Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tl xhhcvđxh kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.34 KB, 16 trang )

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Ts. Lưu Hồng
Minh đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình trong suốt thời gian học môn
xã học về các vấn đề xã hội , tạo cho chúng em những tiền đề, những kiến thức
để tiếp cận vấn đề, phân tích giải quyết vấn đề.
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, trong quá trình hồn thành bài
tiểu luận khơng tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp từ thầy/ cô trong khoa để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
NỘI DUNG...................................................................................................................1
1. Tổng quan về các vấn đề xã hội..............................................................................1
2. Bối cảnh COVID-19 ở Việt Nam hiện nay.............................................................3
2.1.

Bối cảnh đại dịch covid-19 tại Việt Nam..........................................................3

2.2.

Tác động của covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam............................................5

3. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các vấn đề xã hội..................................8
3.1.

Covid-19 ảnh hưởng đến hộ gia đình................................................................8

3.2.


Tác động của covid-19 đến doanh nghiệp.........................................................8

3.3.

Tác động của covid-19 đến lao động việc làm..................................................9

4. Những vấn đề nghiên cứu......................................................................................10
- Tác động của COVID-19 đến hoạt động logistics tại Việt Nam.........................10
- Tác động của COVID-19 đến nghành du lịch Việt Nam....................................10
- Phát triển bền vững du lịch Việt Nam thời kì COVID-19..................................11
- Ảnh hưởng của COVID-19 đến giai cấp công nhân việt nam hiện nay............12
- Tác động của đại dịch Covid-19 với sức khỏe và điều kiện kinh tế - xã hội
- việc làm của cán bộ y tế...........................................................................................12
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................13


NỘI DUNG
1. Tổng quan về các vấn đề xã hội
Trong xã hội, chúng ta luôn gặp các vấn đề gây trở ngại, khó khăn, ảnh
hưởng đến phúc lợi và hạnh phúc con người cầ được khắc phục. Khi những vấn
đề trở ngại khó khăn đối với con người nói chung xã hội học nói riêng khi xảy ra
địi hỏi con người cần tìm hiểu chúng (nó có từ bao giờ? Nảy sinh như thế
nào?...) Do đó con người cần nghiên cứu, tìm hiểu để nhận thức về nó, xem xét,
đo lường nó.
Qúa trình về vịng đời của một vấn đề xã hội được mơ tả như sau: Những
vấn đề đó nảy sinh => Nhận thức =>Thảo luận => hành động tập thể => khắc
phục vấn đề => xuất hiện vấn đề mới
Có một số điều kiện để trở thành vấn đề xã hội:
• Xã hội đạt được tới sự phát triển nhất định (nhận thức, qui mơ, tổ chức,
…)

• Xã hội biến đổi nhanh chóng gây ra những đứt gãy lớn về cấu trúc xã
hội
• Xã hội đạt được một mức độ dân chủ nhất định (giáo dục; báo chí;
mạng xã hội;…)
Nửa đầu thế kỷ 20, nhiều nhà xã hội học cho rằng: vấn đề xã hội là bệnh
lý học xã hội; do lệch chuẩn hay phi tổ chức xã hội, tuy nhiên nửa sau thế kỷ 20,
họ cho rằng các quan điểm trên chưa bao quát hết ý nghĩa của các vấn đề xã hội.
Có 2 dịng định nghĩa:
Dịng định nghĩa 1
Dòng định nghĩa này dựa trên ý kiến cơng luận, có nhiều người cho rằng
vấn đề đó khơng đáng mong muốn và cân làm gì đó để khắc phục với 4 mệnh
đề:

1


- Một vấn đề xã hội không tồn tại đối với xã hội cho đến khi nó được
thừa nhận bởi xã hội đó là có tồn tại
- Một vấn đề xã hội tồn tại khi có một sự khác biệt đáng kể giữa cái đang
là và cái mọi nghĩ cần phải là
- Một vấn đề xã hội là một hoàn cảnh xã hội mà một số lượng lớn người
trong xã hội hay một vài bộ phận có ảnh hưởng trong xã hội đó coi nó là khơng
đáng mong muốn, cần được quan tâm và sửa đổi
- Một hoàn cảnh xã hội được xem là vấn đề xã hội khi một số lượng lớn
người trong xã hội hay một vài bộ phậm có ảnh hưởng trong xã hội đó thừa nhận
rằng hoàn cảnh này vi phạm một giá trị hay tiêu chuẩn đã được thừa nhận và do
vậy, nó cần phải giảm bớt, khắc phục hoặc được điều trị thông qua hành động
tập thể.
Dòng định nghĩa 2
Dòng định nghĩa 2 lấy tri thức khoa học làm chuẩn mực để xác định vấn

đề xã hội (Manis, 1985). Quan niệm này xuất hiện trong bối cảnh sự phát triển
của khoa học đang trực tiếp dẫn đến các vấn đề xã hội:
- Một vấn đề xã hội là một tương tác giữa tri giác (nhận thức) chủ quan
của xã hội với một hoàn cảnh xã hội khách quan
- Một vấn đề xã hội nảy sinh khi có một khoảng cách hiện thực xã hội
với hệ giá trị, chuẩn mực.
- Vấn đề xã hội là một thực tế xã hội có ảnh hưởng xã hội, tức là hệ quả
của nó, khơng chỉ liên quan đến một hay một ít các cá nhân, mà đến một phạm
vi nhất định trong xã hội.
- Vấn đề xã hội cần nhận thức (giác ngộ) trong một nhóm đáng kể dân
chúng hoặc một nhóm các nhân vật có ảnh hưởng.

2


- Vấn đề xã hội phải là hiện thực xã hội nảy sinh từ bản thân các hoạt
động của con người và có khả năng giải quyết được thơng quan hành động xã
hội dưới những hình thái khác nhau
Tóm lại, vấn đề xã hội là một hoàn cảnh xã hội nhất định được nhận thức
như một “vấn nạn” của xã hội, nó là một hồn cảnh sản phẩm của con người,
ảnh hưởng đáng kể đến một nhóm người nhất định, được nhận thức bởi một lực
lượng xã hội nhất định, có thể và chỉ có thể khắc phục thơng qua hành động xã
hội. Chính vì vậy, xác nhận và giải quyết vấn đề xã hội chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố xã hội như:
1. Hệ giá trị và chuẩn mực của một xã hội cũng như các nhóm xã hội là cơ
sở xác nhận một vấn đề xã hội (với những giá trị và chuẩn mực khác nhau có thể
có hay không phải là vấn đề xã hội)
2. Các lợi ích xã hội và quyền lực xã hội ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ việc
thừa nhận, đánh giá (xác định qui mô, phạm vi, nguyên nhân) và giải quyết vấn
đề xã hội)

3. Khoa học và kỹ thuật học ngày càng có ảnh hưởng đến niềm tin, giá trị
và chuẩn mực của xã hội. Nó cũng cấp các dữ liệu khiến con người nhận thức
được dễ hơn các vấn đề xã hội. Cộng đồng người làm khoa học và ky thuật học
ngày càng trở thành một nhóm xã hội có ảnh hưởng xã hội mạnh mẽ
2. Bối cảnh COVID-19 ở Việt Nam hiện nay
2.1. Bối cảnh đại dịch covid-19 tại Việt Nam
Đại dịch COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc, là quốc gia láng giềng ở
phía Bắc Việt Nam. Do khoảng cách địa lý gần gũi và mật độ đi lại, giao thương
bình thường giữa hai quốc gia là khá lớn nên Việt Nam không tránh khỏi ảnh
hưởng từ sự lây lan của dịch bệnh. Ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam
là vào ngày 23/1/2020 (một trong những nước đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung
Quốc đại lục ghi nhận ca nhiễm COVID-19). Tuy vậy, trước phản ứng kịp thời

3


của Chính phủ Việt Nam, dịch COVID-19 đã được kiểm sốt tương đối tốt. Nhờ
đó Việt Nam đã giảm được đáng kể các thiệt hại về kinh tế cũng như về con
người, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia lân cận ở trong cùng hoàn cảnh.
Diễn biến về đại dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể chia thành 4 giai
đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Từ khi ghi nhận ca mắc đầu tiên vào ngày 23/1. Giai đoạn
này Việt Nam chỉ có 16 ca nhiễm bệnh đều có liên quan trực tiếp đến Vũ Hán,
Trung Quốc và sau đó đã được chữa khỏi hồn tồn.
- Giai đoạn 2: Từ khi ghi nhận ca mắc số 17 vào ngày 6/3. Ở giai đoạn
này, do dịch bệnh đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, nên nguồn lây nhiễm
đã bao gồm nhiều quốc gia khác đến từ Châu Âu, Mỹ. Số người nhiễm và nghi
nhiễm đã tăng lên rất nhiều đòi hỏi những biện pháp quyết liệt hơn từ phía Nhà
nước. Từ ngày 22/3, Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh đối với người nước
ngoài, đồng thời yêu cầu người Việt Nam trở về nước phải cách ly tập trung

trong 14 ngày. Từ ngày 1/4, Việt Nam cũng tiến hành cách ly xã hội trong vòng
15 ngày.
- Giai đoạn 3: Từ khi ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng của bệnh
nhân thứ 416 tại Đà Nẵng, kết thúc khoảng thời gian 100 ngày khơng có lây
nhiễm trong cộng đồng. Trong giai đoạn này Việt Nam cũng ghi nhận những ca
tử vong đầu tiên do COVID-19, chủ yếu ở những bệnh nhân với bệnh nền hiểm
nghèo tại ổ dịch bệnh viện Đà Nẵng.
Tính đến ngày 29/11/2020, theo thơng tin từ Bộ Y Tế, Việt Nam đã ghi
nhận 1341 ca nhiễm và 35 ca tử vong, trong đó có 1179 ca đã khỏi và chỉ còn
124 ca đang được điều trị. Việt Nam đã trải gần 3 tháng khơng có ca lây nhiễm
trong cộng đồng. Các đường bay thương mại đến Việt Nam từ Nhật Bản và Hàn
Quố cũng bắt đầu được mở lại sau 6 tháng tạm dừng. Ngoài ra, triển vọng về
việc có vắc-xin phịng bệnh đã trở nên khả quan hơn khi một số quốc gia đã bắt
đầu thử nghiệm trên người ở quy mô lớn. Cũng trong ngày này, Việt Nam ghi
4


nhận bệnh nhân số 1342, lây nhiễm trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên, bằng các biện pháp cách ly quyết liệt, tình hình đã đươc kiểm
sốt tốt.
2.2. Tác động của covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế
nước ta, nhưng thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu. Đối với yếu
tố cầu, dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội
cần thiết, bắt buộc theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31-3-2020, của Thủ tướng
Chính phủ, “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn
(Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch
bệnh và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế
suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập
khẩu từ Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ
năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì cịn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng
kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm
2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng thiết yếu đối với
cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình
tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm,
giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ
giảm.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống
giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới
53,2% - đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID19 và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

5


Đối với cầu đầu tư, 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội tăng
3,4% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 2020, trong đó khu vực nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 4,6%
và khu vực FDI giảm 3,8%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư toàn xã
hội tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nhà nước tăng 3%,
khu vực ngoài nhà nước tăng 16,4% và khu vực FDI tăng 9,7%. Như vậy, nhu
cầu đầu tư của 2 khu vực: khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm
trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI
giảm mạnh nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng
âm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà
nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với cùng
kỳ năm 2020. Tuy nhiên, điểm sáng duy nhất là vốn đầu tư của khu vực nhà
nước tăng từ 3% 6 tháng đầu năm 2019 lên 7,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn và tổng cầu suy giảm, Nhà nước đã
đóng vai trị quan trọng nhằm hạn chế sự suy giảm của tổng cầu.

Đối với nhu cầu bên ngồi cũng có sự suy giảm, trong 6 tháng đầu năm
2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong
đó khu vực kinh tế trong nước có kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 11,7%;
khu vực FDI (kể cả dầu thô) giảm 6,7%. Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu
năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước;
khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng
5,9%. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì được kim ngạch xuất
khẩu tăng trên 10%; khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020
giảm và năm 2019 tăng, do đó làm cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế
tăng vào năm 2019 và giảm vào năm 2020. Thực trạng này cho thấy kim ngạch
xuất khẩu của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI và đại dịch
COVID-19 tác động tiêu cực đến đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang tác
động đến xuất khẩu của nền kinh tế nước ta.

6


Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu
dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và
tăng trưởng của nền kinh tế. Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện
nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.
Đối với yếu tố cung, đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu
vào và lao động. Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp ô-tô, do linh kiện đầu vào
khan hiếm cùng với thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước như Honda, Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm
dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng
được kết nối trở lại, các doanh nghiệp sản xuất ô-tô mới quay trở lại hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước
ngoài và người lao động nước ngoài chịu tác động nặng nề từ COVID-19 khi
nguồn cung lao động bị thiếu. Chi phí sử dụng lao động trong thời kỳ này cũng
cao hơn khi các doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực

hiện các biện pháp an tồn trong lao động để tránh lây nhiễm vi-rút.
Ở góc độ xã hội, COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo
về thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao
động. Theo kết quả khảo sát của UNDP và UN WOMEN (2020), “trong tháng
12-2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong
tháng 4-2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12-2019 lên 6,5% vào
tháng 4-2020”. Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số
và hộ gia đình có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu
tác động từ dịch bệnh lớn hơn. Cũng theo kết quả điều tra của UNDP và UN
WOMEN (2020), “thu nhập trung bình của các hộ gia đình dân tộc thiểu số
trong tháng 4 và tháng 5-2020 lần lượt chỉ tương ứng 25,0% và 35,7% so với
mức tháng 12-2019. Trong khi đó, những con số này cao hơn, lần lượt ước tính
khoảng 30,3% và 52% đối với nhóm hộ gia đình người Kinh và người Hoa.
Trong tháng 4 và tháng 5-2020, thu nhập trung bình của hộ di cư được ước tính

7


chỉ tương đương 25,1% và 43,2% so với mức của tháng 12-2019. Những con số
này lần lượt là 30,8% và 52,5% đối với nhóm hộ gia đình khơng di cư”.
COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và
thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, đứng trước cú sốc này, Nhà nước
nhanh chóng thực hiện các giải pháp mạnh, trước hết là để hạn chế sự lây lan
của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế. Các giải pháp đã chứng tỏ thành
công bước đầu khi khống chế được dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng
trong thời gian dài (trên 3 tháng) và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là hoạt động du lịch cũng đang bắt đầu trên con đường khởi sắc trở lại trước
khi dịch bệnh bùng phát lần nữa vào cuối tháng 7-2020.
3. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các vấn đề xã hội

3.1. Covid-19 ảnh hưởng đến hộ gia đình
COVID-19 đã khiến thu nhập của các hộ gia đình và người lao động dễ bị
tổn thương bị sụt giảm đáng kể và dẫn đến sự gia tăng nghèo tạm thời về thu
nhập và đẩy các hộ nghèo lún sâu hơn vào tình trạng nghèo thu nhập. Khác với
tình trạng nghèo kinh niên – với thu nhập bình quân đầu người liên tục dưới
mức nghèo trong một thời gian dài - nghèo tạm thời liên quan đến sự biến động
của thu nhập thay đổi quanh ngưỡng chuẩn nghèo, dẫn đến động thái các hộ gia
đình rơi vào hoặc thốt khỏi tình trạng nghèo trong những giai doạn thời gian
ngắn. Mặc dù không dễ dàng quan sát được trong các thời gian “bình thường”,
động thái nghèo đói tạm thời tạo ra mối lo ngại lớn trong bối cảnh khủng hoảng,
như đại dịch COVID-19 gây ra. Nếu không có chính sách can thiệp đúng đắn và
kịp thời, nghèo đói tạm thời có thể thay đổi các đặc điểm cấu trúc của hộ gia
đình hoặc lao động, và vì thế họ có thể trở thành các hộ nghèo kinh niên.
3.2. Tác động của covid-19 đến doanh nghiệp

8


Theo Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2020, có 134,9 nghìn doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số lao động đăng ký là 1.043 nghìn lao
động, giảm 2,3% về số doanh nghiệp, và giảm 16,9% về số lao động so với năm
2019. Bên cạnh đó, có tới 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có
thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể,
tăng 13,9% so với năm trước. Số lượng việc làm giảm mạnh do tác động của đại
dịch. Tính đến cuối quý 2 lực lượng lao động giảm 2,4 triệu người so với cùng
kỳ 2019, số lượng lao động đang làm việc giảm 2,4 triệu so với quý trước đó. Tỷ
lệ thất nghiệp chung khoảng 2,26% - cao hơn 0,27 điểm phần trăm so với cùng
kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khoảng 2,47% - cao hơn 2,16%
so với cùng kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
lên đến 4,46% (cao nhất kể từ năm 2011) (Tổng cục Thống kê, 2020).

3.3. Tác động của covid-19 đến lao động việc làm
Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở
lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm,
phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó,
69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ
luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Dịch Covid-19 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng khơng có việc làm
đồng thời khiến cho nhiều người trong số họ buộc phải trở thành lao động có
việc làm phi chính thức. Trong quý IV năm 2020, số người từ 15 tuổi trở lên có
việc làm là gần 54,0 triệu người, giảm 945 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 17,6 triệu người,
giảm 90,2 nghìn người; ở khu vực nơng thơn là 35,9 triệu người, giảm 854,3
nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng
gió với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất việc làm, phải
9


nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Lần đầu tiên
trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng
về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm. Thu nhập
bình qn của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt. Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức đều tăng
cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây. Tuy nhiên, với quyết
tâm của Chính phủ và sự đồng lịng gắng sức của nhân dân, tình hình lao động
việc làm trong những tháng cuối năm 2020 đã được cải thiện đáng kể. Kết quả
này góp phần vừa thực hiện mục tiêu phòng chống dịch vừa đảm bảo tăng
trưởng kinh tế và phát triển đất nước.
Kết quả Điều tra lao động việc làm các quý năm 2020 cho thấy dịch

Covid-19 đã tác động tiêu cực đến người lao động trong việc tham gia thị trường
lao động và tạo thu nhập từ việc làm.
4. Những vấn đề nghiên cứu
- Tác động của COVID-19 đến hoạt động logistics tại Việt Nam
Đại dịch Covid – 19 bùng phát trong năm 2020 gây nhiều thiệt hại nặng
nề đến nền kinh tế. Dịch diễn ra gây áp lực lớn tới khả năng sản xuất và dây
chuyền cung ứng toàn cầu gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động Logistics
của doanh nghiệp nói chung. Qua đó chỉ ra một số cơ hội, thách thức của hoạt
động Logistics trong nước và quốc tế. Đại dịch tuy ảnh hưởng xấu tới nền kinh
tế nhưng cũng là một chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng
dụng các cơng nghệ thơng tin mới vào ngành dịch vụ Logistics trong điều kiện
thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. đại dịch Covid – 19 vừa là khó khăn cũng
là cơ hội mở ra con đường mới để ngành dịch vụ Logistics phát triển trong giai
đoạn này và trong tương lai.
- Tác động của COVID-19 đến nghành du lịch Việt Nam

10


Ngành Du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp
cũng như là đầu tiên từ cơn khủng hoảng này. Việt Nam được biết đến là một
trong những đất nước phòng chống dịch hiệu quả nhất, nhận được sự ghi nhận
và đánh giá cao của dư luận quốc tế, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư, tuy
nhiên thì điều đó khơng thể khiến ngành Du lịch thoát khỏi những tác động, tổn
thất nặng nề. Nếu như so sánh với tồn thế giới thì Đại dịch Covid-19 vừa là thử
thách vừa là cơ hội để Việt Nam có thể khẳng định lại vị thế của mình.
- Phát triển bền vững du lịch Việt Nam thời kì COVID-19
Du lịch Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước, được xem là “ngành cơng nghiệp khơng khói” và đóng góp khoản thu lớn
vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện

nay đã tác động rất lớn lên toàn Ngành. Trong bối cảnh ấy, ngành Du lịch Việt
Nam cần chung tay hành động với sự đồng lòng vào cuộc của cả doanh nghiệp,
địa phương và cơ quan quản lý, cùng nhìn lại những hạn chế, tìm cơ hội trong
thách thức và thực hiện các giải pháp phát triển bền vững trong giai đoạn mới.
- Tác động của đại dịch COVID-19 đến lao động việc làm ở Việt Nam
hiện nay.
Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn ở quy mơ
chưa từng có do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của công
nghệ, tác động của biến đổi khí hậu, rủi ro dịch bệnh, v.v... ở cả cấp độ toàn cầu,
khu vực và quốc gia. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ
tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động việc làm trong
các khối ngành kinh tế và tại tất cả các tỉnh, thành phố. Trong đó, ảnh hưởng rõ
rệt nhất vào quý II năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,
nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện và việc áp dụng các quy định về
giãn cách xã hội được thực hiện triệt để trong nhiều tháng của năm 2020 và năm
2021. Với hoàn cảnh đó, lao động và việc làm ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế

11


đang và sẽ chịu những tác động ở nhiều khía cạnh như: Thất nghiệp và mất việc
làm tạm thời; Khởi tạo và chuyển đổi việc làm…
- Ảnh hưởng của COVID-19 đến giai cấp công nhân việt nam hiện
nay
Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn ở quy mơ
chưa từng có do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của cơng
nghệ, tác động của biến đổi khí hậu, rủi ro dịch bệnh, v,v... ở cả cấp độ toàn cầu,
khu vực và quốc gia. Những động lực kinh tế lớn trong quá trình hội nhập kinh
tế của Việt Nam tiếp tục sẽ là thương mại và đầu tư. Mặc dù xu hướng tồn cầu
hóa đang chứng kiến sự ngưng trệ và có phần đứt gãy, nhưng q trình này vẫn

tiếp tục có nhiều hàm ý quan trọng và có lợi cho sự phát triển công nghiệp của
Việt Nam.
- Tác động của đại dịch Covid-19 với sức khỏe và điều kiện kinh tế xã hội - việc làm của cán bộ y tế
Trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát, lực lượng y tế Việt
Nam đã làm việc hơn 100% sức lực suốt nhiều tháng liền. Đội ngũ y tế phải chịu
rất nhiều áp lực khi gia đình, người thân gặp khó khăn trong cuộc sống hay bị
nhiễm bệnh, những vấn đề về cơ sở hạ tầng thấp kém, trang thiết bị máy móc
thiếu thốn, lạc hậu, cơng việc q tải, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống,
hay thiếu cơ hội để nâng cao tay nghề... đề tài tìm hiểu những nguyên nhân và
giải pháp làm giảm động lực làm việc của các y, nhân viên y tế, bác sĩ.

12


Tài liệu tham khảo
1. Tg Minh Nghĩa “Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của dịch Covid-19
tại Việt Nam”, báo nhân dân, 10/12/2020.
/>2. Tg Đỗ Văn Quân, Đặng Thị Minh Lý “Việc làm bền vững trong bối
cảnh Đại dịch COVID-19”, tạp chí của ban tuyên giáo trung ương, 15/11/2021
/>3. Tg Đồng Thị Hiền “Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Du lịch
Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, nghành kinh tế quấc tế, 2020
/>4. Tg Khuất Thị Thúy Quỳnh “Tác động của Đại dịch Covid – 19 đến
hoạt động Logistics tại Việt Nam”, Đại học quấc gia hà nội
/>5. Chuyên đề “Covid-19: những tác động, hệ lụy và giải pháp ứng phó”,
/>Q%C4%90/Corona/1.4.20%20Chuyen%20de%20Covid-19%20-%20nhung
%20tac%20dong,%20he%20luy,%20giai%20phap.pdf
6. Báo cáo của NEU-JICA “đánh giá các chính sách ứng phó với covid-19
và các khuyến nghị”
/>c8h0vm00009crmm6-att/210305_01_vn.pdf
7. Tổng cục thống kê “Báo cáo tác động của dịch covid-19 đến tình hình

lao động, việc làm quý 4 và năm”.

13


/>8. Báo cáo tóm tắt: “Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch covid19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam phân tích
có tính tới yếu tố giới”, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2020
/>9. Báo cáo: “đánh giá tác động của covid-19 đến nền kinh tế và các
khuyến nghị, chính sách”, trường đại học kinh tế quấc dân, 2020
/>
14



×