iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành từ tháng 03/08 06/08 tại trang trại gà Thiên Phú Long toạ
lạc tại xã Long Phước,huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Với nội dung: đánh gía sức sống và sự tăng trưởng của gà thả vườn được bổ sung
chế phẩm tự nhiên Gừng - Nghệ - Tỏi vào TĂ từ 1 ngày tuối đến 12 tuần tuổi.
Thí nghiệm được thực hiện trên 800 con gà, chia thành 4 lô:
Lô I: 200 con (ĐC) không sử dụng chế phẩm
Lô II: 200 con bổ sung 2g chế phẩm/ kgTĂ
Lô III: 200 con bổ sung 4g chế phẩm/ kgTĂ
Lô IV: 200 con bổ sung 5g 2g chế phẩm/ kgTĂ
Qua quá trình khảo sát, kết quả cho thấy:
* Hàm lượng kháng thể chống lại virus Newcastle trong huyết thanh gà.
Các lô sử dụng chế phẩm Gừng – Nghệ - Tỏi
+ 1 ngày tuổi lô II: MG = 147; %CD = 100, lô III: MG = 147; %CD = 100, lô IV:
MG = 147; %CD = 100.
+ 13 ngày tuổi lô II: MG = 56; %CD = 100, lô III: MG = 84; %CD = 100, lô IV: MG
= 69; %CD = 100
+ 36 ngày tuổi lô II: MG = 30; %CD = 70, lô III: MG = 34; %CD = 80, lô IV: MG =
37; %CD = 90.
+ 80 ngày tuổi lô II: MG = 17,1; %CD = 60, lô III: MG = 30; %CD = 90, lô IV: MG
= 34; %CD = 100.
Cao hơn lô không sử dụng chế phẩm (lô I)
+ 1 ngày tuổi: MG = 147; %CD = 100
+ 13 ngày tuổi: MG = 49; %CD = 100
+ 36 ngày tuổi: MG = 24,2; %CD = 100
+ 80 ngày tuổi: MG = 9,8; %CD = 30
* Tỉ lệ nhiễm cầu trùng
Tỉ lệ nhiễm cầu trùng của lô sử dụng chế phẩm Gừng - Nghệ - Tỏi (lô II: 46,67%,
lô III: 56,67%, lô IV: 53,33%) thấp hơn lô không sử dụng chế phẩm (63,33%).
iv
* Tỉ lệ chết và tỉ lệ loại thải
Tỉ lệ chết và tỉ lệ loại thải của các lô sử dụng chế phẩm Gừng - Nghệ - Tỏi thấp
hơn lô đối chứng. Tỉ lệ chết của các lô sử dụng chế phẩm là (lô II: 8,36%, lô III:
8,33%, lô IV: 9,44%) lô không dùng chế phẩm (10,08%). Tỉ lệ loại thải của các lô
dùng chế phẩm là (lô II: 2%, lô III: 1,5%, lô IV: 2%) lô không dùng chế phẩm (2,5%).
* Trọng lượng bình quân
Trọng lượng bình quân của gà ở các lô có sử dụng chế phẩm Gừng - Nghệ - Tỏi
(trống: lô II là: 1850,10g; lô III: 1920,40g; lô IV: 1896,83g, mái: lô II: 1730,23g; lô
III: 1800,53g; lô IV: 1780,70g) cao hơn lô đối chứng (trống: 1820g; mái: 1700,08g).
* Trọng lượng tuyệt đối
Trọng lượng tuyệt đối của gà trống và gà mái từ 4 12 tuần tuổi ở lô sử dụng chế
phẩm Gừng - Nghệ - Tỏi (trống: lô II là: 22,04g; lô III: 22,90g; lô IV: 22,61g, mái: lô
II: 20,69g; lô III: 21,54g; lô IV: 21,29g) cao hơn lô đối chứng (trống: 21,69g; mái:
20,32g).
* Tiêu thụ TĂ hàng ngày
Lượng TĂ tiêu thụ hàng ngày ở các lô sử dụng chế phẩm Gừng - Nghệ - Tỏi (lô
II: 62,91g/con/ngày; lô III: 63,65g/con/ngày; lô IV: 61,78 g/con/ngày) cao hơn lô đối
chứng (61,14 g/con/ngày).
* Tiêu tốn TĂ/ 1 kg tăng trọng
Tiêu tốn TĂ/ 1 kg tăng trọng ở các lô sử dụng chế phẩm Gừng - Nghệ - Tỏi (lô II:
2,98 kg; lô III: 2,84 kg; lô IV: 2,79 kg) thấp hơn lô đối chứng (3,09 kg).
v
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt luận văn iii
Mục lục v
Danh sách các từ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các biểu đồ x
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1/ Đặt vấn đề 1
1.2/ MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 2
1.2.1/ Mục đích 2
1.2.2/ Yêu cầu 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1/ Đặc điểm ngoại hình, năng suất của gà Lương Phượng 3
2.2/ Giới thiệu chế phẩm tự nhiên bổ sung vào thức ăn cho gà 3
2.2.1/ Gừng 3
2.2.2/ Nghệ 4
2.2.3/ Tỏi 4
2.3/ Lược duyệt một số công trình nghiên cứu, ứng dụng Gừng - Nghệ - Tỏi 6
2.3.1/ Sơ lược một số nghiên cứu, ứng dụng của Gừng 6
2.3.2/ Sơ lược một số nhiên cứu, ứng dụng của Nghệ 7
2.3.3/ Sơ lược một số nghiên cứu, ứng dụng của Tỏi 7
2.4/ Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của gà
8
2.4.1/ Môi trường khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng 8
2.4.2/ Đặc điểm dinh dưỡng của gà 9
2.4.3/ Nước 9
2.4.4/ Protein trong khẩu phần 9
2.4.5/ Kích thước hạt thức ăn và mùi vị thức ăn 10
vi
2.4.6/ Tiếng động và người chăn nuôi 10
2.4.7/ Mật độ 10
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 11
3.1/ Nội dung, thời gian và địa điểm 11
3.1.1/ Nội dung 11
3.1.2/ Thời gian và địa điểm thí nghiệm 11
3.1.3/ Đối tượng nghiên cứu 11
3.2/ Phương pháp bố trí thí nghiệm 11
3.2.1/ Bố trí thí nghiệm 11
3.2.2./ Thức ăn cơ bản 12
3.2.3/ Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng 13
3.2.3.1/ Chuồng trại 13
3.2.3.2/ Con giống 14
3.2.3.3/ Chăm sóc nuôi dưỡng 14
3.2.3.4/ Quy trình phòng bệnh cho gà 14
3.3/ Các chỉ tiêu theo dõi 15
3.3.1/ Theo dõi hàm lượng kháng thể chống lại virus Newcastle trong huyết thanh 15
3.3.1.1/ Phương pháp làm phản ứng ngưng kết hồng cầu HA 16
3.3.1.2/ Phương pháp làm phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI 17
3.3.2/ Xét nghiệm cầu trùng 19
3.3.3/ Chỉ tiêu về sức sống 20
3.3.3.1/ Tỷ lệ chết 20
3.3.3.2/ Tỷ lệ loại thải 20
3.3.3.3/ Tỷ lệ bệnh tích 20
3.3.4/ Chỉ tiêu về tăng trọng 21
3.3.4.1/ Trọng lượng bình quânqua các tuần tuổi 21
3.3.4.2/ Tăng trọng tuyệt đối 21
3.3.5/ Chỉ tiêu chuyển hóa thức ăn 21
3.3.5.1/ Mức tiêu thụ TĂ hàng ngày 21
3.3.5.2/ Hệ số chuyển biến TĂ 21
3.3.6/ Hiệu quả kinh tế 21
vii
3.4/ Phương pháp xử lý số liệu 21
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 22
4.1/ Chỉ tiêu về sức sống 22
4.1.1/ Hàm lượng kháng thể trên đàn gà 22
4.1.2/ Tỉ lệ nhiễm cầu trùng qua xét nghiệm phân ở giai đoạn: 21; 42 – 45; 80 ngày
tuổi 23
4.1.3/ Tỉ lệ chết 24
4.1.4/ Tỉ lệ loại thải 25
4.1.5/ Tỉ lệ bệnh tích 27
4.2/ Chỉ tiêu về sinh trưởng 27
4.2.1/ Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần tuổi 27
4.2.2/ Tăng trọng tuyệt đối của các lô 31
4.3/ Khả năng chuyển biến thức ăn 33
4.3.1/ Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày 33
4.3.2/ Chỉ số chuyển biến thức ăn 34
4.3/ Tính hiệu quả kinh tế 35
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
5.1/ Kết luận 36
5.2/ Đề nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 39
viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kg : Kilogam
Cv : Coefficient of variation
Sd : Standard deviation
P : Probability
TĂ : Thức ăn
g : gram
ĐC : Đối Chứng
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 12
Bảng 3.2: Công thức thức ăn 12
Bảng 3.3: Thành phần thức ăn 13
Bảng 3.4: Một số thuốc được sử dụng 15
Bảng 3.5: Lịch chủng ngừa vaccine 15
Bảng 3.6: Sơ đồ phản ứng HA 17
Bảng 3.7: Sơ đồ phản ứng HI 18
Bảng 4.1: Biến thiên hệ số MG và phần trăm chuyển dương trên đàn gà 22
Bảng 4.2: Tỉ lệ nhiễm cầu trùng qua xét nghiệm phân 23
Bảng 4.3: Tỉ lệ chết 24
Bảng 4.4: Tỉ lệ loại thải 25
Bảng 4.5: Tỉ lệ bệnh tích 27
Bảng 4.6: Trọng lượng bình quân gà lúc 1 ngày tuổi 27
Bảng 4.7: Trọng lượng bình quân của gà lúc 4 tuần tuổi 28
Bảng 4.8: Trọng lượng bình quân của gà lúc 8 tuần tuổi 29
Bảng 4.9: Trọng lượng bình quân của gà lúc 12 tuần tuổi 29
Bảng 4.10: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các lô khảo sát 31
Bảng 4.11: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày 33
Bảng 4.12: Chỉ số chuyển biến thức ăn 34
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế 35
x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Hàm lượng kháng thể trên đàn gà 22
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ chết 25
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ loại thải 26
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng bình quân của gà lúc 12 tuần tuổi 30
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các lô thí nghiệm 32
Biểu đồ 4.6: Lượng TĂ tiêu thụ hàng ngày 33
Biểu đồ 4.7: Chỉ số chuyển biến thức ăn 34
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1/ Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta phát triển rất mạnh
trong lĩnh vực nông nghiệp so với các ngành nông nghiệp khác, ngành chăn nuôi gia
cầm có nhiều ưu điểm như: tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh, khả năng
chuyển hóa thức ăn tốt, giúp giảm giá thành sản phẩm, vốn đầu tư ban đầu thấp đem
lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Mặt khác sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm
như: thịt, trứng là nguồn cung cấp thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, ngon và dễ chế
biến.
Khuynh hướng “ thực phẩm sạch”, “thực phẩm gần tự nhiên” là mong ước mà
con người muốn đạt được. Nhưng nếu dùng thức ăn công nghiệp, nuôi kiểu công
nghiệp, sử dụng nhiều loại chất kích thích: các chất hoocmon, chất kích thích, các
kháng sinh…, gây tăng trọng nhanh một cách giả tạo như tích nước trong các mô cơ
và các yếu tố bất lợi còn tồn dư trong thịt, trứng làm giảm tính thơm ngon của thực
phẩm và gây hại đến sức khỏe con người…Vì vậy để đảm bảo chất lượng của quầy
thịt đáp đứng được yêu cầu cho người tiêu dùng ta nên sử dụng các chế phẩm tự nhiên
trong chăn nuôi gia cầm nhằm tạo ra quầy thịt chắc thơm ngon. Đó là mục đích mà
chúng tôi thực hiện đề tài này.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa CN – TY trường ĐH Nông
Lâm TP.HCM, với sự hướng dẫn tận tình của PGS-TS LÂM MINH THUẬN, Ths
NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH, cùng Ban giám đốc Xí nghiệp gà Thiên Phú Long.
Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm
tự nhiên (Gừng - Nghệ - Tỏi) trong chăn nuôi gà thả vườn”.
2
1.2/ MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1/ Mục đích
Bổ sung chế phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật trong chăn nuôi gà thả vườn
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi và sản phẩm sạch cho người tiêu
dùng.
1.2.2/ Yêu cầu
Xác định sức sống và sự sinh trưởng, khả năng chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh
tế của gà dưới tác dụng của chế phẩm tự nhiên trên các lô gà thí nghiệm.
3
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1/ Đặc điểm ngoại hình, năng suất của gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng là giống gà nuôi chăn thả lấy thịt có nguồn gốc từ khu Lương
Phượng Giang, Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc). Loại gà này có dáng ngoài đẹp
lớp lông vũ màu vàng dày bóng mượt.
Đặc điểm ngoại hình của gà Lương Phượng rất giống với thể hình gà địa phương:
mào, tích, tai đều màu đỏ, da màu vàng, chất thịt mịn, vị đậm. Gà trống có màu vàng
hoặc tía sẫm điểm lông đen, có mào cờ đứng, ngực rộng dài, lưng phẳng, chân cao
trung bình, lông đuôi vểnh lên. Gà mái có màu lông tuyền, đen có đốm hoa hoặc vàng
đốm hoa, đầu thanh tú, thể hình rắn chắc, chân thẳng nhỏ.
Gà nuôi thịt xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi trọng lượng bình quân đạt 1,5 – 1,6
kg/con. Mỗi kg trọng lượng tiêu hao 2,4 – 2,6 kg TĂ tổng hợp.
2.2/ Giới thiệu chế phẩm tự nhiên bổ sung vào thức ăn cho gà
2.2.1/ Gừng
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose
Thuộc họ gừng: Zingiberaceae
Trên thế giới gừng được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở Jamaica,
Nam Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Phi. Ở Việt Nam gừng cũng được trồng khá phổ
biến.
* Một vài tác dụng của gừng.
Gừng có vị cay, thơm nên thường được dùng làm gia vị. Ngoài ra gừng còn được
xem như một loại thảo dược chống cảm cúm, đau bụng. Thêm vào đó gừng còn được
dùng như một vị thuốc chống buồn nôn khi đi tàu xe.
Gừng có tác dụng tốt trong điều trị chứng hạ thân nhiệt, tiêu chảy, nhiều dịch tiết ở
đường hô hấp (theo Dược Học Cổ Truyền, NXB Y Học Hà Nội, 2002).
4
Gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương, thần kinh giao
cảm, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp.
Gừng giúp tăng tiêu hoá dùng trong trường hợp ăn uống không tiêu chống phong
hàn, chữa ho, giúp giải độc, khử trùng.
Gừng giúp cầm máu, chữa chứng ho ra máu, ngăn ngừa bệnh viêm khớp, chống
lại những khối u, bảo vệ gan và chức năng gan hoạt động bình thường (Võ Văn Chi,
2000).
Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn: Bacillus mycoides, Staphylococcus
aureus. Tinh dầu gừng có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, E.coli,
Streptococcus, Salmonella typhy, Shigella flexneri…(Phạm Xuân Sinh, 2002).
2.2.2/ Nghệ
Tên khoa học: Curcuma longa
Thuộc họ gừng: Gingyberaceae
* Một số tác dụng của nghệ.
Nghệ có tác dụng kích thích hoạt động điều hoà của tế bào gan (chủ yếu do chất
Faratolyl metylcacbinol), chống viêm, giảm đau, kéo dài thời gian chảy máu nên được
dùng trong các trường hợp: viêm gan vàng da, mật bài tiết khó khăn sinh ra đầy hơi
khó tiêu, các bệnh gây xuất huyết nội tạng, đặc biệt có tác dụng rất tốt đối với bệnh
đau dạ dày.
Nghệ có tác dụng kháng sinh, diệt khuẩn, có tác dụng giảm cholesterol trong máu.
Nghệ còn có tác dụng giúp vết thương mau liền da.
Tinh dầu nghệ và dịch ép có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn như: Bacillus
cereus, Staphylococcus aureus và nấm ngoài da Candida albican (Phạm Xuân Sinh,
2002).
2.2.3/ Tỏi
Tên khoa học: Allium Sativum L
Thuộc họ hành: Liliaceae. Có nguồn gốc từ Trung Á (Hyams, 1971; Hehn, 1984).
Thành phần hoá học của tỏi: Carbohydrates, protein, các hợp chất sulfur, lipid…
* Một vài tác dụng của tỏi
Trong số những tác dụng của tỏi đã được biết tới qua năm tháng thì có lẽ những
tác dụng lên tim và hệ tuần hoàn là đáng chú ý nhất. Dùng tỏi một cách thích hợp thì
5
có thể bảo vệ các mạch máu khỏi những tác dụng bất lợi của các gốc tự do, tác dụng
tích cực lên các lipid máu, tăng mao mạch và giảm được cao huyết áp. Có nghĩa là có
thể ngăn chặn được xơ cứng động mạch phát triển hoặc tác dụng có lợi cho tình trạng
hiện hữu (Srinivasan, 1969; Papayan-nopoulus, 1969; Kendler, 1987). Người ta đã
nhiền lần nói rằng tỏi làm khoẻ tim và giúp cho người ta được khoẻ mạnh (Keys,
1980; Buck và ctv, 1982; Bordia, 1986; Kiesewetter và ctv, 1991).
* Tỏi làm giảm cholesterol và lipid
Trên gà nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi cho ăn tỏi thì hàm lượng cholesterol
trong máu cũng giảm (Abdo và ctv, 1983; Horton và ctv, 1991; Qureshi và ctv, 1987).
Cùng với tác dụng làm giảm cholesterol trong máu này là sự ức chế đáng kể các
enzyme liên quan đến việc sinh tổng hợp cholesterol trong gan động vật (Qureshi và
ctv, 1983; Ahmad, 1986).
Tỏi làm giảm lipid: một số tác giả đã chứng minh được tác dụng làm giảm lipid
của dầu tỏi (cả dầu cất và dầu từ ete) ở chuột và thỏ trước đó đã cho ăn ethanol và
nhiều chất béo để tăng lipid máu (Bobboi và ctv, 1984; Shoetan và ctv, 1984; Sodimu
và ctv, 1984; Bordia và Verma, 1978; Ikpeazu và ctv, 1987; Nagai và Osawa, 1974).
Tương tự, dầu tỏi và hành cất đã làm giảm một lượng nhỏ lipid trong huyết thanh
khi đã cho chuột ăn nhiều glucose để tăng lipid máu (Adamu và ctv, 1982; Wilcox và
ctv, 1984). Lượng cholesterol và lipid toàn phần trong huyết tương của chuột cũng
được quan sát thấy giảm đáng kể sau khi cho vào chúng một hỗn hợp 98% diallyl
disulfide và 2% diallyl trisulfide, allitin 100mg/kg vào trong màng bụng (Push-
Pendran và ctv, 1980).
* Tác dụng kháng sinh của tỏi
Những tác dụng khác của tỏi lên vi khuẩn, nấm, các loài nguyên sinh và virus đã
được thể hiện trong ống nghiệm cũng như trong cơ thể. Hoạt tính kháng sinh chủ yếu
là do allicin. Do cấu trúc S(=O)S (thiosulfinate) giữ một vai trò quan trọng bởi sự khử
allicin xuống thành diallyl disulfide làm cho tác dụng chống vi khuẩn giảm đi nhiều.
Sự ức chế một số enzyme có chứa SH được coi là cơ chế liên quan đến tác dụng kháng
sinh (Cavallito và Bailey, 1944; Cavallito và ctv, 1944; Small và ctv, 1949; Saratikov
và Plak-hova, 1950; Wills, 1956).
6
Hoạt tính kháng sinh của allicin rất đáng lưu ý. Ngay cả ở độ pha loãng 1: 85000
đến 1:125000 nó cũng hoàn toàn ức chế được nhiều vi khuẩn khác Gr-, Gr+. Hoạt tính
kháng sinh của 1mg allicin tương đương với 15IU penicillin (10µg penicillin G) xấp xí
1% hoạt tính của penicillin (Cavallito và Bailey, 1944; Zwergal, 1952).
Nhà nghiên cứu và thầy thuốc nổi tiếng người Pháp Louis Paster (1822-1895) là
người đầu tiên nói về tác dụng chống vi khuẩn của hành (Paster, 1858) và của nước tỏi
ép. Vị thầy thuốc người Đức Albert Schweitzer (1875-1965) là người đầu tiên chữa lỵ
amip ở Châu Phi chỉ bằng tỏi.
Nước ép tỏi sống cũng được phát hiện là có tác dụng cao chống lại E.coli,
Pseudomonas, Salmonella, Candida, Klebsiella, Micrococcus, Bacillus subtilis và
Staphylococcus aureus (Abdou và ctv, 1972; Kitagawa và Amano, 1935).
* Tỏi có tác dụng chống ung thư
Thời xa xưa, tỏi đã được dùng để điều trị ung thư tử cung (Hartwell, 1960;
Essman, 1984; Doetsch, 1989; Konvicka, 1983).
Dùng tỏi trong nấu nướng sẽ ức chế được sự tạo u trong phổi, vùng trên dạ dày và
thực quản (Yang và ctv, 1993, 1994).
Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc với 564 bệnh nhân ung thư dạ dày và 1131
người đối chứng trong một vùng ở Trung Quốc có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày giảm
đáng kể khi ăn nhiều các rau củ Allium (Yoa và ctv, 1988, 1989).
2.3/ Lược duyệt một số công trình nghiên cứu, ứng dụng Gừng - Nghệ - Tỏi
2.3.1/ Sơ lược một số nghiên cứu, ứng dụng của Gừng
Năm 1990 người Nhật nghiên cứu hợp chất gingerol và shoguol của gừng có thể
diệt ấu trùng Anisakis kí sinh trên người và động vật.
Vào những năm 1990 châu Âu nghiên cứu gừng chữa bệnh viêm khớp ở người
(Brow và Babco).
Trong gừng có chất chống oxy hoá, ức chế hình thành các chất gây viêm
(prostaglandin, leucotrien, thromboplaxan) (F.Kluchi và Chem Pharm , 1992).
Người dân Indonesia (01/2004) đã dùng củ gừng và củ riềng giã nhuyễn kết hợp
với rượu nếp phòng bệnh cúm gà.
7
2.3.2/ Sơ lược một số nhiên cứu, ứng dụng của Nghệ
Curcumin có khả năng khử độc, phòng chống bệnh tim mạch, lão hoá, ung thư
(Majced và Badmaev, 1995).
R.Flynn và M.Roest (1995) đã xác minh củ nghệ và curcumin (với liều lượng nhất
định) có tác dụng thông mật và lợi mật, có khả năng chuyển hoá lượng mỡ dư thừa
tích tụ trong các mô tế bào, giúp phòng chống các hội chứng viêm gan và béo phì.
Ở Việt Nam, dược phẩm Centula 25 là sự phối hợp giữa trích tinh nghệ và trích
tinh rau má trong chức năng giải độc, lọc máu và quân bình lượng máu trong cơ thể
(dược sĩ Bình Thạnh và bác sĩ Hoàng Phúc, 1999, đã nghiên cứu).
2.3.3/ Sơ lược một số nghiên cứu, ứng dụng của Tỏi
Trong chăn nuôi gia cầm, cho thêm tỏi vào TĂ khoảng 3% trong 8 tuần thì gà tăng
trưởng mạnh hơn. Tác dụng của tỏi có liên quan đến việc giảm thiểu các vi sinh vật
gây bệnh đường ruột (Haenel và ctv, 1962). Ở trại gia cầm, nếu cho thêm 2 – 5% tỏi
vào TĂ thì phòng tránh được các bệnh cho gà, vịt và các loài gia cầm khác (Prasad và
sharma, 1981).
Konjufca, Pesti, Bakalli (1997) đã cùng nghiên cứu bổ sung 1,5%; 3,0% và 4,5%
tỏi vào TĂ cho gà thịt 1 – 21 ngày tuổi, cho thấy có sự giảm cholesterol trong máu,
trong thịt.
Chowdhury và smit (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào TĂ lên
sự chuyển hoá cholesterol ở gà đẻ các giống Hisex Brown, Isa Brow, Babcock bằng
cách bổ sung tỏi ở các mức 2%; 4%; 6%; 8% và 10% vào khẩu phần TĂ trong 6 tuần,
gà thí nghiệm lúc 28 tuần tuổi.
Một nghiên cứu với 30 nhà nghiên cứu được ăn 19g tỏi sau mỗi bữa điểm tâm
hàng ngày trong 8 tuần thì thấy giảm 15% mức cholesterol huyết thanh (Gadkara và
Joshi, 1991).
Đầu năm 1921, Loeper đã ghi nhận tác dụng của tỏi dại (mọc hoang) lên hệ tuần
hoàn của chó. Ông tiêm các chế phẩm tỏi dại vào mạch máu của chó thì thấy ngoài
việc giảm huyết áp rõ rệt còn thấy tăng biên độ và nhịp tim đập chậm lại.
Năm 1929, Lio và Agnoli quan sát thấy các chiết suất của tỏi lúc đầu làm tăng, sau
đó là giảm trương lực của các cơ trơn. Họ cho là tác dụng này có liên quan đến hoạt
tính giảm huyết áp.
8
Tiêm chiết xuất tỏi vào mạch của chó (25mg/kg) thì huyết áp tâm trương, huyết áp
tâm thu và huyết áp trung bình giảm trung bình lần lượt là: 23,7; 28,9 và 34,3% (Sial
và Ahmad, 1982).
Nồng độ glucose trong máu lên cao có thể làm giảm xuống bằng cách ăn hành và
tỏi (Collip, 1923; Brahmachari và Augusti, 1962; Mathew và Augusti, 1973).
Trong một bệnh viện nhi đồng ở Ba Lan, nhiều trường hợp viêm dạ dày - ruột non
- ruột kết, loạn tiêu hoá, viêm phổi, nhiễm khuẩn và hư thận ở trẻ
6 tháng 3 năm đã được điều trị thành công bằng các chế phẩm tỏi (Jezowa và ctv,
1966).
Trong thú y, tỏi được dùng thành công trong chữa trị nhiễm giun. Chẳng hạn, một
chế phẩm bột tỏi và dầu tỏi mới đã được dùng để điều trị nhiễm giun chỉ ở chó bằng
cách trộn vào TĂ (0,1 – 0,2%) sau 3 – 4 tháng điều trị thì không thấy còn ấu trùng
giun chỉ trong máu nữa (Riken Chem, 1982).
2.4/ Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn
của gà
2.4.1/ Môi trường khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng
Trong quá trình hô hấp, gia cầm hấp thu oxy và thải khí carbonic (CO
2
) nên trong
chuồng nuôi hàm lượng khí oxy giảm đi, đồng thời với sự gia tăng của khí carbonic
(CO
2
), hơi nước. Quá trình lên men phân huỷ phân và chất độn chuồng cũng sinh ra
một số chất khí như: amoniac, methan, hydrosulfit và một số chất khí có hại khác, vì
vậy việc thông thoáng trao đổi không khí trong chuồng nuôi là rất quan trọng. Không
khí trong lành cần liên tục thay thế không khí cũ trong chuồng nuôi.
Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng 20 - 25
o
C là khoảng nhiệt độ thích hợp
cho quá trình trao đổi chất, sự sinh nhiệt và sự thải nhiệt cân bằng nên thân nhiệt ổn
định. Khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh ngoài giới hạn trên, thân nhiệt
gia cầm thay đổi hơn loài có vú. Gia cầm trưởng thành có thân nhiệt dao động trong
khoảng 40,6 - 41,7
o
C. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên trên 32
o
C thân nhiệt có xu
hướng tăng.
Chế độ chiếu sáng hợp lý cho từng loại gà sẽ ảnh hưởng tốt đến năng suất của
chúng. Kéo dài thời gian chiếu sáng để gà con thấy thức ăn và ăn nhiều đáp ứng mức
sinh trưởng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Ngược lại, rút ngắn thời gian chiếu
9
sáng gà sẽ ăn ít không đáp ứng nhu cầu nên sinh trưởng chậm hơn nhưng hiệu quả sử
dụng thức ăn lại cao hơn, ánh sáng quá mạnh cũng gây stress, ánh sáng quá yếu cũng
làm giảm sự tiêu tốn thức ăn của gà. Do vậy phải có chế độ chiếu sáng thích hợp cho
từng giai đoạn phát triển để đạt mức sinh trưởng tốt và hiệu quả sử dụng thức ăn cao.
2.4.2/ Đặc điểm dinh dưỡng của gà
Dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển sinh lý trong cơ thể của gia
cầm. Nếu khẩu phần ăn thiếu năng lượng sẽ dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi
chất và các hoạt động chức năng cơ thể, từ đó xuất hiện tình trạng còi cọc, chậm lớn,
năng suất giảm ở gia cầm sinh sản. Còn nếu khẩu phần thức ăn năng lượng cao và cho
ăn tự do thì gà sẽ tích lũy nhiều mỡ trong bụng, ống dẫn trứng, gan to tích nhiều mỡ,
làm giảm sức đẻ trứng của gà. Do đó dinh dưỡng cho gia cầm cần cân đối, không
thiếu, không dư thừa, thức ăn phù hợp với trạng thái sinh lý và tình trạng năng suất của
chúng.
2.4.3/ Nước
Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình trao đổi chất. Nước chiếm tỷ lệ 55 - 75% trong cơ thể gia cầm. Nước tham gia
trong thành phần của máu, trong dịch tế bào, dịch tiêu hoá…trứng chứa 65% nước. Do
đó trong chăn nuôi gà công nghiệp việc thiếu nước uống thường gây hậu quả nghiêm
trọng cho đàn gà, gà có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí chỉ thiếu 10%
nước uống gà thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng TĂ kém, năng suất gà đẻ trứng giảm
mạnh hoặc ngưng đẻ.
2.4.4/ Protein trong khẩu phần
Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao, gà ăn ít TĂ nên nhu cầu protein tăng cao, mùa
lạnh gà ăn nhiều TĂ nên nhu cầu protein giảm thấp. Trong dinh dưỡng gia cầm cần
phải có khẩu phần protein tương ứng với nhu cầu protein của chúng. Thiếu tương đối
protein hoặc acid amin làm cho gia cầm non còi cọc, chậm lớn, sức kháng bệnh giảm,
lông xơ xác, ở gà đẻ thì năng suất trứng giảm, trứng nhỏ…, ở gà thịt có hiện tượng tích
lũy mỡ gan và mỡ trong mô cơ. Thiếu protein còn gây tình trạng cắn mổ lẫn nhau.
Thừa protein trong thức ăn gây lãng phí, kéo theo rối loạn trao đổi chất, tăng nhu cầu
vitamin, đặc biệt nhu cầu B6. Sự tiêu thụ protein quá cao làm giảm tính ngon miệng
trong thời gian nóng, đó là kết quả của sự thừa nhiệt sinh ra trong quá trình phân giải
10
protein thừa thành năng lượng. Do đó đầu mùa nóng không tăng protein ngay mà
ngược lại giảm trong vài ngày để gà giảm bị stress nhiệt.
2.4.5/ Kích thước hạt thức ăn và mùi vị thức ăn
TĂ cho gà nên ở dạng hạt hoặc nghiền thành mảnh không nên nghiền thành dạng
bột (vì do tập tính chọn lựa và lấy TĂ của gà phù hợp với TĂ hạt). Thức ăn nghiền
nhỏ quá sẽ làm cho gà nhận TĂ khó hơn đồng thời tăng độ bụi chuồng nuôi. Một vài
nơi cho ăn dạng bột ẩm thì khắc phục được những nhược điểm trên, nhưng với ẩm độ
cao TĂ dễ bị hư hỏng do nấm mốc, máng ăn phải cọ rửa hàng ngày tốn công lao động.
Gà thích ăn thức ăn có mùi thơm ngon của các nguyên vật liệu, TĂ còn mới. Gà
kém ăn khi thức ăn mất mùi và bị mốc. TĂ đủ độ mặn sẽ kích thích làm tăng tính thèm
ăn.
2.4.6/ Tiếng động và người chăn nuôi
Tiếng động mạnh, đột ngột, khách tham quan đông, khi chuyển chuồng sẽ làm cho
gà dễ bị stress và kém ăn.
2.4.7/ Mật độ
Mật độ nuôi, mật độ máng ăn và máng uống không đạt tiêu chuẩn sẽ làm giảm sự
tiêu thụ TĂ.
11
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1/ Nội dung, thời gian và địa điểm
3.1.1/ Nội dung
Đánh giá sức sống và sự tăng trưởng của gà thả vườn sau khi được bổ sung chế
phẩm tự nhiên (Gừng - Nghệ - Tỏi) vào trong thức ăn.
3.1.2/ Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Đề tài được tiến hành thí nghiệm từ tháng 03/08 06/08. Tại trang trại gà Thiên
Phú Long tọa lạc tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Địa điểm lấy mẫu: Trang trại gà Thiên Phú Long, xã Long Phước, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai.
Địa điểm xét nghiệm : Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
3.1.3/ Đối tượng nghiên cứu
Gà thả vườn từ 1 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi.
3.2/ Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.1/ Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố trên 800 con gà
con 1 ngày tuổi chia làm 4 lô.
Mỗi nghiệm thức 200 gà con 1 ngày tuổi. Với khẩu phần thức ăn giống nhau bổ
sung chế phẩm (Gừng - Nghệ - Tỏi) với các mức độ khác nhau.
Lô I: là nghiệm thức 1 (lô đối chứng) không sử dụng chế phẩm.
Lô II: là nghiệm thức 2 sử dụng chế phẩm với liều lượng 2g/1kg TĂ.
Lô III: là nghiệm thức 3 sử dụng chế phẩm với liều lượng 4g/1kg TĂ.
Lô IV: là nghiệm thức 4 sử dụng chế phẩm với liều lượng 5g/1kg TĂ trong 3 tuần
đầu sau đó giảm xuống còn 2g/1kg TĂ trong suốt thời gian còn lại.
12
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô
Thành phần
Lô I Lô II Lô III Lô IV
TĂ cơ bản + + + +
Chế phẩm - 2g/1kg TĂ 4g/1kg TĂ
5g/1kg TĂ
2g/1kgTĂ
Số gà 200 200 200 200
3.2.2./ Thức ăn cơ bản
Bảng 3.2: Công thức thức ăn
Giai đoạn
(tuần tuổi)
Công thức (%)
0
2
23
35
5
6
68
89
910
1012
100% cám Newhope 510L (gà con từ 0 – 36 ngày tuổi)
100% cám 510L + 1% trùn quế sấy khô
100% cám 510L
100% cám Newhope 512L (cho gà > 36 ngày tuổi)
100% cám 512L + 10% trùn quế tươi
100% cám 512L
100% cám 512L + 1% trùn quế sấy khô
100% cám 512L + 0,5% trùn quế sấy khô
13
Bảng 3.3: Thành phần thức ăn
Newhope 510L (gà con từ 0 – 36 ngày
tuổi)
Newhope 512L (cho gà > 36 ngày
tuổi)
Độ ẩm tối đa: 14%
Đạm tối thiểu: 19%
Xơ tối đa: 4%
Ca (tối thiểu - tối đa): 0,8% – 1,3%
P tối thiểu: 0,5%
NaCl (tối thiểu - tối đa): 0,2% - 0,5%
ME tối thiểu: 3000kcal/kg
Độ ẩm tối đa: 14%
Đạm tối thiểu: 16%
Xơ tối đa: 5%
Ca (tối thiểu - tối đa): 0,8% – 1,3%
P tối thiểu: 0,5%
NaCl (tối thiểu - tối đa):0,2% - 0,5%
ME tối thiểu: 3000kcal/kg
Ngoài TĂ hỗn hợp theo công thức trên, ở lô II, III, IV chúng tôi bổ sung thêm chế
phẩm ở dạng khô (hỗn hợp Gừng - Nghệ - Tỏi được xay nhuyễn, sấy khô) với liều
lượng 2g/kg TĂ hỗn hợp; 4g/kg TĂ hỗn hợp; 52g/kg TĂ hỗn hợp.
3.2.3/ Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
3.2.3.1/ Chuồng trại
Dụng cụ thí nghiệm: chuồng trại và các dụng cụ: máng ăn, máng uống, đèn chiếu
sáng, TĂ của trang trại gà Thiên Phú Long, xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai.
Giai đoạn từ 1 - 4 tuần tuổi gà được úm ở chuồng nền có trải chất độn chuồng
(trấu), diện tích mỗi chuồng (mỗi lô) 2,2 x 2,5m nền chuồng được trải trấu dày 7cm,
bên trong chuồng úm có để đèn sưởi ấm cho gà con nhiệt độ từ 33 – 35
o
C. Sau đó
nhiệt độ được giảm dần theo tuần tuổi của gà, hàng ngày thường xuyên theo dõi tình
trạng của gà để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, trong chuồng còn có máng ăn, máng
uống.
Giai đoạn 5 – 12 tuần tuổi gà được nuôi trong chuồng nền diện tích: 5 x 12,5m, có
trải trấu 5cm, cao ráo, sạch sẽ, tránh mưa tạt gió lùa, có sân chơi rộng cho gà vận
động.
Máng ăn: sử dụng dạng tròn được treo trong chuồng.
14
Máng uống: dùng máng tự động và máng thường được đặt trong chuồng cho uống
tự do.
Hàng ngày vệ sinh máng uống sạch sẽ tránh bị nhiễm khuẩn cho gà.
Nguồn sáng: sử dụng ánh sáng tự nhiên, vào những buổi mưa và tối có thắp đèn
chiếu sáng.
3.2.3.2/ Con giống
Gà thí nghiệm là gà con của trại gà Phúc Thịnh, Hà Nội.
3.2.3.3/ Chăm sóc nuôi dưỡng
* Cách cho ăn: Gà con 1 ngày không cho ăn chỉ cho uống nước có pha kháng sinh.
Từ ngày thứ 2 – 4 tuần tuổi cho gà ăn 5 – 6 lần/ngày.
Đối với gà từ 5 –12 tuần cho ăn 3 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần cho ăn đều
nhau, vào những ngày quá nóng sẽ treo máng ăn từ 11 – 14 giờ để gà nghỉ ngơi ít vận
động.
* Cho uống: uống tự do, cung cấp đủ lượng vitamin vào buổi sáng, trước khi chủng
vaccine hay cân gà.
Đàn gà được theo dõi thường xuyên để kiểm tra tình trạng của gà, nhiệt độ chuồng
nuôi để có biện pháp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp và để loại thải những con ốm yếu
còi cọc.
* Vệ sinh chuồng nuôi
Dụng cụ nuôi như: máng ăn, máng uống đều được sát trùng sạch sẽ. Chuồng được
vệ sinh sát trùng sạch sẽ trước 1 tuần sau đó mới thả gà vào.
Hàng ngày 6h30 xuống trại tắt đèn trong chuồng nuôi, vệ sinh khu chăn nuôi, vệ
sinh máng ăn, máng uống.
3.2.3.4/ Quy trình phòng bệnh cho gà
Trong quá trình nuôi dưỡng gà, 1 số thuốc được sử dụng để phòng, trị bệnh và
tăng sức đề kháng cho gà. Thuốc sử dụng và lịch chủng ngừa vaccine cho gà lần lượt
được trình bày qua bảng 3.4 và bảng 3.5.
15
Bảng 3.4: Một số thuốc được sử dụng
STT Tên thuốc Cách sử dụng
1 NP - Colyxyvit 5 g / 10 lit nước
2 B - Complex 100 g / 150 lit nước
3 Baycox 2,5% 1 ml / 1 lit nước
4 Vitamin C 10% 2 g / 1 lit nước hoặc 5 g / kg TĂ
5 Tri - Alflucin 1 g / 2 lit nước
6 MG - 200 1 g / 2 lít nước hoặc 100 g/ 1000 TĂ
7 Analyte - C 1 g / 1 lít nước
8 Unilyte vitaminC 2 – 3 g / 1 lít nước hoặc 6 g / kg TĂ
9 Vitamin K 2 g / 1 lít nước
10 Esb
3
30% 1,5 – 2 g / 1 lít nước
11 GL - amcoli 1,5 g / 1 lít nước hoặc 3 g / 1 kg TĂ
12 ViAcox 1 g / 4 lít nước
13 Electrolyte Blend (điện giải) 1 g / 2 lít nước hoặc 1 kg / 1000 kg TĂ
Bảng 3.5: Lịch chủng ngừa vaccine
Ngày tuổi Tên bệnh Tên vaccin Đường cấp
3 Newcastle La - Sota Nhỏ mắt, mũi
7 Gumboro Gumboral Nhỏ mắt, mũi
10 Đậu Powl Pox vaccin
Xuyên cánh gà
15 Newcastle La - Sota Nhỏ mắt, mũi
21 Gumboro Gumboral Nhỏ mắt, mũi
3.3/ Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.1/ Theo dõi hàm lượng kháng thể chống lại virus Newcastle trong huyết thanh
* Cách thu thập mẫu
Tiến hành lấy máu 4 lần mỗi lần lấy 10 mẫu/lô (dựa vào qui trình chủng ngừa của
trại).
Lần thứ nhất lúc gà 1 ngày tuổi (lấy máu tim).
16
Lần thứ hai trước khi chủng ngừa lần hai (lấy máu ở tĩnh mạch cánh từ lần thứ
hai trở đi) lúc gà 13 ngày tuổi.
Lần thứ ba sau chủng ngừa lần hai khoảng 3 tuần lúc gà 36 ngày tuổi.
Lần thứ tư trước khi xuất chuồng lúc gà 80 ngày tuổi.
3.3.1.1/ Phương pháp làm phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Haemagglutination
test)
1. Mục đích: Xác định hiệu giá virus gây phản ứng ngưng kết hồng cầu.
2. Nguyên lý: trên bề mặt virus Newcastle có cấu trúc kháng nguyên
haemagglutination có khả năng kết hợp với các thụ thể trên bề mặt hồng cầu của các
loài gà, vịt, bò sát, lưỡng thê, chuột, heo, người…làm ngưng kết các loại hồng cầu
này.
3. Vật liệu
a) Kháng nguyên (virus Newcastle) chuẩn do bệnh viện thú y cung cấp.
b) Nước muối sinh lý 0,9%
c) Dung dịch hồng cầu 1%
d) Chuẩn bị hồng cầu gà: Lấy máu gà khoẻ mạnh cho vào ống nghiệm đã có sẵn
chất kháng đông, sau đó bảo quản lạnh rồi mang về phòng thí nghiệm pha thêm nước
muối sinh lý 0,9% theo tỷ lệ 1/10 lắc đều đem ly tâm ở mức 3000 vòng/phút trong 5
phút, sau đó chắt bỏ huyết tương, rửa lặp lại 3 lần.
Sau khi hồng cầu đã rửa xong, pha thành huyễn dịch 1% trong nước muối sinh lý
0,9%.
e) Cách làm phản ứng HA
Dùng micropipette hút các chất vào vỉ làm phản ứng HA theo sơ đồ:
17
Bảng 3.6: Sơ đồ phản ứng HA
Lỗ
Các chất
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
NaCl
0,9 % (µl)
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
Virus
Newcastle
(µl)
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
50
ĐC
(+)
Độ pha loãng
Kháng nguyên
1/2 1/4 1/8 1/16
1/32 1/64
1/128
1/256
1/512
1/1024
1/2048
Huyễn d
ịch
hồng cầu
1 % (µl)
50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50 50
Lắc đều, để yên ở nhiệt độ phòng 15’ đến 30’
Kết quả
n -3
n -2 n -1
n
*Cách đọc kết quả:
Giả sử từ lỗ 1 lỗ 7 có phản ứng HA dương tính (tức là có hiện tượng ngưng
kết) ta đọc như sau:
+ Lỗ 7 là 1 đơn vị HA, kí hiệu là n
+ Lỗ 6 là 2 đơn vị HA, kí hiệu là n – 1
+ Lỗ 5 là 4 đơn vị HA, kí hiệu là n – 2
+ Lỗ 4 là 8 đơn vị HA, kí hiệu là n – 3
3.3.1.2/ Phương pháp làm phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI
(Haemagglutination Inhibition test)
1/ Mục đích: Phát hiện và xác định hàm lượng kháng thể chống virus Newcastle trong
huyết thanh gà.
2/ Chuẩn bị mẫu
Máu sau khi lấy để đông tự nhiên, chắt lấy phần huyết thanh cho vào ống
eppendorf rồi cho vào thùng đá bảo quản lạnh, mang về phòng thí nghiệm ly tâm ở
Bỏ
đi