Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 23 trang )

Nhóm 4- Lớp K16 PSU-QNH2
GV Lưu Thị Thu Hương
Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất

Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại - tài chính giữa các nước

Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc
tế. Cụ thể bao gồm:

Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước khác nhau với nhau

Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính quốc tế và các quốc gia.

Hệ thống thị trường tài chính quốc tế

Các tổ chức tài chính quốc tế
Tổng quan về hệ thống tiền tệ
Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và
chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế
tài chính quốc tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
1

Chế độ bản vị hàng hoá - chế độ bản vị vàng, bạc: đồng hay song
bản vị
2

Chế độ bản vị vàng (1870-1914)
II. Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ
nhất (1914)
Chế độ bản vị hàng hóa



Đặc trưng

- Dễ hư hỏng, khó bảo quản và vận chuyển

- Khó phân chia nhỏ thành đơn vị

- Không được chấp nhận rộng rãi ở nhiều địa phương
Chế độ bản vị hàng hóa

Chế độ đơn bản vị ( chế độ vàng – bạc – đồng ) là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý nào
đó đóng vai trò vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ nước đó
Chế độ bản vị đơn bản vị
Chế độ bản vị đơn bản vị

Lúc đầu các quốc gia dùng bạc làm bản vị trước tiên, bởi lẽ bạc tương đối nhiều hơn vàng. Mặc khác giá
vàng tương đối đắt hơn, do đó nếu sử dụng vàng để đúc thành tiền thì quá nhỏ.
Chế độ bản vị đơn bản vị
Chế độ song bản vị
Nguyên nhân hình thành

Chế độ lưỡng kim bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận chính thức trong lịch sử loài người.

Nó bắt đầu hình thành vào đầu thế kỷ 18. Nguyên nhân hình thành chế độ lưỡng kim bản vị là do sự gia tăng của sản xuất xã hội
làm cho khối lượng trao đổi ngày càng lớn, dẫn đến việc đồng tiền bạc được sử dụng trước đó trở nên không còn phù hợp nữa.

Lúc này người ta bắt đầu sử dụng thêm vàng như là kim loại thứ hai để đúc tiền tệ. Vì vậy bạc và vàng đồng thời được coi là bản
vị.

Cả vàng và bạc đều được tự do đúc thành tiền và cùng có giá trị trong thanh toán và trao đổi.

Lí do người ta chọn vàng và bạc là vì:

- Tính khan hiếm và tính bền của chúng

- Dễ vận chuyển, phân chia

- Có tính đồng chất

- Chất lượng được duy trì bền hơn các thứ khác
Khái niệm

Là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ
thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định

=> giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được thể hiện bằng chỉ hai loại giá cả: Giá cả
tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc.
Hình thức

- Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông tự do theo giá thị trường.

- Chế độ bản vị kép : tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định
(tỷ giá pháp định).

=> Chế độ bản vị song song thì phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền.
Còn chế độ bản vị kép do nhà nước quy định.
Đặc điểm

- Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc.

- Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và

giữa các quốc gia với nhau.
Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị:

+ Ưu điểm :

- Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng.

- Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật.

+ Nhược điểm :

- Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia.

- Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông hàng hoá.
Quy luật Gresham
Sự sụp đổ của chế độ song bản vị:

Từ cuối những năm 1860, các mỏ bạc được phạt hiện nhiều, việc khai thác hàng loạt
khiến bạc trở nên mất giá so với vàng, do đó nhiều quốc gia không còn sử dụng bạc làm
bản vị cho đồng tiền quốc gia nữa, chế độ song bản vị bước đầu sụp đổ.

. Đặc điểm:

Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:

- Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do nhà nước quy định

-Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành tỷgiá hối đoái giữa các
quốc gia.


- Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia vừa là tiền tệ quốc
tế.

- Là chế độ tiền tệ ổn định.

- Cơ chế điều chỉnh tự động và độc lập.
Chế độ bản vị vàng cổ điển ( 1875 – 1914)



Hạn chế

- Chính phủ các nước không còn kiểm soát được chính sách tiên tệ của mình vì lượng cung ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi
các luồng vàng được di chuyển giữa các nước.

- Việc thanh toán bằng vàng giữa các quốc gia là khó khăn

- Nền kịnh tế phải trải qua sự bất ổn. Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu
nhập và thất nghiệp.

- Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao; trong khi đó, quốc
gia có thặng dư cán cân thanh toán lại trảiqua thời kỳ lạm phát.

- Những phát hiện mới về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, và là nguyên nhân làm tăng cung tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một
cách đột biến.

- Ở những quốc gia khan hiếm vàng thì cung ứng tiền sẽ hạn chế và trở thành nguyênnhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Nguyên tắc cơ bản :


- Tỷ giá của các đồng tiền được xác định bởi một khối lượng vàng nhất định. Hay nói một cách khác mỗi chính phủ ấn định giá vàng theo
đồng tiền quốc gia, đồng thời sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã định.

- Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định dựa trên nguyên tắc ngang giá v à n g . Tứ c là thôn g qua giá vàng
được ấn định tính bằng các đ ồ n g tiề n này .

Tác động của chế độ bản vị vàng đối với nền kinh tế

- Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN

- Chỉ còn một chế độ duy nhất thực hiện tốt các chức năng thước đo giá tị, tạo nên tiếng nói chung và đảm bảo hàng
hóa trao đổi dễ dàng.

- Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, xuất khẩu, thanh toán quốc tế, hệ thống tín dụng cùng từ đó phát triển

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN

- Khắc phục hạn chế của chế độ lưỡng kim bản vị

×