Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

khảo sát tình trạng nhiễm các loại vi sinh staphylococcus spp, pseudomonas spp, corynebacterium spp và nấm men malassezia trên chó bị bệnh viêm tai ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.47 KB, 60 trang )


iii
TÓM TẮT
Khảo sát được tiến hành tại phòng vi sinh Bệnh viện Thú Y Đại học Nông Lâm
TP.HCM trong thời gian từ tháng 2/2008 đến 6/2008 để khảo sát tình trạng nhiễm các
loài vi sinh vật Staphylococcus spp, Pseudomonas spp, Corynebacterium spp và nấm
men Malassezia trên chó bị bệnh viêm tai ngoài.
Khảo sát được tiến hành trên 30 mẫu dịch tai viêm. Các mẫu bệnh phẩm được
nhuộm đơn, xem tươi, đếm vi sinh vật (cho điểm 1+, 2+, 3+, 4+), được nuôi cấy, thử
sinh hoá để phân lập vi khuẩn, nấm. Thử kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập được.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thu được những kết quả sau:
Tỉ lệ các mức độ bệnh trên các ca bệnh khảo sát nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng
lần lượt là 16,7%, 23,3%, 36,7%, 23,3%. Chó bị viêm tai ở mức độ nhẹ là thấp nhất
chiếm 16,7%.Tỉ lệ bệnh trên các giống nội, ngoại lần lượt là 6,7% và 93,3%.Tỉ lệ đực
cái nhiễm bệnh là 1:1. Chó mắc bệnh ở độ tuổi <6 tháng chiếm 13,3%; từ 6 tháng đến
24 tháng chiếm 36,7% và cao nhất ở độ tuổi >24 tháng chiếm 50%.Tỉ lệ bệnh trên
những chó có tai cụp và đứng lần lượt là 56,7% và 43,3%. Điểm vi sinh 1+, 2+, 3+, 4+
tương ứng với các mức độ bệnh nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng. Nhiễm đồng thời cầu
khuẩn và trực khuẩn là nhiều nhất chiếm tỉ lệ 63,33%. Tỉ lệ nhiễm đồng thời cả cầu
khuẩn, trực khuẩn, nấm men là 33,33%.
Qua phân lập, thử kháng sinh đồ chúng tôi thu được các kết quả sau:
Tỉ lệ nhiễm Staphylococcus spp là cao nhất 65,71% rồi đến Pseudomonas spp
28,57% và Corynebacterium spp là 14,28%.
3 loại kháng sinh mà Staphylococcus spp nhạy cảm nhất là amoxicillin-clavulanic
acid, gentamicin, norfloxacin.
2 loại thuốc kháng sinh mà Pseudomonas spp nhạy cảm nhất là norfloxacin,
tobramycin.
3 loại kháng sinh mà Corynebacterium spp nhạy cảm nhất là cephalexin,
gentamicin và vancomycin.
Tỉ lệ nhiễm nấm men là 53,33%.
Từ khóa: viêm tai ngoài, chó, vi sinh vật.



iv
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình ix
Danh sách các biểu đồ x
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1
1.2.1. Mục đích 1
1.2.2. Yêu cầu 1
Chương 2. TỔNG QUAN 3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CƠ THỂ VÀ SINH LÝ HỌC CỦA TAI CHÓ 3
2.1.1. Tai ngoài 3
2.1.2. Tai giữa 4
2.1.3. Tai trong 4
2.2. VIÊM TAI NGOÀI TRÊN CHÓ 5
2.2.1. Căn bệnh học 5
2.2.1.1. Nguyên nhân mở đường 5
2.2.1.2. Nguyên nhân khởi phát 7
2.2.1.3. Những nguyên nhân duy trì 9
2.2.2. Chẩn đoán 11
2.2.2.1. Dấu hiệu lâm sàng 11
2.2.2.2. Kiểm tra tế bào học 11

2.3. GIỚI THIỆU VỀ CÁC VI KHUẨN THƯỜNG CÓ MẶT TRONG TAI VIÊM 12
2.3.1. Staphylococcus spp 12
2.3.2. Corynebacterium spp 13

v
2.3.3. Pseudomonas spp 14
2.3.4. Malassezia 15
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 16
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN 16
3.2. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 16
3.2.1. Đặc điểm của chó viêm tai ngoài 16
3.2.2. Sự hiện diện của vi khuẩn và nấm trong dịch tiết của tai viêm. 16
3.3. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU 16
3.3.1. Dụng cụ 16
3.3.2. Đối tượng 17
3.3.3. Phương pháp 17
3.4.GHI CHÉP ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG 17
3.5. XÉT NGHIỆM 17
3.5.1. Nhuộm xem tươi 17
3.5.2. Nuôi cấy vi khuẩn và thử kháng sinh đồ 19
3.5.2.1. Phương pháp cấy 19
3.5.2.2. Đọc kết quả, thử sinh hóa 21
3.5.2.3. Định nhóm vi khuẩn 23
3.5.2.4. Thử kháng sinh đồ 24
3.5.3. Phân lập nấm men 25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. LÂM SÀNG 26
4.1.1. Nhiễm chung 26
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng 27
4.1.2.1. Giống 27

4.1.2.2. Giới tính 28
4.1.2.3. Tuổi 28
4.1.2.4. Hình dạng loa tai 29
4.2. XÉT NGHIỆM 30
4.2.1. Điểm vi sinh, điểm lâm sàng 30
4.2.2. Nuôi cấy và phân lập vi sinh vật 32

vi
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41
5.1. KẾT LUẬN 41
5.2. ĐỀ NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 45


vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Nguyên chữ nước ngoài
BA :Blood Agar
MC :Mac Conkey
PDA :Potato Destrose Agar
BHI :Brain Heart Infusion
EMB :Eosin Methylene Blue
SS agar :Salmonella, Shigella agar
CV :Crystal violet
NA :Nutrient Agar
Ac :Amoxicillin-clavulanic acid
Bt :Trimethoprim / Sulfamethoxazole (Bactrim)
Kn :Kanamycin

Er :Erythromycin
Ge :Gentamicin
Te :Tetracyclin
Va :Vancomycin
Nr :Norfloxacin
Sm :Streptomycin
Cp :Cephalexin
Ne :Neomycin
Dx :Doxycyclin
Am :Ampicilline
Co :Colistin
Tb :Tobramycin

viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Căn bệnh học của viêm tai ngoài trên chó 6
Bảng 2.2. Đặc tính phân biệt giữa loài Staphylococcus với Micrococcus 12
Bảng 3.1. Bảng đếm tươi vi sinh vật 18
Bảng 3.2. Đánh giá điểm vi sinh 19
Bảng 4.1. Tỉ lệ các mức độ bệnh trên các ca bệnh 26
Bảng 4.2. Tỉ lệ chó bị mắc bệnh viêm tai ngoài theo nhóm giống 27
Bảng 4.3. Tỉ lệ chó mắc viêm tai theo giới tính 28
Bảng 4.4. Tỉ lệ bệnh viêm tai theo nhóm tuổi 28
Bảng 4.5. Tỉ lệ bệnh viêm tai ngoài theo dạng loa tai 30
Bảng 4.6. Bảng điểm vi sinh và điểm lâm sàng của các ca viêm tai 31
Bảng 4.8. Số lượng từng loại vi khuẩn phân lập được 34
Bảng 4.9. Nhạy cảm kháng sinh của Staphylococcus spp phân lập từ tai viêm 35
Bảng 4.10. Nhạy cảm kháng sinh của Pseudomonas spp phân lập từ tai viêm 37
Bảng 4.11. Nhạy cảm kháng sinh của Corynebacterium spp phân lập từ tai viêm 39

Bảng 4.12. Số lượng nhiễm Malassezia trên tổng số mẫu phân tích 40


ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cấu tạo cơ thể học của tai chó 3
Hình 2.2. Chó Boxer một năm tuổi bị viêm da dị ứng 8
Hình 2.3. Viêm tai mủ trên một chó Shelter do nhiễm nấm da, mò Demodex và vi
khuẩn 10
Hình 2.4. Quan sát bên ngoài tai chó bình thường và tai chó viêm. 11
Hình 2.5. Malassezia 15
Hình 3.1. Các đường cấy phân lập vi khuẩn và nấm 20
Hình 3.2. Staphylococcus 23
Hình 3.3. Nấm men Malassezia pachydermatis 25


x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ mức độ bệnh trên các ca bệnh 26
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ chó mắc viêm tai theo giống 27
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ bệnh viêm tai theo giới tính 28
Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ bệnh viêm tai ngoài theo nhóm tuổi 29
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ bệnh viêm tai theo dạng loa tai 30
Biểu đồ 4.6.1. Biểu đồ các mức độ bệnh khảo sát 31
Biểu đồ 4.6.2. Đường biểu diễn các mức độ bệnh 31
Biểu đồ 4.7. Tỉ lệ nhiễm các loại vi sinh vật trong tai viêm 33
Biểu đồ 4.8. Phân lập vi khuẩn 35
Biểu đồ 4.9. Nhạy cảm kháng sinh của Staphylococcus spp phân lập từ tai viêm…. 36

Biểu đồ 4.10. Nhạy cảm kháng sinh của Pseudomonas spp phân lập từ tai viêm… 38
Biểu đồ 4.11. Nhạy cảm kháng sinh của Corynebacterium spp phân lập từ tai viêm .40


1


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, bệnh viêm tai ngoài là một trong những bệnh hay gặp trên chó. Tuy
không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng bệnh viêm tai ngoài gây cho chó sự khó
chịu với các cảm giác ngứa và đau. Viêm tai ngoài trên chó là một bệnh đa nguyên
nhân bao gồm các nguyên nhân về dinh dưỡng, vệ sinh, …trong đó nhiễm vi sinh vật
là yếu tố duy trì quá trình viêm, kéo dài và làm trầm trọng tình trạng bệnh (August,
1986). Việc điều trị viêm tai thường rất khó khăn, chó dễ bị tái đi tái lại nhiều lần và
hay dẫn tới tình trạng viêm mãn tính. Theo nhiều nghiên cứu trước đây, các vi sinh vật
tồn tại nhiều nhất ở trong các vết thương hay các ổ viêm, ổ mủ đó là Staphylococcus
spp đại diện cho nhóm cầu khuẩn Gram dương, Corynebacterium spp đại diện cho
nhóm trực khuẩn Gram dương, Pseudomonas spp đại diện cho nhóm cầu trực Gram
âm và Malassezia đại diện cho nhóm vi nấm (Cole và ctv, 1998). Vì thế, việc khảo sát
tình trạng nhiễm của các loại vi sinh vật kể trên trên các chó bị bệnh viêm tai là điều
cần thiết.
Được sự đồng ý của Khoa CNTY, Bệnh viện thú y trường đại học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Phát, BSTY Phạm Ngọc
Bích chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình trạng nhiễm các loài vi sinh vật
Staphylococcus spp, Pseudomonas spp, Corynebacterium spp và nấm men Malassezia
trên chó bị bệnh viêm tai ngoài”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Tìm ra mối liên quan giữa các loại vi sinh vật kể trên với mức độ bệnh viêm tai
ngoài trên chó và thông qua đó xác định loại thuốc điều trị cho phù hợp.
1.2.2. Yêu cầu
- Ghi nhận triệu chứng và mức độ lâm sàng của từng ca bệnh.
- Nhuộm xem tươi để xác định mức độ nhiễm vi trùng và nấm.

2
- Phân lập tìm Staphylococcus spp, Pseudomonas spp, Corynebacterium spp và
nấm men Malassezia.
- Thử kháng sinh đồ đối với các vi khuẩn phân lập được.

3



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CƠ THỂ VÀ SINH LÝ HỌC CỦA TAI CHÓ
Tai có hai chức năng chính là nghe và giữ thăng bằng. Tai gồm 3 phần là tai
ngoài, tai giữa và tai trong. Tai trong là cơ quan dùng để nghe và giữ thăng bằng, trong
khi đó tai ngoài, tai giữa lại có nhiệm vụ thu thập âm thanh và truyền âm thanh đến
não.

Hình 2.1. Cấu tạo cơ thể học của tai chó (Nguồn: Virbac)
2.1.1. Tai ngoài
Tai ngoài là một ống được cấu tạo bằng sụn. Nhiệm vụ là truyền rung động của
âm thanh xuống kênh tai để đến màng nhĩ. Tai ngoài gồm loa tai, kênh tai dọc và kênh
Loa tai

S

ụn tai

Kênh tai
d
ọc

Kênh tai
ngang

Màng nh
ĩ

Xoang tai gi
ữa

Bóng nh
ĩ

Ống thính
gíac

Ốc tai

Các xương tai

Cơ thái dương


4
tai ngang. Loa tai được nâng đỡ bởi sụn nhĩ với nhiều hình dạng và độ cứng khác nhau

tùy theo giống, tạo nên hình dáng cho tai. Tai có thể to và rũ như chó Săn, thẳng và di
động như Border Collie, hoặc nhỏ và cụp dạng vuông góc (hình ngón tay cái gập
xuống) như Bull, Chinese Shar Pei.
Kênh tai phía ngoài được xem là phần da mở rộng vào trong tai vì có cấu tạo
giống da gồm lớp bì và thượng bì. Tế bào thượng bì phân chia, hóa sừng, khô đi và
tróc vẩy theo cách thức thông thường của da. Lớp bì chứa tuyến bã nhờn và những
tuyến ráy tai. Sáp tai được tạo ra từ sự tích tụ của các mảnh vẩy sừng, chất tiết của
tuyến ráy tai và tuyến bã nhờn.
Tai sẽ có những biểu hiện liên quan trong các phản ứng dị ứng do cấu tạo của nó.
Ngoài ra, những bệnh của da cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kênh tai ngoài của
chó (Carlotti, 2002).
Kênh tai ngang có một dây chằng hình vòng giúp cho sụn nhĩ bám với sụn vành
khuyên. Kênh tai ngang có đầu tận cùng tại màng nhĩ. Kênh này do hai phần tạo nên:
phần phía dưới lớn hơn gọi là pars tensa và phần nhỏ hơn phía trên gọi là pars flaccida.
Khi kiểm tra tai bằng kính soi tai, ta chỉ có thể thấy được một phần của kênh tai ngang.
2.1.2. Tai giữa
Tai giữa nằm phía sau màng nhĩ. Tai ngoài truyền rung động và nó sẽ được hội tụ,
khuếch đại tại tai giữa. Tai giữa nằm trong một xoang nhĩ chứa đầy không khí đặt
trong xương đá ở thái dương. Xoang nhĩ chứa ống nghe, dây thần kinh màng nhĩ, cửa
sổ tiền đình và ốc tai.
Có 3 xương nhỏ dùng để truyền rung động không khí từ màng nhĩ và xoang nhĩ
đến tai trong. Đó là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Nó hình thành một chuỗi
xương ăn khớp với nhau chạm vào màng nhĩ. Đây là những loại xương nhỏ nhất của
cơ thể, kích thước khoảng 2 mm.
Những phần mở ra từ tai giữa là ốc tai và ống Eustache dẫn ra hầu. Thần kinh mặt
và chuỗi giao cảm đi ngang qua tai giữa, có thể bị hư hại nếu tai giữa bị viêm dẫn đến
tình trạng liệt mặt hay hội chứng Horner. (Carlotti, 2002).
2.1.3. Tai trong
Tai trong là một mê cung của các ống dẫn và túi theo vòng xoắn. Đây là nơi các
rung động được truyền đến tai trong thông qua xương búa, xương đe và xương bàn


5
đạp. Các rung động này đã được chuyển thành các xung lực thần kinh để não hiểu
được âm thanh.
Tai trong gồm hai phần chính là ốc tai và tiền đình . Ốc tai là phần phía trước
nhất. Ở chó, ốc tai được cấu tạo khoảng 3
4
1
vòng xoắn. Ốc tai có tầm quan trọng rất
lớn, nhờ nó ta mới có thể hiểu được các loại âm thanh. Ốc tai có nhiệm vụ chuyển
những kích thích cơ học nhận được ở cửa sổ tiền đình thành những xung động thần
kinh. Những xung động này tiếp tục được truyền qua dây thần kinh số 8 mang đến não
là nơi tiếp nhận âm thanh trung ương.
Tiền đình kết nối với các kênh bán khuyên, chịu trách nhiệm cho sự tiếp nhận
chiều hướng và trạng thái thăng bằng của cơ thể, và được chuyển đến trung tâm nhờ
sợi thần kinh tiền đình (Carlotti, 2002).
2.2. VIÊM TAI NGOÀI TRÊN CHÓ
2.2.1. Căn bệnh học
Viêm tai ngoài là bệnh lý đa nguyên nhân. Có thể chia làm ba nhóm chính là
nguyên nhân mở đường, nguyên nhân khởi phát và nguyên nhân duy trì, trong đó
nguyên nhân mở đường không trực tiếp gây viêm tai nhưng làm cho thú có nhiều khả
năng mắc bệnh; nguyên nhân khởi phát là nguyên nhân trực tiếp gây viêm tai và
nguyên nhân duy trì làm kéo dài bệnh, đáp ứng kém với chế độ điều trị và tái phát
nhanh nếu bị bỏ qua (August,1986).
2.2.1.1. Nguyên nhân mở đường
• Hình dạng ngoài của tai
Đối với chó có loại tai rũ như Cocker Spaniel, sự lưu thông không khí trong tai bị
hạn chế dẫn đến gia tăng ẩm độ tại chỗ và sự ẩm ướt của lớp thượng bì, tạo điều kiện
cho sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm. Kênh tai bị hẹp như chó Pug, Chow Chow,
English Bull and Chinese Shar-Pei đều dễ mắc viêm tai do thiếu sự lưu thông không

khí. Tương tự, nếu lông ở bề mặt trong của loa tai phát triển quá nhiều sẽ ngăn trở sự
tuần hoàn của không khí (Carlotti, 2002).

6
Bảng 2.1. Căn bệnh học của viêm tai ngoài trên chó
NGUYÊN NHÂN MỞ
ĐƯỜNG
NGUYÊN NHÂN KHỞI
PHÁT
NGUYÊN NHÂN DUY
TRÌ
1. HÌNH DẠNG NGOÀI
- Tai rũ
- Lông mọc trong
kênh tai
2. VẬT TRỞ NGẠI
- Tân bào
- Viêm
3. ẨM ƯỚT
- Tắm
- Bơi
4. CHỮA TRỊ BỆNH
- Trị chấn thương
- Dùng kháng sinh
quá liều
5. SUY GIẢM MIỄN
DỊCH


1. KÝ SINH TRÙNG

- Otodectes
- Demodex
- Trombicula
2. DỊ ỨNG
- Dị ứng cơ địa
- Dị ứng thức ăn
- (Dị ứng bọ chét)
- (Dị ứng tiếp xúc)
3. NGOẠI VẬT
4. TUYẾN BÃ NHỜN
- Tiên phát
- Kế phát
5. BỆNH TỰ MIỄN
6. VIÊM DA THÚ NHỎ
7. NẤM DA

1.VI KHUẨN
2.NẤM MEN
3.THAY ĐỔI BỆNH
HỌC TIẾN TRIỂN
4.VIÊM TAI GIỮA

(Nguồn: Carlotti D.N, 2002)
Đối với chó có tai vểnh như German Shepherds, sự lưu thông không khí trong tai
thông thoáng nhưng chó vẫn dễ bị viêm tai ngoài do kênh tai ngang dài và hẹp dốc
xuống phía dưới làm bị ứ đọng chất bài tiết. Đồng thời, giống chó này có tuyến bã
nhờn tiết nhiều chất nhờn làm tích tụ chất bẩn gây viêm tai (Carlotti, 2002).
Tóm lại, hình dạng ngoài của tai là một nguyên nhân mở đường quan trọng.
• Sự ẩm ướt
Bề mặt da của kênh tai phải có một độ ẩm tối ưu để hàng rào bảo vệ của da phát

huy chức năng bảo vệ hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu độ ẩm quá thấp hay quá cao đều

7
tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng và gây viêm. Vì thế, bơi hay tắm
thường xuyên thường dẫn đến viêm tai ngoài.
• Những liệu pháp điều trị bệnh
Chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể làm tai bị tổn thương. Kênh tai rất
nhạy cảm, nếu cắt lông không cẩn thận, lau rửa tai chó bằng tăm bông, … sẽ dễ gây
nên những vết thương dẫn đến kết quả là biểu mô tai bị sưng hay ăn mòn tạo cơ hội
cho viêm nhiễm. Việc lạm dụng dung dịch rửa và chất khử trùng mạnh là nguyên nhân
gây ẩm ướt tai. Sử dụng các chất sát khuẩn gây kích ứng để rửa tai hàng ngày gây cho
chó ngứa ngáy khó chịu, chó cào gãi gây các vết thương thuận lợi cho sự nhiễm trùng
cục bộ.
Sử dụng kháng sinh quá nhiều và không đúng có thể tiêu diệt những vi khuẩn có
lợi và tạo kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi.
• Các bệnh lý gây tắc nghẽn tai
Khi xảy ra viêm phần da trong kênh tai sưng làm thu hẹp kênh tai làm ảnh hưởng
đến sự lưu thông không khí trong tai và dẫn đến nhiễm trùng. Các tân bào nằm trong
kênh tai cũng cho kết quả tương tự. Các khối u có thể tìm thấy trong tai chó là u tuyến
bã nhờn lành tính, u tuyến ác tính, khối u tế bào mast, u sụn lành tính và u sụn ác tính.
• Suy giảm miễn dịch
Viêm tai được thấy nhiều khi có những bệnh có tác động suy giảm miễn dịch, như
bệnh dịch tả chó, bệnh bạch cầu mèo và nhiễm virus suy giảm miễn dịch trên mèo…
2.2.1.2. Nguyên nhân khởi phát
• Kí sinh trùng
- Ghẻ Otodectes cynotis: Loài ghẻ này là một ký sinh trùng bắt buộc trong tai với
một chu kỳ sống khoảng 3 tuần. Chó nhiễm Otodectes sẽ ngứa gãi dữ dội, hay lắc đầu,
lông tai rụng, ráy tai ướt, bẩn có màu xám đến đen, bốc mùi hôi khó chịu.
- Mò bao lông Demodex canis : Là loại mò nhỏ, cơ thể hơi dài, kích thước 0,1 -
0,3 mm, không có lông. Bốn đôi chân ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu. Đầu ngắn

hình móng ngựa gồm có 3 đốt và một đôi kìm. Bệnh do Demodex không gây ngứa
nhiều, có nhiều chỗ rụng lông xuất hiện quanh mắt, tứ chi hay toàn bộ cơ thể. Ở dạng
cục bộ, lông rụng thành từng vùng, không thấy viêm. Dạng toàn thân, da đỏ với nhiều
dịch rỉ, viêm tai có mủ, mùi hôi tanh.

8
- Mò Trombicula autumnalis: Những con mò này chỉ có giai đoạn ấu trùng là
sống ký sinh. Khi nhìn bằng mắt thường, chúng nhỏ như những chấm màu cam có kích
thước khoảng 1mm. Trombicula autumnalis tấn công vào xung quanh loa tai gây viêm
tai ngoài.
• Bệnh da dị ứng
Loa tai và các kênh tai dọc, ngang là phần mở rộng của da. Do đó, chúng thường
có liên quan trong các bệnh da dị ứng. Dị ứng là một bệnh phức tạp, do 2 nguyên nhân
là cơ địa và nhân tố môi trường. Nó làm xuất hiện nhiều phản ứng miễn dịch bất
thường gây viêm, giãn mạch, phù, ban đỏ và ngứa. Triệu chứng ban đầu là cổ, loa tai
và kênh tai dọc bị đỏ. Trong kênh tai, dị ứng làm thay đổi biểu bì, thành phần ráy tai,
gây phù và làm tuyến ráy tai tiết nhiều. Kênh tai hẹp kết hợp với việc tích lũy ráy tai
đã tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Vi sinh vật sẽ tiết nhiều ngoại
độc tố và kháng nguyên để xâm nhập vào biểu bì làm tăng ổ viêm. Nếu gặp chất gây dị
ứng nhẹ thì có thể sẽ tạo viêm nhẹ nhưng kéo dài. Trong trường hợp dị ứng mãn tính,
vi khuẩn và nấm men sẽ tăng sinh về số lượng, xuất hiện chứng xơ hoá và hoá xương,
kết quả là làm hẹp kênh tai.


Hình 2.2. Chó Boxer một năm tuổi bị viêm da dị ứng (Nguồn: Virbac)
Dị ứng do tiếp xúc ít xảy ra, trừ khi chó có thói quen bất thường nằm áp bề mặt
trong của loa tai tiếp xúc với dị nguyên. Mặt khác, đôi khi tai ngoài bị dị ứng cục bộ
với loại kháng sinh đang điều trị. Bệnh súc có đáp ứng ban đầu rất tốt với loại thuốc
điều trị nhưng bất ngờ bị tái bệnh trở lại. Kiểm tra tai sẽ thấy toàn bộ các phần của loa
tai tiếp xúc với dị nguyên bị viêm.


9
• Ngoại vật
Tại một số nơi trên thế giới, các sợi nhỏ bay từ cây hay cỏ đuôi chồn là nguyên
nhân phổ biến gây viêm tai cấp, thường là một bên nhưng đôi khi là cả hai bên. Những
vật chất, cây cỏ khác cũng có thể lọt vào tai gây viêm; việc sử dụng thuốc bừa bãi và
lông rụng vào tai đôi khi cũng là nguyên nhân gây viêm tai.
• Tăng tiết bã nhờn
Khi tuyến bã nhờn trên da chó tiết quá nhiều, có thể thấy nhiều vẩy gàu lớn bám
trên lông, da và tích tụ trong tai của chó. Tăng tiết tuyến bã nhờn là do rối loạn quá
trình sừng hóa của da, nhưng đa phần tăng tiết bã nhờn là sau một quá trình bệnh.
Những bệnh thường gặp đó là bệnh dị ứng mãn tính, bệnh tuyến nội tiết, thiếu chất béo
thiết yếu, rối loại cơ chế chuyển hóa mỡ, và các bệnh ngoại ký sinh khác. Các giống
chó như Cocker Spaniel và Irish Setter dễ bị tăng tiết bã nhờn tự phát hơn các giống
chó khác.
• Viêm da mủ trên chó nhỏ
Viêm da mủ thường xảy trên chó con khoảng 8 – 12 tuần tuổi. Bệnh gây viêm
chung quanh mắt, miệng và tai. Chó con thường bị sốt và bị viêm tai ngoài. Bệnh tự
khỏi trong vòng 3 – 4 tuần nhưng để lại sẹo. Bệnh này rất hiếm gặp trên chó lớn.
• Vi sinh vật
Bệnh nấm da do Microsporum spp hay Trichophyton spp gây ra có lẽ rất hiếm lan
đến tai. Tương tự, Sporothrix schenkii có lẽ hiếm khi được tìm thấy như là nguyên
nhân gây viêm tai.
2.2.1.3. Những nguyên nhân duy trì
• Vi khuẩn
Tụ cầu khuẩn gram dương có khoảng từ 1,7 - 47,6% trên tai chó bình thường về
lâm sàng. Những vi khuẩn này luôn phân lập được trên chó bị viêm tai ngoài, và chúng
thường được tìm thấy ở một số lượng lớn. Staphylococcus không thể gây sự nhiễm
trùng lâm sàng trong kênh tai bình thường, nhưng chúng tăng sinh đáp ứng với những
sản phẩm viêm và kéo dài mãi tình trạng viêm tai. Khi bị nhiễm Staphylococcus spp,

Streptococcus spp, và Proteus spp, tai chó thường chảy mủ màu sẫm. Pseudomonas
spp thường thấy khi phân lập. Nó làm chó đau đớn, bị viêm, loét, ung nhọt có dịch

10
màu vàng sáng đến xanh, dịch hôi ở tai. Vi khuẩn này thường thấy trong các trường
hợp viêm tai ngoài mãn tính.
• Nấm men
Nấm men Malassezia spp được tìm thấy ở một số lượng nhỏ trong 50% tai bình
thường và ở số lượng lớn hơn trong tai viêm. Khi bị Malassezia nặng có thể thấy dịch
màu nâu có mùi ngọt chảy ra từ tai. Malassezia gây viêm tai ngoài mãn tính kèm theo
triệu chứng ngứa.
Candida albicans đôi khi được tìm thấy trong trường hợp viêm tai ngoài mà có lẽ
liên quan đến sự suy giảm miễn dịch.
Aspergillus spp đôi khi cũng được tìm thấy trên tai bị viêm.

Hình 2.3. Viêm tai mủ trên một chó Shelter do nhiễm nấm da, mò Demodex và vi
khuẩn. (Nguồn: Virbac)
• Những thay đổi trong quá trình viêm
Quá trình viêm tai trải qua một số giai đoạn. Đầu tiên, kênh tai thu hẹp dần làm
cản trở sự lưu thông khí và tăng độ ẩm tại chỗ. Kế tiếp, các tuyến bã nhờn ban đầu
triển dưỡng và trong trường hợp mãn tính trở nên bất dưỡng. Tuyến ráy tai lớn lên và
hoạt động mạnh, dẫn đến ráy tai thay đổi về số lượng lẫn chất lượng tạo môi trường
thuận lợi vi khuẩn và nấm men sinh sôi. Sau đó, tự bản thân các sản phẩm viêm lại tiếp
tục cung cấp một môi trường tuyệt vời cho sự phát triển của vi khuẩn.
Sự tiến triển của viêm tai ngoài mãn tính thường không thể dự đoán trước. Một số
trường hợp xảy ra loét, gây đau đớn nhiều và tạo điều kiện cho sự tăng sinh vi khuẩn.
Trường hợp khác sự tăng sinh hạt xảy ra, hầu như làm tắc kênh tai. Khi bị nặng, viêm
gây hóa vôi của kênh tai là tình trạng không thể thay đổi được. Vì thế, những thay đổi
trong quá trình viêm ở tai làm bệnh trở nên xấu hơn và kéo dài mãi.


11
2.2.2. Chẩn đoán
2.2.2.1. Dấu hiệu lâm sàng
Dấu hiệu của viêm tai ngoài là dựa trên sự “bất an” của chó. Thú bệnh thường có
biểu hiện lắc đầu và cào gãi bên ngoài cũng như bên trong gốc tai. Quan sát tai sẽ thấy
những vết đỏ ở phần dưới loa tai và kênh tai ngang. Chất dịch tai, có thể từ dịch nhờn
đến mủ, có màu hơi vàng đến đen (Carlotti, 2002).

Hình 2.4. Quan sát bên ngoài tai chó bình thường (trái) và tai chó viêm (phải) (Nguồn:
Virbac).
Theo Cole (2003), các dấu hiệu lâm sàng có thể quan sát được của bệnh viêm tai
ngoài trên chó bao gồm:
- Ngứa tai
- Lắc đầu
- Đỏ loa tai
- Đau tai
- Chảy dịch mủ
Ngoài ra, qua soi tai bằng dụng cụ soi tai thú y (otoscope), những dấu hiệu lâm
sàng của viêm tai ngoài còn thể hiện như sau:
- Đỏ kênh tai dọc và ngang
- Sưng kênh tai dọc và ngang
- Dịch mủ và sáp (ráy) tai vàng hoặc nâu đọng trong kênh tai.
2.2.2.2. Kiểm tra tế bào học
Dùng tăm bông lấy dịch tiết của tai để kiểm tra sự hiện diện của ký sinh trùng, vi
khuẩn và nấm men gây bệnh. Sự xuất hiện của nhiều bạch cầu trung tính trong dịch

12
tiết có thể xác nhận vai trò gây bệnh của vi khuẩn, và sự hiện diện của trên 10 nấm vi
sinh Malassezia pachydermatis trong mỗi vùng thị trường cho mỗi tăm bông phết tai
chỉ ra một sự liên quan có ý nghĩa của loài vi sinh này với quá trình viêm (Carlotti,

2002).
2.3. GIỚI THIỆU VỀ CÁC VI KHUẨN THƯỜNG CÓ MẶT TRONG TAI VIÊM
2.3.1. Staphylococcus spp
Hiện nay có ít nhất 28 loài trong đó có 19 loài có trong bảng của Bergay, còn 9
loài mới được miêu tả gần đây. Loài Staphylococcus aureus là quan trọng nhất trong
số những loài trên.
• Đặc điểm chung:
Staphylococcus là loại cầu khuẩn Gram (+), có xu hướng được sắp xếp thành
những cụm không đều nhau hoặc giống như dạng chùm nho. Đường kính trung bình
của cầu khuẩn là 1µm. Chúng là những vi khuẩn kỵ khí (lên men) không bắt buộc, có
phản ứng Catalase (+), Oxydase (-) và không di động. Tăng trưởng mạnh trên thạch
máu (Blood Agar - BA) và thạch dinh dưỡng (Nutrient Agar - NA). Staphylococcus
gây bệnh bao gồm S. aureus , S. intermedius và S. Hyicus. Hầu hết các giống đều có
Coagulase (+). Test Coagulase có liên quan chặt chẽ tới khả năng gây bệnh. Hai loài
thuộc nhóm Staphylococcus có Coagulase (-) phổ biến là S. epidermidis và S.
saprophyticus là những vi khuẩn hội sinh sẵn có trong môi trường. Chúng gây nhiễm
trùng cơ hội trên người và đôi khi trên thú mặc dù chúng thường được coi là những vi
khuẩn không gây bệnh.
Bảng 2.2. Đặc tính phân biệt giữa loài Staphylococcus với Micrococcus
Tính chất Sta. aureus

Sta. epidermidis Sta. intermedius Sta. hyicus Sta. saprophyticus Micrococcus
Oxydase - - - - - +
Coagulase + - + Thay đổi - -
Haemolysin + - + - - -
Sinh màu + - - - Thay đổi Thay đổi
Maltose acid acid - - acid -
DNase + - Thay đổi + - -
Mannitol acid - Thay đổi - Thay đổi Không T
Novobioci Nhạy nhạy nhạy nhạy Kháng nhạy

Glucose Lên men Lên men Lên men Lên men - Oxy hóa
(Nguồn: Tô Minh Châu – Trần Thị Bích Liên, 2001)

13
• Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
Mẫu: Dịch tiết, mủ trong áp xe, sữa từ vú viêm, cạo da, nước tiểu và mô bị nhiễm.
Phân lập: Môi trường thông thường để cấy mẫu là thạch máu bò hay cừu. Đĩa
petri chứa thạch MC (MacConkey) cũng được thực hiện song song để phát hiện vi
khuẩn Gram (-) nào hiện diện trong mẫu. Môi trường chọn lọc cho vi khuẩn Gram (+)
thì đặc biệt có ít nếu có Proteus spp hiện diện trong mẫu. Môi trường thường được
dùng nếu có Proteus trong mẫu là BA bò hoặc cừu có bổ sung thêm 15mg nalidixic
acid và 10mg colistin sulfate trên mỗi lít môi trường. Việc bổ sung kháng sinh giúp ức
chế các vi khuẩn Gram (-) một cách hiệu quả. Thạch muối manitol và môi trường
Braid – Parker là môi trường chọn lọc đặc hiệu cho Staphylococcus nhưng chủ yếu
được thực hiện trong vi sinh thực phẩm. Các dĩa nuôi cấy Staphylococcus đều được ủ
trong tủ ấm 37
0
C trong 24-48 giờ (Quinn, 1994).
• Định danh:
Đặc điểm khuẩn lạc: Khuẩn lạc mọc trong vòng 24 giờ , sau 48 giờ những khuẩn
lạc có đường kính có thể lên đến 4mm. Khuẩn lạc có dạng tròn, trơn, bóng và trên BA
có xu hướng lớn và mờ đục. Khuẩn lạc Staphylococcus trên chó có màu trắng hoặc
không màu khác với ở trên trâu bò là những khuẩn lạc có màu vàng. Sự thay đổi màu
của khuẩn lạc có thể xảy ra khi ta bổ sung thêm sữa, chất béo hay glycerol,
monoacetate vào môi trường (Quinn, 1994).
• Sự dung huyết:
Dung huyết tố của Staphylococcus là các loại alpha, bêta, gamma, và đenta có thể
được sản sinh đơn lẻ, kết hợp hoặc không có. Các loại dung huyết tố khác nhau về đặc
tính kháng nguyên, sinh hóa và tác động của chúng trên những tế bào hồng cầu của các
động vật khác nhau (Quinn, 1994).

• Kháng sinh đồ:
Nên được thực hiện cho tất cả các loại có Coagulase (+) và Coagulase (-) có ý
nghĩa trong sự gây bệnh. Sự đề kháng với β-lactam thường xảy ra do có Plasmid đề
kháng với nhóm này (Quinn, 1994).
2.3.2. Corynebacterium spp
Corynebacterium là những trực khuẩn Gram (+) nhỏ, đa hình dạng, chiều rộng
0,5µm. Chúng có thể xuất hiện ở dạng trực, cầu trực, que, sợi. Trong các vết phết

14
nhuộm từ mô động vật thì Corynebacterium thường sắp xếp thành nhóm các tế bào
song song hoặc tạo với nhau thành góc nhọn. Nhiều loài có những hạt đổi màu (đây là
kho dự trữ nhóm phốt phát cao năng) và được nhìn rõ nhất trên C. diphtherice.
Corynebacterium không hình thành bào tử, Catalase (+), Oxydase (-), kỵ khí tùy nghi
và những con gây bệnh trên gia súc thì thường không gây bệnh trên người.
• Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
- Lấy mẫu: Mủ, dịch tiết được phân lập từ ổ mủ hoặc nước tiểu giữa dòng.
- Soi tươi: Corynebacterium là những trực khuẩn Gram (+) có mức độ biến hình
khác nhau.
- Phân lập: BA bò hoặc cừu được sử dụng với MC để phát hiện bất cứ vi khuẩn
Gram (-) nào. Nuôi cấy ở nhiệt độ 37
0
C trong vòng 24 - 48 giờ.
2.3.3. Pseudomonas spp
Là những trực khuẩn Gram (-) có kích thước trung bình 0,5-1 x 1,5-5µm. Chúng
là những sinh vật hiếu khí bắt buộc, cho phản ứng Catalase (+), Oxydase (+) và hầu
hết di động do có lông roi ở 2 cực của tế bào. Một số loài còn sản xuất những sắc tố
hòa tan và hầu hết mọc trên MC. Chúng gây ra những bệnh thứ phát, cơ hội như nhiễm
trùng sau phỏng, chấn thương Pseudomonas đề kháng với nhiều loại kháng sinh.
Nuôi cấy trên môi trường MC trong tủ ấm 37
0

C trong 24 giờ. Sau 24 giờ, chúng
cho những khuẩn lạc lớn 3 - 4mm, phẳng, có mùi trái cây đặc trưng của acetophenol.
Tạo vòng dung huyết rõ trên BA. Pyocyanin, một sắc tố đặc trưng của P. aeruginosa,
tạo nên màu xanh với nhiều môi trường. Khuẩn lạc thay đổi từ dạng mềm, sáng (dạng
S), dạng hạt và khô (dạng R) và dạng nhầy (dạng M) thì thường không mang những
đặc tính sinh hóa cơ bản. Một số chủng còn tạo khuẩn lạc có mùi kim loại sáng, óng
ánh. Màu sắc của khuẩn lạc được tạo ra do có sự sản xuất các hạt sắc tố bao gồm: màu
xanh (pyocyanin), màu vàng (pyoverdin), màu đỏ (pyorubin) và màu đen
(pyomelanin). Một số giống sản xuất ra cả 4 loại sắc tố nêu trên. Pyorubin và
pyomelanin thì ít phổ biến, hình thành một cách chậm chạp và được nhìn thấy rõ nhất
bằng cách nuôi cấy trên thạch dinh dưỡng ở nhiệt độ phòng trong 2 tuần. Vì pyocyanin
là đặc trưng của P.aeruginosa nên là đặc tính chẩn đoán quan trọng.

15
2.3.4. Malassezia
Là một nấm men ưa lipid, sinh sản bằng cách mọc chồi ở một cực, chúng sinh
sống trong những vùng da nhờn như ở tai của chó mèo và các động vật khác. Trong
một số trường hợp viêm tai ngoài trên chó, nấm men xuất hiện với một số lượng lớn
hơn bình thường và có thể đóng một phần quan trọng trong quá trình sinh bệnh. Tế bào
nấm men nhỏ, có hình cái chai (1-2 x 2-4µm). Sinh sản bằng quá trình nảy và tách
chồi trong đó tế bào con được tách ra khỏi tế bào mẹ bằng cách hình thành một vách
ngăn. Cũng có một quá trình sinh sản khác của nấm men Malassezia được ghi nhận đó
là quá trình sinh sản bằng cách sinh bào tử. Khi gặp môi trường không thuận lợi thì tế
bào nấm men biến đổi thành bào tử. Gặp môi trường thuận lợi có đầy đủ nước, dưỡng
chất thì bào tử lại biến đổi thành tế bào sinh dưỡng bình thường. Có thể nuôi cấy nấm
men trên nhiều loại môi trường như Crapek, Sabouraud, PDA (Potato Destrose Agar).
Nấm men sinh trưởng trên môi trường ở nhiệt độ phòng. Khuẩn lạc của nấm men
Malassezia có màu trắng sữa, tròn, lồi và có mùi chua ngọt rất đặc trưng. Khuẩn lạc
được hình thành khoảng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng và có xu hướng lớn dần nếu để lâu.


Hình 2.5. Nấm men Malassezia (Nguồn:


16


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
3.1.1. Thời gian: 2/2008 - 6/2008
3.1.2. Địa điểm:
3.1.2.1. Địa điểm lấy mẫu:
+ Bệnh viện Thú y Đại học Nông Lâm, TPHCM.
+ Phòng mạch thú y Cộng Hòa (183 Cộng Hòa, Tân Bình ,TPHCM)
+ Phòng mạch thú y Quang Gia Vinh (Lê Đức Thọ, Gò Vấp, TPHCM)
3.1.2.2. Địa điểm phân tích mẫu:
Phòng vi sinh, Bệnh viện Thú y Trường Đại học Nông Lâm.
3.2. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT
3.2.1. Đặc điểm của chó viêm tai ngoài
Ghi nhận tỉ lệ chó mắc bệnh viêm tai theo:
- Giống
- Tuổi
- Giới tính
- Dạng loa tai
3.2.2. Sự hiện diện của vi khuẩn và nấm trong dịch tiết của tai viêm.
- Số lượng vi sinh vật bao gồm cầu khuẩn, trực khuẩn và nấm men có trong
tai viêm tại thời điểm khảo sát.
- Tỉ lệ nhiễm của từng loại vi sinh vật trong tai viêm.
- Thử kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập được.
3.3. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

3.3.1. Dụng cụ
- Tăm bông vô trùng, nước muối sinh lý vô trùng, ống nghiệm sạch vô trùng,
môi trường chuyên chở Carry Blair.

17
3.3.2. Đối tượng
Tất cả các chó được mang tới khám tại các phòng khám kể trên có các biểu hiện
của bệnh viêm tai ngoài.
3.3.3. Phương pháp
Lấy mẫu trên tai chó bị viêm, nếu chó bị viêm cả 2 tai thì lấy 2 mẫu.
Cố định chó, lấy miếng gạc hay bông tẩm cồn 70
0
vệ sinh bên ngoài tai và gạt lớp
lông tai ra để bộc lộ ống tai. Tiếp theo lấy tăm bông vô trùng nhúng ướt vào trong lọ
nước muối sinh lý vô trùng, chú ý cho đầu tăm bông không được quá ướt, chỉ cần hơi
ẩm. Dùng tăm bông ẩm ngoáy tai cho chó trong 10-15 giây. Chú ý khi ngoáy tai không
để tăm bông chạm vào lớp lông bên ngoài có thể gây nhiễm mẫu. Ngoáy tai chó xong
cho vào ống nghiệm sạch vô trùng hoặc ống nghiệm chứa môi trường chuyên chở
Carry Blair và đưa ngay về phòng xét nghiệm. Đối với các phòng mạch ở xa cũng làm
tương tự nhưng tăm bông sau khi ngoáy tai chó xong được cắm sâu vào thạch Carry
Blair, được giữ mát và đưa về phòng xét nghiệm.
3.4.GHI CHÉP ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG
Sau khi lấy mẫu xong cần tiến hành ghi chép các đặc điểm của chó như: giống,
tuổi, cân nặng, giới tính, bên tai bị viêm, …
Đánh giá mức độ bệnh viêm tai ngoài trên lâm sàng được thực hiện tại các phòng
mạch thú y bằng cách dựa vào triệu chứng lâm sàng mà cho điểm từ 0 đến 4 tương ứng
các mức độ từ không có, nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Bác sỹ thú y khám và điều
trị sẽ ghi nhận tình trạng của chó trên phiếu đánh giá.
3.5. XÉT NGHIỆM
Mẫu sau khi được đưa về phòng vi sinh Bệnh viện Thú y thì bắt đầu được tiến

hành phân tích các chỉ tiêu về vi sinh.
3.5.1. Nhuộm xem tươi
Là bước đầu của quá trình phân tích vi sinh. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một lam sạch có kẻ khung sẵn. Khung hình vuông có diện tích 2cm
2

nằm ở giữa lam.
- Phết mẫu lên mặt dưới của lam tức là mặt không chứa các đường kẻ, mục đích
là để khi nhuộm tiêu bản thì không làm phai khung kẻ.

×