Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập nhóm Môn Phát triển năng lực dạy học tự nhiên xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.01 KB, 12 trang )

NHÓM 3
1. Cao Vỉ Đang
2. Nguyễn Ngọc Ý
3. Nguyễn Ngọc Chọn
4. Trần Thị Mỹ Duyên
5. Đinh Trần Hoàng Ân
6. Nguyễn Thị Thủy Tiên
7. Nguyễn Thị Ngọc Nữ
8. Đào Thiên Hương
9. Phạm Kiều Phương Vy
10. Nguyễn Hữu Dũng

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tự nhiên và xã hội 3
Bài 45: Lá cây
(THIẾT KẾ THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT)
1. Mục tiêu:
1.1. Về kiến thức, kĩ năng:
Học xong bài học:
- Chỉ và nói được sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước và cấu tạo của lá cây.
- Sắp xếp và phân loại các lá cây sưu tầm.
1.2. Về phẩm chất, năng lực:
1.2.1. Phẩm chất, năng lực chung:
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ.
- Tự học, hợp tác trong học nhóm.
1.2.2. Năng lực đặc thù:
- Quan sát và trình bày được kết quả
- Vận dụng vào học tập, thực tiễn
2. Phương tiện và nguồn tư liệu dạy học:
2.1. Giáo viên:
- Vật thật, tranh ảnh, ....


- Tư liệu, video,...
2.2. Học sinh:
- Chuẩn bị các mẫu lá cây
3. Hoạt động dạy - học:


HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu lợi ích của rễ cây.
- Nhận xét, kết luận
3. Bài mới:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi
nêu vấn đề
- Giáo viên cho học sinh quan sát các loại lá
cây khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích
thước và cấu tạo như: lá phượng, lá bàng, lá
cây dền, lá hoa hồng, lá trầu không, ....
- Hỏi: Đố các em đây là lá cây gì?
- Giáo viên kết luận: Các loại lá phượng, lá
bàng, lá cây dền, lá hoa hồng, lá trầu khơng,...
đều có tên gọi là lá cây nhưng màu sắc, hình
dạng, kích thước và cấu tạo của chúng có giống
nhau hay khơng?, chúng ta cùng tìm hiểu qua
bài học hôm nay nhé.
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của
học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh mơ tả bằng hình
vẽ (hoặc bằng lời) những hiểu biết ban đầu của
mình vào vở ghi chép khoa học về hình dạng,

kích thước, màu sắc và cấu tạo của lá cây, sau
đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình
bày vào bảng nhóm

HOẠT ĐỘNG HỌC
- Hát
- 2 học sinh nêu
- Lắng nghe

- Lớp quan sát các loại lá cây
- 1 học sinh trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
- Lớp lắng nghe

- Học sinh làm việc cá nhân bằng hình vẽ
(hoặc bằng lời) những hiểu biết ban đầu
của mình về lá cây vào vở ghi chép khoa
học
- Học sinh làm việc theo nhóm: Tổng
hợp các ý kiến cá nhân vào bảng nhóm.
Ví dụ:
+ Có nhóm sẽ vẽ lá cây có hình trịn, to,
màu đỏ với gân lá và phiến lá.
+ Có nhóm sẽ vẽ lá cây có hình bầu dục,
nhỏ, màu xanh với cuống lá, gân lá,
phiến lá.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày +...............
phần thảo luận của nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và thiết kế
phương án thực nghiệm

a) Đề xuất câu hỏi
- Từ những hình vẽ suy đốn của học sinh do
các cá nhóm đề xuất, giáo viên tập hợp thành - Học sinh đề xuất các câu hỏi liên quan
các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn theo sự gợi ý của giáo viên.
học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau
của các hình vẽ trên, sau đó giúp các em đề


xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến
thức tìm hiểu về hình dạng, kích thước và cấu
tạo của lá cây.
Ví dụ:
+ Lá cây có hình trịn khơng?
+ Lá cây có những hình dạng gì?
+ Lá cây có màu cam khơng? Lá cây có màu
đỏ khơng? Lá cây có màu tím khơng?
+ Lá cây có những màu nào?
+ Lá cây to hay nhỏ?
+ Có phải lá cây gồm có cuống và gân lá?
+ Vì sao lá cây lúc thì có màu xanh, lúc lại có
màu vàng?
- Giáo viên tổng hợp câu hỏi của các nhóm có
liên quan đến nội dung.
+ Lá cây có hình dạng gì?
+ Kích thước của các loại lá cây như thế nào?
+ Lá cây có những màu sắc nào? Màu nào phổ
biến?
+ Lá cây có cấu tạo như thế nào?
b) Đề xuất phương án thực nghiệm
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đề xuất

các phương án tìm tịi, khám phá để tìm câu trả
lời cho các câu hỏi.
- Hỏi: Trong các phương án các em vừa đề
xuất, theo em lớp mình nên lựa chọn phương
án nào phù hợp nhất? Vì sao?
(Yêu cầu HS lựa chọn phương án thích hợp
nhất. Giáo viên nhận xét các ý kiến đưa ra và
hướng học sinh sẽ quan sát mẫu vật thật)
(GV không nêu mà chỉ gợi ý)
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tịi –
nghiên cứu
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết dự đoán vào
vở ghi chép khoa học trước khi nghiên cứu tài
liệu với các mục: câu hỏi, dự đoán, cách tiến
hành, kết luận rút ra.
- Cho học sinh tiến hành quan sát các loại lá
cây theo nhóm 4 để tìm câu trả lời và điền
thơng tin vào các mục cịn lại trong vở và phiếu
học tập
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
- Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả sau
khi tiến hành nghiên cứu

- Lớp quan sát, lắng nghe

- Học sinh có thể đề xuất: Đọc thơng tin
từ sách, xem phim, quan sát mẫu thật,
tìm kiếm thơng tin trên mạng,….
- Lớp chọn quan sát mẫu thật vì các lá
cây đã chuẩn bị sẵn.


- Lớp kẻ tập theo các mục và ghi dự
đoán vào vở.
- Học sinh tiến hành quan sát theo nhóm
và điền thơng tin vào vở và phiếu học
tập.
- Đại diện nhóm trình bày


- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với
các hình vẽ ban đầu để khắc sâu kiến thức.
- Yêu cầu học sinh rút ra kiến thức của bài
(Giáo viên giúp học sinh kết luận lại nội dung
chính của bài học bằng hệ thống câu hỏi nếu
học sinh chưa trình bày được một cách khoa
học. Ví dụ:
+ Lá cây thường có màu sắc nào là phổ biến?
Là cây có màu vàng hoặc đỏ khơng?
+Mỗi chiếc là gồm có gì?
+ Lá cây có hình dạng và kích thước như thế
nào? )
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
4. Củng cố: Vẽ lại hình vẽ chiếc lá một cách
hồn chỉnh.
5. Dặn dị:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiết sau

- Học sinh so sánh với biểu tưởng ban
đầu.

- Học sinh rút ra kết luận

- 2 học sinh nêu
- Học sinh vẽ lại vào vở ghi chép khoa
học
- Lắng nghe

Phiếu học tập
(Dành cho thực nghiệm bước 4)
Nhóm:…………
Tên thành viên:
1. ………………
2. ………………
3. ………………
4. ………………
……………….


Câu hỏi

Dự đốn

Cách tiến hành

Kết luận

Ví dụ:

Câu hỏi
Lá bàng 1. Lá bàng to

hay nhỏ?
2. Lá bàng có
màu sắc gì?
3. Lá bàng có
hình dạng gì?
4. Lá bàng có

Dự đốn
1. To
2. Xanh
3. Bầu dục
4. Có

Cách tiến hành
1. Ướm bàn
tay vào, lá to
hơn bàn tay
của em.
2. Dùng tay vò
nát lá bàng,
thấy tay em có

Kết luận
Lá bàng to,
màu xanh lục,
có hình bầu
dục. Lá bàng
có cuống lá,
phiến lá và
gân lá.



gân lá, cuống
lá, phiến lá
không?
Lá dền

1. Lá dền to
hay nhỏ?
2. Lá dền có
màu sắc gì?
3. Lá dền có
hình dạng gì?
4. Lá dền có
phiến lá, gân
lá và cuống lá
hay khơng?

1. Nhỏ
2. Tím
3. Bầu dục
4. Có

màu xanh lục.
3. Quan sát
bằng mắt
4. Đưa tay sờ

1. Ướm bàn
tay vào, lá nhỏ

hơn bàn tay
của em.
2. Dùng tay vị
nát lá dền, thấy
tay em có màu
tím.
3. Quan sát
bằng mắt.
4. Đưa tay sờ


Lá dền nhỏ,
màu tím, có
hình bầu dục.
Lá dền có
cuống lá,
phiến lá và
gân lá.


KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tự nhiên và xã hội 3
Bài 48: Quả
(THIẾT KẾ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC)
1. Mục tiêu:
1.1. Về kiến thức, kĩ năng:
Học xong bài học:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận thường có của một quả. Nêu được chức năng của hạt và
ích lợi của quả.
- Sắp xếp và phân loại các loại quả sưu tầm.

1.2. Về phẩm chất, năng lực:
1.2.1. Phẩm chất, năng lực chung:
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ.
- Tự học, hợp tác trong học nhóm.
1.2.2. Năng lực đặc thù:
- Quan sát và trình bày được kết quả
- Vận dụng vào học tập, thực tiễn
2. Phương tiện và nguồn tư liệu dạy học:
2.1. Giáo viên:
- Quả thật, một số hạt nảy mầm, tranh ảnh, ....
- Tư liệu, video,...
2.2. Học sinh:
- Chuẩn bị các mẫu quả
3. Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
- Cả lớp hát bài “Quả”
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo của hoa
- 2 học sinh nêu
- Nhận xét, kết luận
- Lắng nghe
3. Bài mới:


- Trước khi bước vào các hoạt động, giáo viên
hướng dẫn học sinh thực hiện phiếu học tập
(KWL)
- Cho học sinh dựa vào những hiểu biết của

bản thân và những điều muốn biết về bài học,
điền vào cột K và W
Hoạt động 1: Nhận biết sự đa dạng của các
loại quả và tìm hiểu các bộ phận của quả
- Giáo viên chia lớp làm 3 góc, nêu mục tiêu và
nhiệm vụ của từng góc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn góc phù
hợp theo phong cách học, sở thích và năng lực
của mình và hướng dẫn học sinh về các góc đã
lựa chọn.
* Góc quan sát:
- Mục tiêu: Từ việc quan sát mẫu thật và mơ
hình, học sinh nêu được:
+ Quả đó là quả gì? Nó có màu sắc như thế
nào? Hình dạng, kích thước ra sao?
+ Đối với từng quả, quan sát từ ngoài vào trong
và cho biết quả có những bộ phận nào?
+ Đây là mầm cây gì?
+ Mầm cây được mọc ra từ bộ phận nào của
quả?
+ Hạt có chức năng gì?
- Giáo viên cho học sinh thực hiện quan sát
trên mẫu thật và mơ hình đã chuẩn bị để trả lời
các câu hỏi trên. Đối với các loại quả cần sử
dụng dụng cụ để bóc tách (như dao,...), giáo
viên sẽ hỗ trợ.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm
và thực hiện vào phiếu học tập.
* Góc phân tích:
- Mục tiêu: Từ việc đọc thông tin sách giáo

khoa và xem video, học sinh nêu được:
+ Quả đó là quả gì? Nó có màu sắc như thế
nào? Hình dạng, kích thước ra sao?
+ Đối với từng quả, quan sát từ ngoài vào trong
và cho biết quả có những bộ phận nào?
+ Đây là mầm cây gì?
+ Mầm cây được mọc ra từ bộ phận nào của
quả?
+ Hạt có chức năng gì?
- Giáo viên cho học sinh thực hiện quan sát

- Lớp lắng nghe giáo viên hướng dẫn
- Lớp điền vào cột K và W

- Lớp lắng nghe yêu cầu và lựa chọn góc
phù hợp với bản thân.

- Quan sát mẫu thật và mơ hình, thảo
luận và thực hiện vào phiếu học tập

- Quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa,
xem video và thực hiện vào phiếu học
tập


sách giáo khoa và video đã chuẩn bị để trả lời
các câu hỏi trên. Giáo viên sẽ hướng dẫn, hỗ
trợ học sinh khi cần thiết.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm
và thực hiện vào phiếu học tập.

* Góc áp dụng:
- Mục tiêu: Từ những kiến thức liên hệ và áp
dụng vào thực tiễn, học sinh vẽ hình hoặc sơ
đồ:
+ Quả đó là quả gì? Nó có màu sắc như thế
nào? Hình dạng, kích thước ra sao?
+ Đối với từng quả, quan sát từ ngoài vào trong
và cho biết quả có những bộ phận nào?
+ Đây là mầm cây gì?
+ Mầm cây được mọc ra từ bộ phận nào của
quả?
+ Hạt có chức năng gì?
- Giáo viên sẽ hướng dẫn, hỗ trợ học sinh khi
cần thiết.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm
và thực hiện vào phiếu học tập.
- Sau khi thảo luận xong, giáo viên cho các góc
trình bày kết quả của mình.
- Giáo viên nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Ích lợi của quả
- Giáo viên hỏi: Trong cuộc sống hằng ngày,
quả và hạt được dùng để làm gì?
- Giáo viên cho học sinh trình bày, kết luận.
- Giáo viên hỏi: Như vậy, quả và hạt có ích lợi
gì?
- Giáo viên cho học sinh trình bày, kết luận.
- Giáo viên cho học sinh rút ra nội dung bài
học
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Cho học sinh hoàn thiện cột L

* Liên hệ thực tế về việc lựa chọn quả, giáo
dục học sinh giữ vệ sinh trong ăn uống, chăm
sóc, bảo vệ cây, biết ơn người trồng cây.
4. Củng cố:
- Kể tên các thành phần của quả?
- Khi nào hạt mọc thành cây mới?
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiết sau

- Liên hệ kiến thức thực tiễn và hiểu biết
của bản thân và thực hiện vào phiếu học
tập

- Đại diện các góc trình bày kết quả thảo
luận của nhóm. Các nhóm cịn lại lắng
nghe và bổ sung cho nhóm bạn
- Lớp lắng nghe.
- 3-5 học sinh trình bày
- Lớp lắng nghe
- 3-5 học sinh trình bày
- Lớp lắng nghe
- 1 học sinh rút ra nội dung bài, lớp lắng
nghe và bổ sung.
- 2 học sinh nhắc lại.
- Lớp điền vào cột L
- Lớp lắng nghe và liên hệ thực tiễn

- 1 học sinh nêu
- 1 học sinh nêu

- Lắng nghe


Phiếu học tập
(KWL)
Tên người học: ……………………………………
K
(Điều đã biết)

W
(Điều muốn biết)

L
(Điều học được)

Phiếu học tập
(Dành cho góc quan sát)
Nhóm:…………
Tên thành viên:
5. ………………
6. ………………
7. ………………
8. ………………
……………….
Thảo luận nhóm, quan sát mẫu thật và mơ hình và hồn thành bảng sau:
Quả

Màu sắc, hình
dạng, kích thước


Các bộ phận từ
ngồi vào trong

Đây là
mầm cây

Mầm cây được Chức năng
mọc ra từ
của hạt

Phiếu học tập
(Dành cho góc phân tích)
Nhóm:…………
Tên thành viên:
1. ………………
2. ………………
3. ………………
4. ………………
……………….
Thảo luận nhóm, đọc thông tin sách giáo khoa và xem video và hồn thành bảng sau:
Quả

Màu sắc, hình
dạng, kích thước

Các bộ phận từ
ngoài vào trong

Đây là
mầm cây


Mầm cây được Chức năng
mọc ra từ
của hạt


Phiếu học tập
(Dành cho góc áp dụng)
Nhóm:…………
Tên thành viên:
1. ………………
2. ………………
3. ………………
4. ………………
……………….
Thảo luận nhóm và thể hiện bằng hình vẽ hoặc sơ đồ :
+ Quả đó là quả gì? Nó có màu sắc như thế nào? Hình dạng, kích thước ra sao?
+ Đối với từng quả, quan sát từ ngồi vào trong và cho biết quả có những bộ phận nào?
+ Đây là mầm cây gì?
+ Mầm cây được mọc ra từ bộ phận nào của quả?
+ Hạt có chức năng gì?

Ví dụ:

- Màu sắc: …………………
Quả
…………

Các bộ phận từ ngồi vào trong
…………………………………

…………………………………
………………………

- Kích thước: ………………
- Hình dạng: ………………


Phiếu học tập
(KWL)
Tên người học: ……………………………………
K
(Điều đã biết)

W
(Điều muốn biết)

L
(Điều học được)

Phiếu học tập
(Dành cho góc quan sát)
Nhóm:…………
Tên thành viên:
9. ………………
10. ………………
11. ………………
12. ………………
……………….
Thảo luận nhóm, quan sát mẫu thật và mơ hình và hồn thành bảng sau:
Quả


Màu sắc, hình
dạng, kích thước

Các bộ phận từ
ngồi vào trong

Đây là
mầm cây

Mầm cây được Chức năng
mọc ra từ
của hạt

Phiếu học tập
(Dành cho góc phân tích)
Nhóm:…………
Tên thành viên:
5. ………………
6. ………………
7. ………………
8. ………………
……………….
Thảo luận nhóm, đọc thông tin sách giáo khoa và xem video và hoàn thành bảng sau:


Quả

Màu sắc, hình
dạng, kích thước


Các bộ phận từ
ngồi vào trong

Đây là
mầm cây

Mầm cây được Chức năng
mọc ra từ
của hạt

Phiếu học tập
(Dành cho góc áp dụng)
Nhóm:…………
Tên thành viên:
5. ………………
6. ………………
7. ………………
8. ………………
……………….
Thảo luận nhóm và thể hiện bằng hình vẽ hoặc sơ đồ :
+ Quả đó là quả gì? Nó có màu sắc như thế nào? Hình dạng, kích thước ra sao?
+ Đối với từng quả, quan sát từ ngoài vào trong và cho biết quả có những bộ phận nào?
+ Đây là mầm cây gì?
+ Mầm cây được mọc ra từ bộ phận nào của quả?
+ Hạt có chức năng gì?

Ví dụ:

- Màu sắc: …………………

Quả
…………

Các bộ phận từ ngồi vào trong
…………………………………
…………………………………
…………………………………
…………………………………

- Kích thước: ………………
- Hình dạng: ………………



×