Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Và Quy Trình Trong Công Tác Giám Sát Chất Lượng Công Trình Xây Dựng Tại Công Ty Tư Vấn Cdc.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

VÕ HỒNG QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ QUY TRÌNH
TRONG CƠNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CƠNG TY TƯ VẤN CDC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

VÕ HỒNG QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ QUY TRÌNH
TRONG CƠNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CƠNG TY TƯ VẤN CDC

Chun ngành: Quản lý xây dựng
Mã số:



8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG ĐỨC TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả Luận văn

Võ Hồng Quân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình của PGS.TS. Dương Đức Tiến cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
Trường Đại học Thủy Lợi. Được tạo điều kiện bởi Ban giám đốc, các phịng chun
mơn và Trung tâm tư vấn Quản lý dự án và giám sát xây dựng trực thuộc Công ty Cổ
phần Tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam cùng với sự đóng góp ý kiến của
các bạn bè, đồng nghiệp. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp và quy trình trong cơng tác giám sát chất lượng
cơng trình xây dựng tại Cơng ty tư vấn CDC” chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Dương Đức Tiến đã

giành thời gian, công sức cũng như tâm huyết hướng dẫn khoa học tác giả hoàn thành
luận văn này.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt
Nam (CDC), lãnh đạo Trung tâm tư vấn QLDA và giám sát xây dựng (CDC) và các
đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến, hỗ trợ chun mơn giúp tác giả hồn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên khuyến khích, chia sẻ với tác giả trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Quá trình thực hiện luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, học viên kính mong
các thầy giáo, cơ giáo và các bạn cùng chia sẻ những kinh nghiệm và đóng góp ý kiến
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 2
5. Kết quả dự kiến đạt được......................................................................................... 3
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, LỊCH
SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CDC . Error! Bookmark not

defined.
1.1 Khái quát chung về công tác giám sát chất lượng .................................................4
1.2 Bối cảnh hiện nay về ngành xây dựng tại Việt Nam .............................................9
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty tư vấn CDC .................................17
1.4 Sơ đồ tổ chức của Công ty tư vấn CDC .............................................................. 21
1.5 Những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của cơng trình ........................ 23
1.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan................................................................................24
1.5.2 Nhóm nhân tố khách quan ............................................................................25
1.6 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 26
CHƯƠNG 2 CÁC CƠ SỞ CỦA VIỆC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG ..................................................................................................................28
2.1 Các quy định về việc giám sát chất lượng cơng trình xây dựng ......................... 28
2.1.1 Văn bản Luật của Quốc hội ..........................................................................28
2.1.2 Văn bản Nghị định của Chính phủ ............................................................... 29
2.1.3 Văn bản Thơng tư hướng dẫn thi hành của cơ quan Bộ ............................... 30
2.1.4 Các Quyết định của Bộ ban hành và các Tiêu chuẩn thường dùng..............34

iii


2.2 Nội dung và yêu cầu chuyên môn của giám sát chất lượng xây dựng ................ 40
2.2.1 Các nội dung chủ yếu cần được giám sát chất lượng ................................... 40
2.2.2 Yêu cầu chuyên môn đối với công tác giám sát chất lượng cơng trình ....... 42
2.2.3 Sắp xếp nhân lực và thiết bị hỗ trợ đối với TVGS ....................................... 44
2.3 Cơ sở khoa học của công tác giám sát ………………………………………... 47
2.4 Quyền và trách nhiệm của TVGS tại công trường ............................................. 47
2.3.1 Quyền hạn của Đơn vị Tư vấn giám sát ....................................................... 49
2.3.2 Nghĩa vụ của Đơn vị Tư vấn giám sát ......................................................... 50
2.5 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 52
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT

LƯỢNG CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CƠNG TY CDC ..................................... 54
3.1 Tình hình giám sát chất lượng các cơng trình xây dựng do Công ty tư vấn CDC
thực hiện .................................................................................................................... 54
3.1.1 Công ty tư vấn CDC cung cấp dịch vụ TVGS ............................................. 54
3.1.2 Mối quan hệ giữa Đơn vị TVGS - CDC và các bên thực hiện Dự án.......... 55
3.1.3 TVGS CDC thực hiện các bước kiểm tra, giám sát trên công trường ......... 56
3.1.4 Giám sát chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình của đơn vị TVGS ......... 59
3.1.5 Cán bộ TVGS nghiệm thu công việc xây dựng ........................................... 62
3.1.6 Nghiệm thu bộ phận cơng trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng ..... 63
3.1.7 Nghiệm thu hồn thành hạng mục cơng trình, cơng trình xây dựng đưa vào
sử dụng .................................................................................................................. 65
3.1.8 Kiểm tra bản vẽ hoàn công........................................................................... 67
3.1.9 Giám sát tiến độ thi công xây dựng cơng trình ............................................ 68
3.1.10 Giám sát khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình.................................... 69
3.1.11 Giám sát thực hiện an tồn lao động trên cơng trường xây dựng .............. 70
3.1.12 Giám sát vệ sinh môi trường xây dựng ...................................................... 71
3.2 Các giải pháp đặt ra cho công tác giám sát chất lượng cơng trình xây dựng tại
Cơng ty tư vấn CDC .................................................................................................. 72
3.2.1 Giải pháp quản lý giám sát hồ sơ từ khi khởi cơng xây dựng cơng trình đến
khi bàn giao, đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.............................................. 72
3.2.2 Quản lý, giám sát hồ sơ thanh, quyết toán cơng trình xây dựng .................. 75
3.2.3 Đơn vị TVGS phối hợp giải quyết vấn đề cùng các bên.............................. 77
3.3 Các quy trình đối với cơng tác giám sát chất lượng tại Công ty tư vấn CDC..... 78
iv


3.3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự gói thầu TVGS cho Dự án .......................................78
3.3.2 Trình tự thực hiện gói thầu TVGS ............................................................... 80
3.3.3 Quy trình nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng ........................... 81
3.3.4 Quy trình nghiệm thu cơng việc xây dựng ...................................................82

3.3.5 Quy trình nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây dựng .................................84
3.4 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 90

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Biểu tượng Logo của CDC ............................................................................. 17
Hình 1.2 Tổ chức quản lý của Cơng ty tư vấn CDC ..................................................... 22
Hình 3.1 Tổ chức nhân sự gói thầu TVGS .................................................................... 79
Hình 3.2 Trình tự thực hiện gói thầu “Tư vấn giám sát thi cơng xây dựng, hồn thiện
và lắp đặt thiết bị cơng trình của Dự án…”................................................................... 80
Hình 3.3 Quy trình nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng ............................. 82
Hình 3.4 Quy trình nghiệm thu cơng việc xây dựng ..................................................... 83
Hình 3.5 Quy trình nghiệm thu hồn thành giai đoạn xây dựng ................................... 85

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình xây dựng ........................ 24
Bảng 2.1 Danh mục các TCVN, TCXDVN và Tiêu chuẩn ngành thường dùng ..........35
Bảng 2.2 Danh sách đoàn Tư vấn giám sát ...................................................................44
Bảng 2.3 Danh mục trang thiết bị phục vụ công tác giám sát .......................................45

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ An toàn lao động
BOT là viết tắt của Build-Operate-Transfer, là Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
BT là viết tắt của Build-Transfer, là Xây dựng-Chuyển giao
CDC Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam
CĐT Chủ đầu tư
ĐVTC Đơn vị thi công
EPC là viết tắt của cụm từ: Engineering Procurement and Construction, là hình thức
Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị cơng nghệ và thi cơng xây dựng cơng trình
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product, là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản
phẩm nội địa
GSTCXDCT Giám sát thi cơng xây dựng cơng trình
M&E là viết tắt cho Mechanical and Electrical, là Cơ và Điện
PPP là viết tắt của Public Private Partner, đây là hình thức đầu tư Hợp tác công tư
QA/QC là viết tắt của Quality Assurance/ Quality Control nghĩa là Người bảo đảm
chất lượng/ Người kiểm tra chất lượng
QLCL Quản lý chất lượng
QLDA Quản lý dự án
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TVGS Tư vấn giám sát
TVQLDA Tư vấn quản lý dự án
TVTK Tư vấn thiết kế
VSMT Vệ sinh môi trường

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay ngành xây dựng đã là ngành vô cùng quan trọng tạo ra cho nhân loại
những cơng trình vĩ đại mang tầm cỡ thế giới, mang tính lịch sử và trở thành thành tựu
là niềm tự hào của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Xây dựng đóng vai trị quan trọng cho
sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, mang lại ý nghĩa kinh tế, tài chính, nghệ thuật,
chính trị xã hội vô cùng to lớn. Nắm giữ vị trí chủ chốt, đây chính là ở khâu cuối cùng
trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định, đây cũng chính
là minh chứng cho sự phát triển của xã hội. Ngành xây dựng chiếm một nguồn tài
chính lớn của ngân sách quốc gia và xã hội và đang có xu hướng tăng trưởng liên tục
đều đặn trong các năm gần đây. Ngành đã đóng góp cho nền kinh tế quốc dân một
khối lượng sản phẩm rất lớn, tạo ra được rất nhiều cơng việc cho người lao động và
cịn giữ vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để
tạo ra được sản phẩm xây dựng có chất lượng tương xứng mang đến được với người
sử dụng thì cơng tác giám sát chất lượng trên cơng trình xây dựng là bước rất quan
trọng mang tính then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xây dựng.
Trong những năm gần đây tại các thành phố lớn và các trung tâm hành chính có tốc độ
đơ thị hóa cao dẫn đến nhu cầu về chỗ ở, chỗ sinh hoạt, học tập, làm việc và vui chơi
giải trí của người dân ngày càng lớn. Tại đây cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu
chỗ ở sinh hoạt, nhu cầu giải trí… được con người coi trọng hơn; khác như lúc xưa
quan niệm làm thế nào để đủ ăn, đủ mặc có nhà ở trú nắng trú mưa. Hiện nay việc địi
hỏi có căn hộ, khơng gian sinh hoạt của gia đình là cần thiết và địi hỏi phải phù hợp
với công năng sử dụng, đảm bảo tính bền vững lâu dài và mang những vẻ đẹp sáng tạo
đặc trưng của người thợ xây dựng cũng như làm tốt lên ý tưởng độc đáo của gia chủ.
Vì vậy yêu cầu đối với công tác giám sát chất lượng trong q trình xây dựng cũng
ngày càng địi hỏi phải bài bản và chuyên nghiệp hơn trước.
Để đáp ứng cung cấp cho thị trường được những sản phẩm xây dựng vừa chất lượng
vừa mang vẻ đẹp với phong cách đặc trưng, đồng thời vẫn đem lại hiệu quả cho nhà

1



đầu tư thì việc đảm bảo chất lượng cơng trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự
án là điều hết sức cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy những công trình có chất lượng cao,
vững bền, có vẻ đẹp đặc trưng, an tồn trong q trình thực hiện dự án… đều là các
cơng trình xây dựng được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ tư vấn giám sát chuyên
nghiệp. Là doanh nghiệp tư vấn uy tín lâu năm trong ngành xây dựng, công ty tư vấn
CDC hiện đang cung cấp đa dạng các loại hình tư vấn như: tư vấn thiết kế, tư vấn đầu
tư,… bao gồm dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Là thành
viên của đơn vị hiện đang trực tiếp thực hiện phần công việc trong lĩnh vực tư vấn xây
dựng. Tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp và quy trình trong cơng tác
giám sát chất lượng cơng trình xây dựng tại Cơng ty tư vấn CDC” làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Căn cứ vào thực trạng hiện nay của thị trường xây dựng và của đơn vị mình, tác giả
mong muốn đề xuất giải pháp và hồn thiện các quy trình với cơng tác giám sát chất
lượng cơng trình xây dựng tại Công ty tư vấn CDC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp và quy trình trong cơng tác giám sát
chất lượng cơng trình xây dựng tại Công ty tư vấn CDC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu các giải pháp và hồn thiện các quy trình
cơng tác giám sát chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng đối với các cơng trình
đã được đơn vị TVGS thực hiện.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng chủ yếu các phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp thống kê.

2



Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu.
Phương pháp phân tích.
Và kết hợp một số phương pháp khác...
5. Kết quả dự kiến đạt được
Lập được sơ đồ thực hiện các bước đối với công tác giám sát chất lượng cơng trình
xây dựng tại đơn vị mình, nhằm hồn thiện chuyên môn nghiệp vụ đối với các cán bộ
kỹ sư tư vấn giám sát của đơn vị.
Các kết quả được nêu trong luận văn giúp các kỹ sư TVGS CDC tổng hợp trau dồi lại
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giám sát, bổ sung nội dung của các văn bản quy
phạm ban hành gần đây và văn bản đang có hiệu lực.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được các cán bộ tư vấn giám sát của Trung tâm tư
vấn QLDA và giám sát xây dựng thuộc Công ty tư vấn CDC áp dụng vào các dự án,
công trình xây dựng được CDC cung cấp dịch vụ TVGS.
6. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm các phần chính sau:
Chương 1 Tổng quan về cơng tác giám sát chất lượng cơng trình xây dựng
Chương 2 Cơ sở khoa học và thực tế công tác giám sát thi cơng xây dựng cơng trình
Chương 3 Nghiên cứu đề xuất giải pháp và quy trình cơng tác giám sát chất lượng
cơng trình xây dựng tại Cơng ty tư vấn CDC
Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, LỊCH
SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY CDC
1.1 Khái quát chung về công tác giám sát chất lượng
Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm “giám sát thi cơng xây dựng cơng trình” là q
trình theo dõi, kiểm tra thường xun liên tục đối với cơng trình xây dựng về các vấn

đề chất lượng xây dựng, an tồn lao động trong q trình thực hiện, tiến độ thi công,
khối lượng công việc xây dựng và vệ sinh môi trường được đảm bảo theo đúng các
quy định hiện hành.
Các quy định hiện hành ở đây được hiểu là các văn bản hiện đang có hiệu lực bao
gồm: các Luật của Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư, quy chuẩn
xây dựng, các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn ngành. Các quy định hiện
hành ở đây còn bao gồm: Hợp đồng xây dựng, các hồ sơ thiết kế được phê duyệt, các
điều kiện kỹ thuật áp dụng đối với từng cơng trình.
Cơng tác giám sát chất lượng là khâu quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ cơng
trình xây dựng nào. Khởi đầu từ việc giám sát chất lượng của Đơn vị thi cơng (KCS),
việc Nhà thầu chính giám sát chất lượng các nhà thầu phụ. Giám sát chất lượng của
Đơn vị tư vấn giám sát độc lập và đến việc giám sát chất lượng của Chủ đầu tư đều
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xây dựng.
Việc quản lý chất lượng là trách nhiệm của các chủ thể cùng tham gia xây dựng cơng
trình. Đối với sản phẩm xây dựng là sản phẩm mang tính đặc thù có ảnh hưởng lớn tới
cộng đồng, u cầu an tồn chất lượng bền đẹp. Cơng trình xây dựng cịn mang nhiều
ý nghĩa lớn về văn hóa, lịch sử, có thể là biểu tượng của một Quốc gia, một vùng lãnh
thổ hoặc một nền văn minh, chính vì vậy việc giám sát cơng trình xây dựng là phần
việc rất quan trọng.
Đối với những Chủ đầu tư chun nghiệp, có năng lực chun mơn về xây dựng có thể
trực tiếp thành lập đội ngũ GSTCXDCT cho dự án, cơng trình do mình làm Chủ đầu
tư. Hoặc Chủ đầu tư được phép thuê Đơn vị tư vấn giám sát độc lập để thực hiện toàn
bộ hay phần nào cơng việc GSTCXDCT cho dự án, cơng trình do mình làm Chủ đầu
tư. Hiện nay, các Chủ đầu tư thường chọn hình thức thuê Đơn vị tư vấn giám sát độc

4


lập để thực hiện GSTCXDCT nhằm tạo tính khách quan và đảm bảo chất lượng của
cơng trình. Việc th Đơn vị TVGS độc lập cũng giúp các Chủ đầu tư tập trung hơn

vào các nhiệm vụ Quản lý bởi sự chun nghiệp của Đơn vị TVGS hồn tồn có thể
đảm bảo được các vấn đề về chất lượng XDCT.
Đơn vị tư vấn giám sát là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và có chức năng
được thể hiện rõ trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn vị TVGS
có trách nhiệm cử ra một người Đại diện TVGS làm “Trưởng đoàn TVGS” hay
“TVGS trưởng” cùng với các giám sát viên tác nghiệm công việc giám sát được gọi là
“Kỹ sư TVGS” hay chức danh “Cán bộ TVGS”.
Trưởng đoàn TVGS là người đại diện TVGS chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước
Chủ đầu tư, trước lãnh đạo Doanh nghiệp tư vấn xây dựng về những quyết định của
Đồn TVGS trên cơng trường. Trưởng đồn TVGS có trách nhiệm phân nhiệm vụ cho
từng thành viên của tổ TVGS và điều hành các công tác giám sát tại hiện trường.
TVGS trưởng cũng là người phát ngôn trước Chủ đầu tư, là người bao quát chung, báo
cáo công tác giám sát với CĐT, với lãnh đạo Công ty tư vấn.
Những cán bộ “Kỹ sư TVGS” phải có kinh nghiệm chun mơn về xây dựng và phải
có Chứng chỉ hành nghề giám sát theo quy định phù hợp với từng cơng việc được phân
cơng của mình. Các “Kỹ sư TVGS” có trách nhiệm thực hiện cơng tác giám sát hiện
trường, tiếp xúc và giải quyết trực tiếp các việc với các cán bộ của ĐVTC. “Cán bộ
TVGS” có nhiệm vụ báo cáo các công việc thực hiện, các diễn biến, sự việc trên công
trường với “TVGS trưởng”, phối hợp giữa các “Cán bộ TVGS” trong tổ nhằm hoàn
thành nhiệm vụ được phân cơng. Các “Cán bộ TVGS” có kinh nghiệm cần chủ động
trong công việc và chấp hành các quyết định của “Trưởng đồn TVGS”. Các kỹ sư
TVGS phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với vị trí cơng việc được giao nhiệm vụ,
cơng việc của họ địi hỏi phải thường xuyên và liên tục theo suốt quá trình thực hiện
dự án xây dựng.
Nhiệm vụ của Đơn vị TVGS đảm bảo hồn thành các mục tiêu chính sau đây:
- Giám sát chất lượng đảm bảo thi công theo đúng yêu cầu chỉ dẫn của hồ sơ thiết kế
được phê duyệt, đáp ứng phù hợp với các quy định, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều
kiện kỹ thuật hiện hành.

5



- Giám sát tiến độ đảm bảo thi công đạt hoặc vượt trước theo các mốc cam kết tiến độ
đã đặt ra, đưa cơng trình, hạng mục cơng trình vào bàn giao sử dụng đúng tiến độ hoặc
có thể hồn thành sớm vượt mức tiến độ. Đơn vị TVGS cần cảnh báo cho Chủ đầu tư
biết khi thấy xuất hiện các dấu hiệu hoặc nguy cơ có thể dẫn đến chậm tiến độ so với
tổng tiến độ đã đề ra. Tư vấn đề xuất các chủ kiến của mình, đưa ra những phương
hướng giải quyết vướng mắc về vấn đề tiến độ nhằm giúp Chủ đầu tư và Nhà thầu thi
cơng có khả năng hồn thành theo mốc tổng tiến độ.
- Giám sát an toàn lao động và vệ sinh mơi trường trong suốt q trình thi cơng nhằm
hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra về ATLĐ cho người, phương tiện, máy móc
thiết bị, tài sản trên công trường và khu vực quanh công trường. Chú ý đảm bảo thực
hiện các quy dịnh về vấn đề VSMT tại công trường và các khu vực xung quanh. Phối
hợp giúp các cơ quan, ban nghành, đơn vị chuyên trách về VSMT của chính quyền
trên địa bàn hồn thành nhiệm vụ.
Trách nhiệm của người kỹ sư TVGS phải tuân thủ các nội dung chính sau:
- Thực hiện đúng các điều khoản trong Hợp đồng tư vấn với Chủ đầu tư.
- Tôn trọng các điều khoản trong Hợp đồng xây dựng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi
công xây dựng. Không được can thiệp tự ý làm thay đổi các nội dung điều khoản của
Hợp đồng xây dựng.
- Thực hiện công việc giám sát liên tục và thường xuyên trong suốt q trình thi cơng
xây dựng cơng trình.
- Phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa, đề xuất ý kiến với Chủ đầu tư những bất hợp lý có
nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xây dựng, an toàn lao động cho người và
tài sản trên công trường và khu vực lân cận.
- Tuân thủ nghiêm các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, u cầu kỹ thuật của cơng
trình và hồ sơ thiết kế được duyệt. Nếu thực hiện được tốt vấn đề này thì chất lượng
sản phẩm xây dựng cũng được cải thiện tích cực.
- Thực hiện cơng tác Giám sát độc lập, TVGS có quyền từ chối những yêu cầu bất hợp
lý trái quy định của các bên tham gia thực hiện dự án. Điều này thể hiện tác phong

chuyên nghiệp, tính khách quan của đơn vị TVGS.

6


- Các bên liên quan khơng được có bất cứ hành vi nào có thể dẫn đến làm sai lệch hoặc
ảnh hưởng đến kết quả giám sát.
- Trung thực, khách quan, không lệ thuộc vào Nhà thầu thi công, đây là điều cơ bản
của cán bộ TVGS.
Các bước Giám sát được thực hiện theo trình tự cơ bản sau:
- Kiểm tra các điều kiện khởi cơng xây dựng cơng trình, cơng trình xây dựng được
phép khởi cơng khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Các điều kiện này được quy định
tại Điều 107 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [1].
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình với hồ sơ
thầu và hợp đồng xây dựng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công, công tác kiểm tra
này được thực hiện qua các hồ sơ và có thể thăm quan các cơ sở của nhà thầu nếu cần
thiết. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của Nhà thầu thi công xây dựng, quy trình quản lý chất
lượng của Đơn vị thi cơng tại cơng trình.
- Kiểm tra cơng tác tổ chức nhân sự của Nhà thầu thi công tại công trường như việc
sắp xếp chỉ huy trưởng, các phó chỉ huy trưởng, các cán bộ kỹ thuật chuyên môn, cán
bộ chuyên trách an tồn, các tổ đội thi cơng trực tiếp. Việc tổ chức tốt nhân sự của
ĐVTC tại công trường là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của dự án. Kiểm tra
hợp đồng xây dựng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình.
- Kiểm tra hợp đồng xây dựng là cơ sở pháp lý cao, ràng buộc trách nhiệm của Chủ
đầu tư (bên A) và Nhà thầu thi công (bên B) cùng nhau thực hiện dự án với mục tiêu
tạo ra sản phẩm xây dựng hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh. Việc Đơn vị TVGS kiểm
tra hợp đồng xây dựng nhằm để hiểu được quyền và trách nhiệm của các bên thực hiện
hợp đồng, các quy ước chung, các mục tiêu chính của dự án.
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu trước khi được đưa vào sử dụng, lắp
đặt tại cơng trình của nhà thầu thi cơng. Đảm bảo vật tư vật liệu theo yêu cầu của hồ sơ

thiết kế được duyệt. Đối với các chủng loại vật liệu có tính chất đặc thù cần có sự phê
duyệt của các bên trong đó thể hiện rõ chủng loại, các thơng số đặc tính kỹ thuật cơ
bản, các tiêu chuẩn, quy định áp dụng của loại vật liệu. Các loại vật liệu cần tuân thủ

7


đúng hợp đồng xây dựng, đảm bảo theo các quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành và yêu
cầu điều kiện kỹ thuật cụ thể (nếu có) của cơng trình được xây dựng.
- Đơn vị TVGS kiểm tra máy móc và thiết bị khi đến cơng trình. Các loại máy móc,
thiết bị thi cơng phải phù hợp với danh mục máy móc, thiết bị theo biện pháp thi công
phê duyệt. Đơn vị TVGS cần kiểm tra thời hạn kiểm định của máy móc và thiết bị, có
thể phải vận hành thử (nếu cần) trước khi sử dụng để thi công đại trà. Hồ sơ máy và
thiết bị phải thể hiện được hướng dẫn vận hành, phạm vi hoạt động an toàn của máy,
các lưu ý trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra và giám sát trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, cơng việc này địi
hỏi phải được thực hiện một cách liên tục và thường xuyên suốt quá trình thi công xây
dựng. Việc kiểm tra giám sát được thực hiện bởi các kỹ sư có trình độ chun mơn
phù hợp với từng công việc trên công trường. Việc sắp xếp các cán bộ TVGS ngoài
việc phải đảm báo chuyên mơn phù hợp thì có thể được phân theo khu vực, khoanh
vùng vị trí (đối với các dự án có diện tích rộng). Sắp xếp giám sát theo cơng việc và
nhóm cơng việc đối với cơng trình có các hạng mục tập trung. Các cán bộ TVGS ở các
bộ môn thường xuyên có sự hỗ trợ phối hợp với nhau để đảm bảo tính liên tục. Cơng
tác báo cáo của cán bộ giám sát cần được thực hiện đều đặn giúp trưởng đoàn TVGS
kịp thời đưa ra các quyết định ở những thời điểm quan trọng.
- Xác nhận, nghiệm thu các công việc xây dựng trên hiện trường đảm bảo tuần tự các
bước, phù hợp với các quy định hiện hành. Cơng trình xây dựng là tập hợp của các
hạng mục xây dựng, hạng mục xây dựng là tập hợp của các cơng việc xây dựng. Vì
vậy việc xác nhận kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng là các mắt xích dẫn đến
hồn thành sản phẩm xây dựng. Tùy theo đặc tính của từng cơng việc xây dựng mà

đơn vị TVGS bố trí cán bộ TVGS có năng lực phù hợp với công việc được nghiệm
thu. Các công việc, bộ phận xây dựng đã được nghiệm thu là một phần sản phẩm cần
phải được bảo vệ để hoàn thành các bước tiếp theo. Các hồ sơ nghiệm thu công việc
xây dựng phải được lập thành biên bản theo biểu mẫu của cơng trình, các biên bản này
là bộ phận của hồ sơ chất lượng để bàn giao hoàn thành cơng trình và lưu trữ theo quy
định. Các hồ sơ này cũng chính là căn cứ để đơn vị TVGS xác nhận khối lượng thực
hiện cho Nhà thầu thi công xây dựng.
8


TVGS xác nhận, nghiệm thu khối lượng thực hiện của Nhà thầu thi cơng để trình chủ
đầu tư ứng các đợt theo thỏa thuận hợp đồng cho ĐVTC. Xác nhận hồ sơ chất lượng,
hồ sơ hồn cơng cơng việc, bộ phận, hạng mục, cơng trình xây dựng được thực hiện
theo suốt quá trình thực hiện dự án. Cùng các bên nghiệm thu bộ phận, hạng mục cơng
trình sau khi cơng tác thi cơng được hồn thành. Cùng các bên nghiệm thu hồn thành
hạng mục cơng trình hoặc cơng trình để đưa vào sử dụng. Đơn vị TVGS cùng các bên
kiểm tra hồ sơ hồn thành cơng trình để phục vụ cơng tác bàn giao cơng trình để đưa
vào sử dụng.
1.2 Bối cảnh hiện nay về ngành xây dựng tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, Tư vấn xây dựng (Construction Consultant) được coi là một
nghề, nghề này ngày càng được mở rộng theo kịp xu thế phát triển của ngành xây
dựng. Quy mô của nghề Tư vấn xây dựng dần được phát triển đến nay đã hình thành
các tổ chức Tư vấn, hiệp hội Tư vấn xây dựng, có thể kể đến như: Hiệp hội tư vấn xây
dựng Việt Nam (VECAS), tổ hợp tư vấn xây dựng Việt Nam (VCGroup)… Các hiệp
hội này bao gồm các hội viên là các Doang nghiệp hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh
vực tư vấn xây dựng như tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý
dự án... Nghề Tư vấn xây dựng hoạt động chủ yếu các lĩnh vực sau đây:
- Tư vấn Đầu tư xây dựng (Contruction Investment Consultant): làm hồ sơ lập dự án đầu
tư xây dựng cơng trình, tư vấn thẩm định dự án đầu tư, tư vấn lập quy hoạch xây dựng…
- Tư vấn Đấu thầu (Bid Consultant): lập hồ sơ mời thầu, lập phương án, kế hoạch đấu

thầu, tư vấn quá trình mời thầu, tư vấn tổ chức đấu thầu, tư vấn về việc lập và hoàn
thiện thủ tục pháp lý trong quá trình đấu thầu. Đánh giá lựa chọn nhà thầu, đàm phán
chọn lựa nhà thầu, tư vấn các tình huống xử lý khi đầu thầu. Tư vấn thương thảo, hoàn
thiện đàm phán hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt…
- Tư vấn Khảo sát (Investigation Consultant): lập kỹ thuật phương án khảo sát theo
quy định, khảo sát địa hình trên hiện trường, lập khống chế lưới, vẽ đo bản đồ địa
hình. Tập hợp tài liệu thủy văn, tài liệu địa chất thủy văn, địa chất cơng trình, địa vật
lý. Khoan thăm dị, khảo sát, lấy mẫu thí nghiệp để xác định được cơ hóa lý tính của
các lớp dưới ngầm. Xử lý các số liệu đo đạc quan trắc được về khí tượng, thổ nhưỡng,
địa hình, thủy văn, trên cơ sở đó hồn thành được kết quả báo cáo khảo sát xây dựng.
9


- Tư vấn Quản lý dự án (Project Management Consultant): quản lý dự án các cơng trình
dân dụng, cơng nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ mơi trường. Tư
vấn quản lý dự án có nhiệm vụ chính là tổ chức, quản lý theo kế hoạch được lập, theo
dõi quản lý nắm bắt được từng bước hoàn thành của dự án. Dẫn hướng cho dự án phát
triển đảm bảo tiến độ, đảm bảo an toàn, chất lượng. Bảo đảm dự án hoàn thành trong
phạm vi vốn đã dự kiến, hoàn thành các mục tiêu đề ra ban đầu của dự án.
- Tư vấn Thiết kế (Design Consultant): thiết kế lập quy hoạch, lập hồ sơ bản vẽ thiết
kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng, lập dự tốn và tổng dự tốn xây dựng
cơng trình. Các kỹ sư, kiến trúc sư thiết kế cần tính tốn chính xác, bảo vệ được
phương án, quan điểm, phương pháp tính của mình trước hội đồng thẩm duyệt.
- Tư vấn Giám sát (Supervision Consultant): giám sát xây dựng và hoàn thiện, giám
sát lắp đặt thiết bị. Cơng việc của TVGS địi hỏi kinh nghiệm, kiến thức chun mơn
rộng và vững vàng, địi hỏi phải xử lý linh hoạt được các tình huống, diễn biến ra trên
cơng trường. Các cán bộ TVGS có khả năng ứng xử giao tiếp rộng, khả năng hùng
biện, khả năng truyền đạt và có bản lĩnh vững vàng. Nghiệp vụ của TVGS địi hỏi phải
được huấn luyện, đào tạo qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, kiểm tra năng
lực thông qua thời gian kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hoạt dộng xây dựng. Đây

chính là lĩnh vực được tác giả tập trung làm rõ.
- Tư vấn Thẩm tra (Examinational Consultant): thẩm tra thiết kế, các bước thiết kế,
thẩm tra dự toán, tổng dự toán, thẩm tra biện pháp thi cơng. Đây là khâu kiểm sốt
chất lượng của đồ án thiết kế, khắc phục các tồn tại của bản vẽ thiết kế giúp hồ sơ thiết
kế được hoàn thiện hơn đảm bảo sự phù hợp giữa các bước thiết kế nối tiếp nhau.
Thẩm tra dự toán nhằm tránh các nhầm lẫn trong bước lập dự toán giúp Chủ đầu tư tiết
kiệm được phần nào về vốn cho dự án.
- Tư vấn Kiểm định (Test Consultant): kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi đưa vào
cơng trình, kiểm tra đối chứng khi cần thiết với hệ thống phịng thí nghiệm chun
ngành xây dựng LAS-XD. Các phịng thí nghiệm chun ngành xây dựng này thực
hiện những phép thử nghiệm các sản phẩm đã được tổ hợp hoàn chỉnh. Kiểm tra chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng (đảm bảo an toàn chịu lực) các cơng trình xây dựng,

10


các phương án kết cầu phức tạp… Đơn vị kiểm định dựa trên các kết quả kiểm tra, kết
quả thí nghiệm lập nội dung báo cáo trên cơ sở đề cương được duyệt và theo yêu cầu
của Chủ đầu tư.
Công tác Giám sát chất lượng cơng trình xây dựng là một phần công việc không thể
tách rời của nghề Tư vấn xây dựng. TVGS (Supervision Consultant) là hoạt động
mang tính chuyên nghiệp và đặc thù. Điều kiện cần có để hoạt động giám sát là người
kỹ sư TVGS được cấp Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp với lĩnh vực
hành nghề. Trước khi được cấp Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, người kỹ sư
phải có đủ kinh nghiệm, được đào tạo và được cấp Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ
giám sát thi công đầu tư xây dựng cơng trình phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Quy
định về việc cấp Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định tại các Nghị
định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ [2], Thơng tư 17/2016/TT-BXD
ngày 30/6/2016 của Bộ xây dựng [3], Thông tư 24/2016/TT-BXD ngày 01/9/2016 [4].
Người kỹ sư TVGS phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp,

biết cách xử lý linh hoạt trong các tình huống, có bản lĩnh vững vàng, khả năng quyết
đoán để đưa ra các nhận định của mình. Người kỹ sư TVGS phải có khả năng làm việc
độc lập và khả năng làm việc theo nhóm. Người cán bộ TVGS phải chịu được áp lực,
các tác động của hoàn cảnh xung quanh như yếu tố thời gian, thời tiết khí hậu, tác
động mơi trường xung quanh…
Với tình hình phát triển kinh tế chung của đất nước, ngày càng có nhiều cơng trình
được xây dựng mới hay mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp. Nhu cầu
của người lao động, cán bộ công nhân viên có nhu cầu về chỗ ở; nhu cầu văn phịng
làm việc của các cơ quan, cơng ty, doang nghiệp, nhà máy xí nghiệp, các khu cơng
nghiệp; nhu cầu cơ sở vật chất của các trường đại học, các bệnh viện, các cơng trình
cơng cộng; nhu khu vui chơi giải trí, nhu cầu mua sắm tại các chợ, siêu thị, các trung
tâm thương mại… Công tác quản lý giám sát chất lượng cơng trình xây dựng ngày
càng được coi trọng với minh chứng là việc ngày càng có nhiều Giải thưởng Chất
lượng cơng trình xây dựng. Giải thưởng về chất lượng cơng trình xây dựng được phát
triển từ cuộc vận động “ Đảm bảo chất lượng cơng trình chất lượng sản phẩm xây
dựng” do Cơng đồn Xây dựng Việt Nam phát động. Phong trào thi đua này đã được
11


chính thức thể hiện bằng các quy định hiện hành là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP [5]
quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng và Thơng tư 04/2016-TT-BXD [6]
quy định giải thưởng về chất lượng cơng trình xây dựng.
Điển hình như cuối năm 2010 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Bộ Xây dựng phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận
tải, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ trao giải thưởng “Cúp vàng chất lượng
xây dựng Việt Nam” năm 2010. Giải thưởng “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt
Nam” này là kết quả của cuộc vận động “Đảm bảo và nâng cao chất lượng cơng trình,
sản phẩm xây dựng” của ngành Xây dựng. Trong đó, các cơng trình đạt chất lượng cao
và được trao giải trong đợt này là các cơng trình tiêu biểu trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập với thế giới giai đoạn đổi mới từ năm 2000 2010. Tại đây đã có 65 cơng trình tiêu biểu từ nhiều lĩnh vực được vinh dự nhận giải

thưởng gồm: 05 cơng trình hạ tầng kỹ thuật, 6 cơng trình thủy lợi, 15 cơng trình cơng
nghiệp, 26 cơng trình dân dụng và cịn lại là các cơng trình giao thơng.
Với xu thế phát triển chung của đất nước chất lượng cơng trình ngày càng được chú
trọng, nhằm để vinh danh các tập thể, tổ chức, cá nhân có cơng trình xây dựng, gói
thầu xây dựng đạt chất lượng cao, ngày 24 tháng 4 năm 2018 Bộ Xây dựng đã tổ chức
lễ công bố, trao giải thưởng “Chất lượng cơng trình xây dựng”. Tại đây đã vinh danh
nhiều cơng trình và gói thầu như:
- Sở chỉ huy Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ quốc phịng)
- Cơng trình thủy điện Đồng Nai 2
- Cơng trình đầu mối hồ chứa Nước Trong - tỉnh Quảng Ngãi
- Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi, cầu Cửa Đại - tỉnh Quảng Ngãi
- Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang
- Nhà ở Học viện Trung tâm phía Nam - Học viện Quân y
- Trụ sở Tổng cục thống kê - Hà nội
- Cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu - Hà Nội
12


- Đường nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân
- Mở rộng nhà ga T2 cảng hàng không Tân Sơn Nhất
- Dự án đầu tư xây dựng nút giao thông khác mức ngã ba Huế - TP. Đà Nẵng…
Các cơng trình xây dựng lớn tiêu biểu được trải khắp các tỉnh trên cả nước có thể kể
đến như:
- Tịa nhà Quốc hội - Hà Nội
- Trung tâm hội nghị Quốc gia - Hà Nội
- Tòa nhà Keangnam Landmark Tower - Hà Nội
- Tòa nhà Lotte Center - Hà Nội
- Tịa nhà Bitexco Financial Tower - thành phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm hành chính Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng
- Trung tâm hành chính Bình Dương - thành phố Bình Dương, cùng với các khu đơ thị

hiện đại, tổ hợp chung cư, các khu vui chơi giải trí và trung tâm thương mại lớn trải
khắp cả nước…
Theo số liệu của Tổng cục thống kế đưa ra thì ngành xây dựng ở Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng hàng năm khá so với các nhóm ngành nghề khác:
Năm 2016, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành Xây dựng duy trì
được mức tăng trưởng khả quan. Giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2016 ước đạt
khoảng 1.089,3 nghìn tỷ VNĐ, tăng 10,4% so với năm 2015 đạt 104% kế hoạch năm,
chiếm tỷ trọng 6,19% GDP cả nước (năm 2015 chiếm 5,97% GDP).
Năm 2017, đây là năm phát triển của ngành xây dựng bởi sự lạc quan của thị trường
bất động sản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành xây dựng tăng trưởng khá
cao, với tốc độ 8,7% so với năm trước đó, xây dựng cũng là ngành nằm trong nhóm
đầu các ngành đóng góp vào mức tăng GDP cả nước.

13


Theo các chuyên gia dự báo ngành Xây dựng sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng thực
trong năm 2018 đạt 9,62% so với năm trước và đạt mức bình quân khoảng 6,8% trong
giai đoạn 2018 - 2020, chủ yếu nhờ vào tăng trưởng đầu tư của khối tư nhân và đầu tư
nước ngoài.
Để đảm bảo mục tiêu giữ vững phát triển cũng như mở rộng thị trường việc làm của
ngành xây dựng Việt Nam trong tương lai, chúng ta đã có những động thái đầu tư, xuất
khẩu xây dựng ra các nước trên thế giới. Có thể kể đến như việc đầu tư xây dựng nhà
máy thủy điện Xekaman tại Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào theo hình thức BOT do
Nhà thầu thi công của Việt Nam làm tổng thầu EPC đã giải quyết được một phần việc
làm cho người lao động khi nguồn việc về xây dựng thủy điện trong nước đang dần hết
các cơng trình lớn. Hay tập đoàn lớn trong nước đã đầu tư xây dựng Dự án sân bay
Attapeu, sân bay Nọng Khang tại Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào theo hình thức BT.
Hiện nay việc xuất khẩu xây dựng của nước ta chủ yếu vẫn là xuất khẩu vật liệu xây
dựng, với thế mạnh trong các sản phẩm như xi măng, klinker, sắt thép xây dựng, kính

xây dựng, gạch ốp lát các loại… Thị trường xuất khẩu chính của nước ta có thể kể đến
như Bangladesh, Philippines, Campuchia, Singapore, Indonesia, Đài Loan… các nước
khu vực Châu Âu như Đúc, Anh, Bỉ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha… các nước khu vực Châu
Phi như Mozambique, Angola, Madagascar, Bờ Biển Ngà, Togo, Guinea Bissau,
Comoros, Ghana, Congo…
Theo các chuyên gia trong ngành thì việc xuất khẩu xây dựng ở Việt Nam hiện vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Các doanh nghiệp trong nước chưa mạnh dạn
đầu tư hay thực hiện các dự án tại nước ngồi, vì vậy kinh nghiệm cọ xát cạnh tranh
đấu thầu của ta so với các nước trong khu vực vẫn cịn thấp. Trong khi thực lực chúng
ta có mật độ kỹ sư và chuyên gia trong ngành xây dựng lớn (Việt Nam bình qn có 9
kỹ sư, chun gia xây dựng/1000 người; trong khi trung bình thế giới là 03 kỹ sư,
chuyên gia xây dựng/1000 người). Vậy chúng ta đang có lợi thế về nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn ngành xây dựng. Để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có trình độ
chun mơn này, cần đưa ra các định hướng duy trì và phát triển cho ngành xây dựng
trong tương lai trung và dài hạn.

14


Ngành xây dựng nước ta hiện còn tồn tại vấn đề về các khu chung cư xây dựng lâu
năm, các khu chung cư lắp ghép đã có tuổi đời rất lâu hiện nay đã gần hết hoặc hết
niên hạn sử dụng (được hình thành từ khoảng những năm 1960-1990). Chất lượng của
các khu chung cư này đã xuống cấp nhiều ảnh hưởng lớn đến quá trình ở, sinh hoạt
của các hộ gia đình sống ở đây. Các khu chung cư này chủ yếu tập trung ở các khu đô
thị, thành phố lớn, tại đây đời sống và thói quen sinh hoạt của các gia đình thường
đang ổn định.
Vì vậy ngành xây dựng đang đưa ra các giải pháp tổng thể lâu dài cho các khu chung
cư ở các thành phố lớn, rồi từ đó dần áp dụng cho các địa phương. Cơ quan chuyên
môn về quản lý xây dựng đưa ra những giải pháp hiện được áp dụng như cải tạo, nâng
cấp, xây mới các chung cư này. Những dự án ở vị trí đẹp thuận lợi có thể được chuyển

thành dự án trung, cao cấp để tận dụng vị trí dễ dàng thu hút nguồn lực từ các nhà đầu
tư. Kêu gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện cải tạo, nâng cấp, xây mới nhằm đảm
bảo chỗ ở cho người dân mà vẫn đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Hiện ngành xây
dựng đã đề xuất các giải pháp tái định cư cho các gia đình đang sinh sống ở các khu
chung cư cũ.
Trước đây, vị trí các cơng trình xây dựng thường được thực hiện tập trung tại các khu
vực trung tâm thành phố lớn. Đến nay tại các khu vực trung tâm này đã dần ổn định,
các cơng trình xây dựng được hình thành tại các vùng lân cận, ven đô. Xu hướng hiện
nay là mở rộng phạm vi xây dựng hướng đến các vùng có diện tích đất rộng lớn, kết
hợp giữa xây dựng với các ngành dịch vụ.
Xu thế của ngành Xây là dựng phát triển tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành đến 2020. Với mục tiêu nhằm đưa ngành
xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Theo chủ trương thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao hiệu quả chất lượng, năng suất lao động
và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xây dựng. Các sản phẩm chủ lực được phát
triển mạnh mẽ, cơ bản chiếm lĩnh làm chủ được thị trường trong nước, từng bước
vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng được hầu hết
các công trình xây dựng thiết yếu bảo đảm chất lượng, mang nét đặc trưng, có giá
thành cạnh tranh. Khắc phục cơ bản tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tính hiệu quả gây

15


×