Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước chi nhánh dĩ an thành phố dĩ an tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THỊ BẢO TRÂN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH
AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHI NHÁNH DĨ AN,
THÀNH PHỐ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THỊ BẢO TRÂN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH
AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHI NHÁNH DĨ AN,
THÀNH PHỐ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chun ngành: Kỹ Thuật Cấp Thốt Nước
Mã số: 8580213

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHƯƠNG THỊ HẢI YẾN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021




LỜI CAM ĐOAN
Họ tên: Nguyễn Thị Bảo Trân
MSHV:182804040
Lớp: 26CTN21-CS2
Chuyên ngành: Kỹ thuật cấp thoát nước
Tác giả xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bảo Trân

i


LỜI CÁM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình, trước hết tơi xin tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến TS. Khương Thị Hải Yến người đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và
cung cấp thêm kiến thức khoa học cần thiết trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô Bộ mơn Cấp thốt
nước, phịng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Phân hiệu Trường Đại học Thủy Lợi đã
tận tình truyền đạt kiến thức và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Bên cạnh đó cũng góp phần quan trọng giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi xin
cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan, gia đình đã ln động viên và hỗ trợ tơi trong suốt q
trình học tập; cám ơn các tổ chức, cá nhân đã cung cấp thơng tin, tài liệu liên quan

giúp tơi hồn thành đề tài nghiên cứu.
Với kiến thức đã được học và kinh nghiệm thực tế cơng tác, mặc dù có nhiều cố gắng
và nổ lực để hoàn thiện luận văn nhưng do là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tay,
kiến thức và kinh nghiệm công tác chưa sâu, chưa bao quát nên khó tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ,
bạn bè và đồng nghiệp để tơi hồn thành tốt bài luận văn. Đó là sự giúp đỡ q báu và
cũng là động lực để tơi có thể hồn thiện hơn trong q trình nghiên cứu và cơng tác.

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài .........................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2

4.


Cách tiếp cận ......................................................................................................2

5.

Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................3

6.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3

7.

Kết quả dự kiến đạt được ...................................................................................3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC TRONG NƯỚC VÀ KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................................4
1.1

Khái quát về tình hình cấp nước ở nước ta ........................................................4

1.1.1

Lịch sử phát triển.........................................................................................4

1.1.2

Cấp nước sinh hoạt đô thị ...........................................................................5

1.2


Tổng quan về khu vực nghiên cứu Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương ..........7

1.2.1

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................7

1.2.2

Tình hình kinh tế - xã hội ..........................................................................13

1.3

Tổng quan nguồn nước ....................................................................................15

1.3.1

Nguồn nước mặt ........................................................................................15

1.3.2

Nguồn nước dưới đất.................................................................................17

1.3.3

Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước đối với nước cấp ................19

1.4

Kết luận chương 1 ............................................................................................21


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN ....................22
2.1

Cơ sở lý thuyết về quản lý vận hành an tồn hệ thống cấp nước ....................22

2.1.1

Vai trị và đặc điểm của hệ thống cấp nước ..............................................22

2.1.2

Công tác quản lý hệ thống cấp nước .........................................................22

iii


2.1.3
2.2

Các quy định trong quản lý hệ thống cấp nước ........................................23

Phương hướng phát triển của Thành phố Dĩ An ..............................................24

2.2.1

Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng .........................................................24

2.2.2

Định hướng phát triển không gian đô thị ..................................................28


2.2.3

Định hướng phát triển cấp nước cho tương lai .........................................29

(Nguồn: Chi nhánh Cấp nước Dĩ An) .......................................................................30
2.3 Hiện trạng nhà máy nước Dĩ An và đánh giá các tồn tại bất cập trong quản lý
vận hành hệ thống ......................................................................................................30
2.3.1 Đánh giá hiện trạng nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước sinh hoạt tại
Thành phố Dĩ An ...................................................................................................30
2.3.2

Đánh giá hiện trạng các cơng trình xử lý nước cấp tại Thành phố Dĩ An 31

2.3.3

Đánh giá hiện trạng mạng lưới đường ống tại Thành phố Dĩ An .............38

2.4 Tính tốn nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo nhu cầu sử dụng nước
trong tương lai của khu vực. ......................................................................................40
2.4.1

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................40

2.4.2

Khu vực phục vụ cấp nước........................................................................40

2.5 Phân tích và lựa chọn mơ hình tính tốn thủy lực cho hệ thống cấp nước tập
trung Thành phố Dĩ An ..............................................................................................49

2.5.1

Cơ sở lý thuyết lựa chọn mơ hình tính tốn thủy lực ................................49

2.5.2

Giới thiệu các chương trình tính tốn thủy lực mạng lưới cấp nước ........53

2.6 Áp dụng phần mềm EPANET để mô phỏng mạng lưới cấp nước phục vụ
trong công tác quản lý vận hành an toàn hệ thống cấp nước TP. Dĩ An ...................61
2.6.1 Tính tốn thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờ dùng
nước lớn nhất trong năm 2025...............................................................................62
2.6.2 Tính tốn thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờ dùng
nước lớn nhất trong năm 2030...............................................................................63
2.7

Kết luận chương 2 ............................................................................................64

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ TÍNH TỐN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ
QUẢN LÝ VẬN HÀNH AN TOÀN CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHI NHÁNH
DĨ AN ............................................................................................................................65
3.1 Các kết quả tính tốn phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp khai thác và
quản lý vận hành ........................................................................................................65

iv


3.1.1 Kết quả tính tốn thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờ
dùng nước lớn nhất trong năm 2025......................................................................65
3.1.2 Kết quả tính tốn thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước Dĩ An vào giờ

dùng nước lớn nhất trong năm 2030......................................................................66
3.2 Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp
nước chi nhánh dĩ an..................................................................................................68
3.2.1 Đề xuất giải pháp nâng cơng suất nhà máy nước hiện có tại TP. Dĩ An đáp
ứng nhu cầu sử dụng cho tương lai năm 2025 ......................................................68
3.2.2 Đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật cho hệ thống cấp nước Chi nhánh
cấp nước Dĩ An ......................................................................................................86
3.2.3
3.3

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cấp nước ............................94

Kết luận chương 3 ............................................................................................99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................103
PHỤ LỤC ....................................................................................................................104

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành phố Dĩ An ...............................................................9
Hình 2.1 Nhà máy nước Dĩ An ......................................................................................31
Hình 2.2 Trạm bơm cấp I ..............................................................................................32
Hình 2.3 Bể trộn đứng ...................................................................................................33
Hình 2.4 Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng ......................................................................34
Hình 2.5 Bể lắng ngang .................................................................................................35
Hình 2.6 Bể lọc nhanh trọng lực ...................................................................................35
Hình 2.7 Trạm bơm cấp II .............................................................................................37

Hình 2.8 Phịng Clo .......................................................................................................37
Hình 2.9 Sân phơi bùn ...................................................................................................38
Hình 2.10 Sơ đồ hệ thống cấp nước TP. Dĩ An tỉnh Bình Dương ................................39
Hình 2.11 Sơ đồ mạng lưới phân nhánh ........................................................................49
Hình 2.12 Sơ đồ mạng lưới vịng ..................................................................................49
Hình 2.13 Sơ đồ áp lực cần thiết của cơng trình ...........................................................50
Hình 2.14 Các thành phần vật lý trong một hệ thống phân phối nước..........................56
Hình 3.1 Mơ hình Epanet mạng lưới cấp nước TP. Dĩ An – Giai đoạn 2025 ...............65
Hình 3.2 Mơ hình Epanet mạng lưới cấp nước TP. Dĩ An – Giai đoạn 2030 ...............66
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức Chi nhánh cấp nước Dĩ An với sự tham gia của cộng đồng ...96

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kết quả phân tích chất lượng nước Sông Đồng Nai ......................................16
Bảng 2.1 Tỷ lệ % hộ dân sử dụng nước năm 2021 .......................................................30
Bảng 2.2 Thống kê khối lượng ống ...............................................................................39
Bảng 2.3 Dự báo số dân được theo dõi theo từng giai đoạn .........................................41
Bảng 2.4 Nhu cầu dùng nước của Khu công nghiệp năm 2020 – 2030 ........................45
Bảng 2.5 Tổng hợp nhu cầu dùng nước ........................................................................46
Bảng 2.6 Tổng hợp lưu lượng trong các mùa dùng nước của các giai đoạn .................48

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường


BYT

Bộ Y Tế

DMA

District Metered Area – Cụm Cấp Nước Được Kiểm Soát

ĐHN

Đồng Hồ Nước

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

HTCN

Hệ Thống Cấp Nước

MLCN

Mạng Lưới Cấp Nước

NĐ-CP

Nghị Định – Chính Phủ

NMN


Nhà Máy Nước

KT-XH

Kinh Tế - Xã Hội

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

TCN

Trước Công Nguyên

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn Xây Dựng Việt Nam

TP

Thành Phố

THPT

Trung Học Phổ Thơng


TTTT

Thất Thốt Thất Thu

TW

Trung Ương

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn, nó là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống trên tồn
Trái đất và đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình phát triển bền vững của
một Quốc gia. Nước sạch góp phần hạn chế bệnh dịch, nâng cao đời sống sức khỏe
cho con người, thúc đẩy Kinh tế - Xã hội phát triển ở mỗi nước. Quản lý, khai thác và
sử dụng hợp lý tài nguyên nước là chiến lược của mỗi Quốc gia trên tồn Thế giới, để
đối phó với những tác động tiêu cực đến phát triển Kinh tế - Xã hội, đời sống và sức
khỏe con người như tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa và cơng
nghiệp hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, suy kiệt
nguồn nước, ô nhiễm các tầng nước ngầm... Nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm
và đang là vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên Thế giới.
Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi nước, chiến lược về quy hoạch, quản lý, khai thác
và sử dụng nguồn tài nguyên nước có khác nhau. Hiện nay, việc cung cấp nước sạch ở

các nước trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu là thơng qua các hệ
thống cấp nước tập trung (HTCN), đơn vị quản lý là các công ty Cấp nước (ở khu vực
đô thị) và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nơng thơn (ở khu vực nơng
thơn). Ngồi ra có một số Nhà đầu tư tham gia theo hình thức xã hội hóa trong lĩnh
vực cấp nước.
Bình Dương hiện nay đang đối mặt với áp lực tăng dân số rất lớn, điều này dẫn tới
việc gia tăng các yêu cầu cơ bản trong cuộc sống của người dân, trong đó nhu cầu
dùng nước sạch là nhu cầu cơ bản nhất trong việc duy trì đời sống bảo vệ sức khỏe và
đáp ứng điều kiện sinh hoạt cho con người.
Thành phố Dĩ An có 7 phường với tổng diện tích 60km2, theo quy hoạch phát triển của
tỉnh trong tương lai gần TP. Dĩ An sẽ trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, thương
mại và có tuyến đường sắt Metro kết nối TP. Dĩ An với TP. Hồ Chí Minh nên tốc độ
đơ thị hóa nhanh, mạnh mẽ, làm gia tăng dân số, các cơng trình cơng cộng, thương

1


mại, … một cách nhanh chóng. Kéo theo đó là nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh mạng
lưới không đủ đáp ứng kịp. Do đó, cần có giải pháp tổng thể quản lý và khai thác hiệu
quả hệ thống cấp nước Chi nhánh Dĩ An là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp nước
sinh hoạt cho nhân dân, phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại
đồng thời thực hiện chính sách của nhà nước đối với cấp nước đơ thị.
Đó là lí do tơi chọn đề tài “Đề xuất giải pháp khai thác và quản lý vận hành an
toàn cho hệ thống cấp nước Chi nhánh Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình
Dương” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý hệ thống cấp nước
đảm bảo được nhu cầu dùng nước của người dân trong khu vực nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng, khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước TP. Dĩ An.
Đề xuất các giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước
Chi nhánh Dĩ An, TP. Dĩ An , Tỉnh Bình Dương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước khu vực Dĩ An.
Phạm vi nghiên cứu: 5 Phường của TP.Dĩ An với đường kính ống D300 trở lên
(Phường Tân Bình, Phường Tân Đơng Hiệp, Phường Dĩ An, Phường Đơng Hịa,
Phường Bình An).
TP. Dĩ An có 7 phường nhưng 2 phường hiện chưa có hệ thống cấp nước là Phường
An Bình và Phường Bình Thắng đang trong phạm vi mở rộng.
4. Cách tiếp cận
Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và trên
thế giới.
Tiếp cận theo định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2025.
Tiếp cận thực tế: đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của các
cơng trình cấp nước sinh hoạt trong TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

2


Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: tính tốn đánh giá nhu cầu nước sinh hoạt TP. Dĩ An, tỉnh
Bình Dương.
5. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước TP. Dĩ An.
Nghiên cứu những tồn tại và bất cập trong thiết kế và quản lý vận hành trong hệ thống
cấp nước TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu các giải pháp khai thác và quản lý an toàn cho hệ thống cấp nước Chi
nhánh Dĩ An, Thành Phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập, thống kê phân tích và tổng hợp.
Phương pháp kế thừa.
Phương pháp mơ hình.
7. Kết quả dự kiến đạt được

Đánh giá được hiện trạng khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước TP. Dĩ An.
Kết quả dự báo nhu cầu nước sinh hoạt của TP. Dĩ An trong tương lai.
Mô phỏng thủy lực cho hệ thống cấp nước TP. Dĩ An.
Đề xuất các giải pháp khai thác và quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước
Chi nhánh Dĩ An, TP. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC TRONG NƯỚC VÀ
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1

Khái quát về tình hình cấp nước ở nước ta

1.1.1 Lịch sử phát triển
Theo lịch sử ghi nhận, hệ thống cấp nước đô thị xuất hiện sớm nhất tại La Mã vào năm
800 TCN. Điển hình là cơng trình dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự chảy. Trong
thành phố nước được đưa đến các bể tập trung, từ đó theo đường máng dẫn đến các
nhà quyền q và bể chứa cơng cộng cho người dân sử dụng. Ba trăm năm trước công
nguyên người ta đã biết khai thác nước ngầm bằng cách đào giếng. Người Babilon có
phương pháp nâng nước lên độ cao khá lớn bằng ròng rọc, guồng nước.
Thế kỷ XIII, các thành phố ở châu Âu có hệ thống cung cấp nước. Thời đó chưa có các
loại hóa chất làm keo tụ xử lý nước mặt. Người ta phải xây dựng các bể lắng có kích
thước rất lớn. Do đó, cơng trình cồng kềnh, chiếm diện tích và kinh phí xây dựng lớn.
Vào những năm 1600 việc dùng phèn nhôm để làm keo tụ nước được các nhà truyền
giáo Tây Ban Nha phổ biến tại Trung Quốc.
Vào những năm 1800 các thành phố ở châu Âu, châu Mỹ đã có hệ thống cung cấp
nước khá đầy đủ thành phần như cơng trình thu, trạm xử lý, mạng lưới, v.v…
Năm 1810 hệ thống lọc nước cho thành phố được xây dựng tại Paisay- Scotlen.

Năm 1908, việc khử trùng nước uống với qui mô lớn đã có tại Niagara Falls, phía Tây
nam New York.
Từ thế kỷ XX, kỹ thuật cấp nước đã đạt tới trình độ cao và còn tiếp tục phát triển. Các
loại thiết bị cấp nước ngày càng đa dạng, phong phú và hồn thiện. Thiết bị dùng nước
trong nhà ln được cải tiến để phù hợp và thuận tiện cho người sử dụng tiết kiệm
nước. Kỹ thuật điện tử và tự động hóa kết hợp với cơng nghệ thơng tin cũng được sử
dụng rộng rãi trong ngành cấp nước.
Có thể nói, cho đến nay kỹ thuật cấp nước đã đạt đến trình độ rất cao về cơng nghệ xử
lý, máy móc, trang bị thiết bị và hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa hiện đại hóa trong
4


vận hành, quản lý. Ở Việt Nam, hệ thống cung cấp nước đô thị được bắt đầu bằng việc
khoan giếng mạch nơng tại Hà Nội, Sài Gịn cũ vào năm 1894. Hiện nay, hầu hết các
khu đơ thị đã có hệ thống cung cấp nước. Nhiều trạm cấp nước cho các thành phố lớn
đã áp dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa cao [10].
1.1.2 Cấp nước sinh hoạt đơ thị
Tính đến năm 2016, cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp cung cấp nước sạch, quản lý
vận hành trên 500 hệ thống cấp nước tại các đô thị với tổng công suất cấp nước đạt
hơn 7 triệu m3/ngày đêm; tỷ lệ dân cư thành thị được cung cấp nước qua hệ thống cấp
nước tập trung đạt hơn 80%, tỷ lệ thất thốt, thất thu bình qn khoảng 25.5%; mức sử
dụng nước sinh hoạt bình qn đạt 105 lít/người/ngày.đêm.
Mạng lưới đường ống cấp nước: Tổng chiều dài đường ống làm nhiệm vụ truyền tải và
phân phối nước trên toàn bộ hệ thống cấp nước trong cả nước vào khoảng 15.000 km.
Trong đó, có tới trên 30% đã được lắp đặt trên 30 năm. Ống cũ mục là vấn đề lớn nhất
hiện nay của mạng lưới cấp nước các đô thị. Mạng lưới cấp nước hiện tại đáp ứng
được 80% nhu cầu dùng nước. Nhiều đường ống vẫn tiếp tục xuống cấp và hư hỏng.
Tình trạng đục đấu trái phép đường ống vẫn chưa chấm dứt. Thêm vào đó, mạng lưới
đường ống xây dựng trước đây phần lớn chưa có quy hoạch hợp lý, đồng bộ còn chồng
chéo qua một số giai đoạn nâng cấp, cải tạo. Chất lượng ống không đồng đều, nhiều

tuyến ống cũ đã xuống cấp nghiêm trọng xen kẽ với các đường ống mới lắp đặt, gây
khó khăn cho công tác quản lý.
Thiết bị kỹ thuật sử dụng trên mạng lưới còn thiếu và lạc hậu. Các thiết bị trên mạng
lưới như: van xả khí, van xả cặn, họng cứu hoả, gối đỡ, van khoá, đồng hồ khu vực
còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng, lạc hậu. Các thiết bị điều khiển từ xa chưa được
tăng cường, nên việc quản lý mạng lưới hầu hết mang tính chất thủ cơng. Chưa có
nhiều giải pháp hữu hiệu trong quản lý và vận hành tự động hoá mạng lưới cấp nước.
Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi thiếu nước,
nhưng cũng có đơ thị thừa nước, khơng khai thác hết công suất, như tại một số thị xã
chỉ khai thác khoảng 15-20% công suất thiết kế.

5


Áp lực nước: Chỉ có một số ít đơ thị hiện nay cung cấp nước cho người dân đảm bảo
áp lực và lưu lượng cho 24 giờ trong ngày. Còn lại, đa số các đô thị áp lực trong mạng
lưới mới đạt được cấp nước cho tầng 1, còn các tầng cao phải sử dụng bơm và bồn.
Chất lượng nước: Chất lượng nước cấp của các nhà máy nước hiện nay tuân thủ theo
QCVN 01:2009/BYT với tổng số 109 chỉ tiêu xét nghiệm. Ngồi Hà Nội và Hồ Chí
Minh, các tỉnh/thành phố khác chưa có phịng thí nghiệm hoặc có nhưng không đủ các
trang thiết bị để xét nghiệm 109 chỉ tiêu, nếu đầu tư các trang thiết bị thì địi hỏi một
nguồn kinh phí lớn để trang bị các máy móc, thiết bị cũng như hố chất, nhân lực, đào
tạo có thể gây biến động về giá nước do tăng chi phí xét nghiệm. Phần lớn nước cung
cấp cho người dân chưa đạt tiêu chuẩn cho phép, một số chỉ tiêu lý, hố và vi trùng
cịn cao hơn giới hạn cho phép (như: hàm lượng cặn, sắt, amôniăc, nitrit, coliform…).
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng, đặc biệt là hàm lượng amôni xuất
hiện và gia tăng trong nhiều nguồn nước, dẫn đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt ở
nhiều đô thị chưa thể kiểm soát được. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.
Tỷ lệ thất thốt thất thu nước cịn cao như: Thái Bình (15-20%), Hà Nội (15%), TP.
Hồ Chí Minh (18,2%), Nam Định (18%), Hà Tĩnh (24%), ….

Quản lý cấp nước còn chịu thách thức do tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng nhanh, sự
gia tăng dân số, sự tập trung, chuyển dịch dân số từ nông thôn vào thành thị, gây mất
cân bằng, phá vỡ quy hoạch nên việc đầu tư phát triển cấp nước chưa đáp ứng kịp thời
nhu cầu, tỉ lệ dân cư thành thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung
còn thấp (chỉ có khoảng 80%), chất lượng dịch vụ cấp nước cũng chưa ổn định. Chất
lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu chung cư
hay tại giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu quy định
như: chỉ số clo dư thấp, ô nhiễm asen, amôni, chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu khác.
Mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu tư đã cũ, rò rỉ, gây
tỷ lệ thất thốt nước cao, thậm chí có thể có sự xâm nhập của chất thải.
Nguồn nước đã và đang bị suy thoái cả về chất lượng và trữ lượng. Nguồn nước mặt bị
ô nhiễm do chất thải, nước thải sinh hoạt và đặc biệt là nước thải công nghiệp. Nước

6


dưới đất (nước ngầm) đang bị cạn kiệt do khai thác nước quá mức dẫn đến ô nhiễm
nguồn nước, gây sụt lún.
Ngồi ra, do sự biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đặc biệt trong mùa khô, nước mặn
xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cũng như đất canh tác, sản
xuất nông nghiệp của người dân, các khu vực chịu ảnh hưởng mạnh là vùng đồng bằng
sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung.
Giá nước sạch ở các đô thị được ban hành theo hướng tính đúng, tính đủ, nhưng nhìn
chung giá nước cịn thấp so với yêu cầu đặt ra. Giá bán nước sạch chưa bao gồm đầy
đủ các chi phí đầu tư đảm bảo cấp nước an tồn, giảm thất thốt nước, khấu hao một
số hạng mục đầu tư cơng trình; lợi nhuận doanh nghiệp thấp; việc điều chỉnh giá nước
chưa phù hợp với sự biến động giá của thị trường. Nhìn chung, giá tiêu thụ nước sạch
chưa thực sự khuyến khích được các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phát triển
cấp nước.
Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa dự báo được những

biến động về mặt trữ lượng cũng như về mặt thuỷ địa hố.
Cơng nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Một số
dự án cơng nghệ do tư vấn nước ngồi thiết kế chưa phù hợp với điều kiện thực tế của
Việt Nam.
1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành
Theo sách “Gia Định thành cơng chí” của Trịnh Hồi Đức thì thời kỳ mở vùng đất
Nam Bộ. Năm 1698, Dĩ An thuộc tổng Bình An, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên.
Năm 1808, Dinh Trấn Biên đổi thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long nâng lên
thành phủ Phước Long, tổng Bình An nâng thành huyện Bình An.

7


Năm 1832, nhà Nguyễn đổi Ngũ trấn thành Nam Kỳ lục tỉnh, trấn Biên Hòa thành tỉnh
Biên Hòa (gồm 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An), vùng đất
Dĩ An thuộc huyện Bình An.
Năm 1880, thực dân Pháp sắp xếp lại cơ cấu hành chính, vùng đất Dĩ An ngày nay một
phần thuộc tỉnh Biên Hòa, một phần thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định.
Thời kỳ 1954-1975, chính quyền Ngụy thành lập quận Dĩ An trực thuộc tỉnh Biên Hịa
gồm các xã: Bình Trị, Tân Hiệp, An Bình, Tân Đơng Hiệp, Bình An, Đơng Hịa, Tân
Hạnh, Hóa An.
Năm 1976, sáp nhập các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và xã An Bình, Bình An,
Đơng Hịa thuộc huyện Thủ Đức thành tỉnh Sông Bé. Tháng 3/1977, huyện Lái Thiêu
và Dĩ An của tỉnh Sông Bé sáp nhập thành huyện Thuận An.
Đến năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1999/NĐ-CP (23/07/1999) và
chính thức từ ngày 01/09/1999.
1.2.1.2 Vị trí địa lý
Dĩ An là một thị xã thuộc phía Nam của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với hai thành phố

là TP. Biên Hịa và TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là cửa ngõ quan trọng để đi các
tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
Thị xã Dĩ An có tổng diện tích đất tự nhiên là 60.1 km2, chiếm 2.2% diện tích tự nhiên
của tỉnh Bình Dương. Và có tọa độ địa lý 10o54’58” vĩ độ Bắc và 106o47’11” kinh độ
Đông, ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp thị xã Tân Un (Bình Dương).
+ Phía Nam giáp quận Thủ Đức, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
+ Phía Đơng giáp TP. Biên Hịa (Đồng Nai) và quận 9 (TP. Hồ Chí Minh).
+ Phía Tây giáp quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) và TP. Thuận An (Bình Dương).

8


Hiện tại, Thành phố Dĩ An Bình Dương có 7 đơn vị hành chính bao gồm: An Bình,
Bình An, Bình Thắng, Dĩ An, Đơng Hịa, Tân Bình, Tân Đơng Hiệp và TP. Dĩ An
cũng là 1 trong 8 thành phố chỉ có phường, khơng có xã trực thuộc.

(Nguồn: UBND Thành phố Dĩ An)
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành phố Dĩ An
1.2.1.3 Địa hình
Địa hình khu vực Dĩ An nói chung bằng phẳng. Khoảng 85% diện tích của thành phố
là bằng phẳng với cao độ trung bình khoảng 34-38m, 15% diện tích cịn lại thuộc khu
vực phía Đơng-Bắc và một phần phía Nam có địa hình phức tạp hơn.

9


Núi Châu Thới là ngọn núi cao tại khu vực Nam Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và
Biên Hịa. Núi có độ cao so với mặt nước biển khoảng 85m. Tuy nhiên, diện tích của
núi khơng đáng kể (khoảng 23ha).

Khu vực phía Đơng giáp với TP. Biên Hịa tại phường Tân Bình có địa hình dốc về
phía Đơng từ cao độ 18m xuống khoảng 2-3m. Khu vực ven TP. Biên Hòa là khu vực
đất thấp hiện đang trồng lúa nước.
Khu vực phía Đơng-Bắc của phường Tân Đơng Hiệp có cao độ từ 5-6m hiện đang là
công trường khai thác đá.
Khu vực phía Bắc thuộc phường Bình An và phường Bình Thắng giáp với TP. Biên
Hòa là khu vực đất thấp, cao độ khoảng 2-3m.
Khu vực giữa phường Đơng Hịa thuộc trường Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
cũng là khu vực chân các gị cao thuộc phường Đơng Hịa. Khu vực này trước đây là
công trường khai thác đá.
1.2.1.4 Đặc điểm khí hậu
Dĩ An mang đặc trưng của khí hậu vùng núi phía Tây, chia thành hai mùa rõ rệt gồm
mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều và mùa đơng lạnh - khơ hạn. Có các trị số khí hậu đặc
trưng như sau:
+ Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 250C-270C.
+ Tổng lượng bức xạ cao và ổn định 75-80 Kcal/cm2/năm. Nhiệt độ và ánh sáng ở khu
vực Dĩ An được xếp vào loại cao, đây chính là ưu thế khi trồng cây nhiệt đới ưa sáng.
Đặc trưng nổi bật của khí hậu là tổng lượng mưa khá cao, trung bình là 2910mm/năm,
số ngày mưa bình quân từ 115-165 ngày/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm từ 1641-2147mm/năm, song lại phân bố khơng
đồng đều trong năm.
 Nhiệt độ khơng khí:
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 27.550C

10


Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tháng 4: 29.0-30.30C
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất tháng 12: khoảng 25.20C
Nhiệt độ tối cao: 39.200C. Nhiệt độ tối thấp: 15.50C

 Độ ẩm khơng khí:
Độ ẩm khơng khí trung bình trong năm: 77.5%
Độ ẩm khơng khí trung bình của tháng cao nhấttháng 8: 85%
Độ ẩm khơng khí trung bình của tháng thấp nhấttháng 4: 70%
 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm: 2100mm
Lượng mưa trung bình tháng cao nhất tháng 8 và tháng 9: 300-400mm
Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất - tháng 1, 2 và 3: 0-10mm
Lượng mưa tập trung trên 90% vào các tháng từ tháng 6-11. Các tháng còn lại chiếm
chưa đầy 10%.
 Nắng và gió:
Tổng số giờ nắng trong năm: 2500 giờ.
Thịnh hành 3 hướng chính. Về mùa mưa gió thịnh hành Đơng Nam và Nam, về mùa
khơ gió thịnh hành Tây Nam. Tốc độ gió trung bình 2-3m/s trong vùng khơng có bão.
1.2.1.5 Thủy văn
Tại TP. Dĩ An có rất ít sơng, suối chảy qua. Tuy nhiên, có một số sơng suối nằm về
phía Đơng giáp ranh với TP.Biên Hịa. Đáng chú ý là các sơng, suối sau đây:
Sông Đồng Nai chảy qua khu vực Đông-Nam của thành phố. Khu vực này hiện đang
có cầu Đồng Nai, cảng Bình Dương. Đoạn sơng qua khu vực này có chiều rộng
khoảng 200m và có độ sâu tại mép bờ thuộc địa phận Dĩ An khoảng 6-8m.
Suối Xiệp bắt đầu từ Đơng An - phía Đơng phường Tân Đơng Hiệp chảy qua khu vực
phía Bắc núi Châu Thới làm ranh giới của phường Bình An và phường Bình Thắng với
11


TP. Biên Hịa để đổ ra sơng Đồng Nai. Suối này đoạn qua phường Tân Đông Hiệp là
suối cạn rộng từ 3-8m; khi tới phường Bình An có chiều rộng khoảng 20-30m. Đoạn
qua phường Bình An có chiều rộng khoảng 50-60m và đổ ra sơng Đồng Nai. Đoạn qua
phường Bình An và phường Bình Thắng nằm trên khu vực đất thấp nên chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều của sơng Đồng Nai.

Suối Bà Lơ có 3 chi lưu là:
+ Suối Lồ Ồ bắt đầu từ khu vực Tây-Nam phường Bình An chảy theo hướng TâyĐơng. Suối có chiều dài khoảng 2.5km, rộng từ 4-15m.
+ Rạch Bà Khâm.
+ Rạch Mương Cái.
Nhiều suối nhỏ thuộc phường Tân Bình chảy về phía Đơng qua địa phận phường Tân
Hạnh (TP. Biên Hịa) dài 500-1400m như suối Ông Cược, suối Thầy Tu, suối Cầu Đá,
suối Mù U, suối Bá Tước, suối Ông Cấn, suối Cây Da, suối Cây Trường, v.v…
Suối Nhum là ranh giới giữa phường Đơng Hịa và Thủ Đức nằm về phía Tây-Nam
TP. Dĩ An. Suối này đoạn qua xã Đơng Hòa rộng từ 3-8m chảy theo hướng Bắc-Nam
qua Thủ Đức tới các sơng, rạch của Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Đây là suối thốt nước
chính cho khu vực Đơng Hịa, phía nam phường Dĩ An và cả phường Linh Xuân, TP.
Thủ Đức.
1.2.1.6 Giao thông
Giao thông tại Dĩ An đang được nâng cấp và đang hoàn thiện mở rộng những tuyến
đường quan trọng, cũng như các tuyến đi qua Dĩ An. Cụ thể như:
Tuyến Quốc lộ 1K, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Quốc lộ 52 và tuyến đường sắt Bắc-Nam
(các ga xe lửa: ga Dĩ An và ga Sóng Thần). Cũng là cửa ngõ kinh tế quan trọng với các
tỉnh miền Trung, miền Bắc qua cảng An Bình.
Đường Mỹ Phước - Tân Vạn cũng là con đường huyết mạch của Dĩ An, TP. Thủ Dầu
Một và Quốc lộ 1A.

12


1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
 Nơng nghiệp
Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố Dĩ An được đánh giá là rất
nhỏ (do chuyển dịch cơ cấu) chỉ với khoảng 100 hộ dân chủ yếu là trồng hoa lan, cây
kiểng và nuôi chim, gà kiểng, chiếm tỉ trọng 0,01% trong cơ cấu kinh tế. Trong nhiệm
kỳ 2015-2020, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 23.43 tỉ đồng/năm [2].

 Cơ cấu Kinh tế
Thành phố Dĩ An tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp
trong cơ cấu kinh tế chiếm gần 63%, dịch vụ chiếm hơn 37% và nông nghiệp chiếm
0.04%. Trong phát triển ngành thương mại dịch vụ của Dĩ An đã có sự phát triển đột
phá, với mức tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 32% đến 35%/năm. Hiện nay, ngành
thương mại, dịch vụ ở Dĩ An đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với
nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Trong đó, đáng chú ý một số ngành dịch vụ chất
lượng cao đã được hình thành và phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng
định hướng, đúng quy hoạch. Cùng với đó, chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính,
thu hút đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo
thế và lực mới cho phát triển [2].
 Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất trong kỳ như: ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo (864 doanh nghiệp, với 6962 tỷ đồng vốn, 23.446 lao động; giảm 15.2%
doanh nghiệp, giảm 35.3% vốn và giảm 44% lao động); ngành xây dựng (4301 doanh
nghiệp, 3130 tỷ đồng vốn, 2631 lao động; giảm 7.1% doanh nghiệp, tăng 16.9% vốn
và giảm 30% lao động); ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe gắn máy và
xe có động cơ khác (1412 doanh nghiệp; 5666 tỷ đồng vốn; 7828 lao động; giảm 6.9%
doanh nghiệp; giảm 6.6% vốn và giảm 28% lao động) vận tải kho bãi (162 doanh
nghiệp, 642 tỷ đồng vốn, 115 lao động; giảm 11% doanh nghiệp, giảm 18.3% vốn và
giảm 17.2% lao động); hoạt động kinh doanh bất động sản (260 doanh nghiệp, 10.982
tỷ đồng vốn, 2679 lao động; giảm 23.8% doanh nghiệp, tăng 5.7% vốn và tăng 11.3%
lao động); hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ (182 doanh nghiệp, 786 tỷ

13


đồng vốn, 1132 lao động; tăng 9.6% doanh nghiệp, tăng 37.5% vốn và tăng 26.9% lao
động); hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (185 doanh nghiệp, 613 tỷ đồng vốn,
1154 lao động; tăng 16.4% doanh nghiệp, tăng 3.6% vốn và giảm 23.5% lao động) [2].

 Vận tải
Song song với sự phát triển thương mại, dịch vụ - công nghiệp, hoạt động vận tải cũng
được tăng cường tổ chức để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người
dân, doanh nghiệp. Năm 2019, hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa của
thành phố lần lượt đạt 13.87 triệu lượt - 22.72 triệu tấn, bằng 112.87% - 113.21% so
với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 86.68 - 734.31 tỷ đồng, bằng 112.65% - 111.99% so
với cùng kỳ năm 2018 [2].
 Văn hóa - xã hội
Phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao của thành phố phát triển cả về số lượng
và chất lượng, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, cơng tác chăm lo đời sống
đối tượng chính sách, đặc biệt chăm lo cho các gia đình người có cơng với cách mạng,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Ln hồn thành chỉ tiêu kế
hoạch đã kéo giảm số hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chuẩn của tỉnh, hiện còn: 357
hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0.88% và 234 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0.57% [2].
 Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố có nhiều tiến bộ. Hiện nay, trên địa bàn
có hơn 42 trường cơng lập trong đó có 33/42 trường (78.6%) đạt chuẩn quốc gia,
100% phường đạt chuẩn phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi và phổ cập Trung học phổ thơng.
Cơng tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm và phát triển mạnh (hiện đã xã hội hóa
được: 4 trường Tiểu học, 3 trường Trung học cơ sở, 2 trường Trung học phổ thông,
167 cơ sở Mầm non). Trong Kỳ thi Trung Học Phổ Thơng Quốc Gia năm 2020, tỉnh
Bình Dương có kết quả đứng thứ 2 tồn quốc (sau Nam Định). Trong đó có sự góp
phần khơng nhỏ của học sinh các trường THPT nằm trên địa bàn Thành phố [2].

14


1.3 Tổng quan nguồn nước
1.3.1 Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt chính đang được sử dụng và khai thác sơng Đồng Nai làm nguồn

nước thô cung cấp cho nhà máy xử lý. Sơng Đổng Nai là con sơng có trữ lượng lớn và
ổn định. Chất lượng nước tốt, khai thác dễ dàng, tại khu vực dự án nước ngọt quanh
năm. Tuy nhiên, độ đục của nước sông Đồng Nai lớn (nhất là về mùa lũ) phải dùng
nhiều hóa chất trong quá trình xử lý nhìn chung chất lượng nước tốt vẫn đảm bảo tiêu
chuẩn A theo QCVN 08:2015/BTNMT.
Sông Đồng Nai là hệ thống sơng lớn thứ hai ở phía Nam, và đứng thứ ba tồn quốc,
lưu vực rộng lớn của nó gần như nằm trọn trong địa phận nước ta, chỉ có một bộ phận
nhỏ nằm ở nước ngồi (Campuchia). Đồng Nai là con sơng chính của hệ thống sơng
Đồng Nai, một số phụ lưu lớn của nó như: Đa Hoai, La Ngà (ở tả ngạn), sơng Bé, sơng
Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ (ở hữu ngạn).
Tổng diện tích lưu vực phần trong nước khoảng 37.330km2, nằm trên địa phận các tỉnh
Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận,
Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống sông Đồng Nai phát triển trên cao nguyên Di Linh, Lâm Viên, Bảo Lộc và
một phần của đồng bằng Nam Bộ. Đây là một vùng kinh tế phát triển có nhiều thế
mạnh với loại cây cơng nghiệp nhiệt đới như: cao su, trà, cà phê, thuốc lá, v.v... Trong
lưu vực nhiều nơi có thể xây dựng thành các trung tâm thủy điện như: Trị An, Thác
Mơ, Đa Mi, Hàm Thuận v.v... Cửa sông Đồng Nai rộng và sâu, mực nước lên xuống
theo chế độ bán nhật triều, giao thông đường thủy rất thuận tiện ở khúc hạ lưu (từ Trị
An ra biển).
Lưu vực sông Đồng Nai nằm trong khu vực đón gió mùa Tây Nam, lượng mưa lớn,
trung bình từ 2000-2800 mm/năm. Tâm mưa nằm ở khu vực thượng nguồn sông La
Ngà, mạng lưới sông suối tương đối phát triển, song không đều giữa các vùng. Mật độ
lưới sông vào khoảng từ 0,5-1,0km/km2, vùng có mật độ cao là khu vực Bảo Lộc,
vùng có mật độ thấp là khu vực hạ lưu sông La Ngà, sông Bé v.v... Hệ số dòng chảy

15



×