Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Phân tích sự thay đổi sinh kế trong điều kiện biến đổi khí hậu và dịch bệnh covid 19 trường hợp nghiên cứu tại xã mỹ an huyện chợ mới tỉnh an giang năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN
NIÊN KHĨA 2018-2022

PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ TRONG
ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ DỊCH BỆNH
COVID-19: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
TẠI XÃ MỸ AN, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG NĂM 2021

DƯ NGỌC KHẢI

AN GIANG, 6 - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN
NIÊN KHĨA 2018-2022

PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI SINH KẾ TRONG
ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ DỊCH BỆNH
COVID-19: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
TẠI XÃ MỸ AN, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG NĂM 2021


DƯ NGỌC KHẢI
MSSV: DPN182605

GVHD: ThS. TRẦN VĂN HIẾU

AN GIANG, 6 - 2022


Chuyên đề “Phân tích sự thay đổi sinh kế trong điều kiện biến đổi khí hậu và
dịch bệnh Covid – 19: Trường hợp nghiên cứu tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang”, Do sinh viên Dư Ngọc Khải thực hiện dưới sự hướng dẫn của
ThS. Trần Văn Hiếu. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng
khoa học và Đào tạo thông qua ngày ………….
Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ đã sinh ra và nuôi
nấng con, dạy dỗ, ủng hộ con, luôn tạo mọi điều kiện cho việc học hành và luôn
an ủi, động viên con trong suốt q trình học tâp. Đó là động lực giúp cho con
vững bước hoàn thành 4 năm đại học và tự tin bước tiếp con đường cịn nhiều
khó khăn trong tương lai.

Em xin cảm ơn các thầy (cô) ở Bộ môn Phát triển Nông Thôn và Quản lý Tài
nguyên Thiên Nhiên, cùng các thầy (cô) ở Trung tâm Nghiên cứu Phát triển
Nơng thơn đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian em học
tại trường, giúp cho em có nhiều kỹ năng và trao dồi kinh nghiệm sống để bước
vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Hiếu đã tận tình hướng dẫn và chỉ
bảo cho em trong suốt quá trình làm chun đề, cũng như giúp em có thêm
nhiều tự tin, phát triển kỹ năng ứng xử và cách sắp xếp kế hoạch trong suốt quá
trình làm dự án và học tập tại trường. Chuyên đề sẽ không được hồn chỉnh nếu
như khơng có sự hỗ trợ và giúp đỡ từ thầy.
Xin chân thành cảm ơn anh Hồ Minh Mẫn (Cán bộ xã Mỹ An) đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu, chia sẽ và cung cấp
những thông tin quan trọng, chính xác, cần thiết đã và đang tồn tại ở địa phương
để em có thể hồn thành chun đề này.
Con xin chân thành cảm ơn các cô (chú) nông dân tại những điểm mà con
phỏng vấn đã dành một chút ít thời gian q báu, nhiệt tình đón tiếp, cũng như
chia sẽ thơng tin để con hồn thành tốt bài chuyên đề.
Cuối cùng, mình xin cảm ơn các bạn Nguyễn Thành Sang, bạn Phạm Thái
Dương đã hỗ trợ mình rất nhiều trong việc thu thập số liệu, cũng như góp ý cho
bài báo cáo của mình tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng

i


TÓM LƯỢC
Đề tài thực hiện với mục tiêu đánh giá sự thay đổi của các chiến lược sinh kế
của xã Mỹ An, huyện Chợ Mới. Đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân làm thay
đổi các chiến lược sinh kế và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như dịch

bệnh Covid – 19 đến các hoạt động sinh kế tại địa phương. Vì vậy đề tài: “Phân
tích sự thay đổi sinh kế trong điều kiện biến đổi khí hậu hậu và dịch bệnh Covid
– 19: Trường hợp nghiên cứu tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”
được thực hiện. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tiến hành thu thập số liệu
thứ cấp, đồng thời thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn nông hộ và quan
sát thực tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong năm 2021 các mơ hình canh tác nơng
nghiệp và phi nông nghiệp bao gồm: lúa 2 vụ, 3 vụ, cây ăn trái, rau màu và các
cửa hàng kinh doanh/ bn bán của các hộ gia đình xã Mỹ An bị ảnh hưởng
không nhiều từ các thiên tai của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, xã chịu ảnh hưởng
rất nhiều từ dịch bệnh Covid – 19 từ di chuyển trở nên khó khăn, kinh
doanh/bn bán phải đóng cửa và các loại nông sản và gia súc tại địa phương
giảm giá thành và khó bán cho các thương lái hơn so với các năm trước. Với
ảnh hưởng gián tiếp trong thời gian dài của biến đổi khí hậu dẫn đến các mơ
hình canh tác nơng nghiệp truyền thống lúa 2 – 3 vụ tại địa phương đã khơng
cịn mang lại nguồn thu nhập ổn định trong nhiều năm qua nên các hộ gia đình
tại xã dần chuyển sang các loại hình kinh doanh/dịch vụ và lựa chọn di cư làm
việc ngoài tỉnh do thiếu việc làm tại phương. Bên cạnh đó là các mơ hình mới
như: mơ hình kết hợp lúa – rau và chăn nuôi, cây ăn trái cũng đang là xu hướng
tăng nhanh bởi các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây ăn trái tại
xã và chưa có xu hướng dừng lại.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi các mơ hình nơng nghiệp từ lúa sáng cây ăn trái
hoặc rau màu tại địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm chăm sóc
và quản lý cây trồng sau chuyển đổi vẫn còn chưa cao. Bên cạnh khó khăn trên
thì giá thành các loại vật tư tăng cao cùng với giá sản phẩm cũng theo chiều
hướng giảm nên lợi nhuận nhận lại chưa đáng kể.
Từ khóa: Sinh kế, Mỹ An – Chợ Mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, di cư,
Covid – 19, biến đổi khí hậu, yếu tố ảnh hưởng.

ii



LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong
cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học
của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
An Giang, ngày.......tháng.......... năm 2022
Người thực hiện

Dư Ngọc Khải

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM LƯỢC .................................................................................................................. ii
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... vii
DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN............................................................................ viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................ix
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................................1
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU .......................................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 3
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
1.5.1 Giới hạn nội dung .............................................................................................................. 3
1.5.2 Giới hạn không gian .......................................................................................................... 3
1.5.3 Giới hạn thời gian .............................................................................................................. 3

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................................4
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
2.1.1 Vị trí địa lý xã Mỹ An ....................................................................................................... 4
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................. 5
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................................................. 5
2.2 TỔNG QUAN VỀ SINH KẾ ............................................................................................. 9
2.2.1 Khái niệm sinh kế .............................................................................................................. 9
2.2.3 Tài sản sinh kế ................................................................................................................. 10
2.2.4 Chiến lược sinh kế ........................................................................................................... 10
2.2.5 Kết quả sinh kế ................................................................................................................ 11
2.3 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ....................................................................... 11
2.3.1 Khái niệm biến đổi khí hậu.............................................................................................. 11
2.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội...................................................... 11

iv


2.4 TỔNG QUAN VỀ COVID – 19 ....................................................................................... 13
2.4.1 Khái niệm Covid – 19...................................................................................................... 13
2.4.2 Những ảnh hưởng của Covid – 19 đến kinh tế - xã hội ................................................... 13

CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................14
3.1 THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP ................................................................................... 14

3.2 THU THẬP SỐ LIỆU SƠ CẤP ....................................................................................... 14
3.2.1 Phỏng vấn nông hộ .......................................................................................................... 14
3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................. 15
4.1 THƠNG TIN VỀ NHÂN KHẨU, LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP ................................ 16
4.1.1 Thông tin về nhân khẩu và lao động................................................................................ 16

4.2 CÁC NGHỀ NGHIỆP CỦA HỘ HIỆN TẠI VÀ CÁCH ĐÂY 5 – 10 NĂM ....18
4.2.1 Nghề nghiệp của hộ cách đây 5 – 10 năm ....................................................................... 18
4.2.3 Những lý do thay đổi mơ hình sinh kế của hộ gia đình xã Mỹ An.................................. 20

4.3 NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN KHÍ HẬU VÀ DỊCH COVID – 19 ...................................................................21
4.3.1 Tình hình nắng nóng kéo dài xã Mỹ An trong năm 2021................................................ 21
4.3.1.1 Tình hình nắng nóng kéo dài trở nên tồi tệ hơn trong năm qua .................................. 21
4.3.2 Tình hình lượng mưa lớn và mưa trái mùa xã Mỹ An năm 2021 ................................... 23
4.3.2.1 Lượng mưa lớn và mưa trái mùa trở nên tồi tệ hơn trong năm qua ............................. 23
4.3.3 Thay đổi phương thức canh tác nơng nghiệp vì các vấn đề liên quan đến khí hậu ......... 25

CHƯƠNG 5 ..................................................................................................................27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................27
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 27
5.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 27
5.2.1 Đối với người dân ............................................................................................................ 27
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ..................................................................................... 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................29
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................32
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ .............................................................................32
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................37
DANH SÁCH HÌNH ẢNH THỰC TẾ ......................................................................37


v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Nội dung phỏng vấn nông hộ ..........................................................................15
Bảng 2: Số nhân khẩu, người trong độ tuổi lao động vào sinh kế gia đình .................16
Bảng 3: Thu nhập của hộ gia đình tại xã Mỹ An .........................................................17
Bảng 4: Nghề nghiệp trước đây của các hộ gia đình tại xã Mỹ An .............................18
Bảng 5: Nghề nghiệp hiện tại của các hộ gia đình tại xã Mỹ An năm 2021 ................19
Bảng 6: Lý do thay đổi mơ hình sinh kế của hộ gia đình xã Mỹ An ...........................20

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới ...................................................................4
Hình 2: Mức độ đồng ý của hộ về vấn đề nắng nóng kéo dài trở nên tồi tệ hơn ở xã Mỹ
An trong năm 2021 ........................................................................................................21
Hình 3: Mức độ đồng ý của hộ về vấn đề hạn hán trở nên tồi tệ hơn trong vài năm tới ở
xã Mỹ An .......................................................................................................................22
Hình 4: Mức độ đồng ý của hộ về vấn đề lượng mưa lớn và mưa trái mùa trở nên tồi tệ
hơn ở xã Mỹ An trong năm 2021 ..................................................................................23
Hình 5: Mức độ đồng ý của hộ về vấn đề thay đổi phương thức canh tác nơng nghiệp
vì các vấn đề liên quan đến khí hậu ...............................................................................25
Hình 6: Mức độ đồng ý của hộ gia đình về tác động của Covid – 19 đến sinh kế hộ gia
đình ................................................................................................................................ 26
Hình 7: Mơ hình Bắp - Bị .............................................................................................37
Hình 8: Vườn Xồi ........................................................................................................37
Hình 9: Phỏng vấn nơng hộ ...........................................................................................38


vii


DANH SÁCH HỘP THƠNG TIN
Hộp thơng tin 1: Lý do thay đổi mơ hình sinh kế .......................................................21
Hộp thơng tin 2: Tình hình nắng nóng kéo dài khơng thay đổi ..................................22
Hộp thông tin 3: Lượng mưa lớn và mưa trái mùa xảy ra tồi tệ hơn trong năm 2021
so với các năm trước ......................................................................................................24
Hộp thông tin 4: Lượng mưa lớn và mưa trái mùa xảy ra không tồi tệ hơn so với
những năm trước ............................................................................................................24
Hộp thông tin 5: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây ăn trái .......................25

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

UBND

Ủy ban Nhân dân

NTM

Nơng thơn mới


HTX

Hợp tác xã

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2B

Bắp non – ni bị

SLF

Sustaibable Livelihoods Framework

USD

United States dollar

GDP

Gross Domestic Product

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ


Biến đổi khí hậu là vấn đề mà hiện nay nhận được sự quan tâm rất lớn của toàn
thế giới, đã và đang diễn ra nhanh hơn trong suốt hàng chục năm vừa qua làm
ảnh hưởng lớn đến tồn cầu nói chung và Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng
với nhiều hiện tượng tự nhiên như mưa trái mùa, sạt lỡ bờ sông, xâm nhập mặn,
hạn hán, lũ lụt,…Trong đó, những ảnh hưởng và hậu quả của biến đổi khí hậu
mang lại là điều đáng quan tâm nhất vì khơng chỉ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế
cả nước. Ngoài ra Việt Nam cũng là một trong những nước dễ bị tổn thương
dưới tác động BĐKH. Theo đánh giá hàng năm các nước chịu ảnh hưởng của
BĐKH giai đoạn 1997 – 2016 thì Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu
tồn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (Chu Thị Nơ,
2020).
Bên cạnh ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH thì hiện nay chúng ta vẫn đang chịu ảnh
hưởng kép từ một loại dịch bệnh rất nguy hiểm là dịch bệnh Covid – 19. Theo
Thanh Lâm (2021), kể từ tháng 12 năm 2019 dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới vi-rút SARS-CoV-2 (nCoV) hay cịn gọi là COVID-19 được
cơng bố lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc và kể từ đó đã bùng phát mạnh
mẽ và lan rộng ra trên toàn thế giới. Đại dịch COVID-19 đã tác động sâu rộng
đến đời sống kinh tế - xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, dịch
bệnh đã và đang làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội nói chung và việc
làm cho lao động ở Việt Nam nói riêng. Tổng cục Thống Kê (2021) tác động
của dịch Covid – 19 đến tình hình lao động thì việc làm quý IV vào năm 2020
thì đối với lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 17,6 triệu người, giảm 90,2
nghìn người; ở khu vực nơng thơn là 35,9 triệu người, giảm 854,3 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Qua đó chúng ta có thể thấy với số lượng người mất việc
làm như trên thì thu nhập của những hộ gia đình đó sẽ bị ảnh hưởng rất đáng kể.
An Giang là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với sinh kế
chủ yếu của người dân là sản xuất nông nghiệp, tỉnh có tổng diện tích sản xuất
nơng nghiệp lớn, với 516,7 ngàn ha. Trong đó, diện tích lúa chiếm tỉ trọng cao
nhất với 463,9 ngàn ha, hoa màu gần 35 ngàn ha và cây lâu năm với khoảng

17,9 ha (Cục Thống Kê tỉnh An Giang, 2021). Nhưng hiện nay tỉnh đang gặp rất
nhiều khó khăn, đợt bùng phát dịch Covid – 19 lần thứ tư diễn biến phức tạp
hơn hẵn so với các đợt dịch trước làm cho cơng tác phịng chống dịch phải nổ
lực ngăn chặn những nguy cơ lây nhiễm tại cộng đồng. Theo đó, tỉnh An Giang
thực hiện giản cách theo chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến các
hoạt động sản xuất của các huyện, xã, ấp gần như ngưng hoạt động làm ảnh
hưởng đến thu nhập, các hoạt động sinh kế của người dân nặng nề. Hơn hết, các
loại hàng hóa dùng trong sinh hốt, các loại phân bón, thuốc hóa học, các loại
vật tư nông nghiệp không ngừng tăng giá ngày một cao ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống, sinh kế của người dân (Khánh Trung, 2021).
1


Huyện Chợ Mới với diện tích tự nhiên 369,62 km2 với khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Là huyện nơng nghiệp và có thế mạnh về thương mại, tiềm năng về sản
xuất công nghiệp chế biến nông thủy sản, chế biến lương thực thực phẩm và là
huyện đi đầu trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên,
trước tình hình biến đổi khí hậu diễn biến thất thường và dịch Covid – 19 thì
huyện đang gặp nhiều khó khăn (Cổng thông tin điện tử huyện Chợ Mới, 2018).
Xã Mỹ An là một xã thuộc huyện Chợ Mới với diện tích tự nhiên 12,83 km2 có
thế mạnh về các loại cây ăn trái như sầu riêng, xoài và các hợp tác xã nông
nghiệp luôn quan tâm đến và hỗ trợ sản xuất cũng như là cung ứng các nguồn
đầu vào và liên kết đầu ra cho nông dân. Tuy nhiên, hiện nay các hộ nông dân
đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho các loại nơng sản vì tình
hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp phải tạm dừng lưu thơng hàng hóa bởi
chỉ thị 15 và gần nhất là chỉ thị 16+ của Thủ tướng. Bên cạnh đó, tình hình biến
đổi khí hậu cụ thể là nắng nóng và mưa kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng nông sản của nông dân ở đây nên họ dần lựa chọn thay đổi
hoạt động sinh kế của gia đình để gia tăng mức thu nhâp. Vì vậy tơi chọn đề tài
“Phân tích sự thay đổi các hoạt động sinh kế của người dân trong điều kiện

biến đổi khí hậu và dịch bệnh Covid – 19 trên địa bàn xã Mỹ An, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang” để khảo sát và tìm hiểu những lý do, những ảnh
hưởng làm thay đổi sinh kế của người dân tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang.
1.2 MỤC TIÊU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích sự thay đổi sinh kế của người dân trong điều kiện biến đổi khí hậu và
dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang để
tìm hiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch Covid – 19 tác động
đến những hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của người dân trong điều kiện biến đổi khí hậu
và dịch bệnh Covid – 19 trên địa bàn xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
vào năm 2021.
Phân tích lý do thay đổi sinh kế của người dân xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang.
Phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh Covid – 19 đến
sinh kế người dân trên địa bàn xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Những hoạt động sinh kế của các hộ gia đình trên địa bàn xã Mỹ An, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang?

2


Các lý do làm thay đổi các hoạt động sinh kế do biến đổi khí hậu và dịch bệnh
Covid – 19 của các hộ gia đình trên địa bàn xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An

Giang?
Các yếu tố nào của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế
của các hộ gia đình trên địa bàn xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang?
Dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sinh kế các hộ
gia đình tại địa bàn nghiên cứu?
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Những hộ gia đình ở 3 mức thu thập thấp, trung bình và cao trên địa bàn xã Mỹ
An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung vào phân tích sự thay đổi các hoạt động sinh kế của 3 nhóm hộ
ở mức thu nhập thấp, trung bình và cao trong điều kiện biến đổi khí hậu và
Covid – 19 của những hộ gia đình thuộc xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang.
1.5.1 Giới hạn nội dung

Đề tài tập trung vào tình hình các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình ở 3 các
mức thu nhập thấp, trung bình và cao sinh sống trên địa bàn xã Mỹ An, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang. Những lý do thay đổi sinh kế trong điều kiện biến đổi
khí hậu và dịch bệnh Covid – 19 và những ảnh hưởng đến sinh kế người dân
trên địa bàn nghiên cứu.
1.5.2 Giới hạn không gian

Đề tài được thực hiện ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
1.5.3 Giới hạn thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022

3



CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Vị trí địa lý xã Mỹ An

Mỹ An là một trong 16 xã của huyện Chợ Mới bao gồm 6 ấp: Mỹ Phú, Mỹ An,
Mỹ Thạnh, Mỹ Long, Mỹ Lợi, Mỹ Trung. Xã Mỹ An có diện tích 12.83 km2.
Xã Mỹ An nằm ở phía đơng huyện Chợ Mới với phía Bắc và Đơng Bắc giáp xã
Tấn Mỹ, phía tây bắc giáp thị trấn Mỹ Lng và xã Long Kiến, phía tây và tây
nam giáp xã An Thạnh Trung và phía đơng nam giáp các xã Bình Phước Xuân
và Hội An (Cổng thông tin huyện Chợ Mới, 2017).

Vùng nghiên
cứu

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới
(Nguồn: Cổng thông tin huyện Chợ Mới, 2017)

4


2.1.2 Điều kiện tự nhiên

Xã Mỹ An là một xã thuộc huyện Chợ Mới có tổng diện tích tự nhiên: 12.83
km2, dân số là 10.826 người, mật độ dân số trung bình 844 người/km2. Với hệ
thống sơng ngịi chằng chịt chẳng những cung cấp nguồn nước ngọt phong phú
quanh năm, phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp mà cịn là đường giao
thơng thuận lợi cho việc di chuyển và đi lại của người dân trong và ngoài xã

(Cổng thơng tin điện tử huyện Chợ Mới, 2018).
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
Nông nghiệp

Cây hàng năm: Trong năm 2021, diện tích gieo trồng tại xã trong 3 vụ được
3.856 ha đạt 110,17% so với kế hoạch đề ra, chủ yếu được gieo trồng với các
loại rau màu như bắp trắng, bắp non và một số ít rau dưa các loại khác, trong đó
cây bắp non với diện tích xuống giống 3.745 ha chiếm 97,12% so tổng diện tích
gieo trồng.
Bắp non đối với xã Mỹ An được xem là cây trồng chủ lực của xã, diện tích
trồng là 450 ha chiếm tỷ lệ 56,64% diện tích trồng rau màu của xã. Diện tích
trồng bắp non năm 2021 là 3745 ha, chiếm 97,12% so với tổng diện tích gieo
trồng. Mơ hình trồng bắp – ni bị hiện nay được xem là mơ hình đóng vai trị
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Cây lâu năm: Cho đến nay trên tồn xã hiện có 296,61 ha vườn cây ăn quả các
loại, chủ yếu là xoài các loại chiếm 84,42% so tổng diện tích cây ăn quả của
tồn xã, cịn một số ít diện tích là nhãn, ổi, sầu riêng,…
Chăn nuôi gia súc, gia cầm: mô hình Bắp – Bị do có hiệu quả nên được người
dân tiếp tục duy trì. Tổng đàn bị trên địa bàn xã hiện có 3.986 con giảm 26 con
so cùng kỳ năm trước và heo có 563 con tăng 175 con so cùng kỳ.
Thủy sản: tồn xã hiện có 158 lồng bè nuôi thâm canh cá điêu hồng-cá he với
tổng thể tích 13.840 m3, tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 1900 tấn tăng 3,83%
so với năm 2020. Nuôi cá rô đồng trong ao-hầm 3,71 ha, trong kỳ thu hoạch
710 tấn (UBND xã Mỹ An, 2021).
Xã Mỹ An là xã chuyên về cây ăn trái, rau màu, chăn nuôi và thủy sản. Điển
hình là mơ hình 2B (bắp – bị) đang mang lại hiệu quả cao cho các hộ gia đình
trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, xồi là cây trồng chủ yếu của xã với 84,42% tổng
diện tích cây ăn quả của tồn xã. Mặc khác, xã cịn các mơ hình như ni cá
điêu hồng – cá he bằng lồng bè với 158 lồng và nuôi cá rô đồng trong ao – hầm
đang mang lại hiệu quả khá cao.


5


Hợp tác xã

Xã Mỹ An hiện nay có 3 HTX đang hoạt động bao gồm: HTX Nông nghiệp
Trung Thành, HTX Hữu Cơ Hữu Duy và HTX Nông Sản Global GAP Mỹ An.
Hiện các HTX đang thực hiện các dịch vụ như cung ứng và phân phối các giống
sầu riêng cho các hộ nông dân tham gia, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc
sầu riêng và cung ứng các loại vật tư nông nghiệp cũng như là liên kết tiêu thụ
nông sản.
Trong những năm qua, xã đã và đang tập trung vận động nông dân chuyển đổi
cơ cấu cây trồng và vật nuôi, phổ biến các biện pháp khoa học – kỹ thuật vào
sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tích cực mở rộng thị trường và liên
kết sản xuất với các doanh nghiệp để tìm được thị trường ổn định giúp nông dân
an tâm sản xuất. Tuy nhiên, đa số nơng dân sản xuất cịn rời rạc và nhỏ lẻ nên
chi phí sản xuất rất cao và nông dân chỉ chú trọng lợi nhuận trước mắt nên ln
bị thương lai ép giá nên hồn tồn phải chịu cảnh “ Được mùa mất giá, được giá
mất mùa”.
Trước tình hình đó, với sự hỗ trợ của Phịng Nơng nghiệp và UBND xã Mỹ An,
các tổ hợp tác Rau an toàn xã Mỹ An đã tiến tới đăng ký thành lập HTX Nông
sản Global GAP. Sau khi thành lập HTX và đi vào hoạt động dự kiến sản lượng
thu mua khoảng 23 tấn/quý trong quý III và IV năm 2021. Bên cạnh đó một số
các đại lý trên địa bàn cũng đã ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ bắp non với
công ty ANTESCO và đang tiếp tục mở rộng quy mơ sản xuất cũng như tìm
thêm các nhà tiêu thụ khác trong và ngoài tỉnh trong thời gian tới (UBND xã
Mỹ An, 2021).
Có thể thấy, xã Mỹ An đang tích cực năng cao giá trị sản phẩm tại địa phương
từ các chiến lược mở rộng thị rộng thị trường và các mơ hình chuyển đổi cơ cấu

cây trồng. Bên cạnh đó, cịn có sự hỗ trợ từ các HTX địa phương chuyên cung
cấp các dịch vụ cung ứng giống cây trồng, phân phối sản phẩm và hỗ trợ kỹ
thuật cho nông dân tham gia HTX.
Giao thông thủy lợi
Tồn xã có 3 cống hở, 50 cống trịn , 19 trạm bơm thuộc nhà nước quản lý và
55 cống của tư nhân. Tồn xã có 2.347 ha diện tích gieo trồng sản xuất nông
nghiệp được tưới và 2.850,96 ha được tiêu nước kịp thời đảm bảo cây trồng
sinh trưởng và phát triển tốt.
Trên địa bàn xã có tổng 28,61 km kênh mương, thủy lợi và 29,2 km đe bao và
lộ giao thông nông thôn do xã quản lý.
Đường xá, cầu cống tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa
của nhân dân trong và ngoài địa phương. Thực hiện hoàn thành và đưa vào sử
dụng 02 cơng trình với tổng kinh phí thực hiện 640 triệu đồng từ nguồn vận
động nhân dân đóng góp (đường liên ấp Mỹ Thạnh; cầu bê tông Sáu Khiển)
(UBND xã Mỹ An, 2021).
6


Cơ sở hạ tầng thương mai nơng thơn
Xã có 1 chợ trung tâm là Chợ Mỹ An, diện tích 2,286 m2 với quy mơ 92 hộ
kinh doanh, trong đó có 75 hộ là kinh doanh cố định, buôn bán đầy đủ các loại
mặt hàng đáp ứng toàn bộ nhu cầu của người dân. Chợ có tổ quản lý, có nội quy
đã được UBND huyện phê duyệt và niêm yết công khai để điều hành và xử lý
khi có vi phạm. Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ khơng thuộc danh
mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và có các phương án phịng
cháy chữa cháy, nhà vệ sinh, bãi giữ xe và hệ thống xử lý nước thải và diểm thu
gom rác theo quy định (UBND xã Mỹ An, 2021).
Công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ
Tồn xã có 770 cơ sở đang HĐSXKD giảm 21 cơ sở so cùng kỳ 2020. Trong
đó, ngành cơng nghiêp – xây dựng có 129 cơ sở, giảm 02 cơ sở so cùng kỳ chủ

yếu là các hoạt động như chế biến nông sản, mộc gia dụng, ngành thương mại –
dịch vụ có 641 cơ sở đang hoạt động giảm 19 cơ sở so cùng kỳ chủ yếu là mua
bán nhỏ, kinh doanh ăn – uống và một số ích các loại hình dịch vụ thiết yếu như
sửa chữa điện lạnh, làm đẹp,… (UBND xã Mỹ An, 2021).
Thu nhập
Trong năm 2021, thu nhập bình quân của xã 50,286 triệu đồng/người/năm cao
hơn so chuẩn nông thôn mới và Nghị quyết đề ra trong năm 2020 là 0,286 triệu
đồng/người/năm (UBND xã Mỹ An, 2021).
Công tác thương binh và giảm hộ nghèo
Công tác chăm lo, thăm hỏi đến đối tượng chính sách, người có cơng, đối tượng
BTXH, người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo vui xuân đón tết được chú trọng
triển khai thực hiện có hiệu quả. Đã nhận và cấp phát cho gia đình chính sách
339 suất q với tổng số tiền 219,2 triệu đồng. Kết hợp các ban ngành đoàn thể
xã-ấp tổ chức vận động chăm lo hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn vui xn đón
tết với 942 phần quà đã được cấp phát với tổng số tiền 209,584 triệu đồng. Tổ
chức lễ thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và tri ân đến các gia đình có
cơng cách mạng với tổng số tiền 83,145 triệu đồng. Rà sốt đánh giá hộ nghèo
theo tiêu chí mới giai đoạn 2021-2026 tồn xã hiện có 129 hộ nghèo chiếm tỉ lệ
3,99% so tổng số hộ toàn xã, số hộ cận nghèo 133 hộ chiếm tỉ lệ 4,11% số tổng
số hộ toàn xã.
Địa phương đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội giải ngân cho 1.372
hộ vay vốn với tổng số tiền là 17.099 triệu đồng/hộ từ các nguồn hỗ trợ hộ
nghèo, cận nghèo, xuất khẩu lao động, nước sạch vệ sinh môi trường để giúp
các hộ dân có điều kiện làm ăn và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, từ các chủ
trường, chính sách giảm nghèo các tỉnh, huyện và xã quản tâm chỉ đạo, động
viên các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, hỗ trợ xây và sửa nhà, cho vay vốn,
dạy nghề, giới thiệu việc làm để các hộ dân từng bước thoát nghèo và nâng cao
chất lượng cuộc sống (UBND xã Mỹ An, 2021).
7



Y tế
Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khoe cho nhân dân, tổ chức khám chữa
bệnh và cấp phạt thuốc kịp thời cho 5.000 lượt bệnh nhân (Trong đó BHYT trên
3.000 lượt). Ngồi ra, cịn kết hợp các ban ngành đoàn thể xã - ấp cũng như
ngành dọc cấp trên triển khai tốt các kế hoạch phòng, chống dịch Covid – 19
theo khuyến cáo. Bên cạnh đó, cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đặc
biệt là trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp cịi ln được quan tâm và chú trọng
triển khai thực hiện góp phần giảm dần tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng thể thấp còi xuống 147/784 trẻ chiếm 18,75%, các cặp vợ chồng áp dụng
các biện pháp tránh thai đạt 71,19% và tỉ lệ con thứ 3 trở lên chỉ chiếm 7,4%.
Không ngừng nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra 37 ca tăng 16 ca so cùng kỳ, bệnh TCM xảy ra 12 ca
tăng 02 ca so cùng kỳ năm trước; thực hiện tốt công tác tiêm chủng…, tỉ lệ
người dân tham gia BHYT trên địa bàn đến nay đạt 87,92% (NQ: 90%), giảm
4,39% so cùng kỳ năm 2020. Kết hợp các ban ngành đoàn thể xã-ấp triển khai
thực hiện tốt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng như các khuyến
cáo của ngành dọc cấp trên, các văn bản của trung ương, tỉnh, huyên, xã
(UBND xã Mỹ An, 2021).
Giáo dục
Từ các công tác khuyến học khuyến tài, vận động các Mạnh Thường Qn
trong và ngồi xã đóng góp các nguồn khuyến học giúp đỡ, hỗ trợ các em học
nghèo có hồn cảnh khó khăn. Xã tiếp tục được cơng nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, xóa mù chữ mức độ 2; phổ cập giáo dục
tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 theo Quyết định
số 2820/QĐ – UBND 15/12/2020 của UBND huyện Chợ Mới về việc công
nhận các xã, thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2020. Tỷ lệ
tốt nghiệp trung học cơ sở của xã hàng năm đạt 100%.
Công tác giáo dục đào tạo các trường học ở xã tiếp tục có nhiều chuyển biến
tích cực, nhiều hoạt động được bổ sung nhằm đổi mới phương pháp dạy và học,

củng cổ nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, các hoạt động ơn tập, thi
kiểm tra học kỳ, khen thưởng và xét lên lớp THCS được thực hiện nghiêm túc,
đúng quy định ngành giáo dục.
Xã đã đăng ký mở 3 lớp kỷ thuật chăn ni bị cho học viên trên địa bàn xã với
tổng số học viên 83 đã khai giảng trong tháng 11/2021. Tổng số lao động qua
đào tạo của xã là 1.282/4.829 người (UBND xã Mỹ An, 2021).

8


Các cơ sở vật chất văn hóa
Xã tận dụng Hội trường Ủy ban nhân dân xã để làm các điểm sinh hoạt văn hóa
với diện tích 224.5 m2 được bố trí với 150 ghế ngồi và 02 phịng chức năng với
diện tích 60 m2. Các điểm sinh hoạt thể thao quần chúng với tổng diện tích trên
tồn xã là 8.600 m2.
Thông qua Quyết định số 2459/QĐ – UBND, ngày 26 tháng 10 năm 2021 của
UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt chủ trương dầu tư dự án Trung tâm
Văn hóa – thể thao xã Mỹ An với các hạng mục: hội trường đa năng (435m2), 2
phòng chức năng (80m2), hội trường (170m2), sân bóng đá mini (600m2), sân
sinh hoạt cộng đồng (308m2),…
Trong thời gian qua, địa phương đã quan tâm xây dựng kế hoạch thành lập các
nơi sinh hoạt văn hóa cho tể em và người cao tuổi cụ thể như sau:
- Điểm sinh hoạt cho người cao tuổi, ấp Mỹ Trung (Đình thần Mỹ Lng) với
diện tích 2.500 m2.
- Điểm sinh hoạt cho người cao tuổi, ấp Mỹ Lợi (nhà thờ Cồn Phước) với diện
tích 1.500m2
- Điểm sinh hoạt cho người cao tuổi, ấp Mỹ Phú (sân Ủy ban xã Mỹ An), với
diện tích 300m2
- Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, ấp Mỹ Long (Sân trường Mẫu giáo diểm
phụ), diện tích 80m2.

- Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, ấp Mỹ Phú (Sân trường Mẫu giáo điểm
chính), diện tích 350m2.
- Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, ấp Mỹ Lợi (Sân trường mẫu giáo điểm phụ),
diện tích 150m2.
- Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, ấp Mỹ Phú (Sân UBND xã Mỹ An), diện
tích 300m2
Các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em được đảm bảo điều kiện thaots mát, rộng
rãi và an tồn. Có nội dụng hoạt động chống đuối nước cho trẻ em hàng năm
với 794/794 trẻ em trong độ tuổi được phổ cập bơi tại xã đạt 100% (UBND xã
Mỹ An, 2021).
2.2 TỔNG QUAN VỀ SINH KẾ
2.2.1 Khái niệm sinh kế

Sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết
hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng
như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ (Nguyễn Đăng Hiệp Phố,
2016).

9


2.2.2 Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững (SLF) là một công cụ được xây dựng để giúp hiểu về
sinh kế. Nó sẽ giúp người sử dụng suy nghĩ về các khía cạnh khác nhau của sinh
kế. Bao gồm các yếu tố gây ra các vấn đề hoặc tạo ra các cơ hội của sinh kế đó.
Khung sinh kế bền vững cho phép chúng ta hình dung các yếu tố khác nhau liên
quan với nhau như thế nào. Vì vậy khuyến khích chúng ta suy nghĩ và tranh
luận để đưa đến tính hiệu quả cao hơn của các chương trình giảm nghèo
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2000).

Khung sinh kế bền vững giúp chúng ta hiểu về sinh kế, cụ thể:
- Trình bày các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế.
- Mô tả các mối quan hệ tiêu biểu giữa các yếu tố này.
- Giúp người sử dụng hiểu được cấu trúc ra sao và biến đổi theo thời gian như
thế nào.
- Là danh mục liệt kê, để chúng ta khơng bỏ sót hoặc xem nhẹ các vấn đề trong
q trình tìm hiểu, phân tích sinh kế.
2.2.3 Tài sản sinh kế

Sự lựa chọn các phương pháp sinh kế (hay chiến lược sinh kế) phụ thuộc vào sự
tiếp cận 5 loại nguồn vốn này.
- Vốn con người: nói về kỹ năng, kiến thức, năng lực làm việc và sức khỏe.
- Vốn tự nhiên: chỉ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: cây cỏ, đất đai,
khơng khí, tài ngun biển, rừng, nước, độ đa dạng sinh học,…
- Vốn vật lý: bao gồm các cơ sở hạ tầng và các phương tiện vật chất hỗ trợ đời
sống. Bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống nước sạch, năng lượng, thông tin
liên lạc,…
- Vốn xã hội: bao gồm các mối quan hệ xã hội thông qua các mối quan hệ hỗ
trợ, hợp tác với nhau.
- Vốn tài chính: bao gồm các nguồn vốn tích lũy của bản thân và các dòng tiền
vào thường xuyên như: tiền lương, tiền hưu, tiền người thân ở xa gửi về. Các
dòng tiền này phải đáng kể và thường xun mới đóng góp vào vốn tài chính.
2.2.4 Chiến lược sinh kế

Chiến lược sinh kế là các hoạt động hoặc sự kết hợp các hoạt động mà con
người ta lựa chọn để đạt được các mục tiêu đời sống. Các hoạt động sinh kế
khác nhau thì có những địi hỏi và khác nhau về 5 loại vốn ở trên. Nhưng người
có nhiều nguồn lực hơn thì có thể lựa chọn các hoạt động sinh kế có kết quả tốt
hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2000).
Mơ hình bắp non và chăn ni bị hiện đang là thế mạnh đặc trưng ở xã Mỹ An,

diện tích trồng là 450 ha chiếm tỷ lệ hơn 50% diện tích trồng rau màu của xã.
Trong năm 2021, diện tích bắp non đạt 3745 ha chiếm hơn 97% so với tổng
diện tích gieo trồng. Mơ hình trồng bắp – ni bị hiện nay được xem là mơ
hình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
(UBND xã Mỹ An, 2021).
10


2.2.5 Kết quả sinh kế

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2000) kết quả sinh kế là những kết quả mà từng cá
nhân, hộ, cộng đồng mong muốn có được từ các loại hình sinh kế của từng cá
nhân, hộ, cộng đồng. Có nhiều loại kết quả sinh kế và tùy theo sự ưu tiên của cá
nhân, hộ, cộng đồng tại những thời gian khác nhau. Bao gồm các loại kết quả
như:
Tăng thu nhập

Là tăng số lượng tiền vào túi của cá nhân, hộ gia đình. Tăng thu nhập cũng liên
quan đến sự bền vững kinh kế.
Cải thiện điều kiện cuộc sống

Ngoài tiền và các thu nhập vật chất khác thì tinh thần cũng là điều mà các cá
nhân, hộ gia đình cần bao gồm: Lòng tự trọng, cảm giác làm chủ bản thân và
hội nhập với xã hội, sự an toàn của các thành viên trong gia đình, tình trạng sức
khỏe của bản thân và gia đình, tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ xã hội, duy trì
các nét văn hóa, di sản.
Giảm tính dễ bị tổn thương

Là bảo vệ các nguồn tài sản sẵn có của bản thân, gia đình. Cuộc sống phải ổn
định hơn và ít các mối đe dọa và hạn chế các rủi ro xảy ra của cá nhân, hộ gia

đình.
Cải thiện an ninh lương thực

Là một trong những nguyên nhân chính của tính dễ bị tổn thương. Đói và thiếu
thực phẩm là một trong những khía cạnh chính của nghèo. Việc cải thiện an
ninh lương thực đồng nghĩa giảm bớt đi một khía cạnh chính của nghèo dẫn đến
các cá nhân, hộ gia đình ít bị tổn thương.
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững hơn

Là sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tài ngun mơi trường một
cách hợp lý và có mục đích cụ thể. Tuy nhiên, đây là mối quan tâm rất lớn chưa
được thể hiện cụ thể trong các loại kết quả sinh kế (Nguyễn Ngọc Đệ, 2000).
2.3 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.3.1 Khái niệm biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu thể hiện qua sự
thay đổi giá trị trung bình và giá trị cực trị (lớn nhất và nhỏ nhất) của các thông
số thời tiết (Lê Anh Tuấn, 2014).
2.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội

Tác động rất lớn đến ngành trồng trọt như làm giảm diện tích đất canh tác từ
xâm nhập mặn, lũ lụt và nước biển dâng; gây ra các hiện tượng thời tiết cực
đoan như hạn hán, mưa lớn – mưa kéo dài và từ đó dịch hại sâu bệnh phát triển
nhanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây trồng. Những thời
11


tiết cực đoan và hiện tượng của biến đổi khí hậu mà chúng ta cần phải nhìn
nhận:
Lũ lụt và nước biển dâng dẫn đến đất canh tác sẽ ngập trong nước với mực

nước cao thêm 1m thì khoảng 40% diện tích ĐBSCL, 11% diện tích sơng Hồng
và 3% diện tích các tỉnh khác ven biển sẽ hoàn toàn ngập trong nước. Hơn hết
sẽ khiến gần 50% diện tích đất nơng nghiệp chìm trong nước. Mỗi năm Việt
Nam thiệt hại 2,3% GDP do lũ lụt gây nên (Thanh Hà (T/h), 2019).
Nhiệt độ tăng và hạn hán sẽ làm giảm năng suất cây trồng, thiếu nước cho cây.
Trong những năm gần đây thì năng suất vụ Đơng Xn có xu hướng giảm hơn
so với những năm trước. Việt Nam là một trong những nước mà nơng nghiệp
đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với nông nghiệp chiếm
52,6% lực lượng lao động và 20% GDP cả nước thì năng suất cây trồng giảm
nhất là các cây lương lực thì Việt Nam đứng trước các thách thức, các nổi lo về
xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước (Thanh Hà (T/h),
2019).
Bên cạnh đó, thủy sản cũng là ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí
hậu. Được biết, Việt Nam có khoảng hơn 480.000 người tham gia đánh bắt thủy
sản và hơn 100.000 người làm ở các khâu chế biến thủy sản tại các nhà máy,
khu công nghiệp và hơn 2 triệu người tham gia vào các ngành dịch vụ nghề cá.
Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước và nguồn
lợi từ biển cả thì một khi nguồn nước bị ô nhiễm hay bị ảnh hưởng bởi các tác
nhân của biến đổi khí hậu thì mức ảnh hưởng đến sinh kế người dân vô cùng
lớn (Thanh Hà (T/h), 2019).
Dưới những tác động vừa nêu ở trên thì sản xuất nông nghiệp ở nước ta bị ảnh
hưởng nặng nề như sản xuất nơng nghiệp ở nước ta đóng góp 20% GDP và 20%
doanh thu xuất khẩu. Mỗi năm, chỉ riêng ngành nông nghiệp bị thiệt hại 250
triệu USD (chiếm 1 – 1,5% GDP cả nước) do những tác động của biến đổi khí
hậu làm cho nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất, trực tiếp ảnh hưởng đến
thu nhập và sinh kế của rất nhiều hộ gia đình (Vũ Trần Hoàng Đại và Nguyễn
Thúy Ý, k.n)
Trong giai đoạn 2002 – 2010, thiệt hại do thiên tai dưới tác động của biến đổi
khí hậu ở nước ta với mức 2% GDP cả nước (2006). Đến cuối thế kỷ 21, mực
nước biển gia tăng lên thêm 1m có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và

sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên đến 10% GDP mỗi năm
(Bảo Châu, 2016).
Ngoài ra, nguồn lợi rừng và sinh thái cũng ảnh hưởng nghiêm trọng như giảm
đa dạng sinh học, đa dạng các hệ sinh thái rừng trên cả nước điều bị suy thái
trầm trọng, nước biển dâng làm lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển
tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở
ĐBSCL; Nhiệt độ cao làm lượng nước bốc hơi tăng làm hạn hán kéo dài sẽ ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng của các loài động thực vật trong rừng và các
cuộc cháy rừng do hạn hán ngày một tăng (Thanh Hà (T/h), 2019).
12


2.4 TỔNG QUAN VỀ COVID – 19
2.4.1 Khái niệm Covid – 19

Virus Corona mới (Covid-19, SARS CoV-2) là một dạng mới của Coronavirus
gây nhiễm trùng cấp tính với các triệu chứng hô hấp. Virus này là một loại
Coronavirus khác với loại gây ra SARS hoặc MERS. Nó cũng khác với loại
Coronavirus gây nhiễm trùng theo mùa ở Hoa Kỳ. Các ca đầu tiên của
Coronavirus 2019-nCoV đã được phát hiện ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc
(Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM, 2020).
2.4.2 Những ảnh hưởng của Covid – 19 đến kinh tế - xã hội

Theo Tổng cục Thống Kê (2021) tình hình tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt
Nam đang có chiều hướng giảm ở mức sâu nhất từ khi Việt Nam tính và cơng bố
GDP theo quý. Cụ thể, GDP quý III năm 2021 giảm 6,71% so với cùng kỳ, mặc dù
cả 3 khu vực nông, lâm thủy sản điều đạt mức tăng trưởng dương những vẫn rất
thấp so với 10 năm qua; Khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ điều giảm
lần lượt là 5,02% và 9,28%. Tuy nhiên, GDP quý III/2021 nhìn chung vẫn tăng
trưởng đạt 1,42% so với cùng kỳ nhưng thấp hơn so với kỳ vọng. Chủ yếu là do

vấn đề lưu thơng hàng hóa gặp nhiều khó khăn, thậm chí mọi loại hình vận tải cịn
phải ngưng mọi hoạt động tại các tỉnh giãi cách xã hội từ chỉ thị 15 lên 16 và 16+.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đã ngừng thu
mua các loại nông sản (lúa, hoa quả,…) do không thể xuất khẩu. Hầu hết các cơ sở
kinh doanh phải đóng cửa; một số cơ sở lưu trú được phép cung cấp dịch vụ cho
người bị cách ly có thể hoạt động theo mức cầm chừng để duy trì khơng rơi vào
tình trạng phá sản.
Dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể,
tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (GRDP) 3 tháng đầu năm
2020 ước tính chỉ tăng vỏn vẹn 0,42% so với cùng kỳ năm 2019, khách quốc tế
đến TP.HCM giảm tận 34,2% so với cùng kỳ. Hơn hết, đến ngày 28/3/2020 đã có
hơn 1.350 doanh nghiệp giải thể tăng 37,6% so với năm 2019 và đặc biệt thu hút
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ đạt 1,05 tỷ USD giảm gần 33% so với cùng kỳ.
Có thể thấy, dưới tác động của Covid – 19 thì TP.HCM chịu ảnh hưởng rất nặng
nề về kinh tế - xã hội, văn hóa, đời sống, tinh thần của người dân,… (Minh Khuê,
2020).
Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê về tác động của dịch Covid – 19 đến tình
hình lao động, việc làm của quý IV vào năm 2020 thì lao động có việc làm ở khu
vực thành thị là 17,6 triệu người, giảm 90,2 nghìn người; ở khu vực nơng thơn là
35,9 triệu người, giảm 854,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

13


×