NỘI DUNG CHUẨN BỊ MÔN LÃNH ĐẠO – NHÓM 4S ONLINE
Câu 1: Phân biệt lãnh đạo phương Đông và lãnh đạo phương Tây
Lãnh đạo Phương Đông
Lãnh đạo Phương Tây
Đặc trưng con người, xã hội: con người
châu Á nhỏ bé, xã hội ít phát triển, ảnh
hưởng văn hóa đạo Phật nên phong cách
lãnh đạo quan liêu, mang tính mệnh lệnh
Đặc trưng con người, xã hội: xã hội phát
triển, con người tầm vóc to hơn, tôn trọng
tính dân chủ, khai thác yếu tố con người 1
cách mạnh mẽ nên phong cách lãnh đạo
theo xu hướng dân chủ
Tầm nhìn: ngắn hạn, chủ yếu là dùng mẹo, Tầm nhìn: ngắn hạn
thành công phần nhiều là do thời cơ không
phải do năng lực, thiên về phát triển các
lĩnh vực sản xuất
Văn hóa, chính trị: các nhà lãnh đạo Văn hóa, chính trị: các nhà lãnh đạo
phương Đông thường bị động, ham muốn phương Tây thì chủ động sáng tạo hơn,
vừa phải, không có sẵn quan điểm, chờ ý năng động hơn trong công việc
kiến của người khác rồi mới bật ra
Phong cách lãnh đạo: cái tôi nhiều hơn là Phong cách lãnh đạo: dựa vào trí tuệ tập
dựa vào trí tuệ tập thể, trách nhiệm quyền thể, trách nhiệm có trước quyền hạn có sau
hạn không rõ ràng
Tóm lại: nên vận dụng linh hoạt cả VH lãnh đạo của phương Đông và phương Tây để
mọi thứ được vận hành hài hòa
Câu 2: Phân biệt giống, khác nhau giữa phát triển năng lực lãnh đạo và phát huy
năng lực lãnh đạo
- Định nghĩa: Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó người lao động
tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
- Vai trò của lãnh đạo:
Phát triển “Tầm nhìn” và chia sẻ tầm nhìn
Cam kết đạt mục tiêu, giá trị, chuẩn mực
Nhận thức được những thách thức và ảnh hưởng của chúng và đưa ra được quyết
định ứng phó
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động và kết quả của tổ chức
Lãnh đạo và động viên để xây dựng văn hoá tổ chức phù hợp
Giao quyền cho cấp dưới
Là tấm gương có ảnh hưởng mạnh đến cấp dưới
1
Linh hoạt, điều chỉnh hành vi nhằm đạt mục tiêu, thích ứng để đáp lại những thay
đổi của tình huống và môi trường
Sử dụng kỹ năng và khả năng của nhân viên phù hợp với nhiệm vụ và trách nhiệm
của họ
Tạo niềm tin và truyền nhiệt huyết, cảm hứng
Động viên, khuyến khích
Phát triển nhân viên
Công nhận thành tích và khen ngợi
Kiên định đối với những quyết định đúng dù có áp lực
- Theo Maxwell đã chỉ ra 5 mức độ lãnh đạo bao gồm:
Cấp độ 1: Chức vị. Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo do phân cấp quyền
lực. Đây là lúc "mọi người theo bạn vì họ phải làm như vậy". Maxwell cho rằng:
"Ảnh hưởng của bạn sẽ không được mở rộng vượt quá ranh giới công việc của
bạn. Bạn càng ở lâu tại cấp độ này, bạn có thể có được những ích cá nhân nhưng
sự tín nhiệm của nhân viên sẽ càng giảm".
Cấp độ 2: Sự chấp thuận. Mọi người đi theo bạn vì họ muốn theo. Tại cấp độ này,
"mọi người theo bạn vì họ muốn như vậy", ông nói. "Mọi người sẽ theo bạn nhiều
hơn là uy tín hiện có của bạn. Cấp độ này là sự tạo cảm hứng cho công việc". Tuy
vậy, Maxwell cũng cảnh báo không nên ở quá lâu tại cấp độ này: "Ở lại quá lâu sẽ
khiến những người có động lực cao trở nên hiếu động không cần thiết".
Cấp độ 3: Định hướng kết quả. Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho
tổ chức. "Đây là một nơi mà hầu hết mọi người cảm nhận được sự thành công",
Maxwell nói. "Họ thích bạn và thích việc bạn đang làm cho tổ chức. Các vấn đề
được giải quyết với rất ít nỗ lực vì đã có động lực từ bạn". Thành công được cảm
nhận bởi người khác, họ thích bạn và thích nhiệm vụ của bạn, và các vấn đề dễ
dàng được giải quyết.
Cấp độ 4: Phát triển con người. Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho
họ. "Đây là sự phát triển lâu dài cho tổ chức", Maxwell lưu ý. "Cam kết phát triển
thế hệ lãnh đạo kế tiếp của bạn sẽ đảm bảo sự phát triển cho tổ chức và cho mọi
người. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để phát triển nó".
Cấp độ 5: Cá nhân. Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì.
"Nó chỉ dành cho những nhà lãnh đạo đã dành nhiều năm phát triển con người và
tổ chức, nhưng không nhiều người có được điều này".
2
- Năng lực: là một phạm trù thể hiện khả năng của một cá nhân nào đó và đó là được kết
hợp bởi 3 yếu tố:
Kiến thức (K)
Kỹ năng, kinh nghiệm (S)
Thái độ (A)
- Năng lực lãnh đạo:
Giao quyền
Tầm nhìn
Thành
công
3
Năng lực lãnh đạo
Hợp tác và truyền
đạt
Hiều mình, hiểu
người
Tầm nhìn:
o
o
o
o
o
o
Có thể hình dung: Bức tranh về tương lai
Có thể mong ước: Phù hợp với lợi ích dài hạn của các bên liên quan
Khả thi: Mục tiêu mang tính hiện thực, có thể đạt được
Tập trung: Rõ ràng, giúp cung cấp hướng dẫn cho việc ra quyết định
Linh hoạt: Tương đối tổng quát, cho phép cá nhân chủ động và ứng phó với
những thay đổi
Có thể truyền đạt: Dễ giải thích, dễ hiểu
- Phát triển năng lực lãnh đạo là hoạt động nâng cao năng lực lãnh đạo thể hiện ở các
khía cạnh:
Nâng cao khả năng phân tích , tổng hợp
Hướng vào nâng cao tầm nhìn, xây dựng viễn cảnh và mục tiêu
Phát triển khả năng động viên, khuyến khích
Phát triển, nâng cao các kỹ năng quan hệ
Phát triển kỹ năng nhận biết bản thân
- Phát huy khả năng lãnh đạo là tận dụng những ưu điểm khả năng tốt hiện có của năng
lực lãnh đạo như: Dựa vào những kinh nghiệm, năng lực, tầm nhìn vào tương lại mà đưa
ra được mục tiêu cho tổ chức, …
Câu 3:
3.1 Năng lực cần có để trở thành một người lãnh đạo:
- Kiến thức:
+ Kiến thức chuyên môn
+ Kiến thức về chính trị, văn hóa - tự nhiên - xã hội.
Để làm lãnh đạo thì cần phải có kiến thức, không những kiến thức chuyên môn mà
còn phải có kiến về chính trị, văn hóa, tự nhiên, xã hội. Có kiến thức này sẽ giúp nhà lãnh
đạo có tầm hiểu biết sâu rộng, có tầm nhìn chiến lược, hành động đúng đắn khi đưa ra
quyết định.
4
- Kỹ năng: Để trở thành người lãnh đạo thì ngoài yếu tố ngoại hình, cần trang bị cho
mình kiến thức, kỹ năng không thể thiếu như:
+ Kỹ năng quản lý, lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh
đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế
hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt tới. Có khả năng quản lý, lập kế hoạch thì nhà
lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
+ Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài-người có
khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân
quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó người lãnh đạo cần có chính
sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô
cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
+ Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ
nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành
nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với
cấp dưới chứ không phải biết ra lệnh và quát tháo.
+ Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói
và văn viết vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không
nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, nhà lãnh
đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên
nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích động viên, hay muốn có các hợp đồng nhà lãnh
đạo phải biết cách thương thuyết.
- Kinh nghiệm: Để có được kinh nghiệm thì phải trải qua quá trình thực tế trải
nghiệm. Kinh nghiệm giúp nhà lãnh đạo hạn chế được những rủi ro, đưa ra được những
bài học đáng giá trong quá trình điều hành, đưa ra quyết định.
- Tố chất: Doanh nghiệp thành công không thẻ không nói đến yếu tố nhà lãnh đạo
với những tố chất cần thiết đó là có sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn và sự quyết
đoán, dũng cảm kiên trì.
+ Sự hiểu biết và ham học hỏi: Ngoài kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của
mình người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng
nâng cao kiến thức, nhận biết cập nhật thông tin và tri thức mới. Điều này giúp nhà lãnh
đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân vừa có cái nhìn tổng thể.
+ Tầm nhìn và sự quyết đoán: Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của
nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội
có nhiều chuyển biến, xu thế phát triển có nhiều mới mẻ đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm
nhìn chiến lược thực tế, vạch định rõ mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để
5
đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ
rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó
tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng
suốt.
+ Dũng cảm, kiên trì, biết chấp nhận mạo hiểm: Một nhà lãnh đạo không bao giờ đầu
hàng khó khăn, thất bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua khó khăn,
đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược
kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là người đứng đầu nên biết
chấp nhận thử thách, kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào thành công thì thôi.
- Thái độ:
+ Tự tin, biết kiểm soát căng thẳng, biết lắng nghe: Biết mình, nhận ra điểm yếu,
điểm yếu của mình để từ đó biết cách khắc phục cái yếu, phát huy cái mạnh. Biết kiểm
soát căng thẳng, biết lắng nghe để đưa ra được quyết định sáng suốt.
+ Chấp nhận phê bình: Chấp nhận ý kiến tiêu cực của người khác mà không kiêu
ngạo hay phục tùng sẽ giúp người lãnh đạo tìm kiếm được một cái gì đó hữu ích và có
tính xây dựng trong bất kỳ lời chỉ trích, phê bình nào. Đồng thời chỉ ra sự chuyên nghiệp
và trưởng thành của người lãnh đạo.
+ Chấp nhận sự thay đổi, sẵn sàng thích nghi với môi trường: Phương thức kinh
doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một nhà lãnh đạo
có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi, chấp
nhận thay đổi. Cần luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp để thúc đẩy
sự phát triển trong công việc.
+ Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân: “Mình vì mọi người” mọi người sẽ vì mình. Nhà
lãnh đạo cần có thái độ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể. Có được như vậy thì
mới có được sự trung thành, sự hy sinh của cá nhân, tập thể vì việc chung dưới sự lãnh
đạo của mình.
+ Chấp nhận trách nhiệm: người lãnh đạo biết chấp nhận trách nhiệm tạo cho nhân
viên có cái nhìn tích cực về người lãnh đạo. Bản thân họ cũng sẽ có trách nhiệm khi thực
hiện nhiệm vụ được giao.
+ Khen ngợi thành công: Nhanh chóng biểu dương, chúc mừng và cảm ơn nhân viên
về những đóng góp vào công việc; không chỉ trích nhân viên trước mặt mọi người.
3.2 Kế hoạch hành động để phát triển năng lực lãnh đạo của cá nhân:
6
Bản thân là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường để trở thành một nhà lãnh
đạo theo tôi cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch hành động cụ thể để có được kiến
thức, kỹ năng lãnh đạo… hay nói cách khác là để phát triển năng lực lãnh đạo của mình.
Thứ nhất: Cần trang bị kiến thức, trình độ cho bản thân. Từ kiến thức chuyên
môn đến các kiến thức về cuộc sống, văn hóa, chính trị, xã hội. Vì chỉ có kiến thức sâu
rộng ta mới có thể về bản thân, cuộc sống, môi trường xung quanh để từ đó hoàn thiện
bản thân, có cái nhìn tổng thể giúp định hướng tốt trong cuộc sống.
Để có được kiến thức bản thân cần có tinh thần học hỏi để nâng cao kiến thức, đọc
nhiều sách ở các thể loại, tham gia các khóa đào tạo, các sự kiện, phong trào, tìm hiểu
thông tin thông qua các phương tiện truyền thông. Những điều đó sẽ giúp bản thân chúng
ta có nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích từ cuộc sống.
Vậy cần trang bị kiến thức khi nào? Hãy trang bị ngay từ bây giờ. Học ở bất cứ đâu,
bất cứ khi nào, người nào... Tuy nhiên cũng cần phải có sự chọn lọc để có được những
điều hay, bổ ích tránh được những cái xấu…
Thứ hai, xây dựng tầm nhìn chiến lược. Đây là yếu tố quan trọng tạo sự khác biệt
giữa người lãnh đạo và những người khác. Để có tầm nhìn khi đứng trước mọi vấn đề bản
thân cần rèn luyện khả năng phân tích những thuận lợi, khó khăn trước mắt và lâu dài;
cần vạch rõ mục tiêu trong mọi việc và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Ngay từ
bây giờ cần phải hiểu rõ mình là ai, sở trường sở đoản, mình muốn gì? Tại sao lại muốn
điều đó? Cần làm gì để đạt được mục tiêu? Đạt được điều đó mình được gì, mất gì…
Thứ ba, rèn luyện sự tự tin, quyết đoán và biết ước mơ. Hãy tự tin vào bản thân
mình. Bởi làm việc mà không có sự tự tin, quyết đoán sẽ không đi đến kết quả cuối cùng.
Để có sự tự tin hãy thử sức mình trong những lĩnh vực mà mình thích, có liên quan để từ
đó có thể hiểu mình hơn, mạnh mẽ hơn. Hãy ước mơ để có động lực đạt được điều mình
mong muốn.
Thứ tư, rèn luyện các ba kỹ năng:
+ Kỹ năng giải quyết các vấn đề: Tập nhận biết vấn đề và thử những cách để giải
quyết vấn đề (có thể đó là vấn đề của bản thân, người thân, bạn bè hoặc của người khác).
Nó giúp bản thân ngày một nhạy cảm hơn trong xử lý mọi tình huống.
+ Kỹ năng giao tiếp: Hãy giao tiếp thật nhiều; tăng cường tiếp xúc, quan hệ với
những người xung quanh. Quan sát và học theo những cách giao tiếp của những nhà lãnh
đạo, từ trong sách vở...
+ Kỹ năng quản lý, lập kế hoạch: Quan sát, học theo tấm gương những người lãnh
đạo giỏi. Học từ sách vở, chương trình đào tạo, người lãnh đạo xung quanh mình…
7
Thứ tư, mở rộng mối quan hệ: Tạo dựng mối quan hệ sâu, rộng cho bản thân mình
bằng cách sống cởi mở, biết quan tâm đến người khác hơn, cởi mở tấm lòng để đón nhận
tấm lòng của người khác, từ đó để hiểu họ hơn, biết cách truyền lửa cho họ khi thực hiện
công việc…
Thứ năm, sống và làm việc có trách nhiệm.
Trách nhiệm thể hiện ở cả trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm với tập thể nơi
đang sống và làm việc. Lợi ích bản thân mình cần đặt với lợi ích tập thể. Sống và làm
việc có trách nhiệm giúp bản thân gây được thiện cảm với người khác, có được sự tôn
trọng từ những người xung quanh. Đây cũng là yếu tố quan trọng để trở thành một người
lãnh đạo tốt.
Kế hoạch hành động để phát triển năng lực lãnh đạo của cá nhân
+ Thứ nhất: Cần trang bị kiến thức, trình độ cho bản thân
+ Thứ hai, xây dựng tầm nhìn chiến lược
+ Thứ ba, rèn luyện các ba kỹ năng: Kỹ năng giải quyết các vấn đề, Kỹ năng giao
tiếp, Kỹ năng quản lý, lập kế hoạch
+ Thứ tư, mở rộng mối quan hệ
+ Thứ năm, sống và làm việc có trách nhiệm
Câu 4: LÃNH ĐẠO CHUYỂN ĐỔI - TRANSFORMATIONAL LEADERSHIP
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu
•
Lãnh đạo chuyển đổi là gì,
•
Và cùng sẽ phác thảo chân dung của một nhà lãnh đạo chuyển đổi.
4.1 Tình huống
Tại công ty của Mơ
•
•
Mọi người đều TÔN TRỌNG cô
Nhân viên rất TRUNG THÀNH với cô, cả đội của họ thành công và ai trong đội
cũng đều CẢM THẤY MÌNH ĐANG THÀNH CÔNG.
Ngược lại,
•
Các nhà lãnh đạo khác trong tổ chức báo cáo rằng nhân viên của họ có vẻ HỜ
HỮNG.
•
Nhân viên hay bỏ việc và những nhà lãnh đạo này cảm thấy THẤT VỌNG.
Những gì Mơ làm có khác với những nhà lãnh đạo kia hay không?
8
•
Trong thời gian đầu, Mơ thường xuyên nhắc nhở nhân viên về MỤC ĐÍCH của
công việc của họ.
•
Và cô chứng minh cô là một HÌNH MÂU TỐT, cô thể hiện sự CHÍNH TRỰC và
RÕ RÀNG trong tất cả các mối quan hệ làm việc của mình.
Mơ là một NHÀ LÃNH ĐẠO PHONG CÁCH CHUYỂN ĐỔI. Cô:
•
Đặt KỲ VỌNG CAO,
•
Và từng bước TỪNG BƯỚC CHỨNG MINH các tiêu chuẩn mà cô hướng tới.
4.2 Lãnh đạo chuyển đổi là gì?
Chuyên gia lãnh đạo James McGregor Burns bắt đầu sử dụng thuật ngữ “lãnh đạo
chuyển đổi” vào năm 1978 trong cuốn “Thuật lãnh đạo”. Ông định nghĩa lãnh đạo
chuyển đổi là một quá trình mà “các nhà lãnh đạo và nhân viên của họ, hai bên tạo động
lực cho nhau và giúp cho cuộc sống của nhau trở nên tốt đẹp hơn.”
Bernard M. Bass sau này đã phát triển các khái niệm về lãnh đạo chuyển đổi. Năm
1985, ông xuất bản cuốn “Lãnh đạo và bên kia kỳ vọng”, đã nhận định về mô hình này
như sau:
•
Là một mô hình tính toàn vẹn và công bằng.
•
Thiết lập mục tiêu rõ ràng.
•
Có kỳ vọng cao.
•
Khuyến khích nhân viên.
•
Hỗ trợ và công nhận.
9
•
Khuấy động những cảm xúc của nhân viên.
•
Hướng nhân viên về tầm nhìn chung xa hơn lợi ích cá nhân.
•
Truyền cảm hứng cho nhân viên để tạo sự đột phá.
Hơn 25 năm sau khi cuốn sách của Bass được xuất bản, lý thuyết lãnh đạo chuyển
đổi trở thành nội dung quan trọng nhất trong lãnh đạo kinh doanh.
4.3. Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi
Theo ý tưởng Bass, quá trình trở thành một nhà lãnh đạo chuyển đổi có nội dung như
sau:
1.
Tạo một tầm nhìn đầy cảm hứng về TƯƠNG LAI.
2.
Tạo động lực cho nhân viên từ việc TRUYỀN cảm hứng về tầm nhìn.
3.
Quản lý hiệu quả hoạt động của đội HƯỚNG VỀ mục tiêu chung – tầm nhìn
4.
Xây dựng các mối quan hệ bằng NIỀM TIN.
Bước 1: Tạo một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai
Tầm nhìn đó đặt ra mục đích của đội nhóm – nó nhắc cho mỗi cá nhân rằng: bạn thức
dậy vào buổi sáng để làm những gì bạn cần và muốn làm.
Tạo ra được tầm nhìn khi:
•
Hiểu MONG MUỐN của nhân viên,
•
Biết KHẢ NĂNG và NGUỒN LỰC của đội nhóm và tổ chức,
•
Nắm chắc đặc điểm môi trường làm việc,
•
Chọn được phương cách tốt nhất để phát triển.
Tầm nhìn đầy cảm hứng sẽ được thể hiện trong một chiến lược kinh doanh:
•
Mạch lạc
•
Đòi hỏi dành thời gian,công sức
•
Và suy nghĩ một cách sâu sắc, cẩn trọng.
Nếu phát triển tầm nhìn cho một tổ chức, hãy
•
Phân tích môi trường làm việc,
•
Xây dựng chiến lược theo mô hình 5 bước
•
Trình bày rõ ràng trong kế hoạch kinh doanh và tóm tắt trong bản Công bố sứ
mệnh
10
Nếu phát triển một tầm nhìn cho đội nhóm, hãy bắt đầu với SỨ MỆNH và TẦM
NHÌN của công ty, và thể hiện những cách thức mà đội của bạn có thể đóng góp trực tiếp
vào các mục tiêu chung lớn đó.
Bước 2: Tạo động lực cho nhân viên từ việc truyền cảm hứng về tầm nhìn
Hãy bắt đầu bằng việc tuyên bố bản CÔNG BỐ SỨ MỆNH, hãy
•
Truyền đạt sao cho nhân viên trong công ty cảm thấy bị thu hút bởi giá trị mà họ
sẽ được sở hữu,
•
Truyền cảm hứng cho họ về nơi mà bạn sẽ cùng họ đi tới,
•
Nói rõ lý do tại sao các bạn và họ cùng làm việc này.
Hãy kể chuyện kinh doanh để nhân viên
•
•
Dễ dàng tiếp nhận một cách tích cực,
Và nhận thấy bạn và nhân viên đang giúp đỡ lẫn nhau hướng về viễn cảnh tương
lai. (Lưu ý: nếu ngay cả bản thân mình bạn cũng không bị hấp dẫn bởi câu chuyện bạn
kể, bạn sẽ không thể truyền cảm hứng cho bất cứ ai.
Sau đó,
•
Chia sẻ về tầm nhìn của bạn một cách thường xuyên.
•
Liên kết nó với những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của nhân viên,
•
Và giúp họ thấy vai trò của họ trong đó.
Nhà lãnh đạo chuyển đổi cũng biết rằng họ không làm được gì nếu không có nhân
viên của mình. Vì vậy hãy tìm hiểu về động lực và đốt cháy động lực trong mỗi nhân
viên để họ
•
“CHÁY” và
•
“VỤT SÁNG RỰC RỠ”.
Bước 3: Quản lý đội nhóm hướng về mục tiêu chung – tầm nhìn
Tầm nhìn
•
Sẽ không chỉ là một bản ghi trên giấy,
•
Nó cần phải trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo đã mắc sai lầm khi phát triển nó:
•
Họ không thực tế khi phát triển nó,
•
Và mơ hồ rằng đó là “miền cực lạc”.
11
Để hiện thực tầm nhìn của mình,
•
Nhà lãnh đạo chuyển đổi sẽ kết hợp hiệu quả hai kỹ năng
1. Quản lý dự án
2. Với quản trị thay đổi.
Sự kết hợp này giúp họ thực hiện và tạo ra những thay đổi với sự trợ giúp của nhân
viên.
•
Khi giao việc, nói rõ
1. Vai trò và trách nhiệm của người đảm trách công việc được giao,
2. Việc họ làm đang ở đâu trong bản kế hoạch của các bạn.
Nhân viên cần hiểu những gì họ đang chịu trách nhiệm, và hiệu quả công việc sẽ
được đo lường như thế nào.
•
Chỉ ra một cách dễ hiểu và thông minh những mục tiêu cần đạt được khi giao
nhiệm vụ cho nhân viên.
o
Những mực tiêu ngắn hạn sẽ giúp nhân viên đạt được thắng lợi nhanh chóng và tiếp thêm
động lực cho họ.
o
Hãy quản lý theo mục tiêu để liên kết những thành tích ngắn hạn với mục tiêu dài hạn của
bạn.
•
Cần giữ vững kỷ luật bản thân và rèn luyện khả năng chịu đựng, để không để bản
thân mình đôi khi cảm thấy chùn bước.
o
Hãy là một tấm gương tốt cho nhân viên –
o
Đặc biệt nếu họ đang bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ hoặc khó khăn – thì cách tốt nhất để
động viên họ là trở thành một hình mẫu chăm chỉ và kiên trì.
•
Ngoài ra, áp dụng kỹ thuật quản lý khi đi dao – một kỹ thuật lý tưởng cho các nhà
lãnh đạo chuyển đổi giúp bạn kết nối các hoạt động hàng ngày của nhân viên và trợ giúp
kịp thời cho họ.
Mách nhỏ:
Nhà lãnh đạo chuyển đổi là những người giao tiếp giỏi bởi lẽ cách họ trình bày luôn
rõ ràng và dễ hiểu. Họ giao tiếp hiệu quả đến nỗi nhân viên luôn hứng thú và sẵn sàng
nghe những gì họ nói, cả những thông tin phản hồi cũng vậy.
Nhờ vậy mà nhân viên biết những gì nhà lãnh đạo muốn.
Bước 4: Xây dựng các mối quan hệ bằng niềm tin
12
Theo một lãnh đạo chuyển đổi, bạn cần phải tập trung và nhân viên và làm việc chăm
chỉ để giúp họ đạt được mục tiêu và ước mơ của họ.
Mô hình quy trình lãnh đạo Dunham và Pierce nhấn mạnh:
•
•
Lãnh đạo là một quá trình lâu dài,
Và khi là một nhà lãnh đạo bạn cần phải luôn luôn xây dựng và duy trì các mối
quan hệ, đáng tin, và sẵn sàng giúp đỡ nhân viên phát triển bản thân.
Bạn sẽ không chỉ có một đội ngũ lành nghề, mà còn tăng cường sự tự tin trong họ và
niềm tin của họ nơi bạn:
•
Có những cuộc trò chuyện thân mật để hiểu nhu cầu phát triển bản thân của nhân
viên, giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp của họ, giúp họ trả lời nhũng câu hỏi.
•
Xây dựng lòng tin bằng cách cởi mở và trung thực trong hành động của bạn.
1. Hiểu về những giá trị mà nhân viên coi trọng.
2. Khi họ đã sẵn sàng, tin tưởng, và thấu hiểu, hãy dành thời gian để huấn luyện họ.
Tóm lại: Transformational leadership là
1.
Nhà lãnh đạo tạo ra chuyển biến.
-
Thay đổi hành động => thay đổi tư duy
-
Tạo ra niềm tin và phát triển con người
-
Truyền sức mạnh, củng cố tầm nhìn của tổ chức.
2.
Lãnh đạo transformation có đầy đủ đặc trưng của 1 lãnh đạo charismatic.
3.
4.
Transformation quan tâm đến việc biến đổi tổ chức của mình, biến đổi người đi
theo mình.
Lãnh đạo theo phong cách charismatic thì không muốn thay đổi gì.
13