Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vấn đề phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.58 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng,
phức tạp, nan giải và bức xúc nhất hiện nay ở nước ta. Tham nhũng đã và đang đe
dọa đến sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây cũng
chính là vấn đề liên quan nhiều nhất, chi phối đến quá trình xây dựng và phát
triển của đất nước.
Tệ tham nhũng, lãng phí đã được khái quát, nêu rõ bản chất và nguy cơ hậu
quả tai hại của nó đối với đất nước như "giặc nội xâm", đe dọa đến sự sống cịn
của chế độ. Hiểu rõ nguy cơ đó, thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quan
tâm đề ra những chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí như:
Pháp lệnh phịng, chống tham nhũng, lãng phí và các cơ chế, chính sách có liên
quan; ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham
nhũng đến năm 2020… Những năm gần đây, nhất là khi có Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, cuộc
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được một số kết quả nhất
định: Nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng tồn tại từ lâu
đã bị phát hiện, xử lý; việc xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ đã
dính líu vào tham nhũng; rồi những bản án tử hình, tù chung thân và bắt buộc
phải bồi thường tiền, tài sản đã tham nhũng của Nhà nước, của nhân dân, làm cho
tệ tham nhũng từng bước được kiềm chế. Song, tình trạng tham nhũng, lãng phí
hiện nay vẫn cịn nghiêm trọng, phạm vi rộng, tính chất phức tạp, làm cho nhân
dân lo lắng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của
Nhà nước.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Tiểu luận:
Vấn đề phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của nước ta
"
hiện nay"
.

1



I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG
1. Định nghĩa, đặc trưng của tham nhũng
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng. Ở Việt Nam,
khái niệm tham nhũng được quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005. Theo đó, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Theo định nghĩa trên đây, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực cơng:
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các
cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, nói cách khác là ở các cơ quan, tổ
chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước.
Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại
diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện
nhiệm vụ, cơng vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó.
- Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao:
Đây là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Chủ thể tham nhũng phải sử
dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích
cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Một người có chức vụ, quyền
hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi nhưng hành vi đó
khơng lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì khơng coi là tham nhũng.
- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi:
Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi. Nếu chủ thể
thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụ
lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền,
nhà, đất, các vật có giá trị...) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền

hạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
của mình.
2. Biểu hiện của hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều hình
thức khác nhau.
2


Bộ luật hình sự, Luật phịng, chống tham nhũng năm 2005 quy định những
hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng:
- Tham ô tài sản.
- Nhận hối lộ.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
- Đưa hối lộ, mơi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn
để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì
vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Trong 12 hành vi tham nhũng nêu trên, có 7 hành vi đã được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực
từ ngày 1-1-2010), bao gồm:
- Tham ô tài sản: là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà

mình có trách nhiệm quản lý.
- Nhận hối lộ: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua
trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất
kỳ hình thức nào để làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu
của người đưa hối lộ
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ
lợi: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền
hạn làm trái cơng vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân

3


- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá
nhân khác mà vượt q quyền hạn của mình làm trái cơng vụ gây thiệt hại cho lợi ích
của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi: là cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận
hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào,
gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để
dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không
làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ
hoặc làm một việc không được phép làm
- Giả mạo trong công tác: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
+ Làm, cấp giấy tờ giả;
+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
3. Tác hại của tham nhũng

- Tác hại về chính trị
Tham nhũng là trở lực lớn đối với q trình đổi mới đất nước và làm xói
mịn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng
đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng
báo động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương
trình, dự án lớn mà cịn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan
tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp
đến lợi ích của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung
ương khoá IX chỉ rõ: “... Điều làm cho nhân dân cịn nhiều bất bình, lo lắng, bức
xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thối về tư
tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên vẫn còn rất nghiêm trọng...”. Tác hại nguy hiểm của tệ tham nhũng, lãng phí
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách về
kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất định của Nhà nước. Tổng quát
hơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Nhân dân chính là động lực, chủ thể, mục đích
của cách mạng.
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục
khẳng định: “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực,
nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp
4


nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của
Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm
khoảng cách giàu nghèo. Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của
công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.


5


II. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1. Thực trạng tham nhũng ở nước ta
Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình
tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như
một tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần nổi của tảng
băng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, thông qua kết quả
phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ vào việc
đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng: tình
hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.
- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản: tham
nhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô
thị; giao đất, cho thuê đất; định giá đất khi thu hồi, đền bù; cấp phép khai thác tài
nguyên, khoáng sản v.v… Một số đối tượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
giao đất không đúng thẩm quyền; lập hồ sơ khống hoặc khai tăng diện tích đất khi
đền bù. Ví dụ như: vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
xảy ra tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, Hà
Nội, thiệt hại ước tính khoảng 14 tỷ đồng; vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ xảy ra tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, gây thiệt hại gần
11 tỷ đồng; vụ tham nhũng về đất đai tại Đồ Sơn và tại Quán Nam, thành phố Hải
Phòng... Dư luận cho rằng việc cấp đất cho các dự án đều có hiện tượng bơi trơn
cho những người có thẩm quyền (vụ Cơng ty Phát triển nhà tỉnh Bạc Liêu; vụ
Nguyễn Văn Khỏe, Chủ tịch UBND huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh
nhận hối lộ để cấp đất sai quy định).
- Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêu
cực của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương
mại hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với các đối tượng bên

ngồi thơng qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài
chính, ủy thác cho vay, ủy tác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thốt lớn.
Ví dụ như: vụ Lê Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam,
chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội, tham ô 24 tỷ đồng; vụ Phan Văn Tưởng, cán bộ
Ngân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10 tỷ đồng; vụ Đồn
Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhận
của khách hàng 5 tỷ đồng, là khoản trích từ 3% - 10% trong số tiền mà khách
6


hàng được vay của Ngân hàng này; vụ Nguyễn Thị Thùy Vân tham ô hơn 24 tỷ
đồng ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội; vụ Hoàng Thị Thu Hà,
Giám đốc chi nhánh miền Bắc của Tổng cơng ty vàng bạc đá q Sài Gịn (SJC)
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thất thoát 19 tỷ
đồng; vụ Vũ Việt Hùng, Giám đốc ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk Đắk Nông, nhận 92 tỷ đồng, 100 ngàn USD và một ô tô BMW của Cao Bạch Mai
và Trần Thị Xuân để cho vay không đúng quy định...
- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: phần lớn các cơng trình xây dựng
đều xảy ra thất thốt tài sản, chủ yếu do tham ô và cố ý làm trái. Sai phạm xảy ra
ở hầu hết các khâu, từ việc lập dự án, thiết kế, dự toán, phê duyệt kế hoạch cấp
vốn đến đấu thầu, tư vấn, giám sát, thi cơng, nghiệm thu, quyết tốn cơng trình.
Thủ đoạn chủ yếu là khơng chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ
bản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trị
vật tư, thiết bị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi cơng
sai quy trình để giảm chi phí... Điển hình như: vụ tham ơ, cố ý làm trái và lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án
di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban
quản lý dự án đại lộ Đơng - Tây, TP.Hồ Chí Minh nhận hối lộ 260 nghìn USD để
xét thầu, nghiệm thu có lợi cho người đưa hối lộ; vụ tham ô xảy ra tại dự án xây
dựng cầu Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh...
- Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp:

thủ đoạn tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơn
giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp
đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá
hoặc gửi giá khi mua bán tài sản cơng để trục lợi. Ví dụ: Nguyễn Bi, Chủ tịch Hội
đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền, Phó Tổng giám
đốc, kế tốn trưởng của Cơng ty Vifon - TP.Hồ Chí Minh, đã lập chứng từ khống
chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng và không thu về cho Công ty 59,9 tỷ đồng nhằm
chiếm đoạt khi cổ phần hóa Cơng ty này; vụ Trần Văn Khánh, Tổng Cơng ty Vật
tư nông nghiệp tham ô, cố ý làm trái, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng; vụ Công ty
xăng dầu Hàng không khai khống tỷ lệ dầu hao hụt nhằm chiếm đoạt hàng chục
tỷ đồng; vụ Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nơng nghiệp và phát
triển nông thôn nâng khống giá thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng. Ngoài ra,
một số đối tượng cịn sử dụng tài sản cơng vào mục đích cá nhân hoặc biến tài sản
nhà nước thành tài sản riêng, như vụ Bùi Tiến Dũng ở Ban quản lý dự án quốc lộ
18 (PMU18) cho mượn hàng chục ô tô đắt tiền.
7


- Trong cơng tác cán bộ, dư luận về tình trạng “chạy chức, chạy quyền,
chạy cơng chức” vẫn cịn nặng nề, nhưng trong thực tế chưa phát hiện, xử lý được
trường hợp nào. Dư luận nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ tiến thân bằng
con đường chạy chọt, nịnh bợ cấp trên (tìm hiểu sở thích, nhu cầu cá nhân của
cấp trên và gia đình họ để tìm cách đáp ứng; sẵn sàng biếu cấp trên những món
quà có giá trị lớn như nhà ở, đất ở, cổ phần trong các dự án, cơng ty...). Nhiều
người nói rằng, hiện nay mọi thứ đều “có giá”, từ việc tuyển dụng, phân công
công việc đến bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Báo chí đã đưa tin
về 2 trường hợp cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nhận quà, nộp lại quà và sử dụng quà
tặng không đúng quy định, là ơng Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau và ông Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng (trước đây).
- Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư pháp lợi

dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạm
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ví dụ: vụ Vũ Văn Lương,
Thẩm phán quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhận hối lộ 70 triệu đồng trong vụ tranh
chấp 2,7 m2 công trình phụ; vụ Hà Cơng Tuấn, Thẩm phán Tịa án nhân dân tỉnh
Quảng Ninh bị bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng nhằm xử nhẹ tội cho bị
cáo… Ngồi những lĩnh vực trên, tình trạng nhũng nhiễu cịn khá phổ biến
trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công chức nhà nước với người dân và
doanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với khách hàng, như: cảnh
sát giao thông, cán bộ thuế, các cơ quan cấp phép, cơ sở khám, chữa bệnh, các
trường học… gây bức xúc trong dư luận xã hội.
2.2. Về nguyên nhân của thực trạng
a. Chủ quan:
Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham
của con người. Lẽ cố nhiên đam mê lợi ích khơng phải lúc nào cũng xấu, nhưng
để lịng tham dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển, kiểm sốt hành động và vì lợi ích
của bản thân, của nhóm lợi ích mà chà đạp lên lợi ích của tập thể, cộng đồng và
quần chúng nhân dân thì rõ ràng là không thể chấp nhận được. Mọi hành vi tham
nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân”. Lợi
ích nhóm cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân mà ra. Nếu khơng vì lợi ích của bản
thân thì chẳng ai cịn muốn tham nhũng nữa. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể
làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi
phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng.
Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ của
một bộ phận, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Chính lối sống
8


này kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh,
cán bộ, công chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi
vụ” phạm pháp. Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện

ở sự quan liêu và suy đồi của không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vịi
vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.
Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh; do
giáo dục, do cơ chế và do chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy
thối, tha hóa. Điều này làm cho tệ tham nhũng càng có điều kiện thuận lợi để
phát sinh và lan rộng trong tồn xã hội. Tình trạng này đang có xu hướng ngày
càng tăng. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ, cơng chức chưa có ý thức rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị. Điều này dẫn đến sự tha hóa, suy
thối về đạo đức không thể tránh khỏi của các công chức, viên chức nhà nước,
sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra được
nguyên nhân này, nhưng biện pháp giải quyết chưa thật sự hiệu quả.
Thứ tư là do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một
bộ phận người dân còn yếu kém. Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”, “đầu
xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp
nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên” cũng là
nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng. Hơn thế, người ta còn dùng hối lộ, quà cáp
như một hình thức “kết thân”, “đầu tư chiều sâu”, “đầu tư vào tương lai” để tạo
thuận lợi cho con đường công danh sự nghiệp sau này cho cả bản thân lẫn người
thân. Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vơ tình làm cho khơng ít
cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động. Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện
tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, cơng chức để nhận “phong bì” từ dân mới giải
quyết công việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủ tục tất yếu trong quá trình xử lý
công việc. Bởi vậy, một số cán bộ, đảng viên khi có quyền lực đã đem địa vị,
quyền hành ra để “mặc cả” và cho rằng “muốn ăn chân giị phải thị chai rượu”.
Vơ hình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán
bộ công chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết cơng việc, dần dần
hình thành nên “văn hóa phong bì”.
Thứ năm và cũng là ngun nhân quan trọng, dễ dẫn đến tham nhũng nhất
đó chính là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế “xin - cho”

còn tồn tại. Đây là nguyên nhân thường xuyên được đề cập và lặp đi lặp lại nhiều
lần trong các phiên họp của Quốc hội.
Thứ sáu, một nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm đó là tư duy chính trị
của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn phảng phất tư duy “truyền thống”, phong
kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết
tâm trong việc thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị.
9


Giữa đổi mới tư duy chính trị và đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta chưa có sự
đồng bộ, thống nhất cần thiết nên thường xuyên diễn ra tình trạng “đánh trống bỏ
dùi”, “đầu voi đi chuột” làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật.
Ngồi ra cịn có nguyên nhân nữa mang tính chất khái quát là chúng ta
chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ. Hồ Chí Minh từng cho rằng “dân chủ là chìa
khóa vạn năng để giải quyết những vấn đề xã hội”. Tuy nhiên dân chủ phải gắn
liền với dân trí. Nhìn chung trình độ dân trí, kể cả quan trí của chúng ta chưa cao
nên nhân dân chưa có nhiều khả năng tham gia làm chủ, quản lý nhà nước, kiểm
tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức, viên
chức. Mặc dù chúng ta đã có bước tiến đáng kể về việc ban hành quy chế dân
chủ, song nhìn chung việc thực hiện đưa quy chế vào cuộc sống cịn nhiều hạn
chế, khó khăn.
Bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan cơ bản nêu trên cịn có những
ngun nhân khách quan rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tham
nhũng ở nước ta.
b. Về nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất là việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa triệt
để, khơng theo kịp được trình độ phát triển của hoạt động thực tiễn. Trong quá
trình lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, để xây dựng, phát triển và bình
ổn trật tự xã hội cịn nghiêng về “đức trị”, “nhân trị” mà chưa nghiêng về “pháp
trị”. Chính sách thưởng phạt chưa đủ sức răn đe người phạm tội và khuyến khích

người lập cơng, tố giác tội phạm.
Thứ hai là do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ, chưa
thỏa đáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, pháp luật còn
nhiều kẽ hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém. Các thủ tục hành chính hay giấy
tờ, đất đai đều chưa minh bạch, rườm rà, cơ chế quản lý bất động sản chưa hiệu
quả và chặt chẽ tạo kẽ hở cho các cán bộ, viên chức tham nhũng. Pháp luật là
công cụ mạnh nhất để ngăn chặn, chế tài và xử lý tham nhũng nhưng pháp luật lại
chưa nghiêm, lỏng lẻo tạo điều kiện, cơ hội cho tham nhũng phát triển.
Thứ ba là do những bất cập trong triết lý về giáo dục, chưa hình thành được
một triết lý giáo dục đủ tầm cỡ, làm trụ cột lâu dài, xuyên suốt và bền vững trong
quá trình phát triển, kể cả giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng;
giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường
chưa được chú trọng đúng mức. Hơn nữa, việc đưa những người thiếu năng lực
và thiếu phẩm chất đạo đức vào làm cho các cơ quan nhà nước do “quan hệ”, nể
nang, “đi đêm”,... làm suy thối hệ thống chính trị và làm cho tình trạng tham
nhũng ngày càng phát triển nhanh chóng.

10


Thứ tư là do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của Nhà
nước; xử lý qua loa, chỉ mang tính “hình thức” như cảnh cáo, phê bình hoặc chủ
trương “đại sự hóa tiểu sự, tiểu sự hóa vơ sự” vì người vi phạm thường là cán bộ
có quyền lực và địa vị, nên chưa mang tính răn đe. Các cán bộ cấp cao và cấp trên
chưa làm gương cho cấp dưới, chưa thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
với phương châm “một tấm gương sống về đạo đức gấp hàng trăm, hàng nghìn
bài diễn thuyết”. Việc chấp hành kỷ luật cũng bị xem nhẹ dẫn đến tình trạng
“phép vua thua lệ làng”, “trên bảo dưới không nghe”,... Người quản lý, thanh tra,
kiểm tra, điều tra cũng chưa thật sự mạnh tay và làm việc có hiệu quả, vẫn cịn
nặng tình trạng “báo cáo tốt”, tệ hại hơn còn đồng lõa, “gợi ý” làm cho tệ tham

nhũng gia tăng, khó có thể ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời.
Thứ năm là do việc thực hiện chính sách phịng, chống tham nhũng của
nước ta chưa hiệu quả, đồng bộ, chưa đáp ứng được thực trạng tham nhũng hiện
nay, thiếu một chương trình phịng, chống lâu dài, tổng thể mà chỉ chủ yếu tập
trung vào việc giải quyết những vụ “tham nhũng vặt”, nhỏ lẻ. Mặt khác, các chính
sách của nước ta chưa khuyến khích tồn dân và cả hệ thống chính trị cùng
phịng, chống tham nhũng. Chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những
người phát hiện và dám tố cáo tham nhũng. Việc tuyên dương người đứng lên tố
cáo tham nhũng hiện nay cũng chưa phải là giải pháp hiệu quả để động viên toàn
dân tham gia. Hơn nữa, người “đưa hối lộ” đi tố cáo tham nhũng cũng bị khép tội
“đưa hối lộ” nên cũng làm hạn chế việc tố cáo tham nhũng của nhân dân.
Thứ sáu là do mặt trái (bản chất) của nền kinh tế thị trường và sự phân cực
giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho các giá trị đạo đức bị
đảo lộn.

11


III. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Về quan điểm
- Thứ nhất, phịng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan
trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phịng ngừa, chủ động phát hiện
và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng,
bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham
nhũng; khơng có vùng cấm, vùng trống, khơng có ngoại lệ, khơng có đặc quyền,
bất kể người đó là ai.
- Thứ hai, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi
vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. Gắn PCTN với thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn PCTN, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn

Đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tồn dân.
- Thứ ba, kiên quyết, kiên trì, khẩn trương xây dựng cơ chế phịng ngừa để
khơng thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng; cơ chế
bảo đảm để không cần tham nhũng.
3. 2. Về nhiệm vụ, giải pháp
Một là, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hồn thiện các quy
định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm công tác PCTN
có hiệu lực, hiệu quả; nhất là xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên
tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, người đứng đầu;
xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức - bộ máy nhà
nước, hệ thống chính trị và thể chế về PCTN theo Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết
Đại hội XII của Đảng.
Hai là, phát huy đầy đủ, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm và tính tiền
phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là
của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong PCTN.
Ba là, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên; hồn thiện,
thực hiện nghiêm các quy định về cơng tác tổ chức, cán bộ phục vụ PCTN.
Bốn là, thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm sốt có hiệu
quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh
đạo, quản lý.

12


Năm là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham
nhũng, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.
Sáu là, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kiểm

sốt quyền lực và xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng để ngăn chặn từ
gốc nguyên nhân phát sinh tham nhũng.
Bảy là, từng bước mở rộng hoạt động PCTN ra khu vực ngoài Nhà nước;
mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về PCTN.

13


KẾT LUẬN
Kinh nghiệm xử lý các vụ tham nhũng vừa qua cho thấy, vai trò của cấp
uỷ, của cán bộ quản lý và người đứng đầu các tổ chức, các cơ quan là rất quan
trọng. Cán bộ quản lý, nhất là người đứng đầu liêm khiết, gương mẫu chấp hành
Điều lệ Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, khơng tơ hào hoặc phung
phí của cơng thì cơ quan, tổ chức đó sẽ trong sạch, cơng tác có hiệu quả, nhân dân
tin yêu. Do đó, việc quản lý cán bộ, đánh giá đúng, sử dụng và bổ nhiệm đúng
cán bộ có vai trị rất quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Kiên quyết khơng đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu tái cử những người mắc vào tệ
tham nhũng, lãng phí hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí. Thực hiện
nghiêm quy định và xử lý trách nhiệm như miễn nhiệm, bãi nhiệm người đứng
đầu các tổ chức để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng...
Cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí là một cuộc đấu tranh
khó khăn, phức tạp, nhưng được tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta đồng tình và
quyết tâm thực hiện có hiệu quả. Chúng ta đã ban hành Nghị quyết về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí; Luật
Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có Ban Chỉ
đạo Phịng chống tham nhũng, các cơ quan chức năng được củng cố và những
kinh nghiệm trong xử lý các vụ tham nhũng, lãng phí lớn vừa qua, với ý chí,
quyết tâm, thống nhất giữa ý Đảng - lòng dân, chúng ta tin tưởng: Cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí của tồn Đảng, tồn dân và tồn qn nhất định sẽ
giành được thắng lợi, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thực hiện

thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
mới./.

14



×