Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ứng dụng mobile money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MOBILE MONEY CỦA
SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Mã số : CS20-40

Chủ nhiệm đề tài

: Th.S Vũ Thị Hải Lý

Thành viên tham gia

: TS. Lê Xuân Cù
Th.S Tạ Thị Tuyết Mai

Xác nhận của trường Đại học Thương mại

Hà Nội, Tháng 3 năm 2021

Chủ nhiệm đề tài


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .................................................................. iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iv
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG .......v
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................3
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ........................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài…………………………………………………… 7
6. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................7
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MOBILE MONEY .....................8
1.1. Khái niệm tiền điện tử và Mobile Money ........................................................8
1.1.1. Tiền điện tử ......................................................................................................8
1.1.2. Mobile Money ..................................................................................................9
1.1.3. Đặc điểm của Mobile Money ........................................................................10
1.1.4. Lợi ích khi sử dụng Mobile Money ..............................................................10
1.2. Các bên tham gia khi triển khai Mobile Money ............................................12
1.2.1. Nhà điều hành mạng di động (Mobile Network Operator – MNO) .........12
1.2.2. Các tổ chức tài chính (Ngân hàng) ..............................................................12
1.2.3. Kênh phân phối (Đại lý) ...............................................................................13
1.2.4. Người bán hàng hóa/dịch vụ ........................................................................13
1.2.5. Các cơ quan quản lý ......................................................................................13
1.2.6. Khách hàng ....................................................................................................14
1.3. Cách vận hành một hệ thống Mobile Money .................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MOBILE MONEY TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM. ..................................19
2.1. Các mơ hình quản lý Mobile Money trên thế giới ........................................19
2.2. Thực trạng triển khai Mobile Money trên thế giới và tại một số quốc gia .19
2.2.1. Thực trạng triển khai Mobile Money trên thế giới ....................................23
2.2.2. Thực trạng triển khai Mobile Money tại một số quốc gia .........................24
2.3. Tiềm năng phát triển Mobile Money tại Việt Nam .......................................26

2.4. Một số thách thức khi triển khai Mobile Money tại Việt Nam ....................30
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MOBILE MONEY
CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........33
i


3.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................33
3.1.1. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ..............................................................33
3.1.2. Phát triển thang đo và thiết kế bảng hỏi .....................................................45
3.1.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................................47
3.2. Nghiên cứu ứng dụng Mobile Money của sinh viên các trường đại học trên
địa bàn Hà Nội .........................................................................................................48
3.2.1 Kết quả nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ..............................................48
3.2.2 Kiểm định thang đo ........................................................................................49
3.2.3 Kiểm định mơ hình cấu trúc .........................................................................52
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG
MOBILE MONEY CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI ...........................................................................................................55
4.1. Đề xuất giải pháp về vấn đề định danh khách hàng .....................................56
4.2. Đề xuất giải pháp về vấn đề phát triển mạng lưới đại lý ..............................59
4.3. Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro ......................59
4.4. Đề xuất giải pháp tăng cường truyền thông kiến thức về Mobile Money và cách
thức sử dụng Mobile Money .....................................................................................63
4.5. Đề xuất giải pháp tăng cường quảng bá, xúc tiến về Mobile Money ..........64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: So sánh hai mơ hình quản lý Mobile Money............................................ 20
Bảng 2.2: Sự khác biệt về mơ hình quản lý Mobile Money của Mexico và Kenya .......... 21
Bảng 3.1: Các cơng trình nghiên cứu dựa trên mơ hình TAM và sự mở rộng TAM ...... 344
Bảng 3.2: Thang đo các biến của mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................. 466
Bảng 3.3: Kết quả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ................................................... 499
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA .............................................................. 499
Bảng 3.5: Hệ số tải chuẩn hóa, cronbach’s alpha, phương sai trích, và độ tin cậy
tổng hợp ................................................................................................................. 5151
Bảng 3.6: Correlation matrix................................................................................. 5151
Bảng 3.7: Sự phù hợp (goodness-of-fit) mơ hình nghiên cứu ................................ 522
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định giả thuyết .................................................................. 533
Hình 1.1: Quy trình vận hành một tài khoản Mobile Money (bao gồm 4 bước:
(1) đăng ký, (2) nộp tiền, (3) chuyển tiền và (4) rút tiền) ....................................... 155
Hình 2.1: Tình hình phát triển các dịch vụ Mobile Money toàn cầu, giai đoạn
2001-2019................................................................................................................ 244
Hình 2.2: So sánh chỉ số Mobile Money của Việt Nam với Campuchia,
Singapore, Thái Lan .............................................................................................. 3131
Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu của nghiên cứu ..................................... 333
Hình 3.2: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) ................................................... 344
Hình 3.3 Mơ hình thuyết động cơ (MT) ................................................................. 377
Hình 3.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 455
Hình 3.5. Phân tích mơ hình cấu trúc ...................................................................... 544
Hình 4.1: Các giai đoạn phát triển của thị trường Mobile Money ............................ 56
Box 1.1: M-PESA – HỆ THỐNG MOBILE MONEY Ở KENYA .......................... 16
Box 4.1: DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ...... 577
Box 4.2: YÊU CẦU CƠ BẢN BẢO ĐẢM AN TỒN HỆ THỐNG THƠNG
TIN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN CẤP ĐỘ 3 ......................................... 6161

iii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

AML

Anti Money Laundering

Chống rửa tiền

CFT

Counter-Financing

Chống tài trợ khủng bố

Terrorist
GSMA

GSM Association

Hiệp hội Thông tin di
động toàn cầu

KYC


Know Your Customer

Định danh khách hàng

MNO

Mobile Network Operator

Nhà điều hành mạng di
động

M-PESA
WB

Hệ thống Mobile Money
ở Kenya
World Bank

Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng trung ương

NHTW

iv


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng Mobile Money của sinh viên các trường
đại học trên địa bàn Hà Nội
- Mã số: CS20-40
- Chủ nhiệm: Vũ Thị Hải Lý
- Cơ quan chủ trì: ĐH Thương mại
- Thời gian thực hiện: 8/2020 – 3/2021
2. Mục tiêu:
Giới thiệu về Mobile Money, các mơ hình quản lý Mobile Money và kết quả
của việc áp dụng phương thức này của các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, khảo
sát về sự quan tâm tới dịch vụ Mobile Money cũng như nhu cầu ứng dụng Mobile
Money ở đối tượng là sinh viên các trường đại học tại Hà Nội.
3. Tính mới và sáng tạo:
Dù đã được triển khai khá lâu trên thế giới nhưng Mobile Money vẫn chưa
chính thức được triển khai tại Việt Nam (tính đến tháng 3/2021). Đây vẫn là một
chủ đề rất mới tại Việt Nam.
4. Kết quả nghiên cứu:
Nhóm tác giả đã nghiên cứu được bản chất của Mobile Money, sự phát triển
Mobile Money với hai mơ hình chính được triển khai trên thế giới là Mơ hình nhà
điều hành mạng di động (MNO) và Mơ hình quản lý kiểu ngân hàng (Bank-led
model). Đồng thời, với phần nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả nhận thấy đối
tượng sinh viên các trường đại học tại Hà Nội có phản ứng khá tốt với Mobile
Money. Một số nhân tố có liên quan đến hành vi sử dụng Mobile Money của nhóm
đối tượng này là: sự đổi mới cá nhân, chương trình xúc tiến, dễ sử dụng và ảnh
hưởng xã hội.
5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ
sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):


v


Vũ Thị Hải Lý, Lê Xuân Cù (2020), "Mobile Money, thực trạng áp dụng tại một số
nước và tiềm năng phát triển tại Việt Nam", Hội thảo khoa học Quốc gia "Phát triển
thương mại điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên số", Đại học Thương Mại (11/2020).
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Báo cáo của đề tài được chọn lọc để phục vụ cho phần lý thuyết của học phần
“Thương mại điện tử căn bản” và học phần “Thương mại di động” của Bộ môn
Thương mại điện tử, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử.
Ngày 31 tháng 03 năm 2021
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ cuối tháng 12/2019, dịch Covid-19 đã xuất hiện và hiện lây lan trên phạm
vi toàn cầu (215 quốc gia, vùng lãnh thổ - số liệu cuối tháng 8/20201), trong đó có
Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, người dân sẽ hạn chế ra
đường nếu không thực sự cần thiết, và hạn chế các tiếp xúc để tránh lây nhiễm
virus. Trong giai đoạn này, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng
cao do nghi ngại lây bệnh do tiếp xúc.
Một khảo sát mới được ủy quyền bởi Visa - cơng ty cơng nghệ thanh tốn
điện tử hàng đầu thế giới - đã ghi nhận người tiêu dùng Việt Nam giảm sử dụng tiền
mặt do tăng cường thanh tốn kỹ thuật số qua các cơng nghệ thanh tốn mới như
thanh tốn thẻ khơng tiếp xúc, thanh toán trên các thiết bị di động và thương mại

điện tử. Theo kết quả khảo sát, 74% người tiêu dùng tại Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng
cường thanh tốn khơng tiền mặt trong thời gian tới. Cuối tháng 6/2020, số lượng
thẻ Visa ghi nhận có ít nhất một giao dịch khơng tiếp xúc trong vịng ba tháng vừa
qua tăng gần 300% so với cùng kỳ năm trước2.
Nhưng ở một khía cạnh khác, trong phân đoạn giao dịch có giá trị thấp, thì
tiền mặt vẫn được ưa chuộng: có tới 90% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, và
99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100.000 đồng. Theo thống
kê của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp
nhất trong khu vực chỉ đạt 4,9% dù thương mại điện tử Việt Nam có mức phát triển
thuộc top nhanh nhất trong khu vực, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 26,1%, Thái Lan là
59,7% và Malaysia là 89%3.
Một trong các lý do là các hình thức thanh tốn hiện chưa đáp ứng được đầy
đủ và cần có nền tảng thanh tốn rộng khắp và tiện ích. Muốn một dịch vụ nào đó
phổ biến đến 100% người dân, điều quan trọng nhất là nền tảng thanh tốn đó phải
đến được 100% người dân, mà như vậy khơng có phương tiện nào có thể thực hiện
việc này tốt hơn là thiết bị di động, là Mobile Money.
Mobile Money là dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động, hay còn gọi là
tiền di động. Dịch vụ này sẽ sử dụng tài khoản di động của người dùng để thanh
tốn mà khơng cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Đây không phải là khái niệm
mới trên thế giới. Từ năm 2000, khái niệm này đã xuất hiện tại nhiều quốc gia châu

1

/>2 />3 />
1


Âu và đến cuối năm 2019, đã có khoảng 95 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận
Mobile Money. Sau gần 20 năm, thế giới đã có hơn 1 tỷ tài khoản di động được
đăng ký, giao dịch tiền điện tử với khối lượng trung bình tương đương khoảng 1,9

tỷ USD mỗi ngày4. Phương thức thanh toán này chuyên được sử dụng cho các giao
dịch có giá trị nhỏ, khơng bị giới hạn về không gian và thời gian. Do đó đối với
những người dân ở nơng thơn, những người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi...
nơi các ngân hàng khó khăn trong việc đặt và duy trì phịng giao dịch thì người dân
sử dụng Mobile Money sẽ dễ dàng thanh tốn các khoản tiền điện, tiền nước, thậm
chí có thể dùng cách thức này để thanh tốn khi mua đồ ăn ngoài chợ, mua đồ dùng
sinh hoạt gia đình. Lúc này, họ chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các
đại lý, điểm giao dịch gần nhất để thanh tốn chứ khơng phải chi nhánh ngân hàng.
Về lâu dài, dịch vụ này khi được triển khai sẽ góp phần làm thay đổi dần thói quen
dùng tiền mặt của người dân Việt Nam.
Một cơ sở cho việc triển khai Mobile Money tại Việt Nam là có mật độ thuê
bao di động ở ngưỡng cao. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng ngân hàng
cịn thấp, và khơng phải người trưởng thành nào cũng có tài khoản ngân hàng nhưng
mật độ thuê bao di động thì đã đạt trên 100% từ nhiều năm nay. Do đó, Mobile
Money được kỳ vọng sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh tốn khơng dùng
tiền mặt ở nước ta, ngay ở phân đoạn giao dịch có giá trị nhỏ, dưới 100.000 đồng.
Tháng 1/2019, trong Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Thụy Sỹ,
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã ký kết 2 thỏa thuận hợp tác về cách mạng công
nghiệp 4.0 với WEF. Ngay sau khi ký thỏa thuận, Việt Nam sẽ cùng WEF hợp tác
thực hiện Dự án Mobile Money. Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019
của Bộ Thông tin và Truyền thông, sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn
Mạnh Hùng về việc sẽ thí điểm Mobile Money, cho phép khách hàng chuyển tiền,
mua sắm thông qua tài khoản viễn thơng, giúp thanh tốn điện tử đến được mọi
người dân để kích thích nền kinh tế tăng trưởng, Thủ tướng đã cho phép triển khai
thí điểm dùng tài khoản viễn thơng để thanh tốn các dịch vụ có giá trị nhỏ.
Ngày 9/3/2021, Thủ tướng chính phủ đã đưa ra Quyết định số 316/QĐ-TTg
Về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thơng thanh tốn cho các
hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong
quá trình triển khai Mobile Money ở nước ta. Hiện tại, các doanh nghiệp viễn thông
tại Việt Nam (Viettel, VNPT-Vinaphone, Mobifone) đã tiến hành các thủ tục nộp hồ

sơ xin cấp phép để có thể sớm cung cấp dịch vụ ra thị trường. Việc thí điểm dịch vụ
Mobile Money sẽ được triển khai trong vịng hai năm và kết quả thực hiện thí điểm
4 />
2


là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây dựng và ban hành
quy định pháp lý chính thức cho hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile Money tại
Việt Nam.
Nói chung, dịch vụ Mobile Money được đánh giá là rất có tiềm năng phát
triển và rất có ý nghĩa trong cơng cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. Tuy nhiên, phản
hồi của người dùng với dịch vụ này như thế nào vẫn còn là một câu hỏi lớn. Do
không thể tiến hành khảo sát với tất cả người dân trên tồn quốc nên nhóm tác giả
đã lựa chọn đối tượng là sinh viên các trường đại học, cụ thể là trên địa bàn Hà Nội
để tiến hành khảo sát. Lý do chọn đối tượng sinh viên bởi họ là những người trẻ
tuổi, nhanh nhẹn, đã có kỹ năng cơ bản về cơng nghệ thơng tin - có khả năng tiếp
thu cơng nghệ nhanh, đồng thời thích trải nghiệm những cơng nghệ mới mẻ. Nếu
khi nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy đối tượng này quan tâm và sẵn sàng sử
dụng Mobile Money thì khả năng phát triển Mobile Money sẽ rất tốt, bởi đối tượng
này cực kỳ đơng đảo và có thể hướng dẫn, ảnh hưởng, lan tỏa tới việc sử dụng của
các đối tượng khác. Ngược lại, nếu đối tượng này không sẵn sàng cho việc sử dụng
Mobile Money thì nguyên nhân là vì sao, và những lý do này có ảnh hưởng tới việc
sử dụng Mobile Money của các đối tượng khác hay khơng?
Do đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu ứng dụng Mobile
Money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội" để tìm hiểu về sự
quan tâm tới Mobile Money cũng như dự định ứng dụng dịch vụ này của đối tượng
là sinh viên các trường đại học (trên địa bàn Hà Nội).
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm:
Đưa ra một số cơ sở lý luận về Mobile Money, thực trạng triển khai Mobile

Money trên thế giới và tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
Nghiên cứu các nhân tố tác động tới dự định sử dụng Mobile Money ở đối
tượng là sinh viên các trường đại học tại Hà Nội.
Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng Mobile Money cho sinh viên
các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dịch vụ Mobile Money, các yếu tố của
một hệ thống Mobile Money và các nhân tố tác động tới việc sử dụng Mobile
Money của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: chủ yếu là sinh viên các trường đại học tại Hà Nội.

3


Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu các báo cáo, tài liệu, cơng trình nghiên
cứu từ năm 2009 đến nay (2021).
Nội dung nghiên cứu: ngoài việc nghiên cứu về sự phát triển Mobile Money
trên thế giới, đề tài sẽ tập trung vào việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử
dụng Mobile Money của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội.
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
4.1. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của
đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các cơng trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan
đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
[1] Nguyễn Thanh Liêm, Trần Hùng Sơn, Nguyễn Vĩnh Khương (2019),
Mobile Money với giao dịch thanh toán số và tài chính tồn diện tại Việt nam, Viện
nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế – Luật
Nghiên cứu cung cấp tổng quan về tỷ lệ sử dụng dịch vụ Mobile Money
(Mobile Money account), tài chính tồn diện và xu hướng giao dịch thanh toán số
tại Việt Nam và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến các xu hướng này. Nhìn chung,

tỷ lệ sử dụng dịch vụ Mobile Money và tỷ lệ sở hữu tài khoản tại trung gian tài
chính ở Việt Nam vẫn còn thấp, và nhiều chỉ tiêu về xu hướng giao dịch số vẫn còn
thấp so với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và so với trung bình thế giới.
Nghiên cứu cịn cho thấy việc sở hữu tài khoản tại trung gian tài chính bổ sung hỗ
trợ cho việc sử dụng dịch vụ Mobile Money. Đây là một xu hướng tích cực, ít nhất
là so với tình hình ở một số quốc gia châu Phi. Sở hữu tài khoản tại trung gian tài
chính và sử dụng dịch vụ Mobile Money nhìn chung có tác động tích cực đến xu
hướng tham gia các giao dịch phi tiền mặt.
[2] Hồng Cơng Gia Khánh - Trần Hùng Sơn - Huỳnh Thị Ngọc Lý (2019),
Mơ hình nào cho Mobile Money tại Việt nam, Viện nghiên cứu phát triển công nghệ
ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế – Luật
Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích các đặc điểm, mơ hình quản lý
Mobile Money và kết quả của việc áp dụng phương thức này của các quốc gia trên
thế giới. Kết quả phân tích cho thấy mơ hình nhà điều hành mạng di động (MNO)
thường có lợi cho việc phổ biến Mobile Money hơn so với mơ hình quản lý kiểu
ngân hàng. Ngồi ra, kết quả phân tích cũng cho thấy Việt Nam có hội tụ các yếu tố
tiềm năng để phát triển Mobile Money. Từ các kết quả phân tích này, nghiên cứu
cũng đưa ra các hàm ý cho Việt Nam trong việc phát triển dịch vụ Mobile Money.
6.2. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của
đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các cơng trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan
đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
4


[1] Kiconco, R. I., Rooks, G. and Snijders, C. (2020), "Learning Mobile
Money in social networks: Comparing a rural and urban region in Uganda",
Computers in Human Behavior, Vol. 103 No., pp. 214-225.
Đề tài so sánh về mức độ ứng dụng của dịch vụ tiền di động ở khu vực nông
thôn và thành thị tại Uganda. Đề tài có ý nghĩa tham khảo đối với nhóm tác giả ở
một số khía cạnh: (1) Xem xét các yếu tố về người sử dụng ở khu vực thành thị như

trình độ, kĩ năng, sự ảnh hưởng của xã hội đến phản ứng và hành vi dự định sử dụng
các dịch vụ tiền di động; (2) bối cảnh nghiên cứu của đề tài ở một quốc gia điển
hình như Uganda giúp nhóm tác giả có góc nhìn về khả năng ứng dụng của các dịch
vụ tiền di động tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam
[2] Glavee-Geo, R., Shaikh Aijaz, A., Karjaluoto, H. and Hinson Robert, E.
(2019), "Drivers and outcomes of consumer engagement: Insights from Mobile
Money usage in Ghana", International Journal of Bank Marketing, Vol. 38 No. 1,
pp. 1-20.
Đề tài nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến sự tham gia của khách hàng và
kết quả khi trải nghiệm các dịch vụ tiền di động ở Ghana và thảo luận một số ứng
dụng đối với xã hội, nhà cung cấp dịch vụ tài chính, phân phối và nhà quản trị. Qua
đó, đã thiết lập một mơ hình hiệu quả về dự định tham gia và tái sử dụng các dịch
vụ tiền di động tại các quốc gia đang phát triển về lĩnh vực tài chính di động như
Ghana. Đề tài này có ý nghĩa tham khảo đối với nhóm tác giả liên quan đến: (1) một
cơ chế liên quan đến các đặc điểm của người sử dụng (như sự nhận thức, cảm xúc,
dự định, và hành vi), (2) nghiên cứu này có thể giúp nhóm tác giả so sánh được mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mơ hình thực nghiệm giữa Ghana và Việt Nam;
(3) phương pháp nghiên cứu để thu thập và sử lí số liệu.
[3] Tavneet Suri (2017), Mobile Money, The Annual Review of Economics,
Annu. Rev. Econ. 2017. 9:497–520
Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hoạt động và tác động
của Mobile Money ở các nước đang phát triển. Trong thập kỷ qua, tiền điện thoại di
động đã trở thành một công cụ phổ biến ở một số nền kinh tế đang phát triển, cho
phép các cá nhân giao dịch tiền kỹ thuật số mà khơng cần tài khoản ngân hàng
chính thức. Các tác động của Mobile Money là rõ ràng: Ví dụ, nghèo đói giảm hai
điểm phần trăm ở Kenya. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn còn chậm trễ ở nhiều nền
kinh tế và, ngay cả khi có sự áp dụng phổ biến, việc liên tục đổi mới sản phẩm vẫn
còn chậm. Bài viết kết luận bằng cách thảo luận về tương lai của Mobile Money ở
các nền kinh tế đang phát triển - nơi nên nghiên cứu về Mobile Money nhất.


5


[4] Francis Kuma, Dr. Isaiah Onsarigo Miencha (2017), The Impact of Mobile
Money Services on the Financial Transactions of Tertiary Students, International
Journal of Innovative Research & Development, Vol 6 Issue 7, pp. 270-276
Nghiên cứu đã xem xét tác động của dịch vụ Mobile Money đối với các giao
dịch tài chính của sinh viên đại học. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu
định lượng, mô tả và tương quan. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi tự quản lý để thu
thập dữ liệu từ những người được hỏi. Mơ hình hồi quy bình thường tối thiểu (OLS)
được sử dụng để ước tính mức độ ảnh hưởng của dịch vụ Mobile Money đối với các
giao dịch tài chính (tiết kiệm, thu nhập khả dụng và chi phí) của sinh viên tại Đại học
Kỹ thuật Koforidua. Bằng chứng thực nghiệm thu được cho thấy các dịch vụ Mobile
Money có tác động tích cực và đáng kể đến tiết kiệm của sinh viên. Ngoài ra, mức độ
ảnh hưởng của dịch vụ này đối với thu nhập khả dụng của sinh viên là tích cực và
khơng đáng kể. Ngồi ra, nghiên cứu tiết lộ rằng các dịch vụ tiền điện thoại di động có
tác động tiêu cực và không đáng kể đến mức chi phí của sinh viên.
[5] Gutierrez, E. and Choi, T. (2014), "Mobile Money Services Development
The Cases of the Republic of Korea and Uganda", Policy Research working paper,
No. WPS 6786, pp. 1-21.
Mục tiêu nghiên cứu là gia tăng sự hiểu biết về cách thức các dịch vụ tiền di
động phát triển ở các quốc gia khác nhau về trình độ cơng nghệ. Hàn Quốc và
Uganda trở thành ví dụ điển hình cho sự phát triển của các dịch vụ tiền di động.
Nghiên cứu này có đóng góp ở mức độ vĩ mơ khi xem xét các yếu tố bên ngồi (như
mơi trường pháp lý, hạ tầng công nghệ truyền thông, sự phát triển của nền kinh tế
và lĩnh vực tài chính) đến các dịch vụ tiền di động. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số
loại hình tiền di động phổ biến (mobile banking P2P transfers, public transport,
retail payment) thông qua các phương thức khác nhau (như SMS, WAP, ứng dụng
thông minh, thiết bị ảo tự động, USIM, IC chip). Nghiên cứu sẽ hỗ trợ nhóm nghiên
cứu trong xây dựng nền tảng lý thuyết về tiền di động cũng như gợi ý một số ứng

dụng thực tiễn cho các đối tượng tham gia vào hệ thống tiền di động.
Có thể nói rằng, do đã được triển khai trên thế giới từ 20 năm nay nên các
cơng trình nghiên cứu về Mobile Money đã khá nhiều, bao gồm cả các nghiên cứu
định tính, định lượng, có cả nghiên cứu với đối tượng là sinh viên. Tuy nhiên, tại
Việt Nam thì Mobile Money lại chưa chính thức được triển khai, nên số lượng cơng
trình nghiên cứu khơng nhiều, càng chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về các
nhân tố tác động tới dự định sử dụng Mobile Money của sinh viên các trường đại
học tại Hà Nội. Cùng một vấn đề nhưng đối tượng nghiên cứu khác nhau thì kết quả
chưa chắc giống nhau, do đó nhóm tác giả lựa chọn đề tài "Nghiên cứu ứng dụng
6


Mobile Money của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội" là có ý
nghĩa và khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu trước đó.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Loại dữ liệu: định tính và định lượng.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
* Đối với dữ liệu định tính:
- Tìm kiếm trên trang tìm kiếm Google với một số từ khóa: “mobile money”,
"mobile banking", “tiền điện tử", "tiền di động”, "mobile money tại Việt Nam"…
- Truy cập vào một số kho dữ liệu trực tuyến lớn như: Researchgate,
GSMA… và tìm kiếm các từ khóa như trên.
- Truy cập vào Kho dữ liệu số của Trung tâm thông tin thư viện, Trường Đại
học Thương mại để tìm dữ liệu với các từ khóa như trên.
* Đối với dữ liệu định lượng:
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện với đối
tượng khảo sát là các cá nhân, đang là sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mẫu
phiếu khảo sát được thiết kế thông qua Google Docs và được gửi thông qua mạng
Internet (chủ yếu các trang mạng xã hội).
Phương pháp xử lý dữ liệu:

- Sử dụng phương pháp cân đối, quy nạp, so sánh, diễn giải… để phân tích
định tính.
- Sử dụng phần mềm SPSS 21.0 và AMOS 21.0 để xử lý dữ liệu định lượng.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, đề tài nghiên cứu bao gồm 4 chương chính:
Chương 1. Một số cơ sở lý luận về Mobile Money
Chương 2. Thực trạng triển khai Mobile Money trên thế giới và tiềm năng
phát triển tại Việt Nam.
Chương 3. Khả năng ứng dụng Mobile Money của sinh viên các trường đại
học trên địa bàn Hà Nội
Chương 4. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng Mobile Money cho
sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

7


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MOBILE MONEY
1.1. Khái niệm tiền điện tử và Mobile Money
1.1.1. Tiền điện tử
Các khái niệm về tiền điện tử (electronic money/e-money) hiện nay trên thế
giới thường được hiểu ở phạm vi khá rộng. Thí dụ, Ngân hàng Trung ương Châu
Âu (ECB) mô tả tiền điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử
được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác
không phải là tổ chức phát hành. Cịn Ngân hàng Thanh tốn quốc tế (BIS) định
nghĩa tiền điện tử là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thơng
tin về khoản tiền hoặc giá trị khả dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết
bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng.
Tiền điện tử có bốn đặc điểm chính:
Trước hết, tiền điện tử phải là tiền pháp định (legal tender). Theo đó, tiền điện
tử có đầy đủ 3 chức năng của tiền là dự trữ (store value), trao đổi (medium of

exchange) và hạch toán (unit of account). Đồng thời, tiền điện tử cũng luôn được thể
hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia (thí dụ VND, USD, SGD...).
Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng được Ngân hàng Trung ương (NHTW) bảo đảm.
Thứ hai, tiền điện tử có thể do ngân hàng phát hành hoặc cũng có thể do tổ
chức phi ngân hàng phát hành. Do đó, để đảm bảo an tồn cho người sử dụng, các
quốc gia ln có quy định rất chặt chẽ đối với các tổ chức phát hành tiền điện tử.
Đối với các ngân hàng, NHTW có hệ thống các quy định chặt chẽ về an toàn hoạt
động, quản trị rủi ro, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi… Đối với các tổ chức
phi ngân hàng, NHTW có các quy định về cấp phép, về giám sát… và thông thường
phải thực hiện ký quỹ tại hệ thống ngân hàng (tương ứng với số tiền phát hành với
một tỷ lệ nhất định).
Thứ ba, tiền điện tử có cơ chế đảm bảo tiền tệ (monetary regimes) của
NHTW. Theo đó, tiền điện tử do các ngân hàng phát hành sẽ được đảm bảo bằng tỷ
lệ dữ trữ bắt buộc tại NHTW, còn tiền điện tử do các tổ chức phi ngân hàng phát
hành sẽ được đảm bảo bằng cơ chế ký quỹ tại hệ thống ngân hàng (với một tỷ lệ ký
quỹ nhất định). Thông thường, tỷ lệ ký quỹ này sẽ cao hơn nhiều so với tỷ lệ dự trữ
bắt buộc do các quy định an toàn áp dụng đối với các tổ chức này thấp hơn nhiều so
với ngân hàng. Tỷ lệ ký quỹ tại một số quốc gia theo cách tiếp cận thận trọng ở mức
100%. Đây cũng là điểm khác biệt mấu chốt giữa tiền ngân hàng (bank notes) với
tiền điện tử (e-money).

8


Thứ tư, tiền điện tử chỉ được lưu trữ trong các sản phẩm điện tử gồm 2 loại:
(i) phần cứng (hard-ware based products) như thẻ chíp, điện thoại thơng minh gắn
chíp và (ii) dữ liệu dựa trên phần mềm (soft-ware based) như ví điện tử Paypal.
1.1.2. Mobile Money
Theo Hiệp hội Thơng tin di động tồn cầu (GSMA), Mobile Money có thể
được hiểu ngắn gọn là hình thức tiếp cận dịch vụ tài chính qua điện thoại di động.

Định nghĩa này rộng và bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ này, nhất là từ góc độ
người tiêu dùng. Theo đó, với bản chất là tiền pháp định, tiền di động có thể hiểu là
một dạng thức tiền điện tử do tổ chức (thường là nhà mạng) cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê
bao di động. Dạng thức này chính là ví điện tử trên thuê bao di động, nhưng không
cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Với đặc trưng này, Mobile Money trở thành
giải pháp cho thanh tốn điện tử ở nơng thơn, khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi
chi nhánh ngân hàng và Internet chưa phát triển mạnh. Người dùng Mobile Money
có thể nhận tiền, lưu trữ, thanh toán và chuyển tiền trên điện thoại ở bất kỳ nơi nào
có phủ sóng di động. Phương thức thanh toán này đã giúp thay đổi cuộc sống của
hàng tỷ người trên toàn cầu.
Dự thảo Nghị định quy định về thanh tốn khơng dùng tiền mặt sửa đổi
(2019) của Chính phủ Việt Nam cũng đã thống nhất đưa ra định nghĩa rõ ràng về
tiền điện tử và tiền di động như sau:
Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả
trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được
đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di
động”.
Và "Tiền di động là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng
thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động".
Vậy là Chính phủ đã thống nhất đưa 3 loại hình tiền điện tử vào văn bản
pháp lý là: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động. Điều này không những giúp giới
hạn rõ ràng phạm vi của tiền điện tử mà cịn giúp cơng tác quản lý được thống nhất
về một đầu mối là Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra quy định đối
với tổ chức phát hành tiền điện tử phi ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ tương
ứng 1:1 với tiền pháp định. Với tỷ lệ này, các tổ chức phi ngân hàng sẽ khơng có số
nhân tiền, từ đó khơng ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ quốc gia và quan trọng hơn


9


là bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi tổ chức phát hành tiền điện tử vi phạm quy
định hoặc chiếm dụng tiền của khách hàng.
1.1.3. Đặc điểm của Mobile Money
Mobile Money có hai đặc điểm chính là tính phổ cập và thanh tốn giá trị nhỏ:
Tính phổ cập: Điểm đáng chú ý nhất của Mobile Money là có thể không cần liên
kết với tài khoản ngân hàng, mà được phát triển dựa trên tài khoản di động. Ở các quốc
gia phát triển, tỷ lệ người dân sở hữu tài khoản ngân hàng là rất cao, nhưng ở các nước
đang phát triển lại ngược lại. Số người dân chưa có cơ hội/ chưa sẵn sàng tiếp cận với
các dịch vụ ngân hàng cịn rất nhiều. Trong khi đó, việc phủ sóng di động đã cực kỳ phổ
biến ngay cả ở các quốc gia đang phát triển. Việc người dân sở hữu một chiếc điện thoại
(có thể là điện thoại phổ thơng hoặc smartphone) là vơ cùng dễ thấy. Ví dụ, hiện nay số
người có điện thoại di động ở Việt Nam là gần 125 triệu thuê bao, trong khi tỷ lệ người
trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng chỉ là 64%. Do đó, Mobile Money có tính phổ
cập hơn các phương thức thanh toán khác do ngân hàng cung cấp, hoặc các hình thức
thanh tốn dựa trên cơ sở tài khoản ngân hàng. Nó có thể tiếp cận cả người dân ở khu
vực thành thị và nông thôn, cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi, cả người có và người
khơng có điện thoại thơng minh.
Thanh tốn giá trị nhỏ:
Mobile Money hướng đến phân đoạn giao dịch có giá trị nhỏ (giá trị cụ thể
sẽ được quy định theo từng quốc gia), các phân đoạn giao dịch lớn hơn sẽ thuộc về
thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử. Đặc điểm này giúp Mobile Money: (1) không cạnh
tranh mà bổ trợ cho các phương thức thanh toán điện tử khác; (2) có mức phí giao
dịch hợp lý, thúc đẩy thanh toán điện tử ở các giao dịch giá trị nhỏ - phân khúc mà
trước kia thuộc hoàn toàn về tiền mặt; (3) có thể kiểm sốt/quản lý được dù khơng
do ngân hàng phát hành.
Với hai đặc điểm này, Mobile Money sẽ góp phần cùng hệ thống ngân hàng
và các hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt khác cung ứng đầy đủ các phương

tiện thanh toán cho người dân lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. Đây được xem
là một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy tài chính tồn diện, cho phép mọi
người dân đều được tiếp xúc với các cơng cụ thanh tốn chính thống khơng dùng
tiền mặt và đẩy nhanh việc chuyển đổi số quốc gia.
1.1.4. Lợi ích khi sử dụng Mobile Money
Mobile Money là một dạng thức của thanh toán điện tử nên vẫn đảm bảo các
lợi ích của một phương thức thanh tốn điện tử như sau:
Mobile Money giúp cho hoạt động thanh tốn nhanh chóng và thuận tiện
hơn. Thay vì phải mang tiền mặt đi chợ, đi mua sắm thì bây giờ người dân chỉ cần
10


mang một chiếc điện thoại di động là đã có thể thanh tốn dễ dàng và ngay lập tức,
khơng phải lo lắng về vấn đề tiền lẻ, tiền thừa, tiền rách, tiền giả… Điều này đặc
biệt có ý nghĩa ở các quốc gia mà tiền mặt đang mất giá, như Somalia hay
Zinbabwe. Thay vì phải vác cả bao tải tiền giấy đi trao đổi, mọi người chỉ cần giao
dịch qua điện thoại. Việc lưu trữ tiền an toàn hơn so với tiền mặt, q trình chuyển
tiền cũng an tồn và nhanh chóng dù bị cách biệt về khơng gian.
Tồn bộ tiền trong Mobile Money được bảo vệ bởi ứng dụng mã hóa. Người
dùng phải đăng nhập bằng mật khẩu để mở điện thoại, nhập mã PIN nếu muốn thực
hiện giao dịch. Trong trường hợp bị mất điện thoại, người dùng chỉ cần gọi đến
công ty cung cấp dịch vụ, thông báo tạm khố tài khoản, sau đó thay điện thoại, sim
mới và tiếp tục sử dụng bình thường.
Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) Sri Mulyani Indrawati nhận
định, Mobile Money sẽ là bước đệm quan trọng để thoát nghèo và hướng đến sự
bình bẳng, chống tham nhũng. Lịch sử giao dịch được ghi lại trong điện thoại sẽ là
bằng chứng chống lại những giao dịch không minh bạch về tiền.
Ở một khía cạnh khác, Mobile Money hoạt động như một tài khoản ngân
hàng, cho phép người dùng theo dõi chi tiết thu chi, khuyến khích tiết kiệm, lên kế
hoạch chi tiêu cho tương lai. Khi người dân tham gia rộng rãi vào hệ thống tài

chính, nền kinh tế quốc gia có thể được cải thiện bằng nhiều cách, giúp giảm tác
động từ các cú sốc tài chính.
Ngồi những lợi ích của một phương thức thanh tốn điện tử thơng thường
thì Mobile Money có hai lợi ích lớn mang tầm vĩ mô, đặc biệt tại các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam:
Thứ nhất, Mobile Money sẽ là giải pháp góp phần phát triển hoạt động thanh
tốn khơng dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài
chính, đặc biệt tại khu vực nơng thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, mở
rộng thêm kênh thanh tốn khơng dùng tiền mặt trên thiết bị di động; mang lại tiện
ích cho người sử dụng; tiết giảm chi phí để thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền
mặt và tài chính tồn diện của một quốc gia.
Bên cạnh đó, khi số lượng người dân sử dụng Mobile Money tăng lên, đây sẽ
là cơ sở cho việc giáo dục, phổ cập kiến thức tài chính tồn diện cho toàn dân, giúp
người dùng sẽ dần quen với việc sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức khác tại
các ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán.

11


1.2. Các bên tham gia khi triển khai Mobile Money
Các bên chính tham gia trong mơi trường Mobile Money bao gồm: Nhà điều
hành mạng di động, Ngân hàng, Đại lý, Người bán, Các cơ quan quản lý và Người
tiêu dùng (Khách hàng).
1.2.1. Nhà điều hành mạng di động (Mobile Network Operator – MNO)
Các MNO mang đến hệ thống Mobile Money rất nhiều thứ. Đầu tiên, họ
mang đến cơ sở hạ tầng, bao gồm các giao tiếp không dây, ứng dụng và máy chủ
thương mại di động, và ứng dụng thiết bị di động. Thứ hai, các MNO đưa vào
Mobile Money hệ thống kênh phân phối lớn hiện có của họ. Hệ thống này hiện
được các MNO sử dụng để mở rộng số lượng các thuê bao và bán thẻ điện thoại.
Các kênh này thường vươn xa hơn so với chi nhánh của các tổ chức tài chính. Bất

cứ nơi nào có sóng di động thì sẽ có một đại lý của một nhà phân phối bán thẻ trả
trước/thẻ điện thoại.
Khả năng tiếp cận khách hàng trên tất cả các phân khúc thu nhập là điều giúp
các MNO đóng vai trị quan trọng trong hệ sinh thái Mobile Money. Thông thường
các khách hàng của Mobile Money đều thuộc về nhà điều hành mạng di động. Họ
cung cấp các dịch vụ khách hàng và đào tạo cho các đại lý.
1.2.2. Các tổ chức tài chính (Ngân hàng)
Các hệ thống và cơ chế thanh toán để lưu trữ giá trị là chức năng chính của
các tổ chức tài chính. Do đó, các tổ chức tài chính tham gia vào hệ sinh thái Mobile
Money với rất nhiều kinh nghiệm và sự tin tưởng của khách hàng trong việc giao
dịch với tiền. Họ cung cấp các giấy phép/ chứng nhận của ngân hàng và lưu trữ tiền
gửi của khách hàng Mobile Money trong tài khoản ủy thác. Các chi nhánh của ngân
hàng đóng vai trị là điểm kết nối giữa người bán và các đại lý. Trong hầu hết các
trường hợp, các ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa MNO và các đại lý trong
việc mua bán tiền điện tử. Với người bán, các ngân hàng cung cấp một liên kết đến
các tài khoản thương gia hiện có để tạo điều kiện cho dịng tiền từ tài khoản Mobile
Money của họ vào tài khoản chính. Họ cũng tích hợp dịch vụ ngân hàng trực tuyến
cho hệ thống thương mại di động của MNO để tạo điều kiện cho hoạt động của họ.
Ngân hàng thường là tổ chức duy nhất được ủy quyền xử lý các giao dịch tài chính
xuyên biên giới (chuyển tiền nước ngồi) và thanh tốn. Họ cũng đưa ra các tư vấn
pháp lý tài chính cho các MNO.
Mobile Money có khả năng làm giảm đáng kể chi phí cung cấp dịch vụ tài
chính cho người tiêu dùng để tăng lượng khách hàng. Nó làm cho phạm vi hoạt
động của các ngân hàng lan rộng. Mobile Money còn cung cấp một phương thức

12


huy động tiền gửi rẻ hơn so với các phương thức truyền thống mà các ngân hàng
đang áp dụng.

1.2.3. Kênh phân phối (Đại lý)
Các kênh phân phối thông qua các đại lý hoạt động như kênh liên hệ chính
với khách hàng trong hệ thống Mobile Money. Đây là các tổ chức phi ngân hàng, ví
dụ như nhà bán lẻ (các trung tâm bán lẻ thuộc MNO hoặc một nhà bán lẻ trong thị
trấn). Họ sẽ xử lý các đăng ký của khách hàng và các dịch vụ nộp tiền/rút tiền thay
mặt cho MNO. Họ đóng góp thơng qua kiến thức và sự hiểu biết của họ về khách
hàng và nhu cầu của khách hàng để phát triển hơn nữa dịch vụ Mobile Money. Theo
truyền thống, MNO dự kiến sẽ sử dụng hệ thống phân phối của mình là các đại lý
Mobile Money. Tuy nhiên, trên thực tế, các đại lý có thể là các nhà bán lẻ nói
chung, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Các đại lý dần trở thành các chi nhánh của
MNO. Yếu tố quan trọng để trở thành một đại lý nằm ở tính thanh khoản của nhà
bán lẻ. Họ thường có tính thanh khoản cao từ các hoạt động kinh doanh khác để đáp
ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
Các đại lý kiếm được hoa hồng trên các dịch vụ Mobile Money. Mặc dù đây
thường là số tiền rất nhỏ trên mỗi giao dịch, nhưng dự kiến số lượng giao dịch sẽ bù
đắp lại. Các đại lý là nhà bán lẻ cũng có được một lợi ích khác là giảm rủi ro khi
mang một lượng tiền mặt lớn đến ngân hàng.
1.2.4. Người bán hàng hóa/dịch vụ
Người bán là các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng trực tuyến, sòng bạc, các nhà
cung cấp dịch vụ và hàng hóa nói chung chấp nhận Mobile Money như là phương
tiện để nhận thanh toán từ khách hàng. Ví dụ: Cả M-PESA ở Kenya và ZAP ở
Ghana đều được sử dụng để thanh toán dịch vụ truyền hình trả tiền ở Châu Phi.
Khách hàng mua tiền điện tử từ một đại lý và sử dụng nó để thanh toán cho người
bán bằng cách chuyển tiền điện tử vào tài khoản của họ. Thay vì dành hàng giờ xếp
hàng để trả tiền cho các nhà cung cấp, Mobile Money mang đến cho khách hàng
khả năng thanh toán bằng tiền điện tử trên điện thoại di động của họ. Điều này
mang đến sự tiện lợi, tốc độ và bảo mật cho cả người bán và khách hàng của họ, từ
đó giúp người bán gia tăng số lượng khách hàng.
1.2.5. Các cơ quan quản lý
Vai trò của các cơ quan quản lý trong hệ sinh thái Mobile Money là rất quan

trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nó. Họ mang lại kinh nghiệm và sự hiểu biết rộng lớn
về các ngành công nghiệp khác nhau liên quan đến hệ sinh thái này. Họ mang lại sự cân
bằng giữa đổi mới, tạo ra giá trị, hiệu quả, bao gồm tài chính và thận trọng thơng qua
việc áp dụng các quy định. Họ thi hành tuân thủ các quy định khác nhau. Hơn nữa, họ
13


đóng vai trị trọng tài giữa các bên có sự cạnh tranh. Các hoạt động của họ bao phủ tất cả
các thành viên khác trong hệ sinh thái Mobile Money.
1.2.6. Khách hàng
Khách hàng với nhu cầu đa dạng của mình chính là cơ hội cho hệ sinh thái
Mobile Money. Khách hàng là người nhận cuối cùng trong một dịch vụ Mobile
Money. Thành công hay thất bại của hệ sinh thái phụ thuộc vào hành vi của người
tiêu dùng đối với Mobile Money. Do đó, điều bắt buộc là nhu cầu của người tiêu
dùng được đáp ứng bởi các dịch vụ Mobile Money và họ có trải nghiệm tốt với dịch
vụ. Mobile Money làm giảm rủi ro mang theo tiền mặt và tăng khả năng truy cập và
khả năng chi trả, chuyển tiền và các dịch vụ tài chính khác.
1.3. Cách vận hành một hệ thống Mobile Money
Hệ thống Mobile Money là một tài khoản thanh toán trên điện thoại di động
của người dùng. Nó hoạt động thơng qua một menu trên thẻ SIM của họ và cho
phép họ tham gia vào nhiều giao dịch tài chính. Trong giai đoạn đầu của Mobile
Money, mục đích chính là cho phép người dùng thực hiện thanh tốn cá nhân
(person-to-person P2P) mà khơng cần tài khoản ngân hàng hoặc chuyển khoản ngân
hàng. Ở giai đoạn tiếp theo, người dùng có thể sử dụng nó để thanh tốn hóa đơn,
tiết kiệm tiền, để thực hiện thanh toán cá nhân cho doanh nghiệp (person-tobusiness P2B), để nhận thanh toán từ các doanh nghiệp (chẳng hạn như nhận lương)
và nhận thanh tốn từ chính phủ (G2P).
Mobile Money hoạt động rất đơn giản. Đầu tiên, người dùng sẽ đăng ký với
đại lý Mobile Money, tương đương với việc Định danh khách hàng (Know Your
Customer - KYC) tại ngân hàng. Họ đăng ký dịch vụ với ID do chính phủ cấp (ở
một số quốc gia, đây là ID được sử dụng để bỏ phiếu). Quá trình này mất vài phút

(trái ngược với việc mở tài khoản ngân hàng, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần). Để
có thể thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào từ tài khoản của họ, người tiêu dùng
phải nộp tiền vào đó. Họ có thể làm điều này tại bất kỳ đại lý Mobile Money trong
nước. Họ đưa tiền mặt cho đại lý và ngay lập tức nhận được thông báo rằng tiền mặt
đã được nộp vào tài khoản của họ. Từ đó, họ có thể sử dụng menu trên điện thoại di
động của mình để chuyển số tiền đó cho bất kỳ ai khác trong cùng quốc gia thông
qua số điện thoại. Để lấy lại tiền, họ phải quay lại đại lý. Mỗi giao dịch này (trừ
việc nộp tiền vào tài khoản) đều phát sinh phí giao dịch; tất nhiên, biểu phí giao
dịch giữa các quốc gia là khác nhau.

14


Hình 1.1: Quy trình vận hành một tài khoản Mobile Money (bao gồm 4 bước:
(1) đăng ký, (2) nộp tiền, (3) chuyển tiền và (4) rút tiền)
(Nguồn: Peter Tobbin (2011))
Một tài khoản Mobile Money rất giống với tài khoản ngân hàng, cho phép
gửi tiền, rút tiền, giữ tiền và thực hiện chuyển khoản cho các cá nhân khác. Tuy
nhiên, tiền gửi vào sẽ khơng có lãi, và việc gửi tiền/rút tiền được thực hiện thông
qua một đại lý Mobile Money chứ khơng phải chi nhánh ngân hàng. Ngồi ra, các
dịch vụ ngân hàng tiêu chuẩn khác, như cho vay hoặc đặt lệnh thanh tốn trước
thường khơng có sẵn.
Mặc dù phía người dùng có thể cảm thấy hệ thống này khá tương tự như tài
khoản ngân hàng, nhưng thực tế không phải vậy. Mặt sau của hệ thống và cách thức
vận hành khá khác nhau. Tiền trong tài khoản Mobile Money được gọi là tiền điện
tử (e-money) và luôn giao dịch 1:1 với tiền mặt (trừ chi phí giao dịch cho giao dịch
cụ thể được thực hiện). Khi một người tiêu dùng gửi tiền vào tài khoản Mobile
Money của họ, thực tế họ đang mua giá trị tương đương bằng tiền điện tử từ đại lý.
Điều này có nghĩa là đại lý phải nắm giữ một lượng tiền điện tử mà sau đó họ có thể
giao dịch với người tiêu dùng. Tương tự, nếu người tiêu dùng muốn rút tiền từ tài

khoản Mobile Money của họ, họ đang bán tiền điện tử cho đại lý để lấy tiền mặt có
giá trị tương đương (trừ chi phí giao dịch). Do đó, vai trị của đại lý chính là mua,
bán và tồn kho tiền điện tử.
Như đã nói ở trên, các đại lý này thường là các nhà bán lẻ nhỏ như cửa hàng
tạp hóa cơ bản, trạm xăng... Đại lý ln có một hoạt động kinh doanh nào đó và
cung cấp dịch vụ Mobile Money như một sự bổ sung cho hoạt động kinh doanh
thường xuyên của họ. Các yêu cầu để trở thành một đại lý là khác nhau giữa các

15


quốc gia. Ví dụ, ở Kenya, các đại lý tiềm năng cần phải nộp đơn vào Safaricom, nhà
điều hành dịch vụ Mobile Money chính của đất nước, để trở thành một đại lý. Ứng
viên phải có tài khoản ngân hàng và kết nối Internet để được xem xét và nếu được
chấp thuận làm đại lý, họ phải mua một số lượng tiền điện tử ban đầu nhất định. Sau
đó, họ có thể giao dịch tiền điện tử này như bất kỳ mặt hàng nào khác mà họ nắm
giữ hàng tồn kho. Nếu hết tiền điện tử, họ quay lại Safaricom để mua thêm, và nếu
hết tiền, họ có thể bán lại tiền điện tử cho Safaricom. Từ năm 2009, Safaricom đã
cho phép các ngân hàng làm đại lý cho các đại lý, để các đại lý có thể giao dịch tiền
mặt và tiền điện tử qua lại với các chi nhánh ngân hàng thay vì chỉ với Safaricom.
Đại lý là một phần cốt lõi của mơ hình M-PESA (là hệ thống Mobile Money ở
Kenya), vì họ cho phép người dùng nộp tiền và rút tiền, tức là họ phục vụ như các
ATM cho M-PESA. Do đó, mạng lưới các đại lý này là rất quan trọng.
Nền tảng công nghệ chủ yếu được sử dụng trong Mobile Money là các tin nhắn
SMS trên SIM Toolkit (STK), Unstructured Supplementary Service Data (USSD) và
Công nghệ giao tiếp tầm gần (Near Field Communication – NFC). SMS và USSD
thường được sử dụng cho việc chuyển tiền trong hệ thống Mobile Money, còn NFC
được sử dụng cho thanh toán. STK thân thiện và được sử dụng nhiều hơn so với USSD.
Việc giới thiệu POS NFC đến với người bán được xem như là hoạt động bắt
buộc của các nhà cung cấp dịch vụ Mobile Money. Nó làm cho thanh toán điện tử

trở nên phổ biến hơn.
Box 1.1: M-PESA – HỆ THỐNG MOBILE MONEY Ở KENYA
M-PESA – “M” là viết tắt cho di động (Mobile) và “PESA” là tiền theo tiếng Bantu trong
thương mại và chính trị ở Đông Phi, được phát triển bởi một nhà vận hành mạng lưới điện thoại di
động Vodafone và được thương mại hóa bởi cơng ty con của nó tại Kenya là Safaricom vào tháng
3/2007.
M-PESA là hệ thống thanh toán điện tử giá trị thấp và tích lũy giá trị ở Kenya có thể truy
cập từ các loại điện thoại di động thơng thường (Mobile Money). Hệ thống này đã có một sự tăng
trưởng đặc biệt kể từ khi đưa vào hoạt động. Vào năm 2010, M-PESA đã có 9 triệu khách hàng –
40% dân số trưởng thành của Kenya. Hiện nay, Kenya đang có 6 nhà khai thác dịch vụ Mobile
Money được cấp phép hoạt động với tổng số lượng thuê bao lên đến hơn 32,5 triệu người vào tháng
7/2019. Người dân có thể mua bất kỳ thứ gì với M-PESA, mức độ chấp nhận phương thức thanh
toán này là rất cao ở Kenya.
* Cách đăng ký sử dụng M-PESA:
Để đăng ký, khách hàng sẽ phải đến một cửa hàng của đại lý M-PESA hoặc Trung tâm bán
lẻ/Quầy chăm sóc khách hàng của Safaricom cùng với một chiếc điện thoại với SIM Toolkit của
Safaricom và giấy tờ chứng minh danh tính (ví dụ như chứng minh nhân dân, hộ chiếu…).
Khách hàng sẽ nhận được một tin nhắn xác nhận từ M-PESA rằng q trình đăng ký đã
thành cơng và một mã PIN sẽ được gửi đến để kích hoạt M-PESA trên điện thoại của họ. Sau đó,

16


khách hàng sẽ điền vào Đơn đăng ký trở thành khách hàng của M-PESA. Đại lý sẽ xác nhận bằng
cách ký vào đơn này. Khách hàng cũng ký vào đơn và nhận được một bản sao để làm bằng chứng.
Sau khi đăng ký thành cơng, khách hàng cần kích hoạt M-PESA trên thiết bị di động của
họ bằng mã PIN 4 chữ số được gửi qua sms.
Với menu của M-PESA trên điện thoại, khách hàng có thể: chuyển tiền, nạp tiền, vay tiền,
tiết kiệm, trả tiền dịch vụ truyền hình, thanh tốn hóa đơn và thanh tốn tại cửa hàng.
Khách hàng cũng có thể tải ứng dụng (app) mySafaricom từ kho ứng dụng về và sử dụng.

* Cách nạp tiền vào tài khoản M-PESA:
Khách hàng đi đến một đại lý của M-PESA, mang theo điện thoại và giấy tờ nhân thân.
Khách hàng nói cho đại lý số tiền muốn nạp
Đại lý sẽ dùng điện thoại đại lý của họ chuyển tiền điện tử để thực hiện giao dịch
Cả khách hàng và đại lý sẽ nhận được sms từ M-PESA để xác nhận giao dịch
Khách hàng cũng có thể nạp tiền vào tài khoản M-PESA từ tài khoản ngân hàng của mình
(yêu cầu khách hàng phải sử dụng mobile banking).
* Cách rút tiền từ tài khoản M-PESA:
Khách hàng đi đến một đại lý của M-PESA, xác nhận xem đại lý có đủ tiền để thực hiện
giao dịch hay không.
Cung cấp cho đại lý số điện thoại và giấy tờ nhân thân
Vào menu của M-PESA, chọn mục Rút tiền
Nhập vào mã số đại lý, số tiền cần rút và mã PIN. Có một màn hình chi tiết giao dịch hiện
ra, khách hàng xác nhận đúng và ấn OK.
Sau đó, khách hàng và đại lý sẽ nhận được một sms để xác nhận giao dịch. Đại lý đưa tiền
cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký xác nhận vào một Sổ ghi chép để lưu thơng tin giao
dịch.
Thậm chí, nếu khách hàng chưa có tài khoản M-PESA cũng có thể rút tiền (trường hợp có
người khách gửi tiền cho khách hàng qua M-PESA). Lúc này, khách hàng sẽ có một tin nhắn bao
gồm mã của M-PESA (Mã một lần – One Time Code). Khách hàng cung cấp mã này cho đại lý,
cùng với giấy tờ nhân thân thì cũng sẽ rút được tiền.
* Thanh tốn bằng M-PESA: bao gồm hai loại hình: thanh tốn hóa đơn và thanh tốn khi
mua hàng hóa, dịch vụ.
Thanh tốn hóa đơn (Pay Bill) là hình thức thanh tốn từ xa và khách hàng khơng phải có
mặt trong khi thanh tốn. Khách hàng có mối quan hệ chính thức với tổ chức mà họ đang thanh
tốn và có “mã số khách hàng” giúp xác định người dùng. Khách hàng nhập số doanh nghiệp (số
hóa đơn thanh tốn) cho pháp nhân mà họ đang thanh toán.
Thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Cả hai bên ngay lập tức xác nhận các khoản thanh
toán này qua tin nhắn văn bản. Không yêu cầu mối quan hệ giữa người mua và tổ chức hoặc mã số
khách hàng. Hiện nay, M-PESA cịn triển khai dịch vụ thanh tốn hàng hóa, dịch vụ bằng công

nghệ NFC, gọi là M-PESA 1Tap. Lúc này, khách hàng sẽ sử dụng một thẻ, nhãn dán điện thoại
hoặc thiết bị đeo tay được kết nối với tài khoản M-PESA. Sau khi người bán nhập số tiền cần thanh
toán vào thiết bị POS của M-PESA 1Tap, khách hàng chỉ cần chạm, nhập mã PIN để thanh toán là
xong.
* Cách đăng ký trở thành đại lý của M-PESA:

17


Doanh nghiệp đăng ký trở thành đại lý của M-PESA phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản
như sau: là doanh nghiệp TNHH hoặc tương đương, có từ 3 cửa hàng trở lên, và thời gian hoạt
động tối thiểu là 6 tháng. Các trường hợp ngoại lệ như các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa hoặc
các bệnh viện, trạm xăng dầu, khách sạn… sẽ được xem xét riêng.
Ngoài ra, họ phải đảm bảo hạ tầng tối thiểu về nhân viên, về máy tính, máy in, mạng
Internet… khi trở thành đại lý của M-PESA.
Nếu như đáp ứng các tiêu chí cơ bản, các doanh nghiệp này sẽ làm hồ sơ đề nghị trở thành
đại lý của M-PESA (mẫu có sẵn). Khi được chấp nhận, trong vòng một tháng sau khi ký hợp đồng,
họ sẽ phải đặt cọc tối thiểu 100.000 Ksh cho mỗi cửa hàng (khoảng 270 USD).
(Nguồn: Safaricom.co.ke)

18


×