Chương 4
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư trong quan hệ với khách hàng
2.1.5. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
Quy tắc 9 quy định những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng. Có những
việc Luật sư không được làm đã được quy định trong pháp luật nhưng về mặt đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp, quy tắc này mô tả chi tiết hơn, giúp các Luật sư nhận diện và cố gắng tuân thủ tính
minh bạch, liêm chính, tạo được sự tin cậy trong quan hệ với khách hàng.
* Quỵ tắc 9.1: Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa
Luật sư và khách hàng.
Như trên đã nêu, trong quan hệ với khách hàng, bên cạnh việc thiết lập thỏa thuận cung cấp dịch
vụ pháp lý, trong q trình hành nghề, Luật sư thường có sự giao tiếp mật thiết, thường xuyên
với khách hàng. Do có sự tin cậy, trong một số trường hợp, khách hàng có nhờ Luật sư giữ hộ
tiền, tài sản, chứng từ có giá khác để phòng ngừa bị mất hoặc nhằm xử lý một giao dịch dân sự
khác của khách hàng ngoài quan hệ với Luật sư. Về nguyên tắc, Luật sư nên từ chối hoặc hạn
chế việc nhận tiền, tài sản của khách hàng giao ngoài thù lao Luật sư. Khi không thể từ chối
được, hoặc nhằm thuận tiện trong việc giao dịch khi xử lý cơng việc, Luật sư có thể nhận tiền, tài
sản của khách hàng gửi nhờ giữ hộ hoặc đứng tên khi nhận được tiền, tài sản theo quyết định thi
hành án. Tuy nhiên, đạo đức, phẩm giá của một Luật sư liêm chính là khơng được lợi dụng lòng
tin cậy của khách hàng để nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa
thuận giữa Luật sư và khách hàng.
Ví dụ 6: Rủi ro pháp lý khi đứng tên nhận tiền được thi hành án của khách hàng vào tài khoản cá
nhân của Luật sư?
Bà T ngụ tại một tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long cùng những người trong gia đình được chia số
tiền thừa kế khoảng 06 tỷ đồng theo bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dânTC tại TP.HCM. Bà
T ủy quyền cho Luật sư K thỏa thuận với các đồng thừa kế để chia phần di sản tại Cục Thi hành
án dân sự TP. HCM. Theo nội dung vụ án, vào năm 2014, bà T được chia gần 1,4 tỷ đồng, tiền
được chuyển vào tài khoản của Luật sư K, Luật sư đã rút toàn bộ tiền để chi tiêu nhưng vẫn nói
với bà T là “chưa thỏa thuận được với các đương sự khác”. Tin tưởng, bà T tiếp tục ký nhiều văn
bản thỏa thuận để ông K đại diện cho bà. Đến năm 2016, bà T cho rằng Luật sư K lừa dối không
chịu trả tiền nên hủy bỏ việc ủy quyền, làm đơn tố cáo gửi Cơ quan điều tra.
Tháng 7/2018, ơng K bị Tịa án nhân dân tỉnh B xử sơ thẩm lần đầu, tuyên phạt 12 năm tù. Bị
cáo kháng cáo kêu oan. Cuối năm 2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm,
tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại do vi phạm tố tụng nghiêm trọng; chưa
cho bị cáo tiếp cận hồ sơ; hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn, nhiều lời khai của người liên quan
chưa được đối chất làm rõ...
Quá trình điều tra lại, cơ quan tố tụng tỉnh B giữ nguyên quan điểm và tiếp tục truy tố ông K,
cuối năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh B xử sơ thẩm lần hai, xác định việc truy tố ông K là đúng
người, đúng tội, không oan sai và tuyên phạt 12 năm tù. Ống tiếp tục kháng cáo kêu oan và sau
đó, Tịa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM dự kiến mở lại phiên tòa phúc thẩm vào ngày
26/11/2020 sau nhiêu lần hoãn xử... Việc Luật sư K bị vướng vào vịng tố tụng và cho rằng mình
bị kết tội oan là một rủi ro phát sinh từ việc Luật sư chấp thuận đứng tên nhận tiền của khách
hàng vào tài khoản cá nhân của mình.
Ví dụ 7: Vay tiền của khách hàng, bị tố cáo lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Một nữ Luật sư tại tĩnh ĐT bị khách hàng của mình tố cáo vê hai hành vi lừa đảo và lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản do đã lợi dụng việc hành nghề, quen biết và hỏi vay 02 tỷ đồng của
khách hàng mà Luật sư nhận bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự với lãi suất 3-12%/tháng, nói
dối là cho người khác vay để đáo hạn ngân hàng. Thậm chí, một khách hàng khác tố cáo Luật sư
khi nhận ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án dân sự, khi thắng kiện và được 500 triệu đồng
nhưng Luật sư đã làm giả hợp đồng ủy quyền tới Chi cục Thi hành án dân sự để nhận tiền, nhưng
chưa chiếm đoạt được thì bị phát hiện.
Chưa hết, trong khoảng 4 tháng đầu năm 2014, Luật sư vay của một khách hàng khác mà mình là
người bảo vệ quyền lợi 5 lần với tổng số tiền 2,6 tỷ đồng, nhưng sau đó làm xác nhận Luật sư đã
trả xong, lại cịn hùn vốn 2,2 tỷ đồng với khách hàng. Sau này khách hàng khẳng định chữ ký
trong giấy xác nhận là của mình nhưng nội dung là giả nhằm giúp Luật sư đối phó với Cơ quan
điều tra, cịn Luật sư cho rằng giấy xác nhận là thật và khách hàng cịn giữ vốn của mình. Ngồi
ra, nữ Luật sư này còn bị coi là lợi dụng hợp đồng ủy quyền nhận 121 triệu đồng của một khách
hàng tại cơ quan thi hành án dân sự, tiêu xài cá nhân nhưng lại nói dối là chưa nhận được tiên...
Nguyên nữ Luật sư đã bị Tòa án nhân dân tỉnh ĐT xử lần 1 với tổng hợp hình phạt 24 năm tù,
nhưng sau đó Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao hủy án, chủ yếu xác định một hành vỉ
nhưng bị xử 2 tội danh khác nhau. Tuy nhiên, sau khi thụ lý lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn giữ
nguyên mức hình phạt 24 năm tù. Nguyên nữ Luật sư liên tục kháng cáo kêu oan, đến
18/11/2020 Tòa phúc thẩm mở phiên tịa nhưng lại hỗn xử.
Mặc dù đến thời điểm này, bản án chưa có hiệu lực, nhưng từ vụ án này, có lẽ mỗi Luật sư đều
có thể tự chiêm nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
* Quy tắc 9.2: Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho Luật sư
hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của Luật sư.
Như trên đã phân tích, ngoài quan hệ giữa Luật sư là người cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu
cầu của khách hàng, giữa hai bên với tư cách là chủ thể xã hội có những quan hệ trong cuộc sống
và sinh hoạt, một số trường hợp cịn nảy sinh tình cảm bạn bè thân thiết hoặc giao lưu trong cuộc
sống. Đây cũng chính là một loại quan hệ mà Luật sư cần phân biệt một cách rạch rịi, làm sao
giữ gìn hình ảnh, uy tín của Luật sư, đồng thời thể hiện sự hiểu biết, tạo sự tin cậy của khách
hàng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có trường hợp do phát sinh tình huống, nhu
cầu bất ngờ mà Luật sư ở trong hồn cảnh khó khăn, khách hàng có điều kiện về mặt kinh tế, nên
chủ động gợi ý để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác không chỉ cho bản thân Luật sư
mà cho cả người thân thích như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của Luật sư.
Gợi ý, đặt điều kiện được đề cập ở đây là hành vi của Luật sư chủ động đưa ra các tình huống,
yêu cầu, mà nếu khách hàng không thỏa mãn bằng cách tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho
Luật sư thì cơng việc cung cấp dịch vụ pháp lý bị trở ngại, mức độ đáp ứng yêu cầu bị hạn chế.
Điều rất khó chấp nhận trong nhận thức và đạo đức hành nghề của Luật sư là lợi dụng hồn cảnh
khó khăn, yếu thế của khách hàng để “bắt chẹt”, khiến cho khách hàng không thể không đáp ứng
yêu cầu ngoài phạm vi thỏa thuận về thù lao Luật sư. Điều này cũng lý giải vì sao trong xã hội
vẫn lan truyền một số dư luận và tranh cãi trái chiều xung quanh sứ mệnh và bản chất nghề luật
sư ở Việt Nam.
Ví dụ 8:
Trên diễn đàn Quốc hội vào tháng 10/2014, một vị đại biểu Quốc hội khi đăng đàn tranh luận về
“quyền im lặng”, coi đó không phải là quyền con người, đã đi xa hơn khi phát biểu: “Không Phải
Cơ quan điều tra ngại chuyện này, mà đây là chuyện kiểu như “vẽ đường cho hươu chạy” để bọn
tội phạm lộng hành. Hơn nữa, thực chất Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có
tiền...”. Sau phát biểu trên, Chủ tịch Liên đồn luật sư Việt Nam có văn bản gửi Chủ tịch Quốc
hội đề nghị xem xét, làm rõ nội dung trên, đổng thời rất nhiều Luật sư bày tỏ thái độ bức xúc,
khơng đồng tình .
Trên báo Thanh Niên ra ngày 01/11/2014 có đăng tải một ý kiến của bạn đọc phê bình phát biểu
chưa được chặt chẽ về chữ nghĩa trong vai trò của một đại biểu Quốc hội, đã đụng chạm đến
lòng tin thiêng liêng của người dân đối với người Luật sư mà họ tin tưởng. Những ý kiến tranh
luận trái chiều nói trên có thể xuất phát từ thực tế có một số trường hợp Luật sư được “tạo thêm
động lực” khi nhận được các khoản thù lao cao hoặc do lợi dụng vị thế nghề nghiệp của mình để
gợi ý, đặt điều kiện, buộc khách hàng không thể từ chối tặng cho tài sản, hứa hẹn kết quả giải
quyết để hưởng lợi khơng chính đáng.
Làm thế nào để giải quyết bài toán giữa đề cao sứ mệnh “phục vụ” thay cho đơn thuần là cung
cấp “dịch vụ” mà hàng hóa là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của Luật sư? Đây thật sự là cơ sở
để hình thành Quy tắc 9.2 này.
Việc ứng xử liên quan đến quan hệ tài sản, lợi ích khơng chỉ giữa Luật sư với khách hàng mà còn
bao gồm cả quan hệ của những người thân thích của Luật sư. Cũng như trách nhiệm của người
đứng đầu tổ chức hành nghề phải bảo đảm các Luật sư trong tổ chức của mình phải bảo mật
thơng tin của khách hàng, thì trong cuộc sống, những người thân thích của Luật sư cũng không
thể lợi dụng vị thế của Luật sư trong quan hệ với khách hàng để vụ lợi. Khi xử lý khơng chuẩn
mực quan hệ về tài sản, lợi ích giữa Luật sư và khách hàng có thể làm tổn thương lịng tin của
người dân đến vị thế, uy tín, hình ảnh và chức phận nghề nghiệp Luật sư. Mỗi Luật sư sẽ cần tự
điều chỉnh, tìm ra ranh giới không được vượt qua trong quan hệ với khách hàng để ứng xử phù
hợp.
* Quỵ tắc 9.3: Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không
thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
Đây là một quy tắc khá đặc biệt mà các Luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống có thể ít
quan tâm, để ý đến. Trong q trình hành nghề, thơng tin tìm hiểu về Luật sư của khách hàng
đến từ nhiều nguồn (tự tìm hiểu, thơng qua bạn bè, người quen, báo chí giới thiệu...). Khi vướng
vào vịng tố tụng, nhiều khách hàng ở trong hồn cảnh rất khó khăn, khánh kiệt, không đủ tiền
trang trải, thanh toán thù lao Luật sư. Trong một số trường hợp, người thân hoặc bạn bè của
khách hàng sẵn lịng chia sẻ, hỗ trợ nhằm có được Luật sư tư vấn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp tốt
nhất cho khách hàng. Những trường hợp như vậy hoàn toàn có thể được coi là hợp lệ, về cách
thức thì Luật sư nên tư vấn để những cá nhân nói trên hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng để gia đình
họ thanh tốn thù lao Luật sư trực tiếp hoặc qua tài khoản của chính khách hàng.
Tuy nhiên, nội hàm của Quy tắc 9.3 này lại tiếp cận trên một bình diện khác, khi ràng buộc nghĩa
vụ đạo đức của Luật sư là không được nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để
thực hiện hoặc không thực hiện công việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng. Tình huống
này biểu hiện trên thực tế như khi nhận tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho một khách hàng, có người
sẵn sàng trao đổi, đưa tiền cho Luật sư để không làm xấu đi tình trạng của người khác có quyền
lợi đối lập với khách hàng; thậm chí có trường hợp trong quan hệ tranh chấp dân sự, kinh doanh
thương mại, Luật sư đối phương đặt vấn đề thỏa thuận là nếu quan tâm đến quyền lợi của đối
phương, đổi lại Luật sư có thể được nhận một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Những
trường hợp như thế thường không dễ xử lý, vì đơi khi do lợi ích vật chất q lớn, Luật sư “nhắm
mắt gật đầu” mà khơng hết mình phục vụ khách hàng, thậm chí gây thiệt hại đến lợi ích của
khách hàng.
Ví dụ 9: Nhận tiền, lợi ích của cả hai bên có bị coi là vi phạm quy tắc đạo đức?
Trong quá trình thương thảo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Công ty A mà Luật sư là
người tư vấn, khi biết Luật sư là người có uy tín trong xã hội, ngay lập tức Cơng ty B là bên nhận
chuyển nhượng tìm đến Luật sư, đặt vấn đề là nếu Luật sư soạn thảo hợp đồng không quá chặt
chẽ, tạo thuận lợi cho Công ty B thì Cơng ty B sẵn sàng có khoản “bồi dưỡng” cho Luật sư. Việc
trao đổi này là bí mật, Cơng ty A khơng được biết.
Để xử lý tình huống cụ thể này, Luật sư tư vấn cho Công ty A phải kiên quyết từ chối, lập tức
phải thông tin cho khách hàng của mình biết về việc Cơng ty B mong muốn có một dự thảo Hợp
đồng cơng bằng cho cả hai phía và có nhã ý “bồi dưỡng”. Do đây là q trình thương thảo Hợp
đồng, nếu Cơng ty B muốn đàm phán các điều khoản then chốt, hài hịa lợi ích hai bên thì nên cử
Luật sư của mình đến trao đổi với Luật sư của Cơng ty A một cách minh bạch. Trong trường
hợp, vì cả hai Cơng ty đều tín nhiệm Luật sư, mong muốn Luật sư giúp đỡ cho cả hai bên, Luật
sư chỉ có thể thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý khi được sự đồng ý của Công ty A và chỉ
nhận thù lao từ chính khách hàng của mình.
Trong thực tế, “người thứ ba” là một khái niệm khá trừu tượng, có thể là bất cứ ai ngồi quan hệ
giữa Luật sư và khách hàng. Vấn đề đặt ra về mặt đạo đức là Luật sư nhận tiền, lợi ích khác để
gây thiệt hại cho khách hàng - một điều không thể chấp nhận được trong trách nhiệm nghề
nghiệp của Luật sư. Như đã đề cập, Luật sư cũng chỉ là con người, ai có cũng có nhu cầu về đời
sống, về vật chất, nhưng đánh đổi nhu cầu đó để phương hại đến quyền lợi của khách hàng là tự
chơn vùi hình ảnh, uy tín của Luật sư. Đơi khi, có Luật sư nghĩ rằng việc mình nhận tiền của
“người thứ ba” là bí mật, khơng ai biết, cho dù mọi thứ trót lọt, những hành vi này của Luật sư sẽ
đi theo suốt cuộc đời hành nghề của Luật sư, Luật sư sẽ thấy tự mình cắn rứt lương tâm.
* Quy tắc 9.4: Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thơng tin sai sự thật, khơng đầy
đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được
lợi ích khác từ khách hàng.
Trong q trình hành nghề, khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thường Luật sư sẽ phải tìm
hiểu về nhân thân, pháp nhân và lịch sử hình thành, phát triển của Cơng ty hay hồn cảnh gia
đình, q trình cơng tác hoặc địa vị xã hội. Bên cạnh việc tin tưởng vào những điều trình bày,
Luật sư cũng tiếp nhận nhiều thơng tin trái chiều, thậm chí bất lợi cho khách hàng. Chẳng hạn,
khi nhận bào chữa cho một quan chức có vị trí cao trong bộ máy nhà nước hay một doanh nhân
nổi tiếng, chắc chắn không tránh khỏi những điều thị phi. Chính điều đó khiến cho ngay từ đầu,
Luật sư đã phải cân nhắc xem có nhận bào chữa hay không. Một số trường hợp, nếu vụ án thuộc
diện nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, đơi khi có những áp lực vơ hình mà Luật sư khơng dễ
vượt qua.
Vấn đề đặt ra từ ý nghĩa và nội dung của quy tắc này chính là tự bản thân Luật sư khơng nên vì
mong muốn khách hàng phải nhờ cậy mình, hoặc mong muốn thỏa thuận mức thù lao cao hơn
bình thường, đã chủ động tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thơng tin sai sự thật,
khơng đầy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận
hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.
Ví dụ 10: Trong một vụ án hình sự xảy ra tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn, vị Chủ tịch
Hội đồng quản trị cảm thấy lo lắng, đến cậy nhờ Luật sư tư vấn, chuẩn bị cho phương án có thể
bị khởi tố bị can hoặc bắt tạm giam. Luật sư tìm hiểu thơng tin qua báo chí, thấy phản ánh trong
q trình cơng tác, vị Chủ tịch này thường xun đi ăn nhậu trong các quán bia ôm, bị một
đương sự chụp hình ảnh lưu lại. Mặt khác, vị Chủ tịch này lại có một Cơng ty “sân sau”, sử dụng
nguồn tiền chiếm hưởng không hợp pháp để mua nhà cửa, đất đai... Biết được việc này, Luật sư
úp mở thông tin cho khách hàng biết là Cơ quan điều tra đang nắm được một số bí mật, nếu
khơng dựa vào mối quan hệ quen biết của Luật sư để tìm cách “giải tỏa” thì nguy cơ bị bắt tạm
giam rất cao. Từ đó Luật sư đặt khách hàng vào tình thế bắt buộc phải nhờ Luật sư, nếu khơng
thì sẽ bất lợi và sẵn sàng đưa tiền cho Luật sư để lo lót.
Việc gây áp lực này là một điều rất đáng chê trách trong ứng xử đạo đức của một Luật sư. Đến
một thời điểm nào đó, khách hàng biết được Luật sư sử dụng thông tin bất lợi để buộc phải cậy
nhờ Luật sư, sự đổ vỡ về niềm tin sẽ rất lớn. Trong con mắt của khách hàng, Luật sư khơng cịn
là người trợ giúp trong lúc khó khăn, hoạn nạn, mà biến việc cung cấp dịch vụ trở thành “chợ
búa”, mua bán, đổi chác kiến thức, kỹ năng hành nghề như là một loại hàng hóa thơng thường.
Luật sư cần tránh suy nghĩ rằng khách hàng là người thiếu hiểu biết hoặc ở trong tình trạng khó
khăn mà Luật sư muốn “đạo diễn” thế nào cũng được. Càng khó khăn, thậm chí như ngọn núi
trước mặt, Luật sư phải là người biết động viên, chia sẻ, tận tâm làm hết sức mình để giúp đỡ
khách hàng, cho dù công việc, kết quả sau này không thật sự đạt được như ý muốn ban đầu,
khách hàng vẫn luôn dành sự tôn trọng đối với Luật sư.
*
Quy tắc 9.5: Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà Luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi
ích khơng chính đáng.
Nội dung quy tắc này có phần trùng lặp với Quy tắc 9.4 nêu trên. Tuy nhiên, thông tin ở đây là
thông tin từ trong hồ sơ, nội dung vụ án hoặc tranh chấp, diễn ra sau khi Luật sư đã ký hợp đồng
dịch vụ pháp lý với khách hàng. Ví dụ, Luật sư khi được phép sao chụp hồ sơ vụ án, biết được
rất nhiều thơng tin, trong đó có cả những thơng tin bất lợi, những chứng cứ có thể làm căn cứ
buộc tội hoặc gỡ tội cho khách hàng. Thay vì thẳng thắn trao đổi, cung cấp cho khách hàng một
cách minh bạch, Luật sư lại “ám chỉ” bóng gió là những thơng tin này nằm ngồi hồ sơ vụ án, từ
đó Luật sư đề xuất tăng mức thù lao bổ sung hoặc yêu cầu đưa thêm tiền khơng cần hóa đơn tài
chính.
Trong một số trường hợp, Luật sư sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà Luật sư đảm nhận
để đề cao giá trị và uy tín của Luật sư, để khách hàng tin tưởng cho rằng chỉ có Luật sư mới là
người giúp thỏa mãn yêu cầu khách hàng. Rốt cuộc, trong trường hợp này, Luật sư chỉ muốn
chứng minh giá trị của mình mà khơng phải vì quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Đó là mặt
bên trong, khách hàng khơng thể nhìn thấy được nên cũng khơng thể có căn cứ phàn nàn Luật sư,
vì chỉ Luật sư mới là người được quyền tiếp cận hồ sơ vụ án. Quy tắc này chủ yếu là để lưu ý,
nhắc nhở Luật sư trong quá trình hành nghề phải đặt quyền lợi của khách hàng lên trên quyền lợi
của Luật sư.
*
Quy tắc 9.6: Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để
khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niêm tin
với khách hàng về hiệu quả cơng việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.
Kể từ thời điểm Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập, đến năm 2020 tổng số Luật sư chính
thức hành nghề là 15.061 Luật sư , trong đó có nhiều người sau thời gian công tác trong các cơ
quan nhà nước , cơ quan tiến hành tố tụng đến tuổi về hưu đã tham gia vào Liên đoàn luật sư
Việt Nam. Do nhiều người không phải trải qua quá trình đào tạo nguồn Luật sư hoặc tập sự hành
nghề Luật sư, nên mặc dù tích lũy nhiều kiến thức, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, đơi
khi chưa thẩm thấu hết những khó khăn, vất vả mà phần đơng Luật sư đang phải đối diện hiện
nay. Trong một chừng mực nhất định, các đồng nghiệp từng công tác trong các cơ quan nhà nước
, cơ quan tiến hành tố tụng có sẵn những mối quan hệ quen biết với những người đương nhiệm,
nên có những lợi thế nhất định, tạo sự tin cậy của khách hàng về uy tín của Luật sư. Ngoài ra,
ngay cả các Luật sư hành nghề một cách xuyên suốt, qua thời gian, cũng tích lũy được những
quan hệ cá nhân hoặc thông qua hoạt động nghề nghiệp với các cơ quan và người tiến hành tố
tụng. Những quan hệ có được từ q trình cơng tác, hành nghề nói trên đều là những giá trị tích
lũy chính đáng, tạo ra thương hiệu, uy tín của mỗi Luật sư.
Ví dụ 11: Trong quan hệ với khách hàng, có nên thơng tin Luật sư “ngun” là Thẩm phán,
Kiểm sát viên, Điều tra viên?
Hiện nay, nhiều Luật sư đã biết sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để giới thiệu
về tổ chức hành nghề và cá nhân mình, tạo được sự thu hút từ phía khách hàng. Khỉ in danh thiếp
(card visit), một số Luật sư có giới thiệu bản thân mình “ngun” là Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Điều tra viên. Cách thức tiếp cận để giới thiệu khách hàng như vậy pháp luật và quy tắc đạo đức,
ứng xử nghề nghiệp Luật sư khơng cấm. Đó cũng là một phần giá trị của Luật sư mà khách hàng
rất trông cậy vào kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện vụ việc, đưa ra được những giải pháp
pháp lý có căn cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Tuy nhiên, việc có
cần thiết phải giới thiệu các chức danh trước đây hay không tùy theo quan niệm và cách thức của
mỗi Luật sư, vì dù sao, chức danh Luật sư trong trường hợp này là quan trọng nhất, là chức danh
tư pháp hiện có của Luật sư. Đó là cơ sở để khách hàng tìm đến Luật sư và yêu cầu cung cấp
dịch vụ pháp lý.
Vấn đề đặt ra là cách thức Luật sư thông tin trực tiếp cho khách hàng một cách minh bạch hay
dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác
nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp
pháp khác. Do Luật sư đã có chủ ý thông tin cho khách hàng về mối quan hệ với các cơ quan,
người tiến hành tố tụng, tổ chức có thẩm quyền khác, mục đích là nhằm tạo dựng niềm tin để
khách hàng giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với mình. Sâu xa hơn, có thể chủ đích của Luật sư
cịn mang tính gợi ý khách hàng muốn được việc, có hiệu quả tốt thì cần phải “chạy”... Đối với
một số khách hàng, nhu cầu “chạy” để thốt tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một thực tế
có thể xảy ra. Bản thân Luật sư đã có sẵn các mối quan hệ, có thể nghĩ rằng mình đang giúp cho
khách hàng đạt hiệu quả mong đợi. Trong trường hợp này, nhu cầu của hai bên rất dễ gặp nhau.
Tuy nhiên, mỗi Luật sư đểu cần nhận thức tính hai mặt của vấn để. Bên cạnh việc tạo sự tin cậy,
niềm tin của khách hàng về hiệu quả công việc, đa phần các thông tin hay dùng lời lẽ, hành vi ám
chỉ rằng Luật sư là người “có mối quan hệ rộng” với các cơ quan, người tiến hành tố tụng sẽ dễ
dẫn đến khách hàng ngay lập tức nghĩ đó là sự gợi ý và họ bắt nhịp ngay với sự ám chỉ của Luật
sư. Cần thẳng thắn thảo luận ở đây là Luật sư gây niềm tin hay tìm kiếm lợi ích cho bản thân
mình hay nó sẽ mang đến những rủi ro cho Luật sư? Đáng lẽ Luật sư có thể hành nghề với tâm
an mà khơng phải ln tìm cách tiếp cận đối tượng có thẩm quyền giải quyết để giúp khách
hàng. Lợi ích mà Luật sư có thể thụ hưởng bằng cách thức khơng minh bạch đó liệu có giúp cho
mình một cuộc sống tốt đẹp, giàu có hơn? Đó là chưa kể khi dấn thân vào con đường mà mình đã
vạch ra như thế sẽ khó tránh khỏi những rủi ro. Không chỉ là rủi ro do vi phạm pháp luật, mà cịn
làm xấu đi hình ảnh, chức phận nghề nghiệp Luật sư. Vậy câu trả lời ở đây là mỗi Luật sư cần
“tiết chế” nhu cầu của chính Luật sư, khơng nên biện minh là mình đang làm những gì tốt nhất
cho khách hàng.
* Quy tắc 9.7: Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình
độ chun mơn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.
Thơng tin về khả năng và trình độ chun môn của Luật sư hiện nay được phản ánh thông qua
các website của Liên đoàn, các Đoàn Luật sư địa phương, trang web của các tổ chức hành nghề
hay các trang mạng xã hội như Facebook... Ngoài ra, khách hàng có thể tìm hiểu hoạt động của
Luật sư được thể hiện qua thực tiễn tham gia tố tụng, tư vấn cho các vấn đề thời sự được phản
ánh qua báo chí, truyền thơng hoặc sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Tuy nhiên, không phải
khách hàng lúc nào cũng nhận diện và đánh giá đúng về phẩm chất, năng lực và trình độ chun
mơn của Luật sư, vì đó là mặt bên trong, sự tích tụ và trải nghiệm thực tiễn, bản lĩnh và tư cách
đạo đức của mỗi Luật sư. Ngoài ra, trên thực tế hiện nay với số lượng Luật sư hành nghề ngày
càng đông, nguồn Luật sư ngày càng phát triển, mỗi kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề
Luật sư hàng năm lên tới 400 - 500 người tập sự, nên khả năng cạnh tranh, có được việc làm của
rất nhiều Luật sư trẻ bị hạn chế. Theo số liệu khơng chính thức, được phản ánh qua các hội thảo,
tọa đàm về nghề luật sư, có đến gần V2 số Luật sư trẻ hiện nay khơng có điều kiện sống được
bằng nghề, phải làm thêm các nghề tay trái để có thêm thu nhập.
Khơng chỉ các Luật sư trẻ mới vào nghề, ngay các Luật sư thực thụ, có q trình hành nghề
nhiều năm cũng gặp hồn cảnh khó khăn tương tự. Do đó, làm thế nào để tạo dựng uy tín, dành
được sự quan tâm của các chủ thể xã hội, sống được bằng chính nghề nghiệp của mình là một
thách thức lớn trong sự phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay. Có một thực tế là trong
điều kiện hiện nay, không phải Luật sư nào cũng tinh thông hết các lĩnh vực chun mơn, ngay
các nước có nghề luật phát triển như Hoa Kỳ, CHLB Đức, Nhật Bản..., xu hướng tạo dựng uy
tín, tên tuổi Luật sư theo phạm vi tranh tụng và tư vấn, hay theo chuyên ngành là một xu hướng
chủ đạo. Thậm chí, ở CHLB Đức, Đồn Luật sư liên bang đã hình thành chế độ Luật sư chuyên
ngành, các Luật sư khi phát triển năng lực và chuyên mơn về một lĩnh vực nào đó sẽ được kiểm
tra, cấp chứng chỉ Luật sư chuyên ngành. Từ những kinh nghiệm quốc tế, hiện nay nhiều Tổ
chức hành nghề luật sư ở Việt Nam thành danh nhờ vào các lĩnh vực chuyên môn sâu như tư vấn
kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngồi, đầu tư, tài chính, sở hữu cơng nghiệp...
Ví dụ 12: Bằng cấp có phải là tiêu chí đánh giá khả năng và trình độ chun mơn của Luật sư?
Trong q trình học tập và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp, nhiều Luật sư đã cố gắng phấn đấu
trau dồi kiến thức pháp luật và kỹ năng chun mơn, đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ luật học, được
phong hàm giáo sư, phó giáo sư ngành luật. Theo thống kê của Liên đoàn luật sư Việt Nam, đến
năm 2020, trong tổng số 15.061 Luật sư chính thức, có 141 Luật sư có bằng tiến sĩ luật, 938 Luật
sư có bằng thạc sĩ luật. Số Luật sư có trình độ trên đại học chiếm 5% tổng số Luật sư cả nước.
Có khoảng 100 Luật sư Việt Nam được đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, 20 Luật sư được cơng
nhận Luật sư của nước ngồi (Hoa Kỳ, Australia, Pháp...)1. Vì thế, trên danh thiếp, một số Luật
sư đã thể hiện học hàm, học vị của mình. Việc giới thiệu khả năng và trình độ chun mơn như
vậy hồn tồn ngay thẳng, chính danh, là một tiêu chí đánh giá về phẩm chất và năng lực của
Luật sư.
Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có Luật sư ghi rất nhiều các chức danh, học vị của mình khơng
theo quy chuẩn, hoặc bằng cấp không được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cơng nhận. Đó là
chưa kể, trên danh thiếp của một số Luật sư ghi quá nhiều về bằng cấp của nhiều cơ sở đào tạo,
cốt để giới thiệu khả năng hiểu biết nhiều lĩnh vực của mình. Cách tiếp cận và giới thiệu khả
năng và trình độ chun mơn của Luật sư như vậy chưa hẳn là một cách làm đúng.
Trong tổng số trên 15.000 Luật sư hiện nay, có khoảng 500 Luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư
vấn đầu tư và thương mại quốc tế. Số lượng Luật sư hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và thương
mại quốc tế phần lớn trưởng thành là do chính các Tổ chức hành nghề luật sư tự đào tạo như
Công ty luật VILAF Hồng Đức, YKVN... và một số cơng ty luật nước ngồi tại Việt Nam. Một
số tổ chức hành nghề đã ý thức trong việc xây dựng thương hiệu của mình trong lĩnh vực tranh
tụng, tư vấn hay cung cấp các dịch vụ pháp lý khác.
Ví dụ 12: Bằng cấp có phải là tiêu chí đánh giá khả năng và trình độ chun môn của Luật sư?
Trong q trình học tập và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp, nhiều Luật sư đã cố gắng phấn đấu
trau dồi kiến thức pháp luật và kỹ năng chuyên môn, đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ luật học, được
phong hàm giáo sư, phó giáo sư ngành luật. Theo thống kê của Liên đoàn luật sư Việt Nam, đến
năm 2020, trong tổng số 15.061 Luật sư chính thức, có 141 Luật sư có bằng tiến sĩ luật, 938 Luật
sư có bằng thạc sĩ luật. Số Luật sư có trình độ trên đại học chiếm 5% tổng số Luật sư cả nước.
Có khoảng 100 Luật sư Việt Nam được đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, 20 Luật sư được cơng
nhận Luật sư của nước ngồi (Hoa Kỳ, Australia, Pháp...)1. Vì thế, trên danh thiếp, một số Luật
sư đã thể hiện học hàm, học vị của mình. Việc giới thiệu khả năng và trình độ chun mơn như
vậy hồn tồn ngay thẳng, chính danh, là một tiêu chí đánh giá về phẩm chất và năng lực của
Luật sư.
Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có Luật sư ghi rất nhiều các chức danh, học vị của mình khơng
theo quy chuẩn, hoặc bằng cấp không được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cơng nhận. Đó là
chưa kể, trên danh thiếp của một số Luật sư ghi quá nhiều về bằng cấp của nhiều cơ sở đào tạo,
cốt để giới thiệu khả năng hiểu biết nhiều lĩnh vực của mình. Cách tiếp cận và giới thiệu khả
năng và trình độ chuyên môn của Luật sư như vậy chưa hẳn là một cách làm đúng.
Trong quá trình giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, việc công khai, minh bạch về
khả năng và trình độ chun mơn của Luật sư có ý nghĩa quan trọng, tạo niềm tin cho khách
hàng. Tuy nhiên, quy tắc này nhấn mạnh đến hành vi bị coi là vi phạm quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp khi cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và
trình độ chun mơn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng. Chẳng hạn, thực
tế Luật sư khơng có trình độ chun mơn sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh
thương mại nhưng vẫn giới thiệu cho khách hàng là mình có khả năng tư vấn, trợ giúp pháp lý
trong việc soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần liên quan các dự án bất động sản. Trong
tố tụng, để khách hàng nhờ bào chữa trong vụ án về ma túy, Luật sư giới thiệu không đúng về
khả năng và kinh nghiệm thực tế, cốt yếu để khách hàng đồng ý ký hợp đồng với mình. Lỗi ở
đây là cố ý đưa ra các thơng tin sai lệch, có khả năng gây nhầm lẫn cho khách hàng, mục đích
làm cho khách hàng tin tưởng vào khả năng và trình độ chun mơn của mình.
* Quy tắc 9.8: Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả
năng, điều kiện thực hiện của Luật sư.
Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển nghề luật sư Việt Nam , Liên đoàn
nhận được 1541 đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến Luật sư, người tập sự hành
nghề Luật sư. Phần lớn các đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo Luật sư vi phạm đạo đức, ứng
xử nghề nghiệp, tranh chấp về thù lao giữa Luật sư với khách hàng. Liên đoàn đã phối hợp chặt
chẽ với Đồn Luật sư có liên quan để giải quyết các đơn, thư này. Từ tháng 01/2011 đến tháng
4/2020, các Đoàn Luật sư đã xử lý kỷ luật xóa tên 479 Luật sư (trong đó có 413 trường hợp do
khơng nộp phí thành viên, 66 trường hợp cịn lại là xử lý kỷ luật do vi phạm đạo đức nghề
nghiệp Luật sư); xử lý kỷ luật bằng các hình thức khác (tạm đình chỉ tư cách thành viên, cảnh
cáo, khiển trách) là 78 trường hợp. Trong số các trường hợp vi phạm nêu trên, có nhiều Luật sư
vi phạm quy tắc đạo đức về hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm
ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư. Chẳng hạn, có những Luật sư ghi rõ các điều
kiện thanh toán thù lao của khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý là cam kết bảo đảm cho
khách hàng “được hưởng án treo”.
về mặt pháp lý, điểm đ khoản 1 Điều 9 Luật luật sư năm 2006 quy định một trong những hành vi
bị cấm là “nhận, địi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản
thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý”. Điểm d khoản
6 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối
với hành vi sách nhiễu khách hàng; nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác ngồi khoản
thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; lừa dối khách hàng mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn để ở đây là việc thỏa thuận thù lao Luật sư dựa vào sự
hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc, trong khi Luật sư khơng có khả năng, điều kiện thực
hiện. Một người bình thường cũng biết là trong tố tụng, kể cả hình sự hay dân sự, phán quyết về
kết quả là do HĐXX quyết định, nằm ngoài khả năng và điều kiện của Luật sư. Chỉ khi Luật sư
thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức, móc nối với người tiến hành tố tụng thì mới có thể
giao kết trước về kết quả nhằm mục đích hưởng lợi bất chính.
Vì thế, quy tắc này ràng buộc nghĩa vụ về đạo đức của Luật sư, Luật sư không được hứa hẹn,
cam kết bảo đảm kết quả vụ việc. Trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật sư cẩn thể hiện trong
điều khoản về quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo nguyên tắc tận tâm, làm hết trách nhiệm nhằm
bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng trên cơ sở pháp luật.
* Quỵ tắc 9.9: Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
Quy tắc này thể hiện một khía cạnh khác trong hoạt động hành nghề của Luật sư trong quan hệ
với khách hàng. Hiểu cho đúng tinh thần và nội hàm của quy tắc này không hề' đơn giản và phát
sinh những tình huống gây tranh cãi. Như trên đã nêu, trong quá trình tiếp nhận vụ việc, Luật sư
và khách hàng phải thường xuyên gặp mặt, giao tiếp cả trong công việc và trong cuộc sống cá
nhân. Thực tiễn hành nghề cho thấy, do cách giao tiếp, ứng xử trên tinh thần chia sẻ, đứng bên
cạnh khách hàng trong những thời điểm sinh tử, khó khăn nhất, khách hàng rất kính trọng và u
mến tấm lịng và tình cảm nhân ái, lòng trắc ẩn của Luật sư trước số phận của khách hàng. Có
nhiều trường hợp, mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng không chỉ phát sinh trong q trình
giao kết hợp đồng, mà cịn trở thành mối quan hệ bạn bè thân thiết nhiều năm sau này.
Thực tế hành nghề Luật sư, có trường hợp thơng qua mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng
trong quá trình tiếp nhận vụ việc, Luật sư có quan hệ tình cảm, sau đó tiến tới hơn nhân với
khách hàng. Có trường hợp một nữ Luật sư khi nhận bào chữa cho một bị can bị tạm giam, thấu
hiểu nỗi oan ức của khách hàng, đã dấn thân đấu tranh bảo vệ công lý, minh oan cho bị can, sau
khi ra tù, hai bên đã nảy sinh tình cảm và tiến tới kết hôn. Để hiểu thấu đáo quy tắc này, cần tiếp
cận trên hai phương diện:
Một là, trên bình diện là một con người sống trong xã hội, chưa lập gia đình, Luật sư dù là nam
hay nữ đều có quyền lựa chọn và kết hơn với bất cứ ai, dù đó là người đang bị đặt trong vịng tố
tụng, bị hạn chế quyền tự do thân thể. Quan hệ tình cảm đơn thuần nảy sinh trong quan hệ giữa
con người với con người, có đi đến kết hơn hay khơng là do tình cảm giữa hai bên mà pháp luật
khơng cấm. Khi nảy sinh tình cảm, khơng có ranh giới để phân biệt rành mạch đây là quan hệ
của Luật sư với khách hàng, pháp luật hay quy tắc đạo đức không cấm, miễn không vi phạm
Luật Hôn nhân và gia đình.
Hai là, bị coi là vi phạm Quy tắc 9.9 khi Luật sư lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam
nữ bất chính với khách hàng. Cần nhận thức, quan hệ tình cảm nam nữ bất chính giữa Luật sư và
khách hàng là trường hợp quan hệ giữa một bên là Luật sư - là người cung cấp dịch vụ pháp lý
với một bên là người có nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý. Trong quan hệ này, Luật sư là chủ thể
tư pháp, có địa vị pháp lý, vai trị, quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận trong quy định của pháp
luật, có ưu thế hơn so với khách hàng là các chủ thể xã hội, cá nhân khác. Khách hàng mặc dù tự
nguyện, bình đẳng, được giải thích và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng
dịch vụ pháp lý, nhưng xét cho đến cùng, khách hàng thường là người có hiểu biết hạn chế về
pháp luật và giao tiếp trong cuộc sống, là một bên yếu thế, phụ thuộc vào sự chỉ dẫn, có niềm tin
rất lớn vào phẩm giá, năng lực chuyên môn của Luật sư. Khi lợi dụng hồn cảnh khó khăn hay
lợi dụng vị thế nghề nghiệp của Luật sư nhằm quan hệ bất chính với khách hàng, hành vi này của
Luật sư bị coi là vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
Vậy thế nào là quan hệ tình cảm nam nữ “bất chính”? Là Luật sư, người có kiến thức về pháp
luật chuyên sâu, đương nhiên phải nhận thức thế nào là quan hệ tình cảm nam nữ bất chính. Khái
niệm “bất chính” ở đây được hiểu trước hết là hành vi quan hệ tình cảm nam nữ trái với pháp
luật. Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định một trong những nguyên tắc
cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là “hơn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng”. Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định
nghiêm cấm hành vi “người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ”. Như vậy, Luật sư đã kết hôn, lại quan hệ, chung sống như vợ
chồng với người khác (trong trường hợp này là khách hàng), hoặc chưa kết hôn mà kết hôn,
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (đồng thời là khách hàng) bị coi là vi
phạm pháp luật.
về mặt đạo lý, nội hàm khái niệm “bất chính” cịn được hiểu là trái luân thường đạo lý, Luật sư
lợi dụng vị thế nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ với khách hàng, một dạng hưởng lợi
khơng chính đáng “lợi ích vật chất” vơ hình. Do đó, để thực hiện đúng quy tắc này đòi hỏi mỗi
Luật sư đề cao sứ mệnh và danh dự, uy tín của nghề nghiệp, biết tiết chế cảm xúc để phân biệt
rạch ròi đâu là giới hạn đúng đắn trong quan hệ tình cảm nam nữ với khách hàng.
* Quy tắc 9.10: Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xưng Luật sư trong hoạt động hành
nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.
Thật ra, xây dựng quy tắc này trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư trong
quan hệ với khách hàng là nhằm nhấn mạnh trong nhận thức và hoạt động nghề nghiệp của Luật
sư phải đặt tư cách, danh xưng Luật sư lên hàng đầu, thể hiện bản chất mối quan hệ giữa Luật sư
và khách hàng. Mặc dù các chức danh khác không được định nghĩa cụ thể trong quy tắc này,
nhưng đó có thể là các chức danh tư pháp khác hoặc bịa đặt, mạo nhận mình là người có thẩm
quyền của cơ quan nhà nước hoặc cơ quan tiến hành tố tụng để ép buộc khách hàng ký hợp
đồng, thực hiện các hành vi sai trái nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân.
Xuất phát từ thực tế đã xảy ra, việc lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xưng Luật sư cịn
có thể hiểu là hành nghề Luật sư khơng đúng hình thức hành nghề và ký hợp đồng dịch vụ pháp
lý không thông qua Tổ chức hành nghề luật sư, mà bằng các chức danh khác. Chính vì thế, tại
các điểm d và g khoản 3 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã quy định xử phạt từ 07 đến 10
triệu đồng đối với một trong các hành vi “hành nghề Luật sư khơng đúng hình thức hành nghề
theo quy định” và “ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng không thông qua Tổ chức hành
nghề luật sư hoặc khơng có văn bản ủy quyền của Tổ chức hành nghề luật sư”.