LUẬN VĂN:
Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở
tỉnh Phú Thọ hiện nay
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói đến những thảm họa khốc liệt người ta thường nghĩ ngay đến "thiên tai,
địch họa". Nhưng có lẽ không có một cuộc chiến tranh tàn khốc, một thảm họa thiên
nhiên dữ dội nào lại gây ra cho con người một nỗi đau dai dẳng, một sự tàn phá to lớn
như nạn nghèo khổ đang diễn ra một cách thầm lặng trên thế giới.
Ngày nay có khoảng 1/4 dân số thế giới (tương đương 1,5 tỷ người) đang sống
trong điều kiện cùng cực của nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng được những nhu
cầu cơ bản. Hàng trăm triệu người đang sống quanh giới tuyến nghèo khổ. Một nửa số
dân trên thế giới đang bị phân biệt đối xử, khước từ các cơ hội chỉ vì khác màu da. Thiệt
thòi lớn nhất là trẻ em, hàng triệu trẻ em không được đến trường, trong đó có 130 triệu
trẻ em ở độ tuổi tiểu học và 175 triệu trẻ em ở độ tuổi trung học cơ sở, hơn 1/3 số trẻ em
trên thế giới bị suy dinh dưỡng.
Có thể nói, nghèo đói đã diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác
nhau. Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, nghèo đói đang là một vấn đề
nhức nhối, một thách thức đối với sự phát triển, hay tụt hậu của một quốc gia.
ở nước ta sau gần 15 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước khởi sắc và đã
đạt được những thành tựu to lớn, đời sống của nhân dân đã được cải thiện và nâng cao
một bước (kể cả thành thị, nông thôn và miền núi vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên cùng
với xu thế phát triển đi lên của xã hội, đã hình thành một bộ phận dân cư giàu lên và một
bộ phận không nhỏ rơi vào cảnh đói nghèo với khoảng cách ngày càng xa.
Đối với Việt Nam, mức độ nghèo khổ là khá cao, đặc biệt là các vùng nông
thôn, miền núi, hải đảo. Theo đánh giá của nhóm công tác các chuyên gia Chính phủ cho
thấy, 70% người nghèo của Việt Nam sống tập trung tại 3 khu vực:
Miền núi phía Bắc: 28%; đồng bằng sông Cửu Long: 21% và miền Bắc Trung
Bộ là 18%.
Phú Thọ là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc mới được tái lập với diện tích tự nhiên
3.506km
2
, dân số 1.290.000 người, mật độ dân số 370,6 người/km
2
. Hiện nay Phú Thọ vẫn là
một tỉnh nghèo, có diện tích rộng, người đông, dân cư phân bố không đều, trình độ dân
trí hạn chế, kết cấu hạ tầng thấp kém, kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng.
Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh còn cao.
Vì vậy thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đang là vấn đề cấp bách
đặt ra cho tỉnh trong tiến trình hội nhập và phát triển. Chính điều này đã làm cho việc
nghiên cứu vấn đề XĐGN trở nên cấp thiết và tác giả đã chọn "Vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay" làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề XĐGN đã được nghiên cứu trên phạm vi cả nước, cũng như ở một số
tỉnh. ở tỉnh Phú Thọ hiện cũng đã có hai đề tài:
Đề tài thứ nhất: "Những giải pháp về quản lý nhằm xóa đói giảm nghèo ở nông
thôn Phú Thọ hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Hải.
Đề tài thứ hai: "Phát triển kinh tế với việc xóa đói giảm nghèo ở huyện Thanh
Sơn - Phú Thọ" của tác giả Sa Thị Quyết.
ở đề tài thứ nhất, tác giả nghiên cứu vấn đề dưới giác độ quản lý kinh tế để từ đó
đưa ra những giải pháp về quản lý nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo ở khu vực nông
thôn của tỉnh.
Còn ở đề tài thứ hai, chủ yếu tác giả đề cập vấn đề XĐGN kết hợp với phát triển
kinh tế trên phạm vi một huyện.
Việc đề cập vấn đề XĐGN dưới góc độ kinh tế chính trị, chỉ ra được những đặc
trưng nghèo đói của Phú Thọ, và từ đó nêu lên những giải pháp kinh tế xã hội để giải
quyết vấn đề đói nghèo thì chưa được đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích: Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng đói nghèo
của tỉnh Phú Thọ, đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu XĐGN của tỉnh
hiện nay.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Trình bày một số những quan niệm về nghèo đói một cách có hệ thống và
phân tích sự cần thiết khách quan phải thực hiện việc XĐGN, đồng thời nêu ra một số
kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về giải quyết vấn đề đói nghèo.
- Phân tích thực trạng tình hình đói nghèo của tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những
nguyên nhân trực tiếp gây nên đói nghèo ở địa bàn tỉnh.
- Đưa ra những giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề XĐGN ở tỉnh trong giai
đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề XĐGN dưới góc độ kinh tế - chính trị.
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình nghèo đói của tỉnh Phú
Thọ trong thời gian từ năm 1997 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận, phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
hệ thống quan điểm đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng.
- Trong quá trình phân tích, luận văn vận dụng phương pháp phân tích - so sánh,
phương pháp hệ thống cấu trúc, kết hợp với phương pháp điều tra và nghiên cứu báo cáo tổng
kết công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ.
6. Những đóng góp của luận văn
- Khái quát được những nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo của tỉnh
Phú Thọ.
- Đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết từng bước vấn
đề đói nghèo của tỉnh Phú Thọ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 6 tiết.
Chương 1
Quan niệm về đói nghèo
và sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Quan niệm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều nấc thang của lịch sử, tương ứng
với mỗi nấc thang đó là một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bằng hoạt động
lao động sáng tạo, con người - chủ thể của lịch sử xã hội - đã sử dụng lực lượng sản xuất
hiện có để tác động vào giới tự nhiên nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Trình độ
lực lượng sản xuất càng phát triển, năng suất lao động xã hội càng cao thì nhu cầu đáp
ứng ngày càng nhiều, càng phong phú. Ngược lại, năng suất lao động xã hội thấp kém,
trình độ lực lượng sản xuất lạc hậu, thì con người không thể đáp ứng được những nhu
cầu thiết yếu của mình như: ăn, mặc, ở, đi lại và bị rơi vào tình trạng đói nghèo.
1.1.1.1. Bản chất của đói nghèo
Trong các xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, đói
nghèo có nguyên nhân chủ yếu và trước hết là do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp
kém, sản phẩm thặng dư trong xã hội không nhiều. Dưới xã hội phân chia giai cấp thì
còn thêm vào đó là tình trạng áp bức giai cấp, nên quyền phân phối sản phẩm lao động
làm ra thuộc về một số ít người - về tay giai cấp thống trị. Xã hội phân chia thành hai
cực đối lập, trong đó "kẻ ăn chẳng hết, người lần không ra".
Bước sang xã hội tư bản chủ nghĩa gắn liền với nền sản xuất lớn và nền đại
công nghiệp hiện đại, đã tạo ra một năng suất lao động cao hơn hẳn các xã hội trước và
với một lực lượng sản xuất khổng lồ "bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại", đã mở ra
khả năng to lớn để con người có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển của mình. Tuy
nhiên, do sự phân hóa và áp bức giai cấp, do sự khác biệt về năng lực và cơ hội của các
cá nhân, trong xã hội này nghèo đói vẫn tồn tại song hành cùng với sự phát triển kinh tế
- xã hội.
Khi nghiên cứu, phân tích xã hội tư bản để chỉ ra những qui luật vận động và
phát triển của nó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập một cách khá toàn diện và sâu sắc
tình cảnh nghèo đói và bị bóc lột đến cùng cực của giai cấp vô sản và những người lao
động làm thuê trong chủ nghĩa tư bản. Tiêu biểu là các tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết
học" (1844), "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh" và sau này là trong bộ "Tư bản".
ở đây, hai ông đã mô tả cặn kẽ, tỷ mỷ tình cảnh của những người nông dân bị
mất hết tư liệu sản xuất, bị xua ra thành phố, những người phụ nữ và trẻ em bị vắt kiệt
sức lao động trong các xưởng thợ Họ góp phần trở thành đội quân những người vô
sản, là nạn nhân của sự bóc lột giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối của các ông chủ tư
bản.
"Những người công nhân đó bản thân không có chút tài sản gì đáng kể và chỉ
sống bằng tiền lương và hầu hết là luôn luôn chỉ vừa đủ ăn, cái xã hội gồm những
nguyên tử rời rạc ấy hoàn toàn không quan tâm đến họ, để mặc cho họ tự lo lấy việc
nuôi mình và nuôi gia đình nhưng lại không cấp cho họ phương tiện để có thể thường
xuyên và thật sự giải quyết những nhu cầu ấy, cho nên mỗi người công nhân, thậm chí là
công nhân giỏi nhất cũng luôn luôn có thể bị mất việc, và do đó cũng sẽ không có ăn, " [23,
418-419].
Sự bóc lột tàn bạo đó đã dẫn đến sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập. Một
cực tích lũy sự giàu có đến tột độ và một cực tích lũy sự bần cùng nghèo khổ, bệnh tật,
thất học
" Quy luật đó quyết định một sự tích lũy nghèo khổ tương ứng với sự tích lũy
tư bản. Như vậy tích lũy của cải ở một cực này đồng thời cũng có nghĩa là tích lũy sự
nghèo khổ, sự đau khổ của lao động, sự nô lệ, sự dốt nát, sự cục cằn và sự truỵ lạc tinh
thần ở cực đối lập, tức là ở phía giai cấp sản xuất ra bản thân sản phẩm của mình với tư
cách là tư bản" [24, 909]. Sự phân hóa giàu nghèo ấy ngày càng sâu sắc và đã trở thành
sự phân hóa giai cấp không thể điều hòa được.
Để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng nghèo đói và sự bần cùng của giai cấp
vô sản, Mác và Ăngghen đã đi vào lý giải vấn đề tiền công trong xã hội tư bản.
Theo Mác, tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động,
tiền công gồm có tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Tiền công danh nghĩa là số
tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền
công được sử dụng để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, do đó tiền công danh nghĩa
phải được chuyển thành tiền công thực tế.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu
tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của
mình. Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động, nó có thể tăng lên hay
giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung cầu về hàng hóa sức lao động trên
thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng
giá cả tư liệu tiêu dùng dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm
xuống hay tăng lên.
Mác còn chỉ rõ: tính qui luật của sự vận động của tiền công trong chủ nghĩa tư
bản là: trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu
hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp với mức tăng giá cả tư
liệu tiêu dùng và dịch vụ, khi đó tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng
hạ thấp. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bần cùng của giai cấp vô sản.
Như vậy, theo Mác và Ăngghen, nghèo đói của giai cấp vô sản trong xã hội tư
bản có nguyên nhân trực tiếp từ sự phân phối thu nhập của sản xuất xã hội qua tiền công
và phân phối giá trị thặng dư trên thị trường.
Trong các chế độ tư hữu và bóc lột thống trị, nghèo khổ, đối kháng giai cấp và
phân cực xã hội là những hiện tượng luôn đi liền nhau trong một tất yếu nhân quả hữu
cơ không thể tách rời. Nó thuộc về bản chất kinh tế chính trị - xã hội của phương thức
sản xuất đó. Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay nhờ lợi dụng được những thành quả của
cách mạng khoa học - công nghệ, sớm áp dụng những biện pháp điều chỉnh và cải cách
trong quản lý nên đã đạt được những bước tiến lớn trong sản xuất, tăng trưởng kinh tế,
trở nên giàu có phồn vinh. Song một bộ phận nhỏ bé thuộc các thế lực tư sản nắm quyền
lực đã chiếm đoạt hầu hết mọi của cải xã hội, và một bộ phận dân cư không nhỏ sống
trong thất nghiệp và nghèo đói.
" Trong sáu người trên thế giới thì có một người sống nghèo khổ, tức là cả
hành tinh có một tỷ người nghèo đói, 800 triệu trẻ em bị đói; riêng EU có 18 triệu người
thất nghiệp và 50 - 70 triệu người sống bấp bênh. Những tình trạng được coi như đã bị
loại trừ hay ít nhiều bị hạn chế cách đây 20 năm ở châu Âu hiện nay lại trở nên phổ
biến. Đầu tiên là mất việc làm, rồi không có tiền để lo cho cuộc sống, bị mất chỗ ở hoặc
phải sống chung trong những nơi chật chội v.v " [9].
Các chính sách mà nhà nước tư sản đưa ra chỉ có thể làm dịu bớt mức độ gay
gắt của những xung đột, đối kháng, nghèo khổ chứ không thể xóa bỏ tận gốc của chúng
được. Chủ nghĩa tư bản từ trong bản chất của nó không thể tự giải quyết được nghèo
đói. Phân cực xã hội ngày càng gay gắt là nghịch lý của phát triển với hệ thống các quan
hệ tư bản chủ nghĩa.
Trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây với quan niệm cho rằng, nghèo khó
là hậu quả của sự bóc lột trong tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết nghèo đói, chúng ta đã
quá thiên về chủ nghĩa bình quân trong phân phối, chia đều sự nghèo khổ cho tất cả mọi
người mà không tính đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và điều đó đã dẫn
đến việc xem nhẹ lợi ích kinh tế của cá nhân, hạn chế cá nhân làm giàu và triệt tiêu động
lực phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh quan điểm trên, lại có quan niệm cho rằng chỉ cần xác lập quyền sở
hữu xã hội về tư liệu sản xuất, quyền làm chủ xã hội của nhân dân lao động thì nghèo
đói sẽ tự động biến mất, xã hội sẽ ngay lập tức đạt tới sự phồn thịnh, mọi người ai cũng
giàu có như nhau.
Song thực tế lại không phải như vậy, mặc dù trong chủ nghĩa xã hội, đối kháng
giai cấp mất đi, nhưng những sự khác biệt của những người lao động vẫn luôn tồn tại.
Sự khác biệt về phẩm chất, năng lực, trí tuệ, thể lực, cơ hội của những người lao động
đã dẫn đến sự khác nhau về kết quả lao động có ích mà họ cống hiến cho xã hội, và do
đó khác nhau về thu nhập do kết quả lao động đó mang lại.
Trong chủ nghĩa xã hội, giàu, nghèo vẫn còn tồn tại, nhất là trong cơ chế thị
trường, bình đẳng và công bằng xã hội là tương đối chứ không phải là tuyệt đối, là
hướng tới ngày một thụ hưởng đầy đủ hơn những giá trị ấy, chứ không phải đã có ngay
những giá trị ấy ngay một lúc, nhất là khi chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chứ chưa ở
trình độ thành thục, phát triển. Như vậy, nghèo đói là một vấn đề kinh tế - xã hội chứ
không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, các thước đo để đánh giá ai nghèo, ai
giàu lại chủ yếu và trước hết dựa trên thước đo về kinh tế.
1.1.1.2. Những chỉ tiêu được lượng hóa để xác định đói nghèo của các tổ
chức quốc tế
Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra chỉ tiêu đánh giá độ giàu, nghèo bằng mức thu
nhập quốc gia (GDP) tính theo đầu người, và chia thế giới làm 6 loại nước giàu nghèo
khác nhau (theo mức thu nhập 1990).
Trên 25.000 USD/năm là nước cực giàu;
Từ 20.000 USD đến dưới 25.000 USD/năm là nước giàu;
Từ 10.000 USD đến dưới 20.000 USD/năm là nước khá giàu;
Từ 2.500 USD đến dưới 10.000 USD/năm là nước trung bình;
Từ 500 USD đến dưới 2.500 USD/năm là nước nghèo;
Dưới 500 USD/năm là nước cực nghèo.
Tại Đại hội lần thứ hai của ủy ban giảm nghèo khổ khu vực ESCAP họp tại
Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9 năm 1995, Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn mực nghèo
khổ chung của toàn cầu là thu nhập bình quân đầu người dưới 370 USD/người/năm.
Dựa vào phương pháp sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển trong khu vực,
căn cứ vào mức thu nhập tối thiểu là 2100 calo/ngày/người trong đó 70% chi cho ăn,
còn lại 30% chi cho các nhu cầu khác ngoài lương thực thực phẩm như mặc, ở, chữa
bệnh, văn hóa, đi lại Dựa vào chuẩn mực này và căn cứ vào số liệu điều tra mức sống
dân cư 1992 - 1993 của 4.800 hộ đại diện các vùng trong nước Ngân hàng thế giới đã
đưa ra con số Việt Nam có khoảng 51% dân số thuộc diện đói nghèo, trong đó 25% số
hộ thuộc diện đói về lương thực, thực phẩm. Nếu theo khu vực thì nông thôn có 57% và
thành thị có 27% dân số thuộc diện đói nghèo.
Theo cách đánh giá trên của Ngân hàng thế giới, đối với Việt Nam, ngưỡng
nghèo được xác định tương đối cao so với thực tế. Trong khi nền kinh tế còn chậm phát
triển, nhu cầu ăn uống thường chiếm từ 80 - 90% thu nhập của dân nghèo, các nhu cầu
khác còn ở mức hạn chế, hơn nữa giá cả sinh hoạt ở các vùng, miền cũng rất khác nhau, do
đó nếu xác định như vậy Việt Nam rất khó khăn trong việc tìm giải pháp để XĐGN hiện nay.
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực châu á - Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9-1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa nghèo đói
như sau:
"Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương".
Có thể xem đây là một quan niệm, một định nghĩa chung nhất về nghèo đói, tuy
nhiên, những tiêu chí về nghèo đói còn để ngỏ về mặt lượng vì ở đây còn phải tính đến
yếu tố lịch sử, đến trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán của mỗi địa phương.
Song có thể nói, định nghĩa đã đề cập được đến nội dung cơ bản của vấn đề nghèo đói
đó là nhu cầu cơ bản của con người.
Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại
sinh học của con người. Theo ý đó, đói là tình trạng nghèo khổ cùng cực, là trạng thái
con người ăn không đủ no, không đủ năng lượng để duy trì sự sống bình thường và
không đủ sức để lao động, tái sản xuất sức lao động.
Đói là sự nghèo nàn hiển nhiên và nghèo là một sự đói tiềm tàng và luôn đứng
trước khả năng bị đói, trong thực tế nhất là khi lâm vào tình trạng thiên tai, rủi ro, hoạn
nạn thì trạng thái nghèo khổ sẽ trở thành đói.
Nghèo có hai dạng, là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư thường trực không có khả
năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế một bộ phận lớn
dân cư nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói.
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung
bình của cộng đồng tại địa phương.
Như thế, sự thiếu thốn "của cải" trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu của
con người được xem là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống và vị
trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các các nhân khác ở phương diện mức độ tiêu
thụ và thu nhập của họ về cơ hội tiếp cận các nguồn lực sẽ cho ta quan niệm về nghèo
tương đối.
Ngoài ra, Liên Hợp quốc cũng đưa ra chỉ tiêu để đánh giá mức sống của con
người bao gồm cả thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người, thành tựu y tế - xã
hội và trình độ văn hóa giáo dục, tổng hợp lại là chỉ số phát triển con người - Human
Development Index (gọi tắt là HDI).
HDI bao gồm ba yếu tố cơ bản của sự phát triển con người: tuổi thọ, trình độ và
mức sống. Tuổi thọ được phản ánh bằng số năm sống trung bình của người dân. Trình
độ được đo bằng cách kết hợp tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (với trọng số là 2/3
của chỉ số trình độ) với số năm đi học trung bình của mỗi người (với trọng số tương ứng
là 1/3). Mức sống được đo lường theo mức GDP thực tế bình quân đầu người tính theo
sức mua tương đương (PPP) của mỗi quốc gia. Theo số liệu của UNDP, HDI của nước
ta năm 1998 là 0,671 đứng thứ 108; các nước có chỉ số phát triển con người cao là từ
0,801 trở lên, còn mức trung bình là từ 0,506 đến 0,797; dưới 0,506 là các nước có chỉ
số phát triển con người thấp. Chỉ số này cao nhất là 1. Năm 1989 nước có chỉ số cao
nhất là Canađa đạt 0,935.
Sự kết hợp giữa chỉ tiêu HDI và chỉ tiêu GDP/ người như đã nêu ở trên cho
phép chúng ta đánh giá, nhận diện nghèo đói một cách khách quan và chính xác hơn.
Đói nghèo còn được nhận diện ở bốn khía cạnh là thời gian, không gian, môi
trường và giới.
Về thời gian: Phần lớn người nghèo có mức sống dưới mức được xác định như
một chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận được trong một thời gian dài (tuy nhiên cũng cần
phải bổ sung vào số người này những người nghèo tình thế do thất nghiệp, do thiên tai,
rủi ro hay do con người gây ra).
Về giới: Phần lớn người nghèo ở các nước đều là phụ nữ. Mặc dù trong gia đình,
nam giới là chủ gia đình, nhưng phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều hơn gánh nặng của
nghèo đói.
Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, miền núi vùng sâu,
vùng xa dù nền kinh tế có phát triển đến thế nào chăng nữa dân cư ở các vùng kể trên
vẫn dễ bị rơi vào nghèo đói.
Về môi trường: Hầu hết những người nghèo đói đều phải sống trong môi trường
khắc nghiệt và xuống cấp nghiêm trọng, bởi vì những người nghèo đói không đủ khả
năng và điều kiện để gìn giữ, đảm bảo và cải thiện môi trường sống.
Tóm lại: những quan niệm về nghèo đói do cách tiếp cận khác nhau nên có
những kiến giải khác nhau, sự nghèo khổ là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi.
Các chỉ số xác định giới hạn nghèo khổ không phải là cứng nhắc và bất biến. Nó biến
đổi tùy theo sự chênh lệch, sự khác biệt giữa các vùng, miền, quốc gia.
1.1.1.3. Những chỉ tiêu được lượng hóa để xác định đói nghèo của Việt Nam
Đối với Việt Nam, dù là trong ký ức của người dân hay trong các tài liệu của
chính phủ trước đây, quan niệm về cái nghèo chưa bao giờ được coi đơn thuần là vấn đề
thu nhập vật chất. Cái nghèo ở đây luôn hàm chứa cả sự nghèo nàn về đạo đức, học vấn,
truyền thống.
Tuy nhiên, hiện nay khi nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với
sự gia tăng các nguồn viện trợ từ các tổ chức nước ngoài (kể cả chính phủ và phi chính
phủ) thì những khái niệm về giàu nghèo dựa trên thu nhập hiện đang được chính phủ và
nhân dân sử dụng ngày càng nhiều, để xác định ai "giàu" và ai "nghèo".
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và hiện trạng đời
sống trung bình của phổ biến dân cự hiện nay, có thể xác lập chỉ tiêu đánh giá đói nghèo
theo những tiêu thức chính sau đây: Thu nhập; nhà ở và tiện nghi sinh hoạt; tư liệu sản
xuất; vốn để dành.
Trong bốn chỉ tiêu này, thì chỉ tiêu thu nhập và nhà ở phản ánh trực tiếp mức
sống hay mức độ thực hiện các nhu cầu cơ bản tối thiểu của đời sống. Hai chỉ tiêu sau:
tư liệu sản xuất và vốn để dành cho thấy rõ thêm tình cảnh thật sự của người nghèo và
các hộ đói nghèo. ở đây chúng ta sẽ đi vào nội dung cụ thể của các chỉ tiêu.
Chỉ tiêu về thu nhập:
Căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập, coi đó là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh mức sống
của người dân, có thể chia đói nghèo thành hai ngưỡng cụ thể là đói và nghèo.
Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu và thu nhập không
đảm bảo về nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm đứt
bữa, thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng, phải đi vay nợ và thiếu khả năng trả nợ. Đói được chia làm
hai loại, là thiếu đói và đói gay gắt.
Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư không có điều kiện thỏa mãn một phần
các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng địa phương đang xét trên mọi phương diện, nghèo được chia làm hai loại:
nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ba nhu cầu thiết yếu là ăn, mặc, ở; năm
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày là văn hóa, giáo dục, y tế, đi lại,
giao tiếp.
Nhu cầu tối thiểu: là những đảm bảo tối thiểu của cuộc sống con người bao gồm
ăn, mặc, ở và những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Thu nhập của người dân trước hết sẽ được dành cho các nhu cầu cơ bản tối
thiểu. Và theo đời sống trung bình của dân cư trước năm 1995, cơ cấu sử dụng các
nguồn thu nhập cho các nhu cầu tối thiểu cho 1 người
1 tháng là từ 15,1 đến 16,2 kg gạo tẻ thường/người/tháng, bao gồm:
Ăn: 13 kg gạo tẻ/người/tháng
Mặc + ở: 2,1 kg
Văn hóa + y tế + giáo dục + đi lại: 1,1 kg
Theo bảng cơ cấu này thì:
Nghèo tuyệt đối là tình trạng dân cư chỉ có thu nhập đảm bảo mức sống dưới
mức tối thiểu, tức dưới 15 kg gạo/người/tháng. Người nghèo tuyệt đối và hộ nghèo tuyệt
đối đương nhiên là không có điều kiện để thực hiện các nhu cầu về văn hóa, y tế, giáo
dục và đời sống tinh thần nói chung.
Đói: là thu nhập ở dưới ngưỡng của nghèo, dưới ngưỡng càng xa thì mức độ đói
càng gay gắt. Có thể phân biệt được hai mức độ của đói là thiếu đói và đói gay gắt.
Thiếu đói là tình trạng dân cư có mức thu nhập dưới 8 kg gạo/người/tháng. Theo giới
hạn trên, so với mức tiêu thụ calo của người/ngày thì quá thấp, hơn nữa so sánh với giới
hạn đói nghèo của ngân hàng thế giới thì giới hạn nghèo đói ở nước ta còn thấp hơn
nhiều.
Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt:
Những người nghèo đói thường sống trong những căn hộ tồi tàn, nhà tranh vách
đất (miền Bắc), nhà lá dừa nước, lợp tôn (miền Nam).
Đồ dùng trong nhà không có gì ngoài giường gỗ, tre, phản chõng và vài thứ
khác, tất cả đều tồi tàn và cũ nát.
Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất:
Những người nghèo đói ít có tư liệu sản xuất, phần lớn thô sơ, đất đai vườn ao
hầu như không có, một bộ phận là nông dân thiếu hoặc mất ruộng đất để sản xuất.
Chỉ tiêu về vốn:
Những người nghèo đói không có vốn để dành, họ thường phải vay nợ. Những
người đói gay gắt lại thường phải vay nợ để ăn. Khi ốm đau họ phải vay nợ để chữa trị,
chi trả, ở một số nơi do người nghèo phải vay nặng lãi, nên nợ nần của họ ngày càng
cao. Đã không ít trường hợp phải gán ruộng vườn, bán sản phẩm chưa thu hoạch, đi làm
thuê hoặc bỏ quê ra thành phố kiếm kế sinh nhai.
Đó là bốn chỉ tiêu căn bản để xác định giới hạn nghèo đói ở Việt Nam. Tuy
nhiên, để phù hợp với mức sống, tập quán và thực trạng đói nghèo ở nước ta hiện nay,
đồng thời vẫn dựa trên cách tính về cơ cấu sử dụng nêu trên, từ năm 1995 Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đã đưa ra chuẩn mực giới hạn nghèo đói ở Việt Nam như sau:
Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau
không có tiền chữa trị, nhà ở rách nát, nếu theo thu nhập thì các hộ này có thu nhập
qui đổi ra gạo bình quân đầu người dưới 13 kg/tháng.
Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành
và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất thu nhập bình quân dầu người
của loại hộ này qui ra gạo dưới 25kg/tháng ở thành thị, 20kg/tháng ở nông thôn đồng bằng
và trung du, và dưới 15 kg/tháng ở nông thôn miền núi.
Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, không có hoặc rất thiếu
những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao.
Vùng (vệt) nghèo là chỉ những địa bàn tương đối rộng, nằm ở trong những khu
vực khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận lợi, có tỷ trọng xã nghèo, hộ nghèo cao.
Từ năm 1997, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra chuẩn mực đói
nghèo được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ/ tháng được quy
ra gạo và tiền tương ứng cụ thể là:
Hộ đói: có thu nhập dưới 13 kg gạo, tương ứng với 45.000 đ (cho tất cả các
vùng).
Hộ nghèo theo ba vùng, có mức thu nhập như sau:
- Dưới 15 kg gạo, tương ứng với 70.000 đồng ở vùng nông thôn, đồng bằng,
trung du.
- Dưới 25 kg gạo, tương ứng với 90.000 đồng ở vùng thành thị.
Trong thực tế, ở Việt Nam vẫn tồn tại một bộ phận dân cư ở tình trạng thiếu ăn,
đói về lương thực. Do đó khi đánh giá nghèo ở Việt Nam nên phân thành hai cấp độ
nghèo và đói, vì nó phản ánh đúng thực tế. Việc phân chia cụ thể từng loại nghèo đói
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có tính chất xác định tỷ lệ nghèo, đói của
từng tỉnh, từng vùng và cả nước từ đó giúp cho việc trợ cấp, đầu tư, hỗ trợ giúp người
nghèo thoát nghèo, thoát đói.
Về hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức nghèo của hộ gia đình có thể tham khảo theo
các tiêu thức ở bảng 1 sau:
Bảng 1: Chỉ tiêu đánh giá nghèo cấp hộ gia đình
Lĩnh vực Chỉ tiêu
I. Nhu cầu ăn 1. Số lượng gạo tối thiểu (12 kg/người/tháng)
2. Giá trị khẩu phần ăn tối thiểu một ngày
II. Nhu cầu
mặc
3. Không đủ quần áo, chăn ấm trong mùa rét
4. Không đủ màn chống muỗi
III. Nhà ở 5. Hộ gia đình ở lều, lán và nhà tạm bợ
IV. Việc làm 6. Thiếu việc làm (thiếu trên 3 tháng /năm)
V. Sức khỏe 7. Trẻ em từ 1-5 tuổi suy dinh dương thể thiếu ăn (dưới
80% trọng lượng cần có của độ tuổi)
8. Người lớn 15 - 60 tuổi ốm đau kinh niên (trên 30
ngày/năm).
9. Không có khả năng chữa bệnh khi ốm đau
VI. Giáo dục 10. Người lớn trong độ tuổi lao động (15 - 60) mù chữ
11. Trẻ em 6-11 tuổi không đi học
12. Hộ gia đình không có đài hoặc ti vi để nghe.
Nguồn: Vũ Tuấn Anh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 227, 4/1997, tr. 36.
Dựa vào 12 chỉ tiêu xác định ở từng mặt nói trên có thể phân loại các hộ nghèo
như sau:
Hộ nghèo: có 5 chỉ tiêu về ăn, mặc, ở dưới chuẩn mực
Hộ rất nghèo: có trên 5 chỉ tiêu dưới chuẩn mực.
Những chỉ tiêu này là sự lượng hóa cụ thể từ chỉ tiêu chung về hộ nghèo đã
được phân tích ở trên.
1.1.2. Nguyên nhân của đói nghèo
Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế - xã hội, nó vừa là vấn đề lịch sử để lại,
vừa là vấn đề phát triển mà hầu hết các quốc gia đều vấp phải. Nó đụng chạm trực tiếp
đến cuộc sống của con người, từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng xã hội. Mỗi quốc gia,
ở các mức độ phát triển khác nhau, đều phải quan tâm giải quyết vấn đề đói nghèo để
vượt qua những trở ngại của sự phát triển nhằm tới sự phồn thịnh về kinh tế và từng
bước đạt tới công bằng xã hội.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra đói nghèo, song tựu trung lại,
nghèo đói ở các nước đang phát triển chủ yếu là do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất, do người nghèo không có khả năng và cơ hội để tiếp cận và kiểm
soát các nguồn lực sản xuất.
Các nguồn lực sản xuất chủ yếu hiện nay có thể kể đến như vốn, đất đai, khoa
học công nghệ song tất cả những thứ đó người nghèo đều không có hoặc rất hạn chế
về khả năng tiếp cận. Một số người trong số họ có thể có sức lao động, nhưng họ sẽ
không thể biến sức lao động đó thành nguồn lực, nếu không tiếp cận được với các nguồn
lực khác như vốn, đất đai, khoa học công nghệ, tức là họ không có việc làm.
ở một phạm vi nào đó, theo quan sát thực tiễn của các nhóm chuyên gia nghiên
cứu về Việt Nam, đói nghèo do thiếu tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực là khá phổ
biến.
Theo Công ty ADUKI - "Vấn đề nghèo ở Việt Nam", thì người nghèo ở Việt Nam
là: "Những người không có khả năng tiếp cận hoặc kiểm soát các nguồn lực xã hội, kinh tế
và chính trị, và do đó không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người
một cách có phẩm giá" [10, 26-27]. Việt Nam với một nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp và 90% dân số sống ở những vùng nông thôn, thì việc tiếp cận và kiểm soát đất
đai là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống. Trong mấy năm trở
lại đây, tuy các hộ nông dân đã được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài nhờ thực
hiện Luật đất đai, nhưng trên thực tế các hộ được giao đất lại thiếu các điều kiện sản
xuất (vốn, lao động, khoa học công nghệ ), nên một số hộ đã không giữ được đất, phải
nhượng lại cho các hộ khác. Mặt khác, sản xuất trên đất không mang lại hiệu quả kinh tế
cao vì thiếu kiến thức và công nghệ, nên có rất nhiều trường hợp, sau khi nhận được
quyền sử dụng đất đã bán đi để lấy tiền, trong đó chỉ có một số rất ít hộ dùng số tiền có
được để chuyển hướng sản xuất.
Một trong những nguồn lực nữa cần được chú ý hiện nay là vấn đề tín dụng.
Trong thực tế, xét về nhu cầu vốn, thì hầu hết số hộ đói nghèo ở nông thôn đều cần vốn.
Do thiếu nguồn vốn đủ lớn nên không tiếp cận được với công nghệ hiện đại, do đó
không tăng được năng suất lao động, đặc biệt là thiếu vốn để mở mang ngành nghề cũng
như mở mang chăn nuôi, vì vậy họ khó có thể thoát khỏi đói nghèo trong khi tư liệu sản
xuất chủ yếu là đất đai lại đang bị thu hẹp dần. Do tất cả những nguyên nhân đó mà thu
nhập của người lao động ở nông thôn trở nên quá thấp, phần lớn không có tích lũy. Tính
đến năm 1997, mặc dù hầu hết các địa phương đã thành lập quỹ XĐGN, nhưng trên thực
tế cũng chỉ đáp ứng được một phần số hộ nghèo vay vốn.
Thứ hai, do dân số tăng nhanh.
Hiện các nước đang phát triển đang đóng góp lớn nhất vào phần tăng thêm của
dân số thế giới. Trong suốt thập kỷ 90, phần đóng góp của các nước đang phát triển vào
số lượng người tăng thêm chiếm tới 93 - 95%. Nói cách khác, dân số thế giới tăng lên
nhanh là do các nước đang phát triển quyết định. Hiện tại châu á chiếm 60% số dân cả
thế giới, châu Phi
là 12% [35, 55]. Sự tăng dân số rất khác nhau ở các khu vực trên thế giới đã làm thay
đổi cơ cấu tuổi của dân số. Một bộ phận dân số quá trẻ, trong đó một bộ phận tại các
nước công nghiệp già đi nhanh chóng. Dân số tăng nhanh ở các nước đang phát triển
dẫn đến thu nhập bình quân đầu người giảm, đồng thời tạo ra áp lực rất gay gắt về việc
làm và làm nhức nhối những vấn đề xã hội. Nghèo đói ở các nước công nghiệp phát
triển chủ yếu do thất nghiệp gây ra. Còn nghèo đói ở các nước đang phát triển do rất
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp là dân số tăng nhanh. Trên thế
giới không có nơi đâu có tỷ lệ tăng dân số cao mà vẫn giảm được tỷ lệ nghèo đói. Do đó,
các nước đang phát triển chỉ có thể giảm nghèo đói bằng cách giảm tỷ lệ sinh.
Rơnê Đuy Mông trong "Một thế giới không thể chấp nhận được" đã cảnh báo
các nước đang phát triển về sự bùng nổ dân số, về sự luẩn quẩn giữa đói nghèo - lạc hậu
- dân số tăng nhanh. Theo ông thì: " Chính nhà nước phải có trách nhiệm đối với cộng
đồng là đánh giá tài nguyên của mình về đất, nước, rừng, về khoáng sản, về khoảng
không gian còn rỗi rãi, những hy vọng tiến bộ thật sự và từ đó định ra những tỷ lệ hợp lý
về tăng số dân để bảo đảm cho mỗi người một cuộc sống kha khá hơn là để một ngày
nào đó lại phải dùng những biện pháp cưỡng bức" [25, 104].
Thứ ba, do trình độ giáo dục thấp.
Số dân đông, lại nghèo đói, do đó ngân sách chi cho giáo dục và y tế thấp đó là lôgíc
vận động của hiện thực. Khi mức chi cho giáo dục và y tế thấp cộng thêm thu nhập thấp tại
các nước nghèo thì chỉ số phát triển nhân lực luôn ở cuối bảng xếp hạng của UNDP. Cố
nhiên, những tiêu thức về lượng không thể phản ánh đầy đủ cả về chất của sự vật, song
trên giác độ của vấn đề nghèo, đói thì lượng lại phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Vì ở
các nước này luôn diễn ra tình trạng thiếu các chuyên gia đầu ngành, thiếu lao động lành
nghề có kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, do đó sẽ dẫn đến năng suất lao
động thấp và cứ như vậy cái vòng luẩn quẩn của đói, nghèo sẽ kìm hãm sự mở rộng phát triển
sự nghiệp giáo dục đào tạo và do đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Do đó, tạo
ra được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao là mục tiêu quan trọng của các
nước nghèo. Thế nhưng tình trạng di chuyển lao động lành nghề, lao động có học vấn từ
các nước đang phát triển sang các nước công nghiệp phát triển lại là dòng chảy không
dứt. Vấn đề này đã gây thiệt hại rất lớn cho các nước đang phát triển. Hiện nay Hoa Kỳ
đang là nước hiện được hưởng lợi nhiều nhất, vì họ không mất đi một khoản chi phí đào
tạo mà họ lại đang thu hút được đội ngũ công nhân lành nghề từ châu á, châu Phi và Mỹ
la tinh chuyển đến. Đó là một nghịch lý của sự phát triển của thế giới hiện đại, song nó
lại tuân thủ đúng các quy luật của thị trường lao động.
Thứ tư, do viện trợ không đến tay người nghèo và sử dụng không đúng mục đích.
Trong thực tế, ở các nước đang phát triển hiện nay có nhiều khoản viện trợ cho
phát triển mà chủ yếu là đầu tư phát triển nhân lực đã không đến được tay người nghèo.
Một phần bị rơi rụng dần và phần còn lại rất lớn lại được sử dụng không đúng mục đích,
nên hiệu quả của những nguồn viện trợ rất thấp.
Qua những nguyên nhân gây nên đói nghèo ở các nước đang phát triển vừa nêu,
ta thấy nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân kinh tế.
Do đó, việc xóa đói ở đây trước hết được hiểu như là sự hỗ trợ phát triển của
nhà nước và cộng đồng để nâng cao đời sống dân cư, xóa bỏ tình trạng còn tồn tại các
hộ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu như cơm không đủ ăn, áo không
đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở bằng tranh tre vách đất,
nhằm duy trì cuộc sống bình thường. Từ đó giúp họ vượt qua tình trạng đói khổ triền
miên để đi tới sự phát triển.
Giảm nghèo tức là tạo điều kiện cho bộ phận dân cư nghèo tiếp cận được với
các nguồn lực cần thiết để họ tự nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng
nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống làm cho mức
sống chung của toàn bộ cộng đồng được nâng lên.
Giảm nghèo còn được hiểu là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên
một mức sống cao hơn nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng và sự nỗ lực vươn lên
của bản thân các hộ nghèo. ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng người
nghèo có ít sự lựa chọn sang tình trạng có nhiều sự lựa chọn hơn để cải thiện đời sống
mọi mặt của mỗi người.
Như vậy, có thể nói một cách khái quát, xóa đói, giảm nghèo là quá trình tạo
điều kiện giúp đỡ các hộ đói nghèo có khả năng và cơ hội để tiếp cận với các nguồn lực
của sự phát triển một cách nhanh chóng, trên cơ sở đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn, giúp họ
từng bước thoát ra khỏi cảnh nghèo đói.
XĐGN còn gắn với trung lưu hóa một bộ phận dân cư, khuyến khích và tạo điều
kiện cho một bộ phận dân cư biết vươn lên làm giàu chính đáng trong khuôn khổ pháp
luật cho phép.
Trước đây, ở thời kỳ chưa đổi mới, trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp, nghèo đói đã dường như không được nhìn nhận như một thực tế xã hội, bởi quan
niệm cho rằng: Trong chủ nghĩa xã hội không thể có nghèo đói. Nó chỉ có trong chủ
nghĩa tư bản, do sự phân phối bất hợp lý thu nhập của xã hội tạo ra. Do đó, cách nhìn
nhận, đánh giá nghèo đói ở đây có phần méo mó thiếu khách quan và không khoa học.
Với một nền kinh tế còn kém phát triển, chưa ra khỏi ngưỡng của sinh tồn thì
nghèo đói là một vấn đề đương nhiên, tuy nhiên trước đây chúng ta đã không nhìn nhận
đúng như nó vốn có, do đó đã để lại hậu quả xã hội không nhỏ mà không được cảnh
báo. Vì ở nền kinh tế hiện vật, bao cấp bình quân không có cạnh tranh kinh tế; không
mở rộng thị trường; không làm nảy nở nhu cầu kinh tế; không hối thúc sự cần thiết phải
tháo vát, năng động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, không thúc đẩy phát huy tài năng cá
nhân. Nó chỉ thúc đẩy con người tìm cách làm sao cho mình ở vào một vị trí xã hội
thuận lợi, có điều kiện thụ hưởng được nhiều sự bao cấp, sự ưu đãi của nhà nước. Giàu
có trong xã hội này không phải là kết quả của sự nỗ lực sản xuất kinh doanh, của năng
lực sáng tạo, của sự kịp thời nắm bắt yêu cầu của thị trường. Nghèo đói cũng không phải
do lười biếng hoặc bị thua lỗ phá sản trong sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu là do không
có "đất dụng võ", không có điều kiện và môi trường để thể hiện năng lực, tài năng.
Bước sang nền kinh tế thị trường, con người buộc phải tính toán bằng giá trị và
tính đủ giá trị cho mọi kết quả lao động, do đó lợi ích được chú trọng trước hết là lợi ích cá
nhân. Nó khách quan hóa và nâng cao một cách đáng kể vai trò của năng lực cá nhân,
thúc đẩy tính tự giác và ý thức trách nhiệm đối với công việc và sản phẩm lao động. Giá
trị lợi ích đã thúc đẩy cạnh tranh, làm nẩy nở tài năng, kích thích con người về tính chủ
động, óc sáng kiến, tính linh hoạt trong các phản ứng và các hành vi đáp ứng cạnh tranh.
Kinh tế thị trường mở ra nhiều khả năng và cơ hội cho con người phát triển
đồng thời cũng phơi bày những yếu kém bất cập của con người trong sản xuất - kinh
doanh. Trong nền kinh tế thị trường xóa đói, giảm nghèo luôn gắn liền với khuyến khích
một bộ phận dân cư có điều kiện, khả năng vươn lên làm giàu chính đáng. Đó cũng là
một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn cản hiện tượng nghèo tái sinh. Những người
vừa thoát nghèo rất có khả năng bị rơi vào nghèo đói trở lại khi những giải pháp giảm
nghèo không bền vững hoặc chỉ có tác dụng trong ngắn hạn.
Giảm nghèo còn là vấn đề mang tính lịch sử. Bởi nghèo vẫn tồn tại khi nền kinh
tế thị trường vẫn còn chi phối và vẫn còn tồn tại sự khác biệt về năng lực thể chất, địa vị
xã hội giữa các cá nhân. Do đó, để giải quyết vấn đề giảm nghèo chỉ có thể từng bước
giảm nghèo chứ chưa thể tiến tới xóa được nghèo. Chỉ đến khi xã hội loài người đạt tới
trình độ xã hội cộng sản chủ nghĩa như Mác và Ăngghen dự báo, khi đó cơ sở kinh tế xã
hội của đói nghèo mới không còn tồn tại.
1.2. Sự cần thiết khách quan phải xóa đói giảm nghèo trong tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta
1.2.1. Xóa đói, giảm nghèo không chỉ là mục tiêu mà còn là tiền đề giúp xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hiện nay, chúng ta đang phấn đấu xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng XHCN.
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới đã khẳng định, sự phân
hóa giàu nghèo là tất yếu, gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường. Điều đó do
chính những qui luật của thị trường chi phối. Nếu xem xét trên một giác độ khác, thì sự
phân hóa giàu nghèo là một hệ quả của quá trình tăng trưởng kinh tế, nó có tác dụng như
một động lực thúc đẩy các thành viên trong xã hội khai thác, sử dụng tốt hơn mọi nguồn
lực, phát huy mọi tài năng sáng tạo cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, với một nền kinh tế
có điểm xuất phát thấp, phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng nhanh trong quá trình
đẩy mạnh tăng trưởng là một khách quan kinh tế. Trong khi đó, ngân sách chính phủ của
các nước nghèo thường khó khăn, thâm hụt, chưa thể hỗ trợ mạnh cho đối tượng đói
nghèo. Đến một trình độ phát triển nhất định, sự phân hóa giàu nghèo sẽ giảm dần do
ngân sách của chính phủ đã đủ mạnh và có thể can thiệp có hiệu quả nhằm hạn chế tình
trạng đói, nghèo. Sự phân tích về lý thuyết cũng như thực tế đều cho thấy vai trò quyết
định của chính phủ trong việc hạn chế phân hóa giàu nghèo và khắc phục đói nghèo.
Tuy nhiên, sự trợ giúp của chính phủ cho sự đói, nghèo của một bộ phận cộng đồng có
mang tính triệt để hay không còn tùy thuộc vào bản chất xã hội mà nhà nước đó đại diện
và theo đuổi. Trong chế độ TBCN, tất cả mọi người đều hoạt động theo mục đích tối đa
hóa lợi ích, đặc biệt là các nhà tư bản bằng mọi cách tối đa hóa lợi nhuận thì không thể
thiếu một đội quân thường xuyên sống trong trình trạng nghèo đói như một "đội hậu bị
công nghiệp" cho dù đó là nhà nước phúc lợi.
Nước ta có điểm xuất phát thấp, lại đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong những năm qua, quá trình này đã mang lại những kết quả rất quan
trọng, khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng ta, nhưng cũng cho thấy
tình trạng phân hóa giàu nghèo đang gia tăng như một hệ quả tất yếu của quá trình phát
triển. Đi liền với quá trình tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước đã thực hiện những
biện pháp nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và XĐGN. Tuy nhiên do quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường mới chỉ ở giai đoạn đầu, kinh tế thị trường còn rất sơ
khai, non yếu, cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường là quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên tình trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam tiếp tục
gia tăng trái với bản chất của nhà nước và mục tiêu của nhà nước theo đuổi. Điều đó đặt
ra cho chúng ta những thách thức rất lớn, tuy nhiên sự thách thức có nguyên nhân chủ
yếu từ những nhân tố và giải pháp cho sự phát triển.
Một mặt, nếu không tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế
thị trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì không thể tồn tại và phát triển
được; mặt khác nếu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị
trường thì tất sẽ có sự phân hóa giàu nghèo. Nhưng chúng ta không được phép dừng lại,
"công cuộc đổi mới không thể nửa vời" (Tô Duy Hợp). Thực tế sau gần 15 năm đổi mới
cho thấy, chúng ta vừa có thể hạn chế phân hóa giàu nghèo, thực hiện XĐGN vừa đẩy
mạnh phát triển kinh tế thị trường nếu đặt tiến trình này dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản và Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhìn từ góc độ kinh tế, XĐGN là tiền đề của phát triển, đến lượt nó, sự phát
triển kinh tế - xã hội vững chắc lại tạo tiền đề vật chất cho tăng trưởng kinh tế, công
bằng xã hội là nhân tố bảo đảm thành công cho XĐGN. Mức độ, tỷ lệ dân cư đói, nghèo
là rất khác nhau giữa các nước, các khu vực, nó phản ánh sự khác nhau về bản chất xã
hội, về trình độ phát triển, trước hết là phát triển kinh tế. Song nét chung, phổ biến là ở
chỗ, đói nghèo gắn liền với sự chậm phát triển của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu của kỹ
thuật, công nghệ, trình độ thấp kém của phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập. Nó dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng kinh
tế xã hội luôn ở những chỉ số thấp. Thất nghiệp, thu nhập không đủ cho chi dùng tối
thiểu, do đó càng không thể có điều kiện chi dùng cho những nhu cầu văn hóa, tinh thần
để vượt qua ngưỡng tồn tại sinh học, vươn tới việc thỏa mãn nhu cầu phát triển chất
lượng con người.
Trong tiến trình phát triển, đói nghèo của dân cư (nhất là ở các tầng lớp cơ bản
của xã hội) đang là lực cản kinh tế - xã hội lớn nhất đối với các nước nghèo hiện nay.
Xã hội phát triển được là nhờ hoạt động của con người, trong đó căn bản và quan trọng
nhất là lao động để tạo ra của cải vật chất lẫn tinh thần. Không có hoạt động này, hoạt
động mang bản chất con người, biểu hiện những sức mạnh bản chất của con người, thì
không thể duy trì được sự tồn tại và phát triển của từng cá thể lẫn cộng đồng. Trong lao
động, con người tìm kiếm những điều kiện và phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu
đầu tiên của sự tồn tại. Xã hội muốn phát triển và hướng sự phát triển ấy vào mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, làm cho con người bộc lộ ngày càng
nhiều hơn những năng lực sáng tạo và sự hoàn thiện nhân tính của nó cần phải được
thỏa mãn những nhu cầu tồn tại ấy đồng thời tổ chức hợp lý đời sống xã hội sao cho
hoạt động của con người thực sự trở thành hoạt động sáng tạo và phát triển. Không phải
là không có lý do khi xem xét tiến bộ xã hội người ta ngày càng chú trọng nhiều hơn tới
những chỉ số phát triển nhân văn của con người. Điều ấy càng cho thấy đói nghèo lạc
hậu, là xa lạ, đối lập đối với phát triển, nhất là đối với mục tiêu phát triển của CNXH.
Nguồn nhân lực không có một chất lượng tốt thì không thể khai thác và sử dụng
các nguồn lực khác, do đó cũng không thể thực hiện được các mục tiêu phát triển. Sự