Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đơn giới thiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.5 KB, 30 trang )

PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2012
Kính gửi: CÔNG AN TP. CẦN THƠ
Kính thưa các đồng chí.
Trước tiên, chúng tôi xin tự giới thiệu với đồng chí về chúng tôi: Chúng tôi là cổ đông của Công
ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực, trụ sở đặt tại số 04 Nguyễn Siêu, phường Bến Nghé,
Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Công ty PIST, theo tên giao dịch viết tắt), cũng đồng thời là
tập thể người lao động tại Công ty PIST và các đơn vị trong Tổng Công ty Điện lực Miền Nam
(EVNSPC).
Tại thời điểm năm 2007 – 2008, theo sự vận động của lãnh đạo EVN, tập thể người lao động
chúng tôi đã tham gia mua cổ phần tại hầu hết các công ty cổ phần do EVN sáng lập, trong đó có Công ty
PIST.
Trong thời gian vừa qua, bằng việc tiếp nhận và so sánh thông tin từ các công ty cổ phần có vốn
góp của EVN, trong đó có Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực, chúng tôi xin khẳng
định với các đồng chí về những sai phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST, với những nội dung sau:
1.Từ ngày thành lập từ năm 2007 đến nay, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý thực hiện
hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, liên tục và có hệ thống.
2. Hậu quả từ những hàng loạt các hành vi sai phạm có hệ thống của Ban lãnh đạo Công ty
PIST là sự thất thoát lên đến hàng chục tỷ đồng tài sản của Nhà nước và của tập thể cổ đông
chúng tôi; Hơn thế, trong hàng loạt các sai phạm do Ban lãnh đạo Công ty PIST đã và đang gây ra,
còn ẩn chứa nhiều dấu hiệu của việc tham nhũng, tham ô tài sản của Nhà nước cũng như của cổ
đông.
3. Tại thời điểm hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty PIST vẫn đang liên tục thực hiện các hành
vi vi phạm pháp luật với mức độ ngày càng nguy hiểm hơn và chắc chắn các hành vi này sẽ còn
đem lại nhiều thiệt hại lớn hơn nữa đến tài sản của Nhà nước, cũng như của cổ đông chúng tôi.
4. Trong thời gian qua cũng như tại thời điểm hiện nayCông ty cổ phần Đầu tư Thương
mại Dịch vụ Điện lực (PIST) là một đơn vị hoạt động yếu kém và gây thất thoát nhiều tài sản của
Nhà nước lớn nhất trong các doanh nhiệp cổ phần có vốn góp của EVN.
Kính thưa các đồng chí.


Theo quan điểm của chúng tôi hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ
Điện lực chính là sai phạm lớn nhất, cũng là nơi có dấu hiệu tham nhũng lớn nhất tại Tổng Công
ty Điện lực Miền Nam hiện nay. Tập thể người lao động chúng tôi kính đề nghị các đồng chí
nhanh chóng vào cuộc làm rõ những hành vi sai phạm và tham nhũng tại Công ty PIST.
Để các đồng chí có thông tin để tiến hành công tác xác minh, làm rõ, nhằm mục đích kịp thời xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra, hạn chế các thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cũng như của
tập thể cổ đông, do các hành vi vi phạm vẫn đang tiếp diễn của Ban lãnh đạo Công ty PIST, bằng đơn tố
1
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
cáo này, chúng tôi xin trình bày và cung cấp các chứng cứ xác thực đến các đồng chí về nội dung các sai
phạm của Ban lãnh đạo Công ty PIST, cụ thể như sau:
NỘI DUNG TỐ CÁO
I. PHẦN I: VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC (PIST):
1. Cổ đông sáng lập:
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ, Công ty PIST có các cổ đông sáng lập bao
gồm(tham khảo Phụ lục 1: trang 1 Điều lệ PIST):
1. Tổ chức: Công ty Điện lực 2 (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền Nam EVNSPC), do ông
Nguyễn Văn Hợp – Phó tổng giám đốc EVNSPC, làm đại diện;
2. Cá nhân: Tập thể cán bộ công nhân viên chức Công ty Điện lực 2 (nay là Tổng Công ty Điện
lực Miền Nam EVNSPC), do ông Lê Minh Ba – Chủ tịch công đoàn EVNSPC, làm đại diện.
3. Cá nhân: Bà Đinh Ngọc Hà, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch – Công ty Điện lực 2.
2. Cổ phần đăng ký mua (tham khảo Phụ lục 1: trang 4 Điều lệ PIST) :
STT Tên cổ đông góp vốn Số lượng
cổ phần
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
1 Công ty Điện lực 2 (ông Nguyễn Văn Hợp) 24.215.000 242,150 29
2 Cán bộ công nhân viên chức Công ty Điện lực 2 (ông

Lê Minh Ba)
521.600 5,216 0,62
3 Bà Đinh Ngọc Hà 21.600 0,216 0,02
3. Thực tế góp vốn:
3/1. Tổng vốn thực góp:
Tổng vốn thực góp đến thời điểm ngày 01/12/2010tại Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại –
Dịch vụ Điện lực là:278.930.761.785đồng (Bằng chữ: Hai trăm bảy mươi tám tỷ, chín trăm ba mươi
triệu, bảy trăm sáu mốt ngàn, bảy trăm tám lăm đồng)(tham khảo phụ lục 2: Tờ trình 27/TTr-PIST-TC
ngày 24/04/2012 và phụ lục 3: trang 1, trang 2, Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
năm 2008 của PIST).
3/2.Phần vốn Nhà nước do EVNSPC thực góp:
Phần vốn Nhà nước do Công ty Điện lực 2 (nay là Tổng công ty Điện lực Miền Nam) thực
góptính đến thời điểm 31/12/2011: 76.000.000.000 đồng(Bằng chữ: Bảy mươi sáu tỷ đồng chẵn)(tham
khảo phụ lục2: Tờ trình 27/TTr-PIST-TC ngày 24/04/2012).
Trong đó góp vốn bằng tài sản:
Tổng giá trị góp vốn bằng tài sản của EVNSPC đến thời điểm 31/12/2011 là: 39.236.475.973
đồng (Bằng chữ: Ba mươi chin tỷ, hai trăm ba sáu triệu, bốn trăm bảy lăm ngàn, chin trăm bảy ba đồng)
(tham khảo phụ lục 1: trang 3, Điều lệ PIST và phụ lục 2: Tờ trình 27/TTr-PIST-TC ngày
24/04/2012).
1. Ghi nhận tại Phụ lục 1: trang 3, Điều lệ PIST:
2
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
1/1. Khách sạn Du lịch Điện lực 2 và các tài sản cố định khác do khách sạn quản lý, trị giá:
5.904.725.036 đồng.
1/2. Khách sạn Du lịch Điện lực Vũng Tàu và các tài sản khác do khách sạn quản lý, trị giá:
14.319.114.493 đồng.
1/3. Nhà làm việc số 4 Nguyễn Siêu, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, trị giá:
9.007.738.844 đồng.
1/4.Nhà làm việc 16 Âu Cơ, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh - Công ty cổ phần Xây lắp điện và
các tài sản cố định khác do công ty quản lý, trị giá: 6.000.000.000 đồng (đây là phần vốn góp không có

thực, cũng là một sai phạm nghiêm trọng, được nêu ở phần II: Sai phạm có hệ thống).
2. Ghi nhận tại Phụ lục 2: Tờ trình 27/TTr-PIST-TC ngày 24/04/2012:
Phần vốn góp bổ sung ngày 01/02/2010 (phần vốn góp tăng do lợi thế thương mại), trị giá:
4.004.897.600 đồng.
3/3. Phần vốn Nhà nước do Tổng Công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) và các đơn vị
trực thuộc EVN thực góp:
3.3.1. Phần vốn Nhà nước do EVNHCMC thực góp cho đến thời điểm 31/12/2011 tại Công ty cổ phần
Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ Điện lực:
Phần vốn góp này được ẩn trong số cổ phần phổ thông và luôn là một bí mật được Ban lãnh đạo
Công ty PIST giữ kín; Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp, có thể ước số vốn thực
góp của EVNHCMC không thấp hơn 5% tổng vốn thực góp, do EVNHCMC luôn có vị trí trong Hội
đồng quản trị PIST (tham khảo phụ lục 14: công văn thay đổi thành viên HĐQT)
3.3.2. Phần vốn góp do các đơn vị trực thuộc EVN và EVNSPC thực góp:
Phần vốn góp này được ẩn trong số cổ phần phổ thông, luôn được ban lãnh đạo Công ty PIST giữ
bí mật, nên không có điều kiện để xác định. Tuy nhiên, phần vốn này chắc chắn sẽ hiện hữu trong thực tế
bởi lý do: theo chủ trương của EVN, các đơn vị đều trực thuộc EVN đều góp vốn chéo trong hệ thống
các công ty cổ phần được thành lập trong giai đoạn này.
KẾT LUẬN:
Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ, cũng như các tài liệu ghi nhận về vốn
thực góp tại PIST, có thể khẳng định chắc chắn rằng: nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước do EVN
quản lý tại PIST là trên 30% tổng số vốn điều lệ và vốn thực góp tại Công ty PIST.
Việc ban lãnh đạo PIST hiện nay cố ý không công khai nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước tại
PIST là với ý đồ che dấu hàng loạt các sai phạm trong sử dụng vốn, trong đó có phần lớn là nguồn vốn
thuộc sở hữu Nhà nước, được trình bàychi tiết tại: “Phần II: Vi phạm pháp luật có hệ thống” sau đây.
II. PHẦN II: VI PHẠM PHÁP LUẬT CÓ HỆ THỐNG:
1. Sai phạm trong việc cố ý thực hiện việc nhận góp vốn khống, che dấu sai phạm trước đó của
Công ty cổ phần Xây lắp Điện:
Ngay từ đầu thành lập, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là:
góp vốn khống 6.000.000.000 đồng, thông qua việc sáp nhập Công ty cổ phần Xây lắp Điện vào Công ty
PIST.

3
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
Việc nhận vốn góp khống từ Công ty cổ phần Xây lắp Điện của Ban lãnh đạo Công ty PIST, đã
thể hiện việc cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật sau:
1. Che dấu việc đã làm thất thoát hoàn toàn nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước tại Công ty
cổ phần Xây lắp Điện.
2. Hành vi cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế của Nhà nước bằng việc: dùng nguồn
vốn của PIST để thanh toán các khoản lỗ, khoản phạt còn tồn đọng của Công ty cổ phần Xây lắp
Điện.
3. Sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của PIST để duy trì vốn và trả cổ
tức cho các cổ đông không phải là Nhà nước trong Công ty cổ phần Xây lắp Điện trước đó, nhằm
tránh sự phản ứng của nhóm cổ đông này, đồng thời, trốn tránh dư luận xã hội, cũng như trốn
tránh sự chú ý của các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật về những sai
phạm và và việc thất thoát tài sản của Nhà nước tại Công ty cổ phần Xây lắp Điện.
Nội dung của vụ việc được nêu cụ thể như sau:
1/1. Về công ty cổ phần Xây lắp Điện:
Công ty cổ phần Xây lắp Điện tiền thân là Xí nghiệp Xây lắp Điện trực thuộc Công ty Điện lực 2
(nay là Tổng công ty Điện lực Miền Nam- EVNSPC), được cổ phần hóa, với tổng vốn góp theo thời giá
tại thời điểm năm 1998 là: 6.000.000.000 đồng (Bằng chữ: sáu tỷ đồng), trong đó, chiếm tỷ trọng đa số
tổng vốn góp là phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước, do Công ty Điện lực 2 làm đại diện.
Qua thời gian hoạt động từ năm 1998 đến 2008, Công ty cổ phần Xây lắp điện có số lỗ lũy kế lên
đến 9.225.638.000 đồng (Bằng chữ: chín tỷ, hai trăm hai lăm triệu, sáu trăm ba tám ngàn đồng) (tham
khảo tại phụ lục 3: trang 2, Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008 của PIST).
Như vậy, có thể kết luận tại thời điểm sáp nhập Công ty cổ phầnXây lắp điện vào PIST,
công ty này hoàn toàn không còn tài sản, không những thế, tài sản của đơn vị này còn âm hơn 3
tỷ đồng.
1/2. Những sai phạm trong quá trình sáp nhập Công ty cổ phần Xây lắp Điện vào PIST:
Trong năm 2008, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã thực hiện việc sáp nhập Công ty cổ phần Xây lắp
Điện, bản chất của việc sáp nhập này là xóa hoàn toàn sự tồn tại của đơn vị này; Trong thực tế sau khi
sáp nhập, Công ty cổ phần Xây lắp Điện hoàn toàn không còn hiện hữu.

Với việc sáp nhập này đã phát sinh 02 sai phạm nghiêm trọng:
1. Tăng vốn khống trong tổng vốn góp của Công ty PIST thêm 6.000.000.000 đồng (Bằng chữ:
sáu tỷ đồng)(tham khảo tại Phụ lục 3: trang 1, Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008
của PIST).
2. Hạch toán lỗ trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của PIST với giá trị:
9.225.638.000 đồng(Bằng chữ: chín tỷ, hai trăm hai lăm triệu, sáu trăm ba tám ngàn đồng) và khoản phạt
10.418.000 đồng (Bằng chữ: mười triệu, bốn trăm mười tám ngàn đồng (tham khảo tại Phụ lục 3: trang
2, Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008 của PIST).
2. Sai phạm trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng:
Trong việc chào bán và phát hành chứng khoán ra công chúng đợt 3 và đợt 4 trong năm 2009, Ban
lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như sau:
4
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
1. Chào bán và phát hành chứng khoán trái với Luật Chứng khoán.
2. Sử dụng tiền mua chứng khoán của nhà đầu tư trái pháp luật.
3. Có hành vi chiếm giữ tài sản của nhà đầu tư trái pháp luật.
Nội dung của vụ việc được nêu cụ thể như sau:
2/1. Chào bán và phát hành chứng khoán trái pháp luật:
Mặc dù đã tự nhận thức được các nghĩa vụ của công ty đại chúng nhưng Công ty PIST vẫn cố ý tổ
chức chào bán và phát hành cổ phần ra công chúng trái pháp luật khi chưa được Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN) cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.
Ngày 28/09/2009, Công ty PIST đã nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho
UBCKNN, nhưng trong thời gian UBCKNN hướng dẫn Công ty PIST hoàn chỉnh hồ sơ để cấp Giấy
chứng nhận chào bán chứng khoán theo quy định, thì từ tháng 10/2009 đến 31/12/2009, mặc dù chưa
được UBCKNN cho phép, Công ty PIST vẫn cố ý tiến hành việc chào bán và phát hành trái pháp luật cổ
phần ra công chúng, thu về số tiền 29.240.273.500 đồng (phát hành cho 6.006 cổ đông hiện hữu của
công ty), chi tiết cụ thể như sau:
(tham khảo phụ lục 4: trang 3, Báo cáo tình hình hoạt động năm 2009 – Kế hoạch kinh doanh năm
2010 ngày 01/04/2010 )
Chỉ tiêu Cổ đông

sáng lập
Cổ đông
phổ thông
Tổng thu
(VNĐ)
Vốn góp đợt 3 năm 2009 50.000.000 12.624.711.500 12.674.711.500
Vốn góp đợt 4 năm 2009 16.565.562.000 16.565.562.000
Tổng 50.000.000 29.190.273.500 29.240.273.500
2/2. Sai phạm của việc không mở tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng để thu tiền mua chứng
khoán theo quy định của pháp luật:
Theo quy định của pháp luật chứng khoán số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán được
giải tỏa tài khoản phong tỏa.
Trong thực tế,Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý không mở tài khoản phong tỏa riêng biệt tại
Ngân hàng để thu và bảo quản tiền góp vốn của các cổ đông theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian thực hiện việc chào bán và phát hành chứng khoán ra công chúng trái
pháp luật nói trên, toàn bộ việc thu tiềnmua chứng khoán của các đợt này được thu vào tài
khoản kinh doanh và thu tiền mặt tại phòng Kế toán PIST.
2/3. Sai phạm của việc sử dụng trái pháp luật tài sản của nhà đầu tư:
Theo quy định của pháp luật Nhà nước về kinh doanh chứng khoán, toàn bộ số tiền thu được
trong đợt chào bán và phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành chỉ được phép đưa vào
sử dụng sau khi báo cáo cho UBCKNN và được UBCKNN công nhận đợt phát hành.
Trong thực tế, số tiền thu được từ vốn góp của các cổ đông tại đợt phát hành trái pháp luật
này đã bị Ban lãnh đạo Công ty PIST sử dụng trái pháp luật và hoàn toàn không được sự đồng ý
của cổ đông.
5
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
Việc này thể hiện rõ khi xem xét về sự biến thiên của chỉ số: Tiền và các khoản tương đương tiền
tại thời điểm 31/12/2010 (thời điểm kết thúc thu tiền mua chứng khoán đợt 4) của PIST như sau:
STT Chỉ tiêu Mã số Thuyết
minh

31/12/2010
(VNĐ)
31/12/2009
(VNĐ)
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3 7.537.514.586 22.822.595.851
(tham khảo phụ lục 7: Báo cáo tài chính năm 2010 tại thời điểm 31/12/2010 của PIST)
Thông qua nhiều thông tin chưa có điều kiện kiểm chứng, phần lớn số tiền thu được từ các đợt
chào bán và phát hành chứng khoán trái pháp luật này đã được Ban lãnh đạo Công ty PIST sử dụng để trả
cổ tức cho cổ đông năm 2009, nhằm mục đích xoa dịu dư luận đang hết sức bức xúc từ công ty này.
2/4. Hành vi không chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính của UBCKN và chiếm giữ
trái pháp luật tài sản của nhà đầu tư:
2/4/1. Nội dung xử phạt hành chính của Ủy ban chứng khoán Nhà nước:
Vụ việc Công ty CP Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ Điện lực phát hành trái pháp luật chứng
khoán ra công chúng đã bị UBCKNN xử lý như sau:
2/4/1/1. Xử lý lần 1:
Đình chỉ đợt phát hành cổ phần ra công chúng (trong năm 2010).
2/4/1/2. Xử lý lần 2:
Hủy bỏ đợt phát hành cổ phần ra công chúng, và xử phạt vi phạm hành chính với Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính số 553/QĐ-UBCK ngày 28/07/2011.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 553/QĐ-UBCK ngày 28/07/201, có nội dung như sau:
1. Ngày 28/09/2009 Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ Điện lực đã nộp hồ sơ đăng
ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho UBCKNN nhưng trong thời gian UBCKNN hướng dẫn
Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ Điện lực hoàn chỉnh hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận
chào bán chứng khoán theo quy định thì từ tháng 10/2009 đến tháng 1/2010, Công ty cổ phần Đầu tư –
Thương mại – Dịch vụ Điện lực đã thực hiện chào bán và phát hành 2.924.027 cổ phần ra công chúng
(cho 6.006 cổ đông hiện hữu), tăng vốn điều lệ thực góp từ 275,132 tỷ đồng lên 304,373 tỷ đồng, vi
phạm Khoản 1 Điều 13 Luật Chứng khoán.
2. Xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCKNN xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại –
Dịch vụ Điện lực với các hình thức sau:
2/1. Hình thức xử phạt hành chính:

Phạt tiền 250 triệu đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 8 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
2/2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Công ty cổ phần Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ Điện lực phải thu hồi chứng khoán đã chào bán,
hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi
suất tiền gủi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức chào bán chứng khoán mở tài khoản thu tiền mua
chứng khoán hoặc tiền cọc tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính, trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư, theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 Nghị định 85/2010/NĐ-CP.
3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
2/4/2. Những hành vi vi phạm pháp luật của Ban lãnh đạo Công ty PIST:
6
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
2/4/2/1. Đối với lần xử lý hành chính thứ nhất của UBCKNN:
Sau khi nhận được quyết định đình chỉ đợt phát hành cổ phần ra công chúng của UBCKNN, Ban
lãnh đạo Công ty PIST đã có hành vi cố ý không chấp hành, cụ thể như sau:
Tại thời điểm ngày 04/10/2010,Ban lãnh đạo Công ty PIST đã phát hành thông báo số
57/CV/PIST-TC để lấy ý kiến cổ đông với nội dung sau: “Bằng thư này, HĐQT xin ý kiến Quý Cổ đông
để thông qua chủ trương giữ lại số vốn mà các cổ đông đã góp ở hai đợt trên với tổng số tiền là
29.240.273.500 đồng trong khi chờ đợi hướng dẫn của UBCKNN để xử lý đợt tăng vốn đề cập trên.
Ngay khi có các hướng dẫn cụ thể, HĐQT sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo quyền
sở hữu số vốn góp nêu trên của Quý Cổ đông theo luật định” (tham khảo phụ lục 10: Thông báo số
57/CV/PIST-TC ngày 04/10/2010).
2/3/2. Đối với lần xử lý hành chính thứ hai của UBCKNN:
Sau khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 553/QĐ-UBCK ngày 28/07/2011, Ban
lãnh đạo Công ty PIST đã có hành vi cố ý không chấp hành, cụ thể như sau:
Tại thời điểm ngày 18/08/2011, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã phát hành thông báo số 57/TB-
PIST-TC với nội dung: “Phương án xử lý: 2.1. Toàn bộ số tiền nhà đầu tư đã nộp sẽ được chuyển thành
vốn cổ phần; Công ty sẽ phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư sau khi nhận được Giấy phép phát hành từ
UBCKNN; 2.2. Trường hợp nhà đầu tư không muốn xử lý theo phương án nêu tại khoản 2.1, Công ty sẽ
hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nộp cộng thêm tiền lãi tính bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của Ngân
hàng mà công ty mở tài khoản thu tiền mua cổ phần” (tham khảo phụ lục 11: Thông báo số

57/CV/PIST-TC ngày 18/08/2011).
Tuy nhiên, do bị phản ứng dữ dội từ nhiều nhà đầu tư không phải là cán bộ công nhân viên đang
công tác trong ngành Điện như chúng tôi; Tại thời điểm ngày 26/09/2011, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã
tiếp tục phát hành thông báo số 64/TB-PIST-TC với nội dung: “Công ty sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền mua
chứng khoán đợt 3&4 cộng thêm tiền lãi tính bằng lãi suất không kỳ hạn 3%/năm kể từ ngày góp vốn
(sau khi đã trừ cổ tức đã nhận) của các nhà đầu tư thuộc đối tượng trên” (tham khảo phụ lục 12: Thông
báo số 64/CV/PIST-TC ngày 26/09/2011).
Trong thực tế, số tiền mua chứng khoán của nhà đầu tư tính đến thời điểm hiện nay, chỉ
được Ban lãnh đạo Công ty PIST hoàn trả khoảng 8 tỷ đồng, chủ yếu thanh toán cho những nhà
đầu tư không là cán bộ công nhân viên ngành Điện;
Đối với nhà đầu tư là cán bộ công nhân viên đang công tác trong ngành Điện, đặc biệt là
tại EVNSPC, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã dùng thủ đoạn thông qua áp lực của các lãnh đạo
đơn vị, để o ép không cho các nhà đầu tư là cán bộ công nhân viên nêu ý kiến về việc hoàn trả
tiền mua chứng khoán.
Hơn thế, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 27/04/2012, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã gây
áp lực đối với các lãnh đạo đơn vị trực thuộc EVNSPC, để thông qua Nghị quyết có nội dung: “Thông
qua việc phát hành 200.000 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/CP)(tham khảo Phụ lục 13: Nghị quyết số
32/NQ-ĐHĐCĐ ngày 27/04/2012).
Việc thông qua Nghị quyết này về mặt bản chất là để hợp thức hóa số tiền mua chứng khoán mà
Công ty PIST đang chiếm giữ trái pháp luật của nhà đầu tư là cán bộ công nhân viên đang công tác tại
7
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
ngành Điện và EVNSPC như chúng tôi; Đồng thời, việc này còn nhằm che dấu một phần khoản lỗ do
phải trả lãi cho Công ty cổ phần Tài chính Điện lực(sai phạm về việc này xin nêu ở các mục sau đây:
Mục 5: Sai phạm tại dự án Khu cao ốc Văn phòng – Trung tâm thương mại – Chung cư 16 Âu Cơ và
Mục 8: Sai phạm trong hạch toán kế toán).
3. Sai phạm trong Dự án mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ:
Trong việc mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý thực hiện
những hành vi vi phạm pháp luật như sau:
1. Thông đồng, móc ngoặc với tư nhân (Công ty TNHH Nam Long – Cần Thơ) trong việc

mua tài sản Công viên nước Cần Thơ.
2. Mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ cao hơn nhiều với giá trị thực tế và giá chào
bán, có dấu hiệu của việc tham ô tài sản Nhà nước.
3. Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong việc cho Công ty TNHH Nam Long vay tiền
và cho Công ty TNHH Nam Long góp vốn khống trong Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PTN
(Công ty con của PIST quản lý, kinh doanh Công viên nước Cần Thơ).
4. Gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.
Nội dung của vụ việc được nêu cụ thể như sau:
3/1. Thông tin về Công viên nước Cần Thơ:
Công viên nước Cần Thơ được Tổng Công ty xây dựng số 1 đầu tư tại khu vực Cồn Cái Khế - Tp.
Cần Thơ với tổng mức đầu tư là: 54,3 tỷ đồng, công trình được đầu tư hoàn tất giai đoạn 1 và đưa vào
thời điểm tháng 8/2003.
Dự án Công viên nước Cần Thơ đã được Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra vào cuối năm
2005 và đi đến một số kết luận như sau:
“Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy, đã có nhiều sai phạm tại dự án xây dựng Công viên
nước Cần Thơ, ở nhiều khâu như chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đấu thầu, đến nghiệm thu, thanh
quyết toán, dẫn đến thua lỗ hàng chục tỷ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng công viên nước Cần Thơ, thực hiện tại phường Cái Khế (TP Cần Thơ), với
diện tích đất 46.790,3 m2, tổng mức đầu tư là 54,3 tỷ đồng, do Tổng công ty xây dựng số I (Bộ Xây
dựng) làm chủ đầu tư. Kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây cho thấy, sau ba năm triển khai hoạt
động, dự án lỗ hơn 14 tỷ đồng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, nguyên nhân chủ yếu là do chủ trương đầu tư không
đúng, quá trình đầu tư có nhiều sai phạm, từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đấu thầu, đến
nghiệm thu, thanh quyết toán.
Những yếu kém, thiếu trách nhiệm trong khâu lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, dẫn đến
quyết định đầu tư của tổng công ty là không phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực vốn đã có nhiều
sông nước; tại thời điểm lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư một công viên
nước với các thiết bị nhập khẩu hiện đại, có giá trị lớn là chưa phù hợp điều kiện và tốc độ phát triển
kinh tế, cũng như đời sống kinh tế, thu nhập của nhân dân trong khu vực. Vì vậy, đến nay số lượt người
đến công viên nước vui chơi vẫn ở mức quá thấp so với dự tính trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Ðây

chính là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến dự án bị thua lỗ hàng chục tỷ đồng.
8
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
Việc lập, thẩm định thiết kế, dự toán có nhiều sai sót. Nhiều hạng mục khởi công trước khi thiết
kế kỹ thuật và tổng dự toán được phê duyệt, thậm chí đã xảy ra tình trạng vừa thiết kế vừa thi công. Việc
đấu thầu mua sắm thiết bị cũng có nhiều sai sót, vi phạm quy chế đấu thầu, sai phạm trong việc lựa chọn
thiết bị cơ khí hồ thiếu nhi làm thiệt hại 30.000 USD. Một số hạng mục thi công quyết toán sai chế độ, sử
dụng vật tư không đúng chủng loại, tính trùng khối lượng và hạch toán sai... với tổng số tiền sai phạm là
1,59 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu giảm trừ quyết toán 1,1 tỷ đồng, đồng thời yêu cầu đơn vị
thi công nộp lại ngân sách số tiền thanh toán sai 493,8 triệu đồng.
Trách nhiệm để xảy ra các sai phạm và thua lỗ nêu trên của dự án Công viên nước Cần Thơ, theo
Thanh tra Chính phủ, thuộc về Ban lãnh đạo Tổng công ty xây dựng số I. Với số tiền thua lỗ hơn 14 tỷ
đồng (chủ yếu là tiền lãi vay ngân hàng) sau hơn ba năm hoạt động, cũng cho thấy trách nhiệm không
nhỏ của Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Ngân hàng này đã không
đánh giá đúng thực chất năng lực tài chính và khả năng huy động vốn của chủ đầu tư; thậm chí đã đánh
giá sai về tính khả thi của dự án, do không làm rõ nguồn gốc các số liệu, phương pháp xác định doanh
thu, chi phí và hiệu quả của dự án. Trong khi đó, công tác kiểm tra làm căn cứ cho vay thiếu chặt chẽ,
cho nên đã không phát hiện ra các sai sót trong quá trình đầu tư xây dựng” (tham khảo: tin thanh tra,
Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ, ngày 12/06/2007)
3/2. Những hành vi vi phạm pháp luật của Ban lãnh đạo Công ty PIST trong việc mua lại tài sản
Công viên nước Cần Thơ:
3/2/1. Thông đồng, móc ngoặc với tư nhân (Công ty TNHH Nam Long – Cần Thơ) trong việc mua
lại tài sản Công viên nước Cần Thơ:
1. Tháng 1/2008: Sau khi được sự chấp thuận của Bộ Xây Dựng và UBND Tp. Cần Thơ, Tổng
Công ty Xây dựng số 1 đã phát hành hồ sơ chào bán tài sản Công viên nước Cần Thơ với giá
khởi điểm là 50 tỷ đồng, bao gồm giá trị phần xây dựng và giá trị phần thiết bị lắp đặt, không bao gồm
giá trị quyền sử dụng đất, do đất là đất thuê Nhà nước, trả tiền hàng năm. Tuy nhiên, do giá chào bán quá
cao và khả năng hoạt động không hiệu quả, cho nên không có nhà đầu tư nào chào mua tài sản này.
Mặc dù tình trạng tài sản Công viên nước Cần Thơ rất kém như vậy, nhưng thông qua sự môi
giới của ông Võ Trung Liệt – Phó giám đốc Công ty TNHH Nam Long (ông Võ Trung Liệt

nguyên là Phó giám đốc Công ty Điện lực Cần Thơ – EVNSPC đã nghỉ hưu), Ban lãnh đạo Công
ty PIST vẫn quyết định mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ.
Nghiêm trọng nhất của của việc mua bán này là Ban lãnh đạo Công ty PIST đã ủy quyền
toàn bộ việc tham gia chào mua, quyết định giá mua cho Công ty TNHH Nam Long thực hiện (tại
thời điểm này giá chào mua chưa được xác định).
Việc cấu kết này thể hiện rất rõ bởi các nội dung sau:
1. Sau khi Công ty TNHH Nam Long đã thay mặt Công ty PIST tham gia mua xong tài sản Công
viên nước Cần Thơ, giữa Công ty PIST và Công ty TNHH Nam Long mới ký hợp đồng hợp tác kinh
doanh với nội dung tỷ lệ tham gia vốn vào dự án giữa PIST và Nam Long là 50%/50%(tham khảo
phần căn cứ của Hợp đồng số 01/2008/HĐ-MB/CC1 ngày 11/04/2008).
2. Ngay sau khi Hợp đồng số 01/2008/HĐ-MB/CC1 ngày 11/04/2008 được ký kết, Công ty
TNHH Nam Long đã có văn bản gửi Ban lãnh đạo Công ty PIST đề nghị vay tiền của Công ty PIST để
9
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
thanh toán tiền mua tài sản Công viên nước Cần Thơ, và Ban lãnh đạo Công ty PIST đã ngay lập tức
chấp thuận đề nghị này.
3. Trong toàn bộ quá trình thanh toán tiền mua tài sản Công viên nước Cần Thơ cho đến thời điểm
thành lập Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PTN để quản lý khai thác Công viên nước Cần Thơ (với
là số vốn theo ghi nhận tại các báo cáo công khai của của Ban lãnh đạo Công ty PIST là sự hợp
tác giữa 03 công ty: PIST, Công ty Đầu tư - Kinh doanh Điện lực TP HCM và Công ty TNHH
Nam Long theo tỷ lệ 60/30/10(%), trong thực tế Công ty TNHH Nam Long hoàn toàn không góp
một đồng vốn nào vào dự án này.
Theo thông tin dư luận tại Tp. Cần Thơ: trong giai đoạn Công viên nước Cần Thơ được xây dựng,
Công ty TNHH Nam Long là một trong những nhà thầu xây dựng; Đồng thời, trước thời điểm Công viên
nước Cần Thơ được chào bán, vợ chồng ông Võ Trung Liệt đã thuê lại một phần diện tích của Công viên
nước để bán cà phê.
3/2/2. Mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ cao hơn nhiều với giá trị thực tế và giá chào bán,
có dấu hiệu của việc tham ô tài sản Nhà nước:
Giá chào bán khởi điểm của Tổng Công ty xây dựng số 1 đối với tài sản Công viên nước Cần Thơ
chỉ là 50 tỷ đồng, nhưng với sự tham gia chào mua một cách khuất tất, giá mua thực tế mà Ban

lãnh đạo Công ty PIST thông qua Công ty TNHH Nam Long đã chào mua và trực tiếp thanh
toán cho Tổng Công ty Xây dựng số 1 là: 69,3 tỷ đồng (đã bao gồm thuế VAT).
Việc làm này của Ban lãnh đạo Công ty PIST đã gây rất bức xúc cho nhiều cổ đông, trước một số
chất vấn, Công ty TNHH Nam Long đã có những trả lời rất khuất tất như sau:
1. Chỉ chào giá mua là 49 tỷ, là giá chào đứng thứ 2, nhưng người chào giá thứ 1 không mua,
nên PIST và Nam Long mới trúng thầu mua.
2. Do quyết tâm mua tài sản Công viên nước Cần Thơ, nên Công ty TNHH Nam Long đã nâng giá
lần thứ 2 lên cao hơn giá người chào giá thứ 1 của lần đầu để mua được.
Trong thực tế, cách giải thích này hoàn toàn sai sự thật bởi: theo hồ sơ gọi thầu chào bán
tài sản Công viên nước Cần Thơ hoàn toàn không có bất cứ một hồ sơ nào thể hiện việc tịch biên
bảo lãnh dự thầu của bất cứ nhà thầu chào mua nào.
Như vậy, có thể khẳng định thông qua thương vụ mua bán nhiều khuất tất này, Ban lãnh đạo Công
ty PIST đã cấu kết với Công ty TNHH Nam Long nâng khống giá trị mua tài sản Công viên nước Cần
Thơ rất lớn; Đồng thời, thông qua việc nâng khống này, có nhiều dấu hiệu của việc tham ô từ Ban lãnh
đạo Công ty PIST cần phải được làm rõ.
3/2/3. Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong việc cho Công ty TNHH Nam Long vay tiền và
cho Công ty TNHH Nam Long góp vốn khống trong Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PTN
(Công ty con của PIST quản lý, kinh doanh Công viên nước Cần Thơ):
Trong quá trình nhiều đợt thanh toán tiền mua tài sản Công viên nước Cần Thơ, Ban lãnh đạo
Công ty PIST đã nhiều lần cho Công ty TNHH Nam Long vay tiền để Công ty TNHH tham gia thanh
toán tiền mua tài sản cho Tổng Công ty xây dựng số 1. Việc làm này được Ban lãnh đạo Công ty PIST
che đậy bằng các công bố về việc hợp tác với Công ty TNHH Nam Long trong cái gọi là Dự án Công
viên nước Cần Thơ.
10
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
Trong thực tế, toàn bộ số lãi vay phải thanh toán theo cam kết của các thỏa thuận vay tiền, đã
không được Công ty TNHH Nam Long thanh toán bất cứ một đồng nào cho Công ty PIST cho đến thời
điểm hiện tại.
Việc Ban lãnh đạo Công ty PIST cho Công ty TNHH Nam Long vay tiền, cũng như việc
không thu lãi vay từ Công ty TNHH Nam Long của Ban lãnh đạo Công ty PIST là một hành vi vi

phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước.
Bên cạnh những sai phạm trong việc cho Công ty TNHH Nam Long vay tiền mua tài sản Công
viên nước Cần Thơ, để che dấu sai phạm này, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý ghi vốn khống cho
Công ty TNHH Nam Long tại thời điểm thành lập công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PTN và để ông
Võ Trung Liệt tham gia vào hội đồng thành viên.
3/2/4. Gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước:
Với những hành vi cố ý vi phạm pháp luật trong việc mua tài sản Công viên nước Cần Thơ, Ban
lãnh đạo Công ty PIST đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước, cụ thể như sau:
1. Mua lại tài sản Công viên nước Cần Thơ cao hơn nhiều giá trị thị trường và giá chào
bán: từ 50 tỷ thành 69,3 tỷ (như đã nêu trên), gây thiệt hại ít nhất cho tài sản Nhà nước10 tỷ
đồng.
2. Không thu hồi được hàng trăm triệu đồng tiền lãi từ các khoản vay của Công ty TNHH
Nam Long.
3. Tiêu tốn hàng trăm triệu đồng trong việc tổ chức trông giữ tài sản Công viên nước Cần Thơ từ
ngày 6/1/2010 đến tháng 15/12/2011; Tiếp tục gây thua lỗ trong việc tổ chức kinh doanh Công viên nước
Cần Thơ từ 15/12/2011 đến nay. Trong thực tế, tổng số tiền Ban lãnh đạo Công ty PIST đã phải chi
thêm vào Công viên nước Cần Thơ, tính đến thời điểm 31/12/2011 là 1,3 tỷ đồng và số tiền này
hiện nay cũng đã được sử dụng hết(tham khảo phụ lục 9: phần đầu tư vào công ty con, Bảng cân
đối kế toán – Báo cáo tài chính năm 2011 của PIST).
4. Tài sản Công viên nước Cần Thơ do bị bỏ hoang từ năm 2008 đến 15/12/2011, chỉ đưa vào hoạt
động cầm chừng từ 15/12/2011 đến nay và cho thuê một phần diện tích để bán cà phê, đã dẫn đến tình
trạng thiết bị Công viên nước tiếp tục bị hư hỏng và xuống cấp nhanh chóng, đồng thời, tình trạng như
hiện nay chắc chắn sẽ bị kéo dài. Trong tình trạng tiếp tục để hoang hóa như hiện nay, có thể xác định tài
sản Công viên nước sẽ bị hạ giá trị rất lớn, gây thiệt hại nặng đến tài sản của Nhà nước (tham khảo Báo
Công an Nhân dân ngày 10/06/2011).
4. Sai phạm trong việc triển khai Dự án chung cư An Dương Vương – Điện lực (Peridot) phường
16, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh:
Trong việc thực hiện Dự án chung cư An Dương Vương – Điện lực, Ban lãnh đạo Công ty PIST
đã cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như sau:
1. Sử dụng tài liệu không đúng quy định của pháp luật Nhà nước để mời thầu xây lắp.

2. Thực hiện việc mời thầu xây lắp theo hình thức đấu thầu hạn chế sai với quy định của
pháp luật Nhà nước về đấu thầu.
3. Thực hiện lựa chọn nhà thầu xây lắp dưới hình thức đấu thầu hạn chế, nhưng thực sự là
chỉ định thầu xây lắp.
11
PIST (đề nghị tham khảo website: pist.com.vn)
4. Lựa chọn tổng thầu xây lắp là người nhà (em ruột) của Tổng Giám đốc.
5. Không thực hiện các hoạt động quản lý dự án, quản lý nhà thầu xây lắp theo quy định
của pháp luật Nhà nước.
6. Mua đất để thực hiện dự án không thông qua đấu thầu, không thẩm định giá trị đất
theo quy định của pháp luật.
7. Gây thiệt hại nặng đến tài sản của Nhà nước và cổ đông.
Cụ thể các sai phạm như sau:
4/1. Sai phạm trong việc cố ý tổ chức mời thầu khi chưa hoàn thành thiết kế kỹ thuật, khối lượng,
tổng dự toán, quy cách thiết bị lắp đặt:
Trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án chung cư An Dương Vương – Điện lực, Ban lãnh đạo
Công ty PIST đã cố ý tổ chức mời thầu khi hoàn toàn chưa hoàn thành các điều kiện theo quy định của
pháp luật Nhà nước về hồ sơ mời thầu như:
1. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công;
2. Tổng dự toán được duyệt (do chưa có thiết kế kỹ thuật thi công);
3. Tổng khối lượng mời thầu;
4. Quy định cho nhà thầu về tiêu chuẩn và quy cách thiết bị lắp đặt.
Trong thực tế, Ban lãnh đạo Công ty PST đã có hành vi dùng thiết kế cơ sở (thiết kế cơ sở
chỉ có giá trị dùng xin phép xây dựng) với khối lượng, tổng dự toán không đầy đủ để lập hồ sơ
mời thầu.
Việc chỉ dùng thiết kế cơ sở để lập hồ sơ mời thầu của Ban lãnh đạo Công ty PIST đã làm dẫn đến
các hậu quả như sau:
1. Trong quá trình xét thầu và thương thảo hợp đồng, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã phải liên tục
chấp thuận các thay đổi có lợi cho nhà thầu và hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến đề xuất của nhà thầu.
2. Trong quá trình tổ chức thi công, nhà thầu liên tục tạo ra và yêu cầu Ban lãnh đạo Công ty PIST

thanh toán nhiều khối lượng phát sinh, làm đội giá thành xây lắp, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
của Nhà nước.
Qua nhiều thông tin, cho đến thời điểm hiện tại Ban lãnh đạo Công ty PIST đã nhiều lần giải
quyết thanh toán khối lượng phát sinh cho nhà thầu xây lắp với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, làm tăng
cao giá trị tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu.
3. Việc không quy định chi tiết về quy cách và chất lượng của thiết bị lắp đặt trong công trình của
Ban lãnh đạo Công ty PIST đã dẫn đến việc: trong quá trình tổ chức thi công, nhà thầu đã đưa vào nhiều
vật liệu, thiết bị lắp đặt giá trị thấp hơn nhiều so với chi phí mà PIST phải chi trả, để hưởng lợi lớn từ
việc này.
4/2. Sai phạm trong việc cố ý không thực hiện việc tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà
thầu xây lắp theo quy định của pháp luật:
Mặc dù giá trị gói thầu rất lớn, theo thông tin từ Website của đơn vị trúng thầu Tổng công ty xây
dựng số 1, giá trị gói thầu xây dựng này là 96,1 tỷ đồng, Ban lãnh đạo Công ty PIST đã cố ý không tổ
chức đấu thầu rộng rãi theo quy định của pháp luật Nhà nước (Việc không tổ chức đấu thầu rộng rãi của
Ban lãnh đạo Công ty PIST có thể được kiểm chứng qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tờ báo
12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×