/>Y HỌC VIỆT NAM
185 CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP
VÀ CÁCH PHÒNG, CHỮA
HÀ NỘI NĂM 2014
Người biết bảo vệ sức khoẻ của chính mình
1
/>Để trở thành người biết bảo vệ sức khoẻ của chính mình,
cần có ba nguyên tắc cơ bản:
- Hợp tác với y bác sĩ của bạn.
- Tham gia trong mọi quyết định về điều trị.
- Trở thành người hiểu biết về y tế.
Chất lượng và phí tổn chăm sóc y tế tuỳ thuộc nhiều vào
bác sĩ của bạn. Tuy nhiên, nếu tuân thủ 3 nguyên tắc trên,
bạn sẽ kiểm soát được chất lượng và phí tổn về chăm sóc sức
khoẻ của mình.
Hợp tác với y bác sĩ
Các mối quan hệ tốt dựa trên mục đích chung, cùng nỗ lực
và cảm thông với nhau. Nếu bạn và bác sĩ có thể thực hiện
được những điều này, bạn sẽ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và
bác sĩ sẽ chăm sóc cho bạn hiệu quả hơn.
Có 5 cách để trở thành một người hợp tác tốt:
•Tự chăm sóc chính mình chu đáo
Cả bạn và bác sĩ đều không muốn bạn mắc lại chính căn
bệnh đã bị trước đây. Và nếu chẳng may mắc bệnh thì cả hai
đều muốn bạn hồi phục sức khoẻ càng sớm càng tốt.
2
/>•Nhận biết dấu hiệu đầu tiên về một vấn đề
sức khoẻ
Hãy để ý và ghi lại các triệu chứng. Những ghi chú của bạn
về các triệu chứng sẽ giúp bạn và bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Việc ghi lại các triệu chứng càng sớm càng giúp bác sĩ của
bạn chữa trị tốt và nhanh chóng hơn.
- Mỗi triệu chứng nên ghi rõ thời gian xuất hiện, mức độ
biểu hiện
- Ghi lại bất kỳ điều gì khác thường có thể liên quan đến
vấn đề sức khoẻ đó.
- Theo dõi và ghi lại những dấu hiệu quan trọng.
- Cập nhật những diễn tiến tình trạng sức khoẻ của bạn. Có
các triệu chứng nào thuyên giảm hoặc xấu hơn không?
•Tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà
Là người hợp tác có ý thức, bạn có thể chăm sóc nhiều vấn
đề sức khoẻ thông thường cho chính mình trước. Nên tham
khảo sách báo, nhờ sự giúp đỡ của người khác và kinh
nghiệm của chính mình để đặt ra một kế hoạch tự chăm sóc.
- Tìm hiểu một cách tích cực về bệnh tình xảy ra.
- Ghi lại kế hoạch tự chăm sóc và những gì bạn thực hiện.
3
/>- Lưu ý cách chữa trị tại nhà.
- Sắp xếp thời gian đi bác sĩ nếu bệnh tiếp tục không thuyên
giảm.
•Chuẩn bị đi bác sĩ
+ Đặt ra các câu hỏi về vấn đề mà bạn cần có ý kiến của
bác sĩ.
+ Ghi nhớ những triệu chứng và kế hoạch tự chăm sóc
của bạn.
+ Ghi ra bệnh tình chính của bạn để có thể trình bày rõ
ràng.
+ Ghi ra những linh cảm hoặc lo sợ về tình hình sức khoẻ
bất ổn của bạn.
+ Ghi ra ba câu hỏi bạn muốn được biết rõ nhất (thường
bác sĩ không có thời gian để trả lời quá chi tiết).
+ Mang theo đơn thuốc bạn có ý định điều trị.
•Đóng vai trò tích cực ở phòng khám
- Cho bác sĩ biết mối quan tâm chính của bạn và chia sẻ
những linh cảm và lo âu của bạn với bác sĩ.
- Trung thực và cởi mở: Không giấu giếm vì sợ xấu hổ.
Nếu bạn có ý định không sử dụng theo đủ liều lượng của đơn
4
/>thuốc, cũng nên nói rõ. Nếu bạn định thay đổi cách điều trị,
chẳng hạn như châm cứu hoặc bấm huyệt, hãy cho bác sĩ
biết. Là người hợp tác tốt, bác sĩ của bạn cần biết những gì sẽ
tiếp tục xảy ra.
- Nếu bác sĩ của bạn kê đơn thuốc, yêu cầu xét nghiệm
hoặc điều trị, vị bác sĩ ấy sẽ cần thêm thông tin.
- Cần hỏi kỹ bác sĩ những điều bạn chưa rõ về chẩn đoán,
điều trị và những điều bạn sẽ thực hiện ở nhà để bác sĩ biết
chắc bạn áp dụng đúng.
Khi đến bác sĩ lần đầu, bạn hãy cho vị bác sĩ ấy biết bạn
muốn tham gia về quyết định trị liệu. Hãy chú ý xem bạn
cảm thấy lần đi bác sĩ ấy như thế nào:
- Vị bác sĩ ấy có chịu lắng nghe bạn không?
- Bạn có nghĩ mình có thể tạo được mối quan hệ hợp tác tốt
với vị bác sĩ đó không?
- Nếu câu trả lời “ không”, bạn cần tìm một bác sĩ khác.
Không phải mọi người đều muốn là người hợp tác với bác
sĩ của mình. Có lẽ bạn không muốn hỏi bác sĩ nhiều và không
muốn tham gia bất kỳ quyết định nào. Bạn có muốn để bác sĩ
cho bạn biết những gì tốt nhất giúp bạn không? Nếu muốn
những điều đó, hãy cho bác sĩ biết. Phần lớn các bác sĩ có
5
/>nhiều bệnh nhân và không có nhiều thời gian. Hãy cho bác sĩ
biết bạn mong muốn gì.
Lúc nào cần thay đổi bác sĩ?
Nếu bạn không bằng lòng với cách điều trị của bác sĩ, có
thể đó là lúc bạn cần thay đổi bác sĩ. Trước khi tìm một vị
bác sĩ mới, bạn hãy cho vị bác sĩ hiện thời biết bạn cảm thấy
việc điều trị như thế nào. Có lẽ vị bác sĩ ấy sẽ bằng lòng hợp
tác với bạn nếu họ biết bạn muốn gì ở họ.
Tham gia mọi quyết định điều trị
Ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ không thể điều
trị hoặc khám bệnh mà không có sự bằng lòng của bạn. Bạn
phải được thông báo về những nguy cơ và bằng lòng với cách
điều trị ấy. Tuy nhiên, với vai trò hợp tác, bày tỏ sự bằng
lòng chưa đủ. Mục đích chính là bạn phải tham gia và tham
gia tích cực vào mọi quyết định điều trị.
Tại sao bạn phải cùng tham gia các quyết định với bác sĩ
của mình? Sự lựa chọn không phải luôn luôn là trắng hay
đen. Chẳng hạn, đứa con ba tuổi của bạn bị nhức đầu và cảm
sốt. Bác sĩ nói chẳng có gì phải lo lắng, còn bạn thì lại linh
6
/>cảm con mình có thể bị viêm màng não. Khi này, chỉ có xét
nghiệm mới cho kết quả chính xác.
Trong mọi trường hợp, quyết định điều trị mà bạn chọn lựa
sẽ có ảnh hưởng đến chính cuộc đời bạn. Do đó, việc điều trị
tốt nhất phải được kết hợp giữa giới chuyên môn và thái độ
của chính cá nhân bạn.
Tám cách tham gia vào các quyết định điều trị.
1. Cho bác sĩ của bạn biết bạn muốn gì.
Cần cho bác sĩ biết bạn muốn cùng quyết định về những
điều được thực hiện để giải quyết vấn đề sức khoẻ của bạn.
2. Tự nghiên cứu bệnh của bạn.
Trong một số trường hợp, bạn cần phải tìm hiểu điều đó để
có thể hiểu rõ về những gì bác sĩ cho biết.
3. Hỏi “tại sao”.
Phải luôn hỏi tại sao trước khi đồng ý với bất kỳ việc trị
liệu nào. Việc đặt câu hỏi này có thể giúp bạn khám phá ra sự
chọn lựa khác có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn.
4.Hỏi về các lựa chọn.
Tìm hiểu các lựa chọn mà bác sĩ cho là có thể thực hiện
được.
7
/>5. Lưu ý thời gian chờ điều trị.
Hỏi bác sĩ xem có rủi ro hoặc phí tổn gì khi phải mất thời
gian chờ điều trị không.
6. Trình bày mối quan tâm của bạn.
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn muốn chọn một cách điều trị
khác.
7. Trình bày yêu cầu.
Cho bác sĩ biết bạn muốn gì về việc điều trị đó, nếu xét
thấy thực tế. Nếu thích hợp, thảo luận về các tác dụng phụ,
đau nhức, thời gian phục hồi, thời gian phải điều trị, v.v
8. Nhận trách nhiệm.
Khi bạn cùng bác sĩ đi đến các quyết định, cả hai phải nhận
trách nhiệm về hậu quả của các quyết định đó.
Tích cực về các quyết định xét nghiệm.
Các xét nghiệm y khoa là những công cụ quan trọng. Một
số người cho rằng việc xét nghiệm nhiều lần sẽ gây tốn kém,
nhưng điều đó là cần thiết. Hãy giúp bác sĩ có sự chọn lựa tốt
về các xét nghiệm cho bạn.
•Tìm hiểu những điều cơ bản
8
/>- Tên của xét nghiệm là gì và tại sao bạn cần phải xét
nghiệm?
- Nếu xét nghiệm là dương tính, bác sĩ có thực hiện điều gì
khác không?
- Những gì sẽ xảy ra nếu bạn không chịu xét nghiệm?
•Xét các rủi ro và lợi ích
- Xét nghiệm chính xác tới mức độ nào? Nó có bị sai lệch
không? Kết quả có thể dương tính khi bạn không có bệnh
hoặc ngược lại không?
- Xét nghiệm có gây đau đớn nhiều không? Có ảnh hưởng
xấu gì không?
- Sau xét nghiệm bạn sẽ cảm thấy thế nào?
- Có sự chọn lựa nào ít rủi ro hơn không?
•Hỏi về phí tổn
- Chi phí cho xét nghiệm đó là bao nhiêu?
- Có xét nghiệm nào ít tốn kém hơn mà vẫn cho thông tin
tương đương không?
•Hãy cho bác sĩ biết
- Mối quan tâm của bạn về xét nghiệm đó.
- Bạn muốn xét nghiệm đó sẽ giúp bạn điều gì.
9
/>- Tình trạng sức khoẻ hiện nay (chẳng hạn bạn đang có
thai)
- Bạn quyết định chấp nhận xét nghiệm ấy.
Nếu xét nghiệm quá tốn kém, có nguy cơ rủi ro và không
thể thay đổi được đề nghị điều trị ấy, hãy hỏi bác sĩ xem bạn
có thể không phải xét nghiệm không. Nên chấp nhận quyết
định tốt nhất mà bác sĩ đưa ra, vì không có xét nghiệm nào có
thể thực hiện nếu bạn không đồng ý.
Khi đồng ý xét nghiệm, hãy hỏi xem bạn phải làm gì để
giảm bớt nguy cơ bị sai sót. Hãy hỏi về thực phẩm, việc tập
thể dục, rượu hoặc các điều trị cần tránh trước khi xét
nghiệm. Sau khi xét nghiệm, cần tìm hiểu các kết quả. Nếu
các kết quả nằm ngoài ý muốn và mức sai sót cao, cần xét
nghiệm lại trước khi điều trị theo kết quả đó.
Tham gia những quyết định về các phương pháp điều
trị
Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị là phải biết tại sao bạn
cần sử dụng thuốc trước khi uống thuốc. Tương tự như với
các xét nghiệm y khoa, có một số điều về trị liệu mà bạn luôn
luôn cần biết.
10
/>•Tìm hiểu những điều cơ bản
- Tên thuốc là gì và tại sao bạn cần sử dụng?
- Thuốc có tác dụng bao lâu?
- Bạn cần phải sử dụng trong bao lâu?
- Sử dụng thuốc đó như thế nào?
- Có thuốc nào thay thế không?
•Xét các rủi ro và lợi ích
- Thuốc này có công hiệu như thế nào?
- Thuốc này có tác dụng phụ hoặc những rủi ro khác
không?
- Thuốc này có phản ứng với các thuốc khác mà bạn đang
sử dụng không?
•Hỏi về phí tổn
- Chi phí cho thuốc là bao nhiêu?
- Có thuốc nào công hiệu tương tự mà ít tốn kém hơn
không?
- Có thể bắt đầu dùng đơn thuốc trong ít ngày để biết chắc
đáp ứng không?
•Hãy cho bác sĩ biết
- Mối quan tâm của bạn về loại thuốc ấy.
- Bạn mong muốn điều gì ở nó.
11
/>- Tất cả những phương pháp điều trị khác bạn đang được trị
liệu.
Tham gia những quyết định về giải phẫu
Mọi cuộc giải phẫu đều có rủi ro. Bạn chỉ có thể quyết định
nếu cuộc giải phẫu ấy thực sự đem lại lợi ích cho mình. Sống
với bệnh tật hay chấp nhận giải phẫu? Sự chọn lựa tuỳ thuộc
vào bạn.
•Tìm hiểu những điều cơ bản
- Cuộc giải phẫu ấy tên là gì?
- Tại sao bác sĩ lại nghĩ là bạn cần được giải phẫu?
- Giải phẫu có phải là giải pháp tốt nhất cho vấn đề sức
khoẻ của bạn không? Bạn có những chọn lựa nào khác
không?
- Có cách xét nghiệm nào khác trước khi giải phẫu không
(chẳng hạn như nội soi)?
•Xét các rủi ro và lợi ích
- Vị bác sĩ giải phẫu đã có nhiều kinh nghiệm chưa?
- Mức độ thành công? Sự thành công có ý nghĩa gì?
- Có thể xảy ra những sai sót gì? Điều này có thường xảy ra
không?
12
/>- Sau giải phẫu bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bao lâu sau bạn sẽ
hồi phục hoàn toàn?
- Bạn có thể làm gì trong giai đoạn tiền phẫu và hồi sức?
- Phương pháp gây tê nào tốt nhất (tổng quát, cục bộ, ở
xương sống)?
•Hỏi về phí tổn
- Chi phí cho cuộc giải phẫu là bao nhiêu?
- Có thể điều trị ngoại trú không và cách đó có đỡ tốn kém
không?
•Hãy cho bác sĩ biết:
- Vấn đề gây phiền toái cho bạn đến mức độ nào?
- Các mối quan tâm của bạn về cuộc giải phẫu ấy.
- Thời gian bạn muốn được giải phẫu.
Ngoài ra, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn muốn thẩm định thêm
và đề nghị được giới thiệu một bác sĩ chuyên môn. Những ý
kiến thẩm định thêm rất cần thiết nếu bạn còn nghi ngờ về
cuộc giải phẫu mà bác sĩ đề nghị. Khi đã biết rõ phí tổn, rủi
ro và lợi ích của cuộc giải phẫu, quyết định sẽ tuỳ thuộc vào
chính bạn.
8 cách để giảm chi phí y tế (mà không giảm chất lượng)
13
/>1. Duy trì sức khoẻ.
Phòng bệnh là cách tốt nhất để giảm chi phí y tế.
2. Tự chăm sóc khi cần.
Mỗi lần giải quyết thành công vấn đề sức khoẻ ở nhà là bạn
đã giảm được chi phí y tế cho mình và gia đình.
3. Giảm chi phí xét nghiệm.
Không nên đồng ý ngay về các xét nghiệm quá tốn kém cho
tới khi bạn hiểu rõ chúng sẽ có tác dụng tích cực cho mình.
Có những xét nghiệm không cần thiết được thực hiện do
"thông lệ" hoặc để bác sĩ tránh sơ suất trong điều trị. Không
có xét nghiệm nào được thực hiện nếu không có sự đồng ý
của bạn.
4. Giảm chi phí thuốc men.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn về mọi cách điều trị được đề ra, về
những gì xảy ra nếu bạn không muốn sử dụng cách điều trị
đó. Không phải mọi đơn thuốc đều trị được bệnh. Đôi khi, sự
tự chăm sóc hoặc cách chữa trị không dùng thuốc rất tốt đối
với bạn.
5. Cần sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn về các chứng
bệnh đặc biệt.
14
/>Các bác sĩ chuyên khoa được đào tạo sâu và có nhiều kinh
nghiệm về một lĩnh vực riêng biệt của y khoa. Ví dụ, bác sĩ
chuyên khoa tim được đào tạo đặc biệt về các bệnh tim trong
nhiều năm. Đi bác sĩ chuyên khoa thường tốn nhiều chi phí
hơn bác sĩ gia đình, bạn phải chi phí nhiều hơn cho các xét
nghiệm và điều trị. Đương nhiên, họ sẽ cung cấp cho bạn
những thông tin cần thiết để quyết định về một vấn đề sức
khoẻ quan trọng.
Khi bác sĩ của bạn đề nghị đi bác sĩ chuyên môn, bạn nên
có một chút chuẩn bị và thông tin để đỡ tốn kém hơn. Trước
khi đến bác sĩ chuyên khoa, bạn cần:
- Hiểu biết về chẩn đoán có thể xảy ra.
- Tìm hiểu về các chọn lựa điều trị.
- Hiểu biết về đề nghị của bác sĩ gia đình với bác sĩ chuyên
môn (về chẩn đoán, các xét nghiệm, các chọn lựa phẫu
thuật )
- Lưu giữ các kết quả xét nghiệm hoặc hồ sơ bệnh án về
trường hợp của bạn cho bác sĩ chuyên khoa.
6. Sử dụng các dịch vụ cấp cứu một cách khôn ngoan.
Trong trường hợp nguy cấp, các dịch vụ cấp cứu hiện đại
rất có giá trị. Tuy nhiên, chi phí cho các phòng cấp cứu lớn
15
/>gấp nhiều lần so với các dịch vụ y tế bình thường. Hơn nữa,
do không có sẵn hồ sơ bệnh án cũ của bạn, các bác sĩ cấp cứu
không có được những thông tin về diễn biến tình trạng sức
khoẻ của bạn trước đây.
Phòng cấp cứu của bệnh viện được thiết lập để giải quyết
các trường hợp chấn thương và nguy cấp đến tính
mạng, không phải để điều trị các bệnh thông thường.
Trong lúc bận rộn, các trường hợp không nguy cấp có thể
phải chờ hàng giờ. Bạn có thể sử dụng dịch vụ của bác sĩ đa
khoa để điều trị an toàn tại nhà, nhưng trong những trường
hợp nguy cấp, bạn phải được đưa đến phòng cấp cứu càng
sớm càng tốt.
Chuẩn bị trước khi đến phòng cấp cứu
- Nếu có thể, gọi điện thoại tới trước để cho biết bạn sẽ đến.
- Nếu có thể, gọi cho bác sĩ trước để họ có thể đón bạn ở
phòng cấp cứu, hoặc để họ có được những thông tin quan
trọng.
- Nếu còn thời gian, bạn có thể sử dụng các bảng sau:
+ Sử dụng bảng kiểm định để xác định các câu hỏi bác sĩ.
+ Xem xét lại bảng kiểm định về những xét nghiệm y
khoa.
16
/> + Sử dụng các hồ sơ y khoa có thể cung cấp kết quả xét
nghiệm, thông tin về dị ứng, điều trị và các trường hợp nguy
kịch.
- Đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt để cho nhân viên
phòng cấp cứu biết tại sao bạn nghĩ trường hợp đó là nguy
cấp.
7. Chỉ đến bệnh viện khi thật cần thiết.
Nếu bạn phải điều trị ở bệnh viện, nên cố gắng để ra viện
càng sớm càng tốt để đỡ phí tổn và tránh rủi ro lây nhiễm.
8. Hỏi xem bạn có thể điều trị ngoại trú không?
Nếu bạn có thể tuân thủ được những điều trị cần thiết, bác
sĩ thường cho bạn điều trị ngoại trú. Cố tránh phải nằm lại để
y tá chăm sóc hồi sức khi bạn có thể rút ngắn thời gian nằm
để xin xuất viện, vì bệnh viện không phải là chọn lựa cho
người đã lành bệnh.
Nếu phải nằm viện, cần hiểu biết để được chăm sóc tốt hơn.
Nếu bị bệnh nặng, hãy yêu cầu người thân giúp theo dõi để
bạn được quan tâm tốt nhất.
Hãy luôn hỏi “tại sao”. Không nên đồng ý bất kỳ điều gì
nếu bạn không được nghe lý do chính đáng; chỉ nên đồng ý
với những thủ tục bạn biết rõ. Cần theo dõi cẩn thận mức độ
17
/>điều trị, xét nghiệm, thuốc tiêm và các điều trị khác, xem
chúng có cải thiện được tình trạng sức khoẻ của bạn hiện thời
không. Sự quan tâm của bạn có thể cải thiện được chất lượng
chăm sóc sức khoẻ của mình.
•Sử dụng dịch vụ cứu thương
Hãy gọi điện tới cơ quan y tế hoặc phòng cấp cứu gần nhất
để sử dụng xe cứu thương, nếu:
- Có những triệu chứng của cơn đau tim: đau ngực kịch liệt,
toát mồ hôi, thở dốc.
- Bị chảy máu quá nhiều hoặc mất máu.
- Bị bất tỉnh hoặc rất khó thở.
- Ngất hơn năm phút.
- Nghi chấn thương cột sống hoặc cổ.
Không gọi xe cứu thương nếu bệnh nhân không bị bất tỉnh,
thở không khó và tình trạng gần như không thay đổi nhanh
chóng. Trong trường hợp này, nếu sử dụng dịch vụ cấp cứu
sẽ rất tốn kém.
CHƯƠNG 2: PHÒNG TRÁNH VÀ PHÁT HIỆN SỚM
BỆNH TẬT
Mười cách để bảo vệ sức khoẻ
18
/>1. Tiêm phòng: Đây là cách ít tốn kém nhất để bảo vệ sức
khoẻ. Khi tiêm phòng, bạn tránh được bệnh tật cho chính
mình và tránh lây lan bệnh trong gia đình, cộng đồng.
2. Luyện tập thể lực để giữ thể hình khoẻ mạnh.
3. Ăn uống điều độ và đủ dinh dưỡng để bảo vệ sinh lực, có
khả năng đề kháng với nhiều bệnh tật.
4. Kiểm soát stress, tập lối sống lành mạnh.
5. Không hút thuốc.
6. Tránh dùng các loại thuốc gây nghiện và gây hại đến sức
khoẻ, không uống rượu quá mức giới hạn.
7. Giữ gìn an toàn ở gia đình, nơi làm việc và giải trí; lái xe
an toàn; tình dục an toàn.
8. Nghỉ ngơi và thư giãn, chăm sóc bữa ăn, đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng và giải trí.
9. Có tinh thần lạc quan: Một viễn tưởng tốt về sức khoẻ là
nền tảng hồi phục tình trạng sức khoẻ tốt.
10. Cần nơi yên tĩnh (thường là gia đình); tránh những
trường hợp bị xung đột ở gia đình, nơi làm việc hoặc nơi
công cộng.
Tiêm phòng
19
/>Việc tiêm phòng được tổ chức y tế dự phòng cung cấp để
nhanh chóng tấn công các bệnh dịch trước khi chúng có thể
lây lan. Có thể tiêm phòng một hoặc nhiều lần vào các giai
đoạn khác nhau, tuỳ từng bệnh.
Mục đích của việc tiêm phòng
- Phòng bệnh.
- Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.
- An toàn và có hiệu quả.
- Giảm nguy cơ khi có dịch bệnh.
Bạch hầu, uốn ván và ho gà
Bạch hầu và uốn ván là những tác nhân gây tử vong khủng
khiếp trước khi vacxin DPT được phát triển. DPaT là phiên
bản mới của vacxin này. Nó có thể gây ra phản ứng mạnh đối
với cơ thể của người được tiêm chủng.
Các vacxin này cũng phòng được bệnh uốn ván (vi khuẩn
gây bệnh khi vết thương bị nhiễm trùng, xâm nhập cơ thể qua
vết thương và chỉ phát triển trong môi trường hiếm oxy). Khi
được phòng ngừa thích hợp, các bệnh này hiếm khi xảy ra.
Cần phòng ngừa các bệnh tật này cho trẻ bằng các đợt tiêm
chủng bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Lần tiêm chủng bổ sung được
thực hiện trong khoảng giữa 11-16 tuổi. Sau đó, để tăng hiệu
20
/>quả miễn dịch, cứ mười năm lại tiêm chủng Td (uốn ván và
bạch hầu) bổ sung.
Cần phải theo dõi lịch tiêm chủng Td vì bệnh uốn ván rất
nguy hiểm. Trong 5 năm kể từ lần tiêm chủng cuối cùng, nếu
bạn bị thương (nhất là vết thương do giẫm đinh), dễ nhiễm
trùng hoặc nghi bị nhiễm trùng, bạn cần tiêm phòng Td lại.
Bệnh bại liệt
Đây là một bệnh do vi rút gây ra, dẫn đến mất khả năng đi
lại hoặc bị liệt. Nên tiêm phòng bại liệt lần đầu vào lúc 2
tháng tuổi. Các lần tiêm chủng tiếp sau giúp miễn dịch vĩnh
viễn. Người lớn không cần tiêm chủng bại liệt, trừ khi họ có
nguy cơ bị bệnh bại liệt cao.
Bệnh sởi, quai bị và sởi Đức
MMR là vacxin cho các bệnh này. Cần tiêm phòng hai lần
(vào lúc 12-15 tháng tuổi, 4-6 tuổi hoặc 12 tuổi), không cần
tiêm phòng MMR thêm về sau.
Nếu con bạn được 6-11 tháng tuổi, lại ở trong vùng bị bột
phát bệnh sởi, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc cơ quan y tế để
sớm biết thông tin về tiêm chủng MMR. Liều lượng vacxin
ấy cần được lặp lại vào lúc 15 tháng tuổi.
21
/>Nếu bạn không có phiếu tiêm chủng cho biết đã được
tiêm hai liều MMR, con của bạn không bị các bệnh này khi
còn bé, bạn cần hỏi ý kiến của y bác sĩ về tiêm chủng.
Bệnh thuỷ đậu
Vacxin thuỷ đậu hiện có sẵn. Có thể tiêm phòng cho trẻ em
vào lúc 12 tháng tuổi và dưới 10 tuổi. Miễn dịch kéo dài ít
nhất 10 năm, nhưng chưa biết rõ có cần thiết phải tiêm phòng
bổ sung không. Nếu con bạn bị thuỷ đậu khi còn nhỏ thì nó
sẽ được miễn dịch vĩnh viễn. Bệnh thuỷ đậu nguy hiểm hơn
đối với độ tuổi thiếu niên và người lớn. Vì vậy, nếu cho tới
11 tuổi, con bạn chưa bị bệnh thuỷ đậu thì việc tiêm vacxin
này là rất quan trọng. Với người lớn, cần thử máu để xem đã
bị bệnh thuỷ đậu chưa, nếu chưa thì cần phải tiêm phòng.
Người lớn cần được tiêm 2 lần.
Viêm gan B
Virus viêm gan B gây ra bệnh gan trầm trọng và đôi khi
gây tử vong. Vacxin HBV phòng lây nhiễm và các biến
chứng của bệnh.
Tất cả trẻ em cần được tiêm phòng HBV 3 lần để miễn dịch
vĩnh viễn. Đối tượng cần được tiêm phòng:
22
/>- Thanh niên chưa được tiêm phòng, nhất là có nguy cơ
mắc bệnh cao.
- Y bác sĩ.
- Người dự định đi qua Trung Quốc, Đông Nam Á và các
vùng khác có mức lây nhiễm viêm gan B cao.
Viêm màng não B (HiB)
Bệnh viêm màng não trầm trọng và có thể dẫn đến bại não
hoặc tử vong. Phần lớn bệnh nhân là trẻ em khoảng từ sáu
tháng tới một tuổi. Mọi trẻ em từ từ hai tháng tới năm tuổi
phải được tiêm chủng để chống bệnh HiB. Trẻ trên 5 tuổi và
người lớn chỉ cần tiêm chủng nếu bị bệnh thiếu máu tế bào
lưỡi liềm hoặc các vấn đề về lá lách.
Những phản ứng đối với trẻ em được tiêm phòng
Trẻ thường có những phản ứng nhẹ và nhất thời khi được
tiêm phòng. Sau khi tiêm DPT, các em bé thường sốt cao và
chỗ tiêm có thể bị cứng. Triệu chứng nổi mẩn đỏ hoặc sốt có
thể xảy ra trong 10-14 ngày sau khi tiêm MMR. Vết mẩn đỏ
sẽ hết mà không cần chữa trị. Vacxin viêm gan B gây ra nôn
mửa, hơi sốt, nổi mẩn và đau nhức khớp ở một số người lớn
tuổi. Cách xử lý"
23
/>- Một số bác sĩ đề nghị sử dụng acetaminophen trước khi
tiêm. Thuốc này có thể làm giảm sốt và giúp dễ chịu.
- Ghi lại những phản ứng xảy ra đối với con bạn.
- Cho y bác sĩ biết nếu bạn nghĩ là các phản ứng sẽ tăng
cao.
Tiêm chủng sau 65 tuổi
Vacxin cúm được đề nghị tiêm hằng năm đối với
những người ở độ tuổi 65 hoặc lớn hơn. Hầu hết các vacxin
có tác dụng tốt vào mùa thu.
Việc tiêm phòng viêm phổi một lần được đề nghị cho
những người 65 tuổi. Những người mắc các bệnh mãn tính,
nhất là các bệnh thuộc đường hô hấp cũng nên được tiêm
vacxin này và một hoặc hai lần mỗi năm.
Các tiêm chủng khác
Nếu bạn thường tiếp xúc với người bị bệnh truyền nhiễm
hoặc người ở vùng có bệnh truyền nhiễm (sốt rét, thương
hàn, sốt vàng da), bạn cần được cơ quan y tế tiêm phòng.
Thử lao
Việc thử lao được thực hiện trên da để xác định bệnh lao
phổi. Kết quả dương tính không có nghĩa là bạn bị lao, nhưng
vi khuẩn lao có thể đã xâm nhập vào cơ thể của bạn. Nếu bạn
24
/>có kết quả xét nghiệm lao trên da dương tính, xét nghiệm ấy
sẽ không được lặp lại. Những xét nghiệm tiếp theo luôn luôn
dương tính và có thể gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm.
Theo dõi và phát hiện bệnh sớm
Để bảo vệ sức khoẻ, bạn cần phát hiện bệnh sớm, khi nó
còn dễ điều trị. Có thể thực hiện điều này bằng hai cách: đi
khám bệnh định kỳ và theo dõi tất cả các triệu chứng trên cơ
thể mình.
Khám bệnh định kỳ
Nhiều bác sĩ khuyên mọi người nên khám tổng quát mỗi
năm. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các bác sĩ đề nghị khám
bệnh dựa trên tuổi, giới tính và các yếu tố gây rủi ro.
Cách khám bệnh này có hiệu quả hơn trong việc phát hiện
sớm các bệnh tật.
•Nội soi
Nội soi là xét nghiệm bằng màn hình để chuẩn đoán khối u
ở giai đoạn tiền ung thư và ung thư ở trực tràng và ruột kết.
Các bác sĩ đưa một dụng cụ có camera qua miệng hoặc trực
tràng bệnh nhân để ghi quan sát và chẩn đoán bệnh. Tất cả
chỉ diễn ra trong 10-15 phút, rất an toàn; bệnh nhân chỉ cảm
thấy hơi khó chịu.
25