Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Chương 4 quan hệ với khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.33 KB, 40 trang )

Chương 4
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư trong quan hệ với khách hàng
1.

Những vấn đề chung

2.
Thực hiện quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách
hàng
2.1.

Những quy tắc cơ bản trong quan hệ với khách hàng

2.1.1. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với cơng việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của
khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư
Việt Nam. Quy tắc này có thể coi là một thông điệp chuyển tải một trong những trách nhiệm
pháp lý và đạo đức của nghề luật sư là phải bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách
hàng.
Tuy nhiên, về quan niệm lẫn thực chất, “bảo vệ tốt nhất” có nội hàm khác hồn tồn với “bảo vệ
bằng mọi giá”. Hiện nay, nhu cầu của bị can, bị cáo và các đương sự cần đến sự giúp đỡ của Luật
sư trong vụ án hình sự hoặc tư vấn, cung cấp các dịch vụ pháp lý khác là rất lớn, đó là chưa kể
đến việc Tịa án các cấp phải chỉ định Luật sư cho các bị cáo trong trường hợp pháp luật quy
định. Tuy nhiên, nhu cẩu này bao hàm rất nhiều yếu tố khác nhau và có những nhu cầu đích thực
bị “che lấp” do xuất phát từ nhận thức khác nhau của khách hàng. Ví dụ, có khách hàng đến nhờ
Luật sư với mong muốn quyển và lợi ích hợp pháp của họ được pháp luật bảo vệ và Luật sư là
người giúp chuyển tải cho họ tâm tư, nguyện vọng trước các CQTHTT. Có khách hàng, do nhận
thức hạn chế, muốn nhờ Luật sư “lo từ A tới Z”, chấp nhận các biện pháp trái pháp luật, miễn là
đạt yêu cầu của họ.
Ví dụ 2: Trong một buổi làm việc với khách hàng là bị can đang bị tạm giam tại Trại tạm giam


Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, khi cán bộ dẫn giải bị can (là một nữ doanh nhân khá nổi
tiếng trên thương trường) vào phòng hỏi cung, do tính chất vụ án, mặc dù sau khi kết thúc điểu
tra, việc gặp bị can hết sức khó khăn, Luật sư khơng được gặp riêng khách hàng do khơng có
Kiểm sát viên (khơng bố trí lịch đi cùng được). Tuy nhiên, Luật sư đã trình bày và khiếu nại vê
vấn đẽ quyên đượcgặp và làm việc riêng với bị can sau khi kết thúc điều tra với Lãnh đạo Vụ
chức năng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Sau đó, Kiểm sát viên phải sắp xếp cơng việc, đi
cùngLuật sư vào Trại tạm giam. Khi Cảnh sát tại Trạm tạm giam dẫn giải bị can vào phòng hỏi
cung, mặc dù đã rất nhiêu lẩn làm việc, dự cung trong giai đoạn điểu tra, nhưng Luật sư nhận
thấy thái độ của bị can rất kỳ lạ. Trước đây, mỗi lăn đượcgặp Luật sư, bị can đêu rất mừng rỡ,
thậm chí xúc động khóc rất nhiêu. Vậy mà lần gặp này, thấy thái độ của bị can rất lạnh nhạt,
thậm chí khi Luật sư chào cũng không lên tiếng đap lai.
Trước khi buổi làm việc bắt đầu, bị can tỏ ý khơng hài lịng với Luật sư khi thấy Luật sư đi cùng
với Kiểm sát viên. Là người nhạy cảm, từ thái độ ban đầu khi gặp, cho đến khi cất lên tiếng nói,
Luật sư thấy điều gì đó khác thường trong suy nghĩ của bị can. Khi trao đổi và tìm hiểu, hóa ra bị


can cho rằng Kiểm sát viên này trong buổi làm việc trước đây đã có lời nói xúc phạm bà, cố ý
kết tội không đúng. Nay lại thấy Luật sư đi cùng Kiểm sát viên, bị can cho rằng “Luật sư xuôi
chiều theo Cơ quan điều tra, VKS”, không bảo vệ được quyên lợi hợp pháp của khách hàng. Luật
sư nhận ra nguyên nhân của câu chuyện, Hển giải thích và trình bày q trình xin gặp, làm việc
rất khó khăn, do bị can không nhận tội. Bản thân Luật sư phải tìm hết mọi biện pháp để bằng mọi
cách gặp được bị can. Ngay buổi làm việc này, phải từ TP. Hổ Chí Minh ra Hà Nội rất vất vả nên
Luật sư đã khiếu nại lên lãnh đạo và Kiểm sát viên phải đi cùng vào Trại.
Thấy thái độ như vậy, Luật sư nói cảm thấy buồn vì khách hàng chưa hiểu những khó khăn trong
việc Luật sư tham dự các buổi hỏi cung trong giai đoạn điều tra. Đồng thời, Luật sư giải thích rõ
ràng là xuyên suốt quá trình điều tra cho đến nay, Luật sư đã có rất nhiều kiến nghị, Luật sư kiên
trì giữ vững quan điểm pháp lý nhăm tận tâm, cố gắng hết sức mình để đấu tranh bảo vệ quyền
lợi hợp pháp cho bị can. Nghe đến đây, bị can ngân ngấn nước mất, hiểu ra suy nghĩ của mình vê
Luật sư là khơng đúng, thật lịng xin lỗi Luật sư. Buổi làm việc sau đó được tiếp tục trên tinh
thần chia sẻ và đồng cảm giữa Luật sư và khách hàng...

Nhìn chung, Luật sư thông qua việc tiếp xúc ban đẩu với khách hàng, cần tìm hiểu tâm tư,
nguyện vọng của họ một cách thấu đáo, bằng cách lắng nghe họ trình bày, xem xét những tài liệu
ban đầu (đơn từ, các tài liệu liên quan vụ việc, các giấy tờ cá nhân...); đổng thời cũng phải chỉ rõ
cho khách hàng biết được giới hạn trách nhiệm của Luật sư trước pháp luật và trước khách hàng,
không để khách hàng lôi kéo mình theo những yêu cầu trái pháp luật và trái đạo đức nghề
nghiệp. Nội dung quy tắc bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng không chỉ được nhận thức
một cách sâu sắc và toàn diện nêu trên, mà còn phải thể hiện bằng điều khoản cụ thể về nghĩa vụ
của Luật sư trong hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với khách hàng. Trong hợp đồng không được
thỏa thuận, cam kết “bao kết quả” với khách hàng để nhằm tạo sự tin tưởng hoặc để được trả thù
lao cao.
2.1.2. Tôn trọng khách hàng
Quy tắc cơ bản này đòi hỏi Luật sư thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý trên cơ sở yêu cầu
hợp pháp của khách hàng, tơn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của khách hàng. Để
nhận diện thế nào là “yêu cầu hợp pháp của khách hàng”, Luật sư cần tìm hiểu về vụ việc và yêu
cầu của khách hàng trên tinh thần chia sẻ, hiểu biết thấu đáo bản chất vụ việc.
Thông thường, với những thông tin, tài liệu, hồ sơ ban đầu, khách hàng chưa nắm hoặc chưa đưa
ra hết những tình tiết, diễn biến sự việc, nên có thể Luật sư chưa đánh giá hết được những cơ sở,
đường dẫn hướng đến kế hoạch, bước đi sau này, thậm chí ngộ nhận yêu cầu của khách hàng là
có căn cứ, việc buộc tội là oan ức. vẫn có trường hợp khách hàng “dẫn dắt” Luật sư theo những
mong muốn của mình, đơi khi Luật sư bị đặt trong tình trạng “chạy theo” khách hàng, phục vụ
cho những u cầu khơng chính đáng hoặc khơng hợp pháp của khách hàng.
Yêu cẩu hợp pháp là những yêu cẩu gắn liền với quyền và lợi ích của khách hàng, được xác định
dựa trên những căn cứ được pháp luật quy định hoặc hợp với đạo lý, lẽ công bằng. Tuy nhiên,
trong suy nghĩ của khách hàng, yêu cầu khi tìm đến nhờ Luật sư thường rất rộng, đa dạng, khơng
chỉ là bảo vệ quyền lợi hợp pháp, mà cịn cả các vấn đề, tình tiết bên lê' vụ án. Có trường hợp,
khi tìm hiểu hoặc được giới thiệu, khách hàng mong muốn Văn phòng Luật sư cử Luật sư. A là


người có kinh nghiệm tư vấn hoặc tranh tụng để bảo vệ cho mình, nhưng Luật sư. A bận nhiều
việc nên lại cử Luật sư. B là Luật sư trẻ, mới vào nghề tiếp và gợi ý cho khách hàng nhờ Luật sư.

B. Khách hàng khơng hài lịng vể việc đề cử Luật sư như vậy, kiên quyết mong muốn được nhờ
Luật sư. A trực tiếp tư vấn, bào chữa cho mình. Khi gặp trường hợp này, Luật sư. A có thể trao
đổi, thảo luận với khách hàng về tình hình cơng việc thực tế của Văn phịng, Luật sư. A sẽ trực
tiếp nhận trách nhiệm, nhưng sẽ có thêm Luật sư. B để phụ giúp trong quá trình chuẩn bị hổ sơ,
làm thủ tục, tham dự buổi làm việc hoặc hỏi cung nếu Luật sư. A bận công tác đột xuất. Khách
hàng thấy phương án Luật sư. A đưa ra như vậy là phù hợp với tình hình thực tế nên đã đồng ý
để Luật sư. B cùng tham gia tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho mình.
Tơn trọng khách hàng cịn được hiểu là sự tơn trọng của chính Luật sư đối với bản thân cá nhân
con người của khách hàng, hiểu thấu đáo hoàn cảnh xuất thân, nguyên nhân, bối cảnh nảy sinh
vụ việc dẫn đến nhu cẩu phải nhờ Luật sư. Trong một chừng mực nhất định, Luật sư với tư cách
là người có kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm đời sống thực tiễn, biết khơi gợi, nắm bắt tâm tư,
tình cảm, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của khách hàng. Khách hàng tin cậy, gửi gắm lịng tin
vào Luật sư khơng chỉ về kiến thức, uy tín, kinh nghiệm nghề nghiệp, mà cịn thông qua cách
ứng xử của Luật sư làm tăng thêm sự đồng cảm, thúc đẩy cho công việc cung cấp dịch vụ pháp
lý đi vào thực chất và chiều sâu. Khách hàng là pháp nhân hay cá nhân đều có một q trình hình
thành, tích lũy và phát triển, khi gặp khó khăn hoặc rủi ro trong cuộc sống, trong kinh doanh mới
phải nhờ Luật sư. Vì thế, Luật sư không nên đưa ra đánh giá, nhận xét về khách hàng một cách
vội vàng. Có những trường hợp, khách hàng là bị can, bị cáo trong những vụ án về trật tự xã hội,
có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, nhưng khi nhận trách
nhiệm bào chữa, với trái tim và tấm lòng trắc ẩn, Luật sư nhận ra được những góc khuất của thân
phận con người, nguyên nhân, hoàn cảnh, các yếu tố tác động đến việc xác định sự thật khách
quan của vụ án. Do vậy, lời bào chữa của Luật sư tại phiên tịa khơng chỉ đưa ra các lập luận, ý
kiến pháp lý, mà cịn thấm đẫm tình người, mang tính nhân văn.
Ví dụ 3: Vì sao Luật sư lại cảm ơn khách hàng ngay tại phiên tòa?
Tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 11/01/2018 xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn D, sau khi đại diện
VKS phát biểu lời luận tội, Luật sư đã trình bày ý kiến bào chữa của mình cho Chủ tịch Hội đồng
Thành viên Tập đoàn. Mở đầu bài phát biểu, Luật sư trình bày:
“Là người được Chủ tịch Tập đồn và gia đình nhờ bào chữa cùng với các Luật sư khác, tơi cảm
nhận những ngày tháng diễn ra tiến trình điều tra, những ngày làm việc liên tục trong Trại tạm
giam và phiên tịa dân chủ, cơng khai của Tịa án nhân dân TP. Hà Nội là những trải nghiệm đặc

biệt về nghề nghiệp. Lời cám ơn đối vôi các CQTHTT tơi đã trình bày ngay phần đầu tiên,
nhưng tơi phải cám ơn khách hàng của mình cùng gia đình ông về sự tin cậy đối với các Luật sư.
Có lẽ từ người dân bình thường, cho đến những người từng giữ trách nhiệm mà Đảng và Nhà
nước phân công đều có nhu cẩu như nhau về sự trợ giúp pháp lý của Luật sư. Đó chính là điều
kiện cho NLuật sư ở Việt Nam có điều kiện phát triển tốt hơn dựa trên nẽn tảng sự tin cậy của
các chủ thể xã hội. Nhưng thật đặc biệt, trong cái rét lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông Hà Nội,
ơng vẫn cảm động nói với chúng tơi, rằng ơng luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, tin vào sự công tâm xem xét của Cơ quan điêu tra, VKS và HĐXX hôm nay. Điều này
khiến cho các Luật sư chúng tơi thật ấm lịng”.


Báo chí đưa tin vê vụ án ngay sau đó với tiêu để “Luật sư bào chữa cảm ơn bị cáo..”. Trong q
trình hành nghê, có lẽ, đấy là một tình huống chưa từng xảy ra tại các phiên tịa, chưa nói đến đó
là phiên tịa đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Như lời phát biểu nêu trên, trong tâm
thế của Luật sư, sự tôn trọng và tin cậy của khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chỉ có sự
tơn trọng và tin cậy ấy, các Luật sư mới có sự đồng cảm, chia sẻ và cố gắng hết sức mình để bào
chữa, bảo vệ các quyển và lợi ích của khách hàng. Đó cũng là một thơng điệp để dư luận xã hội
hiểu thêm vê nghề nghiệp Luật sư, cũng như khi đứng trước những rủi ro pháp lý, từ người dân
bình thường hay đến người có chức vụ, quyền hạn, nhu cầu cần sự trợ giúp pháp lý của Luật sư
đều như nhau.
Sự tôn trọng đối với khách hàng trong việc nhờ Luật sư cịn bao hàm cả sự tơn trọng đối với sự
lựa chọn của khách hàng. Trên thực tế, sự lựa chọn của khách hàng thường thể hiện trên các mặt,
bao gồm sự lựa chọn Luật sư tư vấn, trợ giúp pháp lý; sự phù hợp về định hướng giải quyết vụ
việc, sự thống nhất về cách thức, phương pháp, tiến độ giải quyết và trao đổi thống nhất về mức
thù lao Luật sư... Cần hiểu nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng rất đa dạng, có thời điểm lại
thay đổi, khiến cho Luật sư làm thế nào đáp ứng được nhu cẩu đó rất khó khăn, thậm chí có thể
dẫn đến mâu thuẫn về nhận thức và cách thức phối hợp tiến hành công việc. Nếu thiếu đi sự cẩn
trọng, cân nhắc đến các khía cạnh phát sinh trong quan hệ với khách hàng, Luật sư sẽ tự đánh
mất lòng tin của khách hàng đối với chức phận nghề nghiệp của Luật sư. Đó cũng là nguồn gốc
phát sinh những va chạm, mâu thuẫn nảy sinh, dẫn đến tranh chấp hoặc khiếu nại, tố cáo đối với

Luật sư. Nhận thức và hiểu thấu đáo nguyên tắc chung về tôn trọng khách hàng sẽ tạo ra sự đồng
thuận, nỗ lực của Luật sư trong việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
2.1.3. Giữ bí mật thơng tin
* Quy tắc 7.1 quy định: Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin của khách hàng khi thực hiện
dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc
theo quy định của pháp luật.
Như trên đã nêu, pháp luật về Luật sư đã quy định bắt buộc Luật sư không được tiết lộ thông tin
về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách
hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Quy định này địi hỏi mỗi Luật sư
phải bảo mật thông tin về vụ, việc và thơng tin về khách hàng mà mình biết được trong quá trình
hành nghề, thể hiện một trong những đặc điểm quan trọng của nghề luật sư là tạo sự tin cậy, tín
nhiệm từ phía khách hàng. Đây khơng chỉ là quy định chung, mà còn là sự khác biệt lớn đối với
các chủ thể tư pháp khác. Sự tin cậy, tín nhiệm của khách hàng khi trình bày hết những góc
khuất của vụ việc và cá nhân cho Luật sư chính là sự gửi gắm niềm tin vào vị trí, vai trò và tâm
thế của Luật sư sẽ là người bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho mình.
Có một vấn đề mà Luật sư cần tránh, đó là sử dụng thơng tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình
biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trên thực tế, những biểu hiện vi phạm
trong mối quan hệ với khách hàng liên quan đến nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin của khách hàng
theo quy định của pháp luật khơng chỉ trong q trình thời hạn cung cấp dịch vụ pháp lý có hiệu
lực, mà cịn bao hàm cả sau khi kết thúc vụ việc. Điều này rất quan trọng, vì pháp luật quy định


như vậy để ràng buộc một hành lang cho việc ứng xử của Luật sư, trong khi bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của khách hàng, Luật sư khơng được xâm phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp
pháp của các chủ thể xã hội khác. Đương nhiên, việc tiết lộ thông tin chỉ được phép khi khách
hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
* Quy tắc 7.2 quy định: Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đổng nghiệp có liên quan và nhân
viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết khơng tiết lộ những bí mật thơng tin mà họ biết
được và Luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Quy tắc này đòi hỏi và ràng buộc trước hết trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức hành nghề
và của chính Luật sư được khách hàng lựa chọn trong việc giữ bí mật thông tin của khách hàng.
Để thực hiện đúng quy tắc này, người đứng đầu Tổ chức hành nghề luật sư cần xây dựng và đưa
vào trong quy chế vận hành nội bộ, thường xuyên quán triệt đến các Luật sư thành viên về nghĩa
vụ giữ bí mật thơng tin khách hàng, tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, bảo quản bảo đảm tính bí
mật hồ sơ của khách hàng, những người khơng liên quan thì khơng tiếp cận được hồ sơ vụ, việc
hoặc thông tin cá nhân của khách hàng. Khi đưa quy định này vào quy chế nội bộ, Tổ chức hành
nghề luật sư cần quy định chi tiết về hình thức và chế tài xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Đáng chú ý, theo điểm c khoản 7 Điểu 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
hành chính tư pháp, quy định mức xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng đối với hành vi “tiết lộ thơng
tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách
hàng đổng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, việc tuân thủ quy định về
mặt đạo đức đối với việc không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong
quá trình hành nghề đã được chuyển hóa thành quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động Ví dụ 4: Đưa thơng tin hồ sơ vụ việc, cá nhân của khách hàng lên
Facebook, mạng xã hội mà khơng được sự đồng ý của khách hàng có vi phạm Quy tắc 7?
Thực tế trong những năm gần đây, với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã
hội ngày càng phát triển, trong đó có Facebook và một số mạng xã hội khác. Nhiều Luật sư đã sử
dụng mạng xã hội một cách hiệu quả để tuyên truyền pháp luật, nâng tầm ảnh hưởng trong hoạt
động nghề nghiệp Luật sư và thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Tuy nhiên, trong một số
trang Facebook cá nhân có đăng tải một số thơng tin liên quan đến hồ sơ vụ án đang trong giai
đoạn xác minh tin báo, tố giác tội phạm hoặc chưa kết thúc giai đoạn điều tra mà Luật sư tham
gia tố tụng. Ngồi ra, cịn đưa thơng tin vê tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hoặc có sự
tranh luận, nảy sinh tình trạng mâu thuẫn, khác biệt về quan điểm ngay giữa các Luật sư với
nhau. Vậy hành vi nói trên có bị coi là vi phạm Quy tắc 7 nêu trên?
Để có thể trả lời câu hỏi này, cẩn nhận thức việc các Luật sư sử dụng mạng xã hội để chia sẻ
công việc và đời sống cá nhân là quyển tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin đã được
quy định trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013. Điểu 10 Luật Báo chí năm 2016giải thích cụ thể
cơng dàn có các qun tự do báo chí sau: (1) Sáng tạo tác phẩm báo chí; (2) Cung cấp thơng tin

cho báo chí; (3) Phản hổi thơng tin trên báo chí; (4) Tiếp cận thơng tin báo chí; (5) Liên kết với
cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; (6) In, phát hành báo in. Điều 11 Luật Báo chí năm
2016 cũng quỵ định cụ thể quyên tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân. Theo đó, công dân


có qun phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ỷ kiến xây dựng và thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình,
kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, CQNN, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các
tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời, không ai được lạm dụng các quyển tự do báo chí, tự do ngơn
luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích Nhà nước, tập thể và cơng dân.
Tuy nhiên, trong q trình hành nghề, cẩn đặt vấn để thơng tin của khách hàng hay thông tin về
vụ án trong giai đoạn điêu tra được coi là thông tin không được tiết lộ. Điểm evàg khoản 2 Điều
73 BLTTHS năm 2015 quy định: (e) Khơng được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực
hiện bào chữa; khơng được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục
đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng quyển và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân; (g) Không được tiết lộ thông tin vê vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết
khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ỷ bằng văn bản và khơng được sử dụng thơng tin
đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, điểm e khoản 6 Điêu 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP
ngày 15/7/2020 của chính phủ quy định mức xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi ứng
xử, phát ngơn hoặc có hành vi làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của NLuật sư hoặc gây thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Vì thế, việc một Luật sư đăng tải thông tin liên quan đến thông tin của khách hàng mà không
được sự đồng ý của người đó, củng như đăng tải thơng tin, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ
án đang giai đoạn điêu tra trên trang Facebook cá nhân, mạng xã hội khác... có thể bị coi là vi
phạm
2.1.4. Thù lao luật sư
Quy tắc 8 quy định về thù lao Luật sư: “Luật sư phải giải thích cho khách hàng những quỵ định
của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh tốn thù lao; thơng báo rõ ràng mức thù

lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ
pháp lý”. Do một trong những đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của Luật sư là mang tính dịch vụ,
nên khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư theo quy định tại Điều
54 Luật luật sư năm 2006 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong q trình thảo luận nhằm thiết lập Hợp đổng dịch vụ pháp lý với khách hàng, một trong
những nghĩa vụ về mặt pháp luật và đạo đức của Luật sư là phải giải thích một cách rõ ràng, xác
thực về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh tốn thù lao, thơng báo rõ ràng mức thù lao, chi
phí cho khách hàng. Điều 55 Luật luật sư nêu trên quy định mức thù lao được tính dựa trên các
căn cứ sau đây: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; Thời gian và công sức của Luật sư sử
dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư. Luật sư cũng phải thảo
luận và thống nhất với khách hàng về phương thức tính thù lao Luật sư theo giờ làm việc của
Luật sư; theo mức thù lao trọn gói; tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị
hợp đổng, giá trị dự án; hoặc tính mức thù lao cố định theo hợp đồng dài hạn.
Ví dụ 5: Làm sao để khách hàng biết được thời gian, công sức của Luật sư?


Ngồi căn cứ về kinh nghiệm và uy tín của Luật sư là điều mà khách hàng khơng q khó khăn
để nhận biết, việc xác định thời gian và công sức của Luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp
lý như thế nào là vấn để cần bàn và thống nhất. Thời gian, công sức của Luật sư sử đụng để thực
hiện dịch vụ pháp lý là một khái niệm mang tính khái qt cao, vì mỗi Luật sư, tổ chức hành
nghê đều xây dựng các tiêu chí trong việc xác định thời gian và công sức làm việc của Luật sư.
Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp Luật sư tư vấn cho khách hàng thống nhất được cách thức tính
thời gian và cơng sức của Luật sư theo phương thức tính thù lao theo giờ làm việc, cịn trong
trường hợp tham gia tố tụng hoặc cách tính thù lao theo phương thức khác, việc thơng báo, giải
thích rõ ràng cho khách hàng về cách xác định thời gian và công sức của Luật sư là rất cẩn thiết.
Chẳng hạn, đối với một vụ án hình sự hoặc dân sự, căn cứ vào từng giai đoạn và thời hạn tố tụng
sơ thẩm, phúc thẩm được pháp luật quy định, Luật sư có thể dự liệu khoảng thời gian có thể cung
cấp dịch vụ pháp lý là 03 tháng, 06 tháng hay 01 năm tùy theo từng vụ án. Công sức Luật sư
được hiểu là quá trình sao chụp, nghiên cứu hồ sơ, xây dựng kế hoạch thẩm vấn, xây dựng dự
thảo phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợi, vào làm việc với bị can, đương sự nhiều lẩn để

thống nhất chuẩn bị cho phiên tịa... Cơng sức của Luật sư để làm căn cứ tính thù lao cịn được
hiểu là sự tìm tịi, nghiên cứu, nhận diện bản chất vụ án, đưa ra được các phương án, giải pháp
pháp lý ở mức độ tốt nhất cho khách hàng.
Đáng lưu ý, theo Điều 56 Luật luật sư năm 2006, đối với vụ án hình sự mà Luật sư tham gia tố
tụng thì mức thù lao khơng được vượt q mức trần thù lao do Chính phủ quy định. Theo Điểu
18 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật luật sư (Nghị định số 123/2013/NĐ-CP), mức thù lao Luật sư tham
gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phịng Luật sư, cơng ty luật thỏa thuận
trong hợp đổng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật luật
sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm
việc của Luật sư không được vượt quá 0,3 lẩn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Thời
gian làm việc của Luật sư do Luật sư và khách hàng thỏa thuận. Đồng thời, điều luật cũng
khuyến khích văn phịng Luật sư, cơng ty luật miễn, giảm thù lao Luật sư cho những người
nghèo, đối tượng chính sách. Trong trường hợp để tính thù lao khi tham gia tố tụng trong vụ án
hình sự, Luật sư có thể trao đổi và thống nhất với khách hàng về khoản thù lao tư vấn tách bạch
với khoản thù lao tham gia tố tụng và cách thức xác lập thời giờ làm việc của Luật sư để thuận
tiện cho việc thanh toán của khách hàng.
Riêng thù lao và chi phí cho Luật sư trong trường hợp Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của
cơ quan tiến hành tố tụng, Điều 19 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP nói trên quy định: (1) Đối với
những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày
làm việc của Luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định; (2) Thời gian làm việc
của Luật sư được tính bao gồm: (a) Thời gian gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; (b) Thời gian
thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa; (c) Thời gian nghiên cứu hồ sơ và
chuẩn bị tài liệu; (d) Thời gian tham gia phiên tòa; (đ) Thời gian hợp lý khác để thực hiện việc
tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Thời gian làm việc của Luật sư phải
được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận; (3)
Ngồi khoản tiền thù lao, trong q trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên tòa và các cơ


quan tiến hành tố tụng, Luật sư được thanh toán chi phí tàu xe, lưu trú theo quy định hiện hành

về chế độ cơng tác phí cho cán bộ, cơng chức nhà nước đi công tác trong nước.
Điều 19 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP cũng quy định, cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu
Luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm thanh tốn theo đúng quy định vể thù lao và các khoản
chi phí nêu tại khoản 1 và khoản 3 Điểu này. Nguồn kinh phí chi trả được dự toán trong ngân
sách hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến
hành tố tụng thanh tốn, Luật sư khơng được địi hỏi thêm bất cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ
bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ.
Thực tiễn giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với Luật sư trong thời gian qua của Liên đoàn luật
sư Việt Nam cho thấy, đa số liên quan đến tranh chấp về thù lao, chi phí giữa khách hàng và Luật
sư. Pháp luật và quy tắc đạo đức của Luật sư yêu cẩu việc thỏa thuận mức thù lao, chi phí của
Luật sư phải bảo đảm tính căn cứ, minh bạch và trên tinh thần thỏa thuận, được cập nhật trong hệ
thống sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán thuế của Tổ chức hành nghề luật sư. Trong nhiều
trường hợp, Liên đoàn Luật sư hay Đoàn Luật sư địa phương khi nhận được khiếu nại, tố cáo của
khách hàng đối với Luật sư liên quan vấn đề thù lao, nếu xác định khơng có dấu hiệu vi phạm
pháp luật và quy tắc đạo đức đến mức phải xử lý kỷ luật, thường hướng dẫn đương sự nếu khơng
thỏa thuận được thì đưa ra Tịa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định
của pháp luật về dân sự được quy định tại Điều 59 Luật luật sư năm 2006.
2.1.5. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng
Quy tắc 9 quy định những việc Luật sư khơng được làm trong quan hệ với khách hàng. Có những
việc Luật sư không được làm đã được quy định trong pháp luật nhưng về mặt đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp, quy tắc này mô tả chi tiết hơn, giúp các Luật sư nhận diện và cố gắng tuân thủ tính
minh bạch, liêm chính, tạo được sự tin cậy trong quan hệ với khách hàng.
* Quỵ tắc 9.1: Nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa thuận giữa
Luật sư và khách hàng.
Như trên đã nêu, trong quan hệ với khách hàng, bên cạnh việc thiết lập thỏa thuận cung cấp dịch
vụ pháp lý, trong q trình hành nghề, Luật sư thường có sự giao tiếp mật thiết, thường xuyên
với khách hàng. Do có sự tin cậy, trong một số trường hợp, khách hàng có nhờ Luật sư giữ hộ
tiền, tài sản, chứng từ có giá khác để phịng ngừa bị mất hoặc nhằm xử lý một giao dịch dân sự
khác của khách hàng ngoài quan hệ với Luật sư. Về nguyên tắc, Luật sư nên từ chối hoặc hạn
chế việc nhận tiền, tài sản của khách hàng giao ngoài thù lao Luật sư. Khi không thể từ chối

được, hoặc nhằm thuận tiện trong việc giao dịch khi xử lý công việc, Luật sư có thể nhận tiền, tài
sản của khách hàng gửi nhờ giữ hộ hoặc đứng tên khi nhận được tiền, tài sản theo quyết định thi
hành án. Tuy nhiên, đạo đức, phẩm giá của một Luật sư liêm chính là khơng được lợi dụng lòng
tin cậy của khách hàng để nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng trái với thỏa
thuận giữa Luật sư và khách hàng.
Ví dụ 6: Rủi ro pháp lý khi đứng tên nhận tiền được thi hành án của khách hàng vào tài khoản cá
nhân của Luật sư?


Bà T ngụ tại một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cùng những người trong gia đình được chia số
tiền thừa kế khoảng 06 tỷ đồng theo bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dânTC tại TP.HCM. Bà
T ủy quyên cho Luật sư K thỏa thuận với các đồng thừa kế để chia phần di sản tại Cục Thi hành
án dân sự TP. HCM. Theo nội dung vụ án, vào năm 2014, bà T được chia gần 1,4 tỷ đồng, tiên
được chuyển vào tài khoản của Luật sư K, Luật sư đã rút toàn bộ tiền để chi tiêu nhưng vẫn nói
với bà T là “chưa thỏa thuận được với các đương sự khác”. Tin tưởng, bà T tiếp tục ký nhiều văn
bản thỏa thuận để ông K đại diện cho bà. Đến năm 2016, bà T cho rằng Luật sư K lừa dối không
chịu trả tiên nên hủy bỏ việc ủy quyền, làm đơn tố cáo gửi Cơ quan điều tra.
Tháng 7/2018, ơng K bị Tịa án nhân dân tỉnh B xử sơ thẩm lần đầu, tuyên phạt 12 năm tù. Bị
cáo kháng cáo kêu oan. Cuối năm 2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm,
tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điêu tra xét xử lại do vi phạm tố tụng nghiêm trọng; chưa
cho bị cáo tiếp cận hổ sơ; hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn, nhiều lời khai của người liên quan
chưa được đối chất làm rõ...
Quá trình điều tra lại, cơ quan tố tụng tỉnh B giữ nguyên quan điểm và tiếp tục truy tố ông K,
cuối năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh B xử sơ thẩm lăn hai, xác định việc truy tố ông K là đúng
người, đúng tội, không oan sai và tuyên phạt 12 năm tù. ỒngK tiếp tục kháng cáo kêu oan và sau
đó, Tịa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM dự kiến mở lại phiên tòa phúc thẩm vào ngày
26/11/2020 sau nhiêu lần hoãn xử... Việc Luật sư K bị vướng vào vịng tố tụng và cho rằng mình
bị kết tội oan là một rủi ro phát sinh từ việc Luật sư chấp thuận đứng tên nhận tiên của khách
hàng vào tài khoản cá nhân của mình.
Ví dụ 7: Vay tiền của khách hàng, bị tố cáo lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Một nữ Luật sư tại tĩnh ĐT bị khách hàng của mình tố cáo vê hai hành vi lừa đảo và lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản do đã lợi dụng việc hành nghề, quen biết và hỏi vay 02 tỷ đổng của
khách hàng mà Luật sư nhận bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự với lãi suất 3-12%/tháng, nói
dối là cho người khác vay để đáo hạn ngân hàng. Thậm chí, một khách hàng khác tố cáo Luật sư
khi nhận ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án dân sự, khi thắng kiện và được 500 triệu đồng
nhưng Luật sư đã làm giả hợp đổng ủy quyên tới Chi cục Thi hành án dân sự để nhận tiền, nhưng
chưa chiếm đoạt được thì bị phát hiện.
Chưa hết, trong khoảng 4 tháng đầu năm 2014, Luật sư vay của một khách hàng khác mà mình là
người bảo vệ quyền lợi 5 lần với tổng số tiển 2,6 tỷ đồng, nhưng sau đó làm xác nhận Luật sư đã
trả xong, lại còn hùn vốn 2,2 tỷ đồng với khách hàng. Sau này khách hàng khẳng định chữ ký
trong giấy xác nhận là của mình nhưng nội dung là giả nhằm giúp Luật sư đối phó với Cơ quan
điêu tra, cịn Luật sư cho rằng giấy xác nhận là thật và khách hàng cịn giữ vốn của mình. Ngồi
ra, nữ Luật sư này còn bị coi là lợi dụng hợp đổng ủy quyền nhận 121 triệu đồng của một khách
hàng tại cơ quan thi hành án dân sự, tiêu xài cá nhân nhưng lại nói dối là chưa nhận được tiên...
Nguyên nữ Luật sư đã bị Tòa án nhân dân tỉnh ĐT xử lần 1 với tổng hợp hình phạt 24 năm tù,
nhưng sau đó Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao hủy án, chủ yếu xác định một hành vỉ
nhưng bị xử 2 tội danh khác nhau. Tuy nhiên, sau khi thụ lý lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn giữ
nguyên mức hình phạt 24 năm tù. Nguyên nữLuật sư liên tục kháng cáo kêu oan, đến 18/11/2020
Tòa phúc thẩm mở phiên tịa nhưng lại hỗn xử.


Mặc dù đến thời điểm này, bản án chưa có hiệu lực, nhưng từ vụ án này, có lẽ mỗi Luật sư đều
có thể tự chiêm nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
* Quy tắc 9.2: Gợi ý, đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho Luật sư
hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của Luật sư.
Như trên đã phân tích, ngồi quan hệ giữa Luật sư là người cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu
cầu của khách hàng, giữa hai bên với tư cách là chủ thể xã hội có những quan hệ trong cuộc sống
và sinh hoạt, một số trường hợp cịn nảy sinh tình cảm bạn bè thân thiết hoặc giao lưu trong cuộc
sống. Đây cũng chính là một loại quan hệ mà Luật sư cần phân biệt một cách rạch ròi, làm sao
giữ gìn hình ảnh, uy tín của Luật sư, đồng thời thể hiện sự hiểu biết, tạo sự tin cậy của khách

hàng trong cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có trường hợp do phát sinh tình huống, nhu
cầu bất ngờ mà Luật sư ở trong hồn cảnh khó khăn, khách hàng có điều kiện về mặt kinh tế, nên
chủ động gợi ý để khách hàng tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác khơng chỉ cho bản thân Luật sư
mà cho cả người thân thích như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em của Luật sư.
Gợi ý, đặt điều kiện được đề cập ở đây là hành vi của Luật sư chủ động đưa ra các tình huống,
yêu cầu, mà nếu khách hàng không thỏa mãn bằng cách tặng cho tài sản hoặc lợi ích khác cho
Luật sư thì cơng việc cung cấp dịch vụ pháp lý bị trở ngại, mức độ đáp ứng yêu cầu bị hạn chế.
Điều rất khó chấp nhận trong nhận thức và đạo đức hành nghề của Luật sư là lợi dụng hoàn cảnh
khó khăn, yếu thế của khách hàng để “bắt chẹt”, khiến cho khách hàng không thể không đáp ứng
yêu cầu ngoài phạm vi thỏa thuận về thù lao Luật sư. Điều này cũng lý giải vì sao trong xã hội
vẫn lan truyền một số dư luận và tranh cãi trái chiều xung quanh sứ mệnh và bản chất nghề luật
sư ở Việt Nam.
Ví dụ 8:
Trên diễn đàn Quốc hội vào tháng 10/2014, một vị đại biểu Quốc hội khi đăng đàn tranh luận về
“quyển im lặng”, coi đó khơng phải là quyền con người, đã đi xa hơn khi phát biểu: “Khôngphải
Cơ quan điều tra ngại chuyện này, mà đây là chuyện kiểu như “vẽ đường cho hươu chạy” để bọn
tội phạm lộng hành. Hơn nữa, thực chất Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có
tiển...”. Sau phát biểu trên, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam có văn bản gửi Chủ tịch Quốc
hội để nghị xem xét, làm rõ nội dung trên, đổng thời rất nhiều Luật sư bày tỏ thái độ bức xúc,
không đồng tình .
Trên báo Thanh Niên ra ngày 01/11/2014 có đăng tải một ý kiến của bạn đọc phê bình phát biểu
chưa được chặt chẽ về chữ nghĩa trong vai trò của một đại biểu Quốc hội, đã đụng chạm đến
lòng tin thiêng liêng của người dân đối với người Luật sư mà họ tin tưởng. Những ý kiến tranh
luận trái chiều nói trên có thể xuất phát từ thực tế có một số trường hợp Luật sư được “tạo thêm
động lực” khi nhận được các khoản thù lao cao hoặc do lợi dụng vị thế nghề nghiệp của mình để
gợi ỷ, dặt điều kiện, buộc khách hàng không thể từ chối tặng cho tài sản, hứa hẹn kết quả giải
quyết để hưởng lợi khơng chính đáng.
Làm thế nào để giải quyết bài toán giữa đề cao sứ mệnh “phục vụ” thay cho đơn thuần là cung
cấp “dịch vụ” mà hàng hóa là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của Luật sư? Đây thật sự là cơ sở
để hình thành Quy tắc 9.2 này.



Việc ứng xử liên quan đến quan hệ tài sản, lợi ích khơng chỉ giữa Luật sư với khách hàng mà còn
bao gồm cả quan hệ của những người thân thích của Luật sư. Cũng như trách nhiệm của người
đứng đầu tổ chức hành nghề phải bảo đảm các Luật sư trong tổ chức của mình phải bảo mật
thơng tin của khách hàng, thì trong cuộc sống, những người thân thích của Luật sư cũng khơng
thể lợi dụng vị thế của Luật sư trong quan hệ với khách hàng để vụ lợi. Khi xử lý không chuẩn
mực quan hệ về tài sản, lợi ích giữa Luật sư và khách hàng có thể làm tổn thương lịng tin của
người dân đến vị thế, uy tín, hình ảnh và chức phận nghề nghiệp Luật sư. Mỗi Luật sư sẽ cần tự
điều chỉnh, tìm ra ranh giới khơng được vượt qua trong quan hệ với khách hàng để ứng xử phù
hợp.
* Quỵ tắc 9.3: Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không
thực hiện cống việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng.
Đây là một quy tắc khá đặc biệt mà các Luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống có thể ít
quan tâm, để ý đến. Trong q trình hành nghề, thơng tin tìm hiểu về Luật sư của khách hàng
đến từ nhiều nguồn (tự tìm hiểu, thơng qua bạn bè, người quen, báo chí giới thiệu...). Khi vướng
vào vịng tố tụng, nhiều khách hàng ở trong hoàn cảnh rất khó khăn, khánh kiệt, khơng đủ tiền
trang trải, thanh tốn thù lao Luật sư. Trong một số trường hợp, người thân hoặc bạn bè của
khách hàng sẵn lòng chia sẻ, hỗ trợ nhằm có được Luật sư tư vấn, bảo vệ quyển lợi hợp pháp tốt
nhất cho khách hàng. Những trường hợp như vậy hồn tồn có thể được coi là hợp lệ, về cách
thức thì Luật sư nên tư vấn để những cá nhân nói trên hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng để gia đình
họ thanh tốn thù lao Luật sư trực tiếp hoặc qua tài khoản của chính khách hàng.
Tuy nhiên, nội hàm của Quy tắc 9.3 này lại tiếp cận trên một bình diện khác, khi ràng buộc nghĩa
vụ đạo đức của Luật sư là không được nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích nào khác từ người thứ ba để
thực hiện hoặc không thực hiện cơng việc gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng. Tình huống
này biểu hiện trên thực tế như khi nhận tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho một khách hàng, có người
sẵn sàng trao đổi, đưa tiền cho Luật sư để khơng làm xấu đi tình trạng của người khác có quyền
lợi đối lập với khách hàng; thậm chí có trường hợp trong quan hệ tranh chấp dân sự, kinh doanh
thương mại, Luật sư đối phương đặt vấn đề thỏa thuận là nếu quan tâm đến quyền lợi của đối
phương, đổi lại Luật sư có thể được nhận một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Những

trường hợp như thế thường khơng dễ xử lý, vì đơi khi do lợi ích vật chất quá lớn, Luật sư “nhắm
mắt gật đẩu” mà khơng hết mình phục vụ khách hàng, thậm chí gây thiệt hại đến lợi ích của
khách hàng.
Ví dụ 9: Nhận tiền, lợi ích của cả hai bên có bị coi là vi phạm quy tắc đạo đức?
Trong quá trình thương thảo Hợp đổng chuyển nhượng cổ phẩn của Công ty A mà Luật sư là
người tư vấn, khi biết Luật sư là người có uy tín trong xã hội, ngay lập tức Công ty B là bên nhận
chuyển nhượng tìm đến Luật sư, đặt vấn đề là nếu Luật sư soạn thảo hợp đổng không quá chặt
chẽ, tạo thuận lợi cho Cơng ty B thì Cơng ty B sẵn sàng có khoản “bồi dưỡng” cho Luật sư. Việc
trao đổi này là bí mật, Cơng ty A khơng được biết.
Để xử lý tình huống cụ thể này, Luật sư tư vấn cho Công ty A phải kiên quyết từ chối, lập tức
phải thông tin cho khách hàng của mình biết về việc Cơng ty B mong muốn có một dự thảo Hợp
đồng cơng bằng cho cả hai phía và có nhã ỷ “bồi dưỡng”. Do đây là quá trình thương thảo Hợp


đồng, nếu Công ty B muốn đàm phán các điều khoản then chốt, hài hịa lợi ích hai bên thì nên cử
Luật sư của mình đến trao đổi với Luật sư của Công ty A một cách minh bạch. Trong trường
hợp, vì cả hai Cơng ty đều tín nhiệm Luật sư, mong muốn Luật sư giúp đỡ cho cả hai bên, Luật
sư chỉ có thể thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý khi được sự đồng ý của Cơng ty A và chỉ
nhận thù lao từ chính khách hàng của mình.
Trong thực tế, “người thứ ba” là một khái niệm khá trừu tượng, có thể là bất cứ ai ngoài quan hệ
giữa Luật sư và khách hàng. Vấn đề đặt ra vể mặt đạo đức là Luật sư nhận tiền, lợi ích khác để
gây thiệt hại cho khách hàng - một điều không thể chấp nhận được trong trách nhiệm nghề
nghiệp của Luật sư. Như đã đề cập, Luật sư cũng chỉ là con người, ai có cũng có nhu cẩu về đời
sống, về vật chất, nhưng đánh đổi nhu cầu đó để phương hại đến quyển lợi của khách hàng là tự
chơn vùi hình ảnh, uy tín của Luật sư. Đơi khi, có Luật sư nghĩ rằng việc mình nhận tiền của
“người thứ ba” là bí mật, khơng ai biết, cho dù mọi thứ trót lọt, nhưng hành vi này của Luật sư sẽ
đi theo suốt cuộc đời hành nghề của Luật sư, Luật sư sẽ thấy tự mình cắn rứt lương tâm.
* Quy tắc 9.4: Tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thơng tin sai sự thật, không đầy
đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc có được
lợi ích khác từ khách hàng.

Trong quá trình hành nghề, khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, thường Luật sư sẽ phải tìm
hiểu về nhân thân, pháp nhân và lịch sử hình thành, phát triển của Cơng ty hay hồn cảnh gia
đình, q trình cơng tác hoặc địa vị xã hội. Bên cạnh việc tin tưởng vào những điều trình bày,
Luật sư cũng tiếp nhận nhiều thơng tin trái chiều, thậm chí bất lợi cho khách hàng. Chẳng hạn,
khi nhận bào chữa cho một quan chức có vị trí cao trong bộ máy nhà nước hay một doanh nhân
nổi tiếng, chắc chắn không tránh khỏi những điều thị phi. Chính điều đó khiến cho ngay từ đầu,
Luật sư đã phải cân nhắc xem có nhận bào chữa hay khơng. Một số trường hợp, nếu vụ án thuộc
diện nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm, đơi khi có những áp lực vơ hình mà Luật sư không dễ
vượt qua.
Vấn đề đặt ra từ ý nghĩa và nội dung của quy tắc này chính là tự bản thân Luật sư khơng nên vì
mong muốn khách hàng phải nhờ cậy mình, hoặc mong muốn thỏa thuận mức thù lao cao hơn
bình thường, đã chủ động tạo ra hoặc lợi dụng các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật,
không đẩy đủ hoặc bất lợi cho khách hàng để gây áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận
hoặc có được lợi ích khác từ khách hàng.
Ví dụ 10: Trong một vụ án hình sự xảy ra tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn, vị Chủ tịch
Hội đồng quản trị cảm thấy lo lắng, đến cậy nhờ Luật sư tư vấn, chuẩn bị cho phương án có thể
bị khởi tố bị can hoặc bắt tạm giam. Luật sư tìm hiểu thơng tin qua báo chí, thấy phản ánh trong
q trình cơng tác, vị Chủ tịch này thường xuyên đi ăn nhậu trong các qn bia ơm, bị một
đương sự chụp hình ảnh lưu lại. Mặt khác, vị Chủ tịch này lại có một Công ty “sân sau”, sử dụng
nguồn tiền chiếm hưởng không hợp pháp để mua nhà cửa, đất đai... Biết được việc này, Luật sư
úp mở thông tin cho khách hàng biết là Cơ quan điều tra đang nắm được một số bí mật, nếu
khơng dựa vào mối quan hệ quen biết của Luật sư để tìm cách “giải tỏa” thì nguy cơ bị bắt tạm
giam rất cao. Từ đó Luật sư đặt khách hàng vào tình thế bắt buộc phải nhờ Luật sư, nếu khơng
thì sẽ bất lợi và sẵn sàng đưa tiền cho Luật sư để lo lót.


Việc gây áp lực này là một điều rất đáng chê trách trong ứng xử đạo đức của một Luật sư. Đến
một thời điểm nào đó, khách hàng biết được Luật sư sử dụng thông tin bất lợi để buộc phải cậy
nhờ Luật sư, sự đổ vỡ về niềm tin sẽ rất lớn. Trong con mắt của khách hàng, Luật sư khơng cịn
là người trợ giúp trong lúc khó khăn, hoạn nạn, mà biến việc cung cấp dịch vụ trở thành “chợ

búa”, mua bán, đổi chác kiến thức, kỹ năng hành nghề như là một loại hàng hóa thơng thường.
Luật sư cần tránh suy nghĩ rằng khách hàng là người thiếu hiểu biết hoặc ở trong tình trạng khó
khăn mà Luật sư muốn “đạo diễn” thế nào cũng được. Càng khó khăn, thậm chí như ngọn núi
trước mặt, Luật sư phải là người biết động viên, chia sẻ, tận tâm làm hết sức mình để giúp
đỡkhách hàng, cho dù cơng việc, kết quả sau này không thật sự đạt được như ý muốn ban đầu,
khách hàng vẫn luôn dành sự tôn trọng đối với Luật sư.
*
Quy tắc 9.5: Sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà Luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi
ích khơng chính đáng.
Nội dung quy tắc này có phần trùng lắp với Quy tắc 9.4 nêu trên. Tuy nhiên, thông tin ở đây là
thông tin từ trong hồ sơ, nội dung vụ án hoặc tranh chấp, diễn ra sau khi Luật sư đã ký hợp đồng
dịch vụ pháp lý với khách hàng. Ví dụ, Luật sư khi được phép sao chụp hồ sơ vụ án, biết được
rất nhiều thơng tin, trong đó có cả những thơng tin bất lợi, những chứng cứ có thể làm căn cứ
buộc tội hoặc gỡ tội cho khách hàng. Thay vì thẳng thắn trao đổi, cung cấp cho khách hàng một
cách minh bạch, Luật sư lại “ám chỉ” bóng gió là những thơng tin này nằm ngồi hồ sơ vụ án, từ
đó Luật sư đề xuất tăng mức thù lao bổ sung hoặc yêu cầu đưa thêm tiền không cần hóa đơn tài
chính.
Trong một số trường hợp, Luật sư sử dụng thông tin biết được từ vụ việc mà Luật sư đảm nhận
để đề cao giá trị và uy tín của Luật sư, để khách hàng tin tưởng cho rằng chỉ có Luật sư mới là
người giúp thỏa mãn yêu cầu khách hàng. Rốt cuộc, trong trường hợp này, Luật sư chỉ muốn
chứng minh giá trị của mình mà khơng phải vì quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Đó là mặt
bên trong, khách hàng khơng thể nhìn thấy được nên cũng khơng thể có căn cứ phàn nàn Luật sư,
vì chỉ Luật sư mới là người được quyền tiếp cận hổ sơ vụ án. Quy tắc này chủ yếu là để lưu ý,
nhắc nhở Luật sư trong quá trình hành nghề phải đặt quyển lợi của khách hàng lên trên quyền lợi
của Luật sư.
*
Quy tắc 9.6: Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lởi lẽ, hành vi ám chỉ để
khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niêm tin
với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác.

Kể từ thời điểm Liên đoàn luật sư Việt Nam được thành lập, đến năm 2020 tổng số Luật sư chính
thức hành nghề là 15.061 Luật sư , trong đó có nhiều người sau thời gian công tác trong các cơ
quan nhà nước , cơ quan tiến hành tố tụng đến tuổi về hưu đã tham gia vào Liên đoàn luật sư
Việt Nam. Do nhiều người khơng phải trải qua q trình đào tạo nguồn Luật sư hoặc tập sự hành
nghề Luật sư, nên mặc dù tích lũy nhiều kiến thức, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, đôi
khi chưa thẩm thấu hết những khó khăn, vất vả mà phần đơng Luật sư đang phải đối diện hiện
nay. Trong một chừng mực nhất định, các đồng nghiệp từng công tác trong các cơ quan nhà nước
, cơ quan tiến hành tố tụng có sẵn những mối quan hệ quen biết với những người đương nhiệm,


nên có những lợi thế nhất định, tạo sự tin cậy của khách hàng về uy tín của Luật sư. Ngoài ra,
ngay cả các Luật sư hành nghề một cách xuyên suốt, qua thời gian, cũng tích lũy được những
quan hệ cá nhân hoặc thông qua hoạt động nghề nghiệp với các cơ quan và người tiến hành tố
tụng. Những quan hệ có được từ q trình cơng tác, hành nghề nói trên đều là những giá trị tích
lũy chính đáng, tạo ra thương hiệu, uy tín của mỗi Luật sư.
Ví dụ 11: Trong quan hệ với khách hàng, có nên thông tin Luật sư “nguyên” là Thẩm phán,
Kiểm sát viên, Điểu tra viên?
Hiện nay, nhiều Luật sư đã biết sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để giới thiệu
về tổ chức hành nghề và cá nhân mình, tạo được sự thu hút từ phía khách hàng. Khỉ in danh thiếp
(card visit), một số Luật sư có giới thiệu bản thân mình “nguyên” là Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Điều tra viên. Cách thức tiếp cận để giới thiệu khách hàng như vậy pháp luật và quy tắc đạo đức,
ứng xử nghề nghiệp Luật sư khơng cấm. Đó cũng là một phần giá trị của Luật sư mà khách hàng
rất trông cậy vào kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện vụ việc, đưa ra được những giải pháp
pháp lý có căn cứ nhâm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Tuy nhiên, việc có
cần thiết phải giới thiệu các chức danh trước đây hay không tùy theo quan niệm và cách thức của
mỗi Luật sư, vì dù sao, chức danh Luật sư trong trường hợp này là quan trọng nhất, là chức danh
tư pháp hiện có của Luật sư. Đó là cơ sở để khách hàng tìm đến Luật sư và yêu cầu cung cấp
dịch vụ pháp lý.
Vấn đề đặt ra là cách thức Luật sư thông tin trực tiếp cho khách hàng một cách minh bạch hay
dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan

tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyển khác
nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hiệu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp
pháp khác. Do Luật sư đã có chủ ý thơng tin cho khách hàng về mối quan hệ với các cơ quan,
người tiến hành tố tụng, tổ chức có thẩm quyền khác, mục đích là nhằm tạo dựng niềm tin để
khách hàng giao kết hợp đổng dịch vụ pháp lý với mình. Sâu xa hơn, có thể chủ đích của Luật sư
cịn mang tính gợi ý khách hàng muốn được việc, có hiệu quả tốt thì cần phải “chạy”... Đối với
một số khách hàng, nhu cầu “chạy” để thốt tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một thực tế
có thể xảy ra. Bản thân Luật sư đã có sẵn các mối quan hệ, có thể nghĩ rằng mình đang giúp cho
khách hàng đạt hiệu quả mong đợi. Trong trường hợp này, nhu cầu của hai bên rất dễ gặp nhau.
Tuy nhiên, mỗi Luật sư đểu cần nhận thức tính hai mặt của vấn để. Bên cạnh việc tạo sự tin cậy,
niềm tin của khách hàng về hiệu quả công việc, đa phần cách thông tin hay dùng lời lẽ, hành vi
ám chỉ rằng Luật sư là người “có mối quan hệ rộng” với các cơ quan, người tiến hành tố tụng sẽ
dễ dẫn đến khách hàng ngay lập tức nghĩ đó là sự gợi ý và họ bắt nhịp ngay với sự ám chỉ của
Luật sư. Cần thẳng thắn thảo luận ở đây là Luật sư gây niềm tin hay tìm kiếm lợi ích cho bản
thân mình hay nó sẽ mang đến những rủi ro cho Luật sư? Đáng lẽ Luật sư có thể hành nghề với
tâm an mà khơng phải ln tìm cách tiếp cận đối tượng có thẩm quyền giải quyết để giúp khách
hàng. Lợi ích mà Luật sư có thể thụ hưởng bằng cách thức khơng minh bạch đó liệu có giúp cho
mình một cuộc sống tốt đẹp, giàu có hơn? Đó là chưa kể khi dấn thân vào con đường mà mình đã
vạch ra như thế sẽ khó tránh khỏi những rủi ro. Không chỉ là rủi ro do vi phạm pháp luật, mà cịn
làm xấu đi hình ảnh, chức phận nghề nghiệp Luật sư. Vậy câu trả lời ở đây là mỗi Luật sư cần


“tiết chế” nhu cầu của chính Luật sư, khơng nên biện minh là mình đang làm những gì tốt nhất
cho khách hàng.
* Quy tắc 9.7: Cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và trình
độ chun mơn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng.
Thông tin về khả năng và trình độ chun mơn của Luật sư hiện nay được phản ánh thông qua
các website của Liên đoàn, các Đoàn Luật sư địa phương, trang web của các tổ chức hành nghề
hay các trang mạng xã hội như Facebook... Ngồi ra, khách hàng có thể tìm hiểu hoạt động của
Luật sư được thể hiện qua thực tiễn tham gia tố tụng, tư vấn cho các vấn đề thời sự được phản

ánh qua báo chí, truyền thơng hoặc sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Tuy nhiên, không phải
khách hàng lúc nào cũng nhận diện và đánh giá đúng về phẩm chất, năng lực và trình độ chun
mơn của Luật sư, vì đó là mặt bên trong, sự tích tụ và trải nghiệm thực tiễn, bản lĩnh và tư cách
đạo đức của mỗi Luật sư. Ngoài ra, trên thực tế hiện nay với số lượng Luật sư hành nghề ngày
càng đông, nguồn Luật sư ngày càng phát triển, mỗi kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề
Luật sư hàng năm lên tới 400 - 500 người tập sự, nên khả năng cạnh tranh, có được việc làm của
rất nhiều Luật sư trẻ bị hạn chế. Theo số liệu khơng chính thức, được phản ánh qua các hội thảo,
tọa đàm về nghề luật sư, có đến gần V2 số Luật sư trẻ hiện nay khơng có điều kiện sống được
bằng nghề, phải làm thêm các nghề tay trái để có thêm thu nhập.
Khơng chỉ các Luật sư trẻ mới vào nghề, ngay các Luật sư thực thụ, có q trình hành nghề
nhiều năm cũng gặp hồn cảnh khó khăn tương tự. Do đó, làm thế nào để tạo dựng uy tín, dành
được sự quan tâm của các chủ thể xã hội, sống được bằng chính nghề nghiệp của mình là một
thách thức lớn trong sự phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay. Có một thực tế là trong
điều kiện hiện nay, khơng phải Luật sư nào cũng tinh thông hết các lĩnh vực chun mơn, ngay
các nước có nghề luật phát triển như Hoa Kỳ, CHLB Đức, Nhật Bản..., xu hướng tạo dựng uy
tín, tên tuổi Luật sư theo phạm vi tranh tụng và tư vấn, hay theo chuyên ngành là một xu hướng
chủ đạo. Thậm chí, ở CHLB Đức, Đồn Luật sư liên bang đã hình thành chế độ Luật sư chuyên
ngành, các Luật sư khi phát triển năng lực và chun mơn về một lĩnh vực nào đó sẽ được kiểm
tra, cấp chứng chỉ Luật sư chuyên ngành. Từ những kinh nghiệm quốc tế, hiện nay nhiều Tổ
chức hành nghề luật sư ở Việt Nam thành danh nhờ vào các lĩnh vực chuyên môn sâu như tư vấn
kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngồi, đầu tư, tài chính, sở hữu cơng nghiệp...
Ví dụ 12: Bằng cấp có phải là tiêu chí đánh giá khả năng và trình độ chun mơn của Luật sư?
Trong q trình học tập và tích lũy kinh nghiệm nghê nghiệp, nhiều Luật sư đã cỗ gắng phấn đấu
trau đồi kiến thức pháp luật và kỹ năng chun mơn, đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ luật học, được
phong hàm giáo sư, phó giáo sư ngành luật. Theo thống kê của Liên đoàn luật sư Việt Nam, đến
năm 2020, trong tổng số 15.061 Luật sư chính thức, có 141 Luật sư có bằng tiến sĩ luật, 938 Luật
sư có bằng thạc sĩ luật. Số Luật sư có trình độ trên đại học chiếm 5% tổng số Luật sư cả nước.
Có khoảng 100 Luật sư Việt Nam được đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, 20 Luật sư được cơng
nhận Luật sư của nước ngồi (Hoa Kỳ, Australia, Pháp...)1. Vì thế, trên danh thiếp, một số Luật
sư đã thể hiện học hàm, học vị của mình. Việc giới thiệu khả năng và trình độ chuyển mơn như

vậy hồn tồn ngay thẳng, chính danh, là một tiêu chí đánh giá về phẩm chất và năng lực của
Luật sư.


Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có Luật sư ghi rất nhiều các chức danh, học vị của mình khơng
theo quy chuẩn, hoặc bằng cấp không được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cơng nhận. Đó là
chưa kể, trên danh thiếp của một số Luật sư ghi quá nhiều về bằng cấp của nhiều cơ sở đào tạo,
cốt để giới thiệu khả năng hiểu biết nhiều lĩnh vực của mình. Cách tiếp cận và giới thiệu khả
năng và trình độ chun mơn của Luật sư như vậy chưa hẳn là một cách làm đúng.
Trong tổng số trên 15.000 Luật sư hiện nay, có khoảng 500 Luật sư hoạt động trong lĩnh vực tư
vấn đẩu tư và thương mại quốc tế. Số lượng Luật sư hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và thương
mại quốc tế phần lớn trưởng thành là do chính các Tổ chức hành nghề luật sư tự đào tạo như
Công ty luật VILAF Hồng Đức, YKVN... và một số cơng ty luật nước ngồi tại Việt Nam. Một
số tổ chức hành nghề đã ý thức trong việc xây dựng thương hiệu của mình trong lĩnh vực tranh
tụng, tư vấn hay cung cấp các dịch vụ pháp lý khác.
Ví dụ 12: Bằng cấp có phải là tiêu chí đánh giá khả năng và trình độ chun mơn của Luật sư?
Trong q trình học tập và tích lũy kinh nghiệm nghê nghiệp, nhiều Luật sư đã cỗ gắng phấn đấu
trau đồi kiến thức pháp luật và kỹ năng chun mơn, đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ luật học, được
phong hàm giáo sư, phó giáo sư ngành luật. Theo thống kê của Liên đoàn luật sư Việt Nam, đến
năm 2020, trong tổng số 15.061 Luật sư chính thức, có 141 Luật sư có bằng tiến sĩ luật, 938 Luật
sư có bằng thạc sĩ luật. Số Luật sư có trình độ trên đại học chiếm 5% tổng số Luật sư cả nước.
Có khoảng 100 Luật sư Việt Nam được đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, 20 Luật sư được cơng
nhận Luật sư của nước ngồi (Hoa Kỳ, Australia, Pháp...)1. Vì thế, trên danh thiếp, một số Luật
sư đã thể hiện học hàm, học vị của mình. Việc giới thiệu khả năng và trình độ chuyển mơn như
vậy hồn tồn ngay thẳng, chính danh, là một tiêu chí đánh giá về phẩm chất và năng lực của
Luật sư.
Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có Luật sư ghi rất nhiều các chức danh, học vị của mình khơng
theo quy chuẩn, hoặc bằng cấp không được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cơng nhận. Đó là
chưa kể, trên danh thiếp của một số Luật sư ghi quá nhiều về bằng cấp của nhiều cơ sở đào tạo,
cốt để giới thiệu khả năng hiểu biết nhiều lĩnh vực của mình. Cách tiếp cận và giới thiệu khả

năng và trình độ chun mơn của Luật sư như vậy chưa hẳn là một cách làm đúng.
Trong quá trình giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, việc cơng khai, minh bạch về
khả năng và trình độ chun mơn của Luật sư có ý nghĩa quan trọng, tạo niềm tin cho khách
hàng. Tuy nhiên, quy tắc này nhấn mạnh đến hành vi bị coi là vi phạm quy tắc đạo đức và ứng
xử nghề nghiệp khi cố ý đưa ra những thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng và
trình độ chun mơn của mình để tạo niềm tin cho khách hàng ký kết hợp đồng. Chẳng hạn, thực
tế Luật sư khơng có trình độ chun mơn sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh
thương mại nhưng vẫn giới thiệu cho khách hàng là mình có khả năng tư vấn, trợ giúp pháp lý
trong việc soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần liên quan các dự án bất động sản. Trong
tố tụng, để khách hàng nhờ bào chữa trong vụ án về ma túy, Luật sư giới thiệu không đúng về
khả năng và kinh nghiệm thực tế, cốt yếu để khách hàng đồng ý ký hợp đồng với mình. Lỗi ở
đây là cố ý đưa ra các thơng tin sai lệch, có khả năng gây nhầm lẫn cho khách hàng, mục đích
làm cho khách hàng tin tưởng vào khả năng và trình độ chun mơn của mình.


* Quy tắc 9.8: Hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả
năng, điều kiện thực hiện của Luật sư.
Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển nghề luật sư Việt Nam , Liên đoàn
nhận được 1541 đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến Luật sư, người tập sự hành
nghề Luật sư. Phẩn lớn các đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo Luật sư vi phạm đạo đức, ứng
xử nghề nghiệp, tranh chấp về thù lao giữa Luật sư với khách hàng. Liên đoàn đã phối hợp chặt
chẽ với Đoàn Luật sư có liên quan để giải quyết các đơn, thư này. Từ tháng 01/2011 đến tháng
4/2020, các Đoàn Luật sư đã xử lý kỷ luật xóa tên 479 Luật sư (trong đó có 413 trường hợp do
khơng nộp phí thành viên, 66 trường hợp còn lại là xử lý kỷ luật do vi phạm đạo đức nghề
nghiệp Luật sư); xử lý kỷ luật bằng các hình thức khác (tạm đình chỉ tư cách thành viên, cảnh
cáo, khiển trách) là 78 trường hợp. Trong số các trường hợp vi phạm nêu trên, có nhiều Luật sư
vi phạm quy tắc đạo đức về hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc về những nội dung nằm
ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư. Chẳng hạn, có những Luật sư ghi rõ các điều
kiện thanh toán thù lao của khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý là cam kết bảo đảm cho
khách hàng “được hưởng án treo”.

về mặt pháp lý, điểm đ khoản 1 Điều 9 Luật luật sư năm 2006 quy định một trong những hành vi
bị cấm là “nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngồi khoản
thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý”. Điểm d khoản
6 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối
với hành vi sách nhiễu khách hàng; nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác ngồi khoản
thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; lừa dối khách hàng mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn để ở đây là việc thỏa thuận thù lao Luật sư dựa vào sự
hứa hẹn, cam kết bảo đảm kết quả vụ việc, trong khi Luật sư khơng có khả năng, điều kiện thực
hiện. Một người bình thường cũng biết là trong tố tụng, kể cả hình sự hay dân sự, phán quyết về
kết quả là do HĐXX quyết định, nằm ngoài khả năng và điều kiện của Luật sư. Chỉ khi Luật sư
thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức, móc nối với người tiến hành tố tụng thì mới có thể
giao kết trước về kết quả nhằm mục đích hưởng lợi bất chính.
Vì thế, quy tắc này ràng buộc nghĩa vụ về đạo đức của Luật sư, Luật sư không được hứa hẹn,
cam kết bảo đảm kết quả vụ việc. Trong hợp đổng dịch vụ pháp lý, Luật sư cẩn thể hiện trong
điều khoản về quyền và nghĩa vụ của Luật sư theo nguyên tắc tận tâm, làm hết trách nhiệm nhằm
bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng trên cơ sở pháp luật.
* Quỵ tắc 9.9: Lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ bất chính với khách hàng.
Quy tắc này thể hiện một khía cạnh khác trong hoạt động hành nghề của Luật sư trong quan hệ
với khách hàng. Hiểu cho đúng tinh thần và nội hàm của quy tắc này không hê' đơn giản và phát
sinh những tình huống gây tranh cãi. Như trên đã nêu, trong quá trình tiếp nhận vụ việc, Luật sư
và khách hàng phải thường xuyên gặp mặt, giao tiếp cả trong công việc và trong cuộc sống cá
nhân. Thực tiễn hành nghề cho thấy, do cách giao tiếp, ứng xử trên tinh thần chia sẻ, đứng bên
cạnh khách hàng trong những thời điểm sinh tử, khó khăn nhất, khách hàng rất kính trọng và yêu
mến tấm lịng và tình cảm nhân ái, lịng trắc ẩn của Luật sư trước số phận của khách hàng. Có


nhiều trường hợp, mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng khơng chỉ phát sinh trong q trình
giao kết hợp đồng, mà còn trở thành mối quan hệ bạn bè thân thiết nhiều năm sau này.
Thực tế hành nghề Luật sư, có trường hợp thơng qua mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng
trong quá trình tiếp nhận vụ việc, Luật sư có quan hệ tình cảm, sau đó tiến tới hơn nhân với

khách hàng. Có trường hợp một nữ Luật sư khi nhận bào chữa cho một bị can bị tạm giam, thấu
hiểu nỗi oan ức của khách hàng, đã dấn thân đấu tranh bảo vệ công lý, minh oan cho bị can, sau
khi ra tù, hai bên đã nảy sinh tình cảm và tiến tới kết hôn. Để hiểu thấu đáo quy tắc này, cần tiếp
cận trên hai phương diện:
Một là, trên bình diện là một con người sống trong xã hội, chưa lập gia đình, Luật sư dù là nam
hay nữ đểu có quyền lựa chọn và kết hơn với bất cứ ai, dù đó là người đang bị đặt trong vòng tố
tụng, bị hạn chế quyền tự do thân thể. Quan hệ tình cảm đơn thuần nảy sinh trong quan hệ giữa
con người với con người, có đi đến kết hơn hay khơng là do tình cảm giữa hai bên mà pháp luật
khơng cấm. Khi nảy sinh tình cảm, khơng có ranh giới để phân biệt rành mạch đây là quan hệ
của Luật sư với khách hàng, pháp luật hay quy tắc đạo đức không cấm, miễn không vi phạm
Luật Hôn nhân và gia đình.
Hai là, bị coi là vi phạm Quy tắc 9.9 khi Luật sư lợi dụng nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam
nữ bất chính với khách hàng. Cần nhận thức, quan hệ tình cảm nam nữ bất chính giữa Luật sư và
khách hàng là trường hợp quan hệ giữa một bên là Luật sư - là người cung cấp dịch vụ pháp lý
với một bên là người có nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý. Trong quan hệ này, Luật sư là chủ thể
tư pháp, có địa vị pháp lý, vai trò, quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận trong quy định của pháp
luật, có ưu thế hơn so với khách hàng là các chủ thể xã hội, cá nhân khác. Khách hàng mặc dù tự
nguyện, bình đẳng, được giải thích và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng
dịch vụ pháp lý, nhưng xét cho đến cùng, khách hàng thường là người có hiểu biết hạn chế về
pháp luật và giao tiếp trong cuộc sống, là một bên yếu thế, phụ thuộc vào sự chỉ dẫn, có niềm tin
rất lớn vào phẩm giá, năng lực chuyên môn của Luật sư. Khi lợi dụng hồn cảnh khó khăn hay
lợi dụng vị thế nghề nghiệp của Luật sư nhằm quan hệ bất chính với khách hàng, hành vi này của
Luật sư bị coi là vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
Vậy thế nào là quan hệ tình cảm nam nữ “bất chính”? Là Luật sư, người có kiến thức về pháp
luật chuyên sâu, đương nhiên phải nhận thức thế nào là quan hệ tình cảm nam nữ bất chính. Khái
niệm “bất chính” ở đây được hiểu trước hết là hành vi quan hệ tình cảm nam nữ trái với pháp
luật. Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định một trong những nguyên tắc
cơ bản của chế độ hơn nhân và gia đình là “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chổng, vợ
chồng bình đẳng”. Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định
nghiêm cấm hành vi “người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với

người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ”. Như vậy, Luật sư đã kết hôn, lại quan hệ, chung sống như vợ
chồng với người khác (trong trường hợp này là khách hàng), hoặc chưa kết hôn mà kết hơn,
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (đồng thời là khách hàng) bị coi là vi
phạm pháp luật.


về mặt đạo lý, nội hàm khái niệm “bất chính” còn được hiểu là trái luân thường đạo lý, Luật sư
lợi dụng vị thế nghề nghiệp để quan hệ tình cảm nam nữ với khách hàng, một dạng hưởng lợi
không chính đáng “lợi ích vật chất” vơ hình. Do đó, để thực hiện đúng quy tắc này đòi hỏi mỗi
Luật sư đề cao sứ mệnh và danh dự, uy tín của nghề nghiệp, biết tiết chế cảm xúc để phân biệt
rạch ròi đâu là giới hạn đúng đắn trong quan hệ tình cảm nam nữ với khách hàng.
* Quy tắc 9.10: Lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xưng Luật sư trong hoạt động hành
nghề để mưu cầu lợi ích trái pháp luật.
Thật ra, xây dựng quy tắc này trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư trong
quan hệ với khách hàng là nhằm nhấn mạnh trong nhận thức và hoạt động nghề nghiệp của Luật
sư phải đặt tư cách, danh xưng Luật sư lên hàng đẩu, thể hiện bản chất mối quan hệ giữa Luật sư
và khách hàng. Mặc dù các chức danh khác không được định nghĩa cụ thể trong quy tắc này,
nhưng đó có thể là các chức danh tư pháp khác hoặc bịa đặt, mạo nhận mình là người có thẩm
quyền của cơ quan nhà nước hoặc cơ quan tiến hành tố tụng để ép buộc khách hàng ký hợp
đổng, thực hiện các hành vi sai trái nhằm mưu cẩu lợi ích cá nhân.
Xuất phát từ thực tế đã xảy ra, việc lạm dụng các chức danh khác ngoài danh xưng Luật sư cịn
có thể hiểu là hành nghề Luật sư khơng đúng hình thức hành nghề và ký hợp đồng dịch vụ pháp
lý không thông qua Tổ chức hành nghề luật sư, mà bằng các chức danh khác. Chính vì thế, tại
các điểm d và g khoản 3 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã quy định xử phạt từ 07 đến 10
triệu đồng đối với một trong các hành vi “hành nghề Luật sư khơng đúng hình thức hành nghề
theo quy định” và “ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng không thông qua Tổ chức hành
nghề luật sư hoặc khơng có văn bản ủy quyền của Tổ chức hành nghề luật sư”.
2.2.


Nhận và thực hiện vụ việc

2.2.1. Tiếp nhận vụ việc của khách hàng
* Quỵ tắc 10.1: Khi được khách hàng yêu cầu tiếp nhận vụ việc, Luật sư cần nhanh chóng trả lời
cho khách hàng biết về việc có tiếp nhận vụ việc hay không.
Các giai đoạn tiếp xúc với khách hàng không giống nhau trong mỗi vụ việc, qua nhiều bước khác
nhau. Luật sư không nên coi nhẹ giai đoạn tiếp nhận này với suy nghĩ đơn giản là việc tiếp xúc
ban đầu chỉ mang tính “thủ tục” và phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc tiếp xúc đó, chẳng hạn như
khách hàng muốn Luật sư đến nhà riêng, ở nơi công cộng hay ở trụ sở tổ chức hành nghề. Trước
khi tiếp xúc theo lịch hẹn, Luật sư cần trao đổi để khách hàng có thể chuẩn bị trước về nội dung
yêu cầu, các thông tin, tài liệu ban đẩu, nhân thân hoặc hổ sơ pháp lý của pháp nhân.
Nội dung quy tắc này đòi hỏi Luật sư khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, trên cơ sở xem xét,
nhận diện chính xác yêu cầu của khách hàng, cẩn giải thích cho họ biết khả năng của Luật sư và
những giới hạn trách nhiệm để tránh sự lầm tưởng là Luật sư có thể giải quyết mọi vấn đề. Vì
mới tiếp nhận vụ việc, khơng phải Luật sư nào cũng có thể trả lời ngay lập tức có nhận trách
nhiệm hỗ trợ khách hàng được hay khơng, mà cần có thời gian nghiên cứu hồ sơ, tham khảo các
thông tin liên quan (qua tìm hiểu thơng tin trên báo chí, website của cơ quan quản lý nhà nước),
tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh quan hệ tranh chấp.


Để hiểu rõ yêu cẩu của khách hàng và nắm bắt những tình tiết, hồn cảnh, nhân thân của bị can,
bối cảnh xảy ra vụ án, Luật sư có thể tìm hiểu, trao đổi những điểm chủ yếu liên quan đến vụ
việc và khách hàng, trao đổi với khách hàng về cách thức đăng ký thủ tục nhờ Luật sư (đưa mẫu
phiếu yêu cẩu nhờ Luật sư), giải thích cho thân nhân của bị can biết được về các thủ tục đăng ký
bào chữa theo quy định của Luật luật sư và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trao đổi với khách
hàng về thù lao Luật sư, giải thích cho khách hàng về các yếu tố cấu thành làm căn cứ tính thù
lao Luật sư theo quy định của pháp luật về Luật sư, dựa trên 3 tiêu chí chính là: Tính chất của vụ
án, thời gian dự kiến phải hồn thành cơng việc, uy tín và kinh nghiệm của Luật sư.
Tuy nhiên, về phần khách hàng, với tâm lý nóng ruột hoặc do tính cấp thiết của vụ việc, họ bao
giờ cũng mong muốn nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía Luật sư có đồng ý tiếp nhận vụ việc

của khách hàng hay không? Như đã đề cập ở trên, với sự cẩn trọng và phù hợp với khả năng và
trình độ chun mơn của mình, Luật sư cần cân nhắc nhiều yếu tố (trong đó có cả mức thù lao
Luật sư) trước khi quyết định. Vấn đề đặt ra là cần hiểu cụm từ “nhanh chóng trả lời cho khách
hàng” như thế nào? Ngay trong pháp luật thực định, chẳng hạn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 quy định Cơ quan điều tra “thông báo thời gian hợp lý” với người bào chữa tham dự buổi
hỏi cung, nhưng thời gian thế nào là hợp lý chưa được quy định cụ thể. Sau này, Thông tư số
46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an đã quy định chi tiết thời hạn
thông báo cho người bào chữa có nơi cư trú trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
không quá 24 giờ và khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá 48 giờ.
Trong quy tắc này, việc quy định cụm từ “nhanh chóng” mang tính tương đối, đặt u cầu cho
Luật sư khi tiếp nhận yêu cẩu của khách hàng, nếu có khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý, có thể
thơng báo tiếp nhận ngay, hướng dẫn khách hàng làm một số thủ tục cần thiết như điền vào mẫu
yêu cầu nhờ Luật sư (nên để đích thân khách hàng làm điều này, trừ trường hợp có lý do đặc biệt
nào đó) hoặc thống nhất, thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý. Trong trường hợp đã
thỏa thuận xong về thù lao Luật sư, cẩn cung cấp cho khách hàng các biên nhận, hóa đơn tài
chính; chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết về thủ tục của Luật sư (tham gia từ giai đoạn nào...);
lưu giữ những tài liệu ban đầu, V.V..
Tùy theo quy chế vận hành của mỗi Tổ chức hành nghề luật sư, nếu cần nghiên cứu hồ sơ, khả
năng tiếp nhận vụ việc của khách hàng, Luật sư cần chú ý triển khai các bước công việc nhằm
đưa ra ý kiến pháp lý ban đầu, hướng giải quyết vụ việc, sớm gửi cho khách hàng trong thời gian
hợp lý.
* Quy tắc 10.2: Luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tơn giáo, quốc tịch, tuổi tác,
sức khỏe, khuyết tật, tình trạng tài sản của khách hàng khi tiếp nhận vụ việc. Trường hợp biết
khách hàng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí thì Luật sư thông báo cho họ biết.
Quy tắc này tưởng chừng là điều không cần phải lưu ý trong nhận thức và ứng xử của mỗi Luật
sư, nhưng thực tế khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng, đôi khi vấn đề giới tính, dân tộc, tơn
giáo, quốc tịch, tuổi tác, sức khỏe, khuyết tật, tình trạng tài sản của khách hàng lại ảnh hưởng
đến việc quyết định tiếp nhận vụ việc của Luật sư. Trên thực tế, khi tiếp xúc ban đẩu với khách
hàng, Luật sư có những cảm nhận về giới tính, nhân thân, tơn giáo, quốc tịch, sức khỏe và cả tình
trạng tài sản của khách hàng. Điều này cũng là bình thường, vì Luật sư sẽ phải căn cứ vào tính




×