Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tranh biện độc lập dân tộc phải gắn liền với cnxh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.27 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Thương mại & Kinh tế quốc tế
----------------

BÀI TẬP NHĨM

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề 4:

Tranh biện “Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH ở Việt Nam.”
Nhóm 4
Họ và tên sinh viên

Mã sinh viên

Hà Nội – 2022

Điểm cá nhân


Nhóm 4 – Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam
1. Cơ sở lý luận
a. Luận điểm 1: “Các nước hồn tồn có thể bỏ qua một hay nhiều hình thái kinh tế xã hội để
tiến lên hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn.”
Lý thuyết “nhảy vọt” của Lênin:
Trong bối cảnh thế giới cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, khi CNTB trở thành CNTB độc quyền,
quy luật phát triển không đều của CNTB thể hiện rõ rệt, Lê-nin đã phát triển chủ nghĩa Mác, đưa ra lý
luận về khả năng nổ ra và thắng lợi của cách mạng vô sản. Đồng thời, Lê-nin cho rằng, do tính chất
của thời đại, một nước TBCN chưa phát triển, thậm chí chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, sau khi
cách mạng thắng lợi, có thể xây dựng thành công CNXH qua một thời kỳ q độ với một loạt các
bước q độ nhỏ. Ơng nói: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu


có thể tiến tới chế độ xô-viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng
sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.”
Nội dung của thuyết “nhảy vọt”:
Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát
triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình
thái kinh tế - xã hội nhất định.
Các điều kiện để nhảy vọt:

-

+ Hình thái kinh tế xã hội mới ra đời
+ Có chính Đảng Cộng Sản
+ Sự giúp đỡ của các nước
Dẫn chứng 1: Các nước đạt được thành tựu rực rỡ khi bỏ qua một số hình thái kinh tế - xã hội,
nhảy vọt lên TBCN:
+ Hoa Kỳ: Trước cuộc CM giải phóng dân tộc năm 1776, Hoa Kỳ là một xã hội chiếm hữu nô
lệ. Theo quy luật phát triển tuần tự, Hoa Kỳ sẽ đi lên xây dựng chế độ phong kiến. Tuy nhiên, do
phương thức sản xuất TBCN ở châu Âu đã phát triển từ thế kỷ 18 và đạt được những thành tựu to lớn
hơn so với hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, Mỹ đã nhảy vọt lên hình thái kinh tế - xã hội
TBCN, bỏ qua hình thái kinh tế - xã hội phong kiến.
 Hiện nay, Hoa Kỳ là cường quốc số 1 thế giới và có nền kinh tế phát triển đứng đầu.
+ Úc: Trước năm 1788, Úc chưa được gọi là một quốc gia mà chỉ là xã hội cộng sản nguyên
thủy. Sau khi chính thức trở thành quốc gia vào 1/1/1901, Úc có bước q độ trực tiếp lên hình thái
kinh tế - xã hội TBCN, bỏ qua hai hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến.

-

 Úc đã xây dựng thành cơng hình thái TBCN và trở thành nền kinh tế thịnh vượng, phát
triển trên toàn cầu.
Dẫn chứng 2: Các nước đạt được thành tựu rực rõ khi bỏ qua một số hình thái kinh tế - xã hội,

nhảy vọt lên CNXH:
+ Trung Quốc: Xuất phát điểm là một xã hội phong kiến, Trung Quốc bỏ qua hình thái kinh
tế - xã hội TBCN để tiến lên xây dựng CNXH. Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm
1949 với Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

 Hiện nay, Trung Quốc đã có những sự phát triển vượt bậc về kinh tế, trở thành nước có
GDP đứng thứ 2 trên thế giới.
 Kết luận: Các nước có đầy đủ các điều kiện phù hợp thì hồn tồn có thể bỏ qua một hoặc một
số hình thái kinh tế xã hội để nhảy vọt lên hình thái kinh tế xã hội tiến bộ hơn, nhằm mục đích
phát triển đất nước, phát triển xã hội.


b. Luận điểm 2 – “Vận dụng luận điểm 1 vào nghiên cứu Việt Nam cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20,
khẳng định Việt Nam hồn tồn có thể nhảy vọt.”
-

Dẫn chứng 1: Việt Nam có hình thái kinh tế xã hội mới ra đời
+ Sau CM Tháng Hai, Lê nin và Đảng Bonsevich xác định đường lối CM tiếp theo của Nga là CMXHCN.
Vì đó, tháng 10/1917, Lê nin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền – nổ ra
cuộc CM Tháng Mười Nga.
+ Ý nghĩa: CM Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người,
từ thế giới TBCN sang thế giới XHCN, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ lên CNXH trên toàn
thế giới, đồng thời làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học cho phong trào
cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
 Như vậy, CM Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới ở Việt Nam – thời đại quá độ lên CNXH.
- Dẫn chứng 2: Việt Nam có cho mình một chính Đảng Cộng Sản
+ Năm 1929, Việt Nam tồn tại cùng lúc 3 tổ chức cộng sản. Nhận được chỉ thị “hợp nhất các phần tử cộng
sản chân chính lại, để thành lập một Đảng duy nhất”, mùa thu nǎm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở
lại Hương Cảng chuẩn bị kế hoạch thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại nói trên. Hội nghị được tổ chức bí
mật từ ngày 6/1 đến ngày 8/2/1930 tại Hương Cảng, Hồng Kơng, gồm 7 đồng chí. Sau nhiều ngày thảo

luận, các đại biểu đã nhất trí bỏ mọi thành kiến, xung đột cũ, thành thật hợp tác thống nhất các tổ chức
thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, cử Ban Chấp hành trung ương lâm thời gồm
7 Ủy viên.
 Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức ra đời, lấy ngày thành lập là ngày 3/2/1930.
+ Ý nghĩa: Sự ra đời của ĐCS Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở
nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước, là một dấu mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử CM Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng
hoảng về đường lối cứu nước; đồng thời, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức
lãnh đạo cách mạng. Đó là lý do ĐCS Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng, là chính Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
-

Dẫn chứng 3: Việt Nam có sự giúp đỡ của các nước
+ Tận dụng thời cơ từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), ngày 14/8/1945, Nhật đầu hàng đồng
minh không điều kiện, tạo tiền đề cho CM Tháng Tám thành công.
 Sự kiện này đánh dấu kẻ thù duy nhất của Việt Nam đã ngã gục, tạo thời cơ khách quan thuận lợi
– thời cơ “ngàn năm có một” cho Việt Nam tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Sau khi đầu hàng đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, bọn tay sai hoang mang, dao động đến
cực độ. Trong lúc đó quân Đồng Minh chưa kịp tiến vào nước ta.
+ Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và sẵn sàng chiến đấu, từ ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt
Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố Quân lệnh số 1 chính thức phát Lệnh Tổng khởi nghĩa
cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 diễn ra và nhanh chóng giành thắng lợi.
Ý nghĩa:
+ Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam, thắng lợi của CM Tháng Tám năm
1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của CM, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước,
làm chủ vận mệnh của mình.
+ Đối với tiến trình CMXHCN ở Việt Nam, thắng lợi của CM tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần
đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở V iệt Nam. Mặt khác,
đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ cũ (phong kiến, thực

dân và đế quốc). Như vậy, CM Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và
thống nhất độc lập.


 Kết luận: Một lần nữa khẳng định, Việt Nam có đầy đủ các điều kiện, đó là có hình thái kinh tế xã
hội mới, có cho mình một chính ĐCS, đồng thời có sự giúp đỡ của các nước. Như vậy, Việt Nam hồn
tồn có thể nhảy vọt, bỏ qua TBCN, quá độ lên CNXH.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Luận điểm 1: “Bên cạnh những thành tựu to lớn, CNTB cũng có những mặt trái của nó xuất phát
từ lợi nhuận của CNTB, những cuộc chiến tranh và hệ quả mà nó đem lại.”
Những mâu thuẫn, mặt trái đó xuất phát từ bản chất không thay đổi của chủ nghĩa tư bản trước hết
về phương diện kinh tế với tư cách là sự chi phối quyết định của quy luật giá trị thặng dư dưới hình thái lợi
nhuận. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế-xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi
chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ
cột của xã hội, dẫn đến các cuộc khủng hoảng về kinh tế - tài chính. Từ đó đã nảy sinh ra các mâu thuẫn:
- Dẫn chứng 1: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vơ sản
C.Mác đã nói về lịng tham của tư bản như sau: “Tư bản sợ tình trạng khơng có lợi nhuận hoặc lợi
nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân khơng. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can
đảm. Được bảo đảm 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20
phần trăm thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì
nó chà đạp lên mọi luật lệ của lồi người; được 300 phần trăm thì khơng cịn tội ác nào là nó khơng dám
phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ. Nếu bạo loạn và xung đột mà đem lại lợi nhuận, tư bản sẽ thúc đẩy cả
hai”.  
 Như vậy CNTB khơng từ một thủ đoạn áp bức, bóc lột nào kể cả chiến tranh và bạo lực vì
mục đích lợi nhuận.
- Dẫn chứng 2: Về 2 cuộc chiến tranh thế giới thể hiện qua mâu thuẫn giữa các nước tư bản với
nhau: Ngòi nổ cho 2 cuộc chiến tranh phi nghĩa và đẫm máu đó chính là do những mâu thuẫn, tranh giành
quyền lực, thị trường, thuộc địa giữa các nước tư bản luôn tồn tại. Sự phát triển không đồng đều giữa các
nước tư bản và sự phân chia thuộc địa không đồng đều làm cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản ngày càng
lớn.

Chiến tranh thế giới thứ 1

Chiến tranh thế giới thứ 2

Khoảng 1,5 tỷ người bị lơi cuốn vào vịng
khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu
người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt
quệ. Nhiều thành phố, làng mạc, đường xá,
cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho
chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la

Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi vào
cuộc chiến kéo dài trong 6 năm. Khoảng 60 triệu người
chết, 90 triệu người tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc
và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá. Ước tính thiệt hại về
vật chất của cuộc chiến bằng với tất cả các thiệt hại do
những cuộc chiến khác gây ra trong 1000 năm trước đó.

Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều mang tính chất của cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Vậy
nếu là các bạn, liệu các bạn có đánh đổi khơng? Các bạn có đổi những thành tựu của các bạn lấy
những mất mát về sức người, sức của bằng các cuộc xung đột, chiến tranh và những lợi nhuận bạn
có được để phát triển hay khơng? 
-

Dẫn chứng 3: Khơng chỉ CNTB có được những thành tựu mà CNXH cũng đem lại rất nhiều những
thành tựu nổi bật, thể hiện qua:
+ Thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ
từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
+ Hệ thống các nước XHCN đã phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ  rất mạnh mẽ, vượt
qua CNTB về tốc độ tăng trưởng trong nhiều thập kỷ. Trong hơn 70 năm xây dựng CNXH, Liên Xô và các

nước XHCN khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của
CNXH trên quy mô lớn với trình độ hiện đại. Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười so với các nước tư
bản phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm. Khi bắt tay vào xây dựng CNXH, thu nhập quốc dân tính


theo đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùng thời. Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, Liên Xô đã trở thành
một trong hai siêu cường của thế giới.
+ Các nước XHCN đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1919, các nước
thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới những năm cuối của thế kỷ XX
chỉ cịn 0,7% diện tích và 5,3% dân số thế giới
 Sự ra đời của một con đường cách mạng mới là hoàn toàn đúng đắn.

b.Luận điểm 2: - “Bản chất của thực dân Pháp khi đến Việt Nam thể hiện qua các chính sách về
kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội là để khai thác thuộc địa và hồn tồn khơng phải là khai hóa
văn minh.”
-

Dẫn chứng 1: Về chính trị, pháp lý:
+Tiêu biểu là hình ảnh “bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy 8
vạn người không bao giờ cịn trơng thấy mặt trời trên q hương đất nước mình nữa”.
Thực dân Pháp đến Việt Nam với danh nghĩa là những người “khai hoá văn minh”. Nhưng chính
những “nhà khai hố ấy” đã bộc lộ rõ bộ mặt lừa dối và tàn bạo của mình khi thực hiện “chế độ lính
tình nguyện” bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy
hàng chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng nơi đất khách quê người, trở thành người đóng “thuế
máu” cho chúng. Thậm chí, chính quyền thực dân đã hành hạ, tra tấn những người trong gia đình họ,
cho đến khi những người trốn lính buộc phải nhận “tình nguyện” tham gia quân đội.

-

-


Dẫn chứng 2: Về kinh tế:
+ Hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là minh chứng tiêu biểu cho sự
tột cùng của sự cực khổ và nó cũng cho ta thấy được khơng khí căng thẳng, ngột ngạt ở những làng
quê nghèo Việt Nam trong những ngày sưu thuế. Trong đó, thuế thân chính là một thứ th vơ nhân
đạo nhất trong chính sách thuế dã man của chế độ thực dân.
+ Thực dân Pháp đã đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, cướp ruộng đất nhằm vơ vét tài
ngun, khống sản, nhằm làm giàu cho chính quốc. Tính đến năm 1930, tổng cộng chúng đã cướp
đi 1,1 triệu ha ruộng đất và nhiều loại thuế vô lý được đưa ra. Chỉ tính “từ năm 1890 đến năm 1896,
thuế trực thu tăng gấp đôi; từ năm 1896 đến năm 1898 lại tăng lên gấp rưỡi”.
Đời sống người dân vốn đã cơ cực lại càng cơ cực, nhiều người vì gánh nặng nợ nần đã phải “bán
vợ, đợ con” và nhà cửa, ruộng vườn để thoát nợ nần, tù tội. Những tên tư bản này sau khi sang Đông
Dương và Việt Nam thì chúng đã biến thành những tên địa chủ theo đúng nghĩa đen. Điều này chẳng
khác nào đem lồi người quay ngược bánh xe lịch sử tiến hóa, biến nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu
hoàn lạc hậu, què quặt và để lại di chứng lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam sau
này.
Dẫn chứng 3: Về văn hóa - xã hội:
+ Hình ảnh tiêu biểu ở đây chính là hình ảnh Người Ngựa - Ngựa Người trong tác phẩm cùng
tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan: Anh phu xe lam lũ, đêm ba mươi Tết, khi tất cả mọi người đều
đang quây quần bên gia đình thì anh vẫn phải vác xe đi tìm khách để lo cho vợ con có cơm ăn, áo mặc.
Qua đó, ta có thể thấy được cuộc sống vô cùng cực khổ, bất công, thiệt thòi của những người lao
động nghèo lúc bấy giờ .
+ Thực dân Pháp cịn thực hiện “chính sách ngu dân”, tăng cường thực hiện chính sách đầu độc,
trụy lạc đối với người dân, nhất là đối với thanh niên; nạn cờ bạc, mại dâm, xa đoạ, mê tín,… nhằm
thực hiện âm ưu của mình. Trung bình, cứ 1000 làng thì có đến 1500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện,
nhưng lại chỉ có vẻn vẹn 10 trường học.
Tình đến năm 1939, trên tổng số hơn 20 triệu người dân Việt Nam thì có đến hơn 80% số dân bị mù
chữ; chỉ 15% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường; tồn Đơng Dương có duy nhất một trường đại
học với chưa đầy 700 sinh viên, được đào tạo để phục vụ cho Pháp.



 Kết luận: Việt Nam là một dân tộc độc lập, là quốc gia có q trình phát triển lâu dài, có lãnh
thổ riêng, có ngơn ngữ riêng và có nền văn hóa mang bản sắc riêng. Nhưng khi Pháp vào nước
ta, chúng đã cướp đi các quyền cơ bản của dân tộc ta, của nhân dân ta. Vậy đây có phải là “khai
hóa văn minh” như lời chúng nói hay chỉ là bình phong để chúng áp đặt sự thống trị, thực hiện
công cuộc khai thác ở một nước thuộc địa, “để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác,
CNTB thực dân ln ln trang điểm cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm
ngơn lý tưởng: Bác ái, bình đẳng,...”
3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
a.Luận điểm 1: “Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã trình bày, tơi khẳng định việc Hồ
Chí Minh lựa chọn con đường CNXH là hoàn toàn đúng đắn.”
HCM tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác – Lênin từ lập trường một người yêu nước đi tìm con
đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội. Điều
đó được thể hiện qua những dẫn chứng sau:
-

Dẫn chứng 1: Theo quan điểm của HCM, từ phương diện đạo đức CNXH là xã hội duy nhất quan
tâm đến những vấn đề con người.
+ Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, quan điểm “đức là gốc” của HCM có nội dung phong
phú bao trùm và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng đạo đức cách mạng của Người. Tư tưởng đạo đức của Người
là sự thống nhất giữa chính trị và đạo đức, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức, giữa đức và tài, giữa
đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.
+ Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ nhiều phương diện khác nhau. Trên các phương diện, Người đều thấy
rằng, về bản chất, CNXH là một chế độ mới khác biệt, một chế độ thực sự ưu việt, đầy tính nhân văn cao
cả. “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc
và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì
mọi người, niềm vui, hịa bình, hạnh phúc...”
+ CNXH là “nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc
làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”. Xã hội XHCN, theo Hồ Chí Minh quan niệm, là một xã

hội trong đó con người được tự do, bình đẳng, hạnh phúc, phát triển tồn diện về đức, trí, thể, mỹ.
+ Đối với Việt Nam, CNXH là con đường phát triển tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo:“Khơng có chế độ nào tơn trọng con người, chú ý xem xét những
lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ XHCN và cộng sản chủ
nghĩa”.

-

Dẫn chứng 2: HCM chọn CNXH vì nó xuất phát từ khát vọng giải phóng dân tộc của các nước thuộc
địa.
+ Giá trị xuyên suốt và đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mơ hình CNXH gắn liền với khát vọng
cháy bỏng của Người, đó là xã hội giải phóng thật sự con người, xã hội do nhân dân lao động làm chủ dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Người đã viết: “…chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp cơng nhân tồn thế giới”.
+ Gắn cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam với cách mạng thế giới, đưa dân tộc ta vào quỹ đạo của
thời đại, đưa cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phù hợp với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và xu thế
của thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội được mở đầu từ cách mạng tháng Mười Nga (1971)

-

Dẫn chứng 3: HCM tiếp cận CNXH từ truyền thống lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam.
+ Về lịch sử: Hồ Chí Minh cho rằng cần phải xem xét tình hình cụ thể ở lục địa châu Á về mặt lịch sử và
địa lý. Người đi đến kết luận: "Bây giờ hãy xét những lý do lịch sử cho phép Chủ nghĩa Cộng sản thâm
nhập dễ dàng vào châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu”. Như vậy, lịch sử tư tưởng, khát vọng về một xã


hội mới ở châu Á có những điểm rất gần với tư tưởng XHCN mà các nhà sáng lập CNXH khoa học đã đề
cập.
+ Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hồ mục để hồ

đồng. Văn hố Việt Nam là văn hố trọng trí thức, hiền tài.
+ Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng, giàu long vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái
chung với cái riêng, gia đình với Tổ quốc, dân tộc và nhân loại…
Như vậy, chính những truyền thống tốt đẹp của lịch sử, văn hoá và con người Việt Nam là một
trong những cơ sở dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với CNXH


b. Luận điểm 2: Luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh “CNXH thích hợp với phương Đơng hơn
phương Tây” 
Tháng 5/1921, Nguyễn Ái Quốc, trong bài Đông Dương đã đặt vấn đề: “Chế độ cộng sản có áp dụng
được ở châu Á nói chung và ở Đơng Dương nói riêng khơng? Để hiểu được đó, ta đi phân tích những
khía cạnh về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trên cơ sở những giá trị cộng đồng bền vững của
phương Đông.
-

Về lịch sử
Nguyễn Ái Quốc đã quay ngược thời gian về lịch sử và đề cập tới Khổng Tử và Mạnh tử. Mặc dù bản
chất học thuyết của Khổng Tử nặng về đẳng cấp, đề cao tầng lớp thống trị, nhưng Khổng Tử cũng đã
“khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ơng từng nói: “thiên hạ sẽ thái bình
khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu, chỉ sợ có khơng đều. Bình đẳng sẽ xố bỏ nghèo nàn,
…”
Như vậy, lịch sử tư tưởng, khát vọng về một xã hội mới ở châu Á có những điểm rất gần với tư
tưởng XHCN mà các nhà sáng lập CNXH khoa học đã đề cập. Điều đó giải thích quan điểm của
Nguyễn Ái Quốc là CNCS áp dụng được ở châu Á dễ hơn ở châu Âu.

-

Cơ sở kinh tế
+ Nền văn minh lúa nước: điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, kết hợp với địa hình đồng bằng trù phú
có nhiều con sơng lớn,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nông nghiệp lúa nước ở phương Đông

phát triển hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
+ Quan hệ sản xuất: Do nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên => con người sống gắn
bó với nhau, hịa hợp vào thiên nhiên => tạo nên tính cộng đồng bền vững, sống định cư và liên kết với
nhau.
+ Gần 5.000 năm nay ở phương Đơng đã có “chế độ tỉnh điền”, điểm khác biệt giữa Á với Âu, Đông và
Tây là ở chỗ ảnh hưởng của cái gọi là phương thức sản xuất Châu Á lâu dài, dai dẳng, đã tạo nên một đặc
điểm đặc trưng của phương Đơng là việc khơng có sở hữu tư nhân về ruộng đất
+ Ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc mô tả về chế độ ruộng đất: “Về của cải tư hữu, luật pháp An Nam cấm
mua bán toàn bộ đất đai. Hơn nữa, một phần tư đất trồng trọt bắt buộc phải để làm của chung”

-

Cơ sở chính trị
+Tính cộng đồng được thể hiện rõ ở Việt Nam: 54 dân tộc cùng nhau chung sống hòa thuận trong một
vùng lãnh thổ, và dưới sự quản lý của nhà nước. Tại Hội nghị TW8 (5/1941), Hồ Chí Minh đề ra chủ
trương thành lập “một nước Việt Nam dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng một giai cấp nào, mà
của chung tồn thể dân tộc”.

-

Cơ sở văn hóa xã hội
+ Sức mạnh cộng đồng bền vững thể hiện qua mối quan hệ nhà – làng – nước, 3 thực thể với 3 cấp độ
khác nhau về kinh tế- xã hội nhưng ln có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà là tế bào của xã hội, có
làng mới có nước, nước được hình thành từ cơ sở làng. Cũng từ ấy mà tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu
nước ngày càng phát triển phát triển ở phương Đơng.
+ 54 dân tộc với 54 tiếng nói đặc trưng nhưng đều sử dụng chung một tiếng nói, đó là tiếng Việt. Điều
này vừa tạo tính thống nhất vừa tạo nên sức mạnh cộng đồng gắn kết.
+ Con người sống gắn bó, giàu tình cảm, trọng tình nghũa gắn liền với lối sống cộng đồng “thương người
như thể thương thân”.


 Kết luận: Từ những quan điểm trên nhận thấy rằng, các giá trị về cộng đồng được đề cao trong tất
cả các khía cạnh từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa xã hội; ngồi ra các giá trị về bình đẳng,
nhân văn, đề cao hạnh phúc con người,…đã được phát triển từ sớm, qua đó trở thành cơ sở thuận
lợi để phương Đông dễ dàng tiếp nhận tư tưởng của chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Xã hội.


-

4. Tính đúng đắn
a. Luận điểm 1 “Khẳng định sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là khủng hoảng về mặt mơ
hình chứ khơng phải khủng hoảng về mặt lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin.”
Cách đây hơn 30 năm, một sự kiện đau lòng với cách mạng thế giới đã diễn ra, đó là sự sụp đổ của Liên Xơ - mơ
hình XHCN Xô viết, một chế độ xã hội đã đạt những thành tựu vĩ đại, đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân
loại, góp phần quyết định cứu lồi người khỏi thảm họa phát - xít, nhưng đã trở nên trì trệ, khơng đáp ứng được u
cầu phát triển trong tình hình mới. Tuy nhiên, cần khẳng định ngay rằng, sự sụp đổ của Liên Xô không phải là do
sai lầm của học thuyết Mác cũng như con đường CNXH không hấp dẫn, khoa học mà do nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất mang tính quyết định là sự khủng hoảng về mơ hình CNXH dưới sự
phản bội của Gorbachev. Cuộc cải tổ sai lầm ở Liên Xô do M. S. Gorbachev đề xướng là nhân tố trực tiếp dẫn đến
sự sụp đổ chế độ XHCN trên đất nước Liên Xô. Vậy, Gorbachyov là ai? Gorbachyov đã làm gì dẫn tới sự sụp đổ
của CNXH ở Liên Xô? 
Gorbachyov là một người xuất sắc từ nhỏ trong học tập và lao động, nhiều năm liền có thành tích đứng đầu lớp và
tham gia các kỳ thi học sinh giỏi đạt giải cao, đến năm 19 tuổi ông được gọi thẳng vào học ở khoa luật của một
trường đại học Đại học quốc gia Moskva mà khơng phải qua thi tuyển. Ơng gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xơ khi
21 tuổi, kể từ đó ơng xuất sắc ‘‘leo lên’’ nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống chính trị của Đảng, các chức vụ mới
bên trong Đảng Cộng sản Liên Xơ giúp ơng có nhiều cơ hội đi ra nước ngồi và nó đã gây ảnh hưởng to lớn tới
những quan điểm chính trị, xã hội của ông sau này khi lãnh đạo đất nước.
Nội dung công cuộc cải tổ của Gorbachyov sau khi lên nắm quyền:
- Về kinh tế: Chính sách “cải cách kinh tế triệt để” nóng vội, thiếu sự chuẩn bị tồn diện
Trong nước, Gorbachev áp dụng các cải cách kinh tế mà ông hy vọng qua đó cải thiện đời sống nhân dân, năng suất
sản xuất của cơng nhân qua chương trình glasnost (Mở cửa), perestroika (cải tổ), uskoreniye (tăng tốc, phát triển

kinh tế) của ông. Tuy nhiên, nhiều biện pháp cải cách của ông bị những thành viên lãnh đạo Đảng Cộng sản bên
trong Chính phủ Xơ viết vào thời điểm ấy coi là quá ‘‘nóng vội’’ và ‘‘cực đoan’’. Tuy đề ra nhiều phương án
nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước nên
gây ra hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
Kết quả: Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.
- Về chính trị: Gorbachyov tổng thống đầu tiên của Liên Xô
Khi lựa chọn con đường cải cách chính trị, Gorbachev đã thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng
cùng tham gia cơng việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh
đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt. Gorbachev chuyển sang chế độ tổng thống - đa đảng tam quyền phân lập, các nước cộng hịa thành viên cũng bầu ra tổng thống và Xơ viết Tối cao cho riêng họ. Tháng
6 năm 1988, tại Hội nghị lần thứ XXVII của Đảng, Gorbachev đưa ra các cải cách căn bản nhằm giảm sự kiểm soát
của Đảng đối với các cơ quan Chính phủ.
 Kết quả làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước, giới lãnh đạo chính trị và lực lượng ly khai địa
phương được kết hợp, tạo ra các thế lực ly khai làm tan rã Liên Xô sau này. 
Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Gorbachev được bầu làm tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết. 
- Về văn hóa - xã hội: Gorbachyov đạt giải Nobel Hịa bình
Năm 1988, Gorbachev thông báo rằng Liên bang Xô viết sẽ từ bỏ Học thuyết Brezhnev, và cho phép các quốc gia
khối Đông Âu tự quyết các vấn đề bên trong của mình. Trừ Romania, các cuộc cách mạng chống lại các chính
quyền thân Xơ viết đều diễn ra trong hịa bình. Việc Xơ viết nới lỏng kiểm sốt Đơng Âu đã hồn tồn chấm dứt
Chiến tranh lạnh, và vì thế, Gorbachev được trao Giải Nobel Hịa bình ngày 15/10/1990
 Nhiều cuộc bãi cơng diễn ra, nhiều nước cộng hịa địi li khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế
lực chống đối ráo riết hoạt động.
- Kết quả: 
Công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
Ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị
hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
 Kết Luận: Sự sụp đổ của Liên Xô không phải nguyên nhân học thuyết Mác - Lê Nin sai, sự sụp đổ của
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô chỉ là sự sụp đổ của một mơ hình Xã hội chủ nghĩa không khoa học, mà nguyên
nhân xuất phát từ sự lãnh đạo yếu kém, sự phản bội của Giooc-ba-chop. Giooc-ba-chop đã từ bỏ chủ nghĩa
Mác - Lê nin, thay đổi cơ sở tư tưởng của chế độ, đó chính là 1 quyết định gây ra sự sụp đổ của Liên Xô.



b. Luận điểm 2: “CNXH hiện nay vẫn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới”
-

Dẫn chứng 1: Trung Quốc
Ngày 1/10/1949, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch
Đông đánh dấu Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng CNXH.
Thời kỳ Mao Trạch Đơng: Đây là giai đoạn khơng ngừng tìm tịi và thử nghiệm trong xây dựng và
phát triển đất nước, với triết lý trong nghị quyết 16 điều là phá bỏ bổn cũ, bước đầu đặt nền móng cho con
đường CNXH đặc sắc Trung Quốc. Trong đó phải kể đến, Tư tưởng Mao Trạch Đông là “sản phẩm của
sự kết hợp các nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa Marx-Lenin và thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung
Quốc”. Tư tưởng Mao Trạch Đông là một “hệ thống khoa học” biểu trưng cho “sự kết tinh trí tuệ tập thể
của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Thời kỳ Đặng Tiểu Bình: Tư duy với triết lý "Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó
bắt được chuột", ơng đã tiến hành kế hoạch "cải cách mở cửa" giải phóng kinh tế cho Trung Hoa đánh
dấu sự thay đổi mãnh liệt và phát triển chóng mặt của nền kinh tế nước này. Đặng được xem như kiến
trúc sư của công cuộc cải cách, xây dựng một "nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc
Trung Quốc"
Thời Giang Trạch Dân: Nêu lên Thuyết Ba Đại Diện năm 2000, là sự giải phóng về mặt chính trị
cho Trung Quốc.
Thời Tập Cận Bình (từ 2012 đến nay): Đã đưa ra thuật ngữ “Giấc Mộng Trung Hoa” và học thuyết 4
toàn diện với khát vọng phục hưng Trung Quốc.

 Hiện nay chúng ta có thể thấy Trung Quốc đã trở thành quốc gia giàu có bậc nhất thế giới, vượt lên
là nền kinh tế có quy mơ GDP lớn thứ 2 thế giới (19,9 nghìn tỷ USD, sau Hoa Kì 25,3 nghìn tỷ
USD). Chính những thành tựu của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đã chứng minh cho tính đúng
đắn và sự hồn thiện dần của CNXH mang màu sắc Trung Hoa qua từng thời kỳ lãnh đạo
-

Dẫn chứng 2: Việt Nam

Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Trước đổi mới, cách mạng
nước ta đã phạm phải một số sai lầm kéo dài, đặc biệt hiểu sai nghĩa câu của chủ tịch HCM “tiến thẳng
lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” mà rơi vào tư tưởng nóng vội chủ quan, duy ý chí, “đốt cháy giai đoạn” cả trong cải tạo và xây dựng khi cả nước đi vào cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, Đảng ta xác định: “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình
hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật ”. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
cũng “đã nêu ra và kiên trì thực hiện đổi mới có nguyên tắc - đổi mới nhưng luôn luôn giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ đó đã từng bước giành
thắng lợi và đặt những tiền đề quan trọng tiến thẳng theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa sau này.
Hiện nay, sau 35 năm đổi mới, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất
nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Kinh tế nước ta duy
trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (khoảng 5,9%). Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, nhưng với sự nỗ lực cố
gắng vượt bậc, đất nước vẫn đạt mức tăng trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao nhất thế giới. Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng: Việt Nam đã gia nhập WTO,
thiết lập được 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao, kinh tế với
190/200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã có trên 70 nước cơng nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

 Kết luận: Những thành tựu sau 35 năm đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn, sáng
tạo; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế
phát triển của thời đại.



×