Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bằng những hiểu biết của anhchị trong Tâm lý học giao tiếp, anhchị hãy trình bày và phân tích về kỹ năng lắng nghe. Kỹ năng này có thể áp dụng như thế nào trong chuyên môn đời sống của anhchị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.28 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----- KHOA NHÂN HỌC -----

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Học phần: Tâm lí học giao tiếp
Giảng viên: TS. Nguyễn Hạnh Liên
Sinh viên: Hoa Thị Hà Trang
Mã sinh viên: 18031366
Ngành học: Nhân học

1


Hà Nội, 2023

MỤC LỤC
I. Các khái niệm. .................................................................................................................................... 3
1. Giao tiếp là gì? ................................................................................................................................ 3
2. Kỹ năng giao tiếp là gì? .................................................................................................................. 4
3. Kỹ năng lắng nghe là gì? ................................................................................................................ 4
II. Nội dung. ........................................................................................................................................... 5
1. Vai trò kỹ năng lắng nghe............................................................................................................... 5
2. Phân loại lắng nghe. ....................................................................................................................... 5
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lắng nghe. .......................................................... 6
4. Các nguyên tắc để lắng nghe hiệu quả. .......................................................................................... 6
III. Ứng dụng kỹ năng lắng nghe ........................................................................................................... 8
1. Ứng dụng trong chuyên môn ......................................................................................................... 8
2. Ứng dụng trong đời sống. ............................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................... 10


2


ĐỀ BÀI: Bằng những hiểu biết của anh/chị trong Tâm lý học giao tiếp, anh/chị hãy trình
bày và phân tích về kỹ năng lắng nghe. Kỹ năng này có thể áp dụng như thế nào trong
chuyên môn/ đời sống của anh/chị.
I. Các khái niệm.
1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lí học. Ngay từ thời cổ đại
qua thời kỳ Phục Hưng hay đến giữa thế kỷ XX tư tưởng về giao tiếp đã được được đề cập
đến và hình thành nên một chuyên ngành trong Tâm lí học giao tiếp. Tuy nhiên tư tưởng về
giao tiếp từ khi xuất hiện đến khi hình thành Tâm lí học giao tiếp thì khái niệm và bản chất
chưa được thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả lại đề cập đến một khía cạnh, một góc nhìn
khác nhau của hoạt động giao tiếp.
Nhà tâm lý học xã hội Mỹ C.E. Osgood cho rằng giao tiếp bao gồm các hành động
riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo ơng, giao tiếp
chính là một q trình gồm hai mặt: liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhà tâm lý học xã hội người Anh M.Argule lại mô tả giao tiếp như quá trình ảnh
hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ơng cho rằng giao tiếp thơng tin
được biểu hiện bằng ngôn ngữ hay bằng phi ngôn ngữ từ nhiều người đến một người giống
như việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và
chuyển dịch không gian.
Theo B. Parưgin thì: “Giao tiếp là quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là q
trình thơng tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau và trao đổi xúc cảm lẫn nhau”.
Theo Martin P. Andelem (1950) “Giao tiếp là q trình, qua đó chúng ta hiểu được
người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”.
Theo Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng, chủ biên, 2001) giao tiếp là quá trình thiết lập
và phát triển mối quan hệ giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp
bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống

3


nhất tri giác và tìm hiểu người khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động
tương hỗ và tri giác, công cụ giao tiếp là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Từ những khái niệm, quan điểm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trong bài
nghiên cứu này, giao tiếp được định nghĩa là một quá trình, trong q trình đó con người
chia sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối quan
hệ trong đời sống xã hội để đạt được những mục đích nhất định.
2. Kỹ năng giao tiếp là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là năng lực làm việc khéo léo.
Theo từ điển Oxfort, kỹ năng là khả năng để làm tốt một cơng việc nào đó thường
có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm. Theo đó, kỹ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh
thông về các thao tác, động tác trong q trình hồn thành một cơng việc cụ thể nào đó.
Theo nghiên cứu Kỹ năng giao tiếp (Ths Nguyễn Thị Trường Hân, 2021, chủ biên),
“Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng những kiến thức về giao tiếp để tạo lập và vận
hành các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Kỹ năng giao tiếp là những công cụ mà chúng
ta sử dụng để loại bỏ các rào cản nhằm đạt được hiệu quả của giao tiếp.”
3. Kỹ năng lắng nghe là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, “nghe” là một động từ chỉ sự nhận biết âm thanh bằng tai,
hay nói cách khác nghe chính là việc chúng ta im lặng và tiếp nhận âm thanh và đây là một
quá trình thụ động.
“Lắng nghe” là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung
của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho
lời khuyên với người đối diện. Khác với nghe, lắng nghe chính là một q trình chủ động.
Nghe là phản xạ tự nhiên của con người thì lắng nghe chính là một kỹ năng quan
trọng cần rèn luyện qua thời gian mới có thể thành thạo.
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu quyết định sự
thành công của mọi cuộc giao tiếp trong cuộc sống.


4


II. Nội dung.
1. Vai trò kỹ năng lắng nghe.
Kỹ năng lắng nghe giúp chúng ta xây dựng và phát triển mối quan hệ. Có kỹ năng
lắng nghe bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được vấn đề, thu thập được thông tin từ đó nâng cao khả
năng tương tác giữa bạn và đối phương.
Lắng nghe cũng là một biện pháp quan trọng giúp bạn giải quyết được các xung đột
trong cuộc sống một cách hiệu quả. Lắng nghe không chỉ để có thể tiếp thu kiến thức mà
cịn để hiểu nhau hơn, nếu biết cách lắng nghe, khích lệ và ủng hộ thì mối quan hệ trong
cuộc sống xung quanh chúng ta sẽ trở nên gắn bó và tin tưởng nhau hơn.
Không những vậy, kỹ năng lắng nghe là một trong những yếu tố quan trọng của một
nhà lãnh đạo thành cơng. Để có thể hiểu rõ hơn ý kiến, suy nghĩ của các thành viên và đưa
ra những quyết định phù hợp, người lãnh đạo không thể thiếu kỹ năng lắng nghe.
2. Phân loại lắng nghe.
Lắng nghe được chia làm 3 loại cơ bản, nghe để thu thập thông tin, nghe để giải
quyết vấn đề, nghe thấu cảm.
Lắng nghe để thu thập thơng tin cần chú ý đến ý chính những dữ kiện, vấn đề cần
biết, bỏ qua những ý phụ. Điều này đòi hỏi người lắng nghe phải tập trung vào việc thu
thập thông tin và hiểu rõ nội dung được truyền tải.
Lắng nghe để giải quyết vấn đề cần ghi nhanh các ý, tổng kết, tóm tắt. Điều này đòi
hỏi người lắng nghe phải tập trung vào việc giải quyết vấn đề bằng cách hiểu rõ nội dung
được truyền tải và tìm kiếm các giải pháp cho phù hợp.
Lắng nghe thấu cảm là kiểu nghe mà người nghe khơng chỉ chăm chú lắng nghe mà
cịn đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu họ một cách thấu đáo. Khi nghe thấu
cảm, cần hiểu được những thơng điệp người nói muốn truyền tải bên cạnh đó cần hiểu được
tâm tư, tình cảm, nhu cầu của họ. Địi hỏi lắng nghe khơng chỉ bằng tai mà cịn bằng cả trái
tim và khối óc.


5


3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc lắng nghe.
Theo D. Torrington, 75% các thông báo miệng không được chú ý đến, bị hiểu sai
hoặc bị lãng quên nhanh chóng, về khả năng nắm bắt ý nghĩ sâu sắc trong lời nói của người
khác cịn hiếm hơn. Điều này có thể thấy được, lắng nghe hiệu quả khơng chỉ là dừng nói
mà cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Tốc độ tư duy: Theo giáo trình Tâm lí học gió tiếp (Huỳnh Văn Sơn, 2017), có viết
thông thường tốc độ suy nghĩ của người trường thành nhanh hơn gấp 4 lần tốc độ nói, vậy
nên chúng ta thường tập trung suy nghĩ nhiều hơn là lắng nghe, hay có thể nói là bị phân
tán tư tưởng.
Sở thích: Đơi khi con người ta thường chỉ nghe những gì mà mình thích. Khi gặp
những vấn đề khơng phù hợp với mình thì thường khơng muốn nghe hoặc khơng nghe.
Sự phức tạp của vấn đề: Con người ta thường có xu hướng khơng nghe hoặc bỏ
ngồi tai những vấn đề nằm ngồi hiểu biết hay ít liên quan đến mình.
Sự thiếu kiên nhẫn: Trong thực tế khơng phải lúc nào người nói cũng nói những gì
người nghe muốn nghe, vậy nên thường xảy ra tình trạng cả 2 cùng tranh nhau nói hay cùng
nói. Cũng có khi nghe người khác nói, chúng ta thường có những ý kiến đáp lại và muốn
nói ngay những suy nghĩ đó. Sự thiếu kiên nhẫn đó khiến cho việc lắng nghe khơng thì có
hiệu quả.
Những thành kiến, định kiến tiêu cực: Thường khi chúng ta có thành kiến, định kiến
với người đối thoại hoặc vấn đề là người đối thoại đề cập đến thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
thái độ và hiệu quả lắng nghe.
4. Các nguyên tắc để lắng nghe hiệu quả.
Để có thể lắng nghe hiệu quả, việc trau dồi, rèn luyện là vô cùng cần thiết. Một số
nguyên tắc mà chúng ta cần tuân thủ để có thể lắng nghe hiệu quả mà chúng ta không thể
bỏ qua.
Tập trung vào cuộc giao tiếp và lắng nghe một cách chủ động:
Tập trung vào cuộc trò chuyện là yếu tố hàng đầu góp phần thành cơng trong kỹ

năng lắng nghe hiệu quả. Việc lắng nghe trong cuộc giao tiếp sẽ chứng tỏ chúng ta là người
6


tôn trọng đối phương. Nếu không tập trung lắng nghe sẽ khơng thể tiếp thu được những gì
đối phương truyền đạt để từ đó đưa ra những ý kiến góp ý, lời khun đúng đắn.
Khơng ngắt lời người nói:
Trong một cuộc trò chuyện dù là hai hay nhiều người việc ngắt lời người khác là
việc vô cùng bất lịch sự, vơ dun. Khi đang nói chuyện, đối phương bị bất ngờ ngắt lời sẽ
vơ cùng khó chịu và khơng cịn muốn chia sẻ nữa. Do đó với kỹ năng lắng nghe tích cực
cần hạn chế làm điều này. Hãy đợi đến khi đối phương truyền đạt hết ý rồi mới đưa ra những
quan điểm, ý kiến của mình.
Thấu hiểu khi lắng nghe:
Trong quá trình lắng nghe cần phải sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý mà đối
phương truyền đạt, bởi vì khơng phải ai cũng có thể nói ra trực tiếp những điều ở trong lịng
với chúng ta. Trong hoàn cảnh này hãy thể hiện rằng mình là một người thấu hiểu và đồng
cảm. Sử dụng những câu nói như “tơi hiểu”, “tơi có thể hiểu được lúc đó bạn buồn như thế
nào”,… cùng với những yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ như: nét mặt, lời nói, ánh mắt để thể
hiện sự đồng cảm với người nói. Việc biết thấu hiểu sẽ tránh được những lời nói làm phật
lịng hoặc gây tổn thương cho người đối diện.
Không phán xét và áp đặt đối phương:
Hãy hạn chế cái tơi của mình khi giao tiếp với người khác bằng cách: không phán
xét và áp đặt đối phương. Khơng ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng
của mình để áp đặt lên đối phương và yêu cầu họ phải chấp thuận nó. Thay vào đó hãy nói
chuyện bằng một tâm thế thoải mái.
Biết cách đặt câu hỏi:
Trong cuộc giao tiếp đừng chỉ im lặng nghe người khác nói, bởi điều này thể hiện
chúng ta khơng chú tâm trong cuộc trị chuyện. Hãy là người thông minh biết cách đặt câu
hỏi và đặt câu hỏi đúng lúc. Trong q trình trị chuyện thi thoảng hãy thể hiện sự đồng tình
hay ngạc nhiên của bạn thơng qua những câu hỏi như: "Thật vậy sao?", "Đúng như vậy

sao?"... để người đối diện biết rằng chúng ta vẫn đang đặt tâm trí lên câu chuyện của họ.
7


Biết cách đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng của kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng giao tiếp. Hãy biết cách đặt câu hỏi đúng lúc để tăng hiệu quả của cuộc nói chuyện.
Đưa ra quan điểm cá nhân:
Cuộc giao tiếp nếu chúng ta im lặng sẽ thể hiện là cuộc giao tiếp chưa thành cơng.
Một chìa khóa vàng để thể hiện là một người lắng nghe chân thành đó là đưa ra các quan
điểm cá nhân. Điều này giúp mình và mọi người đều hiểu đối tượng, khuyến khích người
nói phân tích được nhiều khía cạnh và từ đó đưa ra được các quan điểm khác nhau.
III. Ứng dụng kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng mềm quan trọng hàng đầu trong hoạt
động giao tiếp. Việc lắng nghe giúp người với người có thể thấu hiểu, gắn kết trong các mối
quan hệ giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
Khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động giao tiếp thường nhật, lắng nghe
là kỹ năng là hàng đầu cần có trong hầu hết ngành nghề, cơng việc như tâm lý học, kinh
doanh, xã hội học…
Nhân học là một trong những khoa học nghiên cứu về con người và sự khác biệt
giữa các nền văn hoá. Với phương pháp nghiên cứu là điền dã, phỏng vấn sâu với chủ thể
nghiên cứu, nhà Nhân học luôn cần trang bị kỹ năng lắng nghe
1. Ứng dụng trong chuyên môn
Kỹ năng lắng nghe đối nhà Nhân học là một trong những kỹ năng cần thiết và vơ
cùng quan trọng.
Trong q trình khai thác thông tin bằng phương pháp phỏng vấn sâu khi trao đổi
với chủ thể phỏng vấn, nhà Nhân học cần lắng nghe được trọng tâm vấn đề cần đề cập đến,
không được lơ là dẫn đến bỏ sót thơng tin. Đặc biệt cần lưu ý những thông tin quan trọng,
những điểm mới trong bài phỏng vấn để có thể khai thác trong nghiên cứu.
Trong trường hợp phỏng vấn nhóm thì nhà nhân học phải biết cách lắng nghe ý kiến
của từng người cũng như cả nhóm, điều hướng cuộc trị chuyện không bị lệch khỏi phạm

vi nghiên cứu.
8


2. Ứng dụng trong đời sống.
Trong cuộc sống để phát triển bản thân, muốn hoàn thiện bản thân chúng ta cần phải
siêng năng học hỏi từ mọi người xung quanh, chính lý do đó mà chúng ta cũng cần phải
biết lắng nghe nhiều hơn. Khi chúng ta biết lắng nghe, mọi điều sẽ trở nên dễ dàng hơn,
biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết tôn trọng và trân trọng những giá trị của bản
thân.
Trong mọi mối quan hệ, lắng nghe sẽ giúp chúng ta thấu hiểu nhau hơn, giúp những
mối quan hệ xung quanh chúng ta trở nên tốt hơn, người với người khơng cịn q nhiều
khoảng cách, thấu hiểu lẫn nhau và có những liên kết tốt với những người xung quanh.
Kỹ năng lắng nghe có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp giữa người với
người. Trong cuộc sống hiện nay, trái ngược với sự phát triển của các công nghệ hiện đại,
việc lắng nghe dần trở nên kém hiệu quả khi con người dần mất kiên nhẫn trong việc lắng
nghe lẫn nhau, họ thường thích đề cập đến các vấn đề cá nhân nhiều hơn. Chính vì vậy để
thành cơng trong giao tiếp, trong công việc con người không chỉ cần lắng nghe một cách
thụ động mà cần rèn luyện lắng nghe giống như một kỹ năng không thể thiếu trong cuộc
sống hàng ngày.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình Tham vấn tâm lý, Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Huỳnh Văn Sơn (2017), Giáo trình Tâm lí học giao tiếp. NXB Đại học Sư phạm.
3. Ths Nguyễn Thị Trường Hân (chủ biên) (2021), nghiên cứu Kỹ năng giao tiếp,
Trường Đại học Tài chính – Marketing.

4. TS. Nguyễn Hạnh Liên, PGS.TS. Hồng Mộc Lan, TS. Trần Thu Hương, Giáo trình
Bài giảng Tâm Lý Học Giao Tiếp, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
5. Vũ Dũng (chủ biên) (2001), Từ điển tâm lí học, NXB Từ điển Bách Khoa.

10



×