Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu KHOA LỊCH SỬ, TRƯ¬ỜNG ĐẠI HỌC VINH VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.29 KB, 7 trang )

KHOA LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VỚI VIỆC
NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
PGS. TS Nguyễn Công Khanh
Chủ nhiệm khoa Lịch sử, trường Đại học Vinh
Khoa Lịch sử ra đời năm 1968, sau khi trường Đại học sư phạm Vinh
(từ 2001 là Đại học Vinh) – “Ngọn cờ hồng trên quê hương Xô viết” thành lập
9 năm. Đây là khoa ra đời trong chiến tranh, ở nơi sơ tán trên vùng núi Thạch
Thành, Thanh Hoá. Một năm sau, năm 1969, thầy trò được lệnh trở về Quỳnh
Lưu, Nghệ An. Đúng vào thời điểm này, cả nước đau buồn trước tổn thất lớn
lao: Bác Hồ kính yêu không còn nữa !
Từ đó, gần 40 năm đã trôi qua. được sống, công tác, học tập giữa quê
hương xứ Nghệ - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng
dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, thực sự là niềm vinh dự, tự hào của các
thế hệ thầy trò khoa Lịch sử Đại học Vinh. Vậy, Khoa, với tư cách là một
khoa Lịch sử duy nhất trên quê hương Bác đã làm gì để thực hiện tốt chức
năng nghiên cứu, giảng dạy và học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử
dân tộc nói chung.
1. Thực hiện giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục và đào
tạo:
Lịch sử danh nhân là một bộ phận quan trọng của lịch sử dân tộc, đất
nước. Do đó, nghiên cứu danh nhân sẽ giúp hiểu rõ hơn, toàn diện hơn lịch sử
dân tộc.
Qua lịch sử danh nhân Hồ Chí Minh - hình ảnh thu nhỏ của lịch sử dân
tộc, sẽ giúp cho việc giảng dạy lịch sử dân tộc tốt hơn. Nghiên cứu về Chủ
tịch Hồ Chí Minh tốt sẽ giúp người dạy, người học hiểu thêm về văn hoá,
truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa
của nó còn ở chỗ: góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam tiên tiến,
1
đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là công việc rất cần cho người giáo viên giảng
dạy lịch sử ở nhà trường phổ thông (PTTH, THCS). Việc nghiên cứu Chủ tịch
Hồ Chí Minh là một lợi thế của thầy trò khoa Lịch sử vì họ sống, làm việc


ngay ở nơi Bác Hồ sinh ra, quê hương của các nhân vật lịch sử hay nơi có các
di tích lịch sử có liên quan.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ nhiều năm nay, khoa Lịch sử đã
quan tâm đến vấn đề này với việc đi sâu vào các nội dung liên quan đến Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong chương trình:
- Học phần Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1930.
- Học phần Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945.
- Các học phần Lịch sử hiện đại Việt Nam…
Từ năm học 2003- 2004 trở đi, việc có thêm chuyên ngành đào tạo Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho hệ cử nhân khoa học đã tạo điều kiện tốt
cho khoa Lịch sử đi sâu nghiên cứu, giảng dạy về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội
đồng khoa học và đào tạo khoa đã quyết định dành hẳn một chuyên đề: “Vai
trò Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam” dạy cho cả Chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt nam và Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
Ngoài ra, rất nhiều chuyên đề khác cũng gián tiếp đề cập đến vai trò của
Chủ tịch Hồ Chí Minh:
1. Đảng ra đời và lãnh đạo quá trình khởi nghĩa giành chính quyền.
2. Một số vấn đề cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam
3. Đảng với công tác Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam.
4. Đảng với công tác ngoại giao trong tiến trình cách mạng Việt Nam.
5. Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản…
Cùng với việc giảng dạy trên giảng đường, khoa Lịch sử đều có hoạt
động học tập trên hiện trường lịch sử và hoạt động này được đưa vào phần
cứng của chương trình:
2
- Đi học tập tại quê nội, quê ngoại Bác Hồ,
- Viếng mộ bà Hoàng Thị Loan, bác Cả Khiêm, Cô Thanh…
- Thăm các di tích có liên quan đến thời niên thiếu Bác Hồ, những nơi
Bác về thăm; Quảng trường Hồ Chí Minh.
Tại các địa điểm nói trên, cán bộ giảng day hướng dẫn đều gợi ý hoặc để

các sinh viên thực hiện một số đề tài về Hồ Chí Minh.
Nhiều khoá luận tốt nghiệp, bài tập lớn và cả luận văn cao học đã chú tâm
nghiên cứu về quê hương và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Các hoạt động đặc thù:
Từ nhiều năm nay, khoa Lịch sử có hoạt động khá đặc thù là câu lạc bộ
sử học, dựng sử thi nghệ thuật...
2.1. Hình thức Câu lạc bộ sử học: là hình thức kết hợp trình bày nghiên
cứu của sinh viên với hoạt động văn nghệ minh hoạ, nhân các sự kiện lịch sử
như Câu lạc bộ sử học Cách mạng tháng Mười Nga, Câu lạc bộ sử học Xô
viết Nghệ Tĩnh, Câu lạc bộ Từ thời đại Hùng vương đến Thời đại Hồ Chí
Minh...
2.2. Dựng sử thi nghệ thuật: Khoa Lịch sử có phong trào văn hoá, văn
nghệ tiêu biểu của trường Đại học Vinh. Năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 35 năm
thành lập (1968- 2003), khoa chủ trương dựng màn sử thi nghệ thuật: “Ba lăm
năm khoa Lịch sử " công diễn tại Lễ kỷ niệm và ở sân khấu ngoài trời có kết
quả lớn. Tiếp đó, Khoa được Nhà trường tin tưởng giao cho dựng và biểu diễn
các sử thi nghệ thuật: “ 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954- 2004) ",
“Đảng Cộng sản Việt Nam – 75 năm những chặng đường"... công diễn một
cách hoành tráng, có ý nghĩa giáo dục lớn, được dư luận trong và ngoài trường
ngợi khen. Trong các màn sử thi nói trên, chúng tôi đã khắc hoạ được vai trò
to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người thành lập và rèn luyện Đảng ta, dẫn
dắt và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
3
3. Chuẩn bị tốt cho Hội thảo 50 năm Bác Hồ về thăm quê (1957-
2007):
Để thiết thực tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 117 năm ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Hồ Chí Minh rời xa quê hương vào
Huế, và nhất là 50 năm Hồ Chí Minh về thăm quê hương Nghệ An lần thứ
nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh uỷ – Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An giao
cho trường Đại học Vinh chủ trì và phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở

Văn hoá thông tin Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “ 50 năm
Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương Nghệ An 1957- 2007". Dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng và Thường vụ Đảng uỷ trường Đại học
Vinh, Khoa Lịch sử vinh dự được nhà trường giao cho trực tiếp tổ chức Hội
thảo nói trên.
Sau nhiều phiên họp liên tịch của các cơ quan liên quan nói trên, mục
tiêu Hội thảo được xác định là: “ Làm sáng rõ hơn những tình cảm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh dành cho quê hương Nghệ An, cũng như quê hương Nghệ An
đối với Người. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao hơn nữa sự
hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quê hương
của Người“ Thông báo số 2759/NCKH ngày 22/12/2006 đã nêu rõ những chủ
đề chính của Hội thảo là:
- Gia đình, quê hương Nghệ An- Nơi sinh thành và là một trong những
nhân tố hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh.
- Làm sáng rõ quá trình hoạt động yêu nước và cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong 50 năm xa cách (1906- 1957) vẫn nhớ về quê hương.
- Tình cảm, sự quan tâm, lời dạy bảo và mong muốn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với quê hương Nghệ An. Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh qua
2 lần về thăm quê (1957 và 1961);
4
- Sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An trong 50 năm qua thực
hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1957- 2007).
- Những nơi ghi dấu ấn sâu đậm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê
hương và những đề xuất, kiến nghị khoa học trong việc bảo tồn, khai thác và
phát huy giá trị của những ân tình nói trên...
Chúng tôi cũng đã đề xuất để các cấp lãnh đạo và các cơ quan khoa học
và các học giả từ Trung ương đến địa phương cùng hợp tác nghiên cứu trong
gần 1 năm qua về một số hướng triển khai Hội thảo sau:
- Tiến hành xác lập lịch trình, khảo cứu toàn bộ chi tiết 2 lần Bác Hồ
về làm việc và thăm quê hương: thời gian, địa điểm, lời nói, việc

làm...
- Gặp gỡ và phỏng vấn các nhân chứng có liên quan đến sự kiện Bác
Hồ về thăm quê hương (bác Quế, bác Phượng, bác Khơ...).
- Quay phim, chụp ảnh minh hoạ những nơi Bác Hồ về thăm và làm
việc (xã Vĩnh Thành, xã Kim Liên, Quân khu IV…).
- Phân công các cán bộ giảng dạy, học viên cao học, nhóm sinh viên
tài năng... theo các nhóm đề tài để tránh chung chung, trùng lặp
những điều đã nói và viết.
- Xây dựng chương trình văn nghệ theo dạng sử thi tái hiện lịch sử để
phục vụ Hội thảo.
- Làm việc với các cơ quan, các nhà khoa học Trung ương và Nghệ
An để chuẩn bị khẩn trương cho Hội thảo.
Ban tổ chức Hội thảo cũng chú ý đến việc không chỉ nâng cao chất
lượng tại diễn đàn khoa học mà còn quan tâm đến công tác tuyên truyền thông
qua kết quả của hoạt động này. Đồng chí Trưởng ban Nội dung- TS Trần Văn
Thức, trưởng Bộ môn Lịch sử Việt nam, Chủ nhiệm chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam đi Hà Nội để gặp và làm việc với lãnh đạo Bảo tàng
5

×