Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Giáo trình nhạc ngũ âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 28 trang )

1
GIỚI THIỆU VỀ GIÀN NHẠC NGŨ ÂM
Dân tộc khmer Nam bộ hiện nay có khoảng 1 triệu người sống chủ yếu ở
khu vực Đồng bằng sơng Cửu long như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiêng Giang, An
Giang, Bạc Liêu…Riêng tỉnh Sóc Trăng là nơi dân tộc khmer sống đông đảo
nhất chiếm tỷ lệ khoảng 30 dân số tỉnh Sóc Trăng. Người Khmer sống trong tỉnh
Sóc Trăng chủ yếu tập chung ở các huyện Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Kế Sách, Mỹ
Tú, Vĩnh Châu…Cho nên Sóc Trăng được cho là trung âm phát triển kinh tếvăn hoá - xã hội của người khmer Nam bộ.
Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer (Pinn Peat) là một dàn nhạc,
được hợp thành bởi 5 bộ nhạc cụ, được làm từ 5 loại chất liệu khác nhau tạo nên 5
âm sắc riêng biệt: Bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Mỗi loại nhạc cụ được
định âm một cách chính xác, bảo đảm yếu tố hòa âm cho cả dàn nhạc để khi hòa
tấu tạo ra âm thanh độc đáo, từ rất trầm đến cao vút, từ ngọt ngào, du dương đến
sâu lắng, hùng hồn đi vào lòng người.
Theo Nghệ nhân Ưu tú Sơn Trong, huyện Tam Bình (Vĩnh Long), nhạc ngũ
âm chủ yếu là nhạc khơng lời, có thể kết hợp với những điệu múa uyển chuyển đặc
trưng của người phụ nữ Khmer tạo nên khơng gian văn hóa riêng biệt của đồng bào
Khmer. Đội nhạc Ngũ âm thường có từ 5 đến 6 nhạc công.
Trong mỗi bộ của dàn nhạc Ngũ âm sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ tham
gia, tạo nên biên chế hoàn chỉnh của dàn nhạc Ngũ âm truyền thống gồm loại 9
nhạc cụ: Kèn Srolai Pinn Peat (bộ hơi); đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung (bộ mộc);
Rôneat Đek (bộ sắt); Kuông Vông Tôch, Kuông Vông Thum, Chhưng (bộ đồng);
Trống Samphô, Trống Skô Thum (bộ da)
Trước kia, nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer
chỉ giới hạn trong nhà chùa và trong các sinh hoạt nghi lễ tôn giáo và tang ma. Để
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào, nhạc Ngũ âm đã được tổ
chức lưu giữ, trình tấu và truyền dạy ở nhiều tổ chức, cá nhân, đơn vị cả trong và
ngoài cộng đồng các phum, sóc, Đồn Nghệ thuật Khmer tỉnh, Trường Trung cấp
Văn hóa nghệ thuật.
Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng cũng tổ chức các cuộc thi trình diễn nhạc
cụ, âm nhạc Ngũ âm ở nhiều cấp độ, lứa tuổi và hình thức khác nhau để tìm kiếm


tài năng, tuyển chọn và khuyến khích học và chơi nhạc Ngũ âm. Đặc biệt, ngày
20/12/2019, nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng đã được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong dòng chảy của thời gian, chúng ta đang tiếp thu nhiều loại hình nghệ
thuật mới, hiện đại từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới du nhập vào, tạo
điều kiện cho người dân có nhiều sự lựa chọn để thưởng thức, thỏa mãn nhu cầu
văn hóa tinh thần. Song, đối với đồng bào Khmer, nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa
truyền thống q giá vẫn ln rộn ràng, trong những dịp đến chùa lễ Phật, trong các
lễ hội phum sóc và trong đời sống hằng ngày của đồng bào Khmer


2
Nhạc Pinnpeat còn được gọi là dàn nhạc ngũ âm. Từ ngữ “Ngũ âm” được
đề cập ở đây là 05 loại chất liệu khác nhau tạo thành 01 loại âm thanh tổng hợp
của dàn nhạc ngũ âm. Năm loại chất liệu đó là: đồng, sắt, gỗ, da, hơi.
Dàn nhạc ngũ âm được diễn tấu bằng cách gõ (rônek), đánh (trống), thổi
hơi (srolay)…nhưng hầu hết các nhạc cụ đều được sử dụng bằng cách gõ dùi.
Theo gia phả lịch sử âm nhạc dân tộc Khmer đã ghi rõ: Từ thuở xã xưa
mãi đến hơm nay dàn nhạc ngũ âm chính qui vẫn giũ được nguyên vẹn các loại
nhạc cụ trong biên chế chính thức, khơng được thêm bớt bất cứ một loại nhạc cụ
nào khác. Nhưng vẫn có một vài nơi, khi hồ nhạc người ta cũng có thể bơt một
hoặc hai nhạc cụ do không co đủ nhạc công để biễu diễn hoặc do thiếu nhạc cụ
để sử dụng.
Theo tập tục xưa đã quy định rằng: dàn nhạc ngũ âm chỉ được phép sử
dụng trong các ngày đại lễ tại chùa. Quần chúng chỉ được phép sử dụng trong
các cuộc lễ tang, lễ dân bông, dâng Y cà sa, lễ ooc-oom-booc…Đại đa số dàn
nhạc ngũ âm đều được nhà chùa cất giữ. Ngày nay do nhu cầu phát triển của xã
hội nên dàn nhạc ngũ âm cũng được mở rộng phạm vi sử dụng, hoạt động của
mình trong các chương trình lễ hội truyền thống, các cuộc liên hoan mừng cơng,
cũng như được sử dụng một cách chính thức trên các sân khấu chuyên nghiệp,

các chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng.
Biên chế dàn nhạc ngũ âm gồm có:
- Rôneatek
- Rôneat Thung
- Rôneat Dek
- Kôông Vôông tôch
- Kôông Vôông Thumg
- Skô Samphô
- Skô Thum
- Srolay Pinpeat
- Chhưng


3
CHƯƠNG II
DÀN NHẠC NGŨ ÂM (PINPEAT)
BÀI 1
ĐÀN RÔNEAT EK

1. Giới thiệu sơ lược.
Rooneat Ek là một nhạc khí có tần âm cao nhất (âm Ek) trong tổ chức dàn
nhạc pinpeat (dàn nhạc ngu âm) của dân tộc khmer Nam bộ. Đây là một loại
nhạc khí khơng thể thiếu trong dàn nhạc ngũ âm, bởi nó có vai trị chủ lực về
diễn tấu giai điệu trong dàn nhạc. Cũng như nó ln có mặt trong dàn nhạc
Mơhơri, dàn nhạc Lakhơne Bassăk.
2. Xếp loại.
Rơneatek là nhạc khí tự thân vang gõ của người Khmer Nam bộ. Đây là
nhạc khí gõ (Rơneat) thuộc một trong năm chất liệu để cấu thành dàn nhạc ngũ
âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.

Rơneat Ek là nhạc khí tự thân vang gõ do có các âm thanh được dùng dùi
gõ đẻ phát ra âm thanh, Rơneatek có 21 thanh âm được làm bằng tre già, mỗi
thanh âm hình chũ nhật có chiều dài từ 25 đến 36 cm, chiều rộng 05 cm. Tất cả
các thanh âm đươc kết xâu với nhau thành một chuỗi, mắc vào hai đầu của
thùng đàn.
Ngày nay, các thanh âm có thể được làm bằng gỗ chắc, có độ vang tốt.
Các thanh âm có chiều rộng bằng nhau nhưng ngắn dần từ âm trầm đến âm
bổng. Thanh trầm nhất là (nốt Fa) dài 36cm, các thanh âm ngắn dần đến thanh
âm thứ 21 (nót Mi) dài 25 cm. Đôi khi do thanh âm trầm nhất (nốt Fa) không
chuẩn xác nên người ta không dùng nữa.
Thùng được đống bằng gỗ tốt như: gỗ bên, gỗ cẩm lai…Chiều dài thùng
đàn từ 110cm – 120cm, chiều ngang: từ 10cm – 12 cm. Thùng đàn có hình dạng


4
như chiếc thuyền ngo uốn công (thường được gọi là đàn thuyền) phía dưới thùng
đàn có một chân to nằm giữa, đỡ cho đàn đứng vững khi diễn tấu.
4. Màu âm – tần âm.
Đàn Rơneat Ek có âm sắc réo rắc, giòn giã, vang xã. Để tạo cho các âm
thanh được chuẩn xác, người ta dán bột chì pha sáp (gọi là Prơmơ) ở hai đầu
thanh âm, để có thể tăng giảm cao độ theo ý muôn, Tùy theo gốc độ tham gia tổ
chức trong các dàn nhạc. Đàn Rôneat Ek được sử dụng thang âm, điệu thức
khác nhau. Tầm cử Rôneat Ek khoảng 3 quảng 8.
Thang âm tự nhiên (Diatonique) trong dàn nhạc Môhôri và Pinpeat

Thanh âm trong dàn nhạc sân khấu dù kê

5. Kỹ thuật diễn tấu.
Nghệ nhân dùng cặp dùi để gõ vào các thanh âm. Cặp dùi được làm bằng
gỗ hoặc tre, hai đàu dùi có hình lục lăng để tạo độ vang khi rõ vào các thanh âm.

Người ta sử dụng hai loại dùi: Trong dàn nhạc pinpeat, đầu dùi giữ nguyên độ
cứng nhằm tạo ra âm thanh trong trẻo, giòn giả, vang xa. Sử dụng trong dàn
nhạc Môhôri đầu dùi được quấn quanh bằng một sợi chỉ pha với một loại keo
cho dính chặt để có độ mềm nhằm tạo ra âm thanh êm ái, du dương có sức
truyền cảm, Kỹ thuật đặc biệt của đàn Rôneat Ek là sử dụng hai dùi đánh đồng
âm quãng 8 hoặc đánh quãng 4, quãng 5, quãng 6 và tremolo ở những nốt ngân
dài.
6. Vị trí của đàn Rôneat Ek trong dàn nhạc Pinpeat
Đàn Rôneat Ek là nhạc khí chủ đạo trong dàn nhạc Pinpeat và dàn nhạc
Mơhơri. Ngồi ra cịn có mặt trong dàn nhạc sân khấu Dù Kê Khmer Nam bộ
với thanh âm cải tiến. Ngày nay Rôneat Ek được sử dụng để độc tấu, hòa tấu
hoặc đệm cho các tiết mục ca, múa trên sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp của
nghệ thuật quần chúng dân tộc Khmer cùng Đồng bằng sông Cửu Long.
7. Các nhạc khí tương tự ở Đơng Nam Á.
Tương tự với Rôneat Ek, ở một vài nước Đông Nam Á cũng có nhạc khí
giống như vậy, nhưng có một số đặc điểm khác biệt do quá trình cải tiến ở từng
vùng, từng khu vực. Ở Tây Phi có đàn Balo, Inodnesia có đàn Gender.


5
BÀI 2
ĐÀN RƠNEAT THUNG

1. Giới thiệu sơ lược
Rơneat Thung là một nhạc khí tự thân vang gõ, nằm trong biên chế dàn
nhạc Pinpeat (dàn nhạc ngũ âm) của dân tộc khmer Nam bộ. Đồng thời cũng có
mặt trong dàn nhạc Môhôri, dàn nhạc Lakhône Bassăk. Rôneat Thung rất phổ
biến trong đời sống vùng khmer Nam bộ.
2. Xếp loại.
Rôneat Thung là một nhạc khí tự thân vang của dân tộc Khmer Nam bộ.

Đây là nhạc khí gõ (Rơneat) thuộc một trong năm chất liệu để cấu thành dàn
nhạc ngũ âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.
Rơneat Thung có 16 thanh âm bằng gỗ, mỗi thanh âm hình chữ nhật, có
chiều dài từ 30-40cm, chiều rộng khoảng 05 cm. Tất cả các thanh âm được kết
xâu với nhau thành một chuỗi, mắc vào hai đàu thùng đàn. Các thanh âm có
chiều rộng bằng nhau, nhưng có chiều dài ngắn dần từ thanh trầm đến thanh
bổng. Thanh trầm nhất là nốt Re dài 40 cm, thanh âm cao nhất (thanh âm thứ
16) là nốt Mi, dài 30cm. Các thanh âm của Rơneat Thung có độ dầy hơn các
thanh âm của Rôneat Ek và thấp hơn một quãng 8 đúng.
Thùng dàn được làm bằng gỗ chắc như: mít, cẩm lai, chắc…thùng đàn
hình chữ nhật đáy bằng chiều dài 97cm, chiều ngàng 26cm, hai bên thùng dàn
có 04 chân dính liền với thân đàn. Nghệ nhân dùng cặp dùi để tạo ra âm thanh.
Dùi được làm bằng tre hoặc gỗ, đầu dùi có hình lục lăng, có quấn một lớp vải
mỏng nhầm làm cho âm thanh trầm ấm, miềm mại, truyền cảm.
4. Màu âm – tần âm.
Đàn Rôneat Thung có hiệu quả thực tế thấp hơn đàn Rơneat Ek 1 qng 8.
Rơneat Thung có âm thanh trầm ấm, miềm mại, dịu dàng, sâu lắng, không
vang bằng Rôneat Ek. Để tạo cho âm thanh được chuẩn xác, người ta có dán sáp
chì (Promo) ở hai đầu thanh âm, để có thể tăng giảm cao độ theo ý muốn, tùy


6
theo gốc độ tham gia vào các tổ chức dàn nhạc khác nhau. Tần cử của Rơneat
Thung có 02 qng 8.
- Thang âm trong dàn nhạc Pinpeat và trong dàn nhạc Môhôri cổ điển.

- Thang âm trong dàn nhạc Pinpeat và trong dàn nhạc Môhôri ngày nay.

- Thang âm trong dàn nhạc Lakhône Bassăk.


5. Kỹ thuật diễn tấu.
Nghệ nhân dùng 2 dùi gõ vào các thanh âm. Rôneat Thung không đánh
đồng âm quãng 8 giống như Rôneat Ek, mà đánh từng âm rời, thường dùng kỹ
thuật Tremolo quãng 3, 4, 5, 6 ở những nốt có trường độ ngân dài. Chức năng
của đàn Rôneat Thung là vừa chuyển tấu giai điệu, vừa làm nền bè trầm (bass)
cho Rôneat Ek và cả dàn nhạc, làm cho hiệu quả diễn tấu được điều đặn, hài
hịa, giàu sức diễn cảm.
6. Vị trí của đàn Rôneat Thung trong dàn nhạc Pinpeat
Đàn Rôneat Thung là nhạc khí có vai trị quan trọng các tổ chức dàn nhạc
Pinpeat, dàn nhạc Môhôri, dàn nhạc Lakhône Bassăk. Rôneat Thung luon có
mặt bên cạnh Rơneat Ek được xem là một cặp song hành trong tổ chức các dàn
nhạc của người dân tộc Khmer.
Ngồi ra Rơneat Thung cịn tham để gia đệm cho các tiết mục ca, múa
trên sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp, nghệ thuật quần chúng của dân tộc
khmer vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
7. Các nhạc khí tương tự ở Đông Nam Á.
Tương tự với Rôneat Thung ở một vài nước Đơng Nam Á cũng có nhạc
khí giống như vậy, nhưng có một số đặc điểm khác biệt do quá trình cải tiến ở
từng vùng, từng khu vực. Ở Tây Phi có đàn Balo, Inodnesia có đàn Gender.


7
BÀI 3
ĐÀN RƠNEAT ĐEK

1. Giới thiệu sơ lược
Rơneat Đek là một nhạc khí tự thân vang gõ, nằm trong biên chế dàn nhạc
Pinpeat (dàn nhạc ngũ âm) của dân tộc khmer Nam bộ.
Rơneat Đek cịn có tên gọi khác là Rơneat Thơnh, Rơneat Mếs, đã có từ

trước thời Ăngkor trong dàn nhạc Pinpeat (có hình điêu khắc trên đá của đền
Ăngkor) được du nhập vào Việt Nam và trở thành nhạc của người khmer Nam
bộ.
2. Xếp loại.
Rôneat Đek là nhạc khí tự thân vang gõ của người Khmer Nam bộ. Đây là
nhạc khí gõ. Đây là nhạc khí gõ (Rơneat) thuộc một trong năm chất liệu để cấu
thành dàn nhạc ngũ âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.
Rôneat Đek cấu tạo từ 21 thanh âm được chế tác từ các thanh sắt pha
đồng. Các thanh âm được sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần từ phải qua trái, thanh nhỏ
nhất 23 cm, dài nhất 30 cm, chiều rộng khoảng 4 cm, tất cả chúng được gác trên
thân đàn. Để điều chỉnh âm thanh, người ta phải mài hoặc bù đắp thêm sắt ở hai
đầu thanh âm.
Thân đàn thường đóng bằng gỗ tốt như mít, cẩm lai, thao lao… có chiều
dài đáy 90 cm, rộng khoảng 18 cm. Thân đàn có dạng hình hộp chữ nhật, ở 4
góc có 4 chân gắn liền vào thân.


8
Rôneat Đek được gõ bằng một cặp dùi bằng tre hoặc gỗ, đầu dùi to hình
lăng trụ. Dùi thwoif trước làm bằng sắt nhưng cho âm thánh quá chói tai, âm
thanh không rõ ràng nên người ta thay đổi chất liệu dùi.
4. Màu âm – tần âm.
Rơneat Đek có âm sắc réo rắt, trong trẻo, chói sáng như tiếng chng
ngân, ở gần nghe tưởng nhỏ nhưng thực tế âm thanh vang rất xa. Thanh âm
được sắp xếp theo hệ thống 07 cung đều. Khi bị lệch âm, người ta chỉnh lý bằng
cách mài dũa hai đầu thanh âm cho chuẩn xác. Âm thanh thực tế của Rôneat
Đek cao hơn Rôneat Ek một quãng 8 đúng.
Thanh âm của Rôneat Đek


5. Kỹ thuật diễn tấu.
Khi diễn tấu nghệ nhân dùng cặp dùi bằng gỗ, hai đầu to hình trịn để gõ.
Ngà xưa người ta dùng dùi bằng sắt để gõ, nhưng âm thanh hơi chói tai, tiếng
đàn nghe khơng rõ ràng nên ngày nay khơng cịn dùng nữa. Kỹ thuật chủ yếu
của đàn Rôneat Đek cũng giống như đàn Rôneat Ek. Tức là luôn sử dụng hai dùi
đánh đồng âm quãng 8 đúng, hoặc đánh quãng 4, 5, 6 và tremolo ở những nốt
ngân dài.
6. Vị trí của đàn Rơneat Đek trong dàn nhạc Pinpeat
Đàn Rơneat Đek ln có mặt trong dàn nhạc Pinpeat, giữ vai trò diễn tấu
giai điệu và pha màu với các nhạc khí khác, tạo nên âm thanh tổng hợp hài hòa
của dàn nhạc ngũ âm truyền thống. Đối vơi nghệ thuật sân khâu Lakhơne Bassăk
thì Rơneat Đek ít được sử dụng do âm sắc dị biệt và kém linh hoạt so với Rôneat
Ek và Rôneat Thung.
7. Các nhạc khí tương tự ở Đơng Nam Á.
Tương tự với Rôneat Đek ở một vài nước Đông Nam Á cũng có nhạc khí
giống như vậy, nhưng có những đặc điểm khác biệt do quá trình cải tiến của
từng vùng, từng khu vực.


9
BÀI 4
ĐÀN KƠƠNG VƠNG TƠCH

1. Giới thiệu sơ lược
Kơơng Vơng Tơch (hay cồng cao) là một nhạc khí gõ định âm không thể
thiếu trong dàn nhạc Pinn Peat (Ngũ âm: đồng, sắt, gỗ, da, hơi) của dân tộc
Khmer. Như phần lớn các nhạc khí Khmer, Kơơng Vơng Tơch cũng được du
nhập từ Ấn Độ sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Kôông Vông Tôch được gia nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, Campuchia,
Thái Lan, Miến Điện trong dàn nhạc Pinpeat. Qua quá trình tồn tại và phát triển.

Kơơng Vơng Tơch trở thành nhạc khí phổ biến của dân tộc Khmer Nam bộ với
tư cách là thành viên trong dan nhạc ngũ âm.
2. Xếp loại.
Kôông Vông Tôch là nhạc khí tự thân vang gõ, khơng thể thiếu trong dàn
nhạc Pinpeat. Đây là nhạc khí gõ (Rơneat) thuộc một trong năm chất liệu để cấu
thành dàn nhạc ngũ âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.
Kôông Vông Tôch là hệ thống gồm 16 chiếc cồng có nấm, được chế tác
bằng hợp kim đồng pha gang, chiếc nhỏ nhất khoảng 15cm, chiếc to nhất 19cm.
Mỗi chiếc cồng có độ dày mỏng khác nhau, bên trong nấm người ta bôi sáp chỉ
để điều chỉnh cao độ. Bên thân mỗi chiếc cồng, người ta tạo 4 lỗ để xỏ dây treo
vào giá đỡ.
Giá đỡ được làm bằng mây hình vịng cung gần khép kín thành vịng trịn,
nó được chừa khoảng trống phía sau đề người chơi bước vào. Hai đầu mút của


10
giá đỡ người ta gắn 2 miễng gỗ (gọi là khơl hay klăng) được trạm trổ tinh xảo để
trang trí.
Kơơng Vơng Tơch được đánh bằng dùi gỗ có đầu làm bằng da trâu, bị
hoặc voi có hình trịn dẹp.
4. Màu âm – tần âm.
Kơơng Vơng Tơch có âm thanh trong trẻo lung linh như tiếng chng, âm
thanh của nó rất linh hoạt, có thể chơi được nhiều tác phẩm có tính chất khác
nhau. Kơơng Vơng Tơch là nhạc khí chủ lực có chất đồng trong dàn nhạc Pinn
peat với tầm cữ hơn 2 quãng tám:
+ Hàng âm cổ:

+ Hàng âm hiện nay:


5. Kỹ thuật diễn tấu.
Khi diễn tấu người nghệ nhân ngồi giữa vành cung, cầm hai dùi để đánh.
Kỹ thuật phổ biến của Kôông Vông Tôch là diễn tấu giai điệu đồng âm
với Rôneat Ek. Một vài kỹ thuật được sử dụng là: vuốt âm, tremolo 2 nốt có
quãng 3, 4, 5, 6 và quãng 8 ở các nốt ngân dài. Đàn Kơơng Vơng Tơch rất linh
hoạt, có thể diễn tấu được hầu hết các bài bản từ chậm rãi, du dương, trữ tính
đến những làn điệu nhanh vui, rộn rã, hào hứng. Kơơng Vơng Tơch là nhạc khí
chủ lực về màu sắc, kim loại trong dàn nhạc ngũ âm.
6. Vị trí của đàn Rơneat Đek trong dàn nhạc Pinpeat
Kơơng Vơng Tơch là nhạc khí chủ lực có chất đồng và không thể thiếu
trong dàn nhạc Pinn peat. Nhạc khí này rất linh hoạt, nó chơi được nhiều bài bản
âm nhạc với các tính chất khác nhau. Ngồi dàn nhạc Pinn Peat, Kơơng Vơng
Tơch cịn xuất hiện ở dàn nhạc Khlon Khech của người Khmer Nam Bộ.
7. Các nhạc khí tương tự ở Đơng Nam Á.
Ở một số nước Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn
Độ cũng có nhạc khí tương tự như Kơơng Vơng Tơch, nhưng có khác vè mức độ
cải tiến thanh âm, điệu mức. Ở Indonesia có đàn Boang, cấu tạo bằng những
chiếc cồng có nấm để gõ, nhưng chỉ có 10 chiếc cồng, xếp thành 02 dãy trên giá
đỡ nằm ngang.


11
BÀI 5
ĐÀN KƠƠNG VƠNG THUM

1. Giới thiệu sơ lược
Kơơng Vơng Thum (hay cồng thấp) là một nhạc khí gõ định âm không thể
thiếu trong dàn nhạc Pinn Peat (Ngũ âm: đồng, sắt, gỗ, da, hơi) của dân tộc
Khmer. Kôông Vông Thum có hình dáng giống Kơơng Vơng Tơch nhưng có âm
vực thấp hơn 1 quãng tám.

2. Xếp loại.
Kôông Vông Thum là nhạc khí tự thân vang gõ, khơng thể thiếu trong dàn
nhạc Pinpeat. Đây là nhạc khí gõ (Rơneat) thuộc một trong năm chất liệu để cấu
thành dàn nhạc ngũ âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.
Kơơng Vơng Thum có cấu tạo như Kơơng Vơng Tơch với hệ thống gồm
16 chiếc cồng có nấm, được chế tác bằng hợp kim đồng pha gang, chiếc nhỏ
nhất khoảng 15cm, chiếc to nhất 19cm. Mỗi chiếc cồng có độ dày mỏng khác
nhau, bên trong nấm người ta bôi sáp chỉ để điều chỉnh cao độ. Bên thân mỗi
chiếc cồng, người ta tạo 4 lỗ để xỏ dây treo vào giá đỡ.
Giá đỡ được làm bằng mây hình vịng cung gần khép kín thành vịng trịn,
nó được chừa khoảng trống phía sau đề người chơi bước vào. Hai đầu mút của
giá đỡ người ta gắn 2 miễng gỗ (gọi là khôl hay klăng)được trạm trổ tinh xảo để
trang trí.
Kơơng Vơng Thum được gõ bằng dùi gỗ có đầu làm bằng da trâu, bị hoặc
voi có hình trịn dẹp.


12
4. Màu âm – tần âm.
Kơơng Vơng Thum có âm thanh trong trẻo lung linh như tiếng chuông,
âm thanh của nó cũng rất linh hoạt nhưng thấp hơn Kơơng Vơng Tơch 1 qng
tám. Kơơng Vơng Thum cũng có thể chơi được nhiều tác phẩm có tính chất khác
nhau. Kơơng Vơng Tơch có tầm cữ hơn 2 qng tám:
- Hàng âm cổ:

- Hàng âm hiện nay

5. Kỹ thuật diễn tấu:
Người chơi Kơơng Vơng Thum cũng ngồi xếp chân giữa vịng cung, cầm

hai dùi gõ lên các cồng.
Kôông Vông Thum diễn tấu đồng âm với Kôông Vông Tôch nhưng hiệu
quả thực thấp hơn một quãng tám.
Kỹ thuật phổ biến là vuốt âm, tremolo hai nố quãng 3,4,5,6 và 8 ở chỗ
ngân dài.
6. Vị trí của đàn Rơneat Đek trong dàn nhạc Pinpeat
Kơơng Vơng Thum là nhạc khí trong dàn nhạc Pinn peat. Trong dàn nhạc,
Kơơng Vơng Thum giữ vai trị làm nền bè trầm, nó đàn các âm dưới Kơơng
Vơng Tơch một quãng tám. Kôông Vông Thum thường xuất hiện song hành
cùng Kơơng Vơng Tơch, ngồi dàn nhạc Pinn Peat, Kơơng Vơng Thum cũng
xuất hiện ở dàn nhạc Khlon Khech của người Khmer Nam Bộ.
7. Các nhạc khí tương tự ở Đơng Nam Á.
Ở một số nước Đông Nam Á như: Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn
Độ cũng có nhạc khí tương tự như Kơơng Vơng Tơch, nhưng có khác vè mức độ
cải tiến thanh âm, điệu mức. Ở Indonesia có đàn Boang, cấu tạo bằng những
chiếc cồng có nấm để gõ, nhưng chỉ có 10 chiếc cồng, xếp thành 02 dãy trên giá
đỡ nằm ngang.


13
BÀI 6
ĐÀN SKƠ SAMHPƠ

1. Giới thiệu sơ lược
Skơ Samphơ là loại nhạc khí màng rung trong dàn nhạc Pinn Peat (ngũ
âm) của dân tộc Khmer Nam Bộ. Skô Thum luôn được sử dụng một cái và vỗ
bằng tay trên cả 2 mặt khi hòa tấu trong dàn nhạc Pinn Peat.
2. Xếp loại.
Skơ Samphơ là nhạc khí tự thân vang gõ, khơng thể thiếu trong dàn nhạc
Pinpeat. Đây là nhạc khí gõ (Rôneat) thuộc một trong năm chất liệu để cấu

thành dàn nhạc ngũ âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.
Skơ Samphơ là loại trống có hình ống ở giữa phình to và 2 đầu nhỏ hơn.
Trống có chiều dài 55 cm, hai đầu có mặt với đường kính 35 cm được bịt căng
bằng da bò hoặc da ngựa. Hai mặt da của trống được kéo căng bằng các sợi mây
từ mặt này tới mặt kia, đây cũng là bộ phận có thể co, dãn tạo sự thay đổi âm săc
của trống. Ngoài ra người ta còn cơm để chat lên mặt trống trước khi diễn để đổi
âm sắc (như trống cơm của người Kinh).
4. Màu âm – tần âm.
Skơ Samphơ có màu âm cao, giòn giã ( như congas, bongos trong bộ gõ
Latin) dùng tô điểm tiết tấu đệm.
5. Kỹ thuật diễn tấu:
Skô Samphô được đặt ngang trên giá đỡ, người chơi dùng tay vỗ vào hai
mặt trống. Có 2 kỹ thuật chủ yếu là vỗ nảy để tạo âm vang giòn giã và đập úp
bàn tay trên mặt trống tạo âm thanh câm.


14
6. Vị trí của đàn Rơneat Đek trong dàn nhạc Pinpeat
Trong dàn nhạc Pinn Peat, Skô Samphô thường mở đầu về tiết tấu và nhịp độ
cho cả dàn nhạc. Trong q trình diễn tấu, nó giữ vai trị dẫn dắt nhịp điệu. Skô
Samphô không thể thiếu trong dàn nhạc Pinn Peat.


15

BÀI 7
TRỐNG SKƠ THUM

1. Giới thiệu sơ lược

Skơ Thum là loại trống lớn dùng trong dàn nhạc Pinn Peat (ngũ âm) của
dân tộc Khmer Nam Bộ. Skô Thum luôn được sử dụng một cặp (2 cái) khi hòa
tấu trong dàn nhạc Pinn Peat.
2. Xếp loại
Skơ Thum là nhạc khí tự thân vang gõ, không thể thiếu trong dàn nhạc
Pinpeat. Đây là nhạc khí gõ (Rơneat) thuộc một trong năm chất liệu để cấu
thành dàn nhạc ngũ âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.
Thân Skơ Thum có kiểu dáng hình hình trụ ở giữa phình to ra, hai đầu
được bịt mặt da. Trống được làm từ gỗ mít hoặc gỗ thốt nốt. Hai mặt trống bịt
bằng da trâu, da bò hay da kỳ đà. Mặt trống có đương kính khoảng 40 cm, thân
trống cao khoảng 50 cm. Để đánh trống, người ta dùng cặp dùi bằng gỗ dài
khoảng 30 cm có đầu trịn. Dùi trống phải được làm bằng gỗ tốt, chắc và nặng
để tạo lực sức nặng cho tiếng trống.
4. Màu âm – tần âm.
Tiếng Skô Thum trầm, khỏe và vang xa. Cặp Skô Thum có độ căng mặt
khác nhau tạo ra 2 âm thanh trầm bổng hòa quyện với nhau.
5. Kỹ thuật diễn tấu:
Trống được đặt đứng nghiêng khi chơi và được cố định vào cột giá đỡ
bằng 1 vòng kim loại ở giữa thân trống. Trước khi chơi, dùi trống được đặt trên
một giá đỡ. Khi diễn tấu, người chơi có 2 tư thế ngồi hoặc quỳ để đánh trống.
6. Vị trí của đàn Skô Thum trong dàn nhạc Pinpeat


16
Trong dàn nhạc Pinn Peat, Skô Thum thường mở màn và kết thúc bằng
một hồi trống dài. Skơ Thum có mặt trong suốt q trình diễn tấu, nó giữ phần
tiết tấu đệm (như kick drum) và là một nhạc khí tạo cao trào hiệu quả cao. Skô
Thum không thể thiếu trong bất cứ dàn nhạc Pinn Peat nào. Trong các dàn nhạc
của các đồn nghệ thuật Khmer cũng phải ln ln có sự góp mặt của Skơ

Thum.


17
BÀI 8
SÁO SROLAI PINPEAT

1. Giới thiệu sơ lược
Qua 2 ngày điền dã tại Sóc Trăng, chúng tơi khơng thấy bất kỳ nhạc khí
hơi nào được chơi trong dàn nhạc. Theo anh Thạch Moly – một người rất am
tường về âm nhạc Khmer ở đây cho rằng tại địa phương các nhạc khí hơi đã bị
thất truyền. Srolai Pinn Peat là nhạc khí thổi hơi duy nhất chúng tơi nhìn thấy
được ở bảo tàng Khmer – Sóc Trăng.
Srolai PinnPeat hay cịn gọi là Srolai Nok là nhạc khí thổi hơi loại dăm
kép của dân tộc Khmer Nam Bộ, nó được chơi chính thức trong dàn nhạc
PinnPeat (ngũ âm).
2. Xếp loại
Srolai PinnPeat là nhạc khí tự thân vang thổi hơi, khơng thể thiếu trong
dàn nhạc Pinpeat. Đây là nhạc khí gõ (Rơneat) thuộc một trong năm chất liệu để
cấu thành dàn nhạc ngũ âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.
Srolai PinnPeat được làm từ loại gỗ quý (thường là lõi gỗ mun) được
khoét rỗng thành dạng ống. Đầu kèn được nối với dăm bằng một đoạn ống nối
(ống thông hơi) bằng đồng.
- Dăm kèn: Được làm bằng lá thốt nốt hoặc tre già gọt mỏng. Dăm kèm có
1 đầu dẹp, một đầu trịn được cột chặt vào ống nối. Dăm kèn có vai trị quan
trọng đặc biệt, nó khơng được q khơ cứng cũng như khơng được quá mềm
mỏng. Dăm kèn phải đảm bảo được sự ngân vang từ đầu đến cuối không được
cắt ngang khi chưa dứt bản nhạc.
- Thân kèn: Có hình ống phình ở giữa và loe 2 đầu. Trên thân kèn được

khoét các lỗ bấm để xác định cao độ. Ống nối được gắn vào thân bằng một loại
sáp để đảm bảo khơng bị hở.
Thân Srolai PinnPeat có đường kính khoảng 2 cm, dài 40 cm. Trên thân
kèn được trạm khắc công phu để trang trí.
4. Màu âm – tần âm.
Màu âm của Srolai PinnPeat rất êm dịu, hòa quyện với các nhạc khí gõ
của dàn nhạc Ngũ âm.


18
- Hàng âm Srolai PinnPeat lớn:

- Hàng âm Srolai PinnPeat nhỏ:

5. Kỹ thuật diễn tấu:
Lúc diễn tấu, người chơi đặt dăm kèn thẳng đứng cắt ngang lưỡi và thổi
để tạo ra âm thanh. Kỹ thuật khó nhất khi diễn tấu Srolai PinnPeat là cách lấy
hơi. Người chơi phải vừa thổi, vừa lấy hơi bằng mũi để làm sao tiếng kèn khơng
bị ngắt khi chưa hết bản nhạc.
Trong q trình diễn tấu, người chơi có thể áp dụng các kỹ thuật điều
khiển lưỡi để tạo ra các âm thanh đặc biệt.
Kỹ thuật diễn tấu Srolai PinnPeat rất khó, địi hỏi phải có sự tập luyện
cơng phu. Đây cúng chính là vấn đề dẫn đến ngày nay cịn rất ít người chơi được
Srolai PinnPeat.
- Cách thổi hơi:
* Lấy hơi – Luyến hơi: Hơi được lấy bằng mũi, chứa trong lồng ngực và
thổi ra từ từ. Trong khi thổi, má phải phùng lên để trọ lực đẩy hơi ra tạo cho
tiếng kèn liền lạc.
* Rung hơi: Là cách thổi hơi lúc mạnh, lúc nhẹ tạo ra âm thanh ngân rung
từng đợt. Kỹ thuật này thường dùng với âm ngân dài tạo cao trào.

* Đánh lưỡi: Đây là kỹ thuật khó, ít được dùng. Người chơi dùng lưỡi
chạm vào dăm kèn trong lúc thổi để tạo ra âm thanh như kỹ thuật tremolo trong
dây gảy.
* Vuốt hơi: Là kỹ thuật dùng hơi mạnh nhẹ để nối một cách liền lạc hai
nốt có quãng xa. Khi chơi Srolai PinnPeat có thể dùng kỹ thuật này luyến 2 nốt
cách nhau tới một quãng tám.
Một nhóm người trẻ đang học chơi Srolai PinnPeat
- Các ngón bấm:
* Ngón láy: Người chơi dùng ngón bấm, thả nhanh một nốt nào đó để
diễn tấu nốt hoa mỹ. Đây là một kỹ thuật rất phổ biến trong diễn tấu Srolai
PinnPeat.
* Ngón vuốt: Nghệ nhân dùng ngón bấm vuốt nhẹ vào các âm nối tiếp tạo
nên tiếng kèn liền mạch (legato).


19
* Ngón rung: Người chơi kết hợp ngón láy rền và đánh lưỡi để tạo nên
hiệu quả vang rền trên âm những nốt ngân dài. Đây cũng là một kỹ thuật rất khó
nên ít được dùng trong diễn tấu Srolai PinnPeat.
6. Vị trí của đàn Srolai PinnPeat trong dàn nhạc Pinpeat
Theo truyền thống, Srolai PinnPeat thường được chơi mở đầu trịng dàn
nhạc Pinn Peat và sau đó làm nền hịa âm trong dàn nhạc.
Ngày nay Srolai PinnPeat còn tham gia trong biên chế của dàn nhạc
Môhôri, dàn nhạc Khmer. Điều đáng tiếc là trong các dàn nhạc ngày càng vắng
bóng Srolai PinnPeat do ngày càng ít người biết sử dụng.


20
BÀI 9
CHẬP CHẢ CHHƯNG


1. Giới thiệu sơ lược
Là nhạc khí gõ của dân tộc Khmer Nam Bộ, nó tương tự như chũm chọe
nhỏ trong nhạc khí của người Kinh.
2. Xếp loại
Chhưng là nhạc khí tự thân vang thổi hơi, khơng thể thiếu trong dàn nhạc
Pinpeat. Đây là nhạc khí gõ (Rôneat) thuộc một trong năm chất liệu để cấu
thành dàn nhạc ngũ âm (gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi).
3. Hình thức và cấu tạo.
Chhưng được chế tác từ hợp kim đồng thau hoặc đồng thiếc, nó gồm 2
chiếc như hai cái đĩa trịn có chóp với đường kính khoảng 17cm – 20cm, ở giữa
chóp có lỗ để buộc dây. Dây buộc nối chóp của 2 chiếc chhưng với nhau có độ
dài khoảng 20cm.
4. Màu âm – tần âm.
Chhưng có âm thanh ngân vang như tiếng chuông, đánh mạnh nghe chói
tai. Chhưng có 2 âm sắc là “Chhấp” và “Chhưng”, 2 âm sắc này được gõ xen kẽ
nhau trong diễn tấu.
5. Kỹ thuật diễn tấu:
Người chơi dùng 2 tay kẹp dây bằng 2 ngón tay ở vị trí chóp của Chhưng,
đập 2 mặt của chúng vào nhau để tạo ra âm thanh.
Muốn có âm “Chhấp”, người ta đập 2 miếng Chhưng vào nhau và giữ
chúng chạm nhau để âm thanh bị ngắt ngay.
Muốn có âm “Chhưng”, người ta đập 2 miếng Chhưng vào nhau và nảy
tách chúng ra ngay để âm thanh ngân vang.
6. Vị trí của đàn Srolai PinnPeat trong dàn nhạc Pinpeat
Chhưng là nhạc khí thường có trong dàn nhạc Pinn Peat và dàn nhạc
Mơhơri, ngồi ra nó còn tham gia vào các dàn nhạc Khmer khác.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×