Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TÀI LIỆU DẠY LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.55 KB, 3 trang )

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Qua buổi hoạt động giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức địa lý về 2
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, lịch sử xác lập và đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của các thế hệ ông cha, Công ước quốc tế
về biển, luật biển Việt Nam, định hướng lòng yêu nước chân chính và ý thức
bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Giúp các em hiểu được sự hi sinh gian khổ trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển đảo của nước ta hiện nay. Biết được cuộc sống đời thường của
quân và dân ta ở huyện đảo Trường Sa.
Tạo sự say mê, hứng thú cho học sinh về bộ môn Lịch sử, Địa lý và Cơng
Dân, qua đó tạo được sân chơi lành mạnh cho học sinh. Các em tích cực tu
dưỡng, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam giàu
II/ ĐỐI ITƯỢNG THAM DỰ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Đối tượng tham dự:
- Ban giám hiệu Trường.
- Toàn bộ giáo viên tổ Sử – Địa – Công dân
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp.
- Khách mời.
2. Thời gian và địa điểm: Sân Trường. Thực hiện khoảng 2 tiết
III/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tuyên truyền trước cờ:
Nội dung: vị thế, tiềm năng của biển đảo Việt Nam, các bằng chứng lịch
sử và pháp lý trong việc xác lập chủ quyền biển đảo nước ta.
Hình thức:
+ Trình diễn 3 tiết mục văn nghệ về chủ đề biển đảo Việt Nam
+ Tuyên truyền nội dung các bằng chứng lịch sử và pháp lý trong việc xác
lập chủ quyền biển đảo nước ta.
2. Đố vui có thưởng:
Có 15 câu hỏi chủ đề biển đảo Việt Nam. MC sẽ lần lượt đọc từng câu hỏi,
mỗi câu hỏi có 10 giây để trả lời, HS nào giơ tay trả lời trước và đúng nhất


sẽ được 1 phần quà từ Ban tổ chức.
Sau khi các bạn HS tìm ra được đáp án thì MC sẽ đọc thêm những thơng
tin về câu trả lời đó.
3. Trưng bày và thuyết minh tranh ảnh
Mỗi lớp chuẩn bị 2 tranh ảnh đúng chủ đề mà Ban tổ chức yêu cầu và 1
bài thuyết trình vì sao lớp chọn 2 tranh ảnh đó. Ban tổ chức sẽ kiểm tra
tranh ảnh và duyệt nội dung thuyết trình trước.
Nội dung tranh ảnh gồm có: những bằng chứng pháp lý và lịch sử khẳng
định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước ta; cuộc sống của
quân và dân ta trên các đảo; hình ảnh về thực thi chủ quyền của các lực
lượng chức năng trên biển; hình ảnh về các đảo và quần đảo nước ta.
Sau đó các lớp in màu 2 tranh của mình chọn trên khổ giấy A3 (tổng cộng
có 46 tranh, ảnh của 23 lớp) và cử 2 HS bảo quản và thuyết trình nội dung
tranh trong buổi trải nghiệm chính thức.
Các lớp trưng bày tại sân trường. Ban tổ chức sẽ chọn ra các lớp có tranh,
ảnh trưng bày đẹp, rõ ràng, thuyết trình hấp dẫn... để trao thưởng (1 giải
nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích).
IV/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Tuyên bố lí do, giới thiệu Đại biểu


2. Văn nghệ chào mừng
- Song ca: Trường Sa ơi
- Múa: Trường Sa tổ quốc mẹ hiền
- Đơn ca: Nơi đảo xa
3. Tuyên truyền biển đảo (Mình viết và đọc)
4. Thi thuyết trình tranh ảnh (GV đã chấm và lựa chọn những bài xuất sắc
vào vòng chung kết. Buổi thuyết trình trực tiếp này BGK sẽ lựa chọn giải để
trao cho các em)
5. Thi đố vui có thưởng (15 câu hỏi đã chuẩn bị kèm theo quà)

6. Trao giải và bế mạc.
BÀI TUN TRUYỀN BIỂN ĐẢO MÌNH VIẾT (khơng ưng ý các thầy cơ bỏ qua
cho nhé)
Kính thưa q vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các em HS kính mến!
Từ bao đời nay, biển đảo q hương ln là một phần máu thịt không thể
tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là món quà vô giá
mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên
vùng mênh mơng đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững, như
chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa”. Tại nơi đây ln có những người
con vẫn ngày đêm canh giữ cho q hương giấc ngủ n bình. Chính tại nơi
đầu sóng ngọn gió cờ Tổ quốc ln tung bay. Nơi đây có những trái tim đầy
nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đơng đảo các thế hệ Việt vì một lý do rất đơn
giản: Biển là quê hương của chúng ta.
Thế hệ trẻ chúng ta được may mắn sinh ra khi đất nước bình n, sạch
bóng qn thù. Chúng ta được tự hào về những trang sử vẻ vang, quá khứ
hào hùng, bi tráng của dân tộc. Chúng ta được lắng nghe lời non sông vọng
về qua những trang sách: “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và
toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Nước ta có đường bờ
biển dài 3260 km, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc, đến thị
xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam. Nước ta có hơn 4000 hịn đảo lớn
nhỏ trong đó có hai quần đảo ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt
Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông. Biển Đông đối với nước
ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền
tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương
trong thời đại mới.
Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và
tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh chúng ta. Biển đảo là một
phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim Việt Nam ngày đêm

hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển. “Trường SaHoàng Sa là của Việt Nam” - là dáng hình xứ sở. Giữ đảo chính là đang bảo
vệ quê hương mình. Năm 1963 tại Quảng Ninh Bác Hồ đã từng căn dặn :
“Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ
biển nước ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.
Kính thưa q vị đại biểu, qúy thầy cô giáo và các em HS
Đến với Trường Sa, Hoàng Sa chúng ta sẽ hiểu được sức mạnh của con
người trên đảo thật quả cảm và khâm phục. Những cán bộ chiến sĩ, nhân
dân trên đảo sống trong bão tố, thiếu thốn trăm bề, vậy mà vẫn có những
con người cả đời gắn bó với biển đảo, có những chiến sĩ, những chàng trai
mười tám, đôi mươi đã vượt lên sóng cả, bảo tố gian nguy đang ngày đêm


chắc tay súng, giữ vững chủ quyền biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Các
chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa vẫn đứng hiên ngang giữa bão tố phong ba
để canh giữ từng mỏm đá, từng bãi san hô, giữ cho những ngọn hải đăng
luôn thắp sáng, cho chân lý chủ quyền là thiêng liêng và bất khả xâm
phạm.
Chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa hiện hữu không chỉ từ
phương diện lịch sử hết sức rõ ràng, mà còn là những cột mốc xi măng
vững chắc, chứa đựng thông điệp đanh thép về chủ quyền hợp pháp, không
thể tranh chấp trên Biển Đông. Những cột đá chủ quyền với những vĩ độ,
kinh độ không chỉ được thừa nhận dựa theo Công ước quốc tế về Luật biển
năm 1982 mà nó cịn được đúc bằng máu, mồ hơi, sự hy sinh của người
chiến sĩ Hải quân và nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và cùng các em HS!
Giữa biển cả gầm gào sóng vỗ, một vịng trịn Gạc Ma bất tử. Nơi ấy cách
đây tròn 30 năm, Tàu HQ - 604 bị tàu chiến nước ngoài tấn cơng và bị bắn
chìm. 64 sĩ quan, chiến sĩ hải quân và công binh đã anh dũng hy sinh. Các
anh vĩnh viễn nằm lại với biển cả mênh mông, rộng lớn và sâu thẳm. Quên
sao được hình ảnh Thiếu úy Trần Văn Phương đã hy sinh khi tay không giữ

cờ Tổ quốc: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo”! Đúng, máu của các liệt
sĩ hy sinh trên quần đảo Hồng Sa-Trường Sa đã tơ thắm thêm cho lá cờ
truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Giữa bốn bề biển
cả mênh mông, sự hy sinh của các anh hòa thành bản anh hùng ca dạt dào
tiếng sóng. Và chỉ giữa biển cả mênh mơng này, chúng ta mới thấu hiểu
được sự hy sinh đó lớn lao đến nhường nào! Vì thế “Bảo vệ biển đảo của Tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao cả, là mệnh lệnh trái tim của người lính,
của mỗi người dân Việt Nam, sự hi sinh cao cả của các anh đã viết tiếp
trang sử vàng 4000 năm dựng nước và giữ nước” .
Hỡi các bạn trẻ Chu Văn An, những người con tương lai của đất nước. Các
bạn đâu rồi? Hãy lắng nghe tiếng vọng từ biển cả. Hãy yêu biển, yêu tổ
quốc, yêu nước bằng cả trái tim và lòng nhiệt huyết. Hãy biến những suy
nghĩ thành hành động thiết thực. Hãy thi đua học tập thật tốt để xây dựng
và bảo vệ tổ quốc thiêng liêng ngàn năm văn hiến!



×