Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Đề tài luận văn tốt nghiệp Ngành kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 150 trang )


LỜI CAM ĐOAN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Thị Thanh Nhã là học viên cao học chun ngành kế tốn,
khóa 30.1, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận
văn thạc sĩ với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo
cáo tài chính - nghiên cứu thực nghiệm trong đơn vị sự nghiệp cơng lập trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là do tôi thực hiện nghiên cứu. Các thông tin
trong luận văn là những thông tin thu thập thực tế từ các đơn vị sự nghiệp công
lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này chưa được cơng bố dưới
bất kỳ hình thức nào. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của
mình.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Thanh Nhã


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ......................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................3


2.2. Câu hỏi nghiên cứu: .........................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ......................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ......................................................... 4
5. Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: ......................4
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN: ............ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................6
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC: ... 6
1.2. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC: .................................................... 10
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài: ..................................... 10
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước: ......................................15
1.2.3. Nhận xét các nghiên cứu trước: ................................................. 17
1.3. KHE HỎNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU: .................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...........................................................................22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................... 23
2.1. CÁC KHÁI NIỆM .............................................................................. 23
2.2. TỔNG QUÁT VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP: ................. 27
2.2.1. Khái niệm của đơn vị sự nghiệp công lập: .................................27
2.2.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp cơng lập: .................................. 28
2.2.3. Vai trị của đơn vị sự nghiệp công lập: ...................................... 28
2.2.4. Khái quát về báo cáo tài chính và hệ thống kế tốn của đơn vị sự
nghiệp cơng lập: ....................................................................................29
2.2.5. Ngun tắc kế tốn trong đơn vị sự nghiệp công lập: ............... 32
2.3. LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN: ............................................. 35
2.4. PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU: ....44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................57
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: ...........................................................57

3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CLTT BCTC TỪ CƠ SỞ LÝ THUYẾT: ................................................ 58


3.3. XÂY DỰNG THANG ĐO: .................................................................59
3.4. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH: ...............................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...........................................................................73
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................74
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU: ...................................74
4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO: ......................................... 83
4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA): ................................85
4.4. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON: ..................................... 89
4.5. KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: ......90
4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ GIẢ THUYẾT: .......................................96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...........................................................................99
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................ 100
5.1. KẾT LUẬN: .......................................................................................100
5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ: .........................................................................102
5.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
CỦA ĐỀ TÀI: ........................................................................................... 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính


CLTT

Chất lượng thông tin

ĐVSNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập

FASB

Hội đồng tiêu chuẩn kế tốn tài chính Hoa Kỳ (The Financial
Accounting Standards Board)

IASB

Hội đồng Chuẩn mực kế toán Quốc tế (International Accounting
Standards Board)

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


HTTTKT

Hệ thống thơng tin kế tốn

UDCNTT

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin

MTPL

Mơi trường pháp lý

CBTT

Cơng bố thơng tin

ACC

Năng lực kế tốn (Accounting competency)

RL

Lãnh đạo theo luật (Rule-following leadership)

AL

Lãnh đạo theo trách nhiệm giải trình (Accountability leadership)

COBIT


Control Objectives for Information and related Technologies:
Mục tiêu kiểm sốt thơng tin và cơng nghệ liên quan

MHNC

Mơ hình nghiên cứu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp lý thuyết nền áp dụng cho các mối quan hệ trong MH
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến CLTTBCTC các NC trước.
Bảng 3.1: Bảng mã hóa các biến phụ thuộc CLTT BCTC
Bảng 3.2: Bảng thang đo chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC
được mã hóa.
Bảng 4.1: Bảng thống kê kết quả gửi và thu về phiếu khảo sát
Bảng 4.2: Bảng thông tin mẫu khảo sát lĩnh vực hoạt động.
Bảng 4.3: Bảng thông tin mẫu khảo sát về mức độ tự chủ tài chính
Bảng 4.4: Bảng thơng tin mẫu khảo sát về vị trí cơng tác
Bảng 4.5: Bảng thông tin mẫu khảo sát về số năm kinh nghiệm.
Bảng 4.6: Đánh giá điểm trung bình của năng lực kế tốn
Bảng 4.7: Bảng đánh giá điểm trung bình của vai trị lãnh đạo
Bảng 4.8: Đánh giá điểm trung bình về môi trường pháp lý
Bảng 4.9: Đánh giá điểm trung bình về cơng bố thơng tin
Bảng 4.10: Đánh giá điểm trung bình về ứng dụng cơng nghệ thơng tin
Bảng 4.11: Đánh giá điểm trung bình về kiểm sốt nội bộ
Bảng 4.12: Đánh giá điểm trung bình về CLTT báo cáo tài chính
Bảng 4.13: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha
Bảng 4.14: Kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập
Bảng 4.15: Phương sai trích các biến độc lập
Bảng 4.16: Kết quả ma trận xoay nhân tố các biến độc lập

Bảng 4.17: Kiểm định KMO và Barlett cho biến phụ thuộc
Bảng 4.18: Phương sai trích của biến chất lượng thông tin BCTC
Bảng 4.19: Ma trận nhân tố của biến CLTT BCTC
Bảng 4.20: Kết quả phân tích tương quan giữa các khái niệm trong MHNC
Bảng 4.21: Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy
Bảng 4.22: Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình
Bảng 4.23: Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
SĐ 1.1: MH nhân tố tác động đến CLTT BCTC Nur Fitri Dewia (2019)


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn.
Hình 4.1: Hình thức cơng bố thơng tin kế tốn của đơn vị khảo sát
Hình 4.2: Đồ thị phân tán phần dư
Hình 4.3: Biểu đồ tần số Histogram
Hình 4.4: Phân phối chuẩn của phần dư quan sát


TĨM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin BCTC nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng cách: phân tích và kiểm sốt mức độ ảnh
hưởng của những yếu tố đến CLTT BCTC. Đối tượng được dùng để phân tích
khảo sát là từng cá nhân đang làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa
bàn TP.HCM. (phương pháp thuận tiện). Tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng chủ yếu để kiểm định giá trị thang đo và các giả thuyết xây dựng
trong mơ hình nghiên cứu. Dựa trên các nghiên cứu trước làm cơ sở để tác giả
sàng lọc, vận dụng kiểm chứng những yếu tố tác động thể hiện cụ thể thông qua

thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu. Sau khi thu được dữ liệu sơ
cấp từ 235 bảng câu hỏi khảo sát và 43 biến quan sát được xây dựng dựa trên
thang đo Likert 5 mức (từ 1- hồn tồn khơng đồng ý đến 5- hồn tồn đồng ý).
Thơng qua kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA), sử dụng hệ
số tương quan Pearson để phân tích tương quan giữa các biến độc lập, phân tích
hồi quy để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng
phần mềm SPSS 20.0 để thực hiện phân tích thống kê dữ liệu. Qua đó, tác giả
xác định được 6 yếu tố có tác động tích cực đến CLTT BCTC tại các đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn TP.HCM, gồm những yếu tố: Năng lực kế tốn
(ACC); Vai trị lãnh đạo (RL_AL); Công bố thông tin (CBTT); Môi trường pháp
lý (PL); ứng dụng CNTT (UDCNTT) và Kiểm soát nội bộ (KSNB). Có 6/6 giả
thuyết được ủng hộ ở độ tin cậy 95%. Về mức độ tác động giữa biến độc lập
tới biến phụ thuộc thì yếu tố vai trị lãnh đạo là cao nhất và thấp nhất là yếu tố
ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Từ các phân tích trên đã cho thấy được mơ hình
lý thuyết mà tác giả đề ra là phù hợp và đúng với thực tiễn ở các đơn vị được
nghiên cứu và làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau, cũng như là cơ sở để các đơn
vị áp dụng để cải thiện CLTT BCTC tại đơn vị mình.
Từ khóa: Chất lượng thơng tin; Báo cáo tài chính; Năng lực nguồn nhân lực;
Cơng bố thông tin; Ứng dụng CNTT; Môi trường pháp lý; Kiểm soát nội bộ


ABSTRACT
This study aims to identify and measure the factors affecting the information
quality of state financial statements in public non-business units in Ho Chi Minh City
by: analyzing and controlling the level of influence. The influence of factors on the
quality of financial statements information. At the same time, consider the level of
influence of these factors on the quality of financial statements information. Subjects
used for analysis and survey are individuals who are working in public non-business
units in Ho Chi Minh City. (convenient method). The author uses quantitative research
methods mainly to test the value of the scale and the hypotheses built in the research

model. Based on previous studies as a basis for the author to screen, apply and verify
specific

influencing

factors

through

survey

questionnaire

design

and

data

collection. After obtaining primary data from 235 survey questionnaires and 43
observed variables, it was built based on a 5-level Likert scale (from 1- completely
disagree to 5-completely agree). Through scale testing and exploratory factor analysis
(EFA), using Pearson correlation coefficient to analyze the correlation between
independent variables, regression analysis to test the model and research hypotheses.
The study used SPSS 20.0 software to perform statistical analysis of the data. Thereby,
the author identified 6 factors that have a positive impact on the quality of financial
statements information at public non-business units in Ho Chi Minh City, including the
following

factors:


Accounting

capacity

(ACC);

Rule-following

leadership_

Accountability leadership (RL_AL); Information Disclosure (Disclosure); regulatory
environment (LAW); IT application (IT) and Internal Control (Internal Control). There
are 6/6 hypotheses supported at 95% confidence. Regarding the level of impact between
the independent variable and the dependent variable, the leadership factor is the highest
and the lowest is the information technology application factor. From the above analysis,
it has been shown that the theoretical model proposed by the author is suitable and true
to practice in the studied units and serves as a basis for future studies, as well as a basis
for future research. units apply to improve the quality of financial statements in their
units.
Keywords: Information quality; Financial report; Human resource
capacity; Disclosure of information; IT applications; Regulatory environment; Internal
control


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở nước ta, đơn vị sự nghiệp cơng lập giữ vai trị chủ đạo, vị trí then chốt

trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp cơng và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Thông tin BCTC giúp cho việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL. Các thông tin này luôn được yêu cầu
phải minh bạch, hữu ích và giúp xác định được giá trị đơn vị. Hiện nay, các
ĐVSNCL đang thực hiện lập BCTC theo hướng dẫn của chế độ kế tốn HCSN
ban hành theo thơng tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính
(Viết tắt là TT 107). Theo đó, báo cáo tài chính được quy định áp dụng cho cả cơ
quan Nhà nước và đơn vị SNCL, các mẫu báo cáo cung cấp thơng tin tài chính
ban đầu theo quy định của Luật Kế toán. (Hồ Thị Vinh, 2021).
Tuy nhiên, mơ hình hoạt động của đơn vị SNCL và cơ quan hành chính nhà
nước rất khác nhau, cơ quan nhà nước chủ yếu là đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước (NSNN), cịn đơn vị SNCL trong khn khổ phải ngày càng tự chủ, có
nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ, vay vốn,
huy động vốn, đầu tư, góp vốn v.v., đặc biệt, là mơ hình đơn vị SNCL tự bảo
đảm kinh phí hoạt động và chi đầu tư, đơn vị tự bảo đảm kinh phí hoạt động
thường xuyên. Với đặc thù hoạt động của các đơn vị SNCL như vậy, đòi hỏi các
thơng tin tài chính được cung cấp thơng qua hệ thống BCTC một cách đầy đủ,
minh bạch, phân loại rõ tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn, kết quả của từng
hoạt động trong đơn vị là rất cần thiết, phân phối thặng dư từ các hoạt động sản
xuất và hoạt động thương mại, dịch vụ, đầu tư tài chính,.. Các thơng tin này cần
phải phản ánh đúng bản chất hoạt động của đơn vị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả,
trình bày khoa học và theo thơng lệ quốc tế. (Hồ Thị Vinh, 2021).
Đến nay, thông tư số 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 của Bộ
Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán HCSN, sau gần 5 năm triển khai, cơ
bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Theo Hồ Thị Vinh (2021), nhìn một cách
tổng thể có thể nhìn thấy một số bước tiến nổi bật về BCTC của đơn vị SNCL từ
thông tư 107. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống BCTC theo quy định
tại Thơng tư 107 vẫn cịn tồn tại một số hạn chế sau:



2

Hồn thiện tổ chức kế tốn nói chung và BCTC của các đơn vị SNCL nói
riêng cần bảo đảm phù hợp với quản lý tài chính cơng. Kế tốn với tư cách là một
bộ phận cấu thành của công cụ quản lý kinh tế, khơng thể tách rời các chính sách
và quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước.
BCTC phải cung cấp thông tin cho mục đích ra quyết định và trách nhiệm
giải trình, đáp ứng nhu cầu về thông tin cho đối tượng sử dụng. Những người sử
dụng thơng tin khác nhau sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau. BCTC cung cấp
thông tin không chỉ cho chủ thể nội bộ đơn vị mà còn cho các đối tượng bên
ngoài đơn vị như: cơ quan quản lý ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, các
đơn vị tham gia liên doanh, liên kết hoặc hợp tác phát triển, v.v. Để đáp ứng nhu
cầu thông tin của từng đối tượng sử dụng, thơng tin trình bày trên BCTC phải
minh bạch, đáng tin cậy và đầy đủ. Đây là một nền tảng vững chắc để các đối
tượng sử dụng thông tin ra quyết định, bảo đảm mục đích giải trình của các đơn
vị và đặc biệt là cung cấp thông tin đầy đủ cho việc lập BCTC Nhà nước.
Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện BCTC của các đơn vị SNCL cần trên
cơ sở tiếp thu các thông lệ tốt được quy định trong các chuẩn mực kế tốn cơng
quốc tế và phù hợp với xu thế chung của thế giới, nhằm nâng cao trình độ phát
triển của kế tốn khu vực cơng Việt Nam và tăng cường sự công nhận của các tổ
chức quốc tế, đảm bảo thơng tin tài chính được cung cấp phù hợp và đáng tin cậy
hơn, góp phần cải cách tài chính trong khu vực cơng.
Cung cấp đầy đủ thơng tin tài chính để đánh giá hoạt động đơn vị SNCL, làm
cơ sở để đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị SNCL. Qua đó, tập trung các
giải pháp đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và
đẩy mạnh xã hội hóa trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; đổi mới phương
thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị của đơn vị, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng
yêu cầu của xã hội, v.v.. Hoàn thiện chế độ kế tốn, trong đó có hồn thiện
BCTC với mục tiêu cung cấp đầy đủ thơng tin tài chính, góp phần cơng khai,

minh bạch hoạt động tài chính của SNCL là một trong những giải pháp cụ thể để
đổi mới tổ chức bộ máy các đơn vị SNCL nói chung cũng như từng địa bàn theo
hướng hợp lý hóa, có cơ cấu hợp lý, và tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất


3

lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL, thu hút các cá nhân, tổ chức,
thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công. Từ đó kế tốn khu
vực cơng đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện, nâng cao hơn nữa
chất lượng thông tin BCTC nhà nước trong thời gian tới.
Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa
chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài
chính - nghiên cứu thực nghiệm trong đơn vị sự nghiệp cơng lập trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này.
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu được tác giả xác định như sau: Nhận diện các yếu tố
bên trong ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC trong đơn vị sự nghiệp
công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:
- Xác định các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến CLTT BCTC tại đơn vị sự
nghiệp cơng lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CLTT BCTC.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
- Các yếu tố bên trong nào ảnh hưởng đến CLTT BCTC trong đơn vị SNCL
trên địa bàn TP. HCM?
- Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến Chất lượng thông tin BCTC được đo
lường như thế nào?

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Phân tích và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng phân tích: là các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến CLTT kế toán
trên BCTC trong đơn vị sự nghiệp cơng lập trên địa bàn TP.HCM. Do đó, đối


4

tượng khảo sát là từng cá nhân đang làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn TP.HCM. (phương pháp thuận tiện)
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Các nhà quản lý đơn vị công sẽ quan tâm hơn đến
vai trị của mình trong việc hỗ trợ kế toán khi họ thực hiện nhiệm vụ hàng ngày
nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên các BCTC và cải thiện trách nhiệm giải
trình của đơn vị. Có thể nói, CLTT kế tốn ngồi việc đề cập đến các vấn đề
chung, cịn chú trọng tới các khía cạnh liên quan như vấn đề về tin cậy của thông
tin hay vấn đề gian lận thơng tin, an tồn thơng tin, sự sẵn sàng sử dụng thông tin.
CLTT không chỉ dừng ở việc đáp ứng bản chất, bối cảnh và biểu hiện của thông
tin mà vấn đề truy cập an tồn thơng tin rất quan trọng. Do đó, đề tài dưới góc
nhìn của đối tượng cung cấp và sử dụng thơng tin, với người làm kế tốn được
tiếp cận dữ liệu và thơng tin thuộc phân hệ mình phụ trách tại các đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu luận văn này là sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng chủ yếu để
kiểm định giá trị thang đo và các giả thuyết xây dựng trong mơ hình nghiên cứu.

Dựa trên các nghiên cứu trước làm cơ sở để tác giả sàng lọc, vận dụng kiểm
chứng những yếu tố tác động thể hiện cụ thể thông qua thiết kế bảng câu hỏi
khảo sát và thu thập dữ liệu. Do khơng có thời gian và chi phí nên tác giả sử
dụng bảng câu hỏi khảo sát được gửi qua email và công cụ khảo sát trực tuyến là
GoogleDocs đến các đối tượng khảo sát. Sau khi thu được dữ liệu sơ cấp từ bảng
câu hỏi định lượng và kế thừa các biến quan sát được xây dựng dựa trên thang đo
Likert 5 mức (từ 1- hồn tồn khơng đồng ý đến 5- hoàn toàn đồng ý), tác giả
thực hiện kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA), sử dụng hệ
số tương quan Pearson để phân tích tương quan giữa các biến độc lập, phân tích
hồi quy để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng
phần mềm SPSS 20.0 để thực hiện phân tích thống kê dữ liệu.
5. Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:


5

* Về mặt lý luận:
- Khái quát và phát triển mơ hình và các câu hỏi lý thuyết về chất lượng
thơng tin BCTC của đơn vị SNCL, đóng góp phần xây dựng mơ hình các yếu tố
bên trong ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của các đơn vị sự nghiệp
cơng lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định được các yếu tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến CLTT BCTC
của đơn vị SNCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và mức độ tác động của
chúng.
* Về mặt thực tiễn:
- Nhận diện và kiểm định mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC
trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh, giúp
đơn vị SNCL có cơ sở để đưa ra chính sách quản lý phù hợp.
- Đề xuất các hàm ý nhằm nâng cao CLTT kế toán trên BCTC của các đơn vị
sự nghiệp công lập trên địa bàn TP.HCM.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn được trình bày với kết cấu bao gồm các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vần đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở thơng tin kế tốn với chức năng mơ tả tình hình tài chính, có thể
đánh giá tình hình hoạt động trong quá khứ và hiện tại, nguồn tài chính dự kiến
và khả năng hoạt động trong tương lai của đơn vị, do đó giúp các nhà quản lý lập
kế hoạch, phân bổ nguồn lực, điều hành và giám sát các hoạt động tại đơn vị,
giúp các nhà đầu tư, người sử dụng thơng tin kế tốn có thể đưa ra các quyết định
đầu tư tài chính phù hợp. Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về các
vấn đề nghiên cứu sau: (1) Tổng quan đo lường CLTT BCTC; (2) Tổng quan về
các cơng trình nghiên cứu trên thế giới; (3) Tổng quan về các cơng trình nghiên
cứu trong nước và (4) Các cơng trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin BCTC.
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC:
Ngày càng nhiều tổ chức tin rằng, thông tin chất lượng là yếu tố quan trọng
cho sự thành công của đơn vị họ (Wang et al. 1998), nếu khơng có thơng tin kế
tốn chất lượng sẽ trở nên vô dụng đối với người dùng và có thể dẫn đến việc ra
quyết định sai (Kieso et al. 2007, Komala 2012). Nói cách khác, nếu thơng tin
trong tổ chức có chất lượng tốt thì tổ chức sẽ hoạt động tốt, và ngược lại nếu
thông tin có chất lượng kém, nó sẽ đe dọa đến sự tồn tại của tổ chức, do đó chất
lượng thơng tin rất quan trọng vì sự bền vững của một tổ chức (Ismail 2009;

Redman, 1992; Laudon & Laudon 2007, Komala 2012).
 Tổng quan đo lường Chất lượng thông tin báo cáo tài chính:
Chất lượng thơng tin báo cáo tài chính được đo lường thông qua thành phần
cấu tạo của BCTC (Jone, 1991; Dechow và cộng sự, 1995; Dechow & Dichev,
2002; Schipper và Vincent, 2003; Kothari và cộng sự, 2005; Yoon, 2006). Tùy
thuộc vào đặc điểm, mục tiêu nghiên cứu có nhiều cách thức khác nhau được sử
dụng để đánh giá CLTT BCTC (Yijiang Zhao, 2005; Andra Gajevszky, 2015).
Đồng thời, Geert Braam và Ferdy van Beest (2013) đã nhấn mạnh: Vấn đề cốt lõi
của nghiên cứu về CLTT BCTC là tìm hiểu phương thức xác định và đánh giá
CLTT BCTC. Phương pháp để đo lường CLTT BCTC, dựa trên các thuộc tính về
CLTT được quy định bởi các tổ chức nghề nghiệp (IFRS Framework, FASB
Conceptual Framework) hoặc của Nhà nước về kế toán.


7

Theo Chuẩn mực chung về BCTC hay gọi là Khung Khái niệm được IASB
ban hành vào tháng 9/2010, thông tin chất lượng là thơng tin hữu ích giúp người
sử dụng thông tin ra quyết định và các đặc điểm định tính của thơng tin hữu ích
là thơng tin có tính thích hợp và trình bày trung thực. Chất lượng hay tính hữu
ích của thơng tin được nâng cao nếu thơng tin có thêm đặc điểm định tính như có
thể so sánh được, kịp thời và dễ hiểu. Thơng tin có thể kiểm chứng được lại được
xác định thông qua các đặc điểm định tính như thơng tin chú trọng bản chất hơn
hình thức, khách quan, thận trọng, đầy đủ, khơng sai lệch trọng yếu. (Phạm Quốc
Thuần, 2016)
Vào năm 1966, AAA đã công bố một báo cáo về nền tảng lý thuyết của kế
toán - A statement of Basic Accounting Theory (Paul E. Fertig, 1967) nhằm thiết
lập những điều cơ bản của lý thuyết kế toán. Trong báo cáo này, AAA cho rằng
tính hữu ích (Usefulness), được xác định bởi người sử dụng là tiêu chí để đánh
giá bao qt thơng tin (AAA, 1966). AAA (1966) cũng khuyến cáo rằng tính

Thích hợp (Relevance), tính có thể xác minh được (Verifiability), Khơng sai lệch
(Freedom from bias) và khả năng xác định số lượng (Quantifiability) được xem
như là những tiêu chuẩn để đảm bảo thơng tin kế tốn hữu ích. Như vậy, trong
những năm 60, sự hữu ích của thơng tin kế tốn được xem là tiếp cận đầu tiên
của nền tảng lý thuyết về CLTT BCTC. Công bố của AAA (1966) đã được ca
ngợi là một bước khởi điểm cho những hướng nghiên cứu hướng về CLTT kế
toán sau này (Hicks 1966). Tuy nhiên cơng bố này vẫn cịn nhiều hạn chế vì
khơng cung cấp một danh sách đầy đủ các thuộc tính cần thiết có liên quan đến
tính hữu ích của thơng tin kế tốn (Snavely, 1967).
Phải đến năm 1980, FASB mới đưa ra một công bố chi tiết về những thuộc
tính cụ thể nhằm đảm bảo tính hữu ích của thơng tin BCTC (FASB, 1980). Về
phía IASC được thành lập, cụ thể từ năm 1973 - 1989 là giai đoạn đầu của hịa
hợp kế tốn quốc tế. Hịa hợp ở giai đoạn này chủ yếu là thu hẹp sự khác biệt kế
toán các quốc gia bằng việc áp dụng Chuẩn mực kế toán (CMKT) cho phép
nhiều sự lựa chọn nhằm thích nghi kế tốn ở các quốc gia. Tuy nhiên, chính sự
“dễ dãi” này của IASC đã khơng đáp ứng được thông tin trên BCTC cho người
sử dụng. Trước sức ép của những người sử dụng thông tin trên BCTC cũng như


8

tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia và các tổ chức trên thế giới, giai đoạn 1989
-1993, IASC đã có nhiều sự cải thiện đáng kể bằng việc giảm dần sự lựa chọn
các phương pháp, nguyên tắc trong CMKT. Do giảm các lựa chọn nên các
CMKT của IASC đã đảm bảo tính so sánh thơng tin trên BCTC. Sau đó, giai
đoạn 1993 - 2001, IASC đã tái cấu trúc để hình thành Hội đồng chuẩn mực kế
tốn quốc tế (IASB). Mục đích của IASB nhằm phát triển hệ thống chuẩn mực
BCTC quốc tế, hình thành kỷ nguyên mới hướng tới hội tụ kế tốn tồn cầu.
(Trần Quốc Thịnh, 2012).
 KHN MẪU CỦA ỦY BAN CHUẨN MỰC KẾ TỐN TÀI CHÍNH

CỦA HOA KỲ (FASB):
Báo cáo khung các khái niệm kế tốn tài chính số 2, do Ban Chuẩn mực Kế
tốn Tài chính của Hoa Kỳ (FASB) ban hành tháng 5/1980: Khung khái niệm có
thể được xem như một cơ sở để xác định bản chất và mục đích của kế toán.
Khung khái niệm phải xem xét đến các vấn đề về nhận thức và lý thuyết xung
quanh việc lập BCTC và thiết lập một nền tảng nhất quán và chặt chẽ làm cơ sở
cho sự phát triển của các chuẩn mực kế tốn. Và có thể được xem là một báo cáo
về các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) giúp định hình một
khn khổ để tham khảo cho quá trình đánh giá các nguyên tắc hiện tại và phát
triển các ngun tắc mới. Vì mục đích của lập BCTC là cung cấp thơng tin hữu
ích làm cơ sở để ra các quyết định kinh tế nên khung khái niệm sẽ thiết lập một
nền tảng lý thuyết để xác định cách thức đo lường (theo giá gốc hay theo giá hiện
hành) và báo cáo các sự kiện cũng như giao dịch - chúng được trình bày và
chuyển tới người sử dụng bằng cách nào.
Một số kế toán viên đã đặt câu hỏi rằng liệu khung khái niệm có cần thiết để
có thể tạo ra các BCTC đáng tin cậy hay không. Lịch sử phát triển của các cơ
quan thiết lập chuẩn mực trên khắp thế giới đã cho thấy điều đó thực sự là cần
thiết. Nếu khơng có khung khái niệm, các chuẩn mực kế tốn thường bị mắc phải
các thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng sau:
- Chúng không nhất quán với nhau đặc biệt là vai trò của nguyên tắc thận
trọng và nguyên tắc dồn tích/ phù hợp.


9

- Chúng cũng không nhất quán về mặt nội bộ và thường những tác động của
các giao dịch lên bảng cân đối kế toán được xem là quan trọng hơn so với tác
động lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Các chuẩn mực được thiết lập trên cơ sở “chữa cháy”, tức là để đối phó lại
với các sự cố hay các vụ bê bối của DN chứ khơng phải tiên phong thực hiện để

xác định chính sách tốt nhất.
- Một số cơ quan thiết lập chuẩn mực có xu hướng thiên vị các chuẩn mực do
họ thiết lập (dẫn đến không công bằng cho tất cả các đối tượng sử dụng) và điều
này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và định hướng của các chuẩn mực.
- Các vấn đề lý thuyết giống nhau được xem nhiều lần trong các chuẩn mực
liên tiếp - ví dụ, một giao dịch này làm tăng tài sản (chi phí nghiên cứu và phát
triển) hoặc nợ (dự phịng mơi trường)?
Như vậy, từ những liệt kê trên ta thấy việc thiếu một khung khái niệm dẫn
đến việc xuất hiện ngày càng nhiều của các hệ thống hạch toán kế toán dựa trên
quy tắc với mục tiêu chủ yếu là hạch toán tất cả các giao dịch kế toán theo các
quy định hoặc quy tắc cụ thể. Hệ thống này rất cứng nhắc và kém linh hoạt.
Ngược lại, sự xuất hiện của khung khái niệm có thể tạo ra một hệ thống “dựa trên
nguyên tắc” trong đó các chuẩn mực kế tốn được phát triển từ một cơ sở khái
niệm đã được thống nhất với các mục tiêu cụ thể.
Nội dung của Khung khái niệm có thể được tóm tắt như sau:
- Xác định mục tiêu của các BCTC;
- Đơn vị báo cáo (phát hành);
- Xác định các đối tượng sử dụng BCTC;
- Các đặc trưng định tính làm cho các BCTC trở nên hữu ích;
- Các nội dung cịn lại của khung khái niệm liên quan đến các yếu tố của
BCTC bao gồm: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí và khi
nào thì các yếu tố đó được ghi nhận cũng như cách thức đo lường ra sao và các
khái niệm liên quan đến bảo toàn vốn. (Nguồn: accaglobal.com).
Nghiên cứu này có tác giả Nasrin Azar và cộng sự (2019): Tác giả đã đánh
giá các đặc điểm định tính của thơng tin kế tốn được rút ra từ Ủy ban Chuẩn
mực kế tốn tài chính (FASB)/Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Và


10


xem xét đến giá trị liên quan và báo cáo mối liên hệ giữa số liệu kế toán và định
giá vốn chủ sở hữu chung. Có ý nghĩa hoặc hạn chế đối với người sử dụng thơng
tin kế tốn.
 CHUẨN MỰC KẾ TỐN CƠNG VIỆT NAM
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong xây dựng các quy định trong
lĩnh vực kế tốn cơng theo hướng hịa nhập với các thơng lệ quốc tế, song vẫn
cịn khoảng cách nhất định với thông lệ quốc tế. Việc ban hành hệ thống các
chuẩn mực kế tốn cơng sẽ tạo ra một mơi trường pháp lý quan trọng cho lĩnh
vực kế tốn nhà nước, góp phần quản lý, quản trị ngày càng tốt hơn nền tài chính
quốc gia. (Văn Hịa, 2020)
Theo Quyết định số 1676/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính, Chuẩn mực
kế tốn cơng Việt Nam số 1 được ban hành lần đầu vào ngày 01/09/2021, chuẩn
mực này quy định tổng thể những vấn đề chung cần xem xét khi trình bày BCTC
một cách hợp lý; nhất quán; hoạt động liên tục; trọng yếu và thơng tin có thể so
sánh và những yêu cầu tối thiểu về nội dung của BCTC được lập trên cơ sở kế
tốn dồn tích. Việc nhận diện, xác định giá trị, ghi nhận, trình bày và công bố
thông tin về các nghiệp vụ cụ thể và các sự kiện. Báo cáo tài chính trong lĩnh vực
kế tốn cơng phải cung cấp thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định, phải thể
hiện khả năng giải trình của đơn vị về việc sử dụng những nguồn lực đã tiếp nhận.
(Chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam, 2021)
Qua việc tìm hiểu hệ thống IPSAS, Đồn Xn Tiên (2009) đưa ra quan
điểm về các nguyên tắc xây dựng Chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam. Theo đó,
các đề xuất về nguyên tắc thiết kế hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam
bao gồm: Vận dụng kinh nghiệm xây dựng Chuẩn mực kế toán DN Việt Nam và
hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam để định hướng nguyên tắc, nội dung và
kết cấu. (Trần Hải Sơn).
1.2. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC:
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài:
Nghiên cứu của Celviana Winidyaningrum (2009): Nghiên cứu này nhằm

mục đích kiểm tra ảnh hưởng của nguồn nhân lực và việc sử dụng công nghệ


11

thơng tin đến độ tin cậy và tính kịp thời của báo cáo tài chính của chính quyền
địa phương với các biến số can thiệp của kế toán kiểm soát nội bộ. Mẫu nghiên
cứu là các cơ quan chính quyền địa phương. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ
chính quyền địa phương của Surakarta, Boyolali, Sukoharjo, Karanganyar,
Wonogiri, Sragen và Klaten. Phương pháp dữ liệu được thực hiện với việc chọn
mẫu có chủ đích thơng qua khảo sát và xử lý số liệu bằng ứng dụng SPSS 12.0.
Kết quả nghiên cứu ở mơ hình thứ nhất cho thấy ảnh hưởng tích cực của nguồn
nhân lực (giá trị hệ số chuẩn hóa là 0,017) và việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin
(giá trị hệ số chuẩn hóa là 0,878) đến độ tin cậy của báo cáo tài chính thơng qua
kế tốn kiểm soát nội bộ. Trong khi kết quả nghiên cứu ở mơ hình thứ hai với
kiểm định hồi quy cho thấy không ảnh hưởng đáng kể của việc sử dụng nguồn
nhân lực và cơng nghệ thơng tin đến tính kịp thời của BCTC
Tiếp theo điển hình là nghiên cứu của Galuh Fajar Delanno và cộng sự
(2013): Chất lượng thông tin BCTC ở chính quyền địa phương bị ảnh hưởng bởi
một số yếu tố: năng lực nguồn nhân lực, việc ứng dụng CNTT, giám sát tài chính
khu vực và hệ thống KSNB. Tác giả sử dụng dữ liệu sơ cấp và xử lý số liệu bằng
ứng dụng SPSS 16.0 để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đó đến CLTT
BCTC của chính quyền địa phương. Nhân khẩu học trong nghiên cứu này là Đơn
vị Khu vực công (SKPD) ở thành phố Padang với tổng số 45 SKPD. Nghiên cứu
này sử dụng tổng số mẫu khoảng 100 đối tượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
năng lực nguồn nhân lực, ứng dụng CNTT, Giám sát tài chính khu vực và hệ
thống KSNB có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến CLTT BCTC của chính quyền
địa phương.
Tiếp đến, mơ hình nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013): Hướng
đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT kế toán tại Malaysia, tác

giả đã dựa vào mơ hình nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước đó về CLTT
trong lĩnh vực kế tốn lẫn thơng tin quản lý, chẳng hạn của tác giả Hongjiang Xu
& cộng sự (2003); Zhou (2010),… Để xem xét ảnh hưởng của nguồn nhân lực,
chất lượng dữ liệu và cam kết quản lý đối với HTTT kế toán và CLTT. Và tác giả
đã xây dựng thang đo các nhân tố như sau: 3 biến độc lập (Nguồn nhân lực, Cam
kết từ phía nhà quản lý và chất lượng dữ liệu); 1 biến trung gian (chất lượng


12

HTTTKT) và 1 biến phụ thuộc (CLTT kế toán). Sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng; đối tượng thu thập dữ liệu là các học viên của trường Đại học
Utara Malaysia, đang cơng tác tại các DN và có kinh nghiệm nghề nghiệp từ 1
đến 5 năm (chiếm 72,2%), từ 5-10 năm (chiếm 17,4%) và trên 10 năm (chiếm
10,4%). Cuộc khảo sát với 119 người trả lời được chọn để thu thập thông tin
nhằm kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có
mối quan hệ đáng kể giữa các cam kết quản lý, chất lượng dữ liệu và HTTT kế
toán. Tuy nhiên, mối quan hệ không liên quan nhiều đến nguồn nhân lực. Nhưng
mối quan hệ giữa cam kết quản lý và chất lượng dữ liệu không liên quan đáng kể
đến CLTT kế toán mà liên quan đáng kể đến HTTT kế toán và nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, Hamdan (2014): Tác giả thực hiện một nghiên cứu tại các cơ sở
dịch vụ của Syria, với mục đích phát triển và thử nghiệm một mơ hình tích hợp
để nghiên cứu vai trị của văn hóa tổ chức đối với sự thành cơng của hệ thống
thơng tin kế tốn. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã áp dụng mơ hình
chấp nhận cơng nghệ (TAM) với mơ hình DeLone & McLean cho sự thành cơng
của hệ thống thơng tin kế tốn, bao gồm cả văn hóa tổ chức được đưa vào mơ
hình để nghiên cứu sự tác động của nó đến thành cơng của HTTT kế tốn. Dữ
liệu thu thập từ 251 bảng câu hỏi được phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả
của nghiên cứu đã đưa ra một mơ hình tích hợp về mối quan hệ giữa văn hóa tổ
chức và chất lượng của hệ thống thơng tin kế tốn.

Theo nghiên cứu của tác giả Azhar Susanto (2015): Mục đích của nghiên cứu
này là để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT kế toán. Đối tượng nghiên
cứu là người đứng đầu chương trình nghiên cứu, thư ký của chương trình nghiên
cứu, nhân viên kế tốn, giảng viên và sinh viên giáo dục đại học ở
Bandung-Indonesia. Kết quả cho thấy CLTT kế toán ảnh hưởng bởi các yếu tố
HTTT kế tốn chất lượng tốt. Nhưng cịn những hạn chế sau: Chưa tích hợp tối
đa phầm mềm được sử dụng giữa các bộ phận khác (chiếm 87,5%); Tính linh
hoạt chưa là khả năng tối ưu trong chương trình dạy đại học về HTTT để điều
chỉnh theo sự thay đổi của mơi trường bên trong và bên ngồi (chiếm 81,2%) và
cả việc điều chỉnh thay đổi trong quy trình kinh doanh chưa tối ưu hóa hồn tồn
(chiếm 84,7%); Khả năng tiếp cận, trong đó khả năng tối ưu ở chương trình học


13

đại học về độ tin cậy của hệ thống thông tin đối với môi trường thay đổi để phù
hợp với những thay đổi trong quy trình kinh doanh tiếp tục phát triển cùng với sự
phát triển của thời đại vẫn chưa được tối ưu hóa hồn tồn.
Tiếp đến, nghiên cứu của Sintike Mentari Modo (2016): Nghiên cứu được
thực hiện trên cơ sở khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế, bằng cách nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực quản lý tài
chính tạo ra CLTT BCTC. Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này có thể
được phân loại vào loại kết hợp nhân quả, sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách phân phối bảng câu hỏi
cho Quản lý tài chính trong các đơn vị Chính quyền khu vực cơng Quận Quần
đảo Talaud. Dân số được sử dụng là người quản lý tài chính trong mỗi đơn vị khu
vực cơng, mẫu sử dụng là 146 người trả lời. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử
dụng phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy Giám sát nội bộ, Tìm hiểu
Quy chế, Năng lực nguồn nhân lực (Nhân sự), Sử dụng CNTT và Cam kết của tổ
chức cùng có ảnh hưởng đáng kể đến CLTT BCTC Chính quyền địa phương

(LKPD), nhưng kết quả kiểm tra từng phần cho thấy chỉ có Cam kết về tổ chức,
Kiểm soát nội bộ, Năng lực nguồn nhân lực (Nhân sự) có tác động tích cực và
đáng kể đến Chất lượng thơng tin trong BCTC Chính quyền địa phương (LKPD).
Theo sau dó, nghiên cứu của tác giả Cornelia Ferny Jansen và cộng sự (2018):
Thông tin là kết quả của quá trình xử lý dữ liệu mang lại ý nghĩa và lợi
ích. Nhằm nâng cao CLTT kế tốn, như vậy, hệ thống thơng tin có một vai trị
quan trọng liên quan đến CLTT kế tốn. Hệ thống thơng tin được sử dụng ngày
càng phát triển thì thơng tin thu được sẽ tốt hơn và cung cấp nhiều phương tiện
khác nhau cho hoạt động của các cơ quan Chính phủ. Nghiên cứu này xác định
mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng công nghệ thông tin và kiến thức chun
mơn của người dùng đến CLTT kế tốn. Mẫu trong nghiên cứu này bao gồm 30
đơn vị khu vực công ở Nam Minahasa. Kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng
là phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy việc sử dụng cơng nghệ thơng
tin có tác động tích cực đáng kể đến CLTT kế tốn cũng như chun mơn của
người sử dụng có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến chất lượng thơng tin kế tốn.


14

Nghiên cứu của tác giả Gamayuni và cộng sự (2018): Nghiên cứu này sử
dụng phân tích lý thuyết nền nhằm giải thích tính hữu ích của thơng tin kế tốn
dồn tích trên BCTC của CQĐP. Những người cung cấp thơng tin trong nghiên
cứu lên tới 27 người trong Chính quyền tỉnh Lampung, bao gồm: Nhóm ngân
sách Khu vực Chính phủ 15 người và Bộ máy giám sát nội bộ của Chính phủ 12
người. Kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn bán cấu trúc, kiểm tra tính hợp
lệ của dữ liệu bằng phương pháp phân tích và quản lý dữ liệu định tính bằng
phần mềm NVivo phiên bản 12. Kết quả cho thấy thơng tin kế tốn dồn tích
khơng có tính hữu ích trong việc ra quyết định ở Chính quyền địa phương
(CQĐP). Và được nhóm thành 5 nhân tố chính, đó là: hệ thống thơng tin kế tốn;
Nhân sự (HR); Số liệu BCTC của CQĐP; Quy chế; Người sử dụng BC.

Nghiên cứu của tác giả Nur Fitri Dewia (2019): Tác giả nghiên cứu ảnh
hưởng của hệ thống KSNB và năng lực nguồn nhân lực đến CLTT BCTC và khả
năng tài chính của CQĐP. Phương pháp thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi được
phân phát cho 161 trên tổng số 303 nhân viên của Cơ quan (Dinas) thuộc Chính
phủ tỉnh Nam Sumatra, Indonesia. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng cách sử
dụng SPSS 20.00 với t-test và Phân tích đường dẫn. Kết quả cho thấy hệ thống
KSNB và năng lực nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến CLTT BCTC của
CQĐP và hệ thống KSNB và năng lực nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng tích cực
đến trách nhiệm giải trình tài chính. Qua đó, CLTT BCTC của CQĐP ảnh hưởng
trực tiếp và tích cực đến trách nhiệm giải trình tài chính. Kết quả của nghiên cứu
này có thể mang lại lợi ích cho chính phủ khi xem xét đầu vào và trọng yếu trong
việc xác định các chính sách liên quan cụ thể đến việc cải thiện CLTT trên BCTC
của Chính phủ và trách nhiệm giải trình tài chính.


15

SĐ 1.1: MH nhân tố tác động đến CLTT BCTC Nur Fitri Dewia (2019)
Nghiên cứu của tác giả Jelena Poljašević và cộng sự (2021): Nghiên cứu này
phân tích về tính hữu ích của thơng tin kế tốn đối với việc ra quyết định ở các
khu vực Nhà nước với báo cáo kép (tiền mặt và các khoản dồn tích). Các tác giả
cho rằng, nhìn chung nền tảng giáo dục (về kinh tế hoặc các ngành khác) cũng
như kinh nghiệm (thời gian làm việc) của các nhà quản lý khu vực cơng ở
Croatia và Cộng hịa Srpska (Bosnia và Herzegovina) đều khơng ảnh hưởng đến
nhận thức về tính hữu ích của thơng tin kế tốn. Nghiên cứu cung cấp những hiểu
biết mới về tính hữu ích của các báo cáo bắt buộc và sự sẵn có của thơng tin để ra
quyết định trong hệ thống báo cáo kép. Các nhà quản lý khu vực công là những
người luôn sử dụng thông tin kế toán nên điều quan trọng là họ đánh giá tính hữu
ích của thơng tin đó, đặc biệt là khi xem xét các cải cách kế tốn khu vực
cơng. Nghiên cứu này cung cấp thông tin về mức độ hữu ích của các nhà quản lý

cơng đối với tiền mặt và thơng tin tích lũy đối với việc ra quyết định và nhận
thấy rằng, mặc dù cả hai bộ thông tin đều là nguồn dữ liệu quan trọng, nhưng
thông tin tích lũy được đánh giá cao hơn. (Phụ lục 1- Bảng 1.1. Tổng hợp nghiên
cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến CLTT báo cáo tài chính)
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam, chủ đề liên quan đến chất lượng thông tin BCTC cũng có rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, các cơng trình nghiên cứu cụ thể như sau:
Về nghiên cứu của tác giả Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016): Khi xác định các
nhân tố tác động đến chất lượng thơng tin kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tác giả đã dựa trên nền tảng là các nhân tố mà
Choi và Mueller (1984) đã xác định. Qua các phân tích cơ sở lý thuyết và cơ sở
thực tiễn bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp: định lượng và định tính, tác
giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu như sau: Biến phụ thuộc trong mơ hình: Chất
lượng thơng tin kế tốn; biến độc lập trong mơ hình gồm: 7 nhân tố ảnh hưởng
đến CLTT kế tốn bao gồm: (1) Mơi trường pháp lý, (2) Mơi trường kinh tế, (3)
Mơi trường văn hóa, (4) Mơi trường chính trị, (5) Hệ thống TTKT của đơn vị, (6)
Khả năng của Nhà quản lý, (7) Trình độ nhân viên kế tốn. Kết quả khảo sát cho
thấy mơi trường chính trị có tác động mạnh nhất đến chất lượng TTKT với Beta=


×