Tải bản đầy đủ (.pdf) (315 trang)

Luận án Tiến sĩ Đối chiếu ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ trong tiếng Anh và tiếng Việt (trên cứ liệu các tác phẩm văn học thế kỉ 20)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.63 MB, 315 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------------

PHẠM THUỲ GIANG

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
(TRÊN CỨ LIỆU CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC THẾ KỈ 20)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------------

PHẠM THUỲ GIANG

ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
(TRÊN CỨ LIỆU CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC THẾ KỈ 20)

Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HÀ QUANG NĂNG

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ nhan đề “Đối chiếu ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ
trong tiếng Anh và tiếng Việt (trên cứ liệu các tác phẩm văn học thế kỉ 20)” là cơng
trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu do tơi tự thống kê và hồn tồn
trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Phạm Thuỳ Giang


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội nhờ sự giúp đỡ quý báu
của các tổ chức và cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Hà Quang
Năng vì những động viên, nhận xét, hướng dẫn đầy tâm huyết của Thầy trong suốt quá
trình tôi thực hiện luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư và các nhà khoa học đã cung cấp
kiến thức, góp ý và chỉ dẫn cho tơi trong suốt quá trình nghiên cứu sinh và làm luận án,
giúp tôi nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ tại Học
viện Khoa học Xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận án.
Tơi xin ghi nhận và biết ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Trường Đại học Thương mại,

các Phịng, Ban, Khoa Tiếng Anh, các Bộ mơn trong Khoa và toàn thể đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện và chia sẻ mọi mặt với tơi trong q trình tơi thực hiện
luận án này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè, những người
ln u thương, khuyến khích, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2023
Tác giả luận án

Phạm Thuỳ Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN....... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 7
1.1.1. Dẫn đề............................................................................................................... 7
1.1.2. Tổng quan về ẩn dụ ý niệm .............................................................................. 7
1.1.3. Tổng quan về ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ ................................................. 12
1.2. Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu ........................................................................ 18
1.2.1. Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm ........................................................................ 18
1.2.2. Cơ sở lý luận về văn học Mỹ và văn học Việt Nam thế kỉ 20 ........................ 39
1.2.3. Cơ sở lý luận về văn hoá và các đặc trưng văn hoá Mỹ và văn hoá Việt Nam 40
1.2.4. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu ....................................................... 44
1.2.5. Khung cơ sở lý thuyết .................................................................................... 46
1.2.6. Khung phân tích ............................................................................................. 46
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 47
Chương 2. ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ MIỀN
NGUỒNLÀ THỰC THỂ HỮU SINH TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT.. 48

2.1. Dẫn đề ..................................................................................................................... 48
2.2. Khái quát kết quả nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ có miền nguồn
THỰC THỂ HỮU SINH trong tiếng Anh và tiếng Việt ............................................ 48
2.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THỰC THỂ HỮU SINH trong
tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................................. 50
2.3.1. Ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT ........................................ 50
2.3.2. Ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THỰC VẬT ........................................ 70
2.3.3. Ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ NGƯỜI KHÁC ................................... 81
2.3.4. Ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THẾ LỰC SIÊU NHIÊN .................... 96
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 101
Chương 3.ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM CÓ MIỀN NGUỒNLÀ THỰC THỂ VÔ
SINH TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ...................................................... 103
3.1. Dẫn đề .................................................................................................................... 103
3.2. Khái quát kết quả nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ có miền nguồn
THỰC THỂ VÔ SINH trong tiếng Anh và tiếng Việt............................................... 103


3.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THỰC THỂ VÔ SINH trong
tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................ 104
3.3.1. Ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ ĐỒ VẬT .................. 104_Toc130669307
3.3.2. Ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THỰC THỂ TỰ NHIÊN ................... 136
3.3.3. Ẩn dụ ý niệm NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ ĐỒ ĂN .............................................. 153
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 164
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 166
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................... 171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 172
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mô hình văn hóa đa chiều của HOFSTEDE ..........................................Pl1
Phụ lục 2: Cây ngữ nghĩa (Semantic Tree) .............................................................Pl2
Phụ lục 3: Thống kê các tiểu loại ẩn dụ về người phụ nữ .......................................Pl7

Phụ lục 4: Thống kê dụ dẫn của các tiểu loại ẩn dụ có miền nguồn là THỰC THỂ
HỮU SINH ............................................................................................................Pl13
Phụ lục 5: Thống kê dụ dẫn của các tiểu loại ẩn dụ có miền nguồn là THỰC THỂ
VƠ SINH ...............................................................................................................Pl38
Phụ lục 6: Danh mục các tác phẩm văn học Mỹ và Việt Nam được khảo sát trong
luận án ...................................................................................................................Pl63
Phụ lục 7: Một số biểu thức ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong văn học Mỹ ................Pl66
Phụ lục 8: Một số biểu thức ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong văn học Việt Nam ....Pl101






DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt
ADYN:
Ẩn dụ ý niệm
BTAD:
NNHTN:
TA:

Biểu thức ẩn dụ
Ngôn ngữ học tri nhận
Tiếng Anh

TV:

Tiếng Việt


Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh
IDV:
Individualism Index (Chỉ số đo mức độ cá nhân)
MAS:
MIP:
PDI:
UAI:

Masculinity and Femininity (Chỉ số đo mức độ tính nam)
Metaphor Identification Procedure (Quy trình nhận diện ẩn dụ)
Power Distance Index (Chỉ số đo khoảng cách quyền lực)
Uncertainty Avoidance Index (Chỉ số đo mức độ tránh mơ hồ)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT .................................. 51
Bảng 2.2. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ CON MỒI ..................................... 63
Bảng 2.3. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ KẺ SĂN MỒI ............................... 67
Bảng 2.4. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THỰC VẬT .................................. 70
Bảng 2.5. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ NGƯỜI KHÁC ............................ 81
Bảng 2.6. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ CHIẾN BINH ............................... 81
Bảng 2.7. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ QUÝ TỘC..................................... 89
Bảng 2.8. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ NÔ LỆ ........................................... 93
Bảng 2.9. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THẾ LỰC SIÊU NHIÊN ............. 96
Bảng 3.1. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ ĐỒ VẬT...................................... 104
Bảng 3.2. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ HÀNG HOÁ ............................... 109
Bảng 3.3. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG.... 122
Bảng 3.4. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ VẬT QUÝ .................................. 125
Bảng 3.5. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ VẬT VÔ GIÁ TRỊ ..................... 129

Bảng 3.6. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ MÁY MÓC................................. 133
Bảng 3.7. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ THỰC THỂ TỰ NHIÊN ........... 136
Bảng 3.8. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ LỬA ........................................... 139
Bảng 3.9. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ ÁNH SÁNG/ BÓNG TỐI ......... 145
Bảng 3.10. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ BIỂN ......................................... 149
Bảng 3.11. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ ĐỒ ĂN ...................................... 153



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Khung phân tích của ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ ........................................ 46
Hình 2.1. Tần suất của các tiểu loại ẩn dụ về người phụ nữ có miền nguồn THỰC THỂ
HỮU SINH ...................................................................................................................... 48
Hình 2.2. Tính tầng bậc của ẩn dụ về người phụ nữ có miền nguồn THỰC THỂ HỮU
SINH trong tiếng Anh và tiếng Việt................................................................................. 49
Hình 3.1. Tần suất của các tiểu loại ẩn dụ về người phụ nữ có miền nguồn THỰC THỂ
VƠ SINH ....................................................................................................................... 104
Hình 3.2. Tính tầng bậc của ẩn dụ về người phụ nữ có miền nguồn THỰC THỂ VƠ
SINH trong tiếng Anh và tiếng Việt.............................................................................. 105


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Cuộc cách mạng Lakoff - Johnson”, theo như cách gọi của Trần Văn Cơ [11], gắn
liền với cuốn sách kinh điển “Metaphors we live by” (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) của
Lakoff và Johnson [137] đã làm thay đổi tư duy khoa học về ngôn ngữ của nhiều nhà
ngôn ngữ học trên thế giới và bùng nổ một trào lưu nghiên cứu mới về ẩn dụ. Theo quan
điểm truyền thống, ẩn dụ là phương thức tu từ hay hiện tượng chuyển nghĩa của từ, được
sử dụng rất phổ biến trong ngơn ngữ nói chung, đặc biệt là trong ngôn ngữ nghệ thuật các tác phẩm văn chương nói riêng. Khơng chỉ đơn thuần là phép tu từ và phương thức

chuyển nghĩa của từ, ẩn dụ, theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận (NNHTN), là công
cụ tư duy đắc lực giúp ta hiểu một miền ý niệm này thông qua một miền ý niệm khác.
“Ẩn dụ tồn tại khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày, khơng chỉ trong ngơn ngữ mà
cịn cả trong tư duy và hành động” (metaphor is pervasive in everyday life, not just in
language but in thought and action) [137, tr.8]. Ẩn dụ không chỉ được sử dụng trong các
văn bản hàn lâm, học thuật, trong các sáng tác văn học mà còn hiện hữu trong tất cả hoạt
động thường ngày của con người, đến mức người sử dụng khơng hề nhận biết được đó là
ẩn dụ. Nói cách khác, hệ thống khái niệm trong suy nghĩ và hành động của con người về
bản chất có tính chất ẩn dụ. Như vậy, ẩn dụ không những chi phối nhận thức mà còn cả
hành động của con người. Ẩn dụ không chỉ là những vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn
đề tư duy, nhận thức, tác động đến trí tuệ con người, giúp con người nắm bắt và lĩnh hội
thế giới. Do đó, ẩn dụ trở thành chìa khoá quan trọng giúp con người hiểu và lĩnh hội
những cơ sở của tư duy và nhận thức những biểu tượng tinh thần về thế giới.
Trong quá trình giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ẩn dụ một cách tự nhiên nhưng
chúng ta không thể chỉ ra một cách rõ ràng những quy tắc đưa đến quá trình chuyển di ý
niệm giữa các lĩnh vực như thế. Chính vì vậy cần có những nghiên cứu về ẩn dụ từ góc độ
ngơn ngữ học tri nhận để khám phá những q trình chuyển di ý niệm đó.
Với tun bố giương cao ngọn cờ “Dĩ nhân vi trung” (lấy con người làm trung tâm),
NNHTN dĩ nhiên có gắn bó chặt chẽ với khoa học về con người (nhân học/ nhân chủng
học). Những cách nhìn nhận về con người, về những hành động, suy nghĩ và bản sắc của
mỗi cá nhân trong xã hội đều xuất hiện trong các học thuyết, nghiên cứu và phương pháp
luận của NNHTN. Phụ nữ cũng là một đối tượng nghiên cứu không chỉ trong văn thơ mà
còn trong NNHTN. Thật vậy, phụ nữ là một nửa quan trọng của thế giới và từ trước đến
giờ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều tác giả sáng tác nên các áng văn thơ
lắng đọng lòng người. Maxim Gorki – nhà văn lớn của nước Nga thế kỉ 20 đã từng tôn
vinh những người phụ nữ: “Вся гордость мира от матерей. Без солнца не цветут
1


цветы, без любви нет счастья, без женщины нет любви, без матери нет ни поэта, ни

героя!” (“Tất cả niềm kiêu hãnh của thế giới đều xuất phát từ các bà mẹ. Nếu khơng có
mặt trời, thì hoa đâu có nở, khơng có tình u thì đâu có hạnh phúc, khơng có phụ nữ thì
đâu có tình u, khơng có bà mẹ thì đâu có thi nhân, đâu có anh hùng!” [62].
Vấn đề ẩn dụ ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh
vực như chính trị, kinh tế, triết học, xã hội học, v.v. và văn học. Ẩn dụ ý niệm (ADYN)
về người phụ nữ cũng được sử dụng khá nhiều trong văn, thơ. Có thể nói ẩn dụ là hơi thở
và diện mạo của các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào so
sánh đối chiếu giữa ADYN về người phụ nữ trong các tác phẩm văn học Mỹ và Việt Nam
thế kỉ 20. Chính vì vậy, chúng tơi đã chọn đề tài ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT (TRÊN CỨ LIỆU CÁC
TÁC PHẨM VĂN HỌC THẾ KỈ 20) cho luận án của mình.
Luận án sẽ dựa trên lý thuyết về NNHTN để giải thích các ADYN về người phụ nữ
trên cứ liệu các tác phẩm văn học thế kỉ 20. Trên cơ sở phân tích các ADYN, luận án sẽ
so sánh, đối chiếu các nét đồng nhất và khác biệt về văn hoá, tư duy giữa hai cộng đồng
người Mỹ và người Việt, góp phần làm sáng tỏ sự giống và khác biệt về văn hóa cũng
như tư duy trong văn hóa ngơn từ của các nhà văn Mỹ và Việt thế kỷ 20, đặt trong sự
tương quan giữa cái mang tính phổ qt tồn nhân loại với cái đặc trưng mang tính dị biệt
của từng dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án sử dụng lý thuyết về ẩn dụ ý niệm để tìm hiểu việc sử dụng các ẩn dụ ý niệm
về người phụ nữ trong các tác phẩm văn học Mỹ và Việt thế kỉ 20, từ đó so sánh, đối
chiếu để tìm ra sự tương đồng cũng như khác biệt trong các ẩn dụ ý niệm tiếng Anh và
tiếng Việt với các lý giải dựa trên mối quan hệ giữa ngơn ngữ - văn hố và tư duy dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá lý luận về ADYN liên quan đến đề tài của luận án để xây dựng
Khung cơ sở lý thuyết.
- Thống kê, phân loại để thiết lập và miêu tả các ADYN về người phụ nữ trong văn
học Mỹ và Việt thế kỉ 20, tìm hiểu tần suất và mơ hình ánh xạ của các ẩn dụ này.

- So sánh, đối chiếu các ADYN trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên các tiêu chí:
tần suất, cơ chế ánh xạ và tư duy dân tộc.
- Giải thích sự tương đồng và khác biệt trong các ADYN về người phụ nữ giữa hai
ngôn ngữ trong mối tương quan giữa ngơn ngữ, văn hố và tư duy.

2


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ADYN chứa miền đích là NGƯỜI PHỤ NỮ
trong tiếng Anh và tiếng Việt trong các tác phẩm văn học Mỹ và Việt Nam thế kỉ 20, gọi
chung là ADYN về người phụ nữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đối với ngữ liệu tiếng
Anh, tác giả chọn khảo sát các tác phẩm văn học Mỹ vì Mỹ cũng là một nền văn hoá lớn,
tiếng Anh cũng là ngơn ngữ chính thức của Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ADYN về người phụ nữ theo hai miền nguồn: THỰC
THỂ HỮU SINH và THỰC THỂ VÔ SINH trên cứ liệu các tác phẩm văn học Mỹ và
Việt Nam thế kỉ 20. Ngữ liệu nghiên cứu sẽ được trình bày kĩ trong phần dưới đây.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Luận án khảo sát các tác phẩm văn học Mỹ và Việt Nam trong thế kỉ 20, bao gồm 10

tiểu thuyết và truyện ngắn tiếng Anh, 94 tiểu thuyết, truyện ngắn hoặc truyện vừa
tiếng Việt (trích trong các tuyển tập) của các tác giả người Mỹ bản xứ và người Việt bản
xứ, nhiều tác phẩm có nội dung xoay quanh cuộc đời người phụ nữ. Các tác phẩm này
được sắp xếp theo trình tự thời gian sáng tác và được mã hố theo quy tắc: loại ngơn ngữ
+ số thứ tự (tác phẩm tiếng Anh mã hoá là TA, tiếng Việt là TV) và được sử dụng để

trích nguồn các biểu thức ẩn dụ (BTAD) được đưa ra trong phần ví dụ (Phụ lục 6).
Những tác phẩm này đều được chọn lọc để đảm bảo sự trải đều các tác phẩm từ các tác

giả khác nhau, chứ không tập trung vào một vài tác giả và qua các giai đoạn khác nhau
của thế kỉ 20 để làm rõ các ADYN về người phụ nữ, phản ánh các nét văn hố và dân tộc
qua từng thời kì. Luận án không tập trung phân loại các thể loại văn học mà chỉ tập trung
vào độ dài của các tác phẩm. Nguồn tác phẩm tác giả sử dụng được lấy từ các website tin
cậy và các tác phẩm bản in giấy. Nguồn tài liệu văn học được lựa chọn dựa vào ba tiêu
chí sau: (1) Năm xuất bản: các tác phẩm được hoàn thiện và xuất bản lần đầu vào thế kỉ
20, nội dung có thể lấy bối cảnh của thế kỉ 19 hoặc thế kỉ 20. (2) Độ dài của các tác phẩm:
đảm bảo có cả truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết; (3) Tần suất của các ADYN trong
các tác phẩm: những tác phẩm có rất ít ADYN về NGƯỜI PHỤ NỮ không được lựa
chọn.
Thông qua việc khảo sát khối ngữ liệu, chúng tơi có chủ đích tìm ra 1.950 BTAD
trong tiếng Anh và 1.950 BTAD trong tiếng Việt. Số lượng BTAD tương đương nhau là
một tiêu chí quan trọng đảm bảo cho việc so sánh, đối chiếu trong hai ngôn ngữ. Các
BTAD này chủ yếu được biểu đạt qua cấu trúc một câu. Tuy nhiên, với mục đích xác
định rõ ngữ cảnh, một số BTAD được diễn tả qua 2 - 4 câu.

3


Thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 09 năm 2021.
Sau quá trình thu thập, các BTAD này được phân thành 2 nhóm: BTAD tiếng Anh và
BTAD tiếng Việt. Do dung lượng luận án hạn chế nên chúng tơi chỉ trình bày 501 BTAD
tiếng Anh và 637 BTAD tiếng Việt đại diện chứa các dụ dẫn phổ biến hoặc mang tính đặc
trưng cho văn hố dân tộc đối với mỗi mơ hình ẩn dụ trong phần Phụ lục 7 và Phụ lục 8.
Với ngữ liệu tiếng Anh, luận án sử dụng các bản dịch tiếng Việt của các dịch giả người
Việt (các bản dịch đều được xuất bản và lưu hành trên thị trường). Ngoài ra, một số
truyện ngắn Mỹ và tiểu thuyết “East of Eden” (Phía Đơng Vườn Địa đàng) khơng có bản
dịch tiếng Việt tương ứng nên chúng tôi sử dụng bản dịch của mình (theo phương pháp
chuyên gia) cho các BTAD và để bản dịch này trong ngoặc đơn sau biểu thức với mục
đích làm rõ ý niệm được thể hiện trong biểu thức. Đối với những dụ dẫn đã được dịch

thoát nghĩa (mang nghĩa văn chương), chúng tôi bổ sung nghĩa đen (để trong ngoặc đơn)
cho dụ dẫn để làm nổi bật lên ánh xạ.
Quá trình xử lý dữ liệu được tiến hành theo 2 giai đoạn. Trước hết, các ẩn dụ được
nhận diện trong khối ngữ liệu dựa trên Khung lý thuyết được trình bày trong Chương 1.
Chúng tơi phân chia các ẩn dụ này theo hai miền nguồn lớn: THỰC THỂ HỮU SINH và
THỰC THỂ VƠ SINH, sau đó phân chia thành các tiểu loại dựa vào miền nguồn được sử
dụng để kích hoạt các ẩn dụ này. Ở giai đoạn thứ hai, chúng tôi thực hiện việc đối chiếu
các tiểu loại ẩn dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm tìm ra các nét tương đồng và khác
biệt trong hai ngơn ngữ. Các ADYN sẽ được phân tích và so sánh dựa trên cơ chế ánh xạ
của các ẩn dụ. Quy trình này sẽ được trình bày rõ hơn trong mục 1.2.1.7.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Luận án tiếp cận đường hướng ngôn ngữ học tri nhận theo lý thuyết ADYN của
Lakoff và Johnson [137] để nhận dạng các ADYN về người phụ nữ. Ngoài ra, luận án có
cách tiếp cận liên ngành. Theo quan điểm hiện đại, ẩn dụ không chỉ là phương thức
chuyển nghĩa của ngơn ngữ mà cịn là một cách thức tri nhận. Do vậy, ẩn dụ có liên quan
với nhiều yếu tố về văn hóa, xã hội, lịch sử, tâm lý, v.v. Cách tiếp cận liên ngành giúp tìm
hiểu ẩn dụ một cách toàn diện, sâu sắc hơn dựa trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ (từ ngữ,
dụ dẫn, các mô hình ẩn dụ), văn học (hình ảnh, hình tượng, biểu trưng về người phụ nữ)
và văn hoá (tư duy và đặc trưng văn hoá: địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán ).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích diễn ngơn: được sử dụng để phân tích các diễn ngơn văn
học nhằm xác định các ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ.
- Phương pháp miêu tả: được sử dụng để miêu tả các dụ dẫn, cấu trúc ánh xạ của các
4


ADYN về người phụ nữ trong văn học Mỹ và Việt mà luận án sử dụng làm cứ liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu 2 chiều: được sử dụng để so sánh các ADYN trong

hai khối ngữ liệu dựa trên 3 tiêu chí: tần suất, cơ chế ánh xạ và tư duy văn hoá dân tộc của
hai cộng đồng Mỹ và Việt Nam.
- Phương pháp chuyên gia: được vận dụng, theo đó 10 giảng viên tiếng Anh đọc
kiểm, kiểm tra, chỉnh sửa bản dịch các BTAD từ tiếng Anh sang tiếng Việt của chúng tôi
trong luận án.
4.3. Thủ pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng thủ pháp phân tích ẩn dụ ý niệm để phân tích cấu trúc và ngữ nghĩa
của ADYN, thủ pháp phân loại các dụ dẫn, ADYN về người phụ nữ trong hai ngôn ngữ.
Thủ pháp thống kê được sử dụng nhằm cung cấp các thông tin định lượng cần thiết cho
việc mô tả, nhận xét, đánh giá về các dụ dẫn cũng như tần suất trong các tác phẩm Mỹ và
Việt.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống các khái niệm cơ bản của NNHTN và ADYN trên cơ sở kế thừa
lý thuyết ADYN của Lakoff và Johnson [137], các khái niệm về ADYN của Kưvecses
[127], từ đó làm rõ các lý luận về ADYN nói chung và ADYN trong văn học nói riêng.
Luận án cũng bổ sung và làm sáng tỏ các đặc trưng văn hố dân tộc Mỹ và Việt Nam.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án đã thành lập được sơ đồ tầng bậc của các ẩn dụ về người phụ nữ, so sánh đối
chiếu về các bình diện: tần suất, mơ hình ánh xạ và đặc trưng tư duy dân tộc thơng qua
các ẩn dụ để tìm ra sự tương đồng cũng như khác biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó nêu bật
mối quan hệ giữa ngơn ngữ, văn hoá và tư duy. Đây là cơ sở giúp cho các nhà nghiên
cứu, dịch thuật, những người giảng dạy và học tập về ngơn ngữ có một cái nhìn rõ hơn về
cách thức tư duy về người phụ nữ của hai dân tộc Mỹ và Việt Nam cùng những biểu hiện
của tư duy này trong văn học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần củng cố lý thuyết về ẩn dụ ý niệm như khái niệm, đặc điểm của
ADYN, mối quan hệ giữa ẩn dụ trong ngơn ngữ, văn hố và tư duy, từ đó khẳng định sự
phát triển trong lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại này.

Thông qua việc so sánh đối chiếu các BTAD trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra
các đặc trưng văn hố, xã hội của cả hai dân tộc, luận án làm phong phú thêm các đặc
trưng văn hoá và tư duy dân tộc trong các nghiên cứu về NNHTN hiện nay, đồng thời
khẳng định các luận điểm mang tính phổ quát và minh hoạ cho tính đa dạng văn hố của
5


ADYN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả thu được từ luận án sẽ có ý nghĩa đối với những nhà nghiên cứu ngơn
ngữ, người sử dụng ngơn ngữ và có thể được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau trong
giảng dạy ngôn ngữ như dịch thuật, ngữ nghĩa học, phân tích diễn ngơn, văn học Mỹ,
giảng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh hay tiếng Anh cho người Việt Nam. Ngồi
ra, kết quả của luận án có thể giúp ích cho những người giảng dạy ngơn ngữ hoặc những
người học ngôn ngữ hiểu rõ hơn ngôn ngữ được sử dụng trong văn học.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm các phần chung như Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục. Ngoài ra, luận án gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chương này tổng
hợp và phân tích các các nghiên cứu liên quan đến ADYN nói chung và ADYN về người
phụ nữ. Một số lý luận chung về ADYN, văn học, văn hố, ngơn ngữ học đối chiếu cũng
được làm rõ trong chương này.
Chương 2. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ có miền nguồn là THỰC
THỂ HỮU SINH trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong chương này, các mơ hình ẩn dụ
theo miền nguồn THỰC THỂ HỮU SINH, gồm các ẩn dụ cơ sở và ẩn dụ phái sinh (ẩn dụ
bậc dưới) được xác định và phân tích, từ đó được so sánh dựa trên cơ sở văn hoá dân tộc.
Chương 3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ có miền nguồn là THỰC
THỂ VÔ SINH trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này đi sâu phân tích các mơ
hình ẩn dụ theo miền nguồn THỰC THỂ VƠ SINH, từ đó sắp xếp các ẩn dụ này theo
tầng bậc và so sánh dựa trên đặc trưng văn hoá dân tộc.


6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Dẫn đề
Để có một cái nhìn tổng qt về tình hình nghiên cứu ADYN và ADYN về người
phụ nữ, chúng tôi tổng hợp và hệ thống hố các giáo trình, chun khảo, luận án, bài báo
khoa học và các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Nội dung phần tổng quan được sắp xếp theo trình tự thời gian và theo vấn đề nghiên
cứu nhằm làm nổi bật sự thay đổi trong cách nhìn nhận và nghiên cứu về bản chất ẩn dụ.
Chúng tôi phân tích các nghiên cứu này từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái
riêng, bắt đầu từ việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu về ADYN nói chung, từ đó
khai thác các nghiên cứu về ẩn dụ về người phụ nữ trong cả ngôn ngữ ở nước ngồi lẫn
trong nước. Từ đây, chúng tơi tìm ra các khoảng trống nghiên cứu mà các nghiên cứu
trước đây chưa đề cập đến, qua đó thiết lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho luận án.
1.1.2. Tổng quan về ẩn dụ ý niệm
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về ẩn dụ ý niệm
Về những phát triển trong lý thuyết ẩn dụ, trải qua nhiều năm, lý thuyết về ẩn dụ
ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, từ đó khắc hoạ một bức tranh ngày càng rõ nét
về việc ẩn dụ cấu trúc tư duy như thế nào. Trước hết lý thuyết tri nhận về ẩn dụ bắt nguồn
từ Lakoff giúp cho danh tiếng của ông vượt ra ngồi phạm vi thuần t ngơn ngữ học và
thổi một luồng gió mới cho việc phát triển lý thuyết ẩn dụ. Năm 1980, Lakoff và Johnson
[137] đã xuất bản quyển “Metaphors we live by” (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) – quyển
sách trình bày về lý thuyết ADYN và được xem là xương sống cho rất nhiều nghiên cứu
về ẩn dụ sau này. Hai ơng đã nhìn nhận và nghiên cứu ẩn dụ thông qua các lĩnh vực kinh
nghiệm. Họ cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là hiện tượng ngôn ngữ và những
BTAD tiếng Anh bắt gặp trong ngơn ngữ chính là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở các bậc

tầng ý niệm. Như vậy bản chất và chức năng của NNHTN nói chung và ẩn dụ tri nhận nói
riêng là nghiên cứu cách con người nhìn nhận và đánh giá thế giới qua lăng kính ngơn
ngữ và văn hố dân tộc [126], [127], [128], [130]. Một tiến bộ quan trọng trong lý thuyết
ẩn dụ là nghiên cứu ADYN chỉ ra rằng kinh nghiệm hàng ngày, kinh nghiệm cảm giác
của con người là cơ sở đưa ra các đánh giá chủ quan của nhận thức ngôn ngữ [107],
[108]. Các nhà tri nhận học như Lakoff, Johnson và Turner có nhiều mới lạ trong tư
tưởng khi phát hiện ra ý niệm tổng quát ẩn sau những phát ngơn ẩn dụ khác nhau. Nói
cách khác, các ơng đi tìm những ý niệm tổng qt thơng qua cách hệ thống hóa những ý
niệm đặc thù. Thay vì tìm cách giải thích các ý niệm chứa đựng trong mỗi ẩn dụ (nghĩa là
trong mỗi diễn đạt ngôn ngữ), vốn là nền tảng cho sự xuất hiện của chúng, các ơng đã tìm
7


ra nguồn gốc của sự dịch chuyển nghĩa trong ẩn dụ, đó chính là ánh xạ xun lãnh vực.
Tiếp theo đó, nhiều cơng trình nghiên cứu quan trọng về ADYN dần được các nhà
ngôn ngữ học thực hiện và phát triển. Fauconnier [94] đã phát triển lý thuyết về không
gian tinh thần để khảo sát các quá trình kết cấu nghĩa. Năm 1996, Fauconnier và Sweetser
[95] đã biên soạn và tổng hợp 12 bài viết nhằm mở rộng khung không gian tinh thần
trong “Spaces, Worlds and Grammar”. Sau đó, Fauconnier kết hợp với Turner [96] để
phát triển lý thuyết này thành lý thuyết về sự pha trộn ý niệm, từ đó phân tích q trình
hình thành một số hỗn dụ. Nội dung quan yếu của lý thuyết này là việc xây dựng nghĩa
thường gắn với sự hợp nhất cấu trúc. Các nhà lý luận về pha trộn cho rằng quá trình pha
trộn ý niệm là một hoạt động tri nhận cơ bản và chung, đóng vai trị trung tâm trong cách
chúng ta tư duy và tưởng tượng. Grady, Oakley và Coulson [111] cũng cho rằng lý thuyết
Pha trộn ý niệm và lý thuyết ADYN bổ sung (complementary) cho nhau hơn là cạnh
tranh và loại trừ nhau. Ngồi tính chất bổ sung, Evans và Green [93] cũng cho rằng hai lý
thuyết này đề cập đến các hiện tượng nhất định không được giải thích bởi lý thuyết cịn
lại. Ví dụ lý thuyết Pha trộn miêu tả về cấu trúc nổi bật (emergent structure) - nghĩa khác
lạ (novel meaning): nghĩa không chỉ đơn thuần là nghĩa tổng thể của các bộ phận cấu
thành nó, trong khi lý thuyết ADYN thì khơng. Ngun nhân là do lý thuyết ADYN dựa

vào mơ hình 2 miền (2 - domain model). Fauconnier và Turner [96] cho rằng khả năng
của con người trong việc pha trộn hoặc hợp nhất ý niệm có thể là cơ chế chính tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển các hành vi cao cấp của con người, những hành vi phụ
thuộc vào khả năng biểu tượng phức tạp. Những hành vi này bao gồm các lễ nghi, sản
xuất, nghệ thuật, sử dụng công cụ và ngôn ngữ.
Về các ứng dụng của lý thuyết ẩn dụ, những năm gần đây, các nghiên cứu về tri nhận
nói chung và ADYN nói riêng có chiều hướng chú trọng tính ứng dụng. Nói về tính ứng
dụng của ADYN, theo Croft và Cruse [87], mục đích chính của Lakoff trong việc phát
triển lý thuyết ADYN là tìm hiểu các ánh xạ giữa hai miền nguồn và đích và lý giải thơng
qua lý lẽ và hành vi của con người, từ đó ứng dụng lý thuyết này vào các lĩnh vực cụ thể.
Bản thân Lakoff và Johnson ln cố gắng hồn thiện học thuyết ẩn dụ tri nhận của mình
và mở rộng phạm vi ứng dụng học thuyết này sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Đến nay, lý
thuyết ADYN đã được sử dụng trong các lĩnh vực như văn học [103], [140], [176], [177],
triết học [119], [138], tốn học [139], chính trị [84], [132], [134], [135], kinh tế [78],
[113], giáo dục [144], đạo đức [120], tôn giáo [165], pháp luật [181], [182], quảng cáo
[151] và diễn ngôn truyền thông [153] hay về các đối tượng tri nhận như cảm xúc [91],
[123], [124], [125], [126], [148], điệu bộ cử chỉ [86], sự thay đổi ngữ nghĩa [169], cơ thể
người [119], âm nhạc [185], nghệ thuật [121], đồ ăn [74], tình yêu [147], tình dục [179]
với sự đa dạng trong ngữ liệu nghiên cứu.
8


Cụ thể, trong lĩnh vực văn học, Lakoff và Turner [140] đã cho thấy ADYN là vấn đề
trung tâm được sử dụng trong tục ngữ hay văn học. Năm 1996, Turner [177] đã chứng
minh ADYN là yếu tố quan trọng trong việc sáng tác các truyện ngụ ngôn và các sản
phẩm phổ biến khác của trí tưởng tượng văn học. Lĩnh vực chính trị và luật pháp cũng ghi
nhận những ứng dụng quan trọng của lý thuyết ADYN. Winter [183] nêu bật vai trò quan
trọng của ẩn dụ trong lập luận pháp lý, theo đó ẩn dụ trở thành một công cụ pháp lý
quyền lực trong đời sống xã hội. Năm 1992, Lakoff [132] phân tích cách chính phủ Mỹ
sử dụng ẩn dụ để thuyết phục nhân dân về cuộc chiến vùng Vịnh, đồng thời làm rõ vai trò

của ADYN trong việc hoạch định các chính sách ngoại giao. Một lĩnh vực dường như rất
cụ thể, khơng mang tính nghiệm thân là tốn học cũng được Lakoff và Núđez [139]
chứng minh rằng hồn tồn mang tính ẩn dụ với các ẩn dụ như CON SỐ LÀ CÁC ĐIỂM
TRÊN ĐƯỜNG THẲNG hay CON SỐ LÀ NHỮNG TẬP HỢP. Hai ông đã tiến hành
một nghiên cứu lớn về cấu trúc ẩn dụ của toán học bao gồm số học, lý thuyết tập hợp và
logic, hình thức, vơ hạn, và cuối cùng là tốn học cao cấp cổ điển. Ngơn ngữ học tri nhận
sử dụng lý thuyết ẩn dụ để lý giải các khía cạnh của ngơn ngữ với các nghiên cứu chính
về cách ngôn ngữ cấu trúc không gian [173], không gian và tri nhận không gian [77], ngữ
pháp tri nhận [141], [142], [143], ngữ pháp cấu trúc tri nhận [105], [106]), ngữ nghĩa
khung [97], [98], [99], [100], [170], ngữ nghĩa học ý niệm [116], [117], [118], [174].
Đối tượng tri nhận được nhiều nhà tri nhận học quan tâm là vấn đề tình cảm của con
người bởi đó là vấn đề thường nhật nhất, gần gũi nhất của mỗi con người. Nghiên cứu nổi
bật gần đây của Esenova [91] đề cập đến 3 miền đích cùng lúc nên có thể miêu tả các trải
nghiệm tình cảm phức tạp, trong đó một số yếu tố cảm xúc xảy ra đồng thời. Kết quả
nghiên cứu khẳng định rằng khi so sánh với các nghiên cứu về NNHTN trước đây, hầu
hết các ẩn dụ ý niệm về cảm xúc đều ổn định theo thời gian. Bên cạnh đó, các biểu thức
phi ngơn từ như cử chỉ hay hình ảnh nghệ thuật cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của
NNHTN. Theo Cienki [86], các cử chỉ mang tính ẩn dụ có thể thực sự liên quan đến lời
nói theo nhiều cách khác nhau và thay đổi cũng như nhất quán giữa các nền văn hóa. Cử
chỉ cung cấp một góc nhìn để hiểu cách chúng ta cấu trúc ý niệm và cách chúng ta sử
dụng các cấu trúc đó trong khi nói. Cử chỉ có thể chỉ ra rằng ẩn dụ ý niệm cũng được kích
hoạt về mặt nhận thức khi không được diễn đạt thành lời nói. Kennedy [121] khẳng định
rằng ẩn dụ có rất nhiều trong nghệ thuật và thực tế là các hình ảnh có thể mang tính ẩn dụ.
Các hình ảnh cũng được sử dụng một cách ẩn dụ, tạo ra ẩn dụ đơn thức (ẩn dụ hình ảnh
“pictorial metaphor”) trong quảng cáo. Forceville (trong Gibbs [102]) minh chứng điều
này qua một số ẩn dụ hình ảnh như TĨC ĨNG MƯỢT LÀ KEM (HAIR SILK IS
ICECREAM) trong quảng cáo dầu gội Dove hay MÁY PHA CÀ-PHÊ LÀ NGƯỜI
PHỤC VỤ (COFFEE MACHINE IS SERVANT) trong quảng cáo máy pha cà phê
9



Philips’ Senseo.
Mặc dù gần đây có một số hướng nghiên cứu khai thác các hạn chế trong thuyết
ADYN, chẳng hạn thuyết này không đề cập đến bản chất phụ thuộc vào ngữ cảnh hay lệ
thuộc ngôn cảnh của ẩn dụ (context-sensitive nature) [146], [168], khó có thể phủ nhận
rằng thuyết ADYN có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Các nhà
nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy ADYN được sử dụng nhiều trong các
diễn ngơn pháp luật, văn chương, chính trị, tâm lý học, toán học, v.v. Cấu trúc ẩn dụ đã
làm sáng tỏ cách thức con người tư duy trong một số lĩnh vực trí tuệ. Có thể nói rằng,
thuyết ADYN ngày càng được xây dựng kỹ lưỡng với khung lý thuyết cụ thể, rõ ràng và
mở rộng không chỉ nằm trong giới hạn của ngành ngơn ngữ mà cịn giúp khám phá các
lĩnh vực nghiên cứu đa ngành khác. NNHTN có mối quan hệ mật thiết với các ngành
khoa học tri nhận như tâm lý học tri nhận, nhận thức luận, thần kinh học, văn hố học,
v.v. nên nó được xem như mơn khoa học liên ngành.
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về ẩn dụ ý niệm
Là một khuynh hướng nghiên cứu mới mẻ về ngôn ngữ, NNHTN đến với Việt Nam
nhờ công sức dịch thuật và nghiên cứu của các nhà khoa học tiên phong là Nguyễn Lai
[36], Lý Toàn Thắng [56], Trần Văn Cơ [9], v.v. Nguyễn Lai [36]
người tiếp cận ngôn ngữ học tiền tri nhận sớm nhất khi chỉ ra quá
nghĩa của các từ chỉ hướng LÊN XUỐNG, RA VÀO, LẠI QUA,
thuyết nghiệm thân. Sau đó, các nghiên cứu về ADYN ở Việt Nam

có thể được xem là
trình phát triển ngữ
SANG, VỀ với giả
chú trọng phát triển

theo ba hướng.
Thứ nhất, một số tác giả giới thiệu, tổng hợp, giải thích và bổ sung làm sáng tỏ
những vấn đề thuộc NNHTN nói chung và lý thuyết ADYN nói riêng như Lý Tồn

Thắng [55], [56] hay Trần Văn Cơ [9], [10], [11]. Tác giả Lý Toàn Thắng [55] đã giới
thiệu NNHTN vào Việt Nam với các quan điểm đáng chú ý làm cơ sở để hiểu được ẩn dụ
ý niệm như: sự ý niệm hoá và các quá trình ý niệm, các phạm trù tri nhận, v.v. Các khái
niệm cơ bản của NNHTN cùng những vấn đề trọng tâm có liên quan đến lý thuyết ADYN
được tóm tắt một cách có hệ thống và tồn diện trong nghiên cứu của Trần Văn Cơ [9],
[10] dựa trên các tác phẩm của Lakoff và Johnson [137] và Lakoff [131].
Thứ hai, lý thuyết ADYN được ứng dụng vào phân tích các ngữ liệu tiếng Việt thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, kinh tế, chính trị, v.v. hay tìm hiểu các chủ đề như
không gian, thời gian, cảm xúc, ăn uống, v.v.
Trong vài năm gần đây, các cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ từ góc độ tri nhận đã
tăng lên đáng kể về cả số lượng và chất lượng, và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, điển hình như Nguyễn Thị Bích Hạnh [18], Nguyễn Thị Bích Hợp [27],
Phạm Thị Hương Quỳnh [52], v.v. Các nghiên cứu này thể hiện tính liên ngành của ngơn
10


ngữ học tri nhận khi tìm hiểu ẩn dụ trong các lĩnh vực khác nhau. Một số nghiên cứu tập
trung phân tích ADYN trong thơ, văn của các tác giả nổi tiếng như Trịnh Công Sơn [19],
[31], [39], Nguyễn Duy [70], Xuân Diệu [60], Chế Lan Viên [8], Nguyễn Bính [64],
Xuân Quỳnh [52], Huy Cận [54], Lưu Quang Vũ [2], v.v. Trong những nghiên cứu này,
các tác giả đã hoàn toàn nắm bắt và làm rõ tư tưởng chủ đạo của lý thuyết ADYN của
Lakoff và Johnson, theo đó ẩn dụ khơng chỉ là hình thái tu từ của ngơn ngữ mà quan
trọng hơn là cơ chế nhận thức thế giới bằng tư duy, hành động và cảm xúc của con người.
Trong đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hạnh [18], [19] là một trong những nghiên
cứu nổi bật vì tác giả không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra mơ hình mà cịn giải thích được cơ
chế ánh xạ cũng như cấu trúc tầng bậc của ẩn dụ khi tiếp cận một cách đa chiều các khía
cạnh của nhiều miền ý niệm khác nhau nhằm tìm hiểu chiều sâu văn hố và cái nhìn sâu
sắc của nhạc sĩ Trịnh Cơng Sơn về thế giới, hay nói cách khác, phản ánh thế giới quan và
nhân sinh quan của Trịnh Công Sơn qua lăng kính tiếng Việt và văn hố Việt.
Các nghiên cứu gần đây có xu hướng chú trọng khai thác ADYN trong các diễn ngôn

ở nhiều lĩnh vực khác nhau như diễn ngơn báo chí [53], thành ngữ [1], [19], báo mạng
[20], v.v. hay các nghiên cứu và bài báo về một vấn đề tri nhận cụ thể như đồ ăn/ ẩm thực
[27], tình yêu [41], v.v.
Hướng nghiên cứu thứ ba là so sánh, đối chiếu ADYN trong các ngôn ngữ khác nhau
như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Pháp. Trong đối sánh Anh - Việt, các nghiên
cứu nổi bật về ADYN thuộc các lĩnh vực và chủ đề đa dạng như chính trị [12], kinh tế
[17], [32], văn học [24], [33], [52], tình yêu [25], [157], ẩm thực [30], [158], tâm lý tình
cảm, cảm xúc [37], [45], [61], quảng cáo [21], [50], thực vật [40]. Nổi bật, vào năm 2009,
Phan Thế Hưng [29] đã tổng kết một cách đầy đủ những vấn đề cốt lõi trong lý thuyết về
ADYN. Tác giả còn sử dụng lý thuyết ADYN để phân tích, đối chiếu Ẩn dụ cảm xúc, Ẩn
dụ ý niệm về thời gian, Ẩn dụ cấu trúc sự kiện trong tiếng Việt và tiếng Anh. Đây là một
công trình nghiên cứu ứng dụng lý thuyết ADYN vào phân tích, đối chiếu tiếng Việt và
tiếng Anh rất có giá trị. Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Phương [50] có nhiều
kết quả đáng ghi nhận vì tác giả tập trung khai thác cả ba loại ẩn dụ gồm ẩn dụ cấu trúc,
ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng, đồng thời đưa ra mơ hình ánh xạ và các tiểu loại ẩn
dụ rất rõ ràng và chi tiết. Nghiên cứu về thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm từ góc độ tri nhận
trong tiếng Hán có liên hệ với tiếng Việt được tiến hành bởi Vi Trường Phúc [46]. Trong
nghiên cứu của mình, Võ Thị Mai Hoa [22] tiến hành đối chiếu ADYN “vị giác” trong 3
ngôn ngữ Việt - Hán - Anh. Ngoài ra, đối chiếu ADYN trong tiếng Pháp với tiếng Việt
được thực hiện bởi Lê Lâm Thi [58].
Mặc dù trong một số nghiên cứu, một vài kết luận dựa vào hiểu biết và lý giải chủ
quan của tác giả nên chưa có tính thuyết phục cao như nghiên cứu của Phạm Huỳnh Phú
11


Quý [158] hoặc ngữ liệu khảo sát còn hạn chế do đó kết quả nghiên cứu chưa đủ tin cậy
như nghiên cứu của Ngơ Đình Phương, Nguyễn Thị Kim Anh [157], nhưng nhìn chung,
các nghiên cứu trên đều tập trung tìm ra các mơ hình ẩn dụ, so sánh, đối chiếu để tìm ra
điểm tương đồng và khác biệt trong cơ chế hình thành ẩn dụ. Một số nhà nghiên cứu còn
gợi ý sử dụng các ẩn dụ này trong thực tế giảng dạy, giao tiếp hoặc biên, phiên dịch [33],

[41], [122], [158]. Như vậy, tính ứng dụng của ADYN ngày càng được chú trọng. Ngoài
ra, các nghiên cứu về so sánh, đối chiếu ẩn dụ tiếng Việt và một ngôn ngữ khác cũng
khẳng định một số ẩn dụ mang tính tổng qt nhưng vẫn có những biến thể liên văn hoá
trong ADYN giữa tiếng Anh và tiếng Việt [51], [157], và chính các ẩn dụ phức hợp tạo ra
sự khác biệt trong tư duy của con người, tạo ra các nét đặc thù, các dấu ấn về văn hoá
[64]. Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt giữa các ngôn ngữ có thể do các nền văn hố, mơi
trường và điều kiện sống khác nhau [25], [50].
Nói tóm lại, các nghiên cứu ADYN ở Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ, phong phú
thêm khung lý thuyết và tính ứng dụng của ADYN trong thực tiễn.
1.1.3. Tổng quan về ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về ADYN về người phụ nữ, chủ yếu tập trung vào
các nội dung chính sau:
Thứ nhất, về mơ hình ADYN về người phụ nữ, các nghiên cứu cho thấy nhiều điểm
tương đồng cũng như khác biệt, thể hiện sự phong phú trong các mơ hình ADYN cơ sở
(15 mơ hình) và ADYN phái sinh (13 mơ hình) (Bảng 1.1). Về cơ chế ánh xạ, nghiên cứu
của nhóm tác giả Takada, Shinohara, Morizumi và Sato [171] đã chỉ ra được các lỗ hổng
trong ánh xạ với các phân tích rõ ràng và sâu sắc, trong đó chỉ một vài lồi động vật
(bướm, vật nuôi/ thú cưng) và thực vật (hoa) được dùng để chỉ người phụ nữ, trong khi
các lồi khác khơng bao giờ được ánh xạ sang người phụ nữ (cây to, các bộ phận của cây
như lá hoặc cành cây, động vật hoang dã và động vật lớn như chó sói, gấu, v.v.). Một số
đặc tính nổi bật/ đặc trưng của các lồi động vật (bốn chân, đi, mỏ, cánh), và thực vật
(sự quang hợp, sự thụ phấn) bị làm mờ khi ánh xạ sang người phụ nữ. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng những ẩn dụ về người đàn ơng và người phụ nữ có hệ thống ánh xạ
không đối xứng và không giống nhau. Trong nghiên cứu của Murashova và Pravikova
[152], các phép chiếu ẩn dụ về phụ nữ chuyển từ các cảm giác cơ thể ĐỐI TƯỢNG CỦA
TÌNH YÊU LÀ ĐỒ ĂN sang các miền tinh thần, nhận thức hoặc logic.

12



X
X

X

X
X
X
X

X
X
X
X

X

X

X
X
X

X
X
X
X
X


X

Chin [85]

X

Akuno,
Oloo &
Achieng'
Lilian [73]

X
X
X
X

Tarkela
[175]

X

LópezRodríguez
[150]

X

Turpín
[178]

Takada,

Shinohara,
Morizumi
& Sato
[171]

ĐỘNG VẬT
Vật ni
Gia súc ở nơng trang
Động vật hoang dã
THỰC VẬT
ĐỒ VẬT
ĐỒ ĂN
Mật ong
Đường
Kẹo
Sữa
Hạt lạc
Rau truyền thống
tươi ngon
NGƯỜI KHÁC
Trẻ em
Người lớn khác
Q TỘC
Cơng chúa
Nữ hồng
VẬT CHẤT TỰ
NHIÊN
THẾ LỰC SIÊU
NHIÊN
HÀNG HỐ/ THẾ

LỰC/ PHÁI YẾU/
NGƯỜI QUẢN LÝ
GIA ĐÌNH/ MÁY
MĨC/ VẬT LIỆU
XÂY DỰNG/ ĐẤT
TRANG TRẠI

Barasa &
Opande
[76]

Mơ hình

Ahmed
[72]

Nghiên cứu

Zhou
[186]

Bảng 1.1. Các mơ hình ADYN trong các nghiên cứu nước ngồi trước đây

X

X
X
X
X
X

X
X

X

X
X
X
X
X
X
X
X

X

Thứ hai, một số nghiên cứu tìm hiểu các ẩn dụ dung tục về người phụ nữ. Chin [85]
đưa ra phát hiện khá hay và thú vị rằng hiện nay việc sử dụng các ẩn dụ tục tĩu đã trở nên
bình thường hóa đến mức ngay cả người phụ nữ cũng có thể sử dụng chúng để mơ tả các
bộ phận cơ thể của chính họ chứ khơng phải chỉ có người đàn ơng mới làm vậy như
chúng ta thường nghĩ trước đây. Ví dụ, bộ ngực lớn của một người phụ nữ được mơ tả
như một vũ khí - một tên lửa (missile) có sức cơng phá lớn và có thể hạ gục người đàn
ơng. Nghiên cứu cũng khẳng định rằng một khi xu hướng sử dụng các ẩn dụ tục tĩu này
trở thành chuẩn mực, mọi người sẽ có xu hướng bỏ qua thực tế tiềm ẩn rằng nó sẽ giới
hạn một cách tinh vi người phụ nữ với vai trị là đối tượng tình dục. Cũng xét trên quan
điểm về tình dục, nghiên cứu của Murashova và Pravikova [152] cho thấy hình ảnh người
phụ nữ được thể hiện trong phân chia nhị phân: họ vừa là đối tượng thụ động thoả mãn
nhu cầu của đàn ông, đồng thời cũng là đối tượng chủ động khi dụ dỗ, điều khiển, lừa dối
13



và lợi dụng đàn ông. Việc sử dụng ngữ nghĩa để chỉ người phụ nữ dễ dãi và đồng tính là
một khía cạnh quan trọng trong ẩn dụ về tình dục của người phụ nữ.
Thứ ba, về cách nhìn nhận người phụ nữ thông qua các ADYN, hầu hết các nghiên
cứu chỉ ra giá trị tư tưởng tiêu cực hay cái nhìn thiên lệch về người phụ nữ so với nam
giới. Ngoài ra, một số nghiên cứu so sánh ADYN về nam và nữ cho thấy sự bất bình đẳng
đặc trưng giữa nam và nữ, ở đó người phụ nữ bị hạ thấp, coi thường hơn so với nam giới,
họ bị phân biệt đối xử trong khi nam giới có địa vị thống trị hơn [101], [186]. Chin [85]
cho rằng việc sử dụng các ẩn dụ dung tục có tác động rất xấu đến xã hội vì mọi người có
thể làm theo và áp dụng cách mô tả và quan sát phụ nữ và cơ thể của họ, từ đó việc bất
bình đẳng giới được mọi người, kể cả phụ nữ, thừa nhận và duy trì một cách tự nhiên mà
họ cũng khơng hề ý thức được. Nói cách khác, những ẩn dụ tục tĩu sẽ dần thay đổi cách
nhìn của chúng ta về người phụ nữ, từ đó làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng giới. Vì vậy,
đây là một vấn đề khá nghiêm trọng và cần nhiều nỗ lực để khắc phục xu hướng đáng lo
ngại này trên báo chí Hồng Kơng. Nghiên cứu của Turpín [178] cho thấy ADYN PHỤ
NỮ LÀ ĐỘNG VẬT thể hiện các giá trị tư tưởng tiêu cực trong việc thể hiện hành vi và
vẻ đẹp của người phụ nữ như hạ thấp họ khi so sánh họ với động vật. Tương tự, Barasa và
Opande [76] chứng minh được rằng khi được ví với bất cứ cái gì như vật ni, gia cầm
hay động vật hoang dã, người phụ nữ đều bị coi là phái yếu, thấp kém, vô giá trị và phụ
thuộc vào nam giới. Vì các định kiến trong xã hội nên phụ nữ chịu thiệt thòi, bị phân biệt
đối xử trong các vấn đề như việc đưa ra quyết định, xây dựng chính sách, phân phối
nguồn lực và tham gia chính trị. Ngồi ra, phụ nữ trong hình ảnh những đồ vật được sử
dụng để làm đẹp và có thể được sử dụng hoặc bị vứt bỏ không khác gì các đối tượng tình
dục của đàn ơng. Các hình ảnh ẩn dụ cũng giúp người đọc hiểu được phụ nữ là người
giúp việc trong gia đình, người vợ và người chăm sóc gia đình. Vai trị của phụ nữ là thứ
yếu. Như vậy, phép ẩn dụ xây dựng bản sắc (identity) xã hội của phụ nữ. Do đó, các ẩn
dụ củng cố các hệ tư tưởng giới như một hệ thống niềm tin trong văn hóa Bukusu và
Gusii. Điều này tạo ra sự phân chia phạm vi công và cá nhân trong xã hội, khuyến khích
sự phụ thuộc của phụ nữ vào đàn ông và không trao quyền cho phụ nữ. Các tác giả đề
xuất rằng trong các xã hội có cấu trúc bất đối xứng, ngơn ngữ nên được sử dụng một cách

có hệ thống để ghi nhớ vai trò lãnh đạo của nam giới và sự phụ thuộc, dễ tổn thương và
yếu đuối của nữ giới. Các tác giả khẳng định những câu tục ngữ được nghiên cứu thể hiện
định kiến về giới trong cộng đồng hai dân tộc Bukusu và Gussi vì vậy đã trở nên lỗi thời
vì hiện nay có những phụ nữ quyết đốn, độc lập và nắm giữ các vị trí cao trong xã hội.
Kết quả nghiên cứu của Ahmed [72] chỉ ra rằng nhận thức của phụ nữ Nigeria vẫn bị ảnh
hưởng lớn bởi hệ tư tưởng của giới thống trị trong xã hội đề cao vai trò của nam giới và
sự phụ thuộc của nữ giới, một số tác giả nữ cũng chấp nhận sự gia trưởng của đàn ông
14


trong gia đình và hầu hết trong số họ có xu hướng phân biệt giới tính.
Thứ tư, các nghiên cứu cũng tìm hiểu sự tương đồng và biến thiên văn hoá trong ẩn
dụ về người phụ nữ. Nghiên cứu tiêu biểu về ADYN về người phụ nữ được tiến hành bởi
López-Rodríguez [150], trong đó, tác giả đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa
ADYN về người phụ nữ trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Tác giả
cũng lý giải nguyên nhân tạo ra ý nghĩa của các ADYN này. Đó là do quyền lực và tình
trạng chiếm ưu thế của nam giới trong quá trình lịch sử của hai đất nước. Tác giả khẳng
định rằng thông qua các ADYN này, con người được xã hội hố về mặt ngơn ngữ, từ đó
dẫn tới việc chấp nhận quan điểm gia trưởng về người phụ nữ. Nghiên cứu của Chin [85]
nêu bật sự khác biệt về đặc trưng văn hoá của người Anh và người Hồng Kong. Chẳng
hạn, miền nguồn bò sữa trong tiếng Trung Quốc dùng để chỉ một người phụ nữ có vịng
một lớn vì mục đích duy nhất của bị sữa là cung cấp sữa, và bầu vú của nó mới là cái
quan trọng. Trong tiếng Anh, việc mô tả một người phụ nữ là một con bị sữa chỉ có nghĩa
cơ ấy khơng dễ chịu, và bị sữa khơng được sử dụng theo cách tương tự trên đây. Con cáo
(fox) trong tiếng Anh mang ý nghĩa là một người xảo quyệt, nhưng nó khơng có nghĩa là
một kẻ quyến rũ như trong ẩn dụ tiếng Trung Quốc. Trong tiếng Trung Quốc, con cáo
thành tinh được dùng để chỉ một người phụ nữ đang quyến rũ một người đàn ơng đã có
vợ hoặc bạn gái. Nguồn gốc của phép ẩn dụ này có thể bắt nguồn từ một số thần thoại cổ
xưa của Trung Quốc và những truyện thần thoại khác, trong đó cáo thường được mô tả là
xấu xa và xảo quyệt, và chúng có thể biến thành người để quyến rũ đàn ơng. Do đó từ

“fox-goblin” (cáo thành tinh) mang ý nghĩa “ác quỷ, xảo quyệt/ mưu mô và dâm đãng”.
Ngược lại, khi tìm hiểu các BTAD về đối tượng của tình u (người phụ nữ) thơng qua
các bài hát tình yêu của hai nghệ sĩ Kenya, Akuno, Oloo và Achieng' Lilian [73] đã chỉ ra
các tương đồng cũng như biến thể trong cùng một nền văn hoá, lần lượt được quy định
bởi nền tảng văn hoá chung và các khác biệt cá nhân. Cụ thể, điểm giống nhau ở chỗ hai
nghệ sĩ Kenya đều tư duy người yêu như những đồ ăn ngon, bao gồm: kẹo, mật ong,
đường, sữa do họ có cùng nền tảng văn hố. Điểm khác nhau có được do sự khác biệt cá
nhân về phong cách và sự sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ (idiolect) cho thấy hai nghệ sĩ
sử dụng các thuật ngữ ngôn ngữ cụ thể (loại kẹo cụ thể) hoặc chung (kẹo nói chung).
Barasa và Opande [76] cho rằng ý nghĩa và biểu trưng trong các ẩn dụ về người phụ nữ
được phát hiện trong nghiên cứu liên quan tới niềm tin văn hoá và xã hội trong cộng đồng
người Bukusu và Gussi. Chính các khía cạnh văn hóa của ngơn ngữ Bukusu và Gusii tạo
ra sự khác biệt về ý nghĩa khác nhau trong các lược đồ ẩn dụ trong tục ngữ của hai dân
tộc này và sự miêu tả rập khuôn những người phụ nữ được cho là phụ thuộc và phục tùng
đàn ông, và được đánh giá cao về vẻ đẹp quyến rũ, sự trong trắng và khả năng sinh con
trai để nối dõi tông đường đã thể hiện rõ sự bất bình đẳng giới.
15


Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới về ADYN về người phụ nữ được đề cập ở trên
đều áp dụng khung lý thuyết ADYN của Lakoff và Johnson [137] nhằm tìm ra các biến
thể ẩn dụ về người phụ nữ trong cùng một nền văn hoá hoặc giao thoa văn hố, từ đó
khẳng định hệ tư tưởng giới và cách nhìn về người phụ nữ trong các xã hội khác nhau.
Tuy nhiên, có thể thấy các mơ hình ADYN cịn rời rạc và đơi khi sự phân chia chưa thật
rõ ràng, khối ngữ liệu của các nghiên cứu còn hạn chế như nghiên cứu của Akuno, Oloo
và Achieng' Lilian [73] chỉ bó hẹp trong 10 bài hát của hai nghệ sĩ nam Kenya nên kết
quả tìm được khơng có tính khái qt hố vì chỉ tập trung vào phong cách sử dụng ngôn
ngữ của hai nghệ sĩ hay quy mơ của bài báo của Chin [85] nhỏ vì chỉ tập trung nghiên cứu
một số lượng nhỏ ấn phẩm của một tạp chí trong khoảng thời gian ngắn (6 tháng) vì vậy
chỉ có thể tiết lộ một phần nhỏ của tồn bộ vấn đề.

1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về ẩn dụ ý niệm về người phụ nữ
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về ADYN về người phụ nữ được tiến hành trong
một vài năm trở lại đây và tập trung theo các hướng sau:
Thứ nhất, về mơ hình ADYN về người phụ nữ, các nghiên cứu khai thác ADYN theo
ánh xạ ẩn dụ hoặc miền nguồn. Trên cơ sở tìm hiểu ánh xạ, Lương Ngọc Khánh Phương
[48] đã đề xuất 5 ADYN gồm: PHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT, PHỤ NỮ LÀ THỰC VẬT,
PHỤ NỮ LÀ THỨC ĂN, PHỤ NỮ LÀ ĐỒ VẬT, PHỤ NỮ LÀ TRẺ CON. Dựa theo
các trường nghĩa (semantic field) để xác định miền nguồn, Nguyễn Thị Hồng Phúc [156]
đã tìm hiểu một loạt các ADYN về NGƯỜI PHỤ NỮ trong Truyện Kiều bao gồm: PHỤ
NỮ LÀ THỰC VẬT với các tiểu loại CÂY, HOA; PHỤ NỮ LÀ HÀNG HOÁ, PHỤ NỮ
LÀ ĐỒ CHƠI, PHỤ NỮ LÀ NHỮNG VẬT CÓ GIÁ TRỊ, PHỤ NỮ LÀ NHỮNG ĐỒ
DƠ BẨN, v.v. và phân tích sự giống và khác nhau về mặt ngôn ngữ học (từ vựng, cú
pháp và ngữ nghĩa) trong việc dịch các ẩn dụ về số phận người phụ nữ trong Truyện Kiều
và phiên bản tiếng Anh của dịch giả Counsell. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp cho
việc dạy, học và dịch các ADYN về người phụ nữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy
nhiên, nghiên cứu này không phân tích được sơ đồ hình ảnh liên quan tới các ADYN về
người phụ nữ và kết quả chủ yếu mang tính chất liệt kê. Ngồi ra, các ADYN về người
phụ nữ cũng không được khai thác trong ngữ liệu tiếng Anh. Trong khi đó, Nguyễn Thị
Bích Hợp [26] lại tìm hiểu ADYN về người phụ nữ theo miền nguồn MÓN ĂN. Tác giả
đã xác định các tiểu phạm trù của miền MÓN ĂN gồm các tiểu miền TÊN GỌI MÓN
ĂN, MÙI VỊ MÓN ĂN, HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI VỚI MÓN ĂN, CẢM
NHẬN CỦA CON NGƯỜI VỚI MÓN ĂN; từ đó xác định, phân tích rất cụ thể và rõ nét
4 ẩn dụ bậc dưới của hệ thống ý niệm của ẩn dụ này bao gồm: NGOẠI HÌNH PHỤ NỮ
LÀ HÌNH THỨC MĨN ĂN; ĐẶC ĐIỂM PHỤ NỮ LÀ ĐẶC ĐIỂM MÓN ĂN; HOẠT
ĐỘNG VỚI PHỤ NỮ LÀ HOẠT ĐỘNG VỚI MÓN ĂN; THÂN PHẬN PHỤ NỮ LÀ
16


×