Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận xã hội học tôn giáo thực trạng văn hóa trang phục của sinh viên khi đi chùa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.28 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I. Tính cấp thiết.....................................................................................................3
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................4
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................9
IV. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...............................................10
V. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu..................................................................10
VI. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................12
VII. Phương pháp chọn mẫu...............................................................................13
VIII. Dự kiến kết cấu của đề tài..........................................................................14
IX. Đóng góp mới của đề tài..............................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHÁO..................................................................................15

1


Đề tài lụa chọn: “Thực trạng văn hóa trang phục của sinh viên khi đi
chùa hiện nay” (Nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tun truyền).
I. Tính cấp thiết
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ rất sớm trong lịch
sử xã hội loài người, có ảnh hưởng nhất định đến đời sống chính trị, tư tưởng,
văn hoá, xã hội và tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều
quốc gia, dân tộc. Tín ngưỡng và tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận đời sống nhân dân,Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng tự do, tín ngưỡng
tơn giáo và khơng tín ngưỡng tơn giáo. Đặc biệt, tôn giáo hiện đại là vấn đề
mang tính thời sự, các vấn đề đời sống tơn giáo ngày càng thu hút được sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu xã hội học. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt
trong những năm gần đây, các tôn giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân
tộc, được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện và bảo đảm hoạt động, sinh hoạt
tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa và tác động của


cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi nhanh chóng nhiều
mặt của đời sống xã hội, nhất là về giá trị, chuẩn mực xã hội. Nhu cầu tiếp
nhận, thâu thái văn hóa, đặc biệt là những giá trị văn hóa mới phục vụ cho sự
phát triển của quốc gia trở thành nhu cầu thiết yếu tự giác của các dân tộc.
Các nước tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa, chia sẻ các giá trị văn hóa,
tiếp thu, bổ sung cho nhau, giúp các dân tộc gần gũi và hiểu nhau hơn. Đồng
thời, hội nhập quốc tế cũng tạo ra những thách thức trong việc giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, sự tác động như thế nào, ảnh hưởng
theo chiều hướng nào còn phụ thuộc rất lớn vào từng quốc gia, dân tộc, cũng
như từng nhóm chủ thể đối tượng trong xã hội. Chính vì vậy, những vấn đề về
ảnh hưởng văn hóa, tác động của “sức mạnh mềm” đang được các quốc gia
quan tâm trên cả hai phương diện: nghiên cứu khoa học và hoạch định thực
hiện chính sách.
2


Sinh viên là một lực lượng xã hội quan trọng, đại diện tiêu biểu của
thanh niên và của xã hội. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông
tin-truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của mạng xã hội đã tác động mạnh
mẽ đến sinh viên trên cả hai chiều cạnh: nắm bắt nhanh thông tin và nhưng
thiếu khả năng làm chủ thông tin. Là những người có học thức, năng động,
sáng tạo nên sinh viên dễ nắm bắt, có nhu cầu cao trong tiếp thu cái mới. Tuy
nhiên, sinh viên cũng là nhóm xã hội mà sự trải nghiệm chưa nhiều, chưa có
kinh nghiệm sống, dẫn đến khả năng phân biệt cái tích cực, cái tiêu cực, cái
tiến bộ, cái bảo thủ trong tiếp nhận văn hóa ở họ chưa cao.
Văn hóa trang phục của sinh viên hay đại bộ phận giới trẻ hiện nay khi
đi đến những nơi linh thiêng như chùa, miếu, lăng tự… là một vấn đề nhức
nhối của xã hội. Việc các bạn trẻ ăn mặc những loại trang phục không phù
hợp và nhiều khi còn bị nhạy cảm quá mức ở những nơi linh thiêng đã khiến
cho những cơng trình đó giảm đi sự trang trọng tơn nghiêm vốn có của nó.

Văn hóa trang phục của sinh viên cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn
hóa, xã hội, kinh tế… Vì vậy tơi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng văn
hóa trang phục của sinh viên khi đi chùa hiện nay”.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
* Nghiên cứu chung về tôn giáo tại Việt Nam
Hành vi tôn giáo của sinh viên nằm trong bối cảnh chung về đời sống
tôn giáo Việt Nam tạo nên bức tranh tổng quát về đời sống tôn giáo hiện nay.
Bàn về các vấn đề tơn giáo hiện nay, có thể kể đến Các xu hướng biến đổi
của tôn giáo hiện nay, Bùi Thị Thủy - Trường đại học sư phạm Hà Nội, năm
2017. Nghiên cứu đề cập đến xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay, đó là 3 xu
hướng đa dạng hóa tơn giáo, xu hướng tồn cầu hóa tơn giáo và xu hướng cá
nhân hóa tơn giáo. Việt Nam được xem là điển hình cho xu hướng đa dạng
hóa tơn giáo qua sự đa dạng tôn giáo bao gồm các tôn giáo bản địa và những
tôn giáo ngoại nhập ( trừ Do Thái giáo). Xu hướng tồn cầu hóa tơn giáo được
đề cập với vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra những ranh giới mới về
3


văn hóa, tộc người, ngơn ngữ và tơn giáo, ngồi ra còn được hiểu là sự thay
đổi về vai trò chủ thể nhà nước trong việc “kiểm sốt” tơn giáo, về việc “xuất
khẩu” các tôn giáo. Xu hướng cá nhân hóa tơn giáo đang ngày trở nên phổ
biến thơng qua sự xuất hiện của xu hướng cá thể hóa niềm tin tôn giáo và
được xem là một tất yếu của sự phát triển xã hội phản ánh sự thích ứng và nhu
cầu phát triển của chính các tơn giáo trong xã hội hiện nay.
Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo: "
Những chuyển biến trên phương diện
niềm tin của đời sống tôn giáo ở Việt Nam từ 1990 đến nay", đề cập đến sự
chuyển đổi đời sống tôn giáo trên phương diện niềm tin qua các giai đoạn,
mối liên hệ của người dân Việt Nam với các đối tượng linh thiêng ngày một
gia tăng so với giai đoạn trước 1990. Cảm thức hay tâm tình tơn giáo, tín

ngưỡng của người dân Việt Nam ngày càng biểu lộ sinh động trong xã hội
qua việc xây dựng, sửa chữa tu bổ các cơ sở thờ tự, như: nhà thờ, thánh
đường đến các lăng, đền, miếu, phủ, nghĩa trang… Các xu hướng chuyển đổi
niềm tin tôn giáo, xu hướng vẫn giữ niềm tin nhưng không đồng nhất với sinh
hoạt đạo, xu hướng đặt niềm tin tôn giáo trong những mục tiêu thế tục, xu
hướng không tuyệt đối hóa với một niềm tin cũng những thay đổi ngày càng
nhiều trong xã hội và bị tác động bởi yếu tố văn hóa. Qua bài viết cho thấy
niềm tin tôn giáo là điều căn cốt mà các tổ chức và truyền thống tơn giáo
muốn duy trì trong các cộng đồng tín đồ của mình. Tác giả nêu rõ niềm tin
tôn giáo trước kia và hiện nay cùng với xu hướng phát triển một cách rõ ràng,
mạch lạc.
Luận án tiến sĩ triết học Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn
giáo đến đời sống tôn giáo ở VN hiện nay, năm 2019, tác giả Bùi Thị Thủy,
xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay với 5 xu hướng nổi bật và tác động mạnh
mẽ đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, trong giai đoạn từ khi đổi mới đến nay,
bao gồm các xu hướng: xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa niềm tin tơn
giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tơn giáo; xu hướng tồn
cầu hóa và dân tộc hóa tơn giáo; xu hướng vừa thế tục vừa thiêng hóa của các
4


tơn giáo và xu hướng hiện đại hóa tơn giáo. Đánh giá tác động của chúng đối
với đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đối với các tôn giáo lớn như: Phật
giáo, Công giáo và Tin Lành đã cho thấy trong xu hướng biến đổi hiện nay đã
làm tăng vai trị tác động của các tơn giáo lên xã hội nữa, hướng vào các hoạt
động từ thiện, giáo dục hướng nghiệp tác động đến hành vi tôn giáo. Những
xu hướng này bị tác động bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội
và đặc biệt là chính sách cởi mở, bình đẳng giữa các tơn giáo và tơn trọng tự
do tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam
Vai trị và ảnh hưởng của tơn giáo tại Việt Nam. Tôn giáo là một

trong những thiết chế có ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội . Trong q trình
phát triển, lan truyền trên tồn thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển
tải niềm tin của con người, mà cịn có vai trị chuyển tải, hồ nhập văn hóa và
văn minh, góp phải duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người. Bàn về vấn đề này có thể kể
đến:
Suy nghĩ bước đầu về đặc trưng và vai trị của đạo đức tơn giáo - Tạp
chí Triết học, số 7 (194), tháng 7 /2007 - Nguyễn Đức Lữ. Trong bài viết này
tác giả đề cập đến vai trị của tơn giáo thơng qua đạo đức tơn giáo, với vai trị
ln gắn với đạo đức xã hội và chịu ảnh hưởng của đạo đức xã hội. Đạo đức
tơn giáo mang trong nó tính "thiêng", có phần "hư ảo" nên có những điểm
khác với đạo đức thế tục. Nhưng chính điều đó là đặc trưng của đạo đức tơn
giáo và đã làm cho khơng ít người tiếp nhận giá trị đạo đức thế tục dễ dàng
và thể hiện ở những hành vi cụ thể trong thế giới hiện tốt hơn. Tác giả đã đề
cập đến những đặc thù của đạo đức tôn giáo. Cuối bài viết tác giả cũng nhấn
mạnh đạo đức tôn giáo không chỉ có tính tích cực mà vẫn cịn có tính tiêu cực
như còn hiện tượng phi đạo đức, phản văn hóa nảy sinh từ tơn giáo.
* Nghiên cứu về hành vi đi lễ chùa
Các cơng trình nghiên cứu về tơn giáo, bên cạnh tìm hiểu vai trị của
Phật giáo trong đời sống mà cịn tiếp tục bàn đến các khía cạnh vi mơ hơn. Đó
5


là hành vi tơn giáo của các nhóm xã hội, trong đó có nghiên cứu về đời sống,
hành vi của những người đi lễ chùa từ các Phật tử cho đến những người
khơng theo đạo Phật.
Về mục đích đi lễ chùa, tạp chí Tâm lý học năm 2006 có đăng tải bài
viết “Động cơ đi lễ chùa của người dân đơ thị hiện nay” của Hồng Thu
Hương tìm hiểu động cơ của người đi lễ chùa thông qua nghiên cứu các lá Sớ
của họ. Sớ là phương tiện truyền tải những mong muốn của con người với

thần/ thánh/ phật. Theo tác giả, mục đích chung nhất của những người đi lễ
chùa là cầu sức khỏe, tài lộc và công danh. Nhiều người còn cầu những vấn
đề cụ thể trong đời sống hiện tại như thi đỗ đại học, thăng chức, tình duyên,...
Nghiên cứu cho thấy người đi lễ chùa hầu hết khơng vì tín ngưỡng của bản
thân mà vì cuộc sống hiện thực với mong muốn cải thiện đời sống hiện tại tốt
đẹp hơn. Hay luận văn “Sự tham gia hoạt động nghi lễ Phật giáo của Phật
tử tại Hà Nội” của Hoàng Thị Thanh Huyền xuất bản năm 2014 đã chỉ ra các
nghi lễ ở chùa mà Phật tử tham gia, gồm 67% thực hành lễ Phật đản, lễ Vu
lan; 55% tham gia lễ cúng sao giải hạn/cầu siêu, 48% lễ cầu an/bán khoán và
12% lễ cắt tiền duyên. Từ những số liệu này, nghiên cứu đã vẽ một bức tranh
rộng lớn về mục đích đi lễ chùa của Phật tử, tâm lý “có thờ có thiêng, có
kiêng có lành” ln thường trực trong tâm thức họ. Và có tới 75.5% phụ nữ ở
một số tỉnh phía Bắc cầu tai qua nạn khỏi, 72.4% cầu được Phật gia hộ
(Nguyễn Thị Thành, 2016). Nghiên cứu về thanh niên hiện nay cũng cho một
số kết quả tương tự, trong đó đi chùa để cầu khấn cho bản thân/gia đình đạt tỷ
lệ cao nhất, tuy nhiên điểm khác biệt ở nhóm xã hội này là lý do đi tham
quan/vãn cảnh cũng chiếm gần 53%, đi cùng bạn bè/người thân 37.71% và để
cảm thấy nhẹ nhõm trong tâm hồn chỉ chiếm khoảng 12% khi khảo sát sinh
viên Hà Nội (Trịnh Thị Tuyết, 2017)
Về hành vi đi lễ chùa, nếu như có ý kiến cho rằng do cuộc sống cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đang làm cho con người cần chỗ dựa về niềm tin,
cần một cảm giác được chở che, an lành vì vậy mà gần ½ số người tham gia
6


khảo sát tại chùa Thắng Nghiêm thường xuyên đi lễ chùa, trong số đó Phật tử
thường xuyên đi lễ là 82%, nhóm chưa quy y cũng có tới 87.2% (Hồng Thị
Thanh Huyền, 2014), tương tự khảo sát nữ Phật tử thường xuyên/ thỉnh
thoảng đi chùa chiếm tỷ lệ khá cao (lần lượt 37.4% và 48.6%), chỉ 13.5%
hiếm đi (Nguyễn Thị Thành, 2016) thì trong nghiên cứu “Nhận diện hành vi

tơn giáo của thanh niên Phật giáo và Công giáo hiện nay” thuộc Viện Xã
hội học năm 2017, số liệu thường xuyên đi lễ chùa khá thấp, tác giả Nguyễn
Thị Minh Ngọc có nêu chỉ 38.2% thanh niên Phật tử đi lễ một tháng hai lần,
32.7% đi lễ một tháng hoặc vài tháng một lần và 29.1% chỉ đi lễ một hai lần
trong một năm. Hay một nghiên cứu về sinh viên cũng đưa ra kết quả tương
đồng, 57,1% thỉnh thoảng đi lễ chùa, chỉ có 8.6% thường xuyên đến rất
thường xuyên đi lễ (Hoàng Thị Phương, 2019).
* Nghiên cứu về sinh viên và sinh viên Hà Nội
Những cơng trình nghiên cứu về sinh viên là tương đối nhiều, vấn đề
được đề cập đến chủ yếu là đời sống văn hóa, nhân cách văn hóa, hành vi văn
hóa, lối sống, nhu cầu văn hóa tinh thần của sinh viên. Cơng trình Nghiên cứu
đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo
dục lối sống cho sinh viên của tác giả Mạc Văn Trang cho rằng tiếp cận văn
hóa của sinh viên là tìm hiểu các hành vi và các khuôn mẫu hoạt động là nội
dung được luận án kế thừa. Tác giả Hồ Sĩ Lộc, trong “Xây dựng văn hóa học
đường trong một số trường đại học ở Hà Nội hiện nay” đã đưa ra vấn đề về
văn hóa của sinh viên chính là tổng hịa các mối quan hệ (mang tính văn hóa)
giữa các cá nhân (giảng viên, sinh viên, cán bộ, công nhân viên) và các tổ
chức thành viên (khoa, phòng, ban, viện, trung tâm, lớp học) trên cả hai
phương diện vật chất và tinh thần. Nghiên cứu về những cơ sở để sinh viên
tiếp nhận văn hóa chủ yếu từ những chuyên ngành khác với văn hóa học.
Luận án TS tâm lý học: Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên hiện nay
của Đỗ Ngọc Hà đã nghiên cứu các phương pháp định hướng giá trị của tâm
lý học để áp dụng cho khách thể nghiên cứu là những sinh viên của Việt Nam
7


nói chung qua đó để phát hiện những đặc trưng cơ bản và khuynh hướng biến
đổi của định hướng giá trị của sinh viên Việt Nam nói chung. Lối sống của
sinh viên cũng được bao qt trong cơng trình của Phạm Hồng Tung và các

cộng sự: Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi
mới và HNQT. Nhóm tác giả đã trình bày xu hướng biến đổi tích cực (trong
đó có lối sống thực dụng) và lối sống tiêu cực (thờ ơ vô cảm, tiếp thu khơng
chọn lọc ảnh hưởng từ văn hóa bên ngồi) của thanh niên hiện nay. Tác giả
Vũ Thị Tùng Hoa, Sinh viên với văn hóa mạng tồn cầu. Sinh viên thời đại
thế giới phẳng củanhóm Giáo Sư SEGVN , Nguyễn Quý Thanh, Internet sinh viên - lối sống: Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu
mới cho rằng internet làm cho lối sống của sinh viên năng động hơn, hướng
ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang tính tự do hơn so với thế hệ sinh
viên trước kia. Đây là kết quả có tính gợi mở cho chúng tơi tìm hiểu về tác
động của phương tiện truyền thơng trong tiếp nhận văn hóa trang phục của
sinh viên hiện nay.
Qua các tài liệu đã tổng thuật được, thực trạng lựa chọn trang phục khi
đi chùa của sinh viên hiện nay bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trên
cơ sở tài liệu này sẽ tiếp tục cung cấp, bổ sung cho nhóm đề ra giả thuyết và
xây dựng khung phân tích phù hợp nhằm tìm ra sự khác biệt trong các nhân tố
ấy.
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhận diện rõ thực trạng văn hóa trang phục của sinh viên khi đi chùa
hiện nay trên nhiều khía cạnh, từ đó làm rõ vấn đề đặt ra với sinh viên hiện
nay. Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách và định hướng
nhằm quản lý, giáo dục và đào tạo sinh viên một cách tốt hơn hiệu quả hơn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

8


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài, làm rõ các khái niệm cơ bản,
trình bày các vấn đề lý luận liên quan, các lý thuyết vận dụng, xây dựng
khung phân tích về thực trạng văn hóa trang phục của sinh viên hiện nay.

- Làm rõ được đặc trưng trang phục của sinh viên hiện nay, từ đó nêu
các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa trang phục đi chùa của sinh viên.
- Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến quyết định lựa chọn trang phục trước
khi đi chùa của sinh viên.
- Khảo sát và đưa ra thực trạng văn hóa trang phục khi đi chùa sinh
viên hiện nay.
IV. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu: “Thực trạng văn hóa trang phục của sinh
viên khi đi chùa hiện nay”.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với đối tượng là sinh viên cả 4 năm học của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
4.4 Phạm vi nghiên cứu
- Khơng gian: Trong tồn bộ khn viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ đầu tháng 12/2021 đến đầu
tháng 1/2022.
V. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về văn hóa trang phục khi đi lễ chùa của sinh viên hiện
nay như thế nào?
- Những yếu tố tác động đến văn hóa lựa chọn trang phục của sinh viên
khi đi lễ chùa.
- Đặc điểm hành vi khi đi lễ chùa hiện nay của sinh viên?

9


- Nhận thức và hiểu biết của sinh viên về các quy định trong trang phục

của Phật Giáo như thế nào?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên ngày nay thường không chú ý lắm đến việc lựa chọn trang
phục đúng mực trước khi đi chùa.
- Những văn hóa phương tây tác động nhiều đến quyết định lựa chọn
trang phục hiện nay của sinh viên: ngày càng thoải mái hơn, không quan
trọng nơi chốn…
- Sinh viên đi chùa để cầu bình an, cầu tài lộc, cầu học hành là chủ yếu.
- Sinh viên đã có những hiểu biết nhất định về các quy định trang phục
của Phật Giáo.
5.3 Khung phân tích
* Biến số độc lập
- Đặc điểm nhân khẩu học:
+ Năm học
+ Điều kiện kinh tế gia đình
+ Nơi ở trước khi lên Đại học
+ Tôn giáo
- Hành vi đi chùa của sinh viên
* Biến phụ thuộc
- Thực trạng trang phục khi đi chùa của sinh viên hiện nay.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trang phục đó của
sinh viên khi đi chùa.
- Nhận thức và hiểu biết của sinh viên về các lễ nghi trong quy định
trang phục khi đi chùa của Phật.
* Biến trung gian
- Yếu tố môi trường – kinh tế - xã hội.
- Chính sách, phương pháp giáo dục của nhà trường.

10



Yếu tố môi trường - kinh tế - xã hội

- Đặc điểm nhân
khẩu học:
+ Năm học
+ Điều kiện gia
đình
+ Nơi ở trước
ĐH
+ Tơn giáo
- Hành vi đi lễ
chùa

Thực trạng
văn hóa trang
phục khi đi
chùa của sinh
viên hiện nay

- Thực trạng trang
phục khi đi chùa của
sinh viên hiện nay
- Những yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định
lựa chọn trang phục
đi lễ chùa.
- Nhận thức và hiểu
biết của sinh viên về
các lễ nghi trong quy

định trang phục khi đi
chùa.

Chính sách, phương pháp giáo dục của nhà trường

VI. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận:
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng như Hệ thống các quan điểm của Đảng,
chính sách nhà nước.
6.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học:
Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục
nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu được thực hiện giữa phương pháp nghiên cứu
định lượng, định tính và phân tích tài liệu:
Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp Anket (điều tra bằng
bảng hỏi) nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát về thực trạng văn hóa trang
phục khi đi chùa của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với
sinh viên. Với phương pháp này kết quả nghiên cứu sẽ được minh chứng sâu
sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket.
Phương pháp phân tích tài liệu:
11


Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được đăng tải,
công bố trên các phương tiện truyền thơng đại chúng có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
Việc phân tích tài liệu giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về vấn đề
nghiên cứu, cụ thể là những đánh giá, quan điểm của các bạn sinh viên về
thực trạng văn hóa trang phục khi đi chùa của sinh viên. Ngồi ra, q trình

này cịn giúp nhóm nghiên cứu so sánh những kết quả phát hiện từ khảo sát
với các kết quả được tìm thấy trong tài liệu.
Quá trình phân tích tài liệu giúp cho nhóm nghiên cứu đưa ra được kết
luận một cách khách quan và có hệ thống những đặc trưng của tài liệu với
mục đích nghiên cứu của đề tài.
VII. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân cụm/theo chùm:
- Bước 1: Lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý
luận và lớp thuộc khối nghiệp vụ từ năm nhất đến năm tư năm học 2020 –
2021 (tương ứng K41 - K38)
- Bước 2: Từ danh sách các lớp mỗi chùm, chọn ngẫu nhiên hệ thống 3
lớp theo bước nhảy k.
Có 66 lớp khối lý luận: chọn ngẫu nhiên hệ thống 5 lớp theo bước nhảy
k=22. Cứ 22 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu. Chọn lớp đầu tiên trong khoảng
từ 1 – 66 theo danh sách quay vịng.
Có 81 lớp khối nghiệp vụ: chọn ngẫu nhiên hệ thống 5 lớp theo bước
nhảy k=27. Cứ 27 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu. Chọn lớp đầu tiên trong
khoảng từ 1- 81 theo danh sách quay vòng.
- Bước 3: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 30 sinh viên mỗi lớp. Tổng số
bảng hỏi phát ra là 300 bảng hỏi.
* Phương pháp xử lý thông tin:
Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm dữ liệu định lượng
IBM SPSS statistics 20.

12


Thơng tin định tính được mã hóa, xử lý, phân tích bằng phần mềm Nvivo
8.0.
VIII. Dự kiến kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục
của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
về sinh viên Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng văn hóa trang phục của sinh viên khi đi lễ chùa
hiện nay.
Chương 3: Yếu tố tác động đến văn hóa trạng phục khi đi lễ chùa của
sinh viên hiện nay.
Chương 4: Nhận thức và hiểu biết của sinh viên hiện nay về những lễ
nghi quy định về trang phục khi đi lễ chùa.
IX. Đóng góp mới của đề tài
9.1 Về mặt lý luận
Nghiên cứu của nhóm có đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như
phương pháp nghiên cứu xã hội học tôn giáo ở Việt Nam, trên cơ sở vận dụng
những lý thuyết xã hội học tôn giáo kinh điển kết hợp với các lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu xã hội học hiện đại. Nghiên cứu sẽ góp phần vào
việc làm sáng tỏ cách thức vận dụng lí thuyết xã hội học phương Tây trong
nghiên cứu tơn giáo Việt Nam. Đồng thời góp phần nhỏ vào sự phát triển của
môn xã hội học tôn giáo ở Việt Nam.
9.2 Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng văn hóa trang phục khi đi chùa của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền mang ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc. Đề
tài được thực hiện với mong muốn đem lại một bức tranh cụ thể hơn về hoạt
động tôn giáo của sinh viên đang diễn ra trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
chung và Học viện Báo chí và Tun Truyền nói riêng. Trên cơ sở đó nghiên
cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn trang phục khi đi

13



chùa của giới trẻ hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng là nguồn tư liệu
tham khảo cho sinh viên của ngành xã hội học.
TÀI LIỆU THAM KHÁO
1. Bùi Thị Thủy(2017), Các xu hướng biến đổi của tôn giáo hiện nay,
Trường đại học sư phạm Hà Nội.
2. Những chuyển biến trên phương diện niềm tin của đời sống tôn giáo
ở Việt Nam từ 1990 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo.
3. Bùi Thị Thủy(2019 )Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo
đến đời sống tôn giáo ở VN hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học.
4. Nguyễn Đức Lữ ( 2007),Suy nghĩ bước đầu về đặc trưng và vai trị
của đạo đức tơn giáo,Tạp chí Triết học, số 7 (194), tháng 7.
5. Bùi Thị Kim Hậu (2016) Vai trị của tơn giáo trong xây dựng xã hội
Việt Nam hiện nay.
6. Lê Thanh Nhớ (2020), Vai trò của tín ngưỡng, tơn giáo đối với đời
sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay,Luận văn
Thạc sĩ Tôn giáo học.

14



×