Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi adn (mức cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.5 KB, 4 trang )

SINH HỌC 4.0
Live C - Thầy Nguyễn Duy Khánh
Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Câu 1: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
A. prôtêin.
B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. ADN và ARN.
Câu 2: Ở ADN mạch kép, số nuclêơtít loại A ln có số nuclêơtít loại T, nguyên nhân là vì
A. hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.
B. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
C. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazơ lớn.
D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà khơng có ở ADN ở trong nhân tế bào.
A. Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân.
B. Mang gen quy định tổng hợp prơtêin cho bào quan ti thể.
C. Có cấu trúc dạng vịng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho lồi.
D. Được phân chia khơng đều cho các tế bào con khi phân bào.
Câu 4: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A =
20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn.
B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ADN có cấu trúc mạch kép.
D. ARN có cấu trúc mạch kép.
1
Câu 5: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lên  A  T  /  G  X  
4
thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là
A. 10%.
B. 40%.
C. 20%.
D. 25%.
Câu 6: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là


A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào
nhân sơ là A, U, G, X.
B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vịng cịn ADN trong tế bào nhân thực khơng có dạng vịng.
C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pơlinucleotit cịn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm
hai chuỗi pơlinucltit.
Câu 7: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit
mỗi loại của gen trên là
A. A = T = 300; G = X = 1200.
B. A = T = 1200; G = X = 300.
C. A = T = 900; G = X = 600.
D. A = T = 600; G = X = 900.
Câu 8: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêơtit và có số nuclêơtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit
của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là
A. 480.
B. 322.
C. 644.
D. 506.
Câu 9: Mỗi gen mã hoá prơtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêơtit. Vùng điều hoà nằm ở
A. đầu 5' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hồ phiên mã.
B. đầu 3' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C. đầu 5' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
D. đầu 3' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hồ phiên mã.
Câu 10: Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin
của chủng virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở
những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá). Sau đó lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của

Học sinh đăng kí khóa học xuất phát sớm cho 2k5+ thì inbox cho thầy nhé!

1



chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị
bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được
A. chủng virut lai.
B. chủng virut A và chủng virut B.
C. chủng virut B.
D. chủng virut A.
Câu 11: Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axít amin.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêơtít là A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axít amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin.
D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
Câu 12: Tính thối hóa của mã di truyền là hiện tượng:
A. một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa.
B. một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại aa.
C. nhiều bộ ba khác nhau cùng mang thơng tin quy định một loại aa.
D. q trình tiến hóa làm giảm dần số mã di truyền của các loài sinh vật.
Câu 13: Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được prơtêin
Insulin là vì mã di truyền có
A. tính thối hóa.
B. tính phổ biến.
C. tính đặc hiệu.
D. bộ ba kết thúc.
Câu 14: Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại ãm di truyền cùng quy định tổng hợp axit
amin prolin là 5XXU3 ; 5XXA3 ; 5XXX3 ; 5XXG3 . Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nuclêôtit
nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi pơlipeptit?
A. Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba.
B. Thay đổi nucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba.
C. Thay đổi nucleotit thứ 3 trong mỗi bộ ba.

D. Thay đổi nucleotit thứ hai trong mỗi bộ ba.
Câu 15: Các bộ ba trên mARN có vai trị quy định tín hiệu kết thúc q trình dịch mã là:
A. 3UAG5; 3UAA5; 3UGA5 .
B. 3GAU5; 3AAU5; 3AGU5 .
C. 3UAG5; 3UAA5; 3AGU5 .

D. 3GAU5; 3AAU5; 3AUG5 .

Câu 16: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3 đến 5 trên mARN.
B. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các lồi đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài
ngoại lệ.
C. Mã di truyền có tính thối hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ
AUG và UGG.
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Câu 17: Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, hãy chọn kết luận đúng.
A. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vị mã mở
đầu.
B. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3 của mARN.
C. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG.
D. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mở đầu.
Câu 18: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở sinh vật nhân thực, cơđon 3AUG5 có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin.
B. Cơđon 3UAA5 quy định tín hiệu kết thúc q trình dịch mã.
C. Tính thối hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi cơđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.
D. Với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại cơđon mã hóa các axit amin.
Học sinh đăng kí khóa học xuất phát sớm cho 2k5+ thì inbox cho thầy nhé!

2



Câu 19: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. giảm phân và thụ tinh.
B. nhân đơi ADN.
C. phiên mã.
D. dịch mã.
Câu 20: Trong q trình nhân đơi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trị
A. tổng hợp và kéo dài mạch mới.
B. tháo xoắn phân tử ADN.
C. nối các đoạn Okazaki với nhau.
D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN.
Câu 21: Trong quá trình nhân đơi ADN, một trong những vai trị của enzim ADN pôlimeraza là
A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
Câu 22: Thành phần nào sau đây không tham gia vào q trình nhân đơi của ADN?
A. ARN pơlimeraza
B. ADN pôlimeraza
C. Enzim nối ligaza.
D. Enzim cắt restrictaza
Câu 23: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân thực với q
trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. số lượng các đơn vị nhân đôi.
B. nguyên liệu dùng để tổng hợp.
C. chiều tổng hợp.
D. ngun tắc nhân đơi.
Câu 24: Khi nói về q trình nhân đơi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Trong q trình nhân đơi ADN, enzim ADN pơlimeraza khơng tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được
tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.
C. Trong q trình nhân đơi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
D. Sự phân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn
vị tái bản).
Câu 25: Khi nói về q trình nhân đơi ADN, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
B. Enzim ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
C. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
D. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khn có chiều 5  3 mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
Câu 26: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, đặc điểm chỉ có ở q trình nhân đơi của ADN ở sinh vật nhân
thực mà khơng có ở q trình nhân đơi ADN của sinh vật nhân sơ là:
A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
B. Nucleotit mới được tổng hợp được gắn vào đầu 3 của chuỗi pôlinucleotit.
C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu q trình tái bản.
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 27: Khẳng định nào sau đây khơng đúng khi nói về q trình nhân đơi ADN?
A. Ở mạch khuôn 5  3 , mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi.
B. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi.
C. Enzim ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn.
D. Ở mạch khuôn 3  5 , mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.

TX
= 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một
AG
chuỗi pơlinuclêơtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các
loại nuclêơtit tự do cần cung cấp cho q trình tổng hợp này là:
Câu 28: Người ta sử dụng một chuỗi pơlinuclêơtit có

Học sinh đăng kí khóa học x́t phát sớm cho 2k5+ thì inbox cho thầy nhé!


3


A. A + G = 80%; T + X = 20%.
B. A + G = 20%; T + X = 80%.
C. A + G = 25%; T + X = 75%.
D. A + G = 75%; T + X = 25%.
Câu 29: Có 8 phân tử ADN tự nhân đơi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pơlinuclêơtit
mới lấy ngun liệu hồn tồn từ mơi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 30: Giả sử từ một tế bào vi khuẩn có 3 plasmit, qua 2 đợt phân đơi bình thường liên tiếp, thu được
các tế bào con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Quá trình phân bào của vi khuẩn này khơng có sự hình thành thoi phân bào.
II. Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con.
III. Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào ln có 12 plasmit.
IV. Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 31: Cho 1 đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị nhân đơi như hình vẽ (O là điểm khởi đầu sao chép; I,
II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Đoạn mạch I được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục.
II. Đoạn mạch II được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn.
III. Đoạn mạch IV được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục.

IV. Đoạn mạch III được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 32: Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng mơ hình nhân đơi ADN ở vùng nhân
của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E. coli trong mơi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (15N).
Sau đó họ chuyển vi khuẩn sang ni tiếp năm thế hệ ở mơi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (14N). Biết số
lần nhân lên của vi khuẩn E. coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tách ADN sau mỗi thế hệ và thu
được kết quả như hình dưới đây. Cho biết X là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 15N; Y là vị trí của ADN
chứa cả mạch 14N và mạch 15N; Z là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 14N.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thí nghiệm trên đã kiểm chứng q trình nhân đơi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn.
II. Nếu một vi khuẩn E. coli được ni với các điều kiện thí nghiệm như trên thì ln có hai mạch ADN
chứa 15N ở mỗi thế hệ.
III. Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ ADN ở vị trí Y khơng thay đổi so với thế hệ thứ 3.
IV. Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ ADN ở vị trí Y so với ADN ở vị trí Z là 1/15.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.

Học sinh đăng kí khóa học xuất phát sớm cho 2k5+ thì inbox cho thầy nhé!

4




×