác giả...........................................87
Hình 3.4 Mẫu quần âu nữ ống cơn theo cơng thức thiết kế của tác giả......................88
Hình 3.5 Mẫu chân váy cơ sở theo cơng thức thiết kế của tác giả...............................88
Hình 3.6 Mặt phẳng 2D mẫu cơ sở áo, quần, váy............................................................89
Hình 3.7 Thử mẫu nhóm cơ sở trên phần mềm CLO3D.................................................90
Hình 3.8 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở áo nhóm 2..............................................91
Hình 3.9 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 2.........................................92
Hình 3.10 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở chân váy nhóm 2...............................93
Hình 3.11 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở áo nhóm 1.........................................106
Hình 3.12 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 1....................................107
Hình 3.13 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở váy nhóm 1.......................................108
Hình 3.14 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 3....................................109
Hình 3.15 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 3....................................110
Hình 3.16 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở váy nhóm 3.......................................111
Hình 3.17 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở áo nhóm 4.........................................112
Hình 3.18 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 4....................................113
Hình 3.19 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở váy nhóm 4.......................................114
Hình 3.20 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở áo nhóm 5.........................................115
Hình 3.21 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở quần nhóm 5....................................116
Hình 3.22 Đánh giá độ vừa vặn của mẫu cơ sở váy nhóm 5.......................................117
Hình 3.23 Hình hiển thị 5 mẫu áo trên 5 vóc dáng tương ứng...................................117
Hình 3.24 Hình hiển thị 5 mẫu quần trên 5 vóc dáng tương ứng..............................118

Hình 3.25 Hình hiển thị 5 mẫu váy trên 5 vóc dáng tương ứng.................................119
Hình 3.26 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thơng số đo dáng 1......121
Hình 3.27 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thơng số đo dáng 2......122
Hình 3.28 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thơng số đo dáng 3......123
Hình 3.29 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thơng số đo dáng 4......123
Hình 3.30 Thử mẫu trên người mẫu có số đo tương ứng thông số đo dáng 5......124


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1 Phân loại cơ thể người theo mức độ béo gầy...................................................17
Bảng 1-2 Phân loại cơ thể người thông qua các chỉ số tương quan.............................19
Bảng 1-3 Phân loại hình dáng cơ thể nữ giới theo hệ thống FFIT (Female Figure
Identification Technique).........................................................................................................21
Bảng 1-4 Tên gọi tương đương trong phân loại hình dáng cơ thể [17]......................26
Bảng 1-5 Các định nghĩa về sự vừa vặn..............................................................................39
Bảng 2-1 Bảng kết quả khảo sát thương hiệu của các nhà may tại thành phố Vinh
53
Bảng 2-2 Công thức thiết kế áo cơ sở của tác giả.............................................................55
Bảng 2-3 Công thức thiết kế quần cơ sở của tác giả........................................................57
Bảng 2-4 Công thức thiết kế váy cơ sở của tác giả..........................................................59
Bảng 2-5 Các mốc đo trên cơ thể...........................................................................................60
Bảng 2-6 Các kích thước đo trên cơ thể...............................................................................62
Bảng 3-1 Kết quả xác định các đặc trưng thống kê của các kích thước nhân trắc
72
Bảng 3-2 Biều đồ đường cong chuẩn (Histograms with normal curve) và biểu đồ
xác suất chuẩn (Normal Q-Q Plots)......................................................................................73
Bảng 3-3 Kết quả xác định hệ số Cronbach’s Alpha.......................................................75
Bảng 3-4 Tổng lượng biến thiên được giải thích bởi các thành phần chính.............77
Bảng 3-5 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s..............................................................77
Bảng 3-6 Kết quả phân tích nhân tố chính..........................................................................77

Bảng 3-7 Kết quả phân tích ANOVA và kiểm định Scheffe-test................................80
Bảng 3-8 Bảng thơng số kích thước trung bình của từng phân nhóm........................82
Bảng 3-9 Kết quả chênh lệch kích thước cơ thể của từng nhóm so với nhóm cơ sở
82
Bảng 3-10 Kết quả cơng thức tính các kích thước dựng hình mẫu áo cơ sở............83
Bảng 3-11 Kết quả cơng thức tính các kích thước dựng hình mẫu quần cơ sở......85
Bảng 3-12 Kết quả cơng thức tính các kích thước dựng hình mẫu váy cơ sở........86
Bảng 3-13 Kết quả sai khác giữa các kích thước dựng hình áo của các nhóm dựa
trên nhóm cơ sở...........................................................................................................................94
Bảng 3-14 Kết quả sai khác giữa các kích thước dựng hình quần của các nhóm
dựa trên nhóm cơ sở...................................................................................................................95
Bảng 3-15 Kết quả sai khác giữa các kích thước dựng hình chân váy của các
nhóm dựa trên nhóm cơ sở.......................................................................................................96
Bảng 3-16 Bảng thơng số điều chỉnh kích thước thiết kế áo của các nhóm dựa
trên nhóm cơ sở...........................................................................................................................98
Bảng 3-17 Bảng thơng số điều chỉnh kích thước thiết kế quần của các nhóm dựa
trên nhóm cơ sở........................................................................................................................101
Bảng 3-18 Bảng thơng số điều chỉnh kích thước thiết kế váy của các nhóm dựa
trên nhóm cơ sở........................................................................................................................104


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2D: 2-Dimension (2 chiều)
3D: 3-Dimension (3 chiều)
BSAS: Body Shape Assessment Scale (Phân loại hình dáng theo tỷ lệ
vai/eo/mông)
CTTK: Công thức thiết kế
FFIT: Female Figure Identification Technique (Kỹ thuật phân loại hình dáng cơ
thể nữ giới)
IBM: Body Mass Index (Chỉ số cơ thể)

VHI: Volume Height Index (Chỉ số thể tích – chiều cao)
VHI: Volume Height Index (Chỉ số thể tích – chiều cao)
Xv: Lượng xi vai
TP: Thành phố


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về phân loại vóc dáng nữ giới
Nhân trắc học – là bộ mơn khoa học nghiên cứu kích thước con người xuất
phát từ tiếng Hy Lạp, “nhân” có nghĩa là người, “trắc” có nghĩa là đo lường. Như
vậy, nhân trắc học là khoa học về các phương pháp đo trên cơ thể người và sử
dụng tốn học để phân tích những kết quả đo được nhằm tìm hiểu quy luật về sự
phát triển hình thái con người đồng thời vận dụng các quy luật đó vào việc giải
quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ thuật, sản xuất và đời sống [1].
Cho đến ngày nay, nhân trắc học không chỉ là ngành khoa học mà còn ứng dụng,
phục vụ cho nhiều ngành khoa học khác nhau từ thời trang, kiến trúc, xây dựng,
thiết kế nội thất… cho đến y học [1]. Trong y tế, việc phân loại vóc dáng giúp điều
tra đánh giá sự phát triển về cơ thể học, thể lực trong tuyển quân, tuyển sinh, vận
động viên, thể dục thể thao... Trong các ngành kinh tế quốc dân, phân loại vóc
dáng giúp xây dựng các tiêu chuẩn về kích thước người để thiết kế máy móc, thiết
bị như ma nơ canh, nhà cửa, ô tô, quần áo, giày dép... phù hợp với cơng thái học.
Ngồi ra, về mặt lý luận, nhân trắc học còn cho phép chúng ta đề ra các quy
luật về sự phát triển cơ thể người, các nhóm chủng tộc và tìm hiểu nguồn gốc loài
người [2]. Trong quá nghiên cứu cơ thể người, các nhà khoa học đã cho thấy sự
phát triển của cơ thể khơng phải hồn tồn đều đặn về tỷ lệ các phần trên cơ thể
theo thời gian [2]. Các đặc điểm hình thái cơ thể thay đổi theo khơng gian, hoàn
cảnh địa lý, chủng tộc. Ngay cả cùng một chủng tộc, cùng một dịng họ, thậm chí
giữa từng người một, người ta còn nhận thấy sự khác biệt của các đặc điểm và tỷ lệ
các phần cơ thể này [2]. Theo quy luật sinh học nói chung, cứ khoảng 10-15 năm,
do những điều kiện sống thay đổi, tầm vóc, thể lực của cư dân cũng có những biến

đổi và thường tăng 1,5-2 cm [3].
Riêng trong lĩnh vực thiết kế trang phục, vóc dáng có tầm quan trọng rất lớn
đến việc phác thảo mẫu phù hợp, lựa chọn chất liệu, hoạ tiết trang trí, và ảnh
hưởng nhiều nhất là phương pháp thiết kế. Với những vóc dáng khác nhau thì cơng
thức thiết kế sẽ khác nhau [4]. Bằng việc phân tích vóc dáng cơ thể người giúp
những người thợ may, nhà sản xuất hàng may mặc có thể thiết kế và sản xuất được
những bộ trang phục phù hợp với giới tính, độ tuổi và dạng cơ thể.
Các cơng trình nghiên cứu trước đây [4, 5, 6, 7, 8, 9] đã chỉ ra rằng đặc điểm
hình dáng cơ thể người mặc có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thiết kế trang phục
và tạo dáng quần áo. Việc phân loại hình dáng cơ thể người giúp nhận biết và có
phương pháp điều chỉnh phù hợp khi thiết kế quần áo. Tương tự, trong các tài liệu
thiết kế quần áo [1, 10, 11, 12], hình dạng bên ngồi của cơ thể người liên quan rất
nhiều với phương pháp thiết kế và tạo dáng quần áo. Có rất nhiều cách phân loại
hình dáng cơ thể người. Trong đó, cách phổ biến để phân loại hình dáng cơ thể
người chủ yếu là theo kinh nghiệm chủ quan hoặc đánh giá bằng một vài chỉ số
tương quan đơn giản [10].
15


1.1.1 Phân loại vóc dáng dựa trên các đặc trưng cơ thể
™ Theo tỷ lệ kích thước dài của cơ thể:
Theo đặc trưng này, người ta chia hình dáng cơ thể người làm 3 dạng: dạng dài,
dạng ngắn và dạng trung bình [1, 11].
- Dạng dài: Được đặc trưng bởi các chi dài và chân ngắn [1, 11].
- Dạng ngắn: Các chi ngắn và thân dài [1, 11].
- Dạng trung bình: Là dạng trung bình giữa dạng dài và dạng ngắn [1, 11].
™ Theo tư thế của cơ thể:
Khi phân loại tư thế cơ thể, người ta căn cứ chủ yếu vào độ cong của cột sống
và tương quan giữa viền phía trước và phía sau của cơ thể. Người ta chia tư thế
đứng cơ thể thành 3 dáng: Bình thường, gù và ưỡn [1, 11].

- Dáng gù: Ngực phẳng, lưng dài, rộng và cong, xương bả vai thường nhô cao, cơ
bắp kém phát triển, vai và tay đưa về phía trước một chút, điểm đầu ngực (đầu
núm vú) bị dịch chuyển xuống dưới. So với người tư thế bình thường, người gù có
chiều dài phần lưng phía sau cơ thể lớn hơn nhưng chiều dài phía trước cơ thể lại
nhỏ hơn [1, 11].
- Dáng ưỡn: Ngực và vai rộng, nở nang, lưng phẳng hoặc hơi cong một chút về
phía sau, bả vai không nhô lên, eo lõm vào, mông phát triển. Điểm đầu ngực được
nâng lên phía trên. So với người có tư thế bình thường, chiều dài phía sau nhỏ hơn
nhưng chiều dài phía trước lại lớn hơn [1, 11].
- Dáng bình thường: Cơ thể khơng thuộc 2 dáng gù và ưỡn như hình 1.1.

Hình 1.1 Phân loại tư thế đứng của cơ thể [11]
a) Dáng người bình thường b) Dáng người gù c) Dáng người ưỡn

16


™ Theo mức độ béo gầy (chiều dày cơ thể):
Mức độ béo, gầy của cơ thể người thường được chia làm 3 dạng: béo, trung bình
và gầy. Để phân loại mức độ béo, gầy, có 2 cách theo bảng sau [11]:
Bảng 1-1 Phân loại cơ thể người theo mức độ béo gầy
Theo tương quan giữa
chiều cao đứng và cân
nặng

Theo tương quan giữa
chu vi vòng ngực lớn
nhất và vòng bụng

P = 0.9 (T – 100)

Trọng lượng cơ thể tính theo đơn vị là kg (P), chiếm 90%
hiệu số của chiều cao đứng tính theo đơn vị là cm (T) và
100. Cơng thức này áp dụng cho người bình thường, cịn
nếu trọng lượng ít hơn thì đó là người gầy và ngược lại
[11].
Chỉ số Lorentz = Vn - Vb
Chỉ số trung bình của người châu Âu là 14, người Việt
Nam là 9 – 11. Nếu hiệu của hai kích thước này bằng chỉ
số trung bình thì đó là cơ thể bình thường, nếu lớn hơn
chỉ số trung bình thì đó là cơ thể gầy và ngược lại, nếu
nhỏ hơn chỉ số trung bình thì đó là cơ thể béo [11].

™ Theo thể chất:
Theo thể chất, cơ thể được chia làm 4 nhóm:
- Người ngực lép: Lồng ngực phẳng, người hơi cịng, ít mỡ, cơ bắp ít phát triển,
bụng lép [1,10].
- Người cơ bắp: Hệ cơ phát triển, lồng ngực hình trụ, lưng thẳng, hơi cong, mỡ
vừa phải [1,10].
- Người bụng phệ: Lồng ngực trên nhỏ, bụng to, lớp mỡ dày phần bụng, lưng
thẳng hơi gù, cơ bắp nhão [1,10].
- Người trung bình: Là trung gian giữa 3 dạng người trên [1,10].
™ Theo hình dáng các phần trên cơ thể:
Vai [1, 11]:
Căn cứ vào độ dốc của đường vai cơ thể, người ta chia thành 3 dạng vai: Vai xi,
vai trung bình và vai ngang.
- Để nhận biết độ dốc của vai, người ta thường dùng giá trị độ lệch chiều cao của
điểm góc cổ vai và điểm mỏm cùng vai (lượng xi vai - Xv). Người vai trung
bình có Xv = 4,2 – 4,8 cm đối với nữ và Xv = 5,2 – 5,8 cm đối với nam.
- Nếu người có giá trị Xv lớn hơn giá trị trung bình thì đó là người vai xuôi, ngược
lại là người vai ngang.

Căn cứ độ vươn về phía trước của đường vai, người ta chia thành 3 dáng vai: Vai
bình thường, vai cánh cung và vai ngửa.
- Người vai cánh cung thường có hai đầu vai khum về phía trước nhiều hơn, phía
sau bả vai độ cong lớn, phía trước ngực phẳng, số đo rộng lưng lớn hơn và số đo
rộng ngực nhỏ hơn người bình thường.
17


- Người vai ngửa có hai đầu vai đưa về phía sau nhiều hơn, lưng gần như phẳng,
số đo rộng lưng nhỏ hơn và số đo rộng ngực lớn hơn bình thường.
Ngực [1,11]
Khi quan sát lồng ngực ở mặt chính diện: Có thể chia hình dáng của lồng ngực làm
3 loại: Lồng ngực trịn, trung bình và dẹt. Trong thực tế ba loại này thường tương
ứng với cơ thể béo, trung bình và gầy.
Khi quan sát ở mặt chiếu cạnh: Phần bầu ngực của cơ thể nữ giới được phân ra làm
3 dạng: Dạng bán cầu (cơ thể trung bình), dạng ovan (cơ thể béo) và dạng hình
chóp (cơ thể gầy).
Hơng [1,11]
Theo vị trí của điểm nhơ ra ngồi nhất của hơng khi nhìn chính diện, người ta chia
thành: Hơng cao, hơng trung bình và hơng thấp. Trong đó, cơ thể có vị trí điểm
nhơ ra ngồi nhất của hơng nằm ở vị trí ngang rốn và ngang háng – hơng trung
bình. Nếu vị trí điểm nhơ ra ngồi nhất của hơng ở vị trí ngang rốn – hơng cao và
vị trí ngang háng – hơng thấp.
Chân [1, 11]:
Căn cứ vào hướng đùi và cẳng chân, chia thành 3 nhóm:
- Chân thẳng
- Chân vòng kiềng (chân chữ O)
- Chân khoèo (chân chữ X)
Theo tư thế của bàn chân so với đùi và cẳng chân khi chuyển động, người ta chia
thành:

- Chân bình thường
- Chân chữ bát ngồi
- Chân chữ bát trong
1.1.2 Phân loại vóc dáng theo BMI
BMI (Body Mass Index): chỉ số khối lượng cơ thể là chỉ số dùng để đo mức độ gầy
hay béo của một người, lấy số đo chiều cao và cân nặng để tính theo cơng thức
như sau [13]:
BMI =
Trong đó:

େâ ୬ ୬ ặ ୬ ୩

େ୦୧ ề ୡୟ୭ େ୦୧ ề
ୡୟ୭ ୫


BMI < 16.5: người thiếu cân nặng
BMI < 18.5: người thiếu cân (dáng người 1,2).
18 ≤ BMI < 23: người bình thường (dáng người 3,4).
23 ≤ BMI < 30: người quá cân (dáng người 5).
BMI > 30: người béo phì (dáng người 6,7,8,9).

18


Hình 1.2 Các loại vóc dáng xếp theo thứ tự chỉ số BMI tăng dần (WHO) [67]

Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO (Hiệp hội đái đường các nước Châu Á)
dành cho người Châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18.5 đến 22.9.
Trong đó:

Bình thường: 18,5 – 22,9
Thừa cân: ≥ 23
Tiền béo phì: 23 – 24,9
Béo phì độ I: 25 – 29,9
Béo phì độ II: ≥ 30
1.1.3 Phân loại cơ thể người thông qua các chỉ số tương quan khác
Các chỉ số tương quan khác được các nước sử dụng để phân loại cơ thể người được
trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1-2 Phân loại cơ thể người thông qua các chỉ số tương quan
Chỉ số thân = େ୦୧ ề ୡୟ୭ x 100 (%)
- Chỉ số thân
Chỉ số thân [1]

୬ ồ୧
େ୦୧ ề

dưới

ୡୟ୭

đứ ୬

50,9

là người có thân ngắn, chân dài.

Đây là dạng người dài.
- Chỉ số thân từ 51 – 52,9 là người có thân và chân trung
bình, đây là dạng người trung bình.
- Chỉ số thân trên 53 là người có thân dài, chân ngắn.

Đây là dạng người ngắn
Chỉ số Skelie = େ୦୧ ề à ୧ x 100 (%)
ୡ୦୧ ướ ୧

Chỉ số Skelie [1]

େ୦୧ ề ୡୟ୭ ୬
ồ୧

Các nhà phân loại học sắp xếp loại dạng cơ thể người dựa
và chỉ số Skelie như sau:
- Chân ngắn: Dưới 84,9. Trong đó:
¾ Chân rất ngắn: Dưới 74,9.
19



×