Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đặc trưng của đô thị việt nam truyền thống và sự thay đổi của những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.28 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THƠNG VÀ VĂN HỐ ĐỐI NGOẠI
--------***--------

TIỂU LUẬN
Mơn học: Văn hóa Việt Nam và Hội nhập quốc tế
ĐỀ TÀI
ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ
THAY ĐỔI CỦA NHỮNG ĐẶC TRƯNG NÀY TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên

: T.S. Đào Ngọc Tuấn
T.S. Trần Thị Hồng Thúy

Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Hà Nội, tháng 12 năm 2022


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
................................................................................................................
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
................................................................................
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................................
1. Đô thị.............................................................................................................................................................3


2. Hội nhập quốc tế.....................................................................................................................................5
II.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG...................................
1.
Những đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống............................................. 6
1.1 Đặc trưng 1: Xét về nguồn gốc và quản lý, đô thị Việt Nam phần lớn do nhà
nước sản sinh ra và quản lí, vì vậy đơ thị Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị,
rồi sau đó mới là kinh tế, văn hóa..................................................................................... 6
1.2 Đặc trưng 2: Xét về chức năng, đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành
chính là chủ yếu và chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước phong kiến........................ 6
1.3 Đặc trưng 3: Xét về quy mô, số lượng và quy mô của đô thị ở Việt Nam không
đáng kể so với nông thôn................................................................................................... 7
1.4 Đặc trưng 4: Xét về mối quan hệ nông thôn - đô thị, đô thị phụ thuộc vào nơng
thơn, và bị nơng thơn hóa, tư duy nơng nghiệp, căn tính nơng dân đã in đậm dấu ấn
trong văn hóa đơ thị của Việt Nam. ................................................................................. 8
2.
Các đô thị truyền thống tiêu biểu......................................................................... 10
3.
Lý giải các đặc trưng từ góc độ văn hóa.............................................................. 14
III.
SỰ THAY ĐỔI NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRUYỀN THÔNG
TRONG Q TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ........................................................................................................16
1. Tổng quan về đơ thị Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế...............................16
2.
Sự thay đổi những đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống trong quá trình
hội nhập quốc tế..................................................................................................................................................18
3. Ưu điểm và hạn chế của những thay đổi.................................................................................19
4.
Giải pháp cho những sự hạn
22

chế.........................................................................

PHẦN 3. TỔNG KẾT – TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 23
I.
II.

TỔNG KẾT................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 23

PHẦN 4. PHỤ LỤC............................................................................................................ 25


2


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa, hiện đại hóa, và hội nhập quốc tế đơ thị Việt Nam
đã có những sự thay đổi rõ rệt. Thực tế, điều này vừa mang đến những sự tích cực song
cũng vẫn cịn những nhược điểm cần tìm cách khắc phục và giải quyết. Vì vậy, việc
nghiên cứu về đề tài “Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những
đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế” là điều vô cùng cần thiết. Bằng cách tìm
hiểu và nghiên cứu về đặc trưng của đơ thị Việt Nam và cách các đặc trưng ấy thay đổi
như thế nào trong thời kỳ tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sinh viên không chỉ nâng cao
nhận thức, mở rộng sự hiểu biết về lịch sử phát triển, đặc trưng của đô thị Việt Nam
truyền thống mà cịn đem những kiến thức đó góp phần vào việc gìn giữ diện mạo văn
hóa riêng của dân tộc, gây dựng lịng u nước và u mến văn hóa Tổ quốc song song
với việc phát triển đô thị trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Có thể khẳng định,

các đơ thị nước ta cịn đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của các vùng và của tỉnh. Đây chính là bài học
về sự kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp để làm giàu thêm cho đất nước và phát
triển các giá trị đó trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tồn cầu hóa.
2.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu, phân tích lịch sử hình thành, những đặc trưng tiêu biểu của đô thị Việt
Nam truyền thống và lý giải chúng từ góc độ văn hóa
Nghiên cứu và phân tích sự thay đổi của các đặc trưng này trong quá trình hội nhập
quốc tế
Xác định những ưu điểm và hạn chế của những thay đổi đó. Từ đây tìm ra giải pháp
khắc phục những hạn chế và cách phát huy những mặt tích cực trong bối cảnh hội nhập quốc
tế.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.

Cơ sở lý luận
1. Đô thị

1.1 Khái niệm đô thị
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư
22/2019/TT-BXD có hiệu lực ngày 01/7/2020 thì đơ thị được định nghĩa như sau:
Khu vực tập trung dân cư sinh sông có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh
tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hố hoặc chun ngành,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một
địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn.
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05.10.2001 của Chính phủ về việc phân loại
đơ thị và cấp quản lí đơ thị thì đơ thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản:

3


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

Là ơi trung tâm tổng hợp hay trung tâm chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;
Quy mơ dân số ít nhất là 4.000 người;
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%;
Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu
chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;
- Mật độ dân cư phù hợp với quy mơ, tính chất và đặc điểm của từng loại đơ thị.
1.2 Lịch sử hình thành
Theo tài liệu của Viện Sử học Việt Nam, đô thị đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện khá
muộn so với các nước trên thế giới và các đô thị cổ sau khi hình thành cũng khơng có sự phát
triển liên tục mà thường thăng trầm cùng với sự thay đổi địa điểm kinh đô của các triều đại
khác nhau. Điều này cho phép các học giả đưa ra tổng kết quan trọng về lịch sử và tính chất
của đơ thị Việt Nam, đó là sự phát triển hay lụi tàn của các đô thị Việt Nam mang nhiều dấu
ấn hành chính – chính trị hơn là thương mại, dịch vụ như nguyên lý ra đời đô thị ở hầu hết
các nước, tức yếu tố “đô” trong “đô thị” lấn át yếu tố “thị” vốn là cơ bản để tạo thành đô thị.
Các đô thị cổ Việt Nam ban đầu được hình thành trên các trung tâm chính trị qn sự,
ở đó các tồ thành phục vụ cho mục đích phịng thủ và bên trong là nơi đồn trú của các thế
lực phong kiến. Bên cạnh phần “đơ” cịn có phần “thị”; là nơi tập trung các thợ thủ công sản
xuất ra các hàng hoá tiêu dùng và những cư dân làm nghề bn bán trao đổi hàng hố cần
thiết. Như vậy thành thị ra đời, mang tính chất chính trị quân sự và kinh tế.
Đô thị Việt Nam hiện nay được tổ chức rải đều cả nước, chủ yếu theo khơng gian
chùm đơ thị. Theo đó, chùm đơ thị phía Bắc tập trung ở khu vực sông Hồng, nổi bật là TP.
Hà Nội, chùm đơ thị phía Nam là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với đô thị trung tâm là
TP. Hồ Chí Minh.
1.3 Vai trị của đơ thị

Đơ thị là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, , giáo
dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thơng, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Cụ thể hơn:
Về mặt chính trị: Các đơ thị là nơi tập trung nhiều trụ sở của các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội , các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức
quốc tế và là nơi diễn ra nhiều hoạt động đối nội đối ngoại của đất nước. Đô thị
ở Việt Nam không nảy sinh bằng con đường phát triển tự nhiên, tức không phải
là hệ quả của sự phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại; mà trái lại do
Nhà nước sinh ra. Bởi vậy nên, nhiều học giả đều khẳng định xác đáng rằng:
phần lớn đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính nhiều hơn chức năng
kinh
tế.

4


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

Về mặt kinh tế : Các đô thị có vị trí là đầu tàu kinh tế, đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Đô thị vừa là thị trường lao
động, vừa là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Đây là nơi tập trung nhiều hoạt động
giao thương buôn bán và dịch vụ, có sức hút đối với các nhà đầu tư đến từ cả
trong lẫn ngoài nước. Cho đến nay, 70-80% hoạt động kinh tế trên phạm vi đất
nước hoặc thế giới đều diễn ra ở khu vực đô thị; điều này cho thấy nguồn thu tài
chính của nhiều quốc gia trong giai đoạn hiện nay đều đến từ các đơ thị. Vai trị
kinh tế của đơ thị đã và đang được xác định ngày càng rõ trong các chính sách
phát triển của Nhà nước ta.
Về mặt văn hóa - xã hội : Quy mô dân cư đô thị ngày càng tăng dẫn theo khả
năng gia tăng vai trò của đơ thị đối với sự phát triển văn hóa - xã hội. Đô thị là

nơi giao lưu và tiếp biến nhiều nền văn hóa nội - ngoại vùng, cùng với đó, đơ
thị cịn góp phần quan trọng trong việc đón đầu những thành tựu, cải tiến về
khoa học - kỹ thuật, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng
dich vụ y tế, giáo dục, giải trí…

2.

Hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế được biết đến chính là một q trình phát triển tất yếu, xuất phát từ
bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế
thị trường cũng chính là động lực quan trọng có vai trị thúc đẩy q trình hội nhập. Trong
giai đoạn hiện nay, hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại và nó có những
tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Hội nhập quốc tế hiện
là lựa chọn chính sách của đa số các quốc gia để phát triển. Những năm trở lại đây thì hội
nhập quốc tế đã trở thành ngơn từ khá thân quen với nhiều người dân Việt Nam.
Nguồn gốc cụm từ hội nhập quốc tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước
ngoài. Hội nhập quốc tế được biết đến chính là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong
các ngành chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, và nó đã được ra đời từ khoảng giữa thế
kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những chủ thể là người theo trường phái thể chế chủ
trương xúc tiến sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù nhằm mục đích để có thể tránh rủi ro
tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu. Ta nhận thấy rằng,
hiện nay có nhiều phương pháp hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực đang trở thành xu thế chủ đạo và là sự phát triển
tất yếu trong sự phát triển của xã hội bởi những lý do sau: (1) Sự phát triển của khoa học, kỹ
thuật, công nghệ và kinh tế thị trường dẫn đến sự phát triển trong các quan hệ sản xuất. Mặt
khác, các điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia là khác nhau, do đó, chúng địi hỏi các quốc
gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy quá
trình hội nhập quốc tế. (2) Các cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến những chuyển dịch trên
5



Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

phạm vi toàn cầu, đồng thời, quá trình xã hội hóa và phân cơng lao động ở mức cao đã vượt
ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia; dẫn đến nhu cầu tất yếu về việc hợp tác ngày càng sâu
sắc giữa các quốc gia theo hình thức song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu trong
quan hệ hợp tác đa ngành, liên ngành và đa phương.
Ta nhận thấy rằng, hiện nay, hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập tồn
cầu, khu vực và hội nhập song phương. Song, các phương thức hội nhập cụ thể này được
triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cho đến giai đoạn này, đối với
Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên ba lĩnh vực chính bao gồm các lĩnh vực cơ
bản như: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế). Hội nhập trong lĩnh vực
chính trị, quốc phịng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục,
khoa học – công nghệ hay hội nhập trên lĩnh vực khác.

II.
1.

Những đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống
Những đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống

1.1 Đặc trưng 1: Xét về nguồn gốc, đô thị Việt Nam phần lớn do nhà nước sản sinh
ra, vì vậy đơ thị Việt Nam trước hết là trung tâm chính trị, rồi sau đó mới là kinh
tế, văn hóa.
Đơ thị Việt Nam do nhà nước khai sinh ra và thực hiện chức năng hành chính là chủ
yếu. Các đô thị lớn nhỏ, ra đời vào các giai đoạn khác nhau như Văn Lang, Cổ Loa, Luy Lâu,
Thăng Long, Phú Xuân (Huế)... đều hình thành theo con đường như thế. Ngay các đô thị mới
như Xuân Mai, Xuân Hịa... cũng khơng thốt ra ngồi quy luật trên. Lấy ví dụ, Cổ Loa –
một đơ thị quan trọng thời cổ đại, được hình thành từ việc vua An Dương Vương dựa trên

những thuận lợi về mặt địa lý, dời đơ từ vùng núi và xây dựng thành trì to lớn tại đây.
Trái lại, hầu hết đô thị phương Tây đều hình thành một cách tự phát và là một tổ chức
tự trị nếu có một trong 3 điều kiện sau: (1) là nơi tập trung đơng dân, (2) có sản xuất công
nghiệp, (3) là nơi tập trung buôn bán (ba nguyên nhân này liên quan chặt chẽ với nhau). 1
Điển hình như sự hình thành đơ thị Athens tại Hy Lạp: do mua bán ruộng đất, và sự phân
công lao động ngày càng phát triển giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp, thương nghiệp, và
hàng hải, nên tất yếu thành viên của những thị tộc, bào tộc và bộ lạc khác nhau đã mau chóng
sống lẫn vào nhau; trên lãnh thổ của bào tộc và bộ lạc đã có những người khác đến ở. Trong
thời bình, mỗi bào tộc và bộ lạc đều tự quản lý công việc của mình, khơng nhờ tới hội đồng
nhân dân hay basileus của Athens. Đây chính là một hình thức của thị tộc. Sau đó, theo sau
Chiến tranh giành độc lập Hy Lạp và sự thành lập của Vương quốc Hy Lạp, Athens được
chọn là thủ đô của nhà nước Hy Lạp độc lập năm 1834. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đơ thị
phương Tây do nhà nước khai sinh ra (như Petersburg), nhưng đã có tính đến yếu tố giao
thơng và kinh tế, vì vậy, đã phát triển rất tốt sau khi hình thành.
1

Xem: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr.93.

6


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

1.2 Đặc trưng 2: Xét về chức năng, đơ thị Việt Nam thực hiện chức năng hành
chính là chủ yếu và chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước phong kiến.
“Trong đơ thị có bộ phận quản lí và bộ phận làm kinh tế (bn bán); thường thì bộ
phận quản lí hình thành trước theo kế hoạch, rồi dần dần, một cách tự phát, bộ phận làm kinh
tế mới được hình thành. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bộ phận quản lí của đơ thị đã hoạt
động rồi mà bộ phận làm kinh tế vẫn không phát triển được hoặc phát triển rất yếu ớt như
trường hợp các kinh đô Hoa Lư của nhà Đinh, phủ Thiên Trường của nhà Trần, Tây Đô của

nhà Hồ, Lam Kinh của nhà Lê, Phượng Hồng Trung Đơ của nhà Tây Sơn..” 2 Như vậy, trong
khi đô thị của ta thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu thì đô thị phương Tây thực hiện
chức năng kinh tế là chủ yếu. Khi nhà nước có nhu cầu mở trung tâm hành chính thì họ
thường chọn một trong những đơ thị có sẵn như đơ thị Athens tại Hy Lạp, đô thị Babylon –
thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại.
1.3 Đặc trưng 3: Xét về quy mô, số lượng và quy mô của đô thị ở Việt Nam không
đáng kể so với nông thôn
Cho đến tận thế kỷ XVI, Đại Việt mới chỉ có một đơ thị, một trung tâm chính trị kinh tế - văn hóa là Kẻ Chợ (Thăng Long). Từ sau thế kỷ XVI, xuất hiện thêm một số đô thị
mà chủ yếu là gắn với ngoại thương (Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn, Sài Gòn…) 3.
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, khu vực nông thôn vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với đơ
thị, khoảng 90% diện tích đất đai vẫn thuộc nơng thơn. Thêm vào đó, từ năm 1960 tới nay,
tại Việt Nam, tỉ lệ dân số thành thị chưa vượt quá 50%, cụ thể:
Năm

Dân số

Tỉ lệ dân thành thị

Số dân thành thị

2020

97.338.579

37,70%

36.727.248

2019


96.462.106

37,00%

35.686.730

2018

95.545.962

36,30%

34.658.961

2017

94.600.648

35,60%

33.642.498

2016

93.640.422

34,90%

32.635.787


2015

92.677.076

34,10%

31.635.369

2010

87.967.651

30,60%

26.910.696

2000

79.910.412

24,50%

19.568.590

Trích theo: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr92.
Xem: Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), NXB Giáo dục, tái bản lần thứ năm, 2002,
tr.47.
2
3


7


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

1990

67.988.862

20,30%

13.817.423

1980

54.281.846

19.30%

10.464.982

1970

43.404.793

18.30%

7.943.534

1960


32.670.039

14.70%

4.802.582

(Nguồn: />1.4 Đặc trưng 4: Xét về mối quan hệ nông thôn - đô thị, đô thị phụ thuộc vào nơng
thơn, và bị nơng thơn hóa, tư duy nơng nghiệp, căn tính nơng dân đã in đậm dấu
ấn trong văn hóa đơ thị của Việt Nam. 4
Đến tận ngày nay, ảnh hưởng của nơng thơn vẫn cịn gây khó khăn rất nhiều cho việc
quản lí đơ thị. Trong Hội nghị Đơ thị tồn quốc lần thứ II (tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh tháng
7-1995), Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận xét: “Mơ hình tổ chức của bộ máy nhà nước hiện nay
ở các đô thị không khác gì tổ chức bộ máy ở các huyện, xã. Về cung cách quản lí, nhiều nơi,
nhiều cán bộ đang quản lí hành chính ở đơ thị khơng khác gì lề lối quản lí ở các làng xã” 5
Biểu hiện sự phụ thuộc đô thị vào nông thôn:
Tổ chức hành chính của đơ thị Việt Nam được sao phỏng theo tổ chức nông thôn .
Đô thị truyền thống cũng chia thành các phủ, huyện, tổng, thôn. Đời Gia Long, huyện
Thọ Xương ở Hà Nội (quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng bây giờ) chia làm 8 tổng.
Cho đến tận năm 1940, các làng quanh hồ Hồn Kiếm vẫn cịn chức tiên chỉ, thứ chỉ.
Bên cạnh những đơn vị như phủ, huyện, tổng, thôn, ở đô thị Việt Nam đã xuất hiện từ
rất sớm một loại đơn vị đặc biệt bắt nguồn từ nông thôn mà đến nay đã trở thành đơn
vị hành chính cơ sở đơ thị - đó là PHƯỜNG. (Trong một làng, phần lớn người dân
đều làm nông nghiệp; tuy nhiên nhiều làng có những bộ phận cư dân sinh sống bằng
nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nơng thơn Việt Nam có thêm một
nguyên tắc tổ chức thứ ba là tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành đơn vị gọi là
phường). Ở nông thơn có thể gặp hàng loạt phường như phường gốm làm sành sứ,
phường nề làm nghề xây cất, phường chài làm nghề đánh cá, phường vải làm nghề dệt
vải, rồi những phường nón, phường giấy, phường mộc, phường thợ tiện, phường đúc
đồng... Ngay bây giờ, khi nền kinh tế thị trường đã ngự trị, đô thị Việt Nam vẫn tiếp

tục tự phát tổ chức theo lối phường. Chẳng hạn như ở thành phố Hố Chí Minh có
đường Ngơ Gia Tự bán đồ gỗ, đường Tô Hiến Thành bán vật liệu xây dựng, đường Lí
Thái Tổ làm dịch vụ in ấn. Lối tổ chức đô thị theo phường làm cho đô thị Việt Nam có
một bộ mặt đặc biệt, khiến người châu Âu luôn ngỡ ngàng: Năm 1884, Julien viết:
“Mỗi loại hàng hóa đều có một phố riêng. Ở phố Bát Sứ tất cả đều xanh. Tiếp đến phố
4
5

Xem: Đại cương về Văn hóa Việt Nam, Phạm Thái Việt (chủ biên), NXB Văn hóa – thơng tin, 2004, tr.90.
Trích theo: Báo Tuổi Trẻ, ngày 27 tháng 07 năm 1995

8


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

Bát Đàn - tất cả đều đỏ”. 6Ta cịn có thể thường xun gặp hiện tượng tái phường hoá:
Một dãy phố trước đây bán mặt hàng này, nay cả phố chuyên sang kinh doanh mặt
hàng khác. Điều này xuất phát từ tính cộng đồng và tính tự trị. Trước hết, do tính cộng
đồng mà cách tổ chức theo phường tỏ ra có lợi cho người bán: họ có điều kiện tương
trợ giúp đỡ nhau trong việc định giá.,giữ giá, vay mượn hàng, giới thiệu khách hàng
cho nhau... Khơng phải ngẫu nhiên mà tục ngữ có câu: “Bn có bạn, bán có
phường”. Mặt khác, do tính tự trị dẫn đến nếp sống tự cấp tự túc, dân không có nhu
cầu mua bán, cho nên người bn bán phải gian lận để kiếm sống - truyền thống gian
dối đó đến nay vẫn còn rất nặng; bởi vậy mà, về mặt này, cách tổ chức theo phường tỏ
ra có lợi cho người mua: tuy mất công đi xa để mua hàng, nhưng bù vào đó, người
mua có điều kiện khảo giá (khơng bị mua đắt), và vì nhiều hàng ít có nguy cơ mua
phải hàng giả.7
Phố nằm xen kẽ với làng. Tại Hà Nội, trong lịng các đơ thị, cho tới tận bây giờ, vẫn
còn tồn tại những lũy tre xanh giữa ốc đảo làng quê, có tiếng gà kêu mỗi sáng. Cạnh

quảng trường Ba Đình vẫn cịn làng hoa Ngọc Hà, gần cơng viên Thống Nhất có làng
Kim Liên, phía Tây có làng Láng với nghề trồng rau húng nổi tiếng ở Hà Nội. Hay
như tại Huế, bộ mặt đô thị của Huế từ trước thế kỷ XIX hiện ra cùng với việc xây
dựng phần ‘đô’ , ‘thành’ trên một vùng đất nông thôn. Các nhà đều lát nền bằng đá,
máng đều làm bằng kẽm để hứng nước. Quanh nhà cịn trồng xen các loại cây cối.
Huế được ví như “Thành phố nhà vườn” 8- mỗi ngôi nhà được bao bọc bởi một khu
vườn, những hàng cây. Điều này chính là một minh chứng cho một gia đình nơng thơn
điển hình.
Lối sống của đơ thị Việt Nam cũng tương tự như ở nơng thơn vì có tính cộng đồng
và tập thể cao. Do chỗ sức mạnh của truyền thống văn hóa nơng nghiệp đã khơng cho
phép nơng thơn tự chuyển thành đơ thị cho nên ở Việt Nam, có những làng xã nông
thôn thực hiện chức năng kinh tế của đơ thị - đó là các làng cơng thương. Làng Bát
Tràng (Gia Lâm) làm đồ gốm, là Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng, làng Bưởi (Từ Liêm)
làm giấy, làng Nhị Khê (Hà Tây) làm nghề tiện, làng Báo Đáp bn vải... Nếu ở
phương Tây thì những làng như vậy sẽ phát triển dần lên, mở rộng dần ra và tự phát
chuyển thành đơ thị. Nhưng ở Việt Nam thì chúng không trở thành đô thị được, mọi
sinh hoạt vẫn giống một làng nông nghiệp thông thường. Sở dĩ như vậy là vì do tính
cộng đồng, cả làng làm cùng một nghề (sản xuất cùng một sản phẩm, buôn cùng một
mặt hàng). Khơng có trao đổi hàng hố nội bộ, khơng thể trở thành đơ thị được. Mặt
khác, do tính tự trị, dân cư sống tự cấp tự túc, khép kín, khơng có nhu cầu bn bán,
giao lưu - đó là lí do thứ hai khiến cho các làng cơng thương không thể trở thành đô
thị được. Không chỉ vậy, chất nơng thơn của đơ thị Việt Nam cịn bộc lộ ở tính cộng
Xem thêm: Yann, Croquis tonkinois, Hanoi, 1889, tr.55.
Xem: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr.95 – tr.96.
8 Trích theo: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr.97.
6
7

9



Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

đồng (tập thể) của nó. Cho đến tận những năm 80, ở các đô thị Việt Nam vẫn rất phổ
biến lối kiến trúc “khu tập thể”, (miền Nam gọi là “chung cư”) - ở đó tất cả đều tập
thể, cộng đồng y như trong một làng: bể nước tập thể, bếp tập thể, thùng rác tập thể,
và cả nhà vệ sinh cũng tập thể; hành lang thì dài dằng dặc chung cho tất thảy mọi nhà.
9

Như vậy, trong khi ở phương Tây, đô thị là một tổ chức tự trị vững mạnh thì, ngược
lại, ở Việt Nam làng xã nông nghiệp là một tổ chức tự trị vững mạnh, cịn đơ thị lại yếu ớt, lệ
thuộc. Đó là một bức tranh mang tính quy luật tất yếu do sự khác biệt của hai loại hình văn
hóa quy định: ở nền văn hóa Việt Nam nơng nghiệp trọng tĩnh, làng xã là trung tâm, là sức
mạnh, là tất cả, cho nên làng xã có quyền tự trị. Cịn ở các nền văn hóa châu Âu sớm phát
triển thương mại và cơng nghiệp, thì hiển nhiên là đơ thị tự trị và có uy quyền.

2.

Các đơ thị truyền thống tiêu biểu

2.1 Đô thị cổ Phố Hiến, Hưng Yên.10
Vùng này vốn là một lãnh địa của sứ quân Phạm Bạch Hổ, đến thời Tiền Lê là thực
ấp11 của Lý Công Uẩn. Thế kỷ XVIII, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống (ở
Trung Quốc), một số kiểu dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam lập nên làng Hoa
Dương (hàm ý những Hoa kiều tị nạn thờ Dương Qúy Phi). Vùng này về sau bao gồm các xã
Mậu Dương, Lương Điền và Phương Các. Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa
phương khác nhau và nhiều kiều dân, thương nhân của các nước trong khu vực và Phương
Tây dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư nay để buôn bán và làm ăn.
Phố Hiến trong lịch sử chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế
Những năm 1600-1610. phố Hiến đã trở thành một đô thị sầm uất, nổi tiếng trong cả

nước, một trung tâm kinh tế - chính trị có nhiều mối giao lưu quốc tế. Lúc này, ở phố Hiến có
lỵ sở12 Trấn Thủ Sơn Nam, Ty Hiến Ty Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong
ngồi nước; một đoạn sơng tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến; những chợ phố đông đúc;
các thủ công và thương nhân người Việt. người Hoa, Nhật Bản và phương Tây hịa đồng
bn bán, tụ tập lại làm ăn với nhau gọi là Vạn Lai Triều 13, phong vật phồn thịnh, nhà ngói
như bát úp”.
Bến cảng sơng
9

Xem: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr.95.

Xem: Nguyễn Sỹ Quế, Lịch sử đô thị, NXB Khoa học & Kĩ thuật, 2009, tr.152 - tr.155
11
Thực ấp: vùng đất được ban cho quan lại gồm một số lượng hộ dân và ruộng đất dưới sự quản lí của
họ, được nhà Lý áp dụng rộng rãi.
12 Lỵ sở: Một tỉnh lỵ của một tỉnh, một thủ phủ của một vùng, Tổng hành dinh hay nơi cư ngụ chính thức của
Tỉnh trưởng hoặc thủ hiến.
13 Thuật ngữ “Vạn Lai Triều” có nghĩa là “bến nước từ đó các tàu thuyền sau khi được phép sẽ đi vào triều
đình Lê - Trịnh ở Thăng Long” là tên gọi mà người Việt và khách thương Trung Hoa thời đó gọi chung cho
Phố Hiến
10

10


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sơng Xích Đằng - đoạn sơng Nhị Hà chảy sát
Phố Hiến. Bến Xích Đằng có 4 bến đị lớn: Kệ Châu, Quan Xuyên, Nhân Dục và Phương
Trà. Bên kia sơng lại có trạm tuần ty Lãnh Trì, ở phía Nam có bến Mễ Châu, là nơi cho các

thuyền phương Tây neo đậu. Điều này nói lên vai trị quan trọng, có tính quyết định của bến
cảng ở Phố Hiến, tính chất thương cảng đối với tồn bộ đời sống kinh tế- xã hội của Phố
Hiến.
Chợ
Cùng với bến cảng sông là các khu chợ sầm uất như Chợ Vạn, Chợ Hiến, Chợ Bảo
Châu. Những chợ này đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để trở thành các chợ
liên vùng, có quan hệ và ảnh hưởng rất lớn đến Thăng Long - Kẻ Chợ đương thời.
Những thương điếm14 phương Tây
Trong thế kỷ XVII, có hai thương điếm phương Tây đã được dựng lên ở Phố Hiến:
thương điếm Hà Lan (1673 – 1700) và thương điếm Anh (1672 – 1683). Các thương nhân
người Hà Lan và Anh đã cho đào một con kênh từ sông Hồng vào tới các thương điếm cho
thuyền bé thuận tiện qua lại, hai bên bờ kênh có đắp đê con. Con kênh này cũng nối các
thương điếm phương Tây với một đầu là cảng sông và đầu kia là phố Châu Á (Phố Khách),
hơn nữa cịn có thể là một phương tiện cung cấp nước sinh hoạt cho khu thương điếm.
Phố Hiến là đô thị đa văn hóa và mang dáng dấp quốc tế
Phố Hiến là khu sản xuất và buôn bán của người Việt và các kiều dân ngoại quốc.
Diện mạo Phố Hiến trong những năm 1709 - 1711 đã được các nhà hàng hải thương lái
người Âu chú ý và tiếng tăm của đô thị đã lan tận sang các nước Anh, Hà Lan, Pháp, Bồ Đào
Nha, Ấn Độ. Chính vì thế, Phố Hiến mang những nhu cầu về tâm linh văn hóa của nhiều
cộng đồng khác nhau, thể hiện qua các công trình kiến trúc, nổi bật với các phong cách kiến
trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung Hoa xen lẫn vào đó có phong cách kiến trúc
Châu Âu, đơi khi chúng còn pha trộn lẫn nhau. Tổng cộng lại Phố Hiến có 60 di tích lịch sử
văn hóa, trong đó có nhiều kiến trúc tơn giáo của người Việt và người Âu. Tuy nhiên, cũng
như các đô thị Việt Nam khác, bên cạnh những kiến trúc bằng gạch ngói, đại bộ phận nhà ở
của dân đều bằng gỗ, tre, nứa, lại ở sát nhau. Vào năm 1673, hàng trăm nóc nhà ở Phố Hiến
đã bị cháy; riêng tháng 7 năm 1869, chỉ một nửa thành phố còn nguyên vẹn sau khi một vụ
hỏa hoạn lớn xảy ra.
2.2 Đô thị cổ Hoàng thành Thăng Long.
Khu Hoàng thành Thăng Long được cơng nhận là Di sản văn hóa thế giới tại Việt
Nam vào tháng 7 năm 2010. Với 3 tiêu chí nổi bật là: (1) Minh chứng duy nhất về truyền

thống văn hóa lâu đời của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng qua các thời kỳ lịch sử.
(2)Minh chứng đặc sắc về q trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh
14

Thương điếm: Hiệu buôn lớn (từ Hán Việt cũ).

11


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

hưởng văn hóa từ bên ngồi, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị tồn cầu của văn minh
nhân loại để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa của quốc gia. (3) Có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của quốc gia
trong mối quan hệ với khu vực và thế giới. Tại lễ khai mạc đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng
Long – Hà Nội vào ngày 1/10/2010, bà Irina Bokova - tổng giám đốc UNESCO đã trao bằng
công nhận khu di tích trung tâm Hồng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hóa thế
giới cho lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Hoàng Thành Thăng Long - Trung tâm quyền lực chính trị kiểu châu Á
Về mặt địa lý, đất Thăng Long nằm giữa vùng Đồng Bằng đông dân, trù phú, lại ở vào
vị trí của những đường giao thông quan trọng chủ yếu mà lúc bấy giờ chủ yếu là đường sơng.
Thuyền bè có thể xi ngược khắp đất Kinh kỳ và có dải sơng Hồng tỏa đi khắp mọi miền
của đất nước. Đó là nơi quy tụ và tỏa rộng của mạng lưới giao thông, là vị trí “chính giữa
Nam - Bắc - Đơng - Tây”, “chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương”.
Về mặt kinh tế - xã hội, từ một làng nhỏ ven sông Tô rồi qua thành Vạn Xuân của nhà
tiền Lý, thành Tơng Bình - Đại La thời Tùy - Đường, đến đầu thế kỷ XI, đất Thăng Long đã
trở thành một vùng cư dân tập trung, kinh tế phát triển. Vùng đó cũng đã có thành lũy, đê
điều có thể coi đây là cơ sở ban đầu và những đường nét cấu trúc thành thị sơ khai của Hà
Nội thời tiền Thăng Long. Tất cả những điều kiện tự nhiên và kết quả phát triển lịch sử trên
đây cùng với tầm nhìn bao quát và sự phát hiện thiên tài của Lý Công Uẩn, đã dẫn đến chủ

trương định đô ở Thăng Long và từ đó, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn
hiến và anh hùng của Hà Nội. Đó là thời kỳ Thăng Long với biểu tượng rồng bay vừa mang
khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội nguồn
Rồng - Tiên và ước mơ về nguồn nước, mưa thuận gió hịa của cư dân văn minh nông nghiệp
trồng lúa nước. Năm 1010 đã được ghi vào lịch sử Hà Nội như một mốc lớn với hai sự kiện
trọng đại: Định đô ở vùng Hà Nội và đặt tên thành Thăng Long.Và từ đó, Thăng Long đã
vươn lên như Rồng bay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, xứng đáng là kinh đô
của nước đại Việt, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa lớn nhất của cả đất nước.
Hồng thành Thăng Long – Hà Nội được ví là nơi giao các giá trị văn hóa của Đơng Á
với Đơng Nam Á trong tiến trình lịch sử lâu dài. Sự giao thoa ấy được biểu hiện qua các hiện
vật lịch sử, cơng trình kiến trúc, cảnh quan đơ thị với bề dày lịch sử lên tới 1000 năm. Tổng
quan mô hình đơ thị, kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội mang giá
trị độc đáo và tiêu biểu cho sự phát triển liên tục của một trung tâm quyền lực chính trị kiểu
Châu Á.

2.3 Cố đơ Huế
Huế là một trong những trung tâm chính trị, văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu của Việt
Nam. Trải qua bao biến thiên lịch sử, Huế vẫn bảo tồn được “chân dung” của một kinh đô,
“một kiệt tác thơ về kiến trúc đơ thị” với hàng trăm cơng trình nghệ thuật tinh vi, tuyệt mỹ,
12


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

phong phú, đa dạng về phong cảnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, hịa quyện vào cảnh
quan kỳ diệu của thiên nhiên. Quần thể di tích Cố đơ Huế có giá trị đặc biệt về lịch sử,
khoa học, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc.
Huế được hình thành kể từ khi hai châu Ơ - Rí chính thức thuộc về Đại Việt năm 1306
(sau đám cưới của Huyền Trân Cơng chúa), tích tụ và phát triển lên đến đỉnh cao vào thế kỷ
XIX; được thể hiện trên nhiều khía cạnh của đời sống văn hóa Huế hiện nay. Từ đó tạo nên

bản sắc văn hóa Huế độc đáo và cũng là những giá trị tinh thần của Quần thể di tích Cố đơ
Huế, tạo nên giá trị nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đơng.
Những di vật trong Quần thể di tích Cố đơ Huế chứa đựng và phản ánh cả chiều dày
lịch sử mở cõi lẫn q trình kiến tạo đất nước, ví dụ như những chiếc vạc đồng trong Đại Nội
hay ở một số lăng tẩm các vua nhà Nguyễn. Mỗi chiếc vạc đồng là một chứng tích của lịch
sử, là vật chứng tiêu biểu ghi lại quá trình “Bình Di phá Trịnh” của các chúa Nguyễn. Mỗi
khi đem quân đi chiến đấu với quân Trịnh từ phía Bắc đánh xuống hay trực tiếp cầm quân đi
chinh phạt, bình định Man Di trở về thắng lợi, các chúa Nguyễn đều cho đúc những chiếc
vạc đồng để biểu dương cho Võ công. Không những thế, mỗi chiếc vạc đồng còn là một tác
phẩm độc đáo của nghệ thuật đúc đồng ViệtNam. Chúng giống như nội dung của cuốn bách
khoa thư về thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam, thể hiện qua các hình ảnh đúc trên
thân vạc. Nhiều lồi động, thực vật đặc hữu hiện nay đã khơng cịn tồn tại, muốn tìm hiểu,
nghiên cứu về chúng chỉ có thể tìm hiểu qua các cuốn “sách đồng” độc nhất vô nhị này.
Ngồi ra, trong Quần thể di tích Cố đơ Huế cịn rất nhiều di vật đặc sắc “có một khơng hai”
như: Cửu đỉnh; Cửu vị Thần cơng, Ngai vàng Hồng đế…
Bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế cịn có hàng trăm ngơi
chùa thâm nghiêm cổ kính với kiến trúc truyền thống. Dưới góc nhìn kiến trúc đơ thị, Huế
khơng chỉ là một hình mẫu về kiến trúc sinh hoạt truyền thống, mà còn là một điển hình về
kiến trúc khơng gian - sinh cảnh. Nơi đây chính là sự hội tụ về tinh thần của một trung tâm
chính trị - văn hóa - nghệ thuật sôi động. Ở Huế, đạo Phật và đạo Nho đã thấm sâu, hịa
quyện vào văn hóa truyền thống địa phương để rồi từ đó trở thành nguồn lực tinh thần nuôi
dưỡng những tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý nhân văn hết sức đặc sắc.
Với lịch sử phát triển, truyền thống kinh tế cùng với cách tổ chức, quy hoạch hiện nay,
đơ thị Việt Nam có những đặc trưng nổi bật được tổng kết từ nhiều học giả như sau:
Thứ nhất, đơ thị Việt Nam có sự đan xen, hịa trộn giữa nơng thơn và thành thị ở
hầu như tất cả các mặt (không gian địa lý, cơ sở hạ tầng, dân cư, tơn giáo, văn hóa, hoạt động
kinh tế) do Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, trước đây 90% dân sống ở nông thôn và
hoạt động nghề nơng, nay cùng với q trình hịa nhập với thế giới nói chung, cơng cuộc
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng, q trình đơ thị hóa đang diễn ra rộng
khắp và mạnh mẽ.

13


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

Thứ hai, về chính trị, văn hóa, xã hội: ở đơ thị, vấn đề chính trị là nhạy cảm (do
tầng lớp trí thức đơng), văn hóa đa dạng, hội tụ, diễn biến phức tạp và tạo nên văn hóa riêng,
đó là văn hóa đơ thị. Ngồi ra, đô thị là nơi quần cư của nhiều tầng lớp, đa dạng về dân tộc,
tôn giáo với nhu cầu xã hội khác nhau, đa dạng và luôn biến động… Từ những yếu tố đó, vấn
đề an ninh quốc phịng tại đô thị cũng cần được chú trọng hơn địa bàn nơng thơn.
Thứ ba, do lịch sử chính trị của các đô thị cổ (Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long…) là
một căn cứ chính trị hơn là một đơ thị mà ngày nay nhiều học giả đều khẳng định xác đáng
rằng: các đơ thị Việt Nam có chức năng của một trung tâm hành chính (của cả nước
hoặc tỉnh, huyện) hơn là chức năng kinh tế.
Thứ tư, về tốc độ đô thị hóa: q trình đơ thị hóa ở Việt Nam được đánh giá là chậm
chạp cho đến trước thời kỳ đổi mới và sau đó phát triển mạnh mẽ.
Thứ năm, đô thị Việt Nam cũng như các đô thị khác, có vị trí là đầu tàu kinh tế , là
nơi có tỷ lệ phát triển kinh tế cao nhất và cũng đóng góp GDP nhiều nhất so với các khu vực
nơng thơn, có vai trị thúc đẩy kinh tế, là cực tác động cho cả nước và khu vực.
Như vậy, đơ thị có đặc trưng hồn tồn khác biệt với nông thôn và việc quản lý đô thị
cần thiết phải có cơ chế phù hợp. Cơ chế đó phải được hình thành từ thể chế pháp lý về tổ
chức đơn vị hành chính lãnh thổ đơ thị, mơ hình chính quyền đơ thị phù hợp, từ đó, đáp
ứng nhu cầu quản lý đô thị hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và thúc đẩy phát
triển cả nước và khu vực.

3. Lý giải các đặc trưng từ góc độ văn hóa
Nhìn từ góc độ văn hóa, đơ thị Việt Nam truyền thống có những đặc trưng như trên vì
những yếu tố dưới đây.
3.1 Thành thị bị nơng thơn chi phối
Đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nơng thơn đậm nét. Văn hóa Việt

nam ngày xưa khơng phải là văn hóa thành thị, khơng có hiện tượng thành thị chỉ huy nơng thơn
để chuyển nền kinh tế tự túc sang kinh tế hàng hoá. Ngược lại, chính thành thị lại bị nơng thơn
hố. Thể chế làng xã Việt Nam mang tính bao trùm tới mức tất cả các cộng đồng lớn hơn (đô thị,
nhà nước) đều là sự phịng chiếu của chính nó.15 Đơ thị truyền thống cũng chia thành các phủ,
huyện, tổng, thôn. Thậm chí, Đơ thị lớn nhất nước như Thăng Long chỉ là cửa hàng bán các sản
phẩm nông thôn. Từng phường chỉ là cái đuôi của từng làng nghề với thành hoàng làng, và gắn
chặt chẽ với làng. Đời Gia Long, huyện Thọ Xương ở Hà Nội

Trích theo: Đại cương về Văn hóa Việt Nam, Phạm Thái Việt (chủ biên), NXB Văn hóa – thơng tin, 2004,
tr.91
15

14


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

(quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng bây giờ) chia làm 8 tổng. Cho đến tận năm 1940,
các làng quanh hồ Hồn Kiếm vẫn cịn chức tiên chỉ, thứ chỉ. 16 17
Có thể nói: “Siêu làng lớn nhất là nước, là dân tộc”18. Trong lịng các đơ thị, cho tới gần
đây, thậm chí tận bây giờ, vẫn cịn sót lại những ốc đảo làng q có lũy tre xanh, có tiếng gà
kêu, chó sủa. Ở Hà Nội, ngay cạnh quảng trường Ba Đình vẫn cịn làng hoa Ngọc Hà, ngay
gần cơng viên Lênin có làng Kim Liên. Ở Huế, cho đến tân bây giờ khơng chỉ có những
thơn Vĩ Dạ thơ mộng, làng Phủ Cam làm nón... mà cả thành phố vẫn cịn ngun đó chất
nơng thơn: Người Huế tự hào khoe với dụ khách rằng đây là một "Thành phố nhà vườn". 19

3.2 Văn hóa nơng thôn chi phối không cho làng xã phát triển thành đô thị.
Các làng nghề của Việt nam không thể phát triển được thành các thị trấn, để từ đó phát
triển tiếp lên thành các đơ thị vì:
Trước hết, cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ

công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc
phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt,
phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngồi nghề nơng.
Chung quy lại, "nghề" chỉ là một hoạt động phụ thu so với canh tác nông nghiệp của
làng. Các làng nghề không bị sức ép về sự khan hiếm đất đai canh tác đến độ phải
chuyển hẳn sang sống bằng nghề thủ công.20
Thị trường tiêu thụ không mở rộng được, do hàng hố tiểu thủ cơng nghiệp mà các
làng nghề sản xuất ra chủ yếu là để phục vụ nhu cầu nhỏ hẹp của tầng lớp quan lại
phong kiến. Các hoạt động buôn bán những sản phẩm này lại do chính tầng lớp quan
lại phong kiến quản lý. Chính quyền vua chúa cũng chỉ xem thủ cơng nghiệp như
một hoạt động cung cấp vật phẩm tiêu sái và đổi lấy hàng hóa nước ngồi. Việc này
dẫn đến hệ quả là: thủ cơng và thương nghiệp bị bóp nặn đến kiệt sức và khơng có
khả năng tái sản xuất mở rộng, khơng thể có diện mạo độc lập và do đó, khơng đủ lực
để bứt ra khỏi quỹ đạo của làng xã nông thôn để trở thành một bộ phận kinh tế độc
lập. Thêm vào đó, hệ thống giao thông thời gian này không phát triển, bởi vậy, việc
lưu thông và trao đổi các sản phẩm thủ công trở nên hết sức khó khăn. 21
Ở Việt Nam có một số làng thực hiện chức năng đô thị - các làng cơng thương ví dụ làng
Bát Tràng (Gia Lâm) làm đồ gốm, làng Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng, làng Bưởi (Từ
Liêm) làm giấy, làng Phù Lưu, Đa Ngưu (Hải Dương) bn thuốc bắc,... Nếu ở phương
Tây thì những làng như vậy sẽ phát triển dần lên, mở rộng dần ra và tự phát chuyển
thành đô thị. Nhưng ở Việt Nam thì chúng khơng trở thành đơ thị được. Sở dĩ như vậy là
vì do tính cộng đồng, cả làng làm cùng một nghề (sản xuất cùng một sản phẩm, bn
cùng một mặt hàng) khơng có sự trao đổi hàng hóa. Mặt khác, cũng là do
Xem: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr119.
Tiên chỉ, thứ chỉ: Là người có phẩm tước, danh vọng, địa vị cao nhất, tuổi tác cũng phải cao nhất và sinh
trưởng tại Làng Xã. Đây là lớp người đứng đầu có tồn quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong làng. Do đó,
họ là lớp người có quyền thế nhất.
18 Trích theo: GS. Hà Văn Tấn, Làng, liên làng, siêu làng-mấy suy nghĩ về phương pháp, Nhà xuất bản Hội
Nhà văn, 2005, tr126
19 Thích theo: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr122.

16
17

20

Xem: Đại cương về Văn hóa Việt Nam, Phạm Thái Việt (chủ biên), NXB Văn hóa – thơng tin, 2004, tr.91

21

Xem: Đại cương về Văn hóa Việt Nam, Phạm Thái Việt (chủ biên), NXB Văn hóa – thơng tin, 2004, tr.91-92

15


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

tính tự trị, dân cư sống tự cấp tự túc, khép kín, khơng có nhu cầu bn bán,
giao lưu. 22

3.3 Chế độ phong kiến Việt Nam mang tính tập quyền
Trong chế độ này, quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua. Vua sẽ là người đặt
ra pháp luật, là người tổ chức thực hiện pháp luật và là người có quyền tối hậu. Đồng thời,
vua cũng là người chỉ huy quân đội, đặt ra các loại thuế, quy định các đơn vị tiền tệ, quyết
định các chính sách đối nội, đối ngoại. Nói cách khác, tất cả các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp đều thuộc về vua. Để duy trì tính tập quyền này, các nhà nước phong kiến Việt
Nam đã tìm đủ mọi cách để loại trừ những tác nhân gây ra khuynh hướng phân quyền trong
xã hội, đe dọa đến quyền lực tối thượng của nhà vua. Những tác nhân đó là: nghề thủ công,
thương mại, giai tầng thương nhân và văn hố đơ thị. Ở đây có xuất hiện tình trạng đồng
mưu giữa chính quyền phong kiến tập quyền và thể chế làng xã trong việc kìm hãm thủ cơng
nghiệp và thương nghiệp vì cả hai loại thể chế này đều sợ cấu trúc khép kín của chúng sẽ bị

phá vỡ.23 Ví dụ với Hà Nội, nhà Nguyễn muốn trói chặt người nông dân với ruộng đất nơi cư
trú nhằm hạn chế nền kinh tế hàng hóa đơ thị phát triển ở tỉnh thành này.24
3.4 Tư tưởng trọng nông ức thương
Thành kiến của người Việt đối với thương nghiệp rất nặng; tư tưởng "trọng nông, ức
thương" bám rễ quá sâu trong nhân dân. Có thể nói tình trạng này cịn trầm trọng hơn cả
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác.25 Người Việt Nam truyền thống vốn gắn bó
với sự ổn định làng xã, vốn coi thường dân ngụ cư nên thời xưa, người dân không coi trọng
đô thị; dưới con mắt họ, đô thị là nơi hội tụ của dân "tứ chiếng giang hồ". Tâm lí "trọng
nơng (nơng thôn) ức thương (thành thị)" này thể hiện khắp mọi nơi. Hiện tượng coi thường
đơ thị và "nơng thơn hóa đơ thị" này trái hẳn với tình hình ở phương Tây, nơi mà đô thị luôn
được nông thôn ngưỡng mộ và có sức mạnh đơ thị hóa nơng thơn.26 Thêm vào đó, Việt Nam
xưa kia coi trọng nhất nơng nhì sĩ, hoặc nhất sĩ nhì nơng, thương nhân bị khinh rẻ, các nghề
khác thường bị coi là nghề phụ. Một khi, hoạt động thương nghiệp khơng phát triển thì
khơng thể có một thứ “văn hố đơ thị” theo đúng nghĩa của từ này được. 27
3.5 Tầng lớp thương nhân độc lập không tồn tại
Ở Việt Nam, không tồn tại một tầng lớp thương nhân độc lập, mà chỉ có những thương
nhân gắn chặt với làng quê. Họ là những người thuộc đẳng cấp bình dân và mang đậm
tính cách thị dân. Mặc dù đã ra lập nghiệp nhưng lớp thị dân này luôn tưởng vọng về
quê nhà. Một tầng lớp thương nhân như vậy, khơng thể có văn hố riêng, và do đó
cũng khơng thể có văn hoa đơ thị đích thực. 28 29
22

Xem: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr119.

Xem: Đại cương về Văn hóa Việt Nam, Phạm Thái Việt (chủ biên), NXB Văn hóa – thơng tin, 2004, tr.92
Theo Phong Kiều, bài viết Điểm qua một số chính sách của các nhà nước phong kiến đối với nông nghiệp
Thăng Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, 2015
25 Xem: Phan Ngọc, Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội, 2002, tr.64
26 Trích theo: Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999, tr123.
27 Xem: Đại cương về Văn hóa Việt Nam, Phạm Thái Việt (chủ biên), NXB Văn hóa – thơng tin, 2004, tr.92

28 Xem: Phan Ngọc, Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội, 2002, tr.64
29 Trích theo: Đại cương về Văn hóa Việt Nam, Phạm Thái Việt (chủ biên), NXB Văn hóa – thơng tin, 2004,
tr.93
23
24

16


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

III. Sự thay đổi những đặc trưng của đơ thị Việt Nam truyền thơng trong
q trình hội nhập quốc tế
1.

Tổng quan về đô thị Việt Nam trong q trình hội nhập quốc tế

Giữa giá trị tồn cầu và giá trị địa phương về văn hóa khơng thể tránh khỏi xung đột
và mâu thuẫn, chính vì vậy mà rất cần được nghiên cứu và giải quyết. Các đặc trưng đơ thị
đã trải qua một thời kì “biến đổi khôn lường” xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Hai mươi
năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác quy hoạch và
quản lý xây dựng đơ thị đã có nhiều thay đổi lớn. Nền kinh tế thị trường đang phát triển
mạnh, hội nhập quốc tế càng ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn, đã làm cho đất nước Việt
Nam nói chung và đơ thị Việt Nam nói riêng đang thay đổi tồn diện theo hướng tích cực.
Triển vọng của một cơng cuộc đơ thị hố hết sức năng động cũng được dự báo, vì sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang cơng nghiệp hố và hiện đại hố với tỷ lệ tăng trưởng dân số
đô thị cao, do luồng dân di cư ồ ạt từ nông thôn đổ về các thành phố. Tồn cầu hóa tạo điều
kiện thuận lợi cho đơ thị hóa phát triển trên nhiều phương diện như: quy mô, tốc độ, cấu trúc,
kiểu dáng. Hà Nội và Tp.HCM cuốn hút rất nhiều dân nhập cư từ các vùng nông thôn. Quy
hoạch đô thị trung tâm lớn (metropolitan planning) đã bắt đầu tại Hà Nội (sáp nhập Hà Tây

và một số đơn vị hành chính khác), Tp.HCM, Đà Nẵng mới chỉ hạn hẹp trong phạm vi quy
hoạch không gian. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng đã nhanh chóng trở
thành những trung tâm đơ thị mới thu hút hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn nhân công đổ xơ
đến tìm kiếm việc làm. Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại mà đơ thị
ngày nay đã có những dáng dấp mới. Hàng loạt các tòa cao ốc 15 tầng trở lên và các hệ thống
kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại được xây dựng. Tỷ lệ tăng bình quân dân số thành thị của
nước ta cũng có những biến đổi.

Khơng chỉ vậy, không gian đô thị cũng được mở rộng nhiều. Giai đoạn 2010 - 2020
đất đơ thị đã tăng bình qn 38,5 nghìn ha/năm. Năm 2020 cả nước có 2.028,07 nghìn ha đất
đơ thị (theo địa giới hành chính phường, thị trấn), chiếm 6,12% tổng diện tích đất tự nhiên.
Giai đoạn 2011 - 2020 đất đơ thị tăng 385,65 nghìn ha.

17


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế

Tuy nhiên, bản chất của quá trình đơ thị hóa và phát triển đơ thị ở Việt Nam hiện nay
đang nằm trong giai đoạn quá độ: biến đổi văn hóa từ nơng thơn sang đơ thị với những đặc
trưng tiêu biểu như đa dạng hóa, phức tạp hóa, hiện đại hóa…, trong đó chứa đựng nhiều yếu
tố tích cực nhưng cũng khơng ít những tiêu cực, trái chiều. Nước ta nằm trong nhóm các
nước đang phát triển, chịu sức ép của rất nhiều vấn đề: trình độ và năng lực quản trị xã hội
thấp, gia tăng dân số, kinh tế chậm phát triển,... Cho nên, việc quy hoạch, xây dựng và phát
triển đô thị cũng gặp nhiều khó khăn, ví dụ như đơ thị hóa khơng đồng đều giữa các vùng,
miền; tỷ lệ đơ thị hóa cịn thấp so với mức trung bình các nước trong khu vực và thế giới,
chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đơ thị hóa phát triển theo chiều rộng là
chủ yếu với mật độ thấp và phân tán, gây lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế. Tình
trạng mật độ thấp, nhất là tại các đô thị đặc biệt, nhiều khu vực nội thành, nội thị vẫn cịn
50% - 60% diện tích đất nơng nghiệp hoặc để trống chưa sử dụng phát triển đô thị do các dự

án chậm triển khai.

2. Sự thay đổi những đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống trong q
trình hội nhập quốc tế
2.1Số lượng đơ thị tăng nhanh chóng.
Nếu như trước đây, số lượng đơ thị gần như bị áp đảo bởi nông thôn khi đến thế kỷ
19, Việt Nam mới chỉ có hơn 10 đơ thị ở cả ba miền thì đến nay, số lượng đơ thị của Việt
Nam cũng tăng với tốc độ đáng ngạc nhiên cùng với q trình đơ thị hóa. Thứ trưởng Bộ Xây
Dựng Lê Quang Hùng cho biết cả nước ta hiện nay có tới 870 đơ thị, tốc độ đơ thị hoá cũng
cao, vào khoảng 40%. Đến cuối năm 2020, hệ thống đơ thị nước ta đã có 862 đơ thị các loại,
phân bổ tương đối đồng đều trong cả nước; tỷ lệ đơ thị hóa xác định theo địa bàn có chức
năng đơ thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 41% tháng 6/2022.
2.2Sự phát triển các đô thị đã tạo nên các vùng đơ thị hóa cao độ
Mật độ các đơ thị trên cả nước cũng có sự thay đổi đáng kể từ khi bắt đầu quá trình đơ
thị hố. Sự phát triển của các vùng đơ thị dựa trên cơ sở của một thành phố lớn và các đô thị
lân cận. Ở Việt Nam, hai vùng đô thị lớn được hình thành và phát triển vẫn là Thủ đơ Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, các đơ thị có số dân tăng trưởng trung bình, các đơ
thị nhỏ có số dân tang trưởng chậm, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh có số dân tăng trưởng nhanh.
Đơ thị hóa diễn ra khơng đồng đều tại các vùng miền, địa phương và chủ yếu là các
đô thị vừa và nhỏ. Năm 2010, có 772 đơ thị tăng lên 862 đơ thị trong năm 2020, trong đó có
2 đơ thị đặc biệt tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 23 đơ thị loại I, 32 đơ thị
loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V chủ yếu là các thị xã thuộc
tỉnh hoặc thị trấn. Tỷ lệ đơ thị hóa năm 2020 lên 39,3%, tăng hơn 9% so với năm 2010;
2.3Thay đổi về chức năng của đô thị

18


Đặc trưng của đô thị Việt Nam truyền thống và sự thay đổi những đặc trưng này trong quá trình hội nhập quốc tế


Theo như đặc trưng truyền thống, mục đích và lý do ra đời của đơ thị Việt Nam trước
hết là để thực hiện chức năng hành chính, quân sự trước, rồi mới đến chức năng là trung tâm
kinh tế, văn hố của đất nước. Đó cũng là đặc trưng lớn nhất góp phần phân biệt đơ thị Việt
Nam và đô thị phương Tây. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các đô thị đều tập trung vào mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội hơn cả.
Đơ thị hóa gắn liền với q trình cơng nghiệp hóa. Một mặt q trình cơng nghiệp hóa
là tiền đề cho sự hình thành đơ thị hóa khi gia tăng về số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất.
Mặt khác, hệ thống đơ thị được hình thành cùng với sự hình thành phát triển về cơ sở vật
chất, kỹ thuật, hạ tầng thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa phát triển, mở rộng quy mơ và
hình thành mới các khu cơng nghiệp. Năm 2011, nước ta có 260 khu cơng nghiệp với tổng
diện tích là 72 nghìn ha tăng lên 335 khu cơng nghiệp trong năm 2020 với tổng diện tích đất
tự nhiên khoảng 97,8 nghìn ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp là 66,1 nghìn ha;
Cùng với đó, hệ thống đô thị quốc gia đã phát triển mạnh cả về số lượng cũng như
chất lượng, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của mỗi vùng; bước
đầu đã hình thành cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm đổi mới sáng tạo; khoa học, công
nghệ; giáo dục, đào tạo tại các đô thị lớn. "Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết
về phát triển các vùng, trong đó có nội dung phát triển đô thị tại các vùng, gắn với phát triển
hạ tầng chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội văn hóa...", Thủ tướng cho biết.

3.

Ưu điểm và hạn chế của những thay đổi 3.1 Ưu điểm
3.1.1 Giảm bớt sự ảnh hưởng văn hóa của làng

Q trình đơ thị hóa cũng như sự du nhập của văn minh phương Tây đã phần nào thay
đổi quan niệm của nhân dân về văn hóa làng và những hủ tục của văn hóa làng.
Trước đây, làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại biệt lập với nhau và phần nào độc
lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ khép kín với những luật
pháp riêng và “tiểu triều đình” riêng. Nhưng những thay đổi đặc trưng đô thị trong thời buổi

hội nhập quốc tế đã khiến quan niệm cũ về lệ làng, hương ước như “phép vua thua lệ làng”
(một sản phẩm của truyền thống làng tự trị) đã dần được thay đổi mà thay vào đó là sống và
quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Tâm lý ỷ lại vào tập thể, dựa dẫm như “Cha chung khơng ai khóc”; khơng chịu nhận
trách nhiệm cá nhân; thói cào bằng đố kị theo kiểu “Khơn độc khơng bằng ngốc đàn”, “Chết
một đống cịn hơn sống một người” đã dần được thay đổi bởi đơ thị hóa; từ đó vai trị cá
nhân được nâng cao.
Tính tự trị trong lối sống làng xã và nông thôn (biểu hiện ở óc gia trưởng tơn ti – một
sản phẩm của tổ chức nông thôn theo huyết thống tạo nên tâm lý quyền huynh thế phụ; sống
lâu lên lão làng) giờ đây với cơng cuộc đơ thị hóa đang dần được thay thế bởi tinh thần tự do
phê phán, bày tỏ suy nghĩ và quan điểm cá nhân; giảm bớt sự áp đặt ý muốn của mình cho
người khác. Khi cơng việc càng nhiều, nhịp sống càng khẩn trương thì tác phong đủng đỉnh
sẽ khơng cịn chỗ đứng; khi quan hệ xã hội càng rộng thì lối cư xử gia đình chủ nghĩa sẽ bị
đẩy lùi.
19



×