Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tl cnxh chức năng của gia đình trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.49 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là bộ "giảm xóc" khổng lồ của mọi thời đại. Vấn đề gia đình,
do vậy, khơng chỉ dừng ở giá trị lý luận, mà cịn có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Hiểu rõ điều này, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây dựng
củng cố vị trí, vai trị của gia đình, nhất là trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Trong thời đại ngày nay, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với mọi dân tộc, trong đó có Lào. Trong
q trình này, khơng thể khơng xét đến mối quan hệ của nó đối với vấn đề gia
đình và do vậy, khơng thể khơng vận dụng lý luận về gia đình trong kho tàng
lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Chúng ta đang đứng trước cơ hội
không nhỏ trong bối cảnh tồn cầu hóa, nhưng trước mắt chúng ta cịn nhiều
thách thức to lớn cần phải vượt qua, trong đó có thách thức về xây dựng gia
đình Lào với vai trị, chức năng đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu về chức năng của
gia đình trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là yêu
cầu cần thiết, bởi vị trí của gia đình đối với xã hội là vô cùng đặc biệt quan
trọng. Đồng thời từ đó rút ra được những gợi mở trong nâng cao chức năng
của gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào hiện nay.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chức năng của gia đình
trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” làm đề tài
nghiên cứu kết thúc học phần môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1



Nghiên cứu làm rõ chức năng của gia đình trong thời kì quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, từ đó rút ra được những gợi mở
trong nâng cao chức năng của gia đình Lào trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài gồm 3 phần chính:
Thứ nhất: Phân tích những lý luận về gia đình và thời kì quá độ tử chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Thứ hai: Làm rõ chức năng của gia đình trong thời kì quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội hiện nay
Thứ ba: Đưa ra một số gợi mở nâng cao chức năng của gia đình Lào
trong giai đoạn hiện nay
4. Kết cấu
Tiểu luận này gồm 3 chương và 10 tiết

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH VÀ THỜI KÌ
QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1.

Một số lý luận cơ bản về gia đình

1.1.1. Khái niệm gia đình
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn dưới góc độ luật học thì cho
rằng: "Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết
thống và về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi các
quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và
vật chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và ni dạy con cái". Cịn

theo tác giả Lê Thi thì quan niệm: Gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã
hội hình thành trên cơ sở quan hệ hơn nhân và huyết thống, nảy sinh từ quan
hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ơng bà, họ hàng nội,
ngoại). Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình
ni dưỡng, tuy khơng có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình
gắn bó về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có
những điều ràng buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ
(được ghi rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời, trong
gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đốn
trong quan hệ tình dục giữa các thành viên.
Từ nhiều góc độ khác nhau, có thể hiểu: Gia đình là tế bào của xã hội,
một thiết chế xã hội tồn tại bền vững, gắn bó với nhau trên cơ sở kết hợp
những thành viên khác giới của bố mẹ, thông qua hôn nhân không cùng huyết
thống để tái sản xuất nịi giống; hoặc thơng qua quan hệ nuôi dưỡng (con
nuôi...) cùng làm kinh tế, nuôi dạy con cái trưởng thành, hiếu thảo, biết
thương yêu mọi người, có trách nhiệm; trở thành người cơng dân có đạo đức,

3


học vấn, nghề nghiệp, văn hóa và tạo dựng cuộc sống gia đình no ấm, hịa
thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Cũng có thể hiểu một cách ngắn gọn: Gia đình là tế bào của xã hội,
trong đó các thành viên cùng sinh sống dựa trên mối quan hệ hơn nhân và
huyết thống, cùng có chung những giá trị vật chất và tinh thần, cùng thực
hiện các chức năng khách quan phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của mỗi giai
đoạn lịch sử nhất định.
1.1.2. Vị trí của gia đình
“Gia đình là tế “tế bào của xã hội”. Điều này chỉ ra rằng gia đình và xã
hội có quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ giống như sự tương tác hữu cơ

của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống giữa tế bào và một cơ thể sinh vật.
Xã hội ;àmh mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình hạnh phúc
góp phần cho sự phát triển hài hoà của xã hội” [3, tr416].
Trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến hình thức,
tính chất, kết cấu và cả quy mơ gia đình. C.Mác nhiều lần lưu ý rằng:tơn giáo,
gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học nghệ thuật,… chỉ là những
hình thức đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất.
Gia đình là sản phẩm của lịch sử. Nhưng với tư cách là tế bào của xã
hội, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của xã hội. Ph. Ăng
ghen nhận định: “Theo quan điểm suy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử,
quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản
thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt:
thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những
thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nịi giống.
Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất
định và của một nước nhất định đang sống, là do trình độ phát triển của lao
động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [1.414].
1.1.3. Vai trị của gia đình

4


Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau; nhiều thiết
chế lớn nhỏ, với tính cách là tế bào của xã hội, gia đình là tổ chức cơ sở, là cơ
cấu và thiết chế xã hội nhỏ nhất. Cơ cấu thiết chế nhỏ nhất này lại đa dạng và
phong phú, trong quá trình vận động, vừa tuân thủ những quy luật và cơ chế
chung của xã hội, vừa theo những quy định và tổ chức riêng của mình
Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình và xã hội, nhiều
thơng tin về xã hội tác động đến con người thơng qua gia đình. Xã hội nhận
thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hồn cảnh gia đình

của người đấy. Nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động
của các thiết chế xã hội mà cịn thơng qua hoạt động của gia đình để tác động
đến con người. qua đó ý thức cơng dân của cá nhân được nâng cao và sự gắn
bó của gia đình và xã hội có nội dung xác thực
Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong gia
đình, cá nhân được đùm bọc về vật chất, giáo dục và tâm hồn; trẻ thơ có điều
kiện được an tồn và khơn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động
được phục hồi sức khoẻ và thoải mái tinh thần… Có rất nhiều vấn đề ngồi
mơi trường gia đình, khơng đâu có thể đáp ứng và giải quyết hiệu quả được.
Chỉ khi nào được yên ấm trong gia đình và hữu ái trong xã hội, cá nhân mới
thực sự yên tâm lao động và làm việc sáng tạo.
1.2. Lý luận về thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội
1.2.1. Khái niệm thời kì quá độ
Phạm trù thời kỳ quá độ được C.Mác nêu ra trong tác phẩm Phê phán
Cương lĩnh Gôtha là:"Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ
nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích
ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy
khơng thể là gì khác hơn là nền chun chính cách mạng của giai cấp vô sản"
[2, tr47]. Đây là một định nghĩa nổi tiếng về thời kỳ quá độ. Trong tác phẩm
này, C.Mác chỉ rõ thời kỳ quá độ có một số điểm đáng lưu sau: xã hội thời kỳ
5


quá độ là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó, mọi mặt của
nó đều mang dấu ấn sâu sắc của xã hội tư bản chủ nghĩa; Thời kỳ quá độ là
thời kỳ cải biến cách mạng một cách sâu sắc từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang
xã hội xã hội chủ nghĩa; Cơng cụ để thực hiện sự cải biến đó là nhà nước, đó
là nhà nước chun chính cách mạng của giai cấp vô sản; Thời kỳ quá độ là
thời kỳ sinh đẻ lâu dài và đau đớn.

Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác, V.I. Lênin đã nói một
cách cụ thể hơn về thời kỳ quá độ: "Danh từ q độ có nghĩa là gì? Vận dụng
vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành
phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã
hội khơng? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có” [4, tr 362]. Và, V.I. Lênin, nói rõ
hơn: về lý luận, khơng thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ q độ nhất định. Thời kỳ đó khơng thể
khơng bao gồm những đặc điểm hoặc những đặc trưng của cả hai kết cấu kinh
tế - xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ
đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang
phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng
chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất
non yếu” [5, tr 309 – 310].
Như vậy, theo các nhà kinh điển, thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, toàn diện từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Đó là
thời điểm mà, đồng thời cùng tồn tại những đặc điểm, đặc trưng của cả hai kết
cấu kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa và diễn ra cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và
chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng còn rất non yếu.
1.1.4. Nội dung chủ yếu
Trong di sản quý báu của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về
thời kỳ quá độ có rất nhiều nội dung phong phú và đa dạng, cũng có những
nội dung các ơng đề xuất khi đó đến nay khơng cịn phù hợp, nhưng nhìn
6


chung về cơ bản tư tưởng của các ông về thời kỳ quá độ cũng như đặc điểm,
nội dung và nhiệm vụ của nó hầu như vẫn giữ nguyên giá trị và vẫn hoàn toàn
phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Có thể nêu một số nội dung chủ
yếu sau:

Thứ nhất, về xã hội. Trong thời kỳ quá độ, tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội là sự đan xen lẫn nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội,
giữa cái mới và cái cũ, trong khi cái cũ vẫn còn rất mạnh mẽ thì cái mới cịn ở
dạng mầm mống, yếu ớt, phát triển chậm chạp.
Thứ hai, về chính trị. Thời kỳ quá độ là thời kỳ đầy khó khăn, phức tạp,
trải qua nhiều bước trung gian, nhiều cuộc thể nghiệm, và đặc biệt là luôn
luôn vấp phải sự phản kháng nhằm phá hoại, lật đổ chế độ mới, phục hồi,
giành lại chính quyền của giai cấp tư sản vì vậy, nếu không tỉnh táo, sáng suốt
và quyết liệt giai cấp cơng nhân có thể bị thất bại và mất chính quyền cơng
nơng.
Thứ ba, về tâm lý - ý thức. Đó là tâm lý phục thù, khơi phục lại chính
quyền cũ của giai cấp tư sản; tâm lý vơ chính phủ, tập quán tản mạn, tự do
buôn bán, hoang mang, dao động của tầng lớp tiểu tư sản; lối sống thiếu văn
hóa, khơng tn thủ pháp luật, tệ tham ơ, hối lộ, quan liêu; thói kiêu ngạo
cộng sản, tâm lý thỏa mãn, hưởng thụ, lười biếng của một bộ phận trong xã
hội... Với thực trạng đó nó rất dễ tạo nên một xã hội hỗn tạp và rối loạn về xã
hội và tâm lý xã hội.
Thứ tư, về kinh tế. Đó là sự cùng tồn tại đan xen, hợp tác và cạnh tranh
quyết liệt với nhau của các thành phần, yếu tố kinh tế, quan hệ kinh tế cả tư
bản, tiền tư bản và xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, việc xóa bỏ quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải trải
qua q trình lâu dài, dần dần có lộ trình với những bước đi thích hợp và
thường xun được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của từng
giai đoạn phát triển.

7


Thứ năm, về chế độ chính trị. Phải xây dựng và thực hiện chế độ tập
trung dân chủ. Đổi mới xã hội chủ nghĩa đó là sự thống nhất giữa đổi mới

kinh tế và đổi mới chính trị. Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở nhằm phù hợp và đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ cấp
thiết và quan trọng của thời kỳ quá độ. Đồng thời, quan tâm xây dựng, củng
cố và nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng nhằm đưa các tổ chức này
thiết thực góp phần xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa và bảo vệ lợi ích
chính đáng của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động.
Thứ sáu, về văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Đối với việc xây dựng nền văn
hóa và khoa học, kỹ thuật mới xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ cần phải
trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa và khoa học, kỹ thuật với
tư cách là những thành tựu mà nhân loại đã sáng tạo và tích lũy được hàng
nghìn năm qua, nhất là những thành tựu của thời kỳ phát triển tư bản chủ
nghĩa

8


CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ
ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1. Chức năng tái sản xuất ra con người
Gia đình bắt đầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hơn nhân (trong đó
có tình dục giữa cha và mẹ - hai nhân vật chính đầu tiên kiến tạo nên gia
đình), từ đó thực hiện chức năng sinh con đẻ cái, duy trì nịi giống, tái sản
xuất ra con người. Tái sản xuất ra con người theo nghĩa hẹp là sinh con đẻ cái,
theo nghĩa rộng bao hàm cả nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình.
Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng là tái sản xuất
ra của cải vật chất và tái sản xuất ra chính bản thân con người. Sự tồn tại của
lồi người phụ thuộc vào q trình tái sản xuất này của gia đình. Việc tái sản
xuất ra thế hệ tương lai, một mặt đáp ứng yêu cầu cung cấp lực lượng lao
động mới cho xã hội, mặt khác đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của chính gia
đình. Con cái trở thành chỗ dựa, nguồn tình cảm của ơng bà, cha mẹ và của cả

dịng tộc.
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống chung của xã hội lồi người
mà trong đó diễn ra q trình tái sản xuất sinh học nhằm duy trì và phát triển
nịi giống. Các quốc gia đều quan tâm đến việc điều tiết chức năng sinh đẻ
của gia đình. Việc khuyến khích hay hạn chế chức năng sinh đẻ của gia đình
phụ thuộc vào yếu tố dân số, vào nguồn nhân lực và các điều kiện kinh tế-xã
hội khác. Ở Lào , để hoạch định chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên
trong gia đình vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản để bảo vệ nòi giống
người, là cơ sở, nền tảng cho mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự
phát triển.
Chức năng này đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu tự nhiên của con
người. Nhưng khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình độ phát triển
9


kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách phát
triển nhân lực cho phù hợp. Đối nước ta hiện nay, chức năng sinh đẻ của gia
đình đang được thực hiện theo xu hướng hạn chế, vì trình độ phát triển kinh tế
nước ta còn thấp, đời sống người dân Lào cịn đang gặp nhiều khó khăn, hạn
chế
2.2. Chức năng kinh tế
Đây là chức năng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia
đình, góp phần vào sự phát triển toàn xã hội. Lao động của mỗi thành viên gia
đình hoặc hoạt động kinh tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các
nhu cầu đời sống vật chất ( ăn, ở, đi lại ) lẫn nhu cầu tinh thần ( học hành tiếp
cận thông tin, vui chơi giải trí ). Gia đình cịn là đơn vị tiêu dùng, việc tiêu
dùng sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền
tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

Cùng với quá trình phát triển lực lượng sản xuất, gia đình trở thành một
đơn vị kinh tế. Gia đình là một đơn vị có chung tài sản, trước hết về mặt vật
chất và sáng tạo ra các tài sản đó thơng qua hành vi sản xuất, làm kinh tế. Đây
là một nền tảng vật chất khơng thể thiếu của gia đình. Tất nhiên, mức độ biểu
hiện của chức năng này rất khác nhau trong tiến trình lịch sử.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh
tế nhiều thành phần, các gia đình đã trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ. Đảng
và Nhà nước Lào đã đề ra các chính sách kinh tế – xã hội tạo mọi điều kiện
cho cách gia đình làm giàu chính đáng từ lao động của mình. Ở Lào hiện nay,
kinh tế gia đình được đánh giá đúng với vai trị của nó. Đảng và Nhà nước có
những chính sách khuyến khích và bảo vệ kinh tế gia đình, vì vậy mà đời
sống của gia đình và của xã hội được cải thiện đáng kể. Thực hiện chức năng
kinh tế tốt sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất cho tổ chức đời sống gia đình
Mỗi gia đình phải tự tổ chức đời sống vật chất của các thành viên trong
gia đình, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên đó.
Việc tổ chức đời sống gia đình chình là việc sử dụng hợp lý các khoản thu
10


nhập của các thành viên và thời gian nhàn rỗi để tạo ra mơi trường văn hóa
lành mạnh trong gia đình, đời sống vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo
sẽ nâng cao sức khỏe của các thành viên đồng thời cũng duy trì sắc thái, sở
thích riêng của mỗi người.
Trong điều kiện phúc lợi xã hội của quốc gia cịn hạn chế thì việc thực
hiện chức năng kinh tế của gia đình rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.
2.3. Chức năng tiêu dùng
Trong hoạt động sống, gia đình ln thực hiện việc tiêu dùng của gia
đình để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày về ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học hành,
giải trí... của các thành viên gia đình. Gia đình khơng chỉ là một đơn vị sản

xuất, mà còn là một đơn vị tiêu dùng. Gia đình trở thành nơi nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí, tổ chức việc tiêu dùng vật chất và hưởng thụ các sản phẩm văn
hóa sau giờ lao động.
Việc tiêu dùng của gia đình hướng vào mua sắm những sản phẩm phục
vụ đời sống vật chất, cũng như đời sống tinh thần của gia đình. Chức năng
này phụ thuộc nhiều vào thu nhập và đóng góp chung từ kết quả lao động của
các thành viên trong hoạt động kinh tế gia đình hoặc xã hội
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xã hội phát triển không ngừng
càng thúc đẩy việc mua sắm các sản phẩm, thiết bị, dụng cụ phục vụ sinh hoạt
hàng ngày của gia đình ngày càng nhiều hơn và thuận tiện hơn. Tổ chức tiêu
dùng về đời sống vật chất và tinh thần của gia đình có chiều hướng ngày càng
đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu phong phú, duy trì sắc thái và sở thích sinh
hoạt của các thành viên. Cơng việc nội trợ của gia đình vẫn cần thiết và mang
tính chất của một bộ phận hoạt động kinh tế - xã hội nhằm tái tạo và phát triển
sức lao động cũng như trí lực và thể lực nói chung của mọi thành viên trong
gia đình. Quan tâm giữa các thành viên trong gia đình vừa là trách nhiệm, vừa
là đạo lý. Ở Lào, luật hơn nhân và gia đình đã ra đời để đảm bào, quy định
trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau, đảm bảo quyền và lợi
11


ích lẫn nhau của các thành viên, đảm bảo các mối quan hệ trong gia đình được
xây dựng tốt đẹp, hướng tới sự phát triển của gia đình phù hợp với yêu cầu xã
hội mới
2.4. Chức năng giáo dục
Gia đình là nơi nuôi dưỡng và trường học đầu tiên tác động đến con
người về nhiều mặt (thể chất, văn hóa, trí tuệ, xã hội, lao động…)
Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy thân
yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng,
hịa nhập vào đời sống cộng đồng. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong

gia đình ( Cha mẹ thương u chân thành tơn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ,
ông bà vừa yêu quý vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu ), giữa gia
đình với họ hàng, với láng giềng, với cộng đồng ( trọng nhân nghĩa, làm điều
thiện, sống chan hòa, ghét thói gian tham, điều giả dối ), qua đó giúp con cháu
tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài học cuộc đời nhưng lại tác
động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Gia đình thực hiện chức năng giáo dục đối với các thế hệ kế tiếp bắt
đầu từ khi mỗi thành viên được sinh ra cho đến khi trưởng thành và thậm chí
cho đến suốt đời. Giáo dục trong gia đình có vai trị quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, cần kết họp giữa giáo dục gia
đình, giáo dục nhà trường và giáo dục ngồi cộng đồng trong sự nghiệp bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ.
Giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường là những yếu tố quyết định để
định hướng sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, giáo dục gia đình lại có vai
trị quan trọng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân.
Nội dung giáo dục gia đình bao gồm các yếu tố của văn hóa gia đình, văn hóa
cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người như: đạo đức,
lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học. Giáo dục gia đình được thực
hiện trong suốt quá trình sống của con người với những hình thức và nội dung
giáo dục cụ thể, phong phú.
12


Trong chủ nghĩa xã hội ở Lào, với chức năng giáo dục, gia đình thực sự
góp phần lớn lao vào việc đào tạo thế hệ trẻ và xây dựng con người nói
chung, vào việc duy trì và phát triển đạo đức, văn hố dân tộc. giáo dục gia
đình là bộ phận của giáo dục xã hội, giáo dục trong gia đình mới địi hỏi sự cố
gắng cao và những hiểu biết khoa học, tâm lý,… của cha mẹ và các thành
viên.
2.5. Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý

Trong quá trình sống của con người, nhiều vấn đề tâm - sinh lý thuộc
giới tính, thế hệ... ln diễn ra trong phạm vi gia đình mà trước hết là trong
quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Bởi vậy, sự hiểu biết tâm sinh lý cá nhân, sở thích của nhau để ứng xử phù hợp, tế nhị, chân thành, tạo
nên khơng khí tinh thần lành mạnh, ổn định, hài hòa là vấn đề quan trọng mà
gia đình phải và có thể đảm nhận.
Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia
đình có tình u thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia
đình là nơi để mỗi được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn
nhu cầu tình cảm, cân bằng tâm lý, giải tỏa ức chế... từ các quan hệ xã hội.
Khơng phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương,
trìu mến, ấm áp. Trong gia đình người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ
lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái
biết u kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc
với nhau..
Khơng phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương,
trìu mến, ấm áp. Trong gia đình người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ
lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái
biết u kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc
với nhau...
Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương từ khoảng
sân, mái nhà, chiếc giường... đến những quan hệ họ hàng thân thiết.
13


Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dịng họ sẽ có sự quan tâm,
chia sẻ và có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một
nửa.
Điều đó sẽ tạo nên sợi dây vơ hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình
những người trong gia đình, dịng họ, thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng
bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền

tảng của tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Như vậy, gia đình là một thiết chế đa chức năng, thơng qua thực hiện
chức năng này gia đình tồn tại và phát triển, đồng thời tác động đến tiến độ
chung của xã hội.
Mỗi người đều có vai trị quan trọng trong việc xây dựng gia đình, tuy
nhiên đặc biệt phải kể đến vai trò của người phụ nữ:
Phụ nữ (người vợ, người mẹ), là trung tâm tình cảm của gia đình. Phụ
nữ góp cơng sức nhiều nhất cho cơng việc gia đình, giàu tình u và có ý thức
hơn cả vì gia đình. Với tư cách là người vợ, người mẹ và những gánh nặng
gia đình, xã hội cùng với những thiên kiến lạc hậu và đối xử khơng bình đẳng
đã làm cho người phụ nữ trở thành người vất vả nhất trong gia đình và xã hội.
Trong chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp giải phóng phụ nữ được coi như một
mặt của giải phóng người lao động và giải phóng xã hội. Sự nghiệp này lâu
dài và được thực hiện qua nhiều cuộc vận động lớn : Thực hiện nam nữ bình
đẳng, Luật hơn nhân và gia đình, nâng cao trình độ cho phụ nữ, và điều quan
trọng phải có nền kinh tế phát triển, hiện đại để kinh tế và lao động gia đình
nói chung ngày càng mang tính xã hội cao thì mới tiến tới giải phóng triệt để
phụ nữ.

14


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI MỞ TRONG NÂNG CAO CHỨC NĂNG
CỦA GIA ĐÌNH Ở LÀO HIỆN NAY
3.1. Tăng cường nâng cao cơng tác tun truyền về chức năng của
gia đình
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức đồn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai
trị và tầm quan trọng của gia đình và cơng tác xây dựng, phát triển gia đình ở
Lào hiện nay, coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định

thành công sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và
chính quyền các cấp phải đưa nội dung, mục tiêu của công tác xây dựng và
phát triển gia đình vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình
kế hoạch cơng tác hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.
Công tác tuyên truyền tới mọi người, mọi gia đình về tầm quan trọng
của gia đình cần được đẩy mạnh hơn nữa. Cơng tác này đóng vai trị quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức của tồn xã hội về chức năng của gia
đình. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiết thực, phù hợp qua nhiều
kênh thơng tin như báo chí, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt chính trị các đồn
thể nhân dân, hội nghị, hội thảo… cần được duy trì thường xuyên. Qua đó,
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp
nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng
xử tốt đẹp trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình Lào thật sự là tổ ấm
của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, đóng góp tích cực cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi cá nhân sẽ thấy được trách nhiệm
của mình, cùng cộng đồng thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật
về hơn nhân, gia đình, về bình đẳng giới, về cơng tác phịng, chống bạo lực
trong gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình.
Mỗi người sẽ thấy được quyền và trách nhiệm của mình trong gia đình.

15


3.2. Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình
Tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình theo
hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết xã hội
và vai trị của gia đình. Các chính sách về gia đình phải hướng đến mục tiêu
xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, chú trọng đến đối
tượng trẻ em và người bệnh tật, cao tuổi. Xây dựng danh mục dịch vụ công

thuộc lĩnh vực gia đình. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản
đối với gia đình, hỗ trợ gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc và thực hiện
bình đẳng giới. Huy động các cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia
cung cấp dịch vụ gia đình và chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó
khăn; bảo đảm gia đình được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cơng bằng, bình
đẳng, thuận lợi. Gắn việc thực hiện cơng tác xây dựng gia đình với Đề án tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nơng thơn mới.
3.3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia
đình
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về cơng tác xây dựng gia đình.
Xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Lào trong thời kỳ mới. Xây dựng
Chiến lược phát triển gia đình Lào giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến
năm 2045; chương trình giáo dục quốc gia về gia đình; chương trình giáo dục
đạo đức, lối sống trong gia đình và các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng
gia đình hạnh phúc. Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình làm cơ sở cho
việc hoạch định chính sách, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực xã hội.
Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình; hoạch định, tổ chức thực
hiện và đánh giá chính sách về gia đình; sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ
thuật về chủ đề gia đình.

16


Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về gia đình bảo
đảm tinh gọn, hiệu quả, thống nhất, gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình đẳng
giới và trẻ em. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm cơng tác gia đình
theo hướng tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ

quản lý cơng tác gia đình.
3.4. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của
chính quyền các cấp đối với cơng tác gia đình.
Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định cơng tác gia đình là
một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xem đây là nhiệm vụ thường
xuyên; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức
khó khăn về gia đình và cơng tác gia đình; xố bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu
trong hôn nhân và gia đình; phịng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia
đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường cơng tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển
của gia đình. Quan tâm một cách thiết thực và tồn diện hơn nữa đối với phụ
nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình
đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người
lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia đình
"No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững".
Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hồn thiện hệ
thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế
gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia
đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang
sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và
cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật,
văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội....
17


Để từng gia đình là hạt nhân tốt của xã hội, thiết nghĩ bên cạnh sự chăm
lo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội thì vai trị của từng gia đình và

các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng và có tính quyết định.
Tồn xã hội quan tâm đến công tác xây dựng gia đình, nhưng từng gia đình và
các thành viên biết quan tâm đến nhau, sống có trách nhiệm mới là xây dựng
gia đình hạnh phúc bền vững

18


KẾT LUẬN
Đánh giá cao vai trị của gia đình trong đời sống xã hội, coi gia đình là
tế bào của xã hội, là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của
xã hội Lào. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc xây
dựng gia đình Lào mới. Nhờ vậy, sau hành trình dài đổi mới, ở Cộng hồ dân
chủ nhân dân Lào chúng ta, phong trào xây dựng, củng cố vai trị của gia đình
văn hố đã có những thành cơng đáng kể. Quá trình đổi mới đã đem đến cho
gia đình Lào những cơ hội phát triển mới, mức sống của đại bộ phận các gia
đình Lào được nâng cao, các chức năng, vai trị cơ bản của gia đình có nhiều
biến đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, việc mở rộng phát triển kinh tế thị
trường, mở rộng hợp tác và giao lưu văn hố, gia đình Lào đang phải đối mặt
với nhiều thách thức to lớn. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra lối sống
thực dụng tôn thờ đồng tiền, coi thường đạo đức gia đình truyền thống. Bên
cạnh đó, các sản phẩm văn hố độc hại từ bên ngoài du nhập vào đã dẫn đến
nhiều tệ nạn xã hội, đặt lối sống gia đình Lào truyền thống trước nguy cơ bị
mai một. Trước thực trạng này, việc giữ gìn và phát huy giá trị vai trị gia
đình truyền thống càng trở nên quan trọng và cấp bách.

19



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

C.Mác và Ph.Ăngghen tập 21 (1995)

2.

C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập
19

3.

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (2010), nxb Chính trị Quốc gia

4.

V.I Lênin: Tồn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tập 36 (1977)

5.

V.I. Lênin: Sđd, t.39

6.

/>
7.

/>
8.


/>
9.

/>
20



×