Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

bài 2 cấu trúc của ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 32 trang )


Dẫn luận ngôn ngữ học
Bài 2:
Cấu trúc của ngôn ngữ
1. Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ
2. Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu

1.Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ

1. HỆ THỐNG VÀ KẾT CẤU CỦA NGÔN NGỮ

Khái niệm hệ thống và kết cấu

Các quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ

Các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ

I. Khái niệm hệ thống và kết cấu

Khái niệm về hệ thống và kết cấu:
a. Khái niệm về hệ thống:
- Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố
có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Nói đến hệ thống cần có
hai điều kiện:
+ Tập hợp các yếu tố đồng loại
+ Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các
yếu tố
b. Khái niệm về kết cấu:
- Kết cấu là mạng lưới của những mối quan hệ và liên
hệ giữa các yếu tố khác loại trong hệ thống.
- Ví dụ: Từ bao gồm các âm vị, câu bao gồm các từ


được kết cấu thành hệ thống theo quy tắc.
Đã là hệ thống thì phải có kết cấu, kết cấu là một thuộc
tính của hệ thống

I. Khái niệm hệ thống và kết cấu
Ngôn ngữ là một hệ
thống vì nó bao gồm
nhiều yếu tố được kết
cấu và hoạt động tuân
theo những quy tắc
nhất định trong một
chỉnh thể có mối quan
hệ chặt chẽ. Các yếu tố
trong hệ thống ngôn
ngữ chính là đơn vị
ngôn ngữ.

II. Các loại đơn vị chủ yếu của
ngôn ngữ
Âm vị
Hình vị
Từ, ngữ
Câu
Văn bản

II. Các loại đơn vị chủ yếu của
ngôn ngữ
Các đơn vị của hệ thống ngôn ngữ phân biệt nhau
về chức năng, vị trí trong hệ thống và cấu tạo nội bộ
của chúng. Chúng có quan hệ tôn ti, theo thứ tự từ

nhỏ đến lớn ta có các đơn vị:
a. Âm vị:
Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói: Âm vị là
tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng
1 loại âm tố. Âm vị có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn
ngữ, phân biệt nghĩa của từ và nhận cảm.
Ví dụ: Màn có âm thanh khác với bàn nhờ có sự đối lập
giữa âm vị /b/ và âm vị /m/, do vậy chúng khu biệt nghĩa của
hai từ này

II. Các loại đơn vị chủ yếu của
ngôn ngữ
b. Hình vị: là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (mang
nghĩa từ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp), là chuỗi kết
hợp các âm vị tạo thành. Hình vị có chức năng cấu
tạo từ và biểu thị ý nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp
của từ.
- Ví dụ: “Quốc kỳ” được tạo bởi 2 hình vị là
“Quốc” và “kỳ” kết cấu với nhau theo quan hệ chính
phụ, kiểu hán việt. Hai hình vị này đều biểu thị
nghĩa : Quốc: nước, kỳ: cờ.
- Trong tiếng Anh, từ Unkind có 2 hình vị, từ
boxes có 2 hình vị: 1 hình vị từ vựng và 1 hình vị
ngữ pháp.

II. Các loại đơn vị chủ yếu của
ngôn ngữ
c. Từ: Trong tiếng Việt, từ là đơn vị được cấu tạo bằng
một hoặc một số từ tố (hình vị). Từ là đơn vị nhỏ nhất
có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập. Từ có

chức năng định danh, có khả năng đóng các vai trò
khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,…
d. Câu: là chuỗi kết hợp của một hoặc nhiều từ theo
quy tắc ngữ pháp nhất định để thông báo.
Câu ít nhất phải có một từ, từ ít nhất phải có 1 hình
vị, 1 hình vị ít nhất phải có 1 âm vị.

III. Những quan hệ chủ yếu trong
ngôn ngữ
Sự tồn tại của hệ thống kết cấu ngôn ngữ được xác
định không chỉ dựa vào các yếu tố( các loại đơn vị) mà
còn dựa vào mối quan hệ chung nhất giữa chúng. Đó là
mối quan hệ tồn tại trong hệ thống, bao gồm quan hệ cấp
bậc và quan hệ ngang, dọc
a. Quan hệ cấp bậc: là quan hệ giữa các đơn vị ở cấp đọ khác
nhau của hệ thống ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở 2
quan hệ: quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố
- Quan hệ bao hàm thể hiện giữa các đơn vị bậc cao với
các đơn vị bậc thấp, câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị. Hình vị
bao hàm các âm vị.
- Quan hệ thành tố được xét từ thấp đến cao; Âm vị là
thành tố cấu tạo nên hình vị, hình vị là thành tố cấu tạo nên từ…
Trong quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố ta chỉ xét
những đơn vị đồng loại. Quan hệ cấp bậc trở thành một thực thể
có tầng lớp, thứ bậc, tạo cơ sở cho sự hành chức của ngôn ngữ

III. Những quan hệ chủ yếu trong
ngôn ngữ
b. Quan hệ ngang, dọc
b.1 Quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính = quan hệ

ngữ đoạn)
Là mối quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ
thành chuỗi khi đi vào hoạt động giao tiếp. Nó liên kết
các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn: liên
kết các âm vị lại để tạo thành hình vị, liên kết các hình
vị để tạo thành từ, liên kết các từ để tạo thành câu,
liên kết câu thành văn bản.
Trên trục hình tuyến chỉ có những đơn vị đồng
dạng: từ kết hợp với hình vị, âm vị kết hợp với âm vị
Ví dụ: Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

III. Những quan hệ chủ yếu trong
ngôn ngữ
b.2. Quan hệ dọc (quan liên tưởng =
quan hệ hình)
Là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm
chức năng - ngữ nghĩa có thể thay thế được cho
nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói.
Ví dụ: để diễn đạt hành động đã và đang
diễn ra trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt,
các đơn vị ngôn ngữ được kết hợp theo quan
hệ hình sau:
- I have been learning English for a long
time (1)
- J’ apprends Anglais depuis longtemps (2)

- Tôi đã học tiếng anh lâu rồi
(3)


III. Những quan hệ chủ yếu trong
ngôn ngữ
Để diễn đạt các hành động đang diễn ra , các đơn vị ngôn ngữ
được đặt trên mối quan hệ sau:
- The students are writing a newspaper (4)
- Sinh viên đang viết báo (5)
Tập hợp các yếu tố(đơn vị) theo quan hệ dọc có thể thay thế
hàng loạt yếu tố cùng hệ hình
b.3. Điểm khác nhau giữa quan hệ tuyến tính và
quan hệ liên tưởng
Quan hệ tuyến tính là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu
trong chuỗi lời nói còn quan hệ hình là quan hệ với các yếu tố ko
hiên hữu mà chỉ tồn tại nhờ sụ liên tưởng của con người.Tuy
nhiên giữa quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng có mối liên
hệ với nhau, mỗi vị trí đều nằm trong mối quan hệ bị quy định bởi
chức năng kết hợp và ngữ nghĩa của nó với các yếu tố khác.

III. Những quan hệ chủ yếu trong
ngôn ngữ
Ví dụ: “ Dân tộc Việt Nam”
tạo thành ngữ danh từ
“rất anh hùng” tạo
thành ngữ tính từ.
Hai thành phần này tạo nên
quan hệ chủ-vị.

Tóm lại, toàn bộ hoạt động
Tóm lại, toàn bộ hoạt động
của hệ thống ngôn ngữ được
của hệ thống ngôn ngữ được

thể hiện trên hai mối quan hệ :
thể hiện trên hai mối quan hệ :
quan hệ cấp bậc và quan hệ
quan hệ cấp bậc và quan hệ
ngang, dọc
ngang, dọc

2. Ngôn ngữ là một hệ thống
tín hiệu đặc biệt

2. NGÔN NGỮ LÀ MỘT
HỆ THỐNG TÍN HIỆU ĐẶC BIỆT

Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống
tín hiệu đặc biệt

I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
A. Khái niệm tín hiệu:
Tín hiệu là một thuộc tính vật chất tác động tới giác quan
của con người, giúp con người có khả năng suy diễn được
tới một nội dung nào đó.
Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông
đường bộ là một tín hiệu, bởi vì, khi nó hoạt động (sáng lên),
người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi
qua chỗ nào đó.
Tín hiệu mang tính xã hội, được con người quy ước với
nhau để biểu thị một nội dung cụ thể nào đấy.



I.Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
B. Điều kiện thoả mãn của tín hiệu:
- Tín hiệu phải là cái vỏ vật chất mà người ta gọi là cái biểu
hiện và nội dung biểu hiện của tín hiệu gọi là cái được biểu
hiện.
- Tín hiệu phải nằm trong một hệ thống nhất định để xác
định được đặc trưng tín hiệu của mình với các tín hiệu khác.

Ví dụ: hệ thống đèn giao thông bao gồm 3 yếu tố: màu
đỏ, màu xanh, màu vàng. Đó là cái được biểu hiện. Màu đỏ
biểu đạt lệnh cấm đi, màu vàng biểu đạt lệnh dừng lại, màu
xanh biểu đạt lệnh được đi. Nếu chúng không đặt trong hệ
thống giao thông thì đặc trưng tín hiệu của nó không còn nữa.
Bởi vì cái biểu đạt và cái được biểu đạt ấy là do con người
quy ước trong hệ thống tín hiệu giao thông.

I.Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một tín hiệu bởi nó thoả mãn các
yêu cầu:

Ngôn ngữ là một thuộc tính vật chất được cảm nhận
qua giác quan của con người (bằng chữ viết và âm
thanh), kích thích đến giác quan của con người và
con người cảm nhận được.

Trong ngôn ngữ, cái biểu hiện (âm thanh và chữ viết)
có quan hệ hài hoà với cái được biểu hiện (nội dung
của ngôn ngữ).


Ngôn ngữ là 1 hệ thống

I.Bản chất tín hiệu của ngôn
ngữ
C. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ:
Tính
hai mặt
Giá trị
khu biệt
Tính
võ đoán
Tính
Vật chất
Bản chất
tín hiệu

I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

C.1. Tính hai mặt:
Tín hiệu ngôn ngữ thống nhất giữa hai mặt: cái
biểu hiện và cái được biểu hiện

Cái biểu hiện (hình thức của tín hiệu)
Là những dạng âm thanh khác nhau mà trong
quá trình nói năng con người đã thiết lập lên mã cụ
thể cho mình, đó chính là đặc trưng âm thanh cụ thể
của từng ngôn ngữ.

Cái được biểu hiện (nội dung của tín hiệu)
Là những thông tin, những thông điệp về

những mảnh khác nhau của thế giới hiện tại mà con
người đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức
để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại
Ví dụ: Tín hiệu “cây” trong tiêng việt là sự kết hợp
giữa lược đồ sau:
Âm thanh: Cây (cái biểu hiện)
Ý nghĩa: loài thực vật có lá (cái được biểu hiện
Cái biểu hiện và cái được biểu hiện của tín hiệu ngôn
ngữ gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời

I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

C.2. Tính võ đoán:
Quan hệ giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu
hiện mang tính quy ước và được xã hội chấp nhận.
Ví dụ: “Cây là tín hiệu được cộng đồng người Việt quy
ước để chỉ loài thực vật có thân lá. Khái niệm này được
gọi bằng những âm thanh khác nhau trong các ngôn
ngữ khác nhau do cộng đồng xaz hội quy định và
không thể giải thích lý do. Tuy nhiên, tính võ đoán của
tín hiệu ngôn ngữ dần dần cũng theo quy tắc cấu tạo từ
nhất định. Chẳng hạn xuất phát từ tín hiệu XE, các tín
hiệu “xe đạp, xe máy, xe ngựa,…” được tạo ra có quy
luật kết hợp giữa chúng

I. Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ

C.3. Tính vật chất:
Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó.

Ví dụ: so sánh vết mực và 1 chữ cái
-
Giống nhau: về bản chất vật chất. Chúng đều có khả năng
tác động vào thị giác như nhau
-
Khác nhau: Tất cả các thuộc tính vật chất của vết mực như:
độ lớn, hình dạng, màu sắc,… đều quan trọng như nhau
trong đặc trưng của vết mực. Còn 1 chữ cái nhất định thì dù
đậm nét hay thanh, to hay nhỏ vẫn chỉ là chữ cái đó thôi.
Có sự khác nhau đó là do chữ cái nằm trong hệ thống tín
hiệu còn vết mực thì không

C.4 Giá trị khu biệt:
Cái quan trọng của yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ là sự
khu biệt
Ví dụ: Các chữ cái trong hệ thống có những nét khu
biệt: a<>b<>c<>d<>đ<>e

II.Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu
đặc biệt
Tính phức tạp
nhiều tầng bậc
Tính đa trị Tính độc lập tương đối
Tính năng sản
Tính bất biến và
khả biến
Hệ thống
tín hiệu đặc biệt

II. Ngôn ngữ là một hệ thống

tín hiệu đặc biệt
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Mọi hệ thống tín hiệu
chung đều có giá trị khu biệt và tính võ đoán. Tuy nhiên, hệ thống tín
hiệu ngôn ngữ còn hàng loạt các đặc điểm khác biệt với các hệ thống
tín hiệu khác ở các mặt sau:
A. Tính phức tạp nhiều tầng bậc:
Hệ thống ngôn ngữ phức tạp ở chỗ nó bao gồm vô số lượng từ và
câu không thể thống kê được, bởi vì chúng thường xuyên biến đổi và
được bổ sung thêm. Các hệ thống ngôn ngữ có tính đồng loại và khác
loại, đồng thời các đơn vị của ngôn ngữ thuộc nhiều cấp độ khác nhau.
Các đơn vị thuộc cấp độ khác nhau có quan hệ cấp bậc. Do đó, hệ
thống ngôn ngữ là một hệ thống của nhiều hệ thống: Hệ thống âm vị,
hệ thống hình vị. hệ thống từ vựng, hệ thống câu…Các hệ thống này lại
gồm các hệ thống con khác.
Ví dụ: hệ thống từ vựng có thể chia ra hệ thống từ đơn và hệ thống từ
ghép…

×