Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.51 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn chủ đề về Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực ngôn ngữ
cho học sinh lớp 1..................................................................................................1
2. Giới thiệu khái quát về Trường Tiểu học Ngô Xá............................................2
3. Kế hoạch thực tập..............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH................................................................................8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN
NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 1...........................................................................8
1. Cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực ngơn ngữ cho học sinh....................8
1.1. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................8
1.2. Sự phát triển kĩ năng giao tiếp........................................................................8
1.2.1. Kĩ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi...................................................9
1.2.2. Các công cụ giao tiếp..................................................................................9
1.2.3. Ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp..................................................................10
1.3. Kĩ năng giao tiếp xã hội...............................................................................10
1.3.1. Hình thành sự tương tác hiệu quả..............................................................11
1.3.2. Các hành vi ứng xử thích hợp/ khơng thích hợp.......................................11
1.3.3. Biện pháp giáo dục và tác động.................................................................13
1.4. Kĩ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ..................................................................14
1.4.1. Phát triển kĩ năng giao tiếp nơi trẻ nhỏ.....................................................14
1.4.2. Giúp trẻ những ứng xử thích hợp..............................................................15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 1.........................................16
2.1. Thực trạng....................................................................................................16
2.1.1. Thực trạng việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 tại
trường Tiểu học Ngô Xá......................................................................................16
2.1.2. Một số khó khăn của học sinh...................................................................17
2.1.3. Một số đặc điểm cụ thể phát hiện khó khăn trong giao tiếp ở trẻ.............18
1



2.2. Giải pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1.........................19
2.2.1. Về phía cha mẹ học sinh............................................................................19
2.2.2. Về phía nhà trường....................................................................................28
a. Rèn kỹ năng giao tiếp qua các tiết Hoạt động tập thể, Hoạt động ngoài giờ lên
lớp, đặc biệt là tiết Sinh hoạt lớp.........................................................................28
b. Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập trong các môn học khác. 30
c. Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong sinh hoạt hằng ngày......................33
Thứ nhất: Giao tiếp giữa học sinh với thầy (cô) giáo.........................................33
Thứ hai: Giao tiếp giữa học sinh với học sinh....................................................34
Thứ ba: Giao tiếp giữa học sinh với gia đình.....................................................34
Thứ tư: Giao tiếp đối với người lớn tuổi.............................................................35
Thứ năm: Giao tiếp với bạn bè............................................................................35
Thứ sáu: Giao tiếp với người lạ..........................................................................36
d. Phối hợp cùng phụ huynh rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh........................36
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................37
1. Kết luận...........................................................................................................37
2. Kiến nghị.........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................39

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn chủ đề về Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực
ngôn ngữ cho học sinh lớp 1
Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ
thông. Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và phát triển
nhân cách cho học sinh, đặt nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục
tiêu Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu

cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và
năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng
cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hồ đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;
tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thơng qua
các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm
năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo
dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.
Trong các năng lực mà chương trình giáo dục Tiểu học hướng tới thì
năng lực giao tiếp có vị trí rất quan trọng trong u cầu cơ bản cần đạt của
học sinh. Năng lực giao tiếp góp một phần quan trọng đáng kể giúp học sinh
Tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng học tốt môn học. Năng lực giao
tiếp tốt sẽ giúp các em tự tin hơn khi trình bày ý kiến cá nhân. Kĩ năng giao
tiếp là một kỹ năng sống rất cần cho mỗi học sinh. Ngày nay trong sự phát
triển của nền kinh tế tri thức, thời đại bùng nổ cơng nghệ thơng tin, nhiều khi
ngơn ngữ nói được thay bằng ngơn ngữ viết qua máy tính (gửi emall, chát,
nhắn tin trên mạng). Các em là một thế hệ trẻ chập chững mới bước vào đời
lại khơng có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp còn hạn

1


chế, chưa đáp ứng được theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bậc học. Các em
còn nhút nhát, chưa tự tin, tìm tiếng, tìm từ cịn chậm trong khi nói, nói khơng
thành câu. Nói khơng rõ lời, chưa phát âm đúng, nhiều học sinh nói cịn kéo
dài, chưa trơi chảy, chưa lưu lốt, chưa biểu cảm, nói khơng đủ ý, ngơn ngữ
diễn đạt cịn lộn xộn, chưa logic. Đó là những vấn đề còn băn khoăn, vướng
mắc của những giáo viên dạy lớp 1 nói riêng, giáo viên Tiểu học và những

người làm cơng tác giáo dục nói chung.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Trường học có trách
nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt. Phải làm cho thế
hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta”. Xây dựng và phát triển năng lực giao tiếp
cho học sinh lớp 1 là một trong những mục tiêu vô cùng cần thiết ngay khi
các em bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Bởi, tiểu
học là lứa tuổi hình thành nên những nét tính cách nền tảng, những thói quen
học tập và làm việc sau này.
Chúng ta đều biết bên cạnh các kiến thức giáo dục trong mơn học thì
việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh có vai trị rất
quan trọng trong việc giáo dục các em phát triển một cách tồn diện.
Vì vậy tôi chọn chủ đề thực tập: “Tổ chức các hoạt động phát triển
năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 tại trường Tiểu học Ngô Xá, huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”
2. Giới thiệu khái quát về Trường Tiểu học Ngô Xá
Trường Tiểu học Ngô Xá nằm trên địa bàn xã Ngô Xá, huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ. Đây là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Cẩm
Khê, cách trung tâm huyện 16km, với diện tích tự nhiên là 497.1 ha, xã có
khoảng 1971 hộ với 7628 nhân khẩu. Phần lớn nhân dân theo đạo Thiên Chúa
giáo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Trường nằm trên địa bàn không thuận lợi về phát triển kinh tế, đời sống
nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, do đó cơ sở vật chất của nhà trường còn
2


thiếu thốn. Song, nhân dân địa phương có truyền thống đồn kết, cần cù trong
lao động và tích cực xây dựng q hương, đất nước. Nhiều gia đình có trùn
thống hiếu học, tích cực động viên con cháu học tập tốt.
Năm học 2022-2023 nhà trường có 22 lớp với tổng số 824 em, tăng 22
em so với năm học 2022-2023.

Bảng 1.1. Quy mô trường lớp của trường Tiểu học Ngô Xá

Khối
1
2
3
4
5
Tổn
g

Bình

Số

Tổng số

lớp

HS

5
5
4
4
4

182
164
152

160
166

75
70
72
82
80

36,4
41
38
40
41,5

0
1
2
1
1

22

824

379

39,2

5


Nữ

qn

KT

HS có

Hộ

Cận

nghèo

nghèo

2
3
1
0
0

25
24
28
29
17

22

21
11
22
17

4
4
6
3
3

6

123

93

20

DT

HS/lớp

HCĐB
KK

(Ng̀n: Tổng hợp tại trường)
Học sinh nhà trường trên 95% thuộc con em Cơng giáo, các em ít có
điều kiện được tiếp xúc với các mơi trường ngồi nên còn rụt rè, chưa mạnh
dạn trong giao tiếp. Phần đa các em biết yêu thương, chia sẻ, nhiều em có tinh

thần hiếu học. Cịn một bộ phận học sinh ở với ông bà nên sự quan tâm học
tập và rèn luyện nhưng sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình hầu như khơng có.
Cơng tác phối kết hợp giữa các cán bộ, giáo viên trong trường rất tích
cực; giữa phụ huynh học sinh với giáo viên có nhiều tiến bộ. Song còn một bộ
phận phụ huynh học sinh phối hợp khơng thường xun.
Tỷ lệ học sinh bình qn/lớp là 39,2. 100% học sinh tham gia học 2
buổi/ngày. 100% học sinh được học Tiếng Anh, 79,5% học sinh được học Tin
học.

3


Nhà trường có tổng số 34 CBQL, giáo viên, nhân viên, (31 đ/c là nữ).
Trong đó: CBQL: 03 đ/c; GVVH: 21 đ/c; GV bộ môn: 10 đ/c; nhân viên: 01
đ/c. Dân tộc: 03 đ/c
Về trình độ chun mơn: 91,2% CB, GV, NV đạt trình độ chuẩn. Cịn
01 quản lí, 02 GV đang theo học nâng chuẩn.
Về trình độ Lý luận chính trị: Trung cấp: 05 đ/c;
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường phần lớn có
tinh thần trách nhiệm trong công việc; phối kết hợp giữa các cá nhân với cá
nhân, giữa cá nhân với các đồn thể trong trường khá tích cực. Tuy nhiên, cịn
một bộ phận giáo viên mới vào nghề và mới chuyển đến giảng dạy thói quen
“trang bị kiến thức cho học sinh” nay chuyển sang dạy học theo định hướng
“Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh” gặp khó khăn, lúng túng vận
dụng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, đánh giá học sinh.
Hàng năm cán bộ, giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng chính trị,
chun mơn cấp trường với các chuyên đề thiết thực.
Về cơ sở vật chất: Diện tích đất nhà trường là 8747 m2; diện tích sân
chơi, bãi tập là 4500 m2. Có đủ 1 phòng học/1 lớp học. Đảm bảo đủ các điều
kiện để tổ chức cho 100% số lớp, học sinh được học 2 buổi/ngày. Cụ thể:

Khối phịng hành chính quản trị (phịng HT, PHT, Văn phịng, bảo vệ)
có 04 phịng, thiếu 02 phịng (phịng Phó Hiệu trưởng, phịng tổ chức đồn
thể); Khối phịng học tập (phịng học văn hóa và phịng bộ mơn) có 25 phịng,
cịn thiếu 02 phịng học, 01 phịng Khoa học và Cơng nghệ; Khối phịng hỗ
trợ học tập (Phòng Thư viện, Thiết bị, Tư vấn tâm lý và hỗ trợ HSKT, phịng
trùn thống, phịng Đội) có 03 phòng, thiếu phòng truyền thống và phòng tư
vấn tâm lý; Khối phòng phụ trợ (phòng họp, phòng Y tế, nhà xe, nhà kho) có
03 phịng, thiếu 01 phịng họp.
Thiết bị dạy học của nhà trường đã qua nhiều năm sử dụng nên thiếu về
số lượng, số cịn ít nhưng chất lượng hạn chế. Năm học 2020-2021, 20214


2022 nhà trường đã trang bị cơ bản đảm bảo tối thiểu số thiết bị cho dạy học
lớp 1, 2 các khối lớp khác còn lại đều thiếu sẽ được mua sắm bổ sung theo lộ
trình thực hiện thay sách giáo khoa từng lớp.
Có đủ bàn ghế cho học sinh, bàn ghế cho giáo viên trên lớp, bàn ghế các
phòng học bộ mơn và phịng chức năng, văn phịng nhà trường.
Hệ thống khuôn viên, sân chơi, bãi tập đảm bảo các quy định về an
toàn trường học. Đảm bảo điều kiện học tập tốt cho học sinh với môi trường
đảm bảo về vật chất và tinh thần góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường.
3. Kế hoạch thực tập
TT

Tuần

Nội dung công việc
- Gặp giáo viên chủ nhiệm lớp 1 của trường, trao
đổi về nội dung thực tập tại trường.
- Nghe báo cáo về đặc điểm tình hình của khối lớp

1 (thuận lợi, khó khăn)

1

Tuần 1
(27/2 – 03/3)

- Nghe báo cáo về công tác dạy- học và các hoạt
động giáo dục nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ
cho HS lớp 1.
- Làm quen với học sinh lớp 1, ban cán sự lớp và
thành viên lớp.
- Tiếp cận các hoạt động phát triển năng lực ngôn
ngữ cho HS lớp 1.

2

Tuần 2
(06/3 – 10/3)

- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp 1 về thực
trạng năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 1.
- Tìm hiểu đặc điểm về hồn cảnh gia đình của học
sinh lớp 1.
- Trị chuyện với học sinh lớp 1, tìm hiểu thực

5


TT


Tuần

Nội dung công việc
trạng năng lực ngôn ngữ của học sinh.
- Tổ chức một số trò chơi, quan sát hoạt động vui
chơi của HS (khi có GV, khi khơng có GV tham
gia), tìm hiểu năng lực ngơn ngữ của HS trong
giao tiếp với bạn.
- Dự giờ, quan sát các hoạt động học tập của HS
trong giờ học, đánh giá năng lực ngôn ngữ của HS
trong học tập, tương tác với bạn.
- Tiếp tục trao đổi với giáo viên, tìm hiểu thực
trạng về năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 1.

3
Tuần 3
(13/3 – 17/3)

- Gặp gỡ, trao đổi với một số cha mẹ học sinh,
đánh giá vai trò của gia đình trong việc phát triển
năng lực ngơn ngữ cho HS.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS.
- Cùng giáo viên chủ nhiệm xây dựng các tiết học
hướng đến phát triển năng lực ngôn ngữ cho học
sinh.

Tuần 4


4

(20/3 – 24/3)

- Dự giờ, tìm hiểu những khó khăn của học sinh
trong sử dụng ngôn ngữ.
- Cùng giáo viên trao đổi, chia sẻ cách khắc phục
giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ trong
học tập.

5

Tuần 5

- Cùng giáo viên chủ nhiệm xây dựng các hoạt

(27/3 – 31/3)

động ngồi giờ học chính thức hướng đến phát
triển năng lực bản thân (đặc biệt là năng lực ngôn

6


TT

Tuần

Nội dung công việc
ngữ) cho học sinh.

- Tham gia các hoạt động ngồi giờ học chính
thức, tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong
giao tiếp.
- Cùng giáo viên trao đổi, chia sẻ cách khắc phục
giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ trong
các hoạt động tập thể, vui chơi.
- Lên lớp, trợ giảng cho giáo viên tổ chức các tiết
học, hoạt động phát triển năng lực ngôn ngữ cho

6

Tuần 6
(03/4 – 07/4)

học sinh.
- Trao đổi với cha mẹ học sinh về các biện pháp
giáo dục ở nhà giúp HS phát triển năng lực ngôn
ngữ.
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.

7

Tuần 7
(10/4 – 14/4)

- Kết luận về các biện pháp giúp HS lớp 1 phát
triển năng lực ngôn ngữ.
- Hoàn thiện hồ sơ thực tập gửi cán bộ hướng dẫn.

7



PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN
NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 1
1. Cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh
1.1. Các khái niệm cơ bản
Giao tiếp là q trình trao đổi thơng tin giữa các cá thể thơng qua ngơn
ngữ nói.
Kĩ năng giao tiếp là một trong những các kĩ năng mềm nói về những
quy tắc, nghệ thuật và cách ứng xử đối đáp giúp mọi người giao tiếp hiệu quả
và thuyết phục hơn. Mặc khác, kĩ năng giao tiếp bao gồm khả năng truyền đạt
thơng điệp, lắng nghe tích cực, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao
tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục
đích giao tiếp nhất định nào đó.
Năng lực giao tiếp chỉ năng lực có thể kết giao và trị chuyện, giao lưu
một cách vui vẻ với người khác, điều này có vai trị quan trọng trong q trình
trưởng thành của con người. Một người thành công trong sự nghiệp, tài năng
quyết định 15%, còn năng lực giao tiếp quyết định 85%. Nhìn ra thế giới,
thực tế đã chứng minh: Khơng có chính trị gia hoặc doanh nhân thành cơng
nào khơng có năng lực giao tiếp xuất sắc. Thế nhưng hiện nay khơng có ít đứa
trẻ khơng giỏi giao tiếp, khơng biết giao tiếp, thậm chí sợ giao tiếp, có người
đến khi trưởng thành vẫn coi giao tiếp là việc đáng sợ. Giao tiếp là một loại
năng lực có thể bồi dưỡng được, hơn nữa nên bồi dưỡng ngay từ nhỏ.
1.2. Sự phát triển kĩ năng giao tiếp
Không phải đợi đến khi trẻ đi học, thì cha mẹ mới quan tâm đến việc
dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, mà ngay từ nhỏ đã phải có những quan tâm và tác
động đến viêc phát triển kỹ năng cần thiết này, mà một trong những mối quan
hệ chính yếu chính là kỹ năng giao tiếp giữa mẹ và con.


8


1.2.1. Kĩ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi
Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kĩ năng quan trọng giúp
bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay
chân và đặc biệt là qua tiếng khóc… Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi
con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và
cả vì nhõng nhẽo nữa!
Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngơn ngữ để giao
tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn
ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp
ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây
dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh.
Vì thế kĩ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở
rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngồi xã hội. Đây là một kĩ năng phức
tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, vì thế ngoài năng lực nội tại của trẻ, phụ
huynh cũng cần quan tâm giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp bằng cách
kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe – nhìn và đụng chạm.
1.2.2. Các cơng cụ giao tiếp
Mắt là cơ quan tiếp nhận các thông tin từ bên ngồi, phụ huynh cần có
biện pháp bảo vệ mắt của trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều và lâu với những
nguồn ánh sáng chói chang. Đặc biệt là với màn hình vi tính và TV sẽ gây ra
những tác động xấu về cả thị lực lẫn sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là
trong lúc ăn. Mặc dù đây là một trong những thói quen của nhiều bậc cha mẹ
vì cho rằng trẻ thích như vậy, thu hút được sự tập trung nên trẻ sẽ ngồi yên để
ăn. Nhưng thực tế là trẻ bị “chìm đắm” trong giịng thác âm thanh và hình ảnh
khiến trẻ dần dần trở nên thụ động.
Tai cũng là một cơ quan cần thiết để giúp trẻ nhận ra các thông tin, tiếp
nhận ý nghĩa của từ ngữ để hình thành ngơn ngữ, nếu trẻ phải sống trong một

môi trường quá yên lặng, khơng có tiếng nói của những người xung quanh
9


hay ngược lại quá ồn ào, hỗn độn với nhiều tạp âm, trẻ cũng không thể phát
triển về ngôn ngữ bằng lời nói của mình.
Sự cảm nhận qua xúc giác trên da và bằng sự cầm nắm cũng giúp trẻ
phát triển khả năng giao tiếp, chính vì vậy mà trẻ sơ sinh rất cần được sự ôm
ấp, vuốt ve và được tạo cơ hội cầm nắm các đồ vật với những tính chất khác
nhau từ cứng, mềm cho đến láng trơn hay sần sùi … Trẻ được tiếp xúc nhiều
qua sự cầm nắm và đụng chạm sẽ phát triển tốt hệ thống thần kinh phản xạ,
trẻ sẽ trở nên linh hoạt và thoải mái hơn.
1.2.3. Ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp
Ngơn ngữ được xem là cơng cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh
ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng
khóc, và cử chỉ, ánh mắt… Khi trẻ bắt đầu nói và ngơn ngữ sẽ được phát triển
rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngơn ngữ đã
hồn thiện, trẻ có đủ vốn từ (khoảng 2000 từ) để sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngơn ngữ thơng qua việc trị
chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trị chơi phát triển ngơn ngữ, đọc sách hay
kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được sự
giao tiếp tốt nhất.
Tuy nhiên, khơng phải cứ nói nhiều, nói hồi với trẻ là tốt, mà nhiều
khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn
cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù, lại là một trong những nguyên nhân gây ra
sự thụ động hay chậm nói cho trẻ.
1.3. Kĩ năng giao tiếp xã hội
Kĩ năng giao tiếp có một vai trị quan trọng trong việc phát triển về tâm
sinh lý cho trẻ. Khơng có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng
khơng hiểu được nhau! Trẻ khơng hiểu người lớn muốn gì ở mình và người

lớn cũng khơng hiểu trẻ cần điều gì nếu như khơng xây dựng được một mối
quan hệ tốt thông qua những kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
10


1.3.1. Hình thành sự tương tác hiệu quả
Ngơn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, trong giai đoạn ngơn
ngữ chưa phát triển, thì hình ảnh lại có một vai trò to lớn trong việc giúp cho
trẻ giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng ngôn ngữ ngày một
hồn thiện hơn. Tuy nhiên, khơng phải hình ảnh nào cũng hữu ích mà khơng
ít những hình ảnh sẽ tạo ra những hiệu ứng khơng tốt cho trẻ. Chính vì thế,
những hành động mang tính làm gương của bố mẹ hay làm mẫu cho trẻ bắt
chước theo là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc cho trẻ xem chính những hình
ảnh của trẻ trong các sinh hoạt hằng ngày và hình ảnh diễn tả cảm xúc (Hình
bé khóc, cười, giận, hờn, lo lắng …) sẽ giúp trẻ nhận ra được những cảm xúc
để có thể biết cách diễn tả, từ đó đi đến việc làm chủ cảm xúc.
Chúng ta hãy cho trẻ xem các ảnh chụp và phụ đề dùm cho bé: Này,
hình con đang uống sữa này, sữa ngon quá “À! con đang khóc nè, ui hai má
tèm lem nước mắt nước mũi, tức cười quá !” “con có vẻ lo lắng q, con lo
cái gì vậy?” Chúng ta không nhất thiết buộc trẻ phải trả lời, mà chỉ cần trẻ
hiểu được câu nói của mình là đủ.
Việc cho trẻ ra ngồi chơi nơi cơng viên, nhà sách, siêu thị cũng là một
biện pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển trí nhớ hình ảnh để làm cho vốn từ ngữ
của mình ngày một phong phú hơn. Điều này địi hỏi bố mẹ cần có kinh
nghiệm để ứng xử với những hành vi kém thích nghi như: Khơng biết kìm
chế, tự tiện lấy những món hàng bầy bán, địi hỏi bố mẹ phải mua cho mình
những món ưa thích nếu khơng thì sẽ ăn vạ… Đây cũng là một yêu cầu trong
việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ.
1.3.2. Các hành vi ứng xử thích hợp/ khơng thích hợp
Trong đa số gia đình, trẻ hầu như được bảo vệ và chăm sóc

theo nguyên tắc là phụ thuộc và nuông chiều. Các bậc cha mẹ thường cho trẻ
ăn những món mà họ cho rằng rất bổ dưỡng cho trẻ, cho trẻ mặc những y

11


phục mà theo họ là thích hợp, và buộc trẻ phải có những hành vi ứng xử mà
họ nghĩ rằng đó là sự vâng lời.
Tất cả những điều đó sẽ là tốt đẹp nếu nó ở một chừng mực nào đó, nếu
vẫn có những lĩnh vực và khơng gian cho phép trẻ có cơ hội để bộc lộ những
sở thích cá nhân, những hành vi tự chủ. Nhưng nó sẽ là một bi kịch vì sẽ dẫn
đến những xung đột trong việc giao tiếp, tạo cho trẻ những nhận thức và hành
vi không phù hợp khi trẻ bắt đầu tiếp xúc, hình thành các khả năng giao tiếp
với xã hội bên ngoài, nếu như trẻ phải tiếp nhận những sự bắt buộc. Ngược lại
là một sự nuông chiều, trẻ được chấp nhận mọi yêu cầu vô điều kiện với suy
nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó một chút cũng khơng sao,
nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà lâu
dần sẽ biến thành thói quen rất khó thay đổi!
Vì vậy ngay từ nhỏ trẻ cũng cần phải biết những hạn chế về không gian
và thời gian, trong nhà có những chỗ khơng thể chơi đùa, và dĩ nhiên là phải
có chỗ được chơi tự do. Trong việc ăn uống, vui chơi cũng có những mốc thời
gian, sẽ có những khoản thời gian nhất định cho việc ăn uống chơi đùa và học
tập. Trẻ cũng cần có một cái lịch hoạt động cho các cơng việc của mình từ
sáng đến chiều để có được sự ổn định và hình thành tư duy logic – biết cái gì
xảy ra trước, cái gì sẽ đến để có được những chuẩn bị và đáp ứng thích hợp.
Đối với người lớn, trẻ cần được tập cho những lời nói lễ phép và tự
nhiên, khơng q màu mè và hình thức nhưng cũng khơng được phép cộc lốc
và xuồng sã – Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách
giao tiếp và ứng xử của bố mẹ với người khác. Chúng ta sẽ khơng thể cấm trẻ
nói năng thơ lỗ nếu chính bố mẹ thích “xả rác bằng miệng” và cũng không thể

buộc trẻ lễ phép khi bố mẹ không có những hành vi lịch sự tối thiểu.
Ngồi bố mẹ, trẻ có thể bắt chước các hành vi và ngơn ngữ khơng thích
hợp ở họ hàng, những người giúp việc hay thậm chí cả những người hàng
xóm nếu gia đình sống trong một khu phố lao động, trẻ em thường xuyên tiếp
12


xúc với nhiều hạng người khác nhau. Vì thế, chúng ta cũng cần lưu ý đến
những nguồn có khả năng gây “ơ nhiễm” cho lời nói và hành động của trẻ, mà
nhiều khi rất nặng nề nếu như không được ngăn ngừa và phát hiện sớm.
1.3.3. Biện pháp giáo dục và tác động
Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng thực hành. Những lời dạy
dỗ sáo rỗng không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, khi trẻ em được
chứng kiến những cảnh: nói vậy mà khơng phải vậy – vì chắc chắn trẻ sẽ nhìn
vào hành động của người lớn chứ không nghe theo những gì mà người lớn
dạy bảo, trừ khi có những hành động minh chứng cho sự dạy dỗ đó.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quá lo lắng cho rằng mình phải là một
bậc cha mẹ mẫu mực thì mới có thể dạy con ứng xử hay mới có thể là một
tấm gương cho con noi theo. Chúng ta cũng có những khó khăn và hạn chế về
năng lực và tính cách. Nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên che đậy,
dấu diếm hay đóng kịch trước mặt trẻ. Các em sẽ nhận ra điều này và sẽ
khơng cịn tin cậy vào chúng ta nữa, đó mới là điều nguy hiểm nhất.
Chúng ta hãy giáo dục con bằng cả tấm lòng với sự trung thực, đôi khi
ngay cả với những ứng xử và ngôn ngữ vụng về của bố mẹ lại có những tác
động mạnh mẽ đến đứa con hơn là những hành vi và lời nói hoa mỹ “đúng
chuẩn quốc tế”. Ở một góc độ khác, với trẻ nhỏ chúng ta nên tránh hay hạn
chế tối đa những câu nói bóng gió, những câu có ý nghĩa ẩn dụ ngược lại. Nếu
chúng ta khơng muốn trẻ đi ra ngồi sân thì hãy nói thẳng: “Mẹ khơng muốn
con ra ngồi sân lúc này” hơn là: “Ừ có giỏi thì cứ đi đi” trẻ sẽ hoang mang
trước câu nói và thái độ của chúng ta lúc đó, và sẽ dần dần khơng muốn giao

tiếp với bố mẹ nữa vì bé khơng hiểu là mẹ muốn gì!
Ngồi ra, với trẻ nhỏ thì phạm vi giao tiếp còn rất hạn chế cũng như
đơn giản, thông thường trẻ chỉ tiếp xúc với những người trong gia đình và nếu
có với người lạ thì cũng có bố mẹ ở bên cạnh để “đỡ địn” vì thế cũng không
nhất thiết phải dạy trẻ quá nhiều thứ. Nhưng một trong những điều mà trẻ cần
13


phải học và nhận biết một cách đầy đủ, đó là tính tơn trọng – Điều này được
thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Biết nói lời xin lỗi, biết nói cám ơn.
- Khơng cướp lời, nói leo khi người khác nói.
- Khơng tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.
Và cả ba khía cạnh này sẽ được trẻ học rất tốt qua sự làm gương của bố
mẹ, khi chúng ta biết cám ơn và xin lỗi những người mà chúng ta tiếp xúc
trên đường phố, hay trong sự va quẹt khi giao thông, cũng như ở ngay ở trong
gia đình khi chính bố mẹ khơng tự tiện lục cặp của trẻ, khơng tự tiện lấy
những món đồ của trẻ hay của người khác để sử dụng cho riêng mình thì chắc
chăn việc chúng ta dạy các em những ngôn ngữ giao tiếp này rất dễ dàng.
1.4. Kĩ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ
Nếu chúng ta quan sát một nhóm trẻ chơi trong các lớp mẫu giáo, thì sẽ
dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nhóm trẻ chơi với một loại cơng cụ hay
những món đồ chơi nào đó nhưng hầu như chúng khơng có sự phối hợp với
nhau. Nói cách khác, trẻ chưa có khả năng cùng chơi với nhau hay biết phối
hợp để chơi. Trẻ chơi theo khả năng nhận thức và tư duy của bản thân và điều
này mang tính cá nhân, khơng trẻ nào giống trẻ nào.
1.4.1. Phát triển kĩ năng giao tiếp nơi trẻ nhỏ
Vì vậy, trong chương trình giáo dục MG, thì các trị chơi chung và
những hoạt động như đóng kịch (theo các câu chuyện kể) và chơi các trị chơi
sắm vai chính là để tập cho trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Trong phạm vi gia đình thì chúng ta nên thường xuyên dẫn trẻ đi chơi
ngồi cơng viên, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn bè về nhà cùng chơi với nhau
dưới sự sắp xếp và gợi ý của bố mẹ là những biện pháp giúp trẻ phát triển các
kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các em.

14


Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác, chính chúng ta nên
chơi với trẻ và tập cho các bé những cách chơi mang tính lần lượt, thay phiên
nhau: Mẹ vẽ một vòng, bé vẽ một vòng – mẹ xếp một khối gỗ, bé xếp một
khối khác lên… hay chơi những trị chơi bn bán, mẹ là người mua hàng, bé
là người bán hàng … Khi trẻ đã quen những trị chơi cùng nhau như thế, thì
khi đến lớp sẽ dễ dàng tham gia các hoạt động cùng với các bạn hơn.
1.4.2. Giúp trẻ những ứng xử thích hợp
Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát linh động nhưng
cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc q nóng nảy, hiếu động… Vì
thế, chúng ta cần phải biết rõ tính cách của con em mình để có thể cho các
chơi với những người bạn thích hợp với cá tính hầu tránh xẩy ra những va
chạm về tính cách.
Nhưng trong các trường hợp nếu có xảy ra các va chạm thì chúng ta
cũng khơng nên vì lịng thương con mà trở nên thiếu khách quan, có những
ứng xử thiên lệch, bao che cho con mình, vì điều đó tuy giúp cho các em có
những kết quả nhất thời nhưng sẽ để lại những hậu quả tai hại về sau trong sự
phát triển nhân cách của trẻ. Khi hai trẻ cùng gây gổ, thì chúng ta nên tách các
em ra và phê bình hành vi của các em như “ôi, giàng nhau đồ chơi là không
tốt đâu, mẹ khơng thích chút nào” chứ khơng phê bình bản thân đứa trẻ: Con
tệ quá, sao lại giành đồ chơi của bạn như thế?” hay có phản ứng tệ hơn : “
Thơi, đừng thèm chơi với bạn đó nữa, về nhà mẹ cho đồ chơi đẹp hơn”.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để giúp trẻ

nhận biết các giá trị sống và hình thành các kĩ năng sống – Vì thế cần được
quan tâm và giúp trẻ phát triển một cách tiệm tiến – từng bước một trong suốt
chiều dài phát triển nhân cách của trẻ.

15


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 1
2.1. Thực trạng
2.1.1. Thực trạng việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1 tại
trường Tiểu học Ngô Xá
Để có căn cứ cho việc đánh giá và đề xuất một số biện pháp nâng cao
năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1tôi đã trao đổi với một số GV trường
tiểu học Ngơ Xá để tìm hiểu nhận thức của GV về việc phát triển năng lực
ngôn ngữ cho HS; trò chuyện với một số HS để đánh giá về năng lực ngôn
ngữ của các em. Dự giờ một số tiết dạy và hoạt động giáo dục ngoài giờ học
của lớp 1.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của GV về vai trò của việc phát triển năng lực cho HS
Số GV tham
gia khảo sát
31

Quan điểm về mức độ quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL
%

SL
%
SL
%
16
51,6
15
48,4
0
0
( Nguồn: Tổng hợp của học viên)

Bảng 2.2. Nhận thức của GV về mục đích của việc phát triển năng lực cho HS
ST
T
1
2
3
4

Nội dung
Giúp HS học tốt các môn học
Để giáo dục học sinh phát triển toàn diện
Để học sinh tự tin hơn trong giao tiếp với
mọi người xung quanh
Để HS thích ứng với yêu cầu của xã hội
hiện đại

Đồng ý
SL %

28
27

Không đồng ý
SL
%
3
4

28

3

25

6

(Nguồn: Tổng hợp của học viên)
+ Năng lực giao tiếp của học sinh lớp 1
Qua khảo sát ngẫu nhiên học sinh lớp 1, tôi đã thu được kết quả như sau:

16


Bảng 2.3. Thực trạng năng lực ngôn ngữ của HS trường Tiểu học Ngô Xá
Số HS
tham gia
khảo sát
50


Kết quả khảo sát
NL ngơn ngữ tốt Có NL ngơn ngữ Chưa có NL ngơn ngữ
SL

%

SL

%

SL

%

14

28

25

50

11

22

(Ng̀n: Tổng hợp của học viên)
Tuy đã có một số em đã thể hiện tốt năng lực ngôn ngữ của mình, nhưng
số lượng cịn tương đối ít. Như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục
tiểu học. Trong khi đó vẫn cịn nhiều em chưa biết cách đáp lời, nói chưa đủ

câu, sử dụng các từ ngữ chưa phù hợp
Trong các tiết dạy, tuy giáo viên đã thực hiện hồn thành tiết dạy của mình
đúng với yêu cầu chương trình, nhưng việc phát huy năng lực ngơn ngữ cho
học sinh cịn hạn chế. Giáo viên cịn nặng về áp dụng bài học trên một logic
của kế hoạch bài dạy. Điều này chỉ đáp ứng được việc nâng cao chất lượng
đại trà chứ chưa phát huy được năng lực ngơn ngữ cho học sinh.
2.1.2. Một số khó khăn của học sinh
Ngày càng có nhiều bậc phụ huynh lo lắng về vấn đề ngại giao tiếp ở
trẻ em. Một số trường hợp xảy ra ở các học sinh tiểu học rằng chúng không
muốn giao tiếp hoặc không thể có khả năng giao tiếp cơ bản như những học
sinh cùng trang lứa.
Điều đó có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như về mơi trường,
tính cách, sức khỏe tâm lí, … Phát hiện những khó khăn trong giao tiếp của
học sinh tiểu học là rất quan trọng. Bởi sự can thiệp sớm có thể giúp các bé
cải thiện vấn đề đó dễ dàng hơn.
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu những lý do mà trẻ
em gặp khó khăn trong giao tiếp và biểu hiện của chúng. Việc khắc phục các
khó khăn đó là rất quan trọng. Mặc dù, đây là những rào cản trong hầu hết các
trường hợp, nhưng chúng không hẳn sẽ ảnh hưởng hoàn toàn đến cuộc đối

17


thoại. Cải thiện những kỹ năng giao tiếp phù hợp sẽ giúp trẻ điều chỉnh được
hành vi giao tiếp đúng mực của mình.
Tại trường Tiểu học Ngơ Xá, khi bước vào lớp 1, nhiều học sinh chưa
có kĩ năng giao tiếp. Khi có giáo viên hỏi khơng trả lời hoặc trả lời khơng đủ
câu. Thậm chí có một số em chỉ biết gật hay lắc đầu. Các em rụt rè, ngại giao
tiếp với thầy cô, bạn bè.
2.1.3. Một số đặc điểm cụ thể phát hiện khó khăn trong giao tiếp ở trẻ

Ngôn ngữ chưa trưởng thành
Ngôn ngữ chưa trưởng thành ở học sinh tức là các em cịn chưa có đủ
kiến thức về việc sử dụng và ý nghĩa của những từ ngữ, sẽ không hiểu được
những từ người khác nói bởi những từ ngữ đó các em chưa từng được tiếp
xúc.
Để khắc phục khó khăn này, cha mẹ, thầy cô cần cho trẻ tiếp xúc và sử
dụng từ ngữ nhiều qua việc giao tiếp hàng ngày, sách, truyện… Từ cách này,
thầy cơ và phụ huynh có thể biết được các em có bị chậm khả năng về ngơn
ngữ hay khơng, rồi từ đó có những biện pháp để giúp học sinh khắc phục vấn
đề này.
Lời nói khó hiểu
Có những khi, con nói chuyện nhưng bố mẹ khơng hiểu và liên tục hỏi
lại xem ý trẻ là như thế nào. Đây là tình trạng khá phổ biến, xảy ra khi các em
dùng sai từ hoặc nói những câu vơ nghĩa. Đó có lẽ là bởi các em q thích thú
với điều mình nói tới mức nói nhanh mà chưa kịp nghĩ. Hoặc khi khơng tập
trung lắng nghe thì các em cũng có thể nói xen những câu khơng liên quan.
Tuy vậy, nếu tình trạng trên xảy ra quá thường xuyên thì các em có thể
gặp khó khăn trong việc tìm từ mình muốn nói hoặc việc dùng từ sao cho
đúng. Thậm chí, học sinh cũng ít hiểu được những gì người khác đang nói.
Khó nói hoặc khó lắng nghe

18



×