Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tl qtkhttcs xử lý khủng hoảng truyền thông chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid 19 trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.5 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I:.....................................................................................................4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
NGƯỜI DÂN GẶP KHĨ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA.............................................................................4
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài......................................................4
1.2. Hồ sơ chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.....................................................................5
CHƯƠNG II:...................................................................................................9
CÁC QUAN ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI
DÂN GẶP KHĨ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA.......................................................................................9
2.1. Các quan điểm phản đối trên mạng xã hội............................................9
2.2. Các quan điểm của báo chí....................................................................11
2.3. Các quan điểm của chính quyền...........................................................13
2.4. Các quan điểm của người dân...............................................................17
CHƯƠNG III:................................................................................................19
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ XỬ
LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
NGƯỜI DÂN GẶP KHĨ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA...........................................................................19
3.1. Đánh giá của cá nhân.............................................................................19
3.2. Giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thơng chính sách......................20
KẾT LUẬN....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................23


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm đảo lộn mọi mặt trong cuộc
sống của toàn nhân loại. Hiếm khi trong đời người chúng ta được chứng kiến


vấn đề sức khỏe của người dân từ mọi quốc gia trên thế giới lại được quan
tâm cùng thời điểm như vậy. Và không chỉ dừng lại ở mối quan tâm, nó cịn
là sự lo lắng thậm chí hoảng sợ đến tuyệt vọng ở nhiều nơi khi dịch bệnh đã
tấn công. Trong bối cảnh nguy hiểm như hiện nay, truyền thơng nói chung
và truyền thơng chính sách nói riêng có vai trị đặc biệt quan trọng về nhiều
phương diện, nhất là đời sống xã hội. Bởi lẽ, đây chính là cầu nối giữa chính
phủ và người dân, là một trong những phương tiện quan trọng nhất cung cấp
thông tin cho công dân về chủ trương, quy định về phòng chống dịch Covid
-19 ở mọi thời điểm và các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong
đại dịch.
Có thể nói khủng hoảng truyền thơng chính sách ngày nay đã và đang
trở thành một phần tất yếu phải đối mặt của bất cứ quốc gia nào. Khủng
hoảng truyền thơng chính sách là khơng thể tránh khỏi và nếu khơng có biện
pháp xử lý phù hợp, hậu quả của chúng gây ra không thể nào lường trước
được. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet cũng như các mạng
xã hội tồn cầu, khủng hoảng truyền thơng chính sách lại càng trở nên khó
kiểm sốt hơn bao giờ hết.
Trong thời gian dịch bệnh bùng phát đã khiến cuộc sống khơng ít
người dân gặp khó khăn, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách
hỗ trợ nhằm khôi phục đời sống kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội dành cho
người nghèo và cận nghèo. Nhận thấy được nhưng khó khăn mà người dân
đang gặp phải, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai chính sách này nhằm hỗ trợ,
giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, chính sách
này cũng đã gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều của người dân do một số cán
1


bộ lợi dụng chức quyền để xảy ra sai sót trong việc chi trả gói hỗ trợ của
Chính phủ, xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thơng. Vì vậy, cần
phải có những biện pháp, cách xử lý hiệu quả và kịp thời để ngăn chặn

những hậu quả đáng tiếc.
Xuất phát từ những thực tế đó cùng với mong muốn được nghiên cứu
về hình thức khủng hoảng truyền thơng chính sách vô cùng cấp thiết này, em
đã lựa chọn đề tài: “Xử lý khủng hoảng truyền thơng chính sách hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa” làm đề tài tiểu luận cuối kì cho mơn học. Do những hạn chế về tri thức
và thời gian nên bài tiểu luận còn một số thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
giúp đỡ và đóng góp của thầy, cơ giáo để tiểu luận của em được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về khủng hoảng truyền thơng
chính sách và ảnh hưởng của khủng hoảng đó đến người dân, doanh nghiệp
và xã hội cũng như cách thức xử lý khủng hoảng qua trường hợp của tỉnh
Thanh Hóa về việc ban hành chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại
dịch Covid-19.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích đã nêu trên, tiểu luận có đưa ra một số nhiệm vụ
như sau:
- Khái quát những vấn đề liên quan, hồ sơ sự việc về chính sách hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Tổng hợp, phân tích các quan điểm trên nhiều phương diện như:
mạng xã hội, báo chí, ý kiến của chính quyền, người dân.
- Nêu ra quan điểm, nhận định của cá nhân và các biện pháp để xứ lý

khủng hoảng truyền thông trong chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do
đại dịch Covid-19.
2


3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1.

Cơ sở lý luận:

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở của các văn bản quy định về
chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ
ban hành.
3.2.

Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu đã đề ra và làm rõ nội dung của tiểu luận, em đã
thu thập thông tin từ sách báo, các báo cáo, các trang web tin cậy. Sau đó, sử
dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích định tính, các phương pháp suy
luận logic dựa trên cơ sở thông tin thứ cấp được thu thập, tổng hợp trong quá
trình thực hiện tiểu luận. Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá và những đề
xuất cải thiện cụ thể.
4. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của tiểu luận được chia làm 3 chương và 9 tiết.

3



CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA
1.1.

Các khái niệm liên quan đến đề tài

Khủng hoảng là trạng thái mất cân bằng về hoạt động cảm xúc và lý trí
khi một người phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, thường là những
sự kiện có nguy cơ gây nguy hại; hoặc đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp
trong phát triển có độ thách thức cao.
Truyền thơng là q trình trao đổi, chia sẻ thơng điệp từ chủ thể truyền
thông tới đối tượng tiếp nhận thông qua kênh truyền thơng với mục đích tác
động, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cơng chúng, góp phần phát
triển cá nhân, xã hội.
Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết
định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý
định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách
thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức.
Truyền thơng chính sách là q trình tiến hành các hoạt động trao đổi,
chia sẻ thông tin giữa các chủ thể chính trị với người dân trong chu trình
chính sách cơng nhằm đảm bảo tính đúng đắn của chính sách và sự đồng
thuận giữa chính quyền và nhân dân, qua đó nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản
lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Khủng hoảng truyền thông đó là thơng điệp từ các sản phẩm do chủ thể
truyền thông (cá nhân, tổ chức) tạo ra gây xung đột, mâu thuẫn về lợi ích dẫn
tới phản kháng của các cá nhân, tổ chức. Có nghĩa là một sự kiện lan tràn
thông tin (đa phần theo hướng tiêu cực) đối với một chủ thể nhất định (cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc bất kỳ đối tượng nào khác) liên quan tới

vấn đề khủng hoảng. Đó là một sự kiện, sự kiện này vượt quá tầm kiểm soát
4


của chủ thể bị tác động, sự kiện này gây xơn xao dư luận và làm ảnh hưởng
đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của chủ thể đó.
Khủng hoảng truyền thơng chính sách là bất kỳ một sự kiện ngồi ý
muốn nào xuất hiện bởi hoạt động truyền thơng có thể đe dọa đến từng giai
đoạn của chu trình chính sách cơng, làm phương hại đến uy tín, lợi ích của
các cơ quan công quyền và người dân trong q trình hoạch định và thực thi
chính sách.
1.2.

Hồ sơ chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch

Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 13/5/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 14/CĐUBND về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn
do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Trong q trình cấp tiền hỗ trợ gói
an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ, tại nhiều địa phương trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp của người dân tự
nguyện không nhận tiền hỗ trợ, dành số tiền này trả lại ngân sách Nhà nước
để giúp đỡ những người khó khăn hơn.
Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện, tại một số huyện như: Thọ Xuân,
Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thiệu Hóa đã có tình trạng cán bộ xã in sẵn mẫu
đơn tự nguyện khơng nhận tiền; có nơi cán bộ thơn đến vận động người dân
không nhận hỗ trợ; nhiều hộ cận nghèo nhưng có điều kiện kinh tế khá giả,
nhà cửa khang trang vẫn nằm trong danh sách được nhận tiền của Chính
phủ… Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội tại địa phương,
tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
Tại thôn Tu Mục 1 và 2 xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã phát hiện

nhiều hộ khá giả là người thân của cán bộ xã, thôn nhưng lại có sổ hộ cận
nghèo. UBND huyện Yên Định đã mở cuộc điều tra vào ngày 23/5/2020 đã
đưa ra kết luận nội dung tố cáo đối với lãnh đạo và cán bộ xã Yên Thọ sai
phạm trong việc cấp tiền hỗ trợ do đại dịch Covid-19 cho các hộ gia đình khá
giả là anh em của cán bộ thơn xã khơng đúng quy định là có cơ sở. Về kết quả
5


kiểm tra của huyện phát hiện có 9/11 hộ được cấp phê duyệt, được cấp tiền hỗ
trợ không thuộc diện cận nghèo, 7/9 hộ có mối quan hệ họ hàng với cán bộ
xã. Cụ thể có ba hộ có quan hệ họ hàng với ơng Hồ Xn Bình, Chủ tịch
UBND xã Yên Thọ nằm trong diện hỗ trợ sai quy định, trong đó một hộ là
anh em họ hàng với Phó Chủ tịch UBND xã, một hộ là cơ ruột của Chủ tịch
Hội phụ nữ xã; một hộ là chị gái, một hộ là thơng gia với Bí thư chi bộ thơn
Tư Mục 1. Bên cạnh đó, qua kiểm tra xác minh, UBND huyện Yên Định còn
phát hiện xã Yên Thọ có bốn hộ có hồn cảnh kinh tế khó khăn nhưng chưa
được hưởng chế độ chính sách của hộ nghèo và cận nghèo vì UBND xã
khơng đưa ra. Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu UBND xã Yên Thọ hướng
dẫn các gia đình có điều kiện kinh tế, hồn cảnh khó khăn viết đơn đề nghị
xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo để thực hiện ra soát thường xuyên
theo quy định. Kết luận của UBND huyện Yên Định cũng nêu rõ: để xảy ra
các sai phạm như trên, trách nhiệm thuộc về Ban chỉ đạo giảm nghèo xã n
Thọ và cá nhân ơng Hồ Xn Bình – Chủ tịch UBND xã, ơng Lê Hồng Vân –
Phó Chủ tịch UBND xã, bà Trần Phương Nam – Chủ tịch Hội phụ nữ xã, bà
Lê Thị Chung – Bí thư chi bộ thơn, cán bộ chính sách xã và một số cán bộ
liên quan.
Để thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ về hỗ
trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, các ngành chức năng tỉnh
Thanh Hóa đã thực hiện rà sốt lại tồn bộ số hộ cận nghèo trên địa bàn, nếu
phát hiện hộ nào không đúng đối tượng sẽ đưa ra khỏi danh sách.

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh
Hóa: Thanh Hóa có khoảng 707.300 đối tượng người có cơng với cách mạng,
người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội đã được phê
duyệt hỗ trợ, tổng kinh phí thực hiện dự kiến là khoảng gần 711,3 tỷ đồng.
Đến ngày 19/5/2020, các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản hoàn thành cơng
tác chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng (người có cơng với cách mạng;
đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo). Tổng số đối
6


tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 659.000 người, tổng
kinh phí đã chi trả là khoảng 660 tỷ đồng, đạt 93,2% kế hoạch. Hiện nay, các
huyện, thị xã, thành phố đang tiếp tục rà soát để chi trả cho số đối tượng chưa
đến nhận kinh phí hỗ trợ theo thơng báo của chính quyền địa phương.
Tại thơn Hạnh Phúc, xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) có 76 hộ cận nghèo được
lập danh sách để nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ; trong đó, có nhiều gia đình
được bình xét hộ cận nghèo nhưng có điều kiện kinh tế khá giả. Theo số liệu
của Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết: xã hiện có 1.283 hộ cận nghèo.
Bình xét hộ nghèo, cận nghèo là việc của thơn. Các hộ cận nghèo thường là
gia đình có người già, hoặc có con đang ở tuổi đến trường. Khi họp thôn,
người dân tự thống nhất với nhau, nhường suất “hộ cận nghèo” cho các hộ gia
đình có con đi học để được miễn giảm học phí, vay vốn ngân hàng chính sách
- xã hội. Phần lớn số hộ nghèo của xã là đúng đối tượng. Nhưng cũng có gia
đình khá giả vẫn thuộc hộ cận nghèo là không đúng đối tượng. UBND xã
đang rà soát lại hộ cận nghèo, nếu hộ nào không đúng đối tượng, xã sẽ rút
khỏi danh sách. Cũng theo phản ánh của người dân, tại xã Thiệu Thành và
Thiệu Cơng (huyện Thiệu Hóa) nhiều hộ dân có nhà tiền tỷ, nhưng vẫn lọt
vào danh dách hộ cận nghèo để nhận tiền hỗ trợ của nhà nước. Trao đổi về
vấn đề này, Phó chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa thừa nhận, đây là việc làm
sai từ cấp thơn qua việc bình xét, rà sốt hộ cận nghèo năm 2019. UBND

huyện đã chỉ đạo hai xã này rà sốt lại các hộ cận nghèo có dấu hiệu khơng
đúng đối tượng, căn cứ trên bộ tiêu chí của Bộ Lao động,Thương binh và Xã
hội. Sau khi rà soát chặt chẽ theo đúng hướng dẫn của Bộ, nếu hộ cận nghèo
nào không đúng đối tượng UBND xã sẽ đưa ra khỏi danh sách hộ cận nghèo.
UBND xã tạm thời chưa cấp số tiền hỗ trợ của Chính phủ cho số hộ này.
Sau khi tổ chức chi trả tiền hỗ trợ gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ của
Chính phủ, tại thôn Thành Thường, xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa cịn
phát hiện 18 hộ nghèo ở xã Thiệu Thành bị sáp nhập vào các hộ nghèo khác
để đủ điều kiện công nhận “nông thôn mới”. Hiện, UBND huyện Thiệu Hóa
7


đã yêu cầu UBND xã Thiệu Thành rà soát, thực hiện bình xét, lập danh sách
và cấp sổ hộ nghèo theo đúng quy định của nhà nước. Phòng Lao động,
Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn chính quyền địa phương tách, đưa hộ
nghèo nào về hộ nghèo đó. Sau khi tách sổ hộ nghèo đúng chủ hộ xong,
phòng sẽ chi trả đầy đủ tiền hỗ trợ của Chính phủ cho người dân theo đúng
quy định….
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định việc rà sốt, bình xét,
chấm điểm theo tiêu chí, quyết định đưa vào danh hộ nghèo ở các địa phương
trong tỉnh cơ bản đã thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Còn đối với hộ
cận nghèo cũng có nơi du di, hoặc bình xét, chấm điểm, đưa vào danh sách
chưa đúng. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối
hợp với các địa phương phải tiến hành rà soát ngay danh sách hộ cận nghèo
trên địa bàn toàn tỉnh. Quan điểm của tỉnh là thực hiện việc rà soát, chấm
điểm từ thôn, đưa vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo từ xã phải căn cứ
theo đúng các tiêu chí mà Nhà nước quy định. Trong q trình rà sốt sắp tới
của ngành chức năng, nếu phát hiện hộ cận nghèo nào không đúng đối tượng
sẽ đưa ra khỏi danh sách.


8


CHƯƠNG II:
CÁC QUAN ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI
DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA
Liên quan đến vụ việc chi trả gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ cho người dân gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, có rất nhiều ý kiến, quan
điểm khác nhau xoay quanh chủ đề này.
2.1. Các quan điểm phản đối trên mạng xã hội
Ngay khi vụ việc được đề cập trong Tiêu điểm “ Hộ cận nghèo là hộ
cận… nhà nghèo “ lên sóng do chương trình Chuyển động 24h sản xuất, rất
nhiều người đã thể hiện quan điểm phản đối bằng việc để lại bình luận trên
bài viết của Fanpage. Cụ thể như sau:
Tài khoản Facebook Nguyễn Tanh cho biết: “Điều tra ở Thanh Hố ra
thì nhiều khơng kể hết! Vì nhà cao cửa rộng hai ba tầng chỉ cần có quan hệ
với lãnh đạo ở thôn hay xã là họ chạy được hộ nghèo! Nhưng mình nghĩ họ
ăn ngon mặc đẹp mà lấy tiền trợ cấp của xã hội và nhà nước như vậy khơng
cơng bằng cho những gia đình và những mảnh đời éo le đến cơm ăn không no
nhà cửa khơng có, quần áo thì tả tơi, vậy mà những người đó khơng một chút
động lịng sao?”. Định Há Võ: “Vâng em nói thật là Thanh Hố chỗ nào cũng
vậy sao ý. Ở quê em nhà vợ chồng khoẻ mạnh nhà rõ là giàu mà cũng hộ cận
nghèo. Cứ quen biết với cán bộ xóm là auto vào nghèo vs cận nghèo hết. Kể
cả nhà tầng cũng có. Dân thì đâu được bầu đâu mà biết cứ nghe họ thông
báo là biết vậy thôi”. Nguyễn Toản: “Một người làm quan cả họ được nhờ
mà, cũng như hàng xóm nhà mình thơi... Nhà đất đai khắp nơi nhà to nhưng
có quan hệ với bên xã nên lại hộ nghèo....nói ra chắc chả ai tin.. Hộ giàu thì
cịn nghe được...”
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều ý kiến, quan điểm thể hiện sự bức xúc

về trách nhiệm, đạo đức của một bộ phận cán bộ hiện nay, cụ thể như sau:
9


“Đời cha ăn mặn đời con khát nước, sao làm chức vụ mà xử sự thế không
thấy ngượng nhỉ?; Cách chức mấy ông chủ tịch xã này ngay và luôn đi;
những thằng cán bộ xã thôn cho về làm con chó giữ nhà hết; Có mấy đồng
bạc hỗ trợ mà cũng để mất liêm sỉ; Bọn nó là nghèo nhận thức, nghèo ý chí,
nghèo cái đức…; Tiêu chí đánh giá hộ nghèo là khơng đúng vì cán bộ trục lợi
anh em thân thiết dẫn đến khơng cơng bằng; Chỉ có người nghèo khó thật sự
là thua thiệt nhất; Ngay từ thông tin ban đầu khoảng 2.400 hộ làm đơn xin
không nhận tiền hỗ trợ thì cũng khá băn khoăn. Nay vai có vài chi tiết đã lộ
rõ cách v"ận động"của địa phương để lấy thành tích. “Quan điểm của tỉnh là sẽ
xử lý nghiêm nếu có cán bộ vi phạm và không thể để quyền lợi của người dân
bị ảnh hưởng được”. Lại bài ca xử lý nghiêm!!! Đây có phải là hình thức
chống lại chính sách nhân đạo của Nhà nước trong lúc nhân dân gặp khó khăn
trong mùa dịch; Dân Thanh Hóa đơng nhưng vẫn cịn nghèo so với mặt bằng
chung của cả nước cịn cán bộ thì rất nhiều tai tiếng! Cũng có lẽ vì thế khó
vươn lên được chăng? Toàn chuyện tiêu cực chẳng thấy chuyện gì hay ở TH! ”
Cũng theo VTC Now đưa tin trên ứng dụng Youtube, có rất nhiều ý
kiến của cư dân mạng đã bàn luận về sự việc này, cụ thể như sau: “Luật thì
có hết. Nhưng làm hay khơng? Và làm sai có ai bị xử hay khơng? Nếu khơng
có thì cứ làm như khơng luật. Chỉ khi nào đến tai Thủ tướng thì mới ra ngơ ra
khoai”; Luật viện trợ của Việt Nam thật khó nói. Cũng do cán bộ thương dân
quá nên không phân biệt được nhà lầu, xe sang với nhà tranh dột nát! Cứ mỗi
khi chính phủ ra chính sách có lợi cho người dân thì lại bị các quan tìm cách
làm cho méo mó ! Không hiểu nỗi các ông cán bộ nông thôn làm những điều
mà khơng ai chấp nhận ,hộ nghèo thì vận động khơng nhận từ tiền Chính
Phủ,cịn gia đình cán bộ không nghèo ,lại làm nghèo để nhận tiền trợ cấp ?
Rồi lại khiển trách và cảnh cáo... và rút kinh nghiệm sâu sắc... đem một vài

anh thấp cổ bé họng ra xử lý thế là xong mọi chuyện thôi.. tốt nhất là mấy
bạn phóng viên.. cố gắng tìm ra sự thật rồi dân mình mới biết được phần
nào.. buồn cho cán bộ hết lịng vì dân phục vụ!?? ”
10


Những quan điểm trên cho thấy, mức độ của sự việc là vô cùng nghiêm
trọng, bởi lẽ khi Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ người dân gặp khó
khăn, đáng lẽ những gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo phải được
nhận trợ cấp để họ ổn định được cuộc sống, bớt đi nỗi lo kinh tế. Tuy nhiên,
cán bộ ở nhiều thôn, xã trên địa bàn tỉnh đã làm trái quy định, lợi dụng quyền
hạn và mối quan hệ cá nhân để làm ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ của Nhà
nước. Hầu hết các quan điểm của cư dân mạng đều phản đối, lên án hành vi
xem thường pháp luật, chủ trương quan điểm của Đảng, khơng nghĩ đến
những khó khăn mà người dan đang gặp phải, lợi dụng để chia chác thu lợi về
bản thân mình.
2.2. Các quan điểm của báo chí
Theo Báo Nhân dân đưa tin trong chuyên mục “ Quyết định kịp thời”
cho biết “ tình trạng trục lợi chính sách dù đã được cảnh báo nhiều lần, khơng
ít cán bộ vi phạm đã bị kỷ luật, nhưng điều đó vẫn xảy ra. Có ý kiến cho rằng,
họ đã quen với những cái “bắt tay ngầm” để chia chác, hưởng lợi bất chính từ
công quỹ mà chưa bị phát hiện. Và lần này cũng không ngoại lệ… Đáng tiếc,
không chỉ riêng xã Thiệu Thành mà một số địa phương khác trong tỉnh cũng
xảy ra những lùm xùm xung quanh việc chi trả tiền hỗ trợ. Có địa phương đã
dùng “chiêu” giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp và nâng tỷ lệ hộ cận nghèo lên,
nhằm thụ hưởng chính sách, nhất là địa bàn xã 135 hoặc bãi ngang. Hay việc
“sáp nhập” các hộ nghèo với nhau, để tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 2,5%,
nhằm đủ điều kiện công nhận “nông thôn mới”, để ưu đãi vẫn hưởng mà
thành tích cũng khơng mất đi”
Báo Công an nhân dân cho biết: “Qua kết quả cơng tác theo dõi, kiểm

tra, giám sát tình hình thực hiện tại các địa phương, Bộ LĐ-TB&XH đã phát
hiện và xử lý một số vụ việc sai phạm trong việc thực hiện chi trả chính sách
từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID19.Theo Bộ LĐ-TB&XH, tại Thanh Hóa, một số thơn của các huyện Thọ
Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương có hiện tượng vận động người dân không
11


nhận tiền hỗ trợ, điền thông tin vào mẫu đơn in sẵn tự nguyện khơng nhận.
Bên cạnh đó, xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa đưa tên người nhà của lãnh
đạo xã vào danh sách hộ cận nghèo.Bộ LĐ-TB&XH đã yêu cầu địa phương
kịp thời chấn chỉnh sai sót trong tổ chức thực hiện, thu hồi văn bản không phù
hợp, xử lý kỷ luật cán bộ có liên quan. Trong đó, Ban Thường vụ Huyện ủy
Thiệu Hóa đã quyết định dừng tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Thiệu
Thành để chuẩn bị lại phương án nhân sự đại hội, u cầu khơng tái cử cấp ủy
đối với Bí thư Đảng ủy xã; đưa ra khỏi nhân sự đối với Chủ tịch Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc xã và Bí thư Đoàn xã.”
Theo báo Tuổi trẻ Online đề cập trong bài viết với tiêu đề “Phát hiện
nhiều hộ khá giả có sổ hộ cận nghèo là người thân cán bộ xã, thơn”: Chúng
tơi bất ngờ khi nhìn thấy ngơi nhà khá to, đẹp của một gia đình có số hộ cận
nghèo. Chủ hộ là chị gái Bí thư chi bộ thôn Tu Mục 1, xã Yên Thọ, huyện
Yên Định, Thanh Hóa.
Báo Người Lao Động đã thơng tin, trong q trình chi trả tiền cho
người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại tỉnh Thanh Hóa đã làm lộ
ra nhiều lãnh đạo xã có người thân nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo,
nhiều gia đình có điều kiện đi ôtô, ở nhà lầu nhưng vẫn "lọt" vào danh sách
hộ cận nghèo.
Báo Pháp Luật TP. HCM cũng phản ánh liên quan đến nhiều hộ giàu
có, ở biệt thự, khá giả nhưng là hộ cận nghèo xảy ra ở xã Yên Thọ (Yên
Định). Ngay sau đó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có văn bản yêu cầu xử lý
các trường hợp sai phạm mà báo chí đã phản ánh. Báo Vietnam.net cũng đã

vào cuộc diều tra, họ cho thấy rõ sự bất bình, bức xúc khi tiền hỗ trợ của
người nghèo lại rơi vào tay quan chức và cả việc vận động người dân khơng
nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ.
Báo Thanh Hóa đề cập và điều tra là rõ sự việc này trong chuyên mục
“Đời sống- xã hội” với hai bài viết có tiêu đề Rà sốt hộ nghèo, những
chuyện chưa kể, thể hiện quan điểm, cái nhìn tổng quát về vụ việc. Để có
12


được những con số phản ánh trung thực, khách quan, chính xác kết quả rà
sốt và hiệu quả giảm nghèo, trước hết phải “nắn” lại những lệch chuẩn trong
công tác rà sốt nói chung và bộ cơng cụ rà sốt nói riêng. Từ đó, phát huy tốt
nhất những ưu điểm, cùng sự ưu việt của chính sách giảm nghèo - một trong
những chính sách an sinh xã hội nhân văn nhất hiện nay.
Có thể thấy, gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng là quyết tâm lớn của Đảng,
Nhà nước, thể hiện tính nhân văn sâu sắc nhằm chia sẻ khó khăn với người
dân trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong khi Trung ương quyết liệt,
người dân mong chờ thì ở cấp cơ sở, một số cán bộ đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, tranh thủ vun vén lợi ích cho bản thân, gia đình, người thân. Đáng
lên án hơn, hành vi đó đã lấy đi cơ hội, phúc lợi của một bộ phận người
nghèo, người yếu thế cần trợ giúp trong xã hội. Do đó, để bảo đảm chính sách
hỗ trợ của Nhà nước đến đúng địa chỉ, các địa phương cần xác định rõ đối
tượng thuộc diện được thụ hưởng chính sách. Danh sách cần rõ ràng từ tên
tuổi, địa chỉ đến mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ và cần được công khai để nhân
dân được biết và giám sát; ngăn ngừa và xử lý nghiêm hành vi trục lợi chính
sách, làm méo mó ý nghĩa các chương trình an sinh xã hội của Nhà nước
hướng về nhân dân.
2.3. Các quan điểm của chính quyền
Tại xã Yên Thọ, huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa, q trình chi trả
gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ đã khơng nhận được sự

đồng thuận của nhân dân. Trao đổi về vấn đề này, ông Hồ Xuân Bình, Chủ
tịch UBND xã Yên Thọ cho biết: tháng 8/2019, xét thấy gia đình bà Thọ có
con cịn đi học, bà Thọ hay ốm đau, nên người dân trong thôn khi họp rà soát
hộ cận nghèo cùng chấm điểm, đề nghị đưa gia đình bà Thọ vào diện hộ cận
nghèo. Cịn gia đình ơng Lâm cũng có người bị tai nạn, nên thôn đề xuất đưa
vào hộ cận nghèo. Sau khi có phản ánh của người dân, ngày 16/5, hai hộ bà
Thọ và ơng Lâm đã có đơn gửi UBND xã xin rút khỏi danh sách hộ cận
nghèo.
13


Ông Trịnh Ngọc Dũng, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội tỉnh Thanh Hóa cho biết: Theo số liệu thống kê, tổng hợp nhanh của các
huyện, thị xã, thành phố trong đợt chi trả hỗ trợ này, toàn tỉnh Thanh Hóa có
khoảng 4.000 đối tượng khơng nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Đây là
một hành động đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần đoàn kết,
“tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam. Số tiền người dân tự nguyện
không nhận, sau khi kết thúc đợt chi trả này, các địa phương sẽ tổng hợp, báo
cáo chủ tịch UBND tỉnh để hoàn trả lại ngân sách nhà nước. Sở đã tham mưu
cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành công điện, chỉ đạo cán bộ cơ sở tuyệt đối
không được vận động người dân từ chối nhận kinh phí hỗ trợ, nhưng đồng
thời cũng phải hướng dẫn cụ thể và giúp đỡ người dân trong trường hợp họ tự
nguyện không nhận khoản hỗ trợ này, khi mong muốn được đóng góp cơng
sức vào công cuộc khắc phục hậu quả của dịch COVD-19. Sở cũng đã cử ba
đồn cơng tác phối hợp với Ủy ban MTTQVN tỉnh xuống 3 huyện: Thọ
Xuân, Triệu Sơn và Quảng Xương để kiểm tra, giám sát trực tiếp tại một số
xã và đối thoại trực tiếp với một số người dân thuộc đối tượng thụ hưởng
chính sách nhưng đã tự nguyện khơng nhận kinh phí hỗ trợ. Theo báo cáo của
các đồn cơng tác và thơng tin xác minh tại các xã và người dân (viết đơn tự
nguyện không nhận kinh phí hỗ trợ), cho thấy, người dân hồn tồn tự nguyện

khơng nhận khoản kinh phí hỗ trợ này với mong muốn được nhường lại cho
những người có hồn cảnh cịn khó khăn hơn, chung tay cùng nhà nước đẩy
lùi dịch COVID-19.
Sau khi có phản ánh về việc có nhiều hộ có điều kiện kinh tế khá giả
nhưng vẫn lọt vào danh sách hộ cận nghèo để hưởng chính sách của Nhà
nước, Sở trực tiếp xuống cơ sở và có văn bản yêu cầu các huyện kiểm tra lại
việc rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo của xã, thơn để làm rõ. Qua đó, kiên
quyết đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo những trường hợp không
đúng quy định; kiểm tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân để xảy ra sai
phạm…''Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa vừa chỉ đạo,
14


yêu cầu các địa phương phải bỏ, không dùng mẫu đơn in sẵn “tự nguyện
không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19”. Dù mẫu đơn
này có tiện lợi nhưng cách thức chưa phù hợp với tinh thần tự nguyện của
người dân. Nếu ai có ý định tự nguyện khơng nhận tiền hỗ trợ, thì người dân
phải tự tay viết đơn mang đến UBND xã nộp. Còn nếu ai khơng biết chữ thì
có thể nhờ cán bộ xã viết thay, sau đó điểm chỉ vào tờ đơn tự nguyện’’, ơng
Dũng cho biết thêm.
Ơng Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết:
Sau khi nhận được phản ánh của người dân về các vấn đề liên quan đến việc
chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ của Chính Phủ, Tỉnh ủy, UBND
tỉnh Thanh Hóa đã có cơng văn hỏa tốc gửi đến các địa phương để chỉ đạo,
chấn chỉnh việc cấp tiền hỗ trợ. Theo đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa
yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các ban, sở, ngành, MTTQ và các
đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tăng cường
kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân bảo đảm chính
xác, cơng khai, minh bạch, khơng để xảy ra tình trạng bỏ sót, khơng để xảy ra
việc chi sai đối tượng và sử dụng ngân sách trái quy định của pháp luật hiện

hành. Tỉnh chỉ đạo cán bộ cơ sở tuyệt đối không được vận động người dân từ
chối nhận hỗ trợ và có hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp người dân
tự nguyện không nhận hỗ trợ. Kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm
trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại
dịch COVID-19”.
Dư luận trong và ngồi huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa bất bình
chung quanh sự việc một số cán bộ xã Thiệu Thành, trong đó có cả người
đứng đầu cấp ủy xã đưa tên vợ, chồng, con cháu, họ hàng vào danh sách hộ
cận nghèo, để hưởng trợ cấp từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ,
dành cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Sau khi kiểm
tra làm rõ, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa u cầu khơng đưa vào danh
sách tái cử đối với Bí thư Đảng ủy xã này; đưa ra khỏi danh sách nhân sự cấp
15


ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với hai cán bộ khác. Đồng thời, Huyện ủy yêu
cầu dừng tổ chức Đại hội Đảng bộ xã Thiệu Thành để chuẩn bị lại phương án
nhân sự.”
Ơng Lê Xn Đào, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, thơng tin
ngun nhân số người hưởng chế độ giảm xuống là do có sự trùng lặp. Ví dụ,
cùng một người nhưng được đề xuất 2 đến 3 chế độ hỗ trợ. "Trường hợp trùng
là do đối tượng người có cơng, gia đình liệt sĩ, trùng với người cao tuổi; đối
tượng bảo trợ xã hội trùng với hộ nghèo, cận nghèo. Số trùng lặp khoảng gần
2.000 người" - ơng Đào nói.
Ơng Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh
Hóa yêu cầu Giám đốc Sở LĐTB-XH Trịnh Ngọc Dũng cần phải làm rõ
những câu hỏi liên quan. Cụ thể: “Thơng tin mà báo chí phản ánh thì đã xử lý
thế nào? Cán bộ chỉ đạo thực hiện việc chi trả từ cấp thôn, xã thì xử lý thế
nào? Yêu cầu anh Dũng (Giám đốc Sở LĐTB-XH) phải lưu ý cái đó để cử tri
và nhân dân được biết".Ông Chiến cho rằng, báo cáo của giám đốc Sở LĐTBXH chung chung như vậy là sai. Đồng thời yêu cầu ông Dũng phải nắm lại và

báo cáo trước HĐND tỉnh ngay trong hơm nay. “Đó là những cái báo chí phát
hiện, cịn bao nhiêu trường hợp khác nữa, tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm chứ
không thì xấu hổ lắm. Thanh Hóa chúng ta xuất hiện một khái niệm “hộ cận
nghèo là ở gần hộ nghèo” rất là buồn cái chuyện này”, ơng Chiến nói.
Cách xác định hộ nghèo, cận nghèo dựa trên chấm điểm cũng đang cho
thấy một hệ lụy khác, đó là việc cố tình “lách luật” của người dân. Bởi theo
chia sẻ của một số lãnh đạo địa phương và cán bộ điều tra, thì khơng thiếu
tình trạng người dân cố tình giấu tài sản, chuyển nhượng hoặc bán đi để giảm
điểm và gây khó khăn cho q trình điều tra; hoặc hộ có khả năng nhưng
khơng xây nhà, khơng mua sắm tài sản, dẫn đến số điểm chấm đạt thấp và
đương nhiên, họ thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo. Đặc biệt, hiện vẫn
thiếu các tiêu chí, cơ chế và giải pháp giúp điều tra viên nắm bắt chính xác tài
sản, nguồn gốc/giá trị tài sản và nguồn thu nhập của hộ dân. Điều đó dẫn đến
16


một thực tế là, đối với các tài sản cố định như đất đai, nhà cửa thì có thể xác
minh trực quan và chấm điểm. Cịn với tài sản khơng cố định như vật dụng
sinh hoạt, vật nuôi và nhất là các nguồn thu nhập, thì rất khó xác minh tính
chính xác và phần nào phải trơng chờ vào sự khai báo trung thực của người
dân. Tuy nhiên, một vài ý kiến khơng thể khái qt lên bức tranh tồn cảnh,
nhìn chung vẫn chỉ là những chỉ đạo chưa thực sự quyết liệt, chưa đúng thời
điểm, vẫn để lại nhiều thắc mắc cho dư luận. Sai phạm có thể sửa đổi nhưng
vấn đề đặt ra ở đây là việc tại sao tình trạng này lại xuất hiện tại nhiều địa
phương, cán bộ biết nhưng khơng kiểm tra, được hỏi thì lại trả lời hết sức sơ
sài, phải đến khi nhân dân kiến nghị thì mới cử người xuống giám sát. Đây
hồn tồn khơng phải vấn đề mới mà đã tồn tại rất nhiều năm nay, Nhà nước
cần đưa ra những biện pháp xử lý nghiêm những hành vi của cán bộ quan
chức, để không làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền.
2.4. Các quan điểm của người dân

Qua phỏng vấn các hộ dân tại địa phương nơi xảy ra sự việc, đa phần
các ý kiến đều bày tỏ quan điểm bất bình đối với việc làm của một số cán bộ
xã đã có hành vi trục lợi, lạm dụng quyền hạn để dung túng cho người thân,
họ hàng được nhận hỗ trợ nhưng không nằm trong diện thuộc chính sách. Cụ
thể như sau: “Đăng cơng khai danh sách các hộ nghèo, cận nghèo. Kiểm tra
thực tế để tránh tình trạng có tên nhưng khơng được nhận.; Tính tốn kể từ
ngày họ được cận nghèo tới giờ đã nhận bao nhiêu tiền thì thu lại cả tiền và "
danh hiệu "luôn cùng với chức vụ của mấy ông, bà cán bộ đi; Sao lại phải bắt
những hộ nghèo phải viết đơn? Làm cán bộ thấy những hộ nghèo nằm trong
điều kiện thì đưa họ vào để hỗ trợ chứ như thế mới gọi là vì dân chứ?;
Chuyện này dễ giải quyết, chủ tịch xã cắt 3 tháng lương và phó chủ tịch xã
cắt 2 tháng lương, các cán bộ có liên quan 1 tháng lương. Lấy tiền này hỗ trợ
những hộ trước giờ khơng được hưởng chính sách hộ nghèo; Người nghèo
vẫn hồn nghèo, cán bộ có sai cũng chẳng qua là do sơ xuất, chỉ có dân là
khổ thôi; Nếu đã không đủ năng lực quản lý, điều hành thì xin đừng mang
17


danh “cán bộ”, ơ nhục chính quyền ra; Nhận ra sai phạm, người dân hỏi
trưởng thơn thì ơng ấy bảo do chỉ đạo của xã, lên hỏi xã thì ơng Chủ tịch bảo
thơn báo cáo như nào thì chỉ đjao thực hiện như thế, một vòng luẩn quẩn.
Cuối cùng dân không được bàn, được làm, cán bộ quyết như nào thì theo ấy,
vậy cơng bằng ở đâu ra?”
Từ những quan điểm trên có thể thấy, người dân bức xúc với hành vi
sai phạm của các cán bộ thôn xã là hồn tồn đúng và có cơ sở. Thực tế thì
chẳng ai muốn nghèo nhưng khi mà cái nghèo khơng cịn là thước đo để đánh
giá chất lượng cuộc sống mà trở thành danh xưng mang lại cho người nhận
nhiều lợi ích thì những người có quyền hạn lại thi nhau chen chân để “được
nghèo”. Chính sách ra đời là để phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân,
đặc biệt trong tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay, những người thực

sự nghèo lại luôn là đối tượng không được nhận hỗ trợ từ Nhà nước. Quy
trình bình xét vẫn được tạo ra với một chuỗi liên kết công việc và trách nhiệm
của các cán bộ nhưng chỉ cần một trong những quy trình này vì bất cứ lý do gì
bị đứt gãy sẽ tạo ra kết quả sai lệch, và từ đây đã có rất nhiều “con voi chui
lọt qua lỗ kiến”. Sự trao quyền cho chính quyền cấp xã trong thực thi chính
sách rà sốt hộ nghèo nói riêng và các chính sách giảm nghèo nói chung, suy
cho cùng là hợp lý và cũng là phương án tối ưu. Bởi lẽ, cấp huyện không thể
làm thay việc cho cấp xã, nên việc trao tối đa quyền chủ động triển khai chính
sách cho cơ sở, chính là trao cho UBND xã “cây gậy quyền lực” để đưa chính
sách vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa ở làng, bước chân ra
ngõ là anh em, họ hàng, là thân hữu, xóm giềng. Đồng thời, với mạng lưới
“chân rết” là bí thư chi bộ, trưởng thơn, trưởng các đồn thể (phụ nữ, thanh
niên, cựu chiến binh, nơng dân) và chính người dân trên địa bàn, là những
người nắm chắc và thấu hiểu hơn ai hết hoàn cảnh, số phận của từng khẩu,
từng hộ trong thôn, trong làng. Từ đó, việc đưa ra xem xét các đối tượng sẽ
khách quan, minh bạch, cơng tâm và chính xác hơn.

18


CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ XỬ
LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THƠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA
3.1. Đánh giá của cá nhân
Qua phản ánh của báo chí và báo cáo của Sở Lao động -Thương binh
và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, tình trạng hộ cận nghèo nhưng lại có nhà tiền tỷ, ơ
tơ riêng, có điều kiện kinh tế khá giả là hồn tồn có cơ sở. Từ góc độ cá
nhân, em thấy rất bức xúc, bất bình, đây là tình trạng “con sâu làm râu nồi

canh”. Chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ, xử lý nghiêm minh những tập thể
cá nhân có liên quan đến vi phạm của vụ việc. Tình trạng trục lợi chính sách
dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo hay các đối tượng bảo trợ xã hội đã tồn tại
từ nhiều năm nay, theo quan điểm cá nhân, em cho rằng xuất phát từ nhiều
nguyên nhân. Trước hết, Nhà nước ta đã đề ra tiêu chuẩn về hộ nghèo, hộ cận
nghèo, căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Lao động
Thương Binh và Xã hội đã ban hành thông tư 17 năm 2016 và thơng tư 14
năm 2018 quy định về quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hàng năm
đều có sửa đổi bổ sung phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính
sách, nhiều tập thể cá nhân đã cố tình vi phạm pháp luật. Theo thơng tư 14 và
17 đã đề cập thì các điều tra viên phải có trách nhiệm phối hợp với cán bộ
chuyên trách giảm nghèo ở từng địa phương để rà soát, lập danh sách xác
định từng trường hợp, trên cơ sở đó trưởng thơn phải tổ chức họp thôn, lấy ý
kiến nhân dân, thống nhất kết quả và trình Chủ tịch xã để thực hiện niêm yết
cơng khai. Ngun nhân căn bản nhất đó là trình độ nhận thức yếu kém, đạo
đức nghề nghiệp hiện nay của một số cán bộ đã bị suy thối, có tư tưởng lợi
dụng quyền hạn, mối quan hệ để cố tình vi phạm, trục lợi cho bản thân và họ
hàng, thất thốt tài sản, làm méo mó chính sách nhân văn của Đảng và Nhà
19



×