Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dự án xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển cây sim rừng tại Phú Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.02 KB, 4 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN PHÁT
Ấp Cửa Lấp, xã Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang
ĐT: (84-77) 3847008 | Fax: (84-77) 3980787
Trang chủ: www.vuontao.com | Thư điện tử:
Dự án
XÂY DỰNG MÔ HÌNH
BẢO TỒN VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
CÂY SIM RỪNG TẠI PHÚ QUỐC
GIAI ĐOẠN 2009–2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
Quà tặng tuyệt vời từ xứ đảo

TỈNH KIÊN GIANG
Tháng 5/2009
Cây sim rừng có từ lâu đời trên đảo Phú Quốc, những cánh rừng sim mọc
bạt ngàn theo triền đồi,ven suối và dưới các thung lũng nhưng không được xem
trọng do trái sim chỉ được hái ăn tươi nên giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ du lịch tại đảo nên rượu sim trở thành
một đặc sản sau hồ tiêu và nước mắm, do đó giá thu mua trái sim để làm rượu ngày
càng tăng cao hơn các loại trái cây khác và sản lượng trái sim dùng cho làm rượu
không đủ đáp ứng theo nhu cầu của các nhà sản xuất trên đảo. Những năm qua do
không được đánh giá đúng mức nên những cánh rừng sim bị chặt phá để trồng các
loại cây khác, cùng với không được chăm sóc thâm canh đầy đủ nên sản lượng
không cao, chất lượng không ổn định do phụ thuộc nhiều vào thời tiết do đó sản
lượng trái sim rừng ở Phú Quốc giảm theo hàng năm. Trong lúc đó nhu cầu rượu
sim tăng nhanh theo sự phát triển của ngành du lịch tại đảo nên với sản lượng trái
sim hiện nay không đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất tại chỗ.
Công ty cổ phần Sơn Phát đã tiến hành nghiên cứu sản xuất rượu sim từ
năm 2000, cùng với sự hợp tác nghiên cứu của một số trường Đại học trong nước
năm 2004 đã cho ra thị trường nhãn hiệu rượu SimSơn với gần một chục loại khác
nhau nhằm đáp ứng các thị hiếu của người tiêu dùng. Rượu SimSơn đã trở thành
món quà tặng không thể thiếu của khách khi ra du lịch tại đảo. Hiện nay số lượng


khách du lịch ra Phú Quốc ngày một tăng cao và nhu cầu rượu sim đối với thị
trường trong nước ngày càng phát triển, vùng nguyên liệu hiện mang tính tự phát
nên không bền vững, không đủ sức cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp
sản xuất rượu sim trong tương lai.
Rượu sim Phú Quốc hiện nay được sản xuất theo qui mô nhỏ, phương pháp
ngâm ủ thủ công nên chất lượng không cao khó cạnh tranh với các loại rượu khác
trong nước. Tuy nhiên do rượu sim của của Phú Quốc mang tính độc đáo riêng mà
không vùng miền nào có, nên để gắn liền với sự phát triển chung của dịch vụ du
lịch tại đảo, cùng với xu hướng hiện nay người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng
những sản phẩm có nguồn gốc nguyên liệu từ thiên nhiên nên rượu sim là một
trong những sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu đó.
Nhằm chuẩn bị tốt cho ngành công nghiệp sản xuất rượu sim của Phú Quốc
trong tương lai, để tạo nguồn thu nhập cho người lao động nghèo trên đảo và đóng
góp vào ngân sách nhà nước trước viễn cảnh rừng sim có thể bị xóa sổ. Nên việc
xây dựng một Mô hình Bảo tồn và Nghiên cứu cây sim rừng trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết, bởi một vùng nguyên liệu bền vững chất lượng cao mới đủ sức hỗ
trợ cho thương hiệu rượu sim và những chế phẩm từ cây sim của Phú Quốc đủ sức
vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, mũi Đông Bắc của đảo cách quốc
gia láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý. Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía
tây nam của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Phú Quốc nằm cách
thành phố Rạch Giá 120 km (62 hải lý) và cách thị xã Hà Tiên 45 km (25 hải lý); trải
dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ vĩ độ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′ độ kinh
đông (Xem bản đồ kèm theo cuối tài liệu).
Đảo Phú Quốc cùng với 22 đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực
thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km², xấp xỉ diện
tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ
của huyện đảo. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ tây nam (thấp) đến đông bắc
(cao) với 99 ngọn núi đồi. Các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m.
Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi

phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Từ sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di
dân. Đến năm 2007, theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống
trên đảo đã lên đến 88.220 người, với mật độ trung bình là 150 người/km², thấp
hơn mật độ dân số trung bình của cả nước và của Tỉnh.
1. Cơ sở pháp lý xây dựng dự án
• Hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
• Luật doanh nghiệp; Luật Đầu tư năm 2005; Luật Đất đai năm 2003;
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Bộ Luật Dân sự hiện hành của
nước CHXHCN Việt Nam
• Các Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định
24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 và Nghị định
152/2004/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2004 quy định chi tiết thi hành
Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp; Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai; Nghị định
142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 về thu tiền thuê đất,
mặt nước;
• Thực hiện theo các chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước
v/v Phát triển Nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ hội nhập quốc
tế, sau WTO. Đặc biệt, tạo điều kiện bảo tồn, nghiên cứu phát triển
cây sim rừng tại Phú Quốc – trong cơ chế tạo ra thu nhập và việc làm
cho nhân dân địa phương thông qua việc tiêu thụ hoa, trái sim dưới
các hình thái sản phẩm có giá trị và chất lượng cao.

2. Một số nét chính của dự án:
2.1. Tên dự án: Xây dựng mô hình bảo tồn và nghiên cứu phát triển cây sim rừng
tại Phú Quốc
2.2. Chủ đầu tư và quản lý dự án: Công ty Cổ phần SƠN PHÁT
2.3. Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học của dự án: Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng

Xuân
2.4. Vị trí: ấp Rạch Hàm xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
2.5. Thời gian dự án: 12 năm (bắt đầu 2009 đến 2020)
2.6. Quy mô đầu tư: 6 ha
2.7. Vốn đầu tư : 6000 triệu đồng.
Các giai đoạn đầu tư:
 2009-2015: Xây dựng
o 2009-2012: Xây dựng cơ bản, thu hút đầu tư
o 2012-2015: + Nghiên cứu giống, bảo tồn giống sim
rừng.
+ Thử nghiệm các biện pháp canh tác thâm
canh, xen canh.
 2015-2020: Phát triển
o Sơ kết, tổng kết đánh giá các mô hình có hiệu quả
o Nhân rộng mô hình rừng sim kết hợp thâm canh và xen canh.
Chuyển giao cho cộng đồng tại địa phương.
2.7. Mục tiêu:
Tận dụng lao động tại chỗ của địa phương, tổ chức bảo tồn và nghiên cứu
áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, các biện pháp kỹ thuật canh tác
nhằm phát triển tính đa dạng sinh học của vùng Phú Quốc, nâng cao giá trị gia
tăng của sản phẩm nông nghiệp, xác định công thức xen canh thích hợp tiến đến
hoàn chỉnh mô hình phát triển cây sim rừng có sự hợp tác của cộng đồng tại Phú
Quốc.

×