Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vấn đề quản lý hộ nghèo ở quận cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.76 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn ln ln là một lực cản trên con đường
tăng trưởng và phát triển, nghèo (đa chiều) khơng chỉ là đói, khổ, bệnh tật, dốt, hèn
của một cá nhân mà còn gây bất ổn về xã hội, là nguy cơ đe dọa an ninh chính trị,
an tồn xã hội,…
Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay đã đưa xóa đói giảm nghèo là mục
tiêu quốc gia. Các mục tiêu cụ thể từ Đại hội XI là “Tập trung giải quyết vấn đề
việc làm và thu nhập của người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm
bảo an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân”. Đến đại hội XII, Đảng đưa ra chỉ tiêu quan trọng về xã hội là “Đến năm
2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khonagr 40%; tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%;
tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường
bệnh trên 1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỷ lệ hộ
nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm”.
Chương trình giảm nghèo Việt Nam thu được nhiều thành tựu, phần nào cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng
cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng dân tộc
và các nhóm dân cư. Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua đã
được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Đối với việc thực thi chính sách cơng, quan trọng nhất là nhìn vào từng địa
bàn cơ sở, chính sách quản lý hộ nghèo của quận Cầu Giấy trong những năm qua
cũng đã đạt được những kết quả nhất định góp phần vào mục tiêu chung của cả
nước.
Việc thường xuyên rà soát, đánh giá chính sách quản lý hộ nghèo ở địa bàn
cơ sở là hết sức cần thiết để có đánh giá và điều chỉnh các chính sách cơng nói


chung và cơng cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng. Người viết xin lựa chọn đề tài
“Quản lý hộ nghèo ở quận Cầu Giấy” để nghiên cứu về vấn đề quản lý hộ nghèo ở


cấp cơ sở.


I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ NGHÈO Ở QUẬN CẦU
GIẤY
Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai,
trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.
Sau khi giải phóng Thủ đơ năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở
rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành,
từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập
trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đơ, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vịng
(Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, n Hịa); Vùng Đàn
Kính Chủ (Trung Hòa).
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập các thị trấn: Cầu Giấy (trên cơ sở
tách ra từ xã Dịch Vọng), Nghĩa Đô (trên cơ sở giải thể xã Nghĩa Đơ và tách một
phần diện tích xã Cổ Nhuế) thuộc huyện Từ Liêm.
Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch thuộc huyện Từ
Liêm (trên cơ sở giải thể xã Mai Dịch và điều chỉnh một phần diện tích thị
trấn Cầu Diễn).
Ngày 17 tháng 4 năm 1992, thành lập thị trấn Nghĩa Tân trên cơ sở điều
chỉnh một phần diện tích và dân số của thị trấn Nghĩa Đơ.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định 74-CP thành
lập quận Cầu Giấy trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị
trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên
Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên
thành phường Quan Hoa.[1] Khi mới thành lập, quận có 7 phường: Dịch Vọng, Mai
Dịch, Nghĩa Đơ, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.


Ngày 5 tháng 1 năm 2005, điều chỉnh lại địa giới các phường Quan

Hoa và Dịch Vọng, đồng thời thành lập phường Dịch Vọng Hậu[3]. Như vậy, quận
Cầu Giấy có 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đơ, Nghĩa
Tân, Quan Hoa, Trung Hịa, n Hịa.
Kể từ khi thực hiện NQ 15 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính
Thủ đơ, đến nay quận Cầu Giấy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả
các lĩnh vực, trở thành một trong những quận phát triển hàng đầu của Thủ đô.
Cụ thể, giá trị sản xuất ngành dịch vụ-thương mại tăng bình quân
17,6%/năm; tỷ trọng bình quân chiếm 61,8% trong cơ cấu kinh tế quận, trong đó,
chú trọng khai thác lợi thế của quận, phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao
như: Dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn, giáo dục đào tạo, y tế, bưu chính, viễn
thơng...
Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các dịch vụ phục vụ dân
sinh khác phát triển nhanh, đến nay cơ bản ổn định, hoạt động hiệu quả, đáp ứng
tốt nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 13%/năm, tỷ trọng
bình quân chiếm 38,2% trong cơ cấu kinh tế. Quận đã chuyển đổi mơ hình hoạt
động và tập trung đầu tư, xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ
của quận thành khu công nghệ thông tin tập trung, thu hút và tạo điều kiện thuận
lợi cho hơn 200 DN đầu tư sản xuất với công nghệ chất lượng cao.
Thu ngân sách trên địa bàn năm 2008 đạt 1.759,37 tỷ đồng, đến năm 2018
dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận là 8.362,3 tỷ đồng (tăng thu
bình quân đạt 10,96% hàng năm); Chi ngân sách năm 2008 đạt 712,86 tỷ đồng, dự
toán chi ngân sách năm 2018 là 1.599,73 tỷ đồng (tăng chi bình quân đạt
6,14%/năm).


“Chi ngân sách quận qua các năm tăng lên để tập trung giải quyết các cơng
tác giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự xây dựng, nâng cao đời sống dân sinh và
phòng chống các tệ nạn xã hội; tăng cường công tác đầu tư xây dựng và quản lý đô
thị, chỉnh trang diện mạo đô thị khang trang, hiện đại”, ông Hà nêu rõ.

Trong lĩnh vực GD-ĐT, năm 2008, quận có 4 trường đạt chuẩn quốc gia thì
đến nay có 36 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong 10 năm qua, quận Cầu Giấy đã tập
trung quyết liệt xây dựng thương hiệu về giáo dục có chất lượng với thành tích 9
năm đứng đầu TP, liên tục là đơn vị dẫn đầu TP về kết quả thi vào lớp 10-THPT.
Bên cạnh đó, việc chi trả chế độ cho đối tượng chính sách và xã hội kịp thời,
đảm bảo đúng quy định. Hàng năm, tiến hành chi trả trợ cấp cho 23.000 lượt đối
tượng chính sách người có cơng với số tiền 34 tỷ đồng và 15.176 lượt đối tượng
bảo trợ xã hội với số tiền 6,8 tỷ đồng, số tiền chi trả cho đối tượng chính sách và xã
hội từ năm 2010 đến nay là hơn 400 tỷ đồng; xây dựng được 8 căn nhà tình nghĩa
với tổng số tiền là 1.909 triệu đồng và sửa chữa 62 nhà với số tiền là 1.571 triệu
đồng cho đối tượng chính sách người có cơng.
Trong 10 năm qua, quận Cầu Giấy đã giảm được 556 hộ nghèo đạt 125% kế
hoạch của TP, đến nay quận khơng cịn hộ nghèo trên địa bàn; hàng năm, quận tổ
chức ngày hội hướng nghiệp, hỗ trợ giải quyết việc làm bình quân bình quân 5.000
lao động/năm. Cơng tác vận động đóng góp Quỹ bảo trợ trẻ em của quận ln hồn
thành xuất sắc chỉ tiêu TP giao. Liên tục từ năm 2008 đến nay chỉ tiêu này luôn
vượt kế hoạch và đạt mức thu trong top đầu của TP, với tổng số tiền 15.003 triệu
đồng (đạt 436% so với kế hoạch được giao).
Có thể thấy, những con số này là kết quả của rất nhiều sự nỗ lực trong cơng
tác quản lý hộ nghèo, các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân xóa đói, giảm
nghèo.


II. CÁC CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUẢN LÝ HỘ NGHÈO
Mặc dù đã đạt được kết quả vô cùng đáng mừng, mỗi một cơ sở, địa phương
vẫn luôn luôn cần chú trọng công tác quản lý hộ nghèo. Bởi lẽ, không quản lý chặt
chẽ thì với hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay, hồn tồn có thể xảy ra trường
hợp tái nghèo. Một số những chính sách, giảm pháp quản lý hộ nghèo, giảm nghèo
bền vững như sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

các cấp, các ngành và nhân dân nhằm xác định rõ mục đích, ý nghĩa đối với cơng
tác giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân trong những năm tới; Kịp thời
thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với
mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức.
Biểu dương, khuyến khích kịp thời các cá nhân, hộ gia đình đầu tư sản xuất
kinh doanh tự vươn lên thốt nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình.
Cá nhân, tập thể có thành tích trong cơng tác triển khai, chỉ đạo thực hiện có hiệu
quả cơng tác giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân. Kịp thời phê bình
những hộ gia đình, cá nhân và những địa phương cịn có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại
vào nhà nước, khơng muốn thốt nghèo để hưởng cơ chế, chính sách.
Thứ hai: Tổ chức tốt cơng tác điều tra, rà sốt hộ nghèo hàng năm và phân
loại hộ nghèo theo từng nhóm hộ nguyên nhân nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù
hợp. Hàng năm các huyện, thị xã tiến hành việc tổ chức điều tra, rà sốt hộ nghèo
bảo đảm tính chính xác, dân chủ, cơng khai, cơng bằng, có sự tham gia của người
dân.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo cần phải được phân loại từng nhóm nguyên nhân
nghèo, bao gồm: Do thiếu tư liệu sản xuất; Do thiếu lao động, thiếu việc làm, thiếu


kiến thức làm ăn, đông người ăn theo; Do già cả đơn thân, ốm đau, bệnh tật, mắc
các tệ nạn xã hội,...
Trên cơ sở phân loại hộ nghèo theo từng nhóm nguyên nhân, để đề ra các
giải pháp trợ giúp như: Ban hành cơ chế hỗ trợ vay vốn, đất sản xuất, phương tiện
sản xuất và các tư liệu sản xuất khác; Hỗ trợ học nghề, việc làm, xuất khẩu lao
động, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản,...; Hỗ
trợ bằng các chính sách trợ giúp xã hội của nhà nước,...; Huy động các nguồn lực
của cộng đồng và xã hội quyên góp để hỗ trợ làm nhà ở hoặc bằng hình thức tặng
sổ tiết kiệm cho các đối tượng hộ nghèo yếu thế: đơn thân, già cả không nơi nương
tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng...không tự tạo được việc làm, không có

nguồn thu nhập.
Thứ ba: Áp dụng cơng nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển
kinh tế gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn, từng vùng. Tập
trung đầu tư sản xuất thâm canh và chăn ni có quy mơ lớn tại các huyện, các xã
có điều kiện về đất đai, tăng cường khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng gắn
với các cánh đầu mẫu sản xuất; Xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất kinh
doanh mang lại hiệu kinh tế, giá trị thu nhập cao; Mở rộng và đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi gia súc, gia cầm, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất có thu nhập cao
cho người lao động và các hộ dân; Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế
biến nơng, lâm sản, thực phẩm, khống sản, vật liệu xây dựng; Phát triển làng nghề
mây tre đan xuất khẩu, dệt thổ cẩm, đá mỹ nghệ gắn với dịch vụ du lịch văn hóa
truyền thống.
Thứ tư: Tăng cường thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội
và có chính sách đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp có quy mơ lớn đầu tư.
Tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm, thu nhập ổn định, chuyển dịch


cơ cấu nguồn lực lao động, tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách và người dân
tăng thu nhập. Trước mắt khuyến khích, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
tập trung, các cụm công nghiệp đã được quy hoạch; Giải quyết tốt cơng tác giải
phóng mặt bằng, giao đất kịp tiến độ, đồng bộ hệ thống các công trình về giao
thơng, điện, cấp thốt nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, các khu du lịch.
Thứ năm: Tổ chức thực hiện tốt các chính sách người có cơng với cách
mạng, các chương trình mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn và
có chính sách khuyến khích đối với hộ thoát nghèo, xã thoát nghèo. Thực hiện có
hiệu quả các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng
thu nhập, hỗ trợ về giáo dục, y tế và dinh dưỡng, nhà ở, trợ giúp pháp lý, văn hố,

thơng tin, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa
bàn; Thực hiện tốt chính sách người có cơng, đảm bảo 100% gia đình người có
cơng có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống của dân cư nơi cư trú và trợ
cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của của Chính phủ; Đối với các
huyện nghèo, xã nghèo thực hiện đầy đủ, kịp thời Nghị quyết 30a, Quyết định 293/
QĐ-TTg (nay là Quyết định 275/QĐ-TTg), Quyết định 56, Chương trình 135.
Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án của Chính phủ
và hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp.
Thứ sáu: Huy động mọi nguồn lực để từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống
kết cấu hạ tầng như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt,
các cơng trình văn hóa, thể thao và các cơng trình hạ tầng khác phục vụ cho sản
xuất và đời sống dân sinh. Trong đó, đặc biệt ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng ở các
xã đặc biệt khó khăn vùng miền Tây về điện, giao thông, thủy lợi, trường học, trạm
y tế, nước sinh hoạt,...
Thứ bãy: Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho
người lao động. Thực hiện nghiêm túc phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung


học phổ thông theo Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị gắn với điều tra, khảo sát nhu
cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động, gắn kết các cơ sở đào
tạo dạy nghề với các doanh nghiệp để bố trí việc làm sau đào tạo; Tăng cường dạy
nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề với đào tạo ngoại ngữ cho người lao động, đáp
ứng yêu cầu của thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu lao động,
nhất là các thị trường có thu nhập cao.
Thứ tám: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, năng lực quản lý nhà
nước các cấp, các ngành. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
mức sống cho nhân dân. Các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện

các mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và
nâng cao mức sống cho nhân dân; Tăng cường củng cố, bồi dưỡng nâng cao năng
lực cho đội ngũ cán bộ, hệ thống chính trị cơ sở đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý và tổ chức hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước; Tăng cường
công tác vận động quần chúng, khơi dậy ý chí chủ động, tự lực, tự cường vươn lên
của người nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát gắn với sơ kết, tổng kết, đánh giá rút
kinh nghiệm, làm tốt công tác thi đua khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc.


KẾT LUẬN
Kết quả phân tích đã chỉ ra được những thành tích to lớn của cơng tác quản
lý hộ nghèo quận Cầu Giấy cũng như đưa ra những giải pháp tăng cường thực hiện
chính sách quản lý nhằm giảm nghèo bền vững. Nước Việt Nam ta là một nước xã
hội chủ nghĩa có định hướng theo cơ chế thị trường, Đảng và nhà nước ta luôn luôn
nỗ lực nâng cao, phát triển đời sống của toàn thể nhân dân chứ khơng của riêng
nhóm nhỏ, lẻ nào. Mỗi một quận, huyện, mỗi một phường, xã, địa phương luôn tin
theo và thực hiện tốt những chỉ thị của Đảng và nhà nước sẽ góp phần làm cho
cuộc sống nhân dân ngày càng phát triển bền vững, sâu rộng, đất nước ngày càng
tươi đẹp, văn minh.



×