Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận xã hội học tôn giáo vai trò của học sinh thpt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.89 KB, 13 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT

PPNC

:

Phương pháp nghiên cứu

THPT

:

Trung học phổ thông

DTTS

:

Dân tộc thiểu số

1


BÀI LÀM
1. Tên đề tài
“Vai trò của học sinh THPT trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa dân tộc” (Nghiên cứu tại trường THPT Cẩm Giàng, Hải Dương).
2. Tính cấp thiết
Trong cuộc sống hội nhập quốc tế, q trình phát triển theo hướng cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa, ngành kinh tế thế được cho là chủ đạo. Song, các
lĩnh vực trong đời sống xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, …, cũng đóng có


một phần không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Trải
qua gần 4.000 năm lịch sử, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã vượt qua
nhiều khó khăn, gian khổ trong lao động sản xuất và chiến đấu chống giặc
ngoại xâm để xây dựng nền đất nước Việt Nam tươi đẹp và hùng mạnh.
Truyền thống văn hóa lâu đời, Việt Nam với 54 dân tộc cũng là 54 sắc màu
văn hóa khác nhau, tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Bản sắc
dân tộc hãy chính là giá trị văn hóa của dân tộc biểu hiện cho sự định hướng
và lựa chọn hành động của con người.
Theo thống kê, nước ta có trên 6.000 lễ hội dân gian, lưu giữ nhiều
tầng lớp văn hóa tín ngưỡng, ẩn chứa hệ tư tưởng đạo lý và triết học. Trong
số đó có các lễ hội tiêu biểu như: Hội Gióng, Lễ hội Đống Đa, Lễ hội Cổ
Loa, Hội Chùa Thầy, hội Thổi cơm thi làng Thi Cấm…Hay Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) cũng vừa ban hành Quyết định số
805/QĐ-BVHTTDL về việc Xây dựng bộ ảnh chuyên đề "Sắc màu các dân
tộc Việt Nam", nhằm phản ánh những nét văn hóa đặc trưng về tập quán sinh
hoạt, trang phục truyền thống, hoạt động tín ngưỡng, lễ hội v.v… của mỗi
dân tộc anh em đã làm nên bức tranh văn hóa Việt Nam đặc sắc. Những nét
đẹp độc đáo ấy là niềm tự hào của mỗi dân tộc nói riêng, của Việt Nam nói
chung, được bạn bè quốc tế trân trọng, quan tâm và yêu thích. Bộ Văn hóa,


Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) cũng vừa ban hành Quyết định số
805/QĐ- BVHTTDL về việc Xây dựng bộ ảnh chuyên đề "Sắc màu các dân
tộc Việt Nam", nhằm phản ánh những nét văn hóa đặc trưng về tập quán sinh
hoạt, trang phục truyền thống, hoạt động tín ngưỡng, lễ hội v.v… của mỗi
dân tộc anh em đã làm nên bức tranh văn hóa Việt Nam đặc sắc. Những nét
đẹp độc đáo ấy là niềm tự hào của mỗi dân tộc nói riêng, của Việt Nam
nói chung, được bạn bè quốc tế trân trọng, quan tâm và yêu thích.
Dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội nhất là trong giai đoạn
hội nhập quốc tế, bùng nổ thông tin hiện nay, sự giao thoa, du nhập văn hóa

của các vùng miền đang có xu hướng lấn át, làm mờ nhạt văn hóa bản địa.
Một số giá trị văn hóa truyền thống khơng cịn lưu giữ được, hoặc bị biến
đổi, khơng đúng ngun gốc của nó. Mặc dù trong những năm qua, từ chủ
trương, các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy
bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, các cấp chính quyền, ngành Văn hóa,
cộng đồng các DTTS cũng đã triển khai, nỗ lực bảo tồn. Từ đó nhân rộng,
phát triển để xây dựng các làng văn hóa - du lịch, điểm văn hóa du lịch, tạo
đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ xóa đói, giảm nghèo. Tuy
nhiên, việc bảo tồn bản sắc văn hóa, nhất là phục dựng lại các lễ hội truyền
thống của các DTTS vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu, đảm bảo tính hiệu
quả lâu dài.
Bản sắc văn hóa dân tộc được truyền tự từ đời cha ông, đến nay, những
con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết, hăng say, đặc biệt là học sinh sinh viên –
lớp trẻ năng động, những mầm non tương lai, có thể đã đang hoặc sẽ thực
hiện việc phát huy những gái trị tốt đẹp về văn hóa dân tộc. Khơng ít những
bạn trẻ Việt Nam quảng bá, đưa hình ảnh đất nước Việt Nam dài chữ S với
nhiều nét đẹp tự hào của dân tộc ra khắp Năm Châu, được sự đón nhận và
thán phục từ bạ bè quốc tế. Học sinh Trung học phổ thông Cẩm Giang là lớp
trẻ đã có đủ những nhận thức cơ bản về giá trị văn hóa dân tộc ngay từ khi


cịn ngồi trên ghế nhà trường. Với tiêu chí xây dựng nhà trường thành một
đơn vị giáo dục chất lượng cao phù hợp với tinh thần số 07 của Sở Giáo dục
về việc phát triển giáo dục trình độ chất lượng cao. Giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên và
khả năng thích ứng cao. Nhà trường khơng chỉ quan tâm đến những bộ mơn
khoa học mà cịn rèn luyện những phẩm chất đạo đức cho học sinh. Vậy,
tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm khảo sát học sinh THPT Cẩm Giàng
với nghiên cứu “Vai trò của học sinh THPT trong việc bảo tồn và phát huy

giá trị văn hóa dân tộc” (Nghiên cứu tại trường THPT Cẩm Giàng, Hải
Dương)”.
3. Tổng quan nghiên cứu
Xã hội ngày càng phát triển, tất cả các lĩnh vực trong đời sống đều
được nhận nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong đó
văn hóa là phần thiết yếu, khơng thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ lịch
sử ngàn đời đến nay, văn hóa ln là yếu tố cốt lõi, tượng trưng cho hình ảnh
của một quốc gia, dân tộc. Có khơng ít những nghiên cứu văn hóa của Việt
Nam về những bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều nghiên cứu đề cập đến vai
trò của những đối tượng trong xã hội trong việc bảo tồn và phát triển những
giá trị văn hóa của dân tộc.
Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng bộ các cấp huyện, xã thường được
quan tâm, xuất hiện trong luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Văn Chương với
nghiên cứu “Vai trò của Đảng bộ huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa trong
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường hiện nay”. Luận
văn không chỉ làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ bộ
huyện trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tác giả cịn
nghiên cứu, phân tích thực trạng vai trị của Đảng bộ huyện Bá Thước tỉnh
Thanh Hóa ra trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân văn hóa dân tộc


Mường, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của Đảng
bộ huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc hiện nay.
Khoảng một thập kỷ trước, vào năm 2010, nghiên cứu của Phạm Xuân
Đức chủ biên cuốn sách “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xu hướng và giải pháp” gồm 4 chương, mỗi chương trình bày những vấn đề
khác nhau: những vấn đề về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 20112020; thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong 25 năm đổi
mới; dự báo những xu hướng vận động và phát triển của văn hóa Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020; phương hướng quan điểm và giải pháp nhằm phát
triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Chăt lọc các kết quả nghiên

cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước về những vấn đề phương pháp
nghiên cứu, phương pháp đánh giá khái quát thành tựu nổi bật của văn hóa
Việt Nam trong 25 năm đổi mới, đồng thời nêu ra dự báo bằng các xu thế
phát triển của văn hóa Việt Nam. Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp góp
phần đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển và dân Việt Nam trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cuốn sách đã đề cập về
những vấn đề lý luận đã phần đang diễn ra trong quá trình phát triển của nền
văn hóa Việt Nam, song chỉ mang tính tham khảo, dựa vào tình hình thực tế
ở mỗi giai đoạn mà nền văn hóa phát triển đa chiều khác nhau.
Nói về việc thực hiện quyền tự do tôn giáo, nghiên cứu của tác giả
Phạm Văn Đông: “Vai trị của hệ thống chính trị trong cơ sở trong thực hiện
quyền tự do tôn giáo ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Tác giả đã
nêu ra hệ thống chính trị và việc thực hiện quyền tự do tơn giáo ở Việt Nam
cũng như vai trò và các yếu tố tác động đến hệ thống chính trị cơ sở đối
với việc thực hiện tự do tôn giáo. Trong nghiên cứu, tác giả đưa ra một số
nét về thành phố Thanh Hóa cũng như tình hình thành phố về tơn giáo, những
thành tựu và hạn chế về thực hiện vai trị của hệ thống chính trị trong cơ sở


quyền tự do tơn giáo của nhân dân. Qua đó, tác giả nêu ra một số vấn đề cần
thực hiện và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, cơ sở đối việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của nhân dân.
Tăng cường vai trị quản lý của chính quyền cơ sở và phát huy vai trò tuyên
truyền giám sát, phản biện của các tổ chức đồn thể chính trị xã hội ở cơ sở
đối với việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Trong nghiên
cứu này tác giả đã thành công khi chỉ ra ra những vai trị chủ đạo của hệ
thống chính trị cơ sở trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo ở thành phố
Thanh Hóa.
Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà: “Báo Đảng Tây Bắc với
vấn đề giữ gìn quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Mơng”. Nghiên cứu đã chỉ

rõ cơ sở lý luận về vấn đề bán Đảng khu vực Tây Bắc, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc Mơng, cũng như tìm hiểu thực trạng, nội dung và phương thức
giữ gìn văn hóa bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời cịn đưa ra một số hạn
chế trong việc giữ gìn và quảng bá bản sắc dân tộc Mơng. Từ những hạn chế
đó tác giả nêu lên được vấn đề đặt ra, cũng như cung cấp những giải pháp
nâng cao chất lượng báo Đảng khu vực Tây Bắc trong giữ gìn quảng bá bản
sắc văn hóa dân tộc. Điểm mới của đề tài ở đây chính là đây là cơng trình đầu
tiên về báo Đảng địa phương khu vực Tây Bắc với vấn đề giữ gìn bản sắc dân
tộc, do vậy sẽ giúp các lãnh đạo, quản lý cơ quan nắm rõ vai trị, vị trí và thực
trạng của hệ thống bảo đảm, qua đó để có những chính sách phù hợp nhằm
lãnh đạo và quản lý hiệu quả hơn.
Luận văn: “Vai trò quản lý của nhà nước đối với thực hiện quyền tự do
tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân Thành phố Thanh Hóa hiện nay”
của tác giả Nguyễn Minh Huệ đã khái quát được những quan niệm về quyền
tự do tín ngưỡng, tơn giáo và vai trò của lý của nhà nước, đồng thời, nêu
được các yếu tố phát huy vai trị đó. Nghiên cứu còn chỉ ra thực trạng vai trò
quản lý của chính quyền thành phố trong hướng dẫn việc các hoạt động tôn


giáo theo quy định của pháp luật cũng như trong công tác tuyên truyền và
phổ biến pháp luật của nhà nước về tôn giáo cho cán bộ công tác. Nghiên
cứu điều tra việc tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật, tơn trọng
quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân, thực hiện vai trị của chính
quyền thành phố trong công tác kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Từ đó thì tác
giả của nêu một số giải pháp nhằm tăng cường đổi mới tổ chức phương pháp
quản lý nhà nước cũng như đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Phát huy
vai trị của các tổ chức đồn thể nhân dân, đồng thời nâng cao chất lượng đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, đẩy mạnh cơng tác giáo
dục tun truyền về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nâng

cao hiểu biết của nhân dân về tơn giáo và quyền tự do tín ngưỡng của nhân
dân. Điểm mới của đề tài đó là nhận dạng và kiên quyết đấu tranh phê phán
những luận điệu xuyên tạc của của về vấn đề tôn giáo mà các hoạt động
làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân trên địa bàn
thành phố.
Cơng bố trên tạp chí văn hóa nghệ thuật số 346 (tháng 4/2013), ông
Đặng Văn Bài - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ văn hóa thể thao - du
lịch đã có bài viết “Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa trong chiến lược
phát triển văn hóa đến năm 2020 từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng
trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)”. Tác giả nhấn mạnh vào bảo
tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của chiến
lược phát triển văn hóa. Tập trung điều tra tồn diện, nghiên cứu, sưu tầm,
bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và văn hóa phi vật thể. Kể
cả các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hóa dân gian của từng địa
phương, từng vùng văn hóa, từng vùng dân tộc. Đồng thời kết hợp hài hòa
việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với hoạt động phát triển kinh
tế du lịch bền vững. Bảo tồn các di tích gắn với phát triển du lịch bền vững là
xu hướng hiện đại, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Bài viết của ông


mang tính thời sự và thực tiễn cao, song, nhấn mạnh vào việc bảo tồn những
di tích lịch sử kết hợp với phát triển du lịch mới là vấn đề then chốt của bài
viết trên.
Luận văn thạc sĩ của Ngô Văn Hịe, nghiên cứu “Vai trị của bảo tàng
văn hóa các dân tộc Việt Nam trong bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân
tộc” đã khái quát được thực trạng về vai trị của bảo tàng văn hóa các dân
tộc Việt Nam trong bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đồng thời, tìm
hiểu được những vấn đề và giải pháp nâng cao vai trò của các bảo tàng cũng
như những điểm hạn chế còn tồn tại. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu, phân
tích, đánh giá vai trị của bảo tàng các văn hóa trong q trình Bảo tồn phát

huy văn hóa dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Điểm
mới của nghiên cứu chính là là nhằm hướng đến đối tượng là các bảo tàng
văn hóa dân tộc - những nơi được coi là điểm lưu giữ các giá trị văn hóa
từ xưa tới nay, cũng là nơi chia sẻ, quảng bá những nét văn hóa dân tộc
Việt Nam đến khắp bạn bè quốc tế. Song, nghiên cứu vẫn còn một số hạn
chế, những giải pháp nghiên cứu đưa ra chưa thực sự có thể áp dụng với tất
cả bảo tàng Dân tộc Việt Nam, mỗi bảo tàng lại có những cách thức lưu
giữ và chính sách riêng.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến một
số vấn đề lý luận về văn hóa, các khía cạnh khác nhau của bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa dân tộc. Những nghiên cứu đó góp phần làm
phong phú, đa dạng thêm nguồn tư liệu về những văn hóa dân tộc. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vai trị
của học sinh, sinh viên Việt Nam trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc. Vì vậy để có nhứng bước phát triển mới, khơng trùng với những
nghiên cứu trước đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Vai trò của học sinh
THPT trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc”.
4. Đối tượng nghiên cứu


Vai trò của học sinh THPT trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa dân tộc.
5. Khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT Cẩm Giàng, Hải
Dương.
- Phạm vi nghiên cứu: trường THPT Cẩm Giàng, Hải Dương
6. Câu hỏi nghiên cứu
 Học sinh đang xây dựng và củng cố ý thức bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa dân tộc cho bản thân như thế nào?
 Yếu tố nào tác động đến q trình hình thành tư tưởng văn hóa, ý

thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của học sinh?
 Học sinh nhận diện vai trò của bản thân trong bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa dân tộc ra sao?
 Những yếu tố truyền thông đại chúng nào ảnh hưởng đến sinh viên
trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc?
7. Giả thuyết nghiên cứu
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
 Đa số học sinh đã nắm được những vai trị cơ bản của mình trong
việc bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc.
 Học sinh khối lớp 12 nhận diện tốt hơn về vai trị trong việc giữ gìn
và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc so với những học sinh khối 10 và
11.
 Gia đình và nhà trường là yếu tố quan trọng trong việc định hướng
giáo dục cho học sinh về trách nhiệm và nghĩa vụ bảo tồn phát huy những giá
trị văn hóa dân tộc.


 Truyền thơng đại chúng có tác động mạnh mẽ đến học sinh trong
việc nhận thức về vai trò bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy
vật lịch sử làm phương pháp luận.
8.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục
nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu được thực hiện giữa phương pháp nghiên cứu
định lượng, định tính và phân tích tài liệu:




Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp Anket (điều tra

bằng bảng hỏi) nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát nhân thức về xâm hại
tình dục trẻ em trên mạng xã hội Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.



Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối

với sinh viên. Với phương pháp này kết quả nghiên cứu sẽ được minh chứng
sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket.

 Phương pháp phân tích tài liệu:
-Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được đăng tải,
công bố trên các phương tiện truyền thơng đại chúng có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
-Việc phân tích tài liệu giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về vấn đề
nghiên cứu, cụ thể là thực trạng và giải pháp nâng cao ý thức chính trị trên
mạng xã hội Facebook của sinh viên. Ngồi ra, q trình này cịn giúp nhóm
nghiên cứu so sánh những kết quả phát hiện từ khảo sát với các kết quả được
tìm thấy trong tài liệu.


-Q trình phân tích tài liệu giúp cho nhóm nghiên cứu đưa ra được kết
luận một cách khách quan và có hệ thống những đặc trưng của tài liệu với
mục đích nghiên cứu của đề tài.
8.3 Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng
Số liệu thu thập được sau khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0

9. Ý nghĩa
9.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài đã hệ thống hóa và đi sâu phân tích về văn hóa, giá trị văn hóa
cùng với giá trị văn hóa dân tộc. Đồng thời khi nghiên cứu làm sáng tỏ vai
trò của học sinh trường Trung học phổ thông Cẩm Giàng trong việc bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
9.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào mọi hoạt động của trường
Trung học phổ thông Cẩm Giàng nói riêng và tất cả các trường trung
học phổ thơng nói chung. Nghiên cứu góp phần nâng cao vai trị của học
sinh Trung học phổ thơng trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Những mầm non tương lai của đất nước có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ,
bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc. Đề tài cũng có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho cán bộ, học sinh sinh viên quan tâm đến lĩnh vực văn hóa dân
tộc.
10. Chọn mẫu nghiên cứu
10.1 Phương pháp chọn mẫu định lượng (Bảng hỏi Anket):
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân cụm/theo chùm:
+ Bước 1: Lập danh sách các lớp chia theo 3 chùm là lớp 10, lớp 11 và
lớp 12


+ Bước 2: Từ danh sách các lớp mỗi chùm, chọn ngẫu nhiên hệ thống 3
lớp theo bước nhảy k.


Có 30 lớp: chọn ngẫu nhiên hệ thống lần lượt từng khối 5 lớp

theo bước nhảy k=2. Cứ 2 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu. Chọn lớp đầu tiên
trong khoảng từ 1 – 10 theo danh sách quay vòng.

+ Bước 3: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 15 học sinh mỗi lớp. Tổng số
bảng hỏi phát ra là 225 bảng hỏi.
Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực thế, sử dụng bảng hỏi Googel
Form để thu thâp thông tin.
10.2 Phương pháp chọn mẫu định tính (PVS)
Có 10 phỏng vấn sâu, trong đó
+ 6 học sinh: 3 nam, 3 nữ, đang học tập tại trường THPT Cẩm Giàng
+ 4 cán bộ CVVC: Độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, đang làm việc tại trường
THPT Cẩm Giàng. Có trình độ chun mơn về tư tưởng chính trị, nắm được
tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam giá trị văn hóa dân tộc.
11. Kết cấu đề tài
Nghiên cứu gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục,
ngoài ra tiến hành nghien cứu cịn có các chương khác.
Thời gian: Nghiên cứu từ 10/12/2021 đến 15/02/2022 trên nền tảng
Google Form.


Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Nghiên cứu “Vai trị của Đảng bộ huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa
trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường hiện nay”,
Bùi Văn Chương, Học viện Báo chí và tun truyền.
2. Sách “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020 - xu
hướng và giải pháp”, Phạm Xuân Đức (chủ biên).
3. Luận văn “Vai trò của hệ thống chính trị trong cơ sở trong thực
hiện quyền tự do tơn giáo ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”, Phạm
Văn Đơng, Học viện Báo chí và tun truyền.
4. Luận văn: “Báo Đảng Tây Bắc với vấn đề giữ gìn quảng bá bản sắc
văn hóa dân tộc Mơng”, Nguyễn Thị Ngọc Hà.
5. “Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa trong chiến lược phát triển văn

hóa đến năm 2020 từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII)”, Đặng Văn Bài, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 346
(tháng 4/2013).
6. Luận văn: “Vai trị của bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
trong bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc”, Ngơ Văn Hịe.
Tài liệu Internet:
1. />


×