UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Số: 918/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 16 tháng 6 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án: “Phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng
trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam -
Trung Quốc đến năm 2020”
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; Nghị
định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: số 01/2007/TT-BKH ngày
07/02/2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-
CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2647/QĐ-UBND ngày 07/12/2006 của Uỷ ban nhân dân
Thành phố về việc phê duyệt đề cương Đề án: “Phát triển kinh tế kinh tế - xã hội
thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh
tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 14/TTr-KHĐT ngày
19/01/2011 và Công văn số 504/KHĐT-TH ngày 27/4/2011 của Sở Kế hoạch và
Đầu tư về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung
Quốc đến năm 2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng trong
khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc
đến năm 2020”, với nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển.
1.1 Quan điểm phát triển:
- Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng trong khuôn khổ hợp tác hai
hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2020 trên cơ
sở tuân thủ quan điểm và nguyên tắc chủ đạo về hợp tác phát triển của hai nước
là: “Đảm bảo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước trên nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sự hợp
tác và quan hệ của mỗi nước với nước thứ ba. Đồng thời góp phần tích cực thúc
đẩy các quan hệ hợp tác đa phương khác của mỗi nước".
- Phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của Hải Phòng trong
mối liên hệ vùng để phát triển kinh - xã hội nhanh và bền vững.
- Tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội vùng, đồng thời thúc đẩy giao lưu
giữa các địa phương trong tuyến hai hành lang và với xung quanh trong quá
trình phát triển, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả,
chất lượng.
- Hợp tác phát triển phải coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an
ninh, quốc phòng, góp phần cải thiện mức sống, tăng thêm thu nhập, nâng cao
mức hưởng thụ của người dân.
1.2 Mục tiêu hợp tác phát triển chủ yếu:
Mục tiêu chung:
- Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng trong thế chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, trong khuôn khổ hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai
kinh tế Việt Nam -Trung Quốc đến năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu “Xây
dựng Hải Phòng là thành phố cảng cửa ngõ quan trọng của Hai hành lang kinh tế
và của cả vùng Bắc Bộ, một trung tâm công nghiệp hiện đại; một đô thị trung
tâm cấp quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng; một cực tăng trưởng quan
trọng của Hai hành lang kinh tế; một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một
trong những trung tâm thương mại lớn của Hai hành lang kinh tế và cả nước...
Hải Phòng là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và là địa bàn hợp tác phát triển
của Hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt - Trung; một Trung tâm dịch vụ
hàng hải và vận tải biển lớn của tuyến hành lang và của cả Việt Nam”.
- Xây dựng định hướng về hợp tác phát triển các ngành, lĩnh vực chủ lực cho
thời kỳ đến năm 2020, nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chương
trình hợp tác phát triển giữa Hải Phòng với các địa phương trong hai hành lang,
một vành đai kinh tế; giúp các cấp lãnh đạo và quản lý có thêm các căn cứ khoa
học để đưa ra các chủ trương, chính sách, giải pháp hữu hiệu trong chỉ đạo, điều
hành quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Mục tiêu cụ thể:
- Khai thác tiềm năng và vị thế của Hải Phòng để thúc đẩy hợp tác phát triển
kinh tế nhằm đưa tỷ trọng GDP của Hải Phòng trong GDP cả nước đạt khoảng
5,1 - 5,2% năm 2015 và 7,3% năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ
13 - 13,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 14 - 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
GDP bình quân đầu người (tính theo giá thực tế) đạt khoảng 3.000 USD vào
năm 2015 và 4.900 - 5.000 USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ
USD năm vào năm 2015 và khoảng 6 tỷ USD vào năm 2020, tăng bình quân
15,6/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 19 - 20%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
- Hợp tác với các địa phương trong Hai hành lang, một vành đai kinh tế khai
thác, sử dụng hệ thống giao thông, phát triển cảng biển; trong đó, phấn đấu khối
lượng hàng hóa thông qua các cảng khu vực Hải Phòng đạt 50 triệu tấn vào năm
2015 và 80 - 100 triệu tấn vào năm 2020.
- Hợp tác phát triển du lịch Hải Phòng với du lịch các địa phương trong nước và
nước ngoài, đặc biệt là với Vân Nam, Quảng Ninh, Hà Nội trong việc xây dựng
các tuyến, điểm du lịch. Phấn đấu Hải Phòng trở thành một trong các trung tâm
du lịch có vai trò điều phối trong vùng và cả nước, đến năm 2015 thu hút khoảng
7,4 đến 7,6 triệu lượt khách du lịch và khoảng trên 9 triệu lượt khách vào năm
2020.
- Hợp tác phát triển thuỷ sản phấn đấu để Hải Phòng thực sự trở thành trung tâm
sản xuất giống, thức ăn, khoa học công nghệ, chế biến xuất khẩu thuỷ sản và
dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng.
- Hợp tác phát triển nhanh các ngành dịch vụ đạt trình độ vượt trội so với các
tỉnh, thành phố trong vùng, đến năm 2020 đạt trình độ tương đương với các
nước trong khu vực và thế giới để Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng
hải và vận tải biển lớn của Việt Nam, trung tâm dịch vụ logistics của vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc; trung tâm dịch
vụ du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính - viễn thông của vùng
duyên hải Bắc Bộ.
- Tăng cường hợp tác với các địa phương trong hai hành lang, một vành đai tổ
chức các chương trình đào tạo về ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương, pháp lý…
nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố.
2. Định hướng hợp tác phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu:
2.1 Định hướng hợp tác phát triển cảng
- Tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước, khu vực và thế giới,
nhất là với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, các
địa phương trong hai hành lang một vành đai xây dựng hạ tầng cảng, hiện đại
hoá, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ xếp dỡ hàng hoá để đến năm 2015
đảm bảo thực hiện lượng hàng thông qua cảng trên địa bàn đạt trên 50 triệu tấn,
80 - 100 triệu tấn vào năm 2020, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá cho các tỉnh
phía Bắc Việt Nam và Vân Nam, Quảng Tây - Trung Quốc.
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương, các nhà đầu tư để
đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế
Hải Phòng tại Lạch Huyện; quy hoạch và xây dựng cảng Nam Đồ Sơn thực hiện
mục tiêu kết hợp kinh tế với quốc phòng. Hợp tác để hình thành các cảng cạn
trong nội địa để kết hợp với cảng biển tạo thành hệ thống liên hoàn. Phối hợp
cùng Lào Cai xây dựng cảng cạn (ICD) tại Lào Cai nhằm tăng cường khả năng
thông quan qua cảng Hải Phòng.
2.2 Định hướng hợp tác phát triển công nghiệp
- Hợp tác đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại cho các hạng mục, các dây chuyền,
các khâu có tính đột phá, quyết định đến việc nâng cao năng lực chế tạo của
ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu và phương tiện nổi.
- Thu hút đầu tư từ Trung Quốc và các địa phương trong hai hành lang, một
vành đai để đầu tư chiều sâu cho các viện nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mô
hình tàu đến 100.000 DWT, đào tạo công nhân, trung cấp kỹ thuật cho ngành
đóng tàu.
- Hợp tác với các doanh nghiệp của Trung Quốc và Quảng Ninh để đóng được
tàu trên 100.000 tấn vào những năm sau 2015, đóng mới tàu công nghệ cao và
các loại tàu chuyên dụng như tàu chở dầu, tàu container, tàu công trình, tàu
cuốc, tàu khai thác dầu khí, tàu hút bùn đạt tiêu chuẩn quốc tế, sửa chữa tàu
trọng tải trên 100.000 tấn vào năm 2020.
- Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phần mềm,
công nghiệp cơ khí, đặc biệt là cơ khí nặng, siêu trường, siêu trọng, sản xuất
điện, luyện kim, hóa chất cơ bản, dược phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu, đồ điện
gia dụng, thức ăn gia súc, may mặc…; thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu
công nghiệp các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử,
công nghệ thông tin, tự động hoá, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm máy
móc thiết bị phức tạp, độ chính xác cao....
- Tăng cường tiếp xúc với phía Trung Quốc để xác định những hạng mục hợp
tác và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc vào đầu tư phát
triển công nghiệp tại Hải Phòng.
2.3 Định hướng hợp tác phát triển các ngành dịch vụ
- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển và môi giới
hàng hải, lai dắt, cung ứng tàu biển, giao nhận và kiểm hoá, sửa chữa nhỏ tàu
biển tại chỗ, vệ sinh môi trường biển, xếp dỡ hàng hoá, cứu hộ trên biển, dịch vụ
cho thuê thuyền viên… Hình thành các đầu mối vận tải, các trung tâm phân phối
hàng hóa.
- Phát triển và hiện đại hoá đội tàu biển, nâng cao năng lực vận tải và sức cạnh
tranh, giữ vững vai trò là trung tâm hàng đầu của cả nước, mạnh trong khu vực.
Mở rộng thị phần vận tải biển, đảm bảo đến năm 2015 vận chuyển trên 15%
khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hải Phòng và trên 35 -
40% khối lượng hàng hoá vận chuyển xuất nhập khẩu của vùng, toàn miền Bắc,
hàng quá cảnh của vùng Tây Nam Trung Quốc trong hai hành lang một vành đai
kinh tế; đẩy mạnh vận tải ven biển Bắc - Nam và vận chuyển khách du lịch.
- Xây dựng Hải Phòng trở thành một trung tâm phát triển dịch vụ logistics của
quốc gia và khu vực. Hình thành các trung tâm phân phối nhằm phục vụ thị
trường bán lẻ, các đầu mối vận tải, xây dựng trung tâm logistics cấp quốc gia tại
Lạch Huyện và các trung tâm logistics gần các cảng, hệ thống giao thông, các
khu kinh tế, khu công nghiệp….
- Hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành tìm kiếm cứu nạn trên biển để
đến năm 2020 Hải Phòng trở thành một trung tâm tìm kiếm cứu nạn của cả nước
và khu vực. Phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp có đủ về số lượng và chất
lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Phối hợp trao đổi thông tin làm nhiệm vụ
cảnh báo, cứu nạn và phục vụ các hoạt động kinh tế trên biển. Hoàn thiện hệ
thống hậu cần dịch vụ cảng; trục vớt cứu hộ, hệ thống ra đa, đèn biển. Xây dựng
và củng cố trạm tìm kiếm cứu nạn trên đảo Bạch Long Vĩ.
- Hợp tác hình thành các tour, tuyến du lịch giữa các địa phương trong hai hành
lang, một vành đai và các tour, tuyến du lịch quốc gia và quốc tế trên cơ sở khai
thác tối đa lợi thế vị trí địa lý của vùng biển Hải Phòng với vùng Vân Nam, Lào
Cai nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu du lịch của khách. Đẩy mạnh mô hình hợp
tác du lịch mới “hai Quốc gia một điểm đến”, xây dựng Chương trình du lịch
“vàng” Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phối hợp cùng
tổ chức Năm du lịch của Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ.
Tham dự các hội chợ triển lãm du lịch, hội nghị quốc tế về du lịch, tham gia các
cuộc phát động thị trường giới thiệu về du lịch Việt Nam tại Bắc Kinh, Thượng
Hải, Quảng Châu, Côn Minh và tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch hàng
năm khác tại các tỉnh biên giới Trung Quốc giáp Việt Nam. Khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đặt văn phòng đại
điện tại Hải Phòng; trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du
lịch. Thu hút đầu tư từ các địa phương trong hai hành lang một vành đai để nâng
cấp, hiện đại hoá khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Đồ Sơn, khu du lịch
sinh thái cao cấp Cát Bà gắn với Hạ Long, Bái Tử Long trở thành những trung
tâm du lịch lớn của cả nước đạt đẳng cấp quốc tế, xây dựng thêm các khách sạn,