Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài tập quản lý rủi ro trong nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.8 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
------

TIỂU LUẬN
MƠN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NƠNG NGHIỆP

NHĨM THỰC HIỆN: NHĨM 02
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Nguyễn Minh Tơn

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 1 năm 2022


Câu 1:
1. Hãy mô tả kết quả của quyền chọn MUA đối với hai phía trong cả 2 tình huống giá cà
phê cao và thấp bằng bảng thống kê.
 Quyền chọn mua của chủ tiệm cà phê (người mua quyền chọn mua)
Gọi J là giá của quyền chọn mua và r là suất chiết khấu phi rủi ro.
Tình huống về giá

Giá thấp

Giá cao

Giá cà phê (cuối thời đoạn)

SD1= 1600

SU1= 2400

Kết quả thu được từ quyền chọn mua FD= 0



FU= SU1 – X = 200

Giá quyền chọn mua

-J

-J

Giá trị hiện tại của lợi ích rịng

-J

FU
(1 + r) − J

Nếu giá cà phê vào cuối thời đoạn cao, kết quả thu được từ quyền chọn mua đối với
chủ tiệm cà phê sẽ bằng khoản chênh lệch giữa giá vào cuối thời đoạn và giá thực hiện.
Gọi FU là kết quả của quyền chọn mua khi giá cà phê cao. Chúng ta có thể thể hiện giá
trị của FU bằng hàm cực đại như sau:
FU = max (SU1 - X), 0
= max (2400 - 2200), 0
= max  200, 0
= 200
Nếu giá cà phê vào cuối thời đoạn thấp, CHỦ TIỆM CÀ PHÊ sẽ khơng thực hiện quyền
chọn mua của mình và giá trị quyền chọn mua bằng 0.
Gọi FD là kết quả của quyền chọn mua khi giá thấp. Chúng ta có thể thể hiện giá trị của
FD bằng hàm cực đại như sau:
FD = max (SD1 - X), 0
= max (1600 - 2200), 0

= max -600, 0
=0


 Quyền chọn mua của nhà buôn cà phê (người bán quyền chọn mua)
Tình huống về giá

Giá thấp

Giá cao

Giá cà phê (cuối thời đoạn)

SD1= 1600

SU1= 2400

Kết quả thu được từ quyền chọn FD= 0

FU= -(SU1 – X) = -200

mua
Giá quyền chọn mua

+J

+J

Giá trị hiện tại của lợi ích rịng


+J

FU/(1+r) + J

Khi giá cà phê vào cuối thời đoạn cao, chủ tiệm cà phê sẽ thực quyền chọn mua bao
cà phê. NHÀ BUÔN CÀ PHÊ sẽ phải bán một bao cà phê với giá 2200$, mặc dù giá
thị trường là 2400$. Như vậy nếu giá cà phê vào cuối thời đoạn cao, nhà buôn cà phê
sẽ lỗ 200$ cho mỗi bao cà phê. Mặt khác nếu giá cà phê vào cuối thời đoạn thấp, quyền
chọn mua sẽ không được thực hiện và giá trị kết quả của quyền chọn mua sẽ bằng 0.
2. Dựa vào khái niệm tập danh mục đầu tư tự bảo hiểm phi rủi ro:
a. Xác định mối quan hệ giữa N số quyền chọn mua và Qc số bao cà phê.
Gọi N là số quyền chọn mua các bao cà phê.
QC là số bao cà phê.
S0 là giá hiện hành của một bao cà phê.
Dựa vào danh mục đầu tư tự bảo hiểm phi rủi ro, chúng ta có thể xác định mối quan hệ giữa
N số quyền chọn mua và QC số bao cà phê.
Gọi V0 là giá trị danh mục đầu tư ban đầu.
Giá trị của QC bao cà phê theo giá hiện hành là: QC*S0
Như vậy ta có: V0 = QC*S0 - N*J
Bây giờ chúng ta hãy xác định giá trị của danh mục đầu tư vào cuối thời đoạn theo hai tình
huống giá:
 Trường hợp 1: Nếu giá cà phê vào thời đoạn tới cao
Gọi VU 1 là giá trị danh mục đầu tư cuối thời đoạn khi giá cà phê cao ta có:


VU 1 = QC*SU1 - N*max (SU 1 - X), 0
= QC*SU 1 - N*FU

(*)


= QC*SU 1 - N*(SU 1 - X)
 Trường hợp 2: Nếu giá cà phê vào thời đoạn tới thấp
Gọi VD 1 là giá trị danh mục đầu tư cuối thời đoạn khi giá cà phê thấp ta có:
VD 1 = QC*SD1 - N*max (SD1 - X), 0
= QC*SD1 - N*FD

(**)

= QC*SD1
Cho hai phương trình (*) và (**) bằng nhau ta có:
QC*SU1 - N*FU = QC*SD1 - N*FD
 QC*(SU - SD1) = N*(FU - FD )



𝑄𝐶
𝑁
𝑄𝐶
𝑁

=
=

(𝐹 𝑈 −𝐹𝐷 )
(𝑆 𝑈1 −𝑆 𝐷1 )
(𝑆 𝑈1 −𝑋 )

(𝑆 𝑈1 −𝑆 𝐷1 )

Nếu chọn QC = 1 chúng ta có thể tìm được số quyền chọn mua một bao cà phê cần được mua.

N=

(𝑆 𝑈1 − 𝑆 𝐷1 )
(𝑆 𝑈1 −𝑋)

=

2400−1600
2400−2200

=

800
200

4

= =4
1

Một cách khác, ta có:
𝑄𝐶
𝑁

=

(𝐹 𝑈 −𝐹 𝐷)
(𝑆 𝑈1 −𝑆 𝐷1 )

=


200−0
2400−1600

=

200
800

=

1
4

Như vậy nếu chúng ta mua 1 bao cà phê thì, khi đó chúng ta phải bán 4 quyền chọn mua đối
với các bao cà phê này.
b. Xác định giá trị của J?
Chúng ta sẽ chứng minh rằng tỷ lệ này giữa số quyền chọn mua và một bao cà phê
tạo ra các kết quả như nhau cho danh mục đầu tư của chúng ta trong cả hai trường hợp


giá.
Nếu giá cà phê cao, khi đó VU 1, giá trị danh mục đầu tư trong thời đoạn tới sẽ bằng:
VU 1 = QC*SU1 - N*max (SU 1 - X), 0
= 2400*1 – 4(2400- 2200)
= 1600
Trong thời đoạn tới, bao cà phê được tính theo giá cao, nhưng các quyền chọn mua
lại tạo ra các khoản lỗ.
Nếu giá cà phê thấp, khi đó VD1, giá trị danh mục đầu tư trong giai đoạn tới sẽ
bằng 1600*1 = 1600. Trong thời đoạn tới, bao cà phê được định giá theo giá thấp, và quyền

chọn mua có giá trị bằng 0.
Các kết quả được tóm tắt trong bảng sau.
Danh mục đầu tư khơng có sự mua và bán hưởng chênh lệch giá đối với quyền
chọn mua.
T=1

T=1

Giá cà Phê

1600

2400

Kết quả của một quyền chọn mua

0

-200

Kết quả bán 4 quyền chọn mua

0

-200*4 = -800

Giá trị danh mục đầu tư

1600


1600

Bất kể tình huống trong thời đoạn tới ra sao, với danh mục đầu tư tự bảo hiểm phi rủi ro, nhà
buôn cà phê sẽ nhận được cùng một kết quả. Và tỷ lệ chiết khấu thích hợp sẽ là tỷ suất chiết
khấu phi rủi ro. Như vậy kết quả được chiết khấu theo tỷ suất phi rủi ro bằng với giá trị ban
đầu của danh mục đầu tư.
(QC*S0-N*J) =

𝑄𝐶 ∗𝑆1𝑈 −𝑁∗𝐹 𝑈
1+𝑟

(1+r)*( QC*S0-N*J)= QC*𝑆1𝑈 − 𝑁 ∗ 𝐹 𝑈


Khi QC =1 J =

𝐹𝑈+𝑆0∗[(1+𝑟)−𝑢]
𝑁

(1+𝑟)

u = 120% ; FU = 200 ta có:
J=
J=

1
4

200+2000∗[(1+10%)−120%]∗
(1+10%)

(200 − 50)
(1+10%)

J = 136,36$
Như vậy, nhà bn cà phê sẽ bắt chủ tiệm cà phê trả 136,36$ cho
một quyền chọn mua.

Câu 2: (5 diểm) Hãy phân tích và làm rõ nội dung sau: “Risk and uncertainty are
inescapable factors in agriculture which require careful management”.
Bài làm:
Việt Nam là nước đi lên từ ngành nông nghiệp, trong năm 2022 vừa qua ngành nông nghiệp
kim ngạch xuất khẩu trên 53,22 tỷ USD (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn) . Bên
cạnh những thành tựu đó, thì ngành nơng nghiệp ở Việt Nam cũng đối mặt rất nhiều những
rủi ro và những quyết định không chắc chắn, hai yếu tố này xảy ra làm ảnh hưởng tới thu nhập
của hộ gia đình cũng như lợi nhuận của người sản xuất nông nghiệp. Những rủi ro trong
nghiệp thường gặp phải chẳng hạn như biến động giá đầu vào đầu ra, ảnh hưởng do biến đổi
khí hậu (hạn hán, lũ lụt, bão, mưa đá, lỡ đất,…), thay đổi kỹ thuật và lãi suất tiền vay, thay
đổi các qui định của chính phủ đều có khả năng gây ra rủi ro cho người nơng dân”. Ngồi
việc quan tâm đến lợi nhuận thì các nhà sản xuất nơng nghiệp cịn quan tâm đến hai yếu tố
cần được quản lý là những rủi ro và sự không chắc chắn trong những quyết định . Vì vậy, có
nhận định:“Risk and uncertainty are inescapable factors in agriculture which require careful
management”. Nhận định này được dịch là “Rủi ro và sự không chắc chắn là những yếu tố
khơng thể tránh khỏi trong nơng nghiệp, địi hỏi phải quản lý cẩn thận”.
Để hiểu rõ yếu tố rủi ro và không chắc chắn không thể tránh khỏi trong ngành nơng nghiệp,
trước tiên ta cần hiểu rủi ro là gì? Theo quan điểm truyền thống thì rủi ro đồng nghĩa là những
điều khơng may; điều khơng tốt, bất ngờ ngồi ý muốn xảy ra. Nó là sự tổn thất về tài sản hay


sự giảm sút về lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến là yếu tố liên quan tới khó khăn,
nguy hại hoặc nhiều điều khơng chắc. Tóm lại theo quan điểm truyền thống, rủi ro là những

thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể xảy ra cho con
người. Cịn theo quan điểm hiện đại thì rủi ro ảnh hưởng của sự kiện không chắc chắn đến
mục tiêu đã đề ra. Yếu tố này có thể tính cực, tiêu cực hoặc một sai lệch so với dự kiến, là sự
kết hợp của xác suất một sự kiện và hậu quả của nó. Hậu quả có thể từ tích cực đến tiêu cực.
Tóm lại quan điểm hiện đại của rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tích cực,
vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng
cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Như vậy, cho đến nay khái niệm rủi ro vẫn
chưa được thống nhất. Những quan điểm khác nhau của các tác giả khác nhau về khái niệm
rủi ro cũng khác nhau. Nhưng theo định nghĩa chung nhất, rủi ro được định nghĩa là khả năng
mất mát hoặc một kết quả không thuận lợi liên quan đến một hành động.
Rủi ro trong nông nghiệp cũng là một dạng rủi ro mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản như
bất kỳ một loại rủi ro nào. Rủi ro là thước đo xác suất và kết quả không mong muốn của
những sự kiện không chắc chắn trong tương lai. Trong môi trường rủi ro, ta có thể đốn biết
trước điều gì sẽ xảy ra, kết quả và xác suất xảy ra của nó như thế nào. Ví dụ như trong nơng
nghiệp Việt Nam người nông dân không tránh khỏi những rủi ro bị ảnh hưởng bởi bão, lụt,
bệnh dịch, lỡ đất, hạn hán,…
Rủi ro là thứ giúp ta có thể tạo ra lợi nhuận. Nếu khơng có rủi ro thì sẽ khơng có khả năng
quản lý thành cơng nó. Đối với mỗi quyết định đều có sự đánh đổi rủi ro. Người sản xuất nông
nghiệp phải quyết định giữa các lựa chọn thay thế khác nhau với nhiều mức độ rủi ro khác
nhau. Những lựa chọn thay thế với rủi ro tối thiểu có thể tạo ra ít lợi nhuận, đồng thời lựa
chọn thay thế có rủi ro cao có thể tạo ra lợi nhuận lớn nhất nhưng cũng dễ mang lại nhiều rủi
ro hơn những gì người sản xuất muốn chấp nhận.
Rủi ro trong nơng nghiệp có 5 loại: rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro
thể chế chính sách, rủi ro con người. Rủi ro nông dân thường gặp đầu tiên là rủi ro thời tiết
như lượng mưa hoặc nhiệt độ thay đổi hoặc các sự kiện cực đoan nó làm cho sản lượng thấp
hơn, thiệt hại tổn thất đến tài sản sản xuất hoặc thu nhập. Rủi ro tiếp theo nông dân gặp phải
nữa là rủi ro sinh học như là sâu bệnh, ô nhiễm làm cho năng suất thấp hơn, lợi nhuận của nhà
sản xuất thấp hơn. Rủi ro tiếp theo là giá cả như giá thu mua thấp, thị trường nông sản cung
cầu biến động làm giá giảm, thất thu. Rủi ro thường gặp nữa là rủi ro lao động và sức khỏe
như lao động nhà bị tổn thất, thương tật cũng làm mất năng suất, thua lỗ. Cuối cùng là rủi ro



chính sách như thay đổi quy định, biến động chính trị gián đoạn thị trường cũng làm thay đổi
thay đổi về chi phí, thuế, thị trường nơng nghiệp.
Nơng nghiệp là ngành có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất của người nông dân,
yếu tố không chắc chắn cũng ảnh hưởng đến q trình sản xuất. Vậy khơng chắc chắn là gì?
Sự khơng chắc chắn chúng ta có thể hiểu là khơng biết được điều gì sẽ xảy ra, kết quả và hậu
quả của nó và xác suất xảy ra sự kiện như thế nào. Trong điều kiện môi trường không chắc
chắn, chúng ta không biết được điều gì sẽ xảy ra, kết quả và hậu quả của nó và xác suất xảy
ra các sự kiện như thế nào
Rủi ro và sự không chắc chắn là các khái niệm nói về những mong muốn trong tương lai, là
những sự kiện bất thường xảy ra với người sản xuất thường gây tác động không mong đợi.
Như vậy, cả rủi ro và khơng chắc chắn đều nói về những tổn thất hoặc nguy hiểm trong tương
lai. Đồng thời, chúng có mối quan hệ như sau: không chắc chắn càng lớn thì rủi ro càng lớn.
Bên cạnh đó, rủi ro và khơng chắc chắn cũng có sự khác biệt đó là rủi ro có thể đo lường được
trong khi sự chắc chắn khơng thể đo lường hoặc dự đốn được.
Vậy tại sao trong nông nghiệp những rủi ro và sự không chắc chắn lại nhất thiết cần được
quản lý cẩn thận? Quản lý rủi ro trong nơng nghiệp có thể hiểu là toàn bộ nỗ lực nhận diện và
quản lý các vấn đề bên trong và bên ngoài yếu tố của nông trại để đưa ra các biện pháp đối
với cả mặt tích cực cũng như tiêu cực của rủi ro và khơng chắc chắn .Vì vậy việc quản lý rủi
ro trong nơng nghiệp giúp nhà sản xuất dự đốn được những sự kiện bất ngờ bất lợi xảy ra và
kịp thời đề ra những phương hướng hành động để giảm xác suất xảy ra của các rủi ro tiêu cực
đó. Quản lý rủi ro này còn để giảm những hậu quả xấu ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi
nhuận đến người sản xuất.
Chiến lược quản lý trong nông nghiệp để người sản xuất có thể tránh được những rủi ro và
không chắc chắn là: giảm thiểu những rủi ro như hệ thống cảnh báo sớm, chấp nhận các kỹ
thuật canh tác hợp lý; bên cạnh đó nơng hộ cịn có thể chuyển dịch một phần rủi ro, thích ứng
với điều kiện môi trường biến đổi.
Để giảm thiểu những rủi ro và những kì vọng khơng chắc chắn ta cần đưa ra những biện pháp
khắc phục: đầu tư cho nông nghiệp: đầu tư vốn cho hệ thống cơ sở nông nghiệp; hỗ trợ kỹ

thuật: nâng cao kỹ năng và năng lực cho nguồn nhận lực nông thôn, tập huấn về kỹ năng quản
lý giá cả và thị trường, kỹ năng ứng dụng hệ thống, cơng nghệ ứng dụng gen,…Chính phủ có
những chính sách hỗ trợ người sản xuất ơng nghiệp như chính sách ổn định giá vật tư nơng
nghiệp, chính sách thu mua và tiêu thụ sản phẩm, chính sách bảo hiểm rủi ro, chính sách dự


trữ nơng sản,… Khuyến khích người dân sử dụng bảo hiểm nông nghiệp như: bảo hiểm trên
cơ sở bồi thường thiệt hại, bảo hiểm dựa trên hệ số,…
Tóm lại, sản xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, đối với người nơng dân đó được xem
là những rủi ro và sự không chắc chắn mà họ phải đối mặt. Hầu hết những rủi ro được biết
đến làm cho nông hộ gặp bất lợi trong suốt quá trình sản xuất, nhưng cũng mang lại những
lợi ích, những cơ hội phát triển, lợi nhuận cho người nơng dân. Chính vì thế, “Rủi ro và sự
không chắc chắn là những yếu tố không thể tránh khỏi trong nơng nghiệp nó địi hỏi phải quản
lý cẩn thận”. Người sản xuất nơng nghiệp nên có những bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp
để tránh những thiệt hại tổn thất, đồng thời cũng nên tham gia các hoạt động khuyến nông
nhằm nâng cao nhận thức để xác suất rủi ro tiêu cực xảy ra ít hơn. Bên cạnh đó, chính phủ
cũng cần quan tâm đến những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp giúp người nông dân như
bình ổn về giá cả, thị trường thu mua biến động, bảo hiểm nông nghiệp tạo điều kiện cho
người dân nói chung và phát triển ngành nơng nghiệp Việt Nam nói riêng.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 2
Mức độ đóng

STT Họ và tên

MSSV

NHIỆM VỤ

1


LÊ THỊ THẢO

20120098

Câu 1: 1

100%

2

TRẦN LAM TƯỜNG

20120332

Câu 1: 2a

100%

3

LÊ THỊ TƯỜNG VI

20120341

Câu 1: 2a

100%

4


CHÂU TRUNG TÚ

20120328

Câu 1: 2b

100%

5

NGUYỄN THỊ NHƯ Ý

20120350

Câu 1: 2b

100%

6

LÊ THANH THỦY

20120293

Câu 2:

100%

7


NGUYỄN THẢO VY

20120347

Câu 2:

100%

8

TRẦN THỊ KIM YẾN

20120357

Câu 2:

100%

góp



×