Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

chương iib sự vận động của tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.16 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
CHƯƠNG 2B: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI
SINH VIÊN: PHẠM THỊ MINH NGỌC
THÔNG TIN
KỲ VỌNG
CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
TỔNG CUNG TIỀN TỆ (Ms)
BOP
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ
BOP
TỶ LỆ LẠM PHÁT TƯƠNG ĐỐI
Theo họcthuyếtnganggiásứcmua,
tỷlệthayđổitỷgiásẽbiếnđộngđểphảnánhtươngquanl
ạmpháttheocôngthức:
. 100%:tỷlệ % thayđổitỷgiásau 1 năm
: tỷlệlạmphát/nămcủa VND
: tỷlệlạmphát/nămcủa USD


BOP
TỶ LỆ LẠM PHÁT TƯƠNG ĐỐI:

Thay đổi tỷ lệ lạm phát tương đối có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh thương
mại quốc tế, từ đó tác động đến cung và cầu
ngoại tệ và do vậy ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái.


Lạm phát tăng => nội tệ mất giá (ngoại tệ lên
giá)

Lạm phát giảm => nội tệ tăng giá (ngoại tệ
mất giá)
BOP
TƯƠNG QUAN LÃI SUẤT:

Sự thay đổi của lãi suất tương đối ảnh hưởng
đến hoạt động đầu tư vào các chứng khoán
nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến cung và cầu
tiền tệ, do đó tác động đến tỷ giá hối đoái.

LS trong nước > LS nước ngoài => nội tệ lên
giá (ngoại tệ giảm giá).

LS trong nước < LS nước ngoài => nội tệ giảm
giá (ngoại tệ lên giá).
BOP
TƯƠNG QUAN LÃI SUẤT
Mức lãisuấtcủa USD ():

Vớicácnhântốkháckhôngđổi,
khilãisuấtngoạitệtănglàmchotỷgiátăng,
khilãisuấtngoạitệgiảmlàmchotỷgiágiảm.


E(USD/VND)
Hiệu ứng lãi suất USD tăng
S



Q(USD)




Q(USD)

S


Hiệu ứng lãi suất USD giảm
E(USD/VND)
0 0
BOP
TƯƠNG QUAN LÃI SUẤT
Mức lãi suất của VND (r):

Với các nhân tố khác không đổi, khi lãi suất nội tệ tăng làm
cho tỷ giá giảm, khi lãi suất nội tệ giảm làm cho tỷ giá tăng.
E(USD/VND)
S






S



E(USD/VND)

Q(USD)
Q(USD)
Hiệu ứng lãi suất VND tăng Hiệu ứng lãi suất VND giảm
0
0
BOP
THU NHẬP

Thu nhập người Việt
Nam tăng => tăng
nhập khẩu => tăng cầu
ngoại tệ => VND giảm
giá => tỷ giá tăng.

Thu nhập người Việt
Nam giảm => giảm
nhập khẩu => giảm
cầu ngoại tệ => VND
lên giá => tỷ giá giảm.
E(USD/VND)
S


Q(USD)



0


Thu nhập người Việt Nam giảm
BOP
THU NHẬP
Thu nhập của người
nước ngoài tăng => tăng
nhập khẩu hàng hóa Việt
Nam => xuất khẩu tăng
=> tăng cung ngoại tệ =>
VND lên giá =>tỷ giá
giảm.
E(USD/VND)
D


Q(USD)


0


Thu nhập người nước ngoài tăng
BOP
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Năng suất lao động
của Việt Nam > thế
giới => giá cả hàng hóa
Việt Nam giảm => tăng

cầu xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam => tăng
cung ngoại tệ => VND
lên giá => tỷ giá giảm.
E(USD/VND)
D




0
Q(USD)


Năng suất lao động Việt Nam tăng
BOP
THỊ HIẾU TIÊU DÙNG

Nếu người Việt Nam ưa thích hàng ngoại =>
tăng cầu nhập khẩu hàng hóa => tăng cầu ngoại
tệ => VND giảm giá => tỷ giá tăng.

Nếu nước ngoài ưa thích hàng Việt Nam => cầu
xuất khẩu hàng hóa tăng => tăng cung ngoại tệ
=>VND lên giá => tỷ giá giảm.
BOP
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Năng suất lao động của
Việt Nam < thế giới =>
giá cả hàng hóa Việt

Nam tăng => giảm cầu
xuất khẩu hàng hóa
Việt Nam => giảm cung
ngoại tệ => VND giảm
giá => tỷ giá tăng.
E(USD/VND)
D




0


Năng suất lao động Việt Nam giảm
Q(USD)
TỔNG CUNG TIỀN TỆ
Nếu PPP tồntạithì:
S=
S: tỷgiágiaongay
P:
giárổhànghóavàdịchvụtro
ngnước.
: giárổhànghóavàdịchvụ
ở nướcngoài.


TỔNG CUNG TIỀN TỆ
Sự thayđổicủatỷgiá () tùy
thuộcvàotươngquancungtiềngiữahaiquốcgia,

tươngquanlãisuấtvàtươngquanthunhập.
: tỉlệ % tỷgiáthayđổisaumộtnăm
: tỉlệ % thayđổigiácảtrongnước
: tỉlệ % thayđổigiácả ở nướcngoài


CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ

Các nguyên nhân cho sự can thiệp của Chính
phủ:

Giảm biến động tỷ giá hối đoái.

Thiết lập biên độ dao động ngầm của tỷ giá hối
đoái.

Phản ứng lại với sự mất cân bằng tạm thời.
CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
CAN THIỆP TRỰC TIẾP:

Điều chỉnh dự trữ chính thức

Quản lí ngoại hối (chế độ tỷ giá)
CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ
CAN THIỆP TRỰC TIẾP:

Khi NHTW mua USD (bán VND), làm tăng
cầu tài sản USD, làm dịch chuyển đường

cầu sang phải, kết quả là tỷ giá tăng.

Khi NHTW bán USD (mua VND), làm tăng
cung tài sản USD, làm dịch chuyển đường
cung sang phải, kết quả là tỷ giá giảm.
CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
CAN THIỆP GIÁN TIẾP:
KIỂM SOÁT CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI LÃI SUẤT:

Khi các NHTW của các quốc gia tăng hoặc giảm
lãi suất, điều này có thể tác động gián tiếp đến giá
trị các đồng tiền của họ.

Các NHTW thường tăng lãi suất của họ nếu đất
nước họ đối mặt với một đợt khủng hoảng tiền tệ
để ngăn chặn dòng vốn lớn chảy ra khỏi đất nước.
CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ
CAN THIỆP GIÁN TIẾP:
SỬ DỤNG KIỂM SOÁT NGOẠI HỐI CỦA CHÍNH
PHỦ:
Chính phủ sử dụng chính sách kiểm soát ngoại hối
như một dạng can thiệp gián tiếp nhằm duy trì tỷ giá
đồng tiền của họ.
CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA:
Chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của
Chính phủ nhằm hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng
và việc làm mong muốn. Chính sách tài khóa có hai công cụ

chủ yếu là chi tiêu của Chính phủ và thuế.
Chi tiêu của Chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu
công cộng, do đó nó tác động trực tiếp đến tổng cầu và sản
lượng.
Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu
của khu vực tư nhân, từ đó cũng tác đông đến tổng cầu và
sản lượng.
 Ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ:
Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư
nhân, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm
mong muốn.
Có hai công cụ chủ yếu: kiểm soát mức cung tiền và kiểm
soát lãi suất.
Khi NHTW thay đổi lượng cung tiền thì lãi suất sẽ tăng
hoặc giảm tác động đến đầu tư tư nhân, do vậy ảnh hưởng
đến tổng cầu và sản lượng.
 Ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.
CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ
CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI:

Chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước có
thị trường mở nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, và
giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có
thể chấp nhận được.

Chính sách này bao gồm các biện pháp: giữ cho

thị trường hối đoái cân bằng, các quy định về
hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch và cả
những biện pháp tài chính tiền tệ khác , có tác
động vào hoạt động xuất nhập khẩu.
KỲ VỌNG

Khi các nhà đầu tư tin rằng một loại tiền tệ nào đó
định giá thấp hơn giá trị của nó trên thị trường ngoại
hối. Ngay bây giờ họ có thể xem xét đầu tư vào đồng
tiền này trước khi nó tăng giá. Họ hy vọng sẽ chuyển
khoản đầu tư thành tiền sau khi đồng tiền này tăng
giá để có thể kiếm lời từ việc bán ở mức giá cao hơn
giá họ đã mua.
Vd: Nếu họ kỳ vọng đồng Peso Mexico tăng giá so với
đồng đô la Mỹ từ $0,15 đến $0,17. Ngay bây giờ họ có
thể vay đồng USD để đầu tư vào đồng Peso để kiếm lời
KỲ VỌNG

Khi các nhà đầu tư tin rằng một loại ngoại tệ nào đó
hiện tại có giá trị cao hơn giá trị thực của nó trên thị
trường ngoại hối, bây giờ họ có thể vay tiền bằng
chính ngoại tệ đó (và chuyển thành đồng nội tệ)
trước khi đồng ngoại tệ đó giảm xuống giá hợp lý.
Các nhà đầu tư hy vọng sẽ trả lại khoản vay sau khi
đồng ngoại tệ giảm giá để họ có thể mua ngoại tệ với
giá thấp hơn mức giá ban đầu. Từ đó kiếm lời.
Vd: Nếu nhà đầu tư dự đoán đồng đô la New Zealand
giảm giá so với đô la Mỹ từ $ 0,5 xuống $0,48 . Họ có
thể kiếm lời bằng cách vay đồng đô la New Zealand và
đầu tư vào đồng đô la Mỹ.

THÔNG TIN

Thông tin ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của nhà đầu
tư cũng như kỳ vọng của họ.
Vd: Chẳng hạn, mức thu nhập thực tế (mức độ tăng
GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa
và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối
để thanh toán hàng nhập khẩu cũng tăng lên. Tăng
trưởng hay suy thoái kinh tế cũng có ảnh hưởng tới tỷ
giá hối đoái. Khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng
nhanh, nhu cầu về ngoại tệ tăng và lúc đó giá ngoại tệ
có xu hướng tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy
thoái, khủng hoảng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho
giá ngoại tệ có xu hướng giảm.

×