Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thảo luận về nâng cao sức khỏe tại vệt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.19 KB, 7 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 10.2011, Số 21 (21) 11
Thảo luận về nâng cao sức khỏe tại Việt Nam
Lại Đức Trường (*)
Mục đích của bài báo là phiên giải nâng cao sức khỏe (NCSK) và các khái niệm liên quan trong điều
kiện Việt Nam, từ đó giúp hiểu rõ hơn và thúc đẩy các hoạt động NCSK. Bằng trích dẫn đònh nghóa
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1946 về NCSK, tác giả đã giải thích sức khỏe tồn tại dưới ba
trạng thái: Khỏe mạnh, không bệnh không tật và có bệnh, tật. Các trạng thái này luôn chuyển đổi
do tác động của các yếu tố quyết đònh sức khỏe. Các yếu tố này bao gồm yếu tố cá nhân (sinh học
và xã hội); môi trường nơi sống, làm việc, học tập; môi trường xã hội; bối cảnh chung và môi trường
tự nhiên. Các tiếp cận đối với sức khỏe cũng được xác đònh, bao gồm: tiếp cận lâm sàng, tiếp cận
phòng bệnh và tiếp cận NCSK. Từ đó tác giả đã đưa ra giải thích về đònh nghóa NCSK và phân biệt
với các khái niệm khác rất thông dụng ở Việt Nam như truyền thông - giáo dục sức khỏe, phòng bệnh.
Các lónh vực hoạt động và các giải pháp đối với các nhóm yếu tố quyết đònh sức khỏe cũng được chỉ
rõ. Các lónh vực này bao gồm phát triển kiến thức và kỹ năng cá nhân, xây dựng môi trường sống,
học tập, làm việc NCSK, xây dựng và thực hiện các chính sách và cuối cùng là hợp tác toàn cầu.
Discussion on health promotion in Vietnam
Lai Duc Truong (*)
The purpose of this article is to interpret Health Promotion (HP) and related concepts in the
Vietnamese context to facilitate the understanding and promote action for HP. The article begins with
citing the World Health Organization definition about health from 1946 and explains that health
status exists in three states: Good health, absence of diseases and infirmity, and lastly illness. These
three states are constantly changing from one to another. The article then summarizes the
determinants of health. These include individual factors (biological and social), setting factors
(residence, workplace, school); social determinants; and global and natural factors. Health
approaches including clinical, preventive and HP approaches are identified. The article then outlines
the HP concept and differentiate it from other common concepts in Vietnam such as heath education
and communication; disease prevention. Lastly the article summarizes the action area, strategies and
measures appropriate for each group of health determinants. These mainly comprise of developing
personal knowledge and skills, promoting healthy settings, developing and implementing healthy
policies, and global collaboration.


Tác giả:
(*) TS. BS. Lại Đức Trường - Cán bộ Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam.
E.mail:
12 Tạp chí Y tế Công cộng, 10.2011, Số 21 (21)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề.
Năm 1986, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ
chức Hội nghò quốc tế về nâng cao sức khỏe
(NCSK) đầu tiên ở Ottawa. Hội nghò này đã thông
qua Hiến chương Ottawa về NCSK. Nội dung cơ
bản của NCSK:
Nâng cao sức khỏe là quá trình tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tăng cường khả năng kiểm
soát sức khỏe và các yếu tố quyết đònh sức khỏe và
từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe của chính họ [1,
2, 15]…
Đồng thời Hiến chương cũng xác đònh năm lónh
vực hoạt động của NCSK bao gồm [1, 2, 15]:
- Xây dựng chính sách công cộng có lợi cho sức
khỏe.
- Tạo ra những môi trường thuận lợi cho NCSK.
- Tăng cường năng lực của cộng đồng để hành
động NCSK.
- Phát triển kiến thức và các kỹ năng cá nhân.
- Đònh hướng lại các dòch vụ sức khỏe hướng về
dự phòng và NCSK.
Mặc dù đònh nghóa về NCSK đã được đưa ra
khoảng 25 năm nhưng theo ý kiến của người viết thì
hiểu biết và thực hành về NCSK ở Việt Nam chưa
tốt. Về nhận thức, đa số cho rằng NCSK đồng nghóa

với truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK).
Trong thực hành, các hoạt động phòng bệnh/NCSK
chỉ thiên về TTGDSK, các giải pháp khác không
được coi trọng. Hoạt động TTGDSK nhiều khi lại
khiến cho cộng đồng hoang mang sợ hãi vì hoạt
động này tập trung vào nâng cao hiểu biết về một
bệnh/tật nào đó trong khi năng lực y tế, nhất là y tế
cơ sở chưa đủ để giải quyết vấn đề này. Việc phân
công trách nhiệm hệ thống điều trò, y học dự phòng
và TTGDSK không rõ ràng và có sự chồng chéo.
Bài viết nhằm giúp hiểu rõ và tăng cường các
hoạt động NCSK tại Việt Nam.
2. Sức khỏe và các yếu tố quyết đònh
sức khỏe.
2.1. Tình trạng sức khỏe.
Năm 1946, WHO đưa ra đònh nghóa về sức khỏe
như sau [1, 2, 15]:
Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ có nghóa là
không bệnh tật.
Theo đònh nghóa này, có thể hiểu rằng sức khỏe
tồn tại dưới ba trạng thái:
(a) bệnh tật: Có sự hiện diện của một bệnh/tật
nào đó.
(b) không bệnh, không tật: mặc dù khám lâm
sàng và cận lâm sàng không thấy có bệnh tật nhưng
không hoàn toàn khỏe mạnh. Những người có rối
loạn đường máu, mỡ máu nhưng chưa tiến triển
thành bệnh đái tháo đường, bệnh tim-mạch có thể
xếp vào nhóm này.

(c) hoàn toàn khỏe mạnh theo đúng như đònh
nghóa của WHO.
Các trạng thái sức khỏe luôn thay đổi từ trạng
thái này sang trạng thái khác tùy thuộc vào các yếu
tố quyết đònh sức khỏe được trình bày dưới đây.
2.2. Các mô hình giải thích các yếu tố quyết
đònh sức khỏe.
2.2.1. Các mô hình
Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe.
Nhiều mô hình đã được đưa ra để giải thích các yếu
tố quyết đònh sức khỏe. Mô hình sớm nhất do Marc
Lalonde, Bộ trưởng Bộ Y tế Canada đưa ra năm
1974 [2,4]. Mô hình này đã chỉ ra rằng có 4 nhóm
yếu tố chủ yếu quyết đònh tình trạng sức khỏe. Để
tăng cường sức khỏe cộng đồng thì phải quan tâm
cả 4 yếu tố này. Các yếu tố này bao gồm:
- Yếu tố sinh học của cơ thể, bao gồm cả gen.
- Lối sống và hành vi.
- Sự tiếp cận với chăm sóc sức khỏe.
- Môi trường con người sống và làm việc.
Dahlgreen và Whitehead [6] đưa ra mô hình các
yếu tố quyết đònh sức khỏe hoàn thiện hơn vào
những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Mô
hình này đưa ra các yếu tố quyết đònh sức khỏe ở
cấp độ cá nhân, cộng đồng và xã hội. Quan trọng
hơn, mô hình này đã chỉ ra rằng các yếu tố nêu trên
không phải tồn tại riêng lẻ mà là một nhóm thống
nhất và tác động đến nhau.
Kể từ khi Dahlgren and Whitehead công bố mô
hình, các yếu tố xã hội tác động lên sức khỏe cá

nhân (social determinants of health) được quan tâm
Hình 1. Các trạng thái sức khỏe.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 10.2011, Số 21 (21) 13
nhiều. Từ đó đã dẫn tới mô hình thứ 3, mô hình của
John Germov (2005). Mô hình này đề cập chi tiết
hơn các yếu tố xã hội của sức khỏe [9].
2.2.2. Mô hình đề xuất.
Dưới đây tác giả sử dụng mô hình của Dahlgren
và Whitehead làm cơ sở để xây dựng mô hình mới
diễn tả các yếu tố quyết đònh sức khỏe một cách đơn
giản và dễ hiểu.
Như minh họa ở trang dưới, mô hình này chỉ ra
các yếu tố quyết đònh sức khỏe bao gồm 4 lớp: cá
nhân; môi trường nơi sống, làm việc, học tập; môi
trường xã hội; các yếu tố toàn cầu và môi trường tự
nhiên.
2.3. Các yếu tố quyết đònh sức khỏe.
2.3.1. Các yếu tố cá nhân.
Các yếu tố cá nhân bao gồm hai nhóm: yếu tố
sinh học và yếu tố xã hội.
+ Yếu tố sinh học:
- Yếu tố sinh học là bản chất sinh vật của con
người, bao gồm (a) Tuổi, giới, chủng tộc, kiểu gien…
Đây là những yếu tố hầu như không thể thay đổi
được với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại. (b) Các
đặc tính, thuộc tính khác của một cơ thể sống mà
con người có. Các yếu tố này khi rối loạn, tổn
thương sẽ gây bệnh tật.
- Yếu tố sinh học là đối tượng chủ yếu của các

giải pháp y học lâm sàng.
+ Yếu tố xã hội.
- Là bản chất xã hội của mỗi cá thể, là sự thể
hiện của từng cá thể đối với tác động của môi trường
như bối cảnh chung, yếu tố kinh tế - xã hội.
- Bao gồm kiến thức, thái độ, niềm tin, quan
điểm sống (nhân sinh quan), chế độ ăn uống, nghỉ
ngơi, làm việc và các thói quen.
2.3.2. Môi trường nơi sống, làm việc, học tập.
Môi trường nơi sống, làm việc, học tập là nơi
diễn ra các hoạt động thường ngày của con người.
Thực chất đây cũng là một phần của môi trường xã
hội (được mô tả ở phần sau). Môi trường nơi sống,
làm việc học tập bao gồm:
- Gia đình bao gồm cả các yếu tố về dòng họ.
Gia đình là tế bào của xã hội. Như vậy gia đình có
ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mỗi người, nhất là
khi còn trẻ. Hành vi-lối sống của cha, mẹ, ông bà
có tác động lớn đối với trẻ em vì phần lớn thời gian
trẻ em sống trong gia đình.
- Cộng đồng được hiểu theo nghóa hẹp, chỉ là
tập hợp những cá thể trong một phạm vi giới hạn
như một làng/xã/thôn bản. Các yếu tố của cộng
đồng là những yếu tố mang tính chất đặc thù đòa
phương. Nó bao gồm những yếu tố như điều kiện
kinh tế, phong tục, tập quán, văn hóa, giá trò, các tổ
chức, đoàn thể, các phong trào hiện có tại đòa
phương.
- Các tổ chức như trường học, công ty, cơ quan,
công trường, nhà máy là những nơi con người làm

việc, học tập. Mỗi nơi có những quy đònh, văn hóa
và điều kiện làm việc riêng. Thông thường người
lãnh đạo của các tổ chức này có vai trò rất quan
trọng đối với sức khỏe các thành viên.
2.3.3. Môi trường xã hội.
- Bao gồm các yếu tố kinh tế - xã hội của khu
vực, của quốc gia. Ví dụ như trình độ phát triển kinh
tế, luật pháp, văn hóa, tôn giáo Dòch vụ y tế cũng
là một trong các yếu tố này.
- Môi trường xã hội bao gồm cả môi trường vật
chất do con người tạo ra kể cả ô nhiễm môi trường.
- Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe ngày
càng được quan tâm vì vai trò quan trọng của chúng
trong nâng cao sức sức khỏe của người dân. Các yếu
tố này còn được gọi là các yếu tố xã hội quyết đònh
sức khỏe. Các yếu tố này có thể thay đổi để tạo ra
Hình 2. Tình trạng sức khỏe, các yếu tố quyết đònh
sức khỏe và các cách tiếp cận.
14 Tạp chí Y tế Công cộng, 10.2011, Số 21 (21)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
môi trường có lợi cho sức khỏe.
- Một số ví dụ về các yếu tố xã hội quyết đònh
sức khỏe bao gồm: thu nhập và đòa vò xã hội; an toàn
thực phẩm và an ninh lương thực; nhà ở và cung cấp
nước sạch; giao thông vận tải; mức độ ô nhiễm môi
trường; tình trạng các dòch vụ y tế; bình đẳng giới;
trình độ văn hóa; nghèo đói; chiến tranh, xung đột,
bạo lực [13];
2.3.4. Bối cảnh chung và môi trường tự nhiên.
- Bối cảnh chung bao gồm các yếu tố có tính

chất toàn cầu, xu thế của thời đại ví dụ như toàn cầu
hóa, thay đổi khí hậu, già hóa dân số…
- Môi trường tự nhiên bao gồm các đặc điểm về
đòa lý, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, sinh vật. Môi
trường tự nhiên cũng bao gồm các thảm họa tự
nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt, hạn
hán
- Bối cảnh chung và môi trường tự nhiên thì hầu
như không thể thay đổi được. Chúng ta chỉ có thể
tìm cách tác động làm giảm tác hại của các yếu tố
này.
- Giải quyết các vấn đề về bối cảnh chung và
môi trường tự nhiên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế, từng
quốc gia riêng lẻ không giải quyết được những vấn
đề này.
3. Hiểu về nâng cao sức khỏe trong điều
kiện Việt Nam.
Từ những hiểu biết về NCSK tác giả đưa ra
những phiên giải và giải thích các khía cạnh về
NCSK trong điều kiện của Việt Nam được trình bày
dưới đây.
3.1. Phiên giải đònh nghóa NCSK.
3.1.1. Bậc thang các tiếp cận đối với sức khỏe.
Từ những phân tích và giải thích trên có thể
thấy có những cách tiếp cận (phương thức giải
quyết) đối với các tình trạng sức khỏe gồm:
- Tiếp cận y học/lâm sàng: Chủ yếu được áp
dụng cho đối tượng có bệnh, tật. Trong cách tiếp cận
này các cá thể bò bệnh được chẩn đoán và điều trò
bằng các trò liệu tương ứng: thuốc, phẫu thuật, hóa

chất…Tiếp cận y học chủ yếu giải quyết những rối
loạn các yếu tố sinh học của các cá thể. Bệnh lý tâm
thần là những trường hợp đặc biệt bao gồm cả rối
loạn về yếu tố sinh học và xã hội do vậy trong điều
trò bên cạnh về thuốc cần phải quan tâm tới tâm lý
trò liệu thì mới có thể đạt kết quả cao. Để thực hiện
cách tiếp cận lâm sàng đòi hỏi phải có hiểu biết về
y học lâm sàng.
- Tiếp cận phòng bệnh: Áp dụng các giải pháp
ngăn ngừa bệnh tật phát sinh thông qua loại
trừ/giảm bớt tác động của các yếu tố gây bệnh. Ví
dụ đeo khẩu trang trong môi trường có bụi silic là
giải pháp phòng bệnh bụi phổi silic. Tiêm vắc-xin
phòng bệnh cũng là một ví dụ về phòng bệnh. Tiếp
cận phòng bệnh sử dụng các giải pháp như sàng lọc,
phát hiện sớm đối tượng nguy cơ cao để có các can
thiệp sâu hơn so với cộng đồng chung. Để thực hiện
cách tiếp cận phòng bệnh đòi hỏi cả kiến thức về y
học lâm sàng và về y tế công cộng (làm việc với số
đông/cộng đồng/quần thể).
- Tiếp cận NCSK: Chủ yếu cho cộng đồng
chung, bao gồm những người khỏe mạnh (không bò
bệnh và không phải là đối tượng nguy cơ cao). Tiếp
cận NCSK toàn diện hơn và cao hơn đối với tiếp cận
phòng bệnh. NCSK còn tác động loại bỏ môi
trường, điều kiện nguy cơ, tạo ra môi trường có lợi
cho sức khỏe. Nếu có thể chia dự phòng cấp I (ngăn
ngừa không cho bệnh phát triển) làm hai phần thì
phần trước (dự phòng cấp 0) là NCSK, phần sau (dự
phòng cấp I thực sự) là phòng bệnh. Ở thí dụ trên,

đeo khẩu trang là giải pháp thuộc về phòng bệnh thì
tạo ra môi trường không có bụi silic thuộc về NCSK.
Như vậy, thực hiện NCSK là trách nhiệm của chính
quyền, của toàn xã hội. Ngành y tế tham gia vào
hoạt động NCSK với vai trò tham mưu và thúc đẩy
cộng đồng, xã hội tham gia vào xây dựng môi
trường có lợi cho sức khỏe.
Có thể nói ba cách tiếp cận đối với sức khỏe nói
trên là ba bước phát triển trong lónh vực chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe. Tiếp cận lâm sàng có sớm nhất,
hiệu quả của nó dễ thấy nhất. Nó giải quyết vấn đề
nóng bỏng trước mắt đó là bệnh tật. Trong quá trình
thực hành chăm sóc sức khỏe, con người dần dần
nhận thấy rằng để giảm bớt gánh nặng bệnh tật thì
phải ngăn ngừa bệnh tật phát triển. Đó chính là cơ
sở để hình thành cách tiếp cận phòng bệnh. Trong
quá trình thực hiện phòng bệnh con người lại nhận
thấy rằng ngoài những giải pháp phòng bệnh gần
còn có những giải pháp phòng bệnh từ xa, đó chính
là NCSK. Tuy nhiên ba cách tiếp cận trên không thể
phân tách một cách rạch ròi mà chúng có phần
chung nhau, nhất là phòng bệnh và NCSK.
3.1.2. Đònh nghóa NCSK.
Về đònh nghóa, theo tác giả NCSK có thể được
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 10.2011, Số 21 (21) 15
hiểu là: Là quá trình bảo đảm cho mọi người đạt tới
tình trạng khỏe mạnh, nghóa là "hoàn toàn thoải mái
về thể chất, tinh thần và xã hội" thông qua cải thiện
môi trường và phát triển kiến thức, kỹ năng của các

cá nhân.
Ở đây cần xác đònh rõ NCSK có hai lónh vực
chính: cải thiện môi trường và phát triển kiến thức,
kỹ năng cá nhân [5], trong đó cải thiện môi trường
là quan trọng hơn.
Sự khác biệt của NCSK và các khái niệm liên
quan khác.
- NCSK và phòng bệnh/dự phòng: NCSK cũng
là phòng bệnh nhưng ở mức độ cao và toàn diện
hơn. Phòng bệnh là các hoạt động nhằm giúp mọi
người đạt được tình trạng "không bệnh, không tật"
[1, 2, 15] trong khi đó NCSK là quá trình giúp mọi
người đạt được tình trạng "hoàn toàn thoái mái về
thể chất, tinh thần và xã hội" [1, 2, 15]. Phòng bệnh
chủ yếu tác động vào các yếu tố cá thể để ngăn
ngừa tác động của các yếu tố có hại tới cá thể.
NCSK chủ yếu tác động vào môi trường để làm cho
các yếu tố có hại cho sức khỏe không phát sinh. Tuy
nhiên ranh giới giữa phòng bệnh và NCSK là không
rõ ràng. Một số nước trên thế giới tách riêng phòng
bệnh và NCSK, một số đưa phòng bệnh vào NCSK.
- NCSK và TTGDSK hay thông tin, giáo dục và
truyền thông sức khỏe (IEC): TTGDSK/IEC chỉ là
một phần của NCSK nhằm vào phát triển kiến thức
và kỹ năng cá nhân.
3.2. Các lónh vực hoạt động và giải pháp
trong NCSK.
Có 4 lónh vực hoạt động NCSK tương ứng với
bốn nhóm yếu tố quyết đònh sức khỏe được mô tả ở
phần trên. Trong mỗi nhóm có những giải

pháp/chiến lược riêng. Những giải pháp/chiến lược
này ngày càng được phát triển hơn dựa vào thành
tựu về khoa học kỹ thuật cũng như những kinh
nghiệm, bằng chứng và kết quả nghiên cứu trong
lónh vực này.
3.2.1. Phát triển kiến thức và kỹ năng cá nhân.
Lónh vực này tập trung vào hành vi, lối sống
(còn gọi là yếu tố xã hội) của các cá thể. Phát triển
kiến thức và kỹ năng của các cá nhân đơn thuần có
thể làm thay đổi hành vi nguy cơ. Tuy nhiên kết quả
này rất hạn chế, đặc biệt đối với các hành vi lối sống
vì đã được hình thành từ lâu. Chính vì vậy lónh vực
này cần phải được sử dụng kết hợp với các lónh vực
khác, với mục đích là nâng cao nhận thức của cộng
đồng về vấn đề sức khỏe nhất đònh và tạo sự ủng hộ
của cộng đồng cho những hành động về vấn đề sức
khỏe đó. Phát triển kiến thức và kỹ năng cá nhân
cũng rất quan trọng trong xây dựng năng lực thực
hiện NCSK cho cán bộ chuyên trách và cho mọi
người tham gia lónh vực này.
Các giải pháp/chiến lược cụ thể trong lónh vực
này ngày càng được phát triển dựa trên nền tảng của
tiến bộ trong khoa học kỹ thuật. Một số giải
pháp/chiến lược chính bao gồm:
- Giáo dục sức khỏe: Giáo dục, đào tạo cộng
đồng, cán bộ tham gia vào công tác NCSK. Các
hình thức hay áp dụng như tổ chức tập huấn, tư
vấn
- Thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe
(IEC): Cung cấp thông tin về một hay nhiều vấn đề

sức khỏe nào đó cho cộng đồng. Ngoài các hình
thức trên còn sử dụng các hình thức cung cấp thông
tin cho cộng đồng khác như phát tờ rơi, dựng pano,
tổ chức hội nghò, hội thảo
- Tiếp thò xã hội: Sử dụng kỹ thuật trong kinh
doanh để bán các sản phẩm sức khỏe. Các sản phẩm
này có thể là sản phẩm cụ thể như thuốc phòng và
chữa bệnh, bao cao su hay là những hành vi có lợi
cho sức khỏe như không hút thuốc lá, rửa tay bằng
xà phòng. Tiếp thò xã hội thường được thực hiện dựa
vào các phương tiện thông tin, đại chúng.
- Quản lý kiến thức: Thường là dựa vào internet.
Với hình thức này, những trang web có những thông
tin cần thiết cho một vấn đề sức khỏe được xây dựng
để mọi người quan tâm có thể khai thác phục vụ cho
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình.
3.2.2. Xây dựng nơi sống/làm việc/học tập nâng
cao sức khỏe.
Xây dựng nơi sống/làm việc/học tập NCSK
có nghóa là xây dựng nơi diễn ra các hoạt động
thường xuyên của con người có lợi cho sức khỏe. Ở
những nơi này các yếu tố quyết đònh sức khỏe được
xem xét một cách toàn diện và được giải quyết lồng
ghép và theo thứ tự ưu tiên. Yếu tố nào mà tác động
vào đó vừa kinh tế, vừa hiệu quả trong NCSK người
dân thì được quan tâm nhiều hơn. Việt Nam cũng
đang triển khai phong trào xây dựng nơi sống/làm
việc/học tập NCSK như: Làng văn hóa-sức khỏe,
trường học nâng cao sức khỏe, nơi làm việc nâng
cao sức khỏe Đối với nơi sống thì các yếu tố gia

đình, dòng họ cần được hết sức coi trọng. Gia đình
16 Tạp chí Y tế Công cộng, 10.2011, Số 21 (21)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
là tế bào xã hội, mỗi gia đình, dòng họ khỏe mạnh
góp phần làm cho cả cộng đồng khỏe mạnh.
Một số giải pháp/chiến lược chủ yếu gồm:
- Huy động cộng đồng: Cộng đồng được tham
gia vào các hoạt động NCSK tại đòa phương, ví dụ
như tham gia các cuộc thi về các chủ đề NCSK,
tham gia các phong trào thể dục, thể thao, vệ sinh
môi trường.
- Phát triển/trao quyền cho cộng đồng: Cộng
đồng được nâng cao năng lực để tự giải quyết các
vấn đề của đòa phương với sự hỗ trợ của các nhà
chuyên môn.
- Xây dựng mô hình điểm, gương tiêu biểu để
mọi người học tập.
- Tăng cường vai trò của chính quyền: Sự cam
kết chính trò mạnh mẽ và sự tham gia tích cực chủ
đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền là chìa khóa
cho sự thành công và sự bền vững của việc xây dựng
nơi sống/làm việc/học tập NCSK.
3.2.3. Xây dựng và thực hiện chính sách sức khỏe
Đây là cách hiệu quả nhất trong giải quyết các
yếu tố xã hội quyết đònh sức khỏe. Chính sách đề
cập ở đây không phải chỉ là chính sách của ngành y
tế mà còn bao gồm chính sách của các ban ngành
khác. Chính sách sức khỏe bao gồm hai loại. Loại
thứ nhất là những quy đònh, chế tài để ngăn ngừa
mọi người làm điều gì đó có hại cho sức khỏe của

mình và của cộng đồng. Ví dụ như cấm hút thuốc nơi
công cộng nhằm bảo vệ người không hút thuốc lá
đối với hút thuốc lá thụ động, quy đònh bắt buộc đội
mũ bảo hiểm khi đi xe máy để phòng chống chấn
thương sọ não. Loại chính sách thứ hai là các chính
sách tạo ra sự lựa chọn có lợi cho sức khỏe là những
sự lựa chọn dễ dàng, cuốn hút và có sẵn ở mọi nơi.
Loại chính sách này cần sự đầu tư lớn của chính
phủ, tạo ra chuyển đổi về kinh tế vó mô có lợi cho
sức khỏe. Ví dụ như xây dựng hệ thống giao thông
công cộng tốt để người dân không phải sử dụng xe
máy đi lại từ đó giảm chấn thương sọ não do tai nạn
giao thông. Để có được một chính sách sức khỏe tốt
là rất khó khăn. Tuy nhiên để triển khai chính sách
đó còn khó khăn hơn nhiều. Nó đòi hỏi sự tham gia
của bộ máy chính quyền, của toàn xã hội. Mặc dù
vậy lợi ích của các chính sách này mang lại không
chỉ là NCSK phòng chống bệnh tật mà còn nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Các giải pháp chủ yếu bao gồm :
- Vận động xã hội: Tổ chức các chiến dòch nhằm
vận động sự ủng hộ cho một vấn đề sức khỏe nào
đó.
- Tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý và tham
gia của xã hội.
- Xây dựng liên minh, đối tác: Các lãnh đạo
chính quyền phải giải quyết nhiều việc khác nhau.
Do vậy việc xây dựng mạng lưới, liên minh, hợp tác
liên ngành để có tiếng nói lớn hơn trong vận động
ủng hộ là rất quan trọng.

- Vận động chính sách: Tạo ra chính sách có lợi
cho sức khỏe.
3.2.4. Hợp tác toàn cầu
Các yếu tố thuộc về xu thế toàn cầu và các yếu
tố của môi trường tự nhiên tác động tới tất cả các
quốc gia trong khu vực/toàn thế giới. Không một
quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được những
vấn đề toàn cầu một cách hiệu quả, do vậy hợp tác
toàn cầu là vô cùng cần thiết để giải quyết những
vấn đề này. Trong hợp tác toàn cầu, vai trò của các
tổ chức Liên Hợp Quốc là quan trọng. Các tổ chức
này vận động, hỗ trợ các quốc gia xây dựng và thực
hiện các công ước, quy đònh chung để giảm thiểu tác
động bất lợi của các yếu tố toàn cầu.
Tóm lại NCSK là thuật ngữ mới, chưa được
hiểu đầy đủ ở Việt Nam, kể cả đối với các nhà
quản lý trong và ngoài ngành y tế. NCSK nếu thực
hiện tốt sẽ mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe
người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy
nhiên NCSK không chỉ đơn thuần là nâng cao hiểu
biết của người dân mà NCSK là phải làm cho các
lựa chọn có lợi cho sức khỏe "dễ dàng, kòp thời và
thú vò, có ở mọi nơi "[14].
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 10.2011, Số 21 (21) 17
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn về nâng cao sức khỏe.
2. Trung tâm Truyền thông GDSK, Bộ Y tế (2009). Giáo
trình nâng cao sức khỏe. Tài liệu tập huấn.

3. WHO (2006), Giáo dục sức khỏe - Sách học về giáo dục
sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, (Sách dòch).
Tiếng Anh
4. Bernie Marshall (2009), outline of health promotion
training manual, mission report of consultancy for Viet Nam
in 2009.
5. Department of Human Service, Victoria state, Australia,
2008, Integrated health promotion resource kit.
6. Dahlgren, G., whitehead, M.(1991). Policies and
strategies to promote social equity in health. Stockholm:
Institute of Future Studies.
7. Helen Keleher and Bernie Murphy (2004).
Understanding Health: A determinant approach.
8. Jenie Naidoo, Jane Wills (2000), Health Promotion-
Foundations for practice.2nd edition
9. John Germov (2005). Second Opinion - An Introduction
to Health Sociology. 3rd edition.
10. Karen Glanz et all (2002). Health Behavior and Health
Education. Theory, Research and Practice, 3rd ed,
published by Jossey-Bass.
11. World Health Organization (2009), Milestone in Health
Promotion: Statement from Global Conference (available
at: />12. World Health Organization, 2008, Regional Strategy for
Health Promotion for South- East Asia.
13. WHO (2003). Social determinants of health: 10 solid
facts.
14. World Health Organization, Regional Office for the
Western Pacific, 2002, Regional framework for Health
Promotion.
15. World Health Organization (1986), Ottawa Charter for

Health Promotion, Geneva.

×