Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Mô hình cobweb Báo cáo kinh tế nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.11 KB, 14 trang )

BÁO CÁO CHUN ĐỀ

MƠ HÌNH COBWEB ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 2
NỘI DUNG............................................................................................................................ 3
1. Mơ hình cobweb.............................................................................................................3
1.1 Khái niệm..................................................................................................................... 3
1.2 Sơ lược mơ hình cobweb.............................................................................................3
2. Mơ hình cobweb trong thị trường công việc kỹ sư.............................................................5
2.1 Giai đoạn 1: Đối với sinh viên mới tốt nghiệp..........................................................5
2.2 Giai đoạn 2 : Đối với học sinh đang quyết định có tham gia vào nghề kỹ sư hay
không?............................................................................................................................ 7
2.3 Giai đoạn 3: Đối với thế hệ học sinh sinh viên sau đang cố gắng quyết định trở
thành kỹ sư..................................................................................................................... 8
3. Mơ hình cobweb giả định rằng học sinh, sinh viên chưa nhìn nhận rõ về tương lai.........10
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 12
DANH SÁCH NHÓM.......................................................................................................... 13

1


MỞ ĐẦU

Xu thế tồn cầu hóa, đầy mạnh phát triển kỹ thuật công nghệ, các ngành nghề mới
liên tục xuất hiện. Đây cũng là biểu hiện của sự thay đổi về mặt xã hội cũng như cơng việc
trong tương lai.Vì vậy việc lựa chọn nghề nghiệp để đảm bảo cuộc sống tương lai ổn định
là rất quan trọng. Khơng khó để bắt gặp những bài viết với tiêu đề đại loại như “HOT
JOBS" hay “Những ngành nghề khó thất nghiệp, mức lương cao,...”. Đồng ý là danh sách


nghề “hot" sẽ hữu ích trong việc định hướng nghề nghiệp cho bạn trong tương lai nhưng
nếu q phụ thuộc vào nó thì có thể sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn sẽ đi chệch hướng.
Danh sách này có thể được tạo nên bằng những khảo sát thống kê và những con số thống
kê thì ln giao động lên xuống thất thường. Bên cạnh đó, thường những thống kê này sẽ
phải cập nhật dữ liệu liên tục để phù hợp với thị trường lao động đang biến đổi từng ngày.
Vì thế, mọi danh sách công việc trong mơ đều chỉ là thống kê tạm thời và có thể thay đổi
khó lường trong tương lai gần. Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết những cơng việc đó hay
chưa?. Thường thì những cơng việc “hot” thường là những cơng việc có nhiều triển vọng
và cơ hội phát triển trong tương lai gần hoặc có mức lương cực “khủng”, khiến bạn ngay
lập tức muốn theo đuổi nó. Chính sự kì vọng phi lý này trong thực tế đã tạo nên một mơ
hình kinh tế. Đó là mơ hình cobweb.

2


NỘI DUNG
1. Mơ hình cobweb
1.1 Khái niệm
Mơ hình cobweb ( hoặc là lý thuyết mạng nhện) là một mơ hình kinh tế giải
thích tại sao giá cả có thể bị biến động theo chu kỳ trong một số loại thị trường nhất
định. Nó mơ tả cung và cầu theo chu kỳ trên một thị trường mà số lượng sản xuất
phải được lựa chọn trước khi quan sát giá cả. Kỳ vọng của nhà sản xuất về giá được
giả định dựa trên những quan sát về giá trước đó.
Mơ hình mạng nhện thường dựa trên độ trễ thời gian giữa các quyết định cung
và cầu.
1.2 Sơ lược mơ hình cobweb
Mơ hình cobweb được tạo ra xung quanh điểm cân bằng khi thị trường điều
chỉnh theo cú sốc nhu cầu ban đầu. Giả định rằng thị trường lao động sẽ điều chỉnh
ngay lập tức theo sự thay của đường cung và đường cầu, do đó tiền lương và lao
động làm thay đổi nhanh chóng từ mức cân bằng cũ sang mức cân bằng mới. Tuy

nhiên, nhiều thị trường lao động không nên điều chỉnh quá nhanh mà dịch chuyển
theo đường cung và đường cầu. Trên thực tế, có một số bằng chứng cho thấy thị
trường dành cho lao động có kỹ năng cao như kỹ sư và các chuyên gia chuyên môn
khác, thể hiện những giai đoạn bùng nổ và phá sản một cách có hệ thống. Điều này
gây tranh cãi về quan điểm cho rằng thị trường lao động đạt được trạng thái cân bằng
khi cạnh tranh nhanh chóng và rẻ. Mức lương đầu vào thể hiện một mơ hình bùng nổ
và phá sản có hệ thống khi thị trường từ từ hướng về mức lương cân bằng trong dài
hạn.
Mơ hình mạng nhện có thể có hai loại kết quả :
Nếu đường cung dốc hơn đường cầu, thì sự dao động sẽ giảm về mức độ theo
mỗi chu kỳ, do đó, biểu đồ của giá cả và số lượng theo thời gian sẽ giống như một
đường xoắn ốc hướng vào trong, như thể hiện trong sơ đồ đầu tiên. Đây được gọi là
trường hợp ổn định hoặc trường hợp hội tụ. Trường hợp hội tụ, mỗi kết quả mới liên
tiếp gần hơn với giao điểm của cung và cầu.

3


Hình 1: Mơ hình mạng nhện hội tụ

Nếu đường cầu dốc hơn đường cung, thì sự dao động sẽ tăng lên theo từng chu
kỳ, do đó giá cả và số lượng xoắn ốc hướng ra ngoài. Đây được gọi là trường hợp
không ổn định hoặc trường hợp phân kỳ. Trường hợp phân kỳ, mỗi kết quả mới liên
tiếp cách xa giao điểm của cung và cầu.

Hình 2: Mơ hình mạng nhện phân kỳ

Sự kết hợp của đường xoắn ốc và các đường cung và cầu thường trông giống
như một mạng nhện, do đó có tên là mơ hình cobweb.
Khi cung và cầu là các hàm tuyến tính, kết quả của mơ hình mạng nhện được

nêu ở trên dưới dạng độ dốc, nhưng chúng được mô tả phổ biến hơn dưới dạng độ co
giãn.
Các trường hợp hội tụ đòi hỏi độ dốc của (nghịch đảo) đường cung lớn hơn
giá trị tuyệt đối của độ dốc của (nghịch đảo) đường cầu.
4


2. Mơ hình cobweb trong thị trường cơng việc kỹ sư
Trong loạt các nghiên cứu mang tính khiêu khích, Richard Freeman đã đề xuất
một mơ hình cho thấy các xu hướng này trong tiền lương đầu vào được tạo ra như thế
nào. Hai cơ sở giả định chính cho mơ hình:
(1)Cần có thời gian để tạo ra đào tạo một kỹ sư mới.

Chart Title

W0

(2)Mọi người quyết định trở thành kỹ sư hay không bằng cách xem xét các điều
kiện của thị trường lao động kỹ sư tại thời điểm họ nhập học.
Hình 3: Mơ hình cobweb trong thị trường cơng việc kỹ sư

2.1 Giai đoạn 1:Đối với sinh viên mới tốt nghiệp

Xem xét thị trường dành cho sinh viên kỹ sư mới tốt nghiệp. Được nhận ra
rằng, thị trường sinh viên mới ra trường thường biến động giữa các giai đoạn dư
thừa cầu lao động và thừa cung lao động.

5



Ban đầu, thị trường lao động có trình độ đầu vào này đang đạt trạng thái cân
bằng khi đường cung S cắt đường cầu D, do đó E0 là sinh viên kỹ thuật mới ra trường
và có mức lương đầu vào là W0.

Chart Title

E0
Hình 4: Thị trường kỹ sư ở mức cân bằng

Giả sử, có sự gia tăng đột ngột về cầu đối với các kỹ sư mới được đào tạo.
Đường cầu về kỹ sư dịch chuyển sang D’ và các công ty kỹ thuật muốn thuê những
kỹ sư mới E* với mức lương W*.

6


Chart Title

Hình 5: Cầu về kỹ sư tăng

Cơng ty sẽ vơ cùng khó khăn trong việc tuyển dụng số lượng kỹ sư mới theo
mong muốn của họ. Các kỹ sư mới sẽ không bỗng dưng đến một cách đơn giản chỉ vì
cơng ty muốn th họ. Cần thời gian để đào tạo các kỹ sư mới. Bởi vì, hằng năm các
trường kỹ thuật chỉ đào tạo ra các kỹ sư E 0, nên đường cung ngắn hạn hồn tồn
khơng co giãn tại người lao động E0. Sự kết hợp của đường cung không co giãn
(nghĩa là, một đường thẳng đứng đi qua người lao động E 0) và sự dịch chuyển của
đường cầu làm tăng mức lương đầu vào của kỹ sư lên W1.

7



Chart Title

Hình 6: Cung khơng co dãn tại Eo

2.2 Giai đoạn 2: Đối vớ học sinh đang quyết định có nên tham gia vào nghè kỹ sư
hay không?
Trong khi tất cả những điều này đang diễn ra trên thị trường lao động kỹ sư, thì
thế hệ trung học và sinh viên đại học mới đang quyết định có nên tham gia vào nghề
kỹ sư hay không. Những sinh viên này nhận thấy mức lương tương đối cao trong thị
trường kỹ thuật, và do đó cũng là động lực lớn để trở thành kỹ sư. Trên thực tế, với
mức lương hiện tại W1, tổng số người E1 sẽ muốn ghi danh vào các trường kỹ thuật.
Do đó, sau một vài năm, các kỹ sư E 1 mới gia nhập vào thị trường. Tại thời
điểm mà nhóm kỹ sư này tham gia vào thị trường, nguồn cung kỹ sư mới lại không
co giãn hồn tồn ở lao động E 1. Do đó, tình hình hiện tại của thị trường hiện được
tóm tắt bởi đường cung không co giãn (một đường thẳng đứng đi qua người lao động
E1) và đường cầu D’ (giả sử rằng trong điều kiện cầu không đổi). Trạng thái cân
bằng xảy ra ở mức lương W 2, thấp hơn đáng kể so với mức lương mà các kỹ sư mới
nghĩ rằng họ sẽ nhận được. Trên thực tế, những sinh viên tốt nghiệp trung học phổ
thông và đại học cho rằng, họ sẽ nhận được mức lương W 1 và do đó đã có tình trạng
dư thừa cung kỹ sư (cung vượt quá cầu về kỹ sư).

8


Chart Title

Hình 7: Dư thừa cung kỹ sư

2.3 Giai đoạn 3: Thế hệ học sinh sinh viên khác đang cố gắng quyết định trở

thành kỹ sư
Nhưng đây chưa phải là kết thúc của câu chuyện. Vẫn còn một thế hệ học sinh
trung học và sinh viên đại học khác đang cố gắng quyết định trở thành kỹ sư. Với
mức lương thấp hiện tại của W2, nghề kỹ sư trông không hấp dẫn lắm, và do đó sẽ có
ít người quyết định theo học trường kỹ sư. Đường cung trong Hình8 ngụ ý rằng với
mức lương W2, chỉ những người E2 mới trở thành kỹ sư (xảy tình trạng thiếu hụt về
cũng kỹ sư )

9


Chart Title

Hình 8: Với mức lương W2 chỉ những người E2 mới tham gia học

Khi những sinh viên này tốt nghiệp và tham gia vào thị trường lao động, mức
lương đầu vào tăng lên mức W3 vì nguồn cung quá thấp. Và mức lương cao này
khiến thế hệ sinh viên tiếp theo cung quá mức cho thị trường, ….

Chart Title

Hình 9:Cung E2 thấp, mức lương tăng lên W3

10


3. Mơ hình cobweb giả định học sinh, sinh viên chưa nhìn nhận rõ về
tương lai
Có hai giả định chính trong mơ hình cobweb. Giả thiết đầu tiên là khá hợp lý;
là cần có thời gian để đào tạo các kỹ sư mới, để nguồn cung kỹ sư có thể được coi là

hồn tồn khơng co giãn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, giả thiết thứ hai còn rất
nhiều tranh cãi. Về bản chất, cho rằng sinh viên rất mông lung khi họ cân nhắc có
nên trở thành kỹ sư hay không. Sinh viên khi chọn nghề kỹ sư chỉ hoàn toàn dựa trên
mức lương mà họ hiện đang thấy được trong thị trường kỹ sư và không cố gắng "nhìn
vào tương lai" khi so sánh các lựa chọn thay thế khác nhau của họ. Các kỹ sư tiềm
năng có động lực rất lớn khi có được đầy đủ thơng tin về xu hướng tiền lương mới.
Nếu họ biết những xu hướng này, họ có thể dễ dàng suy ra những gì sẽ xảy ra với họ
khi nhóm của họ tham gia thị trường. Sự thật là, ngay cả khi nhiều sinh viên trong số
này không thèm bận tâm thu thập tất cả các thơng tin liên quan, thì một người nào đó
sẽ làm. Thơng tin sau đó có thể được bán cho sinh viên, có những người sẽ sẵn sàng
trả tiền để có được thơng tin có giá trị về triển vọng tiền lương trong tương lai của họ.
Trên thực tế mơ hình cobweb được tạo ra bởi những sinh viên có những “kì
vọng phi lý”. Họ khơng xem xét đầy đủ lịch sử mức lương trong thị trường lao động
kỹ sư khi chọn một nghề nghiệp. Những sinh viên có tính đến tồn bộ lịch sử tiền
lương được cho là có “kỳ vọng hợp lý” . Nếu sinh viên có kỳ vọng hợp lý, họ sẽ do
dự hơn nhiều khi tham gia vào thị trường lao động kỹ sư khi mức lương cao ngất
ngưỡng và sẵn sàng gia nhập hơn nhiều khi mức lương hiện tại thấp.

11


KẾT LUẬN
Sau khi phân tích mơ hình ta thấy, thị trường luôn biến động, luôn thay đổi theo
thời gian nhưng đến lúc lại quay về điểm ban đầu như một quy luật tuần hoàn. Mức
lương đầu vào thể hiện một mơ hình bùng nổ và phá sản có hệ thống khi thị trường từ
từ đi (hướng) về mức lương cân bằng trong dài hạn W* và việc làm E*.
Bằng chứng thực nghiệm của mơ hình cobweb đã hỗ trợ mạnh mẽ ở nhiều thị
trường chuyên nghiệp. Có vẻ như sinh viên dự đoán sai về các cơ hội kiếm tiền trong
tương lai. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là không phải chỉ có sinh viên dự đốn sai
tương lai. Có một số bằng chứng cho thấy ngay cả đến các chun gia cũng có xu

hướng dự đốn sai về các mức thu nhập trong tương lai. Sự không chắc chắn trong
việc dự báo tương lai có thể buộc sinh viên phải đặt nặng vào mức lương mà họ hiện
đang quan sát được, và do đó tạo ra nguy cơ khó khăn trong thị trường lao động
chuyên nghiệp.

12


13



×