Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tiểu luận cao học đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.72 KB, 42 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa
Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
Chủ nghĩa xã hội
Giáo dục và Đào tạo
Khoa học và công nghệ
Khoa học và kỹ thuật
Kinh tế tri thức
Kinh tế - xã hội

Viết tắt
CNH, HĐH
CNXH
GD&ĐT
KH&CN
KH&KT
KTTT
KT-XH

Liên Hiệp hội
Mặt trận Tổ quốc
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

LHH
MTTQ
UBND
XHCN

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...............................................................................................1




B. NỘI DUNG............................................................................................4
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRI THỨC........4
1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................4
1.2. Nguyên tắc, nội dung, phương thức đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với cơng tác vận động trí thức......................................................7
Chương 2. ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC HIỆN NAY - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM......................................................12
2.1. Thực trạng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận
động trí thức................................................................................................12
2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm.........................................21
Chương 3. NHỮNG MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC ĐẾN NĂM 2025...........................23
3.1. Mục tiêu và yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với cơng tác vận động trí thức đến năm 2025.............................................23
3.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác vận động trí thức thời gian tới..........................................24
C. KẾT LUẬN.........................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................32


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ
trí tuệ của một quốc gia và có vai trị quan trọng trong cơng cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cho thấy rằng: ở thời nào cũng vậy, sự hưng thịnh của

đất nước tùy thuộc phần lớn vào việc coi trọng và sử dụng đội ngũ trí thức như
thế nào. Cách đây hơn năm thế kỷ, trong bài Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3(1942),Thân Nhân Trung đã nêu bật
được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với sự hưng thịnh của đất nước:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh
mà hưng thịnh, ngun khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế
vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ
sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết [137].
Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về sự tụt hậu ngày
càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) để từng bước vượt qua thách thức đó.
Đội ngũ trí thức với đặc thù lao động của mình có vai trị quan trọng, có ý nghĩa
rất quan trọng. Khơng có đội ngũ trí thức đủ mạnh thì khơng thể tiến hành
CNH, HĐH đất nước, khơng thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
(CNXH).
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thế lực thù địch với chiến lược
“diễn biến hịa bình” đang tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng
nước ta, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ dân với Đảng, đặc biệt chúng
tập trung lơi kéo, lợi dụng trí thức nhằm hạ thấp, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của
1


Đảng. Tình hình đó địi hỏi chúng ta phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với cơng tác dân vận nói chung và cơng tác vận động trí thức nói
riêng. Ngày 03/6/2013, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI, đã ra Nghị quyết số 25- NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết đã
nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất của cơng tác dân vận trong tình hình mới, tăng
cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận để củng cố
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân

tộc, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận động trí thức là bộ phận trong công tác dân vận,
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức góp phần tăng
cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình
hình mới là u cầu bức thiết. Do đó, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới nội
dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đang
đặt ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu, làm sang tỏ
thêm.
Xuất phát từ cách nhìn nhận, tiếp cận đó; từ yêu cầu nhiệm vụ, thực tiễn
công tác của bản thân, Tôi lựa chọn đề tài: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với cơng tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu
luận.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác vận động trí thức, đề xuất phương hướng, mục tiêu và
giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động trí
thức đến năm 2025.
2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng
tác vận động trí thức;
- Đánh giá thực trạng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận
động trí thức, nêu ngun nhân và rút ra những kinh nghiệm;
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với cơng tác vận động trí thức thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với cơng tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trí thức và
cơng tác vận động trí thức; nghiên cứu thực trạng đổi mới nội dung, phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động trí thức từ năm 1986 đến nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận

3


Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam về trí thức và cơng tác vận động trí thức.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin đồng thời
sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp và
nghiên cứu tài liệu.
5. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận ngoài mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thi có ba phần:
Phần mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu;
đối tượng và phạm vi nghiên cứu; cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; kết
cấu của tiểu luận.
Phần nội dung gồm ba phần, cụ thể:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
cơng tác vận động trí thức;
Chương 2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí
thức hiện nay – Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm;
Chương 3. Những mục tiêu, yêu cầu và những giải pháp chủ yếu tiếp tục

đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động trí thức đến năm 2025.

4


B. NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRI THỨC

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm trí thức
Thuật ngữ “trí thức” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Intelligentia” nghĩa là
sự hiểu biết, nhận thức, kiến thức. Từ chữ “Intelligens” nghĩa là thơng minh, trí
tuệ, có nhận thức hiểu biết, suy nghĩ. Theo một số nhà nghiên cứu, thuật ngữ trí
thức được dùng nhiều vào những năm nửa sau thế kỷ XIX để biểu thị một lực
lượng xã hội gồm những người có học thức.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra sự nhìn nhận về người trí thức và giới
trí thức: Giới trí thức tham gia các hoạt động xã hội với tư cách là “thuộc tính
chung của những sinh vật có trí tuệ”. Theo C.Mác, người trí thức là người sáng
tạo tinh thần, sản xuất tinh thần, là bộ phận tinh hoa của xã hội. Trí thức là một
tầng lớp xã hội đặc biệt chuyên lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn, đại
diện cho trí tuệ đương thời mà xã hội đạt được. Họ là những người sáng tạo, phổ
biến và vận dụng tri thức vào đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển văn
hóa và tiến bộ xã hội. V.I. Lênin, khi bàn về trí thức đã khẳng định: “Trí thức
bao hàm khơng những chỉ các nhà trước tác mà thơi, mà cịn bao hàm tất cả mọi
người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu
của lao động trí óc”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm trí thức thì phải có tri thức. Tri thức là
sự hiểu biết, có hiểu biết và điều quan trọng là phải đem tri thức đó phục vụ cho

nhân dân, cho xã hội, qua đó góp phần cải tạo thực tiễn và nâng cao đời sống
5


vật chất và tinh thần của xã hội. Nhìn chung, trong nhiều định nghĩa về trí thức
ta thấy có hai dấu hiệu cơ bản:
- Có trình độ học vấn cao.
- Lao động trí óc có chun mơn cao.
Ngồi tiêu chuẩn về trình độ học vấn cao, người trí thức cần phải có tinh
thần sáng tạo và tiêu chuẩn đạo đức.
Kế thừa và phát triển quan niệm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về trí thức, Nghị quyết số 27- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan niệm về trí thức
Việt Nam như sau: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học
vấn cao về lĩnh vực chun mơn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng
tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật
chất có giá trị đối với xã hội”.
1.1.2. Khái niệm công tác vận động trí thức
Vận động trí thức là một bộ phận không thể tách rời công tác dân vận của
Đảng. Theo Từ điển tiếng Việt, “vận động” có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là hiện
tượng vật thể không ngừng thay đổi vị trí trong quan hệ với các vật thể khác.
Nghĩa thứ hai là tuyên truyền, giải thích, động viên làm cho người khác (hoặc
một nhóm đối tượng) tự nguyện làm việc gì. Hiểu theo nghĩa thứ hai, vận động
trí thức là cơng việc nhằm tun truyền, giải thích, động viên trí thức để họ tự
nguyện tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Từ điển tiếng Việt, “cơng
tác” là cơng việc của nhà nước hoặc của đồn thể .

6



Cơng tác vận động trí thức là một bộ phận quan trọng trong công tác
dân vận; là hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị xã hội các cấp trong xây dựng chủ trương, chính sách và tuyên truyền,
thuyết phục, hướng dẫn, tập hợp, đoàn kết, cổ vũ, động viên, phát huy vai trị,
tài năng trí tuệ của đội ngũ trí thức góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cách mạng, xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.1.3. Khái niệm Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Lãnh đạo” là dẫn dắt, tổ chức phong trào
theo đường lối cụ thể; “ lãnh đạo” còn dùng để chỉ các cơ quan lãnh đạo, gồm
những người có khả năng tổ chức, dẫn dắt phong trào [147, tr. 979 ]. Đảng lãnh
đạo là một khái niệm được các nhà kinh điển Mác - Lênin nêu ra vào những
năm cuối của thế kỷ XIX, đánh dấu sự trưởng thành về mặt tổ chức với sự ra đời
các đảng của giai cấp công nhân, lực lượng tiên phong thực hiện sứ mệnh lịch
sử lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng
một xã hội mới tiến bộ vì con người, khơng cịn bóc lột, áp bức, bất cơng.
Từ những căn cứ khoa học nêu trên, có thể hiểu: Đảng lãnh đạo cơng tác
vận động trí thức là toàn bộ hoạt động của Đảng từ việc đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách vận động trí thức nhằm đồn kết tập hợp, xây dựng và phát
huy vai trị của đội ngũ trí thức trong xây dựng và bảo vệ bảo vệ Tổ quốc.
1.1.4. Khái niệm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận
động trí thức
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “đổi mới” là thay đổi hoặc làm cho thay đổi
tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước: Đổi mới cách làm ăn; cuộc sống có đổi mới
[147, tr.657].
7


Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trước

hết là đổi mới nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và phát huy
vai trị của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hai là
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động trí thức
bằng một hệquan hệ giữa Đảng và Nhà nước về công tác vận động trí thức; đổi
mới hệ thống về phương pháp tiếp cận trí thức và phong cách lãnh đạo của Đảng
đối với vận động trí thức.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay là toàn bộ các hoạt
động của Đảng, trực tiếp là các cấp ủy đảng, của các tổ chức đảng trong bộ
máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và đội ngũ cán
bộ, đảng viên làm thay đổi một phần hoặc thay đổi một số nội dung, phương
thức lãnh đạo cơng tác vận động trí thức để cơng tác vận động trí thức ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn.
1.2. Nguyên tắc, nội dung, phương thức đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác vận động trí thức
1.2.1. Nguyên tắc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận
động trí thức
Một là, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) đã xác định: Xây dựng đội
ngũ trí thức lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí
thức các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, tạo sự gắn bó vững chắc giữa
Ðảng và Nhà nước với trí thức, giữa trí thức với Ðảng và Nhà nước, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh cơng - nơng - trí. Đổi
mới khơng phải là thay đổi mục tiêu trên, mà làm cho mục tiêu ấy được thực
hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về trí thức, bằng những hình
thức, bước đi và biện pháp phù hợp.
8


Hai là, Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động trí thức

trước hết phải lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Đổi mới là nhằm loại bỏ
những quan niệm sai lầm, khắc phục những biện pháp lạc hậu, lỗi thời về vận
động trí thức, vận dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lý của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy vai trị của đội
ngũ trí thức trong hồn cảnh mới, chứ khơng phải xa rời những nguyên lý ấy.
Ba là, Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động trí thức
là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước,
vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức xã hội…để phát huy
tiềm năng, trí tuệ của trí thức, tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ trí thức cống
hiến và trưởng thành.
Bốn là, Sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng, đối với đội
ngũ trí thức là tất yếu. Những khuynh hướng phủ nhận hoặc hạ thấp sự lãnh đạo
của Đảng đều phải phê phán. Tuy nhiên, bản thân Đảng cũng cần khơng ngừng
hồn thiện, nâng cao sức chiến đấu, lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến tư vấn,
phản biện của trí thức về những khuyết điểm trong q trình lãnh đạo cũng như
trong cơng tác vận động trí thức.
Năm là, phát huy quyền dân chủ, khuyến khích tự do lao động sáng tạo
của trí thức trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Dân chủ phải đi đôi
với tập trung, với kỷ cương, với pháp luật và với ý thức trách nhiệm công dân.
Sáu là, khoa học không phân định ranh giới quốc gia nhưng nhà khoa học
chân chính phải có tổ quốc, phải hướng về tổ quốc. Đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đối với cơng tác vận động trí thức là nhằm đồn kết tập hợp đội ngũ trí
thức trong và ngoài nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại
góp phần thúc đẩy, đưa đất nước phát triển, hội nhập với khu vực và quốc tế.
9


1.2.2. Đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động
trí thức

Đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động trí thức
bao gồm các vấn đề sau đây:
Một là, tiếp tục đổi mới nhận thức, quan điểm, chủ trương, chính sách
của Đảng về cơng tác vận động trí thức.
Đổi mới tư duy của Đảng về trí thức và cơng tác vận động trí thức trong
giai đoạn mới, trước hết là bỏ tư duy cũ, định kiến hẹp hịi với trí thức, coi trí
thức thuộc tầng lớp tiểu tư sản, đặc biệt cần xóa bỏ phân biệt trí thức cũ, trí thức
mới, nhìn nhận, đánh giá khách quan, tồn diện, chân thành với những trí thức
dám nói thẳng, nói thật và những trí thức có ý kiến khác.
Hai là, đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong xây
dựng chính sách, pháp luật về xây dựng, phát huy đội ngũ trí thức và quản lý
nhà nước theo pháp luật về cơng tác vận động trí thức.
Trong q trình đổi mới sự lãnh đạo đối với công tác vận động trí thức,
Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết chuyên đề về tri thức. Nhà
nước thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật và tổ
chức thực hiện các chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực (giáo dục - đào tạo,
khoa học - cơng nghệ, văn hóa - văn nghệ, chính sách đối với trí thức Việt kiều)
để tạo động lực cho trí thức phát huy năng lực sáng tạo, để chủ trương của Đảng
vào cuộc sống.
Ba là, đổi mới nội dung lãnh đạo trong xây dựng tổ chức, bộ máy của trí
thức và cán bộ chun trách làm cơng tác vận động trí thức.

10


Trung ương Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng phân cơng cán bộ có đủ
phẩm chất, năng lực giữ trọng trách trong các cơ quan khoa học, cơ quan tham
mưu xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật về trí thức; lãnh đạo xây dựng,
củng cố cơ quan, tổ chức của trí thức.
Bốn là, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền,

thuyết phục, cổ vũ, động viên trí thức thực hiện đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đổi mới hình thức thơng tin, tiếp cận để gần gũi trí thức, tăng cường gặp
gỡ, đối thoại trực tiếp để có quan hệ mật thiết giữa các cấp lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước với trí thức; đồng thời phát huy ảnh hưởng của những trí thức lớn,
có uy tín cao đến bộ phận đơng đảo cịn lại của đội ngũ trí thức.
Năm là, đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng, chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức.
Tiếp tục quán triệt và làm rõ thêm các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo quốc gia. Coi giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng để đào tạo xây
dựng đội ngũ trí thức. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
để đổi mới quản lý của cơ quan, tổ chức giáo dục - đào tạo. Phát huy vai trị của
gia đình, cộng đồng xã hội đối với giáo dục - đào tạo; đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp giảng dạy các bậc học, ngành học.
Sáu là, đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng đối với việc tạo lập môi
trường, điều kiện hoạt động khoa học thuận lợi cho trí thức lao động, cống hiến
Một trong những điều kiện quan trọng nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo
của đội ngũ trí thức là môi trường làm việc thuận lợi, phát huy quyền tự do sáng
11


tạo của đội ngũ trí thức, tạo điều kiện để những người làm công tác khoa học và
công nghệ tiếp cận những vấn đề mới của khoa học và công nghệ thế giới, phát
huy tài năng, giải quyết những vấn đề đặt ra của đất nước. Tiếp tục đổi mới cơ
chế, chính sách quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học các dự án, các cơng
trình, đề tài nghiên cứu khoa học, công khai dân chủ, hướng đến sản phẩm cuối
cùng.
1.2.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận
động trí thức

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận động trí
thức thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, đổi mới việc ban hành chủ trương, nghị quyết và các định hướng
chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước về trí thức và vận động trí thức
Đổi mới việc ban hành chủ trương, nghị quyết và các định hướng chính
sách, pháp luật và quản lý nhà nước về trí thức và vận động trí thức theo hướng:
các cấp bộ đảng, nhất là người đứng đầu, phải sâu sát cơ sở để nắm được yêu
cầu, nguyện vọng của đa số trí thức, từ đó xây dựng và ban hành các quyết định
lãnh đạo cơng tác vận động trí thức.
Hai là, đổi mới hình thức tun truyền, vận động trí thức theo hướng mở
rộng dân chủ, tơn trọng, lắng nghe trí thức; thẳng thắn, chân thành với trí thức
Có hình thức tổ chức phù hợp trong tuyên truyền, vận động trí thức. Cách
tổ chức nghiên cứu, quán triệt chủ trương, nghị quyết khác với tổ chức thơng tin
tình hình trong nước, quốc tế; tình hình chính trị, kinh tế, xã hội…

12


Ba là, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chính quyền
các cấp trong cơng tác vận động trí thức
Q trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,
phải phù hợp với Hiến pháp, xác định trách nhiệm của Đảng cầm quyền. Đảng
lãnh đạo, kiểm tra các cơ quan của Nhà nước thể chế hóa đúng quan điểm, chủ
trương của Đảng về xây dựng, phát huy đội ngũ trí thức thành Hiến pháp, pháp
luật và các chính sách để chuyển tải quan điểm, chủ trương của Đảng vào cuộc
sống bảo đảm có hiệu lực, hiệu quả nhất.
Bốn là, đổi mới công tác tổ chức, cán bộ của Đảng trong vận động trí
thức
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bằng công tác tổ chức, cán bộ
của Đảng trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp khoa học,

trong các tổ chức và các hội nghề nghiệp của trí thức nhằm xây dựng một đội
ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có
năng lực chun mơn giỏi, có tinh thần say mê nghiên cứu, có năng lực thể chế
hóa, vận dụng đúng đắn, kịp thời quan điểm, đường lối của Đảng về trí thức và
cơng tác vận động trí thức; có khả năng quy tụ trí thức.
Năm là, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với Mặt trận Tổ quốc và
các đồn thể chính trị trong việc phối hợp nâng cao hiệu quả cơng tác vận
động trí thức
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ
quốc và các đồn thể chính trị - xã hội. Nâng cao chất lượng định hướng chính
trị, định hướng nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính
trị - xã hội trong từng thời kỳ.

13


Sáu là, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong việc thực hiện
các chủ trương, nghị quyết, chính sách đối với trí thức và cơng tác vận động trí
thức
Thực hiện kiểm tra giám sát từ khâu tổ chức thực hiện chủ trương, chính
sách. Coi trọng đơn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết kịp thời việc thực hiện các
nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước
về trí thức và vận động trí thức. Cần tổ chức kiểm tra, giám sát chung, tổng thể
và kiểm tra, giám sát chuyên đề để nắm chắc tình hình, có thêm cơ sở đánh giá,
sơ kết… Thông qua kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để đôn
đốc, chỉ đạo, phê bình những nơi triển khai yếu, kết quả thấp và biểu dương,
nhân rộng những nơi thực hiện đạt hiệu quả cao.

Chương 2.
ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠOCỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CƠNG TÁC VẬN ĐỘNG

TRÍ THỨC HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH
NGHIỆM
2.1. Thực trạng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác vận
động trí thức
2.1.1. Những ưu điểm
* Những ưu điểm trong đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng

14


Một là, đã có những đổi mới trong nhận thức, quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng về cơng tác vận động trí thức và đổi mới việc tổ chức thực
hiện các chủ trương, chính sách đó
Cùng với q trình đổi mới đất nước, Đảng đã từng bước đổi mới nhận
thức, quan điểm, chủ trương … của Đảng đối với cơng tác vận động trí thức.
Điều đó thể hiện quan Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII,VIII,IX,
X, XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) và trong các nghị quyết, kết
luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội lần thứ VI (1986)) của Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là “cột
mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân
dân ta”. Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã chính thức thơng qua đường lối đổi
mới tồn diện nền kinh tế - chính trị của xã hội. Vấn đề trí thức và khoa học kỹ
thuật KHKT được thực sự mở ra với những luận điểm mới. Lần đầu tiên Văn
kiện Đại hội VI khẳng định: “Khoa học, kỹ thuật là một động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế và xã hội.”và “Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là đánh giá
đúng năng lực”.
Hai là, đã có những đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với Nhà
nước trong q trình xây dựng chính sách, pháp luật về cơng tác vận động trí
thức và quản lý nhà nước theo pháp luật về công tác vận động trí thức

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là tất yếu khách quan, là tiền đề
và điều kiện để Nhà nước giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa, bản chất của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của mình. Trong những năm đổi mới, Đảng
ln củng cố, giữ vững vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, nắm chắc vai trị cầm
quyền của mình - cầm quyền vì lợi ích của nhân dân.

15


Ba là, đã có những đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong xây
dựng tổ chức, bộ máy, cán bộ chun trách làm cơng tác vận động trí thức
Nhìn chung, trình độ học vấn và trí tuệ của các cán bộ chủ chốt ở các cấp
chí ít cần bằng hoặc trội hơn, nhất là về lý luận chính trị, các khoa học lãnh đạo,
quản lý so với trình độ chung của bộ phận trí thức mà họ được trực tiếp phân
công đảm nhiệm trong công tác vận động trí thức. Đó vừa là nhận thức, vừa là
kinh nghiệm thực tiễn rất cần chú trọng trong công tác này.
Bốn là, đã có những đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư
tưởng, công tác tuyên truyền, thuyết phục, cổ vũ, động viên trí thức thực hiện
đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Q trình đổi mới cơng tác tư tưởng của Đảng thể hiện qua các Nghị
quyết số 07-NQ/TW, ngày 24 - 8 - 1989 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VI “Một số vấn đề cấp bách về cơng tác tư tưởng trước tình hình trong
nước và quốc tế hiện nay”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa IX số 16-NQ/TW, ngày 18 - 3 - 2002 “về nhiệm vụ chủ yếu
của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” và một số nghị quyết của Bộ
Chính trị về cơng tác tư tưởng, công tác lý luận đã thể hiện sự đổi mới, chú
trọng cơng tác tư tưởng đối với trí thức.
Năm là, đã có những đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng, chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức
Đảng đã đổi mới tư duy về giáo dục và đào tạo để xây dựng đội ngũ trí

thức. Đổi mới GD&ĐT là đường lối xuyên suốt của Đảng. Đã có nhiều nghị
quyết, chỉ thị về GD&ĐT quan trọng được ban hành và đi vào cuộc sống. Từ
năm 1986, yêu cầu của đổi mới đất nước là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phát triển khoa học và công nghệ, song giáo dục và đào tạo phải trở thành
16


điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa những mục tiêu của khoa học và cơng
nghệ.
Sáu là, đã có những đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và
các lực lượng xã hội trong việc tạo lập môi trường, điều kiện hoạt động khoa
học thuận lợi cho các tập thể trí thức lao động, cống hiến
Phát triển kinh tế thị trường trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa
học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết
là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực
nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát
triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cơng nghệ
cao, có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức. Phát huy và sử dụng có hiệu
quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức
của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế thị trường đến
năm 2020 [51, tr. 220-221].
Bảy là, đã có những đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các
đồn thể chính tri - xã hội trong việc tập hợp, đồn kết trí thức trong khối đại
đồn kết toàn dân tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Đảng đổi mới lãnh đạo Đảng đoàn MTTQ Việt Nam và các đồn thể
chính trị - xã hội quán triệt sâu sắc, nắm vững và gương mẫu thực hiện các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng về công tác vận động trí thức theo chức năng, nhiệm vụ
của bộ, ngành, mặt trận và các đoàn thể bằng chương trình, kế hoạch, giải pháp
cụ thể; Chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận và nhiệm vụ cơng tác vận

động trí thức của bộ, ngành, Mặt trận và các đoàn thể.
* Những ưu điểm trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
17


Một là, đã có những đổi mới việc ban hành chủ trương, nghị quyết và các
định hướng chính sách lớn về trí thức và cơng tác vận động trí thức
Khác với trước đây, việc ban hành nghị quyết được đưa vào chương trình
kế hoạch tồn khóa của các kỳ Đại hội Đảng và được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo,
chứ không phải theo từng vụ việc, từng vấn đề như trước. Ví dụ như khi ban
hành Nghị quyết số 27 - NQ/TW, theo chương trình tồn khóa của Ban Chấp
hành Trung ương, Hội nghị Trung ương 7 sẽ bàn và ra Nghị quyết về ''Phát triển
giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ gắn với đội ngũ trí thức trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế”.
Hai là, đã có những đổi mới hoạt động của Đảng trong chỉ đạo xây dựng
chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước về công tác vận động trí thức.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là tất yếu khách quan, là tiền đề
và điều kiện để Nhà nước giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa, bản chất của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của mình. Nội dung chủ yếu sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức là Đảng đề ra
đường lối, chủ trương đúng đắn để xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí
thức.
Ba là, đã có những đổi mới công tác tư tưởng của Đảng trong tuyên
truyền, thuyết phục, cổ vũ, động viên trí thức thực hiện đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước
Cơng tác tư tưởng góp phần trực tiếp và thiết thực trong việc tuyên truyền
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo sự
đồng thuận trong tồn xã hội và đội ngũ trí thức để mang lại hiệu quả thiết thực
trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
đối ngoại... Trí thức vừa là đối tượng vừa là chủ thể có điều kiện, ưu thế để làm

18



×