ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KẾ TỐN
TIỂU LUẬN
Mơn học: Triết học Mác – Lênin
PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ
CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT HIỆN
TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI. ANH (CHỊ) HÃY VẬN DỤNG LÝ LUẬN
NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN
THÂN.
Giảng viên: Bùi Xuân Thanh
Mã lớp học phần: 22C1PH1I51002358
Sinh viên: Lê Thị Ngân Hà
Lớp: K48 – ICA001
MSSV:31221020099
MỤC LỤC
1. Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng trên thế giới:.......................................................2
1.1 Khái quát về quy luật:......................................................................................2
1.2 Nội dung quy luật:...........................................................................................2
1.2.1 Chất:.............................................................................................................2
1.2.2 Lượng:..........................................................................................................3
1.2.3 Mối liên hệ giữa lượng và chất:....................................................................4
1.2.4 Khái niệm độ, nút và bước nhảy:.................................................................5
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận:.............................................................................6
2. Vận dụng lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân:.............6
1. Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động,
phát triển của các sự vật, hiện tượng trên thế giới:
1.1 Khái quát về quy luật:
Để vạch ra được cách thức vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng
trên thế giới là vai trò của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại. Tức là lượng thay đổi chậm, từ từ, tích lũy đến
ngưỡng nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi của chất. Đây cũng là một trong ba quy
luật của phép biện chứng duy vật của triết học Mác Lenin.
1.2 Nội dung quy luật:
1.2.1 Chất:
Chất là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật,
hiện tượng và làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện
tượng khác. Lấy ví dụ khi nhắc về đường ăn là nhắc đến chất của đường
( Saccarose) với thuộc tính là hợp chất hóa học ở dạng tinh thể, thuộc nhóm
phân tử Carbonhydrate, có vị ngọt. Và một sự vật, hiện tượng mang trong mình
nhiều thuộc tính khác nhau nên ta có thể phân biệt thành thuộc tính cơ bản và
khơng cơ bản. Trong đó thuộc tính cơ bản giữ vai trò quan trọng giúp xác định
được đúng chức năng, nhiệm vụ của sự vật hiện tượng và quyết định được bản
chất của sự vật hiện tượng. Cịn thuộc tính khơng cơ bản là những thuộc tính
nhỏ lẻ khác, tạo nên sự khác biệt cho sự vật và không tạo nên sự thay đổi đối với
bản chất của sự vật.
Chất của sự vật hiện tượng còn được thể hiện qua phương thức liên kết của các
yếu tố cấu thành chứ không đơn thuần là từ yếu tố cấu thành xây nên. Điển hình
là kim cương và than chì, hai chất rắn này đều được cấu tạo từ Carbon tuy nhiên
lại được nhận dạng, phân biệt và sử dụng khác nhau. Kim cương là một dạng
hình thù của Carbon, tinh thể khối lập phương đối xứng, có độ cứng cao và khả
năng khúc xạ tốt nên được sử dụng cho ngành kim hoàn. Ngược lại, than chì,
dạng hình thù phổ biến của Carbon, tinh thể màu đen có cấu trúc lớp, mềm hơn
kim cương và dẫn điện tốt nên được sử dụng nhiều để làm ruột bút chì hay vật
liệu chế tạo điện cực. Từ đó có thể thấy, phải qua tương tác với xung quanh ta
mới nhìn thấy được thuộc tính cơ bản của kim cương và than chì, điều này
khẳng định thuộc tính của sự vật chỉ được biểu hiện qua mối quan hệ của nói với
sự vật khác. Trong mơi trường này, thuộc tính của sự vật có thể là cơ bản nhưng
trong mối quan hệ với sự vật hiện tượng khác, thuộc tính đó lại trở thành khơng
cơ bản. Vậy nên, cách phân biệt này chỉ mang tính tương đối.
1.2.2 Lượng:
Lượng là phạm trù để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về
mặt quy mơ, trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của
sự vật hiện tượng. Thường được biểu thị bằng các con số của thuộc tính, các yếu
tố cấu thành nên nó: dài hay ngắn, nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, trình độ cao hay
thấp,... Nhưng trong một số trường hợp, lượng khơng thể nào được tính thành
con số chính xác, cụ thể được từ đó sẽ đòi hỏi nhận thức của tư duy trừu tượng
nhiều hơn. Ví dụ như etanol là một ancol phổ biến, xuất hiện nhiều trong thức
uống có cồn nói riêng là rượu, khi nói đến lượng nguyên tố hóa học của chất này
ta biết nó được tạo từ 2 nguyên tử carbon, 6 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxi.
Mặt khác, xét về mặt tình cảm con người thì ta khơng thể sử dụng con số chính
xác để mơ tả được, do đó địi hỏi ta có khả năng trừu tượng hóa để giải thích.
Sự vật, hiện tượng nào càng phức tạp thì lượng của nó cũng phức tạp theo.Và
một trong những đặc điểm cơ bản của lượng là tính thường xuyên biến đổi bởi
sự vật luôn không ngừng vận động và tác động qua lại lẫn nhau. Càng đi sâu vào
nghiên cứu cơ thể người, các nhà khoa học lại nhìn thấy rằng, trong cơ thể của 1
người trưởng thành tồn tại khoảng 30 nghìn tỷ tế bào, và trong đó khoảng 100 tỷ
là tế bào thần kinh. Có thể thấy, cơ thể nguời là một khối hữu cơ phức tạp nên
lượng của nó cũng phức tạp hơn.
Tuy nhiên cách xác định lượng và chất này chỉ mang tính tương đối bởi lượng
chất tác động qua lại lẫn nhau và ở mỗi mối quan hệ khác nhau, lượng và chất
cũng sẽ thay đổi. Lượng trong mối quan hệ này có thể là chất trong mối quan hệ
kia và ngược lại.
1.2.3 Mối liên hệ giữa lượng và chất:
Vì mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất, trong chúng tồn tại cả chất và
lượng, nên giữa 2 mặt lượng và chất khơng có ranh giới q rõ ràng, chúng luôn
tác động biện chứng lẫn nhau. Sự vật, hiện tượng đang tồn tại thì lượng và chất
thống nhất với nhau tại 1 thời điểm, nhưng ở thời điểm khác, lượng và chất sẽ
tác động qua lại lẫn nhau và làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi. Quá trình này
ln xuất phát từ lượng, lượng phải thay đổi từ từ tới một giới hạn nhất định rồi
mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Đây là mối liên hệ tất yếu, khách quan trong
mọi lĩnh vực trong đời sống và cũng cũng là phương thức chung của sự vận
động, phát triển.
Quy luật này còn bao gồm sự tác động trở lại của chất đối với lượng, tức sau khi
sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thì chất mới sinh ra sẽ tác động
lại lượng. Chẳng hạn, một nhân viên làm việc tốt và hoàn thành vượt chỉ tiêu đề
ra sẽ được thưởng tiền hoa hồng và được cấp trên trọng dụng trong công việc
sắp tới. Hay vòng lặp của nước, nước biển dưới nắng mặt trời nhiều giờ sẽ bắt
đầu bốc hơi 1 lượng nhất định, khi bay lên cao khơng khí lạnh dần sẽ ngưng tụ
lại thành mây, và khi những đám mây này đạt đến ngưỡng nhất định sẽ tạo ra
mưa.
1.2.4 Khái niệm độ, nút và bước nhảy:
Độ là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà sự thay đổi về lượng chưa dẫn
đến sự thay đổi về chất. Tức là sự vật, hiện tượng vẫn là nó mà chưa thay đổi
thành cái khác. Giống như nước ở 30°C hay ở 60°C đều ở thể lỏng, tức là sự
thay đổi nhiệt độ này chưa làm thay đổi về chất của nước.
Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới điểm phá vỡ
độ cũ và làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng.Ví dụ như kim loại đồng ( Cu)
có nhiệt độ nóng chảy là 1085 °C, tức là tại nhiệt độ 1085°C kim loại đồng sẽ
bắt đầu hóa lỏng do những thay đổi về lượng lúc này đã vượt qua giới hạn nhất
định và làm thay đổi chất.
Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Đây là giai đoạn sau
điểm nút, khi sự vật đạt tới điểm nút sẽ xuất hiện bước nhảy để biến đổi chất do
sự thay đổi về lượng gây ra. Dựa trên quy mơ và nhịp độ, ta có thể phân biệt
tương đối các loại bước nhảy:
+ Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy mà lúc đó sự thay đổi về lượng làm chất
thay đổi hồn tồn, hình thành sự vật, hiện tượng mới
+ Bước nhảy cục bộ: làm thay đổi một phần, một mặt của sự vật hiện tượng
+ Bước nhảy tức thời: làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng
+ Bước nhảy dần dần: là q trình thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích
lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải khắc phục được tư tưởng
nóng vội, hấp tấp (tả khuynh) và tư tưởng bảo thủ, trì trệ (hữu khuynh). Muốn
chất của sự vật, hiện tượng cần phải có sự kiên trì, kiên nhẫn để sự vật, hiện
tượng đó tích lũy đủ lượng cho điểm nút và bước nhảy. Đồng thời, không thể
kìm hãm sự phát triển nếu như lượng đã được tích lũy khi chất mới khơng như ý
mình thích, cần phải biết chấp nhận cái mới vì vận động phát triển là quá trình
tất yếu.
Cần phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp
với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Trong quan hệ tự nhiên, sự vận động
phát triển mang tính khách quan, độc lập, khơng phụ thuộc vào ý chí con người.
Ngược lại trong mối quan hệ xã hội, sự vận động được thực hiện thông qua ý chí
của con người nên ở từng thời điểm, khi lượng đã tích đủ phải biết áp dụng bước
nhảy thích hợp tức là bước nhảy đáp ứng điều kiện khách quan tốt thì mới đem
lại kết quả tốt.
2. Vận dụng lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân:
Đời sống hằng ngày của chúng ta là chuỗi vận động khơng ngừng do đó, quy
luật về lượng và chất ln xuất hiện trong đời sống ta. Q trình này thể hiện rõ
ràng trong đời sống sinh hoạt của chúng ta.
Ví như q trình học tập tiếng Anh. Ở độ tuổi nhỏ, tơi khơng có khái niệm về
tiếng Anh nhưng sau một quá trình học tập ở nhiều trung tâm giảng dạy, trường
học và tiếp xúc với môi trường, tơi đã tích lũy được lượng kiến thức về tiếng
Anh nhất định. Khoảng thời gian này là độ, là thời điểm lượng đang được tích
lũy, qua những bài giảng, cuộc nói chuyện nhỏ, hay những bài tập ở trường,
tiếng Anh của tơi ngày trở nên tốt hơn.
Tơi có thể phân biệt các loại thì trong tiếng Anh, những động từ bất quy tắc,
những từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với nhau dần dần có thể vận dụng nó vào
những bài viết tiếng Anh của mình. Sau đó, tơi bắt đầu tham gia những cuộc thi
nhỏ vừa khác nhau như IELTS, các cuộc thi hùng biện của trường và quận…
Khi này tôi đang đến điểm nút và thực hiện bước nhảy của mình. Chuỗi hoạt
động này là quá trình lượng thay đổi trước, từ từ và dẫn đến sự thay đổi về chất.
Khi chất mới được hình thành, tức là tơi với một khả năng tiếng Anh tốt hơn, đã
có những tác động trở lại kiến thức của mình. Tôi trở nên nhạy bén hơn với
ngôn ngữ này, sử dụng tốt tiếng Anh cho mục đích cá nhân mỗi ngày, thậm chí
là sử dụng nó để hỗ trợ người khác, từ đó xây dựng những mối quan hệ, mảng
kiến thức vững hơn cho bản thân. Từ đó, tiếp tục tích lũy và thực hiện những
bước nhảy trong tương lai.
Có thể thấy, quy luật về lượng và chất và ngược lại luôn xuất hiện trong đời
sống ta dù lớn hay nhỏ, hình thành mối liên hệ mật thiết, khơng thể tách rời,
không ngừng tác động lẫn nhau để vận động và phát triển.