Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Siêng - Bài Thu Hoạch Lớp Nguồn.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.29 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
cơng bằng, văn minh, thì Phát triển kinh tế tập thể là một trong những phương
thức để khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, là nền tảng quan trọng để đạt
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"; là cơ sở để
"hợp tác" trở thành văn hoá, bản sắc trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; là một
kênh quan trọng để thực hiện các chính sách phát triển văn hố, xã hội bảo đảm
an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại cộng đồng dân cư. Nghị quyết số 20NQ/TW, ngày 16-6-2022, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, “Về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”.
Tại Long An nói chung và huyện Tân Thạnh nói riêng đã và đang xác
định phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên nhiều lĩnh vực đa dạng
ngành nghề bằng việc thành lập các mơ hình kinh tế tập thể như: Chương trình
phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, để thực hiện chương trình đó trên địa bàn huyện thực hiện các mơ hình
lúa ứng dụng cơng nghệ cao. Song song với việc phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là mơ hình kinh tế
tập thể, hình thành các tổ hợp tác kinh tế; hợp tác xã đa dạng nhiều lĩnh vực phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Do đó tơi chọn nội dung chủ đề nghiên cứu: “phát triển, nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể gắn với chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng
cơng nghệ cao ” trong chuyên đề xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường


2

định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong tình
hình mới làm bài viết thu hoạch trong chương trình lớp Bồi dưỡng nguồn quy


hoạch cấp ủy, cấp huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030 (lớp thứ ba). Trong quá trình
tiếp thu bài giảng và nhận thức của Bản thân không tránh khỏi những phần sai
sót kính mong q Thầy, Cơ Ban giám hiệu Trường Chính trị; Ban Tổ chức lớp
cùng quí cấp lãnh đạo xem xét chia sẻ thông cảm. Trân trọng cảm ơn.


3

NỘI DUNG
Một số kiến thức cơ bản về phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
trong tình hình hiện nay tại xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh
1. Phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong tình hình mới
1.1 Thực trạng phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam hiện nay
Lũy kế đến đầu năm 2022, tồn quốc có 27.342 HTX (18.327 HTX nơng
nghiệp, và 9.015 HTX phi nông nghiệp), thu hút gần 6 triệu thành viên tham
gia. Số lượng HTX tăng 16.420 HTX (khoảng 2,5 lần) so với năm 2001, số
thành viên HTX tăng 465.603 người (khoảng 9%) so với năm 2001. Trong giai
đoạn 2001-2021, số lượng HTX thành lập mới là 37.810 HTX, giải thể khoảng
21.390 HTX. Trong đó, giai đoạn 2001-2011 thành lập mới 11.640 HTX, giải
thể 6.080 HTX; giai đoạn 2012-2021 thành lập mới 26.170 HTX, giải thể
15.310 HTX. Có thể thấy, thời gian trở lại đây, từ khi có Luật HTX năm 2012,
số lượng HTX thành lập mới tăng nhanh qua các năm.
Đồng thời, mơ hình này đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững, cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh
tế quốc dân; đóng góp trực tiếp khoảng 4,8%, gián tiếp trên 30% GDP cả nước
trên cơ sở giá trị gia tăng của kinh tế hộ thành viên; thu hút hơn 3 triệu lao
động, tạo hơn 40 nghìn việc làm mới hằng năm. Việc sản xuất, kinh doanh gắn
với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực
phẩm, ký kết hoạt động tiêu thụ sản phẩm dài hạn với doanh nghiệp, thu nhập
của thành viên tăng 36%; tích lũy khoảng 18.600 tỷ đồng lợi nhuận để tái đầu
tư, mở rộng sản xuất; là “hạt nhân” quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã

hội bền vững, xây dựng nơng thơn mới, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảo
đảm an sinh xã hội.


4

1.2. Quan điểm, mục tiêu của Đảng trong phát triển, nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể trong tình hình mới
Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là tất yếu khách quan, có ý nghĩa
chiến lược, lâu dài, là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước,
là thành phần kinh tế quan trọng, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, cùng với kinh tế nhà nước giữ vai trò nền tảng trong nền kinh tếxã hội ở nước ta, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với các tầng lớp nhân dân;
tiếp tục phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn
nông thôn và thành thị, theo phương châm tích cực và vững chắc, xuất phát từ
thực tiễn, tránh duy ý chí, nóng vội, kinh tế tập thể, hợp tác xã giữ vai trị chủ
đạo trong phát triển kinh tế nơng nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật và
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, phát huy vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đồn thể, trong đó có vai trị nịng cốt của
hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam.
*Về mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả,
bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc
dân với nhiều mơ hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và
nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút ngày càng nhiều nơng dân, hộ gia đình,
cá nhân và tổ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc
sống của các thành viên, hộ gia định, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc
đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



5

*Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2030: Cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp
tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên
hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên. Bảo đảm trên 60% tổ chức
kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo
chuỗi giá trị. Có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nơng sản hàng hố
gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp
xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Đến năm 2045: Phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ
chức kinh tế tập thể. Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể,
chất lượng hoạt động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảo
đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75%
tham gia các chuỗi liên kết. Phấn đấu có ít nhất 3 tổ chức kinh tế tập thể nằm
trong bảng xếp hạng 300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh Hợp tác xã
quốc tế (ICA) công nhận. Các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ,
nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
2. Liên hệ thực tiễn tại xã Tân Lập huyện Tân Thạnh trong việc phát
triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể gắn với chương trình phát triển
nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
2.1.Kết quả đạt được: Sản xuất lúa của tỉnh Long An nói chung và địa
bàn xã Tân Lập nói riêng trong thời gian qua thường chịu nhiều áp lực nặng nề
của thiên tai, dịch bệnh như: dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây
lúa, giá cả vật tư nơng nghiệp tăng cao,... Trong bối cảnh đó các ngành, các cấp
không ngừng nỗ lực phấn đấu để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông


6


dân, khắc phục những khó khăn tồn tại trong quy trình sản xuất để góp phần
nâng cao hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp.
Xã Tân Lập có vị trí gần trung tâm thị trấn huyện Tân Thạnh, cơ cấu
ngành nghề đa dạng trong đó dân số làm nghề nơng nghiệp chiếm 87% tổng số
dân tồn xã, cịn lại là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại,
dịch vụ bn bán nhỏ. Số hộ cịn lại làm các nghề phi nông nghiệp khác, nguồn
thu nhập của nhân dân từ sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, dịch
vụ, làm th, bn bán…Nhìn chung tình hình phát kinh tế của địa phương mấy
năm gần đây đã được nâng lên rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện số hộ nghèo giảm còn 3,4%, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày
càng hồn thiện, bộ mặt nơng thơn được đầu tư phát triển theo chương trình xây
dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
Xã Tân Lập là nguồn lực kinh tế chính, thu hút hơn 80% lao động trong
xã. Với định hướng đúng đắn về chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi cây trồng vật
nuôi, gắn liền với phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thơn mới. Từ những
chủ trương chính sách đúng đắn đã tạo cho nơng nghiệp có sự thay đổi căn bản,
người nông dân mạnh dạng đầu tư làm giàu trên mãnh đất của mình, bước đầu
phát huy được thế mạnh về đất đai, điều kiện tự nhiên, lao động. Xã Tân Lập
với tổng diện tích tự nhiên là trên 4.341,58 ha, dân số 8.416 nhân khẩu với
1.892 hộ dân. Xã có diện tích đất trồng lúa với 2.946 ha chiếm 63,14% tổng diện
tích tồn xã. Nơng nghiệp là nguồn lực kinh tế chính, thu hút hơn 80% lao động
trong xã. Qua quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày
31/5/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy khóa VIII “về xây dựng vùng lúa chất
lượng cao giai đoạn 2011 – 2015” và Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 28/03/2016
của Ban Thường vụ Huyện ủy “về tiếp tục xây dựng vùng lúa chất lượng cao
gắn với phát triển ngành nơng nghiệp tồn diện, bền vững theo hướng hiện đại”


7


và chương trình đột phá đại Đại hội X Đảng bộ tỉnh “Chương trình phát triển
nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”đã
mang lại kết quả nhất định. Trong sản xuất, tập quán của người dân đã có thay
đổi tích cực trên một số lĩnh vực như cải tiến phương thức gieo sạ, thay đổi cơ
cấu giống đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đẩy mạnh ứng dụng kỹ
thuật và đầu tư áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp, tạo tiền đề tốt
cho việc xây dựng vùng lúa chất lượng cao theo mơ hình cách đồng lớn, góp
phần nâng sản lượng lương thực hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra. Hiện tại xã
có 03 khu đê bao tương đối hồn chỉnh với diện tích 1.100 ha (trong đó có 600
ha trong đê bao vững chắc trong trạm bơm diện Bằng Lăng), có 4 trạm bơm
điện đang hoạt động với diện tích phục vụ 1.148 ha.
Trong sản xuất nông dân được sự hỗ trợ của Trạm khuyến nông, Trạm
bảo vệ thực vật đã mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho 2.415 lượt nông dân tham gia.
Xây dựng kinh tế tập thể duy trì hoạt động 7 tổ liên kết sản xuất hiện có
250 tổ viên, có 01 Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp hoạt động hiệu quả.
được sự quan tâm hướng dẫn của huyện và sự năng động trong chuyển đổi cây
trồng của địa phương và sự hỗ trợ tận tình của các cơ quan chức năng, sự đồng
thuận cao của Nhân dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn chuyển đổi 405.9 ha đất
trồng lúa sang trồng cây ăn trái các loại gồm: Mít 249 ha, sầu riêng 120 ha,
chanh không hạt 20,4 ha, Dừa 0,5 ha, bưởi 8 ha, nhãn 1,3 ha, mãng cầu 2,7 ha,
vú sữa 3 ha, mai 0.4 ha, bông lài 0.6 ha,.... Bước đầu một số loại cây trồng đã
cho thu hoạch, có hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng lúa như: cây sầu riêng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa
xã đã thành lập thêm 1 hợp tác xã FRESH FRUIT: Hiện UBND xã đã tạo mọi
điều kiện để HTX hoạt động có hiệu quả, kết quả có khả quan nâng chất hơn


8


năm trước, HTX Tân Đồng Tiến đang hoạt động có lợi nhuận, hợp tác xã
FRESH FRUIT được thành lập vào năm 2020 bước đầu chủ yếu hoạt động về
hỗ trợ kỹ thuật cho xã viên về kỹ thuật trồng cây ăn trái. Bên cạnh đó cùng với
việc hình thành hợp tác xã, ở địa phương hiện nay quan tâm đến chất lượng
hiệu quả cây ăn trái để đạt tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu ổn định, hướng dẫn
nông dân đăng ký quy trình sản xuất theo VietGap, GlobalGap và quy trình
sản xuất gắn với mã số vùng trồng. Hiện nay xã Tân Lập được cấp 2 mã số
vùng trồng trên cây sầu riêng 2 mã số vùng trồng đang vận hành có hiệu quả,
hướng tới tiếp tục đề nghị Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cấp thêm 3 mã
số vùng trồng, việc cấp mã số vùng trồng cho nông sản tạo điều kiện cho nông
sản sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường chính ngạch góp phần tăng lợi
nhuận cho nông dân tham gia sản xuất. Đây là lợi thế lớn trong sản xuất nằm
trong phát triển kinh tế tập thể hiện nay.
Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, kết hợp cải thiện công tác tổ chức
quản lý với ứng dụng công nghệ cao nhằm phát triển tồn diện theo hướng sản
xuất hàng hóa quy mơ lớn, giá trị cao, thân thiện với mơi trường, thích ứng với
biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu thực hiện đề án tái cơ cấu nghành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn.
Theo đánh giá của các thành viên ban chỉ đạo, nhìn chung, việc triển khai
Đề án phát triển nông nghiệp ƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp
bước đầu đạt kết quả khả quan, xác định cụ thể vùng đề án để tập trung đầu tư.
Công tác thơng tin, tun truyền tạo chuyển biến tích cực trong nhân dân về
tầm quan trọng của việc sản xuất sạch, nâng cao năng suất, chất lượng nông
sản, hiệu quả kinh tế, nhất là sản xuất theo chuỗi giá trị, theo hướng hình thành
các hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp, liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm.


9


2.2. Hạn chế, bất cập:
Phần lớn tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã có quy mơ nhỏ, sức cạnh tranh
yếu, hạn chế về khả năng huy động nguồn lực từ thị trường để đầu tư sản xuất,
kinh doanh. Năng lực nội tại, trong đó có năng lực tài chính của các hợp tác xã
cịn hạn chế, chủ yếu dựa vào vốn tự có, chưa tiếp cận được vốn vay từ các tổ
chức tín dụng.
Cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã còn nhiều bất cập;
sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, hội quần chúng trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã còn thiếu chặt
chẽ, chưa hiệu quả.
Niềm tin của các thành viên với sự hoạt động và phát triển của hợp tác xã
chưa cao. Các hợp tác xã thường gặp khó khăn trong việc kết nối đầu ra cho sản
phẩm. Việc quản trị kinh doanh còn nhiều hạn chế, khó tiếp cận với các nguồn
vốn hỗ trợ như hợp tác xã FRESH FRUIT không chủ động trong việc làm thủ
tục hồ sơ đất đai từ cá nhân sang HTX để được đầu tư nhà kho, bãi sơ chế
nguyên liệu nông sản (trái cây), việc này Sở Nông nghiệp có văn bản nhắc nhỡ
huyện, xã. Đa số thành viên quản trị hợp tác xã đã nhiều tuổi, khó tiếp cận công
nghệ thông tin trong xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển
mạnh mẽ như hiện nay. Ngoài ra, kỹ năng quản lý của hội đồng quản trị trong
các hợp tác xã còn hạn chế.
Kết quả thực hiện chương trình cịn chậm so với u cầu đặt ra, nhất là sự
phối hợp của các ngành, địa phương, hội, đồn thể trong việc thơng tin, tun
truyền quan điểm, chủ trương, nghị quyết đến người dân, một số mơ hình trình
diễn sản xuất ƯDCNC khi nhân rộng gặp khó khăn do tỷ lệ vốn đối ứng của


10

người dân trong các mơ hình cao, chưa có chính sách khuyến khích riêng để

thực hiện chương trình...
2.3.Những ngun nhân: Do nhận thức của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng,
chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, vị trí, vai trị của kinh
tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ,
thiếu thống nhất, còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mơ hình hợp tác
xã thời kỳ bao cấp; hồi nghi về sự thành cơng của kinh tế tập thể. Việc lãnh
đạo, chỉ đạo của nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền cịn hình thức, chưa thực sự
quan tâm, thiếu quyết liệt. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết
hiệu quả chưa cao. Việc tổng kết lý luận và thực tiễn về kinh tế tập thể, hợp tác
xã chưa kịp thời; khung khổ pháp lý trong đó có Luật Hợp tác xã cịn nhiều
vướng mắc, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho
kinh tế tập thể tuy nhiều nhưng dàn trải, phân tán, chủ yếu là lồng ghép, thiếu
tập trung, chưa thống nhất, thiếu nguồn lực hoặc khơng khả thi. Đánh giá về
hiệu quả và đóng góp của kinh tế tập thể trong nền kinh tế chưa đầy đủ dẫn đến
hạ thấp vai trị, vị trí của thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân.
Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể thiếu thống nhất, một số nơi
buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu; thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về
kinh tế tập thể chưa thường xuyên. Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
chưa được kiện tồn, cịn nhiều bất cập, khơng thống nhất, thiếu chặt chẽ, phân
tán, chưa hiệu quả. Đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn yếu, chưa được đào tạo
chuyên sâu. Một số hợp tác xã chưa tuân thủ nguyên tắc hoạt động theo quy
định của pháp luật; thành viên hợp tác xã vẫn còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm hoặc
trông chờ hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác do ảnh hưởng của phương thức sản
xuất, hình thái sản xuất kinh tế tập thể, hợp tác xã kiểu củ. Vai trò, chức năng,


11

phương thức hoạt động của một số cơ quan trong hệ thống chính trị cịn chậm
đổi mới, chuyển đổi số còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
2.4. Giải pháp trong việc phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập
thể trong điều kiện hiên nay.
Qua nghiên cứu chuyên đề, tiếp thu bài của của báo cáo viên. Trên cơ sở
thực tế của địa phương với vai trò là thành viên của cấp ủy ở cơ sơ. Để xây
dựng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong điều kiện hiên nay.
Tôi quan tâm một số nhiệm vụ giải pháp sau đây:
Tập trung xây dựng các mơ hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã gắn với
chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của quốc gia, địa phương, chương trình
OCOP...; mở rộng quy mơ thành viên. Hợp tác xã tập trung phát triển và cung
ứng các dịch vụ phục vụ thành viên, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế
biến, tiêu thụ; bảo đảm lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân về bản chất, cơ chế
hoạt động, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, làm thay đổi nhận thức của cán bộ đảng viên và
nhân dân phát triển kinh tế tập thể, nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng thị
trường xuất khẩu.
Tạo điều kiện cho hợp tác xã tham gia thực hiện các chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Xây dựng mơ hình hợp tác xã và tổng
kết mơ hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
theo chuỗi giá trị, chương trình sản phẩm OCOP…Chương trình mục tiêu quốc


12

gia xây dựng xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới đúng thức chất đáp ứng
yêu cầu nguyện vọng chính đán của Nhân dân theo phương châm “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” ở khu vực nông thôn hiện nay.
KẾT LUẬN

Con đường phát triển kinh tế của đất nước ta trong những năm tới phải
dựa trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, cùng liên
kết và hỗ trợ nhau để không ngừng tạo ra sự tăng trưởng của từng thành phần
và tăng trưởng chung của toàn xã hội. Trong sự phát triển đó, kinh tế tập thể là
một bộ phận quan trọng, hình thành và phát triển dựa trên nền tảng sở hữu tập
thể, được bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển và gắn kết chặt chẽ với
các thành phần kinh tế khác. Trong sự gắn kết đó, kinh tế tập thể sẽ tạo cơ hội
để người nông dân, người sản xuất nhỏ và mọi cá thể trong xã hội tiếp cận với
thị trường, tham gia đóng góp vào sự phát triển, tăng trưởng chung của nền kinh
tế. Kinh tế tập thể với các tổ chức kinh tế hợp tác là mơ hình kinh tế của nhân
dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích nhân dân, là con đường để đưa nhân dân
đến gần hơn với lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Phát triển mạnh mẽ
kinh tế tập thể, các tổ chức kinh tế hợp tác chính là phát huy sức mạnh tổng hợp
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến
mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mong muốn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


13

1. Tài liệu lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn quy hoạch cấp uỷ cấp huyện nhiệm
kỳ 2025-2030.
2. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2022
của xã Tân Lập.
3. Nghị quyết về xây dựng vùng lúa chất lượng cao huyện Tân Thạnh.
4. Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao gắn với tái
cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Long An.
5. Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16-6-2022. Hội nghị Trung ương 5 khoá

XIII “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
trong giai đoạn mới”.



×