Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo thực tế ct xh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.99 KB, 24 trang )

I. Thu hoạch từ Báo cáo viên
1. Hoạt động sản xuất thơng tin của Đài Truyền hình (InfoTV- Nhà
báo Phạm Quang Trực)
1.1 Vận hành, TCSX Kênh Truyền hình
Có thể nói để vận hành và tcsx kênh truyền hình một cách trơn tru và
thuận lợi thì có rất nhiều yếu tố chúng ta cần phải xét đến. Trong kinh tế học,
trước khi mua và bán bất kì sản phẩm gì chúng ta cũng phải xác định đến yếu
tố thị trường đầu tiên. Đây là yếu tố tiên quyết và với truyền hình cũng khơng
phải là điều ngoại lệ. ThS Phạm Quang Trực đã cho bọn em xem hàng loạt
các bảng khảo sát Nhu cầu xem Chương trình Truyền hình của Khán giả để
bọn em đánh giá và hiểu được về những bước tiến hành vận hành hay sản
xuất các chương trình.
Như ở TP HCM và các thành phố ở phía Nam rất u thích và có xu
hướng xem các chương trình giải trí. Cịn các thành phố ở phía Bắc lại thích
xem tin tức hoặc phim truyền hình nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bọn em cũng được biết danh sách Top 10 thể loại chương
trình truyền hình và kênh được xếp hạng cao như (VTV1, Truyền hình Vĩnh
Long, VTV3, HTV, ANTV,…). Một số tài liệu nghiên cứu khác như Đối
tượng khán giả truyền hình và thời lượng xem ti vi 2020. Thường chủ yếu là
Phụ nữ và người tuổi (35-49) là những đối tượng xem nhiều nhất.

1


Xu hướng của khán giả cũng đa dạng hơn
- Cùng với sự phát triển cơng nghệ, người xem truyền hình/video bằng
internet thông qua các thiết bị khác nhiều hơn so với Truyền hình truyền
thống.
- Khán giả đã chuyển từ xem bị động sang xem chủ động, nhất là khán
giả trẻ
- Nhu cầu: Chương trình mới, lạ, chuyên biệt, hấp dẫn về nội dung và


hình thức… đáp ứng thị hiếu của người xem Digital.
Thật vậy, khi mà kỉ nguyên số phát triển như vũ bão, hàng loạt các
kênh thông tin ra đời bên cạnh Truyền hình như các nền tảng như FPT Play,

2


ZingTV, Netflix… MXH.., khán giả cũng mong muốn có hàng loạt những nội
dung hay và cuốn hút hơn, phù hợp với thời đại hơn..

Từ đó em có thể thấy được lợi ích to lớn của việc làm khảo sát nghiên
cứu chi tiết về đặc điểm nhu cầu của khán giả, từ đó cải thiện chất lượng
chương trình và sản xuất ra được những chương trình bổ ích và vẫn thu hút
khán giả.
Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh và phát triển Truyền hình đa nền tảng
gồm: Tivi truyền thống, đáp ứng mọi lúc mọi nơi, xem chủ động, tương tác
tốt hơn, truyền hình Internet, Mobile, Xem nhiều trên phương tiện thiết bị
khác..
Về phía cơng chúng của Truyền hình hiện đại với truyền hình truyền
thống, sự khác biệt này cũng cần phải nghiên cứu để đáp ứng được đối tượng
công chúng này. Chúng ta có thể rút ra được những điểm mà truyền hình hiện
nay làm chưa tốt để cải thiện. Từ đó sẽ có nhiều khán giả xem các chương
trình truyền hình hơn, phục vụ tốt hơn theo đúng nhu cầu của người xem. Một
điều quan trọng nữa là cải thiện chất lượng để giữ chân khán giả lâu hơn qua
đó kéo theo hàng loạt lợi ích khác như lợi nhuận từ Rating, Quảng cáo, tăng
giá trị thương hiệu,…
3


Xu hướng nội dung của truyền hình

Theo khảo sát ban đầu nhà báo Phạm Quang Trực đã nói, việc một
chương trình có hay và thu hút hay khơng phần lớn quyết định ở yếu tố người
xem có nhu cầu muốn xem nội dung đó khơng.
Kế thừa các báo cáo tài liệu nghiên cứu trên, thầy chia sẻ với cả lớp về
xu hướng nội dung của truyền hình nên xây dựng như thế nào và cách thức
truyền tải cũng được chú trọng.
Các chương trình TH giải trí phát triển ngày càng mạnh hơn, các
chương trình chuyên sâu cũng phát triển nhiều hơn những chương trình
chuyên biệt về tin tức ( vì đưa tin không cạnh tranh được với MXH). Một số
các chương trình nên kết hợp với cơng nghệ để làm phong phú chất lượng hơn
về nội dung: Truyền hình trực tiếp, truyền hình thực tế, truyền hình tương tác.
Yêu cầu đối với người sản xuất

Những người làm nghề cần phải thành thạo với công nghệ mới, đầu tư
nội dung sản phẩm chất lượng cao hơn cụ thể là về cả nội dung và hình thức
thể hiện. Phương thức phong phú, tăng tính tương tác (tăng tính chủ động của
khán giả).
1.2 Truyền hình InfoTV
Khái quát về Kênh truyền hình InfoTV
InfoTV là kênh truyền hình chuyên biệt về lĩnh vực kinh tế, tài chính
bất động sản và chứng khốn đầu tiên tại Việt Nam với tiêu chí “Thơng tin
nhanh cho thành cơng lớn” ra đời ngày 6/2/2007.
Hiện nay, kênh InfoTV đã có mặt tại 4,5 triệu hộ gia đình trên khắp 63
tỉnh thành ở Việt Nam. Số lượt người xem kênh InfoTv hiện tại trung bình
khoảng 22 triệu người và đang khơng ngừng tăng lên. Liên tục đổi mới, với
4


thời lượng phát sóng 24/24 giờ… Hiện nay đã đổi tiêu chí thành kênh TT kinh
tế và giải trí tổng hợp với nội dung phong phú, đa dạng hấp dẫn hơn.

Khán giả kênh truyền hình InfoTV
Khán giả chủ yếu của kênh InfoTV tập trung ở thành thị, đa số là dân
văn phòng, kinh doanh, đối tượng tạo ra thu nhập chính trong các gia đình.
Bao gồm: Doanh nhân, các nhà đầu tư, nhân viên văn phịng, giới kinh doanh;
Cơng ty bất động sản, quản lý quỹ, chứng khoán, ngân hàng; Nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài; Các chuyên gia kinh tế; Những cá nhân và tập thể quan
tâm đến tình hình kinh tế- tài chính và mọi mặt của đời sống xã hội
Nhóm cơng chúng đích là các khán giả ở độ tuổi 25-50 . Nam giới
chiếm 60%, Nữ giới chiếm 40%
Kế hoạch TTSX
Đối với nhân sự, trang thiết bị, số lượng chương trình theo năm: chia ra
theo quý, tháng, tuần, bản tin hàng ngày; Tổng chi phí: Chi phí mỗi hạng
mục, đầu chương trình, khốn đơn giá cho mỗi chương trình…
Tất cả những điều trên đều được cân nhắc kiểm duyệt kĩ lưỡng.

Bảng dự tốn chi phí hàng năm của kênh truyền hình InfoTV do nhà báo
cung cấp

5


Ví dụ về Khung lịch phát sóng của đài truyền hình InfoTV
Về cơ cấu tổ chức của trung tâm sản xuất

Quy trình sản xuất hiện nay ở kênh InfoTV
Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền hình truyền thống gồm:
PV Biên tập -> Duyệt kịch bản -> Điều phối sản xuất -> Sản xuất tiền
kỳ -> Sản xuất hậu kỳ -> Kiểm tra -> Phát sóng
Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền hình đa nền tảng
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch -> Phân tích, tìm hiêu và xác định đề

tài -> Tổ chức thực hiện sau khi có kế hoạch.

6


Sự khác nhau giữ 2 quy trình sản xuất
Quy

Truyền thống

Đa nền tảng

trình
Đề tài/ Chỉ xác định trên Lựa chọn đề tài nào sản xuất được đa nền tảng,
Kịch

truyền hình

bản

kịch bản dự kiến cho mỗi nền tảng.
Một số đề tài, sự kiện phát trên các nền tảng
khác không cần kịch bản

Điều phối sản xuất (cơ Xây dựng và phê duyệt kế hoạch (chi phí, nhân
bản theo quy định sự/định mức, thiết bị tùy theo nền tảng phát
chugn có sẵn khơng sóng)
có nhiều sự thay đổi)
Sản xuất tiền kỳ-> Tổ chức thực hiện khi có kế hoạch. Linh động,
Sản xuất hậu kỳ-> có thể trên nền tảng khác ngồi truyền hình có

Kiểm tra-

thể phát sóng trước khi hậu kì, phát trực tiếp

> Phát sóng (Theo cùng thời điểm với sản xuất tiền kì, đó chỉ là
thơng tin ban đầu…
quy trình cứng)

7


Sản xuất chương trình truyền hình đa nền tảng, quy trình SX và ekip
SX có gì thay đổi so với phương thức SX truyền thống?
 Quy trình sản xuất sẽ thêm nhiều công việc hơn (từ khâu ý tưởng đến
khâu thực hiện)
 Năng lực, kỹ năng đội ngũ: người sản xuất đa năng, làm được nhiều
việc cùng lúc hơn, sản xuất được nhiều thể loại chương trình. Đối với người
sản xuất: Áp dụng cơng nghệ trong sản xuất, phát sóng, Quản lý hoạt động
tương tác.
 Công nghệ: Hiện đại từ khâu sản xuất đầu vào đến phát sóng (đầu ra)
 Đối với khán giả: tính tốn trên các nền tảng xem khác nhau như TV,
thiết bị di động hiện đại (smartphone, máy tính bảng,...), Có tài khoản
internet: email, facebook,..
Điều chỉnh kế hoạch trong điều kiện dịch Covid-19
Theo thống kê, số lượng các doanh nghiệp đóng cửa giải thể tại Việt
Nam vào năm 2021 là khoảng hơn 100.000 doanh nghiệp. Dự kiến đến hết
năm 2021 cịn có thể lên tới 120.000. Chính vì vậy, cần phải tính tốn phương
án phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, doanh thu tài trợ quảng cáo bị giảm,
điều kiện khơng thể ra ngồi sản xuất,...
 Thay đổi số lượng, giảm/bỏ 1 số chương trình giải trí, phim, chương

trình có khán giả. (Có thể thay thế bằng việc mua bản quyền của các chương
trình khác, hoặc phát lại chương trình cũ nếu cịn phù hợp).
 Thay đổi phương thức tác nghiệp phù hợp. Điều chỉnh lại ekip sản
xuất, phân công lịch làm việc luân phiên, vừa phịng chống dịch vừa giảm
được chi phí. Một bộ phận sẽ nghỉ ở nhà hưởng mức lương cơ bản như sản
xuất phim, họa sĩ,...

8


=> Giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm nhân sự hoặc chuyển sang
cộng tác viên nếu chương trình của những người đó bị cắt khơng sản xuất
nữa.
Đại dịch làm tăng đáng kể thời gian sử dụng các phương tiện truyền
thông trong nhà
Tuy điều kiện sản xuất, tổ chức trong dịch bệnh khó khăn nhưng thời
gian dành cho các chương trình truyền thơng, xem truyền hình của khán giả
lại tăng lên. Đây là một tín hiệu tốt để có thể sản xuất trở lại khi hết dịch
bệnh, doanh thu quảng cáo cũng sẽ tăng lên. Từ sau khi nới lỏng ngày 16/9,
đã có thể sản xuất ổn định trở lại.

Số phút trung bình mỗi ngày dùng internet từ trước dịch là 231, khi
dịch bùng phát là 256. Số phút xem TV trước dịch là 90, sau khi dịch bùng
phát là 97. Tương tự đối với số phút sử dụng mạng xã hội, xem video, đọc
báo online,.. trung bình mỗi ngày của người dùng đều tăng.
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời kỳ Covid-19
 Nhóm sản xuất tin tức:
Một số tin tức, phóng sự khơng thể thực hiện quay trực tiếp được. Ví
dụ như những tin tức thực hiện ở khu cách ly chỉ có thể quay được ở bên
ngồi. Từ đó phải có phương án thực hiện phù hợp.

9


 Phóng viên hiện trường phải đảm bảo an tồn phịng dịch nhưng lên
hình khơng bị phản cảm.
 Có thể sử dụng ảnh, text, đồ họa để thay thế cho những hình ảnh
khơng thể quay được.
 Đổi hình thức phỏng vấn sang phỏng vấn trực tuyến.
 Chuẩn bị xe đưa đón, giấy đi đường cho khách mời đối với những
chương trình ghi hình tại trường quay.
 Những chương trình có tương tác sẽ chuyển sang tương tác qua
fanpage, không tương tác tại địa điểm ghi hình.
 Kết hợp với cộng tác viên, nhà báo ở khắp nơi,...

10


 Nhóm sản xuất chương trình giải trí:

Chương trình là sự kết hợp giữa Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Info
TV, Style TV và Nhà hát Chèo Hà Nội. Ghi hình tại Nhà Hát Chèo Hà Nội,
hội tụ rất nhiều diễn viên và nghệ sĩ. Phương thức thực hiện ghi hình trong
thời kỳ dịch bệnh như sau:
 Cho các đội tự tập luyện ở các nơi khác nhau và bố trí 1 buổi tổng
duyệt.
 Chia ca cho buổi tổng duyệt để tránh tụ tập q đơng. Ví dụ 1-2 tiếng
cho 1 tiết mục, bố trí xong trong 1 ngày.
 Sau đó ghi hình trong 1 ngày sau ngày tổng duyệt và cách thức như
ngày tổng duyệt.
 Khơng có khán giả.

Ngồi ra một số chương trình giải trí khác phải quay ngồi trời theo
dạng truyền hình thực tế nhưng trong điều kiện dịch bệnh thì cần thích ứng.
Ví dụ như quay MC biên tập ở trường quay còn khách mời là các nghệ sĩ sẽ

11


quay tại nhà thông qua ứng dụng trực tuyến. Cũng có thể hướng dẫn khách
mời tự quay tại nhà,...
 Nhóm sản xuất phim:
Việc thay đổi sản xuất phim là hết sức khó khăn trong điều kiện dịch
bệnh bởi phim cịn liên quan đến bối cảnh, logic câu chuyện. Ví dụ những
phim phù hợp thì có thể chuyển về thực hiện tại trường quay, văn phòng, điều
chỉnh kịch bản,...
Gần đây nhất, Info TV đang sản xuất một bộ phim sitcom “Làng loạn
nhịp” 200 tập. 30 tập đầu có bối cảnh tại Thạch Thất, Chương Mỹ sau đó
bùng phát dịch bệnh tại đó và phải phong tỏa diện rộng. Như vậy khơng thể
tiến hành quay tại bối cảnh, có thể ảnh hưởng đến tiến độ, nhà tài trợ, lịch của
diễn viên, kpi,... Từ đó phải lên phương án điều chỉnh về kịch bản, câu
chuyện thay đổi thành người dân ở trong làng một phần vì dịch bệnh đã bị
phong tỏa, 1 số thì phải vào các khu cách ly tập trung, 1 số đi ra ngồi làm
việc bn bán kinh doanh khi quay về đã bị phong tỏa không vào được nên sẽ
tìm nơi ở khác. Từ những tình huống đó sẽ nảy sinh thêm nhiều câu chuyện
thực tế. Như vậy hoàn tồn có thể đổi được bối cảnh quay và đảm bảo đúng
tiến độ. Sau khi được dỡ bỏ phong tỏa lại điều chỉnh kịch bản về theo hướng
bối cảnh cũ.
Ngoài ra, đồn phim rất đơng người, thiết bị quay nhiều, cồng kềnh.
Tuy nhiên trong thời gian đầu nới lỏng cần phải tuân thủ những quy định giới
hạn. Vì vậy phải cân đối cắt giảm số người trong đoàn, điều chỉnh thiết bị
đèn, máy quay sao cho gọn nhẹ.

2. Mơ hình tòa soạn báo điện tử (NB Vũ Kiều Minh - Tổng TKTS
Báo Dân Việt)
2.1 Lịch sử

12


Ngày 7 tháng 5 năm 1984, bản tin "Nông thôn mới", tiền thân của báo
Nơng thơn Ngày nay chính thức ra số đầu tiên, từ thứ hai đến thứ bảy trong
tuần với lượng phát hành hơn 60.000 bản/kỳ.
Báo điện tử Dân Việt được cấp phép ngày 17 tháng 3 năm 2009, giấy
phép số 345/GP-BTTTT và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 16/GP-BTTTT
ngày 21 tháng 1 năm 2015.
2.2 Tòa soạn hội tụ khơng phân biệt loại hình báo chí.
Tổ chức tòa soạn theo hướng lấy độc giả làm trung tâm và độc giả ở
đâu, báo chí đi tới đó; độc giả quan tâm gì chúng ta làm đề tài đó
Chúng ta lấy độc giả làm trung tâm chúng ta phải phục vụ cho những
cái gì mà họ cần và nó cũng liên quan đến việc là độc giả ở đâu thì báo chí đi
đến đó và độc giả quan tâm gì chúng ta làm đề tài đó. Đơi khi chúng ta nghĩ
những đề tài đó là những đề tài rất tầm thường, khơng phải báo chí.
Ở trong trường báo chí, các bạn cũng chưa được dạy phải làm những
bài là để phục vụ cho người xem, để phục vụ cho tối ưu hóa tìm kiếm. Mà
chúng ta sẽ phải làm những cái bài nó thuộc dạng rất là kinh viện, là phải
phỏng vấn những nhân vật VIP hoặc là những vấn đề vĩ mơ nhưng những vấn
đề đời thường thì người ta lại rất quan tâm.
Đưa tin trên nền tảng thích hợp một cách nhanh chóng nhất
Độc giả thì ln luôn là khách hàng của chúng ta và luôn luôn đúng.
Một cơ quan báo chí phải nên phủ sóng trên nhiều nền tảng
Một cái đặc trưng nữa là các cơ quan báo chí thì cần phải phủ sóng trên
nhiều nền tảng khác nhau. (Các báo đã tập trung đến việc đầu tư cho kênh

Youtube, hay thể loại podcast)
VD: Nghĩa là Nhân dân có radio chẳng hạn thì họ khơng phải là một
đài phát thanh, vậy tại sao họ vẫn làm sản xuất những cái bản tin radio như
13


vậy? Như VOV và rõ ràng và vị thế của VOV ngày nay đang bị cạnh tranh dữ
dội với các cái tòa soạn báo điện tử khác khi mà tất cả đều cùng sản xuất ra
những bản tin podcast. Không chỉ là bản tin mà họ còn sản xuất ra những sản
phẩm ví dụ như là ở báo Dân Việt chẳng hạn thì chúng tơi có cái mục “Kể
chuyện làng ta”- những câu chuyện về tình làng nghĩa xóm, về câu chuyện ở
làng quê nhưng mà qua giọng đọc của các biên tập viên.
Thể loại podcast đang được quan tâm nhiều hơn và được tính là trong
vài ba năm tới đây thì podcast mới chính là thể loại báo chí mà được quan tâm
hàng đầu. Người ta đã trải qua báo điện tử, trải qua video clip và bây giờ là
đến giai đoạn là các clip âm thanh khác ở trên theo cái hình thức là vừa là clip
nhưng vừa là nghe. Đó là những cái mà người ta làm để đi theo công nghệ và
đáp ứng những công nghệ.
Hội tụ hữu cơ, phá vỡ bức tường ngăn cách
Có nghĩa là các phịng ban của tịa soạn đó phải được hội tụ với nhau
về mặt khơng gian và khơng có ngăn cách, vách ngăn giữa các phịng ban, sẽ
chỉ có một vài phịng kín nhất định để tổ chức những cuộc họp đột xuất của
các vị lãnh đạo của tờ báo đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
Mơ hình giúp tạo ra được một cái hệ thống giao tiếp mở giữa phóng
viên với biên tập viên rồi với thư ký tòa soạn rồi siêu biên tập, tập trung được
cái sức mạnh tập thể. Đây là khi mà chúng ta có thể nhìn thấy nhau và trao
đổi với nhau hàng ngày, chúng ta sẵn sàng là trao đổi và tranh luận thậm chí
tranh luận về một vấn đề tài nào đó và chúng ta kể cả phóng viên có thể nhìn
thấy biên tập hàng ngày.
3. Hệ thống chính trị - xã hội và báo chí tỉnh Phú Thọ (NB Dư

Hồng Quảng)
3.1 Địa lý

14


Phú Thọ là tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, nằm trên điểm giao nhau
của sông Hồng, sông Đà và sơng Lơ, với tổng diện tích tự nhiên là 3,534 km2.
Tại Phú Thọ, 34 dân tộc anh em cùng chung sống, dân số lên tới 1,4 triệu
người. Với vị trí địa lý là trung tâm Bắc Bộ, chỉ cách sân bay quốc tế nội bài
40 phút đi xe, cùng lợi thế nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội Lào Cai - Côn Minh, Phú Thọ là mảnh đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. Ngồi ra, nhờ những địa danh nổi bật và độc đáo như
Vườn quốc gia Xuân Sơn, suối khống nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu và
suối Tiên, Phú Thọ cũng có cơ hội trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng
của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
3.2 Lịch sử, văn hóa đặc sắc
Phú Thọ cịn được biết đến là cái nôi, là vùng đất tổ của con người Việt
Nam. Chính tại đây, vua Hùng đã dựng xây nhà nước đầu tiên của dân tộc nhà nước Văn Lang. Mảnh đất này mang trong mình bản sắc văn hóa sâu sắc
của đất nước, gắn liền với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước từ thời
Hùng Vương. Cũng chính vì vậy, đền thờ những vị vua đầu tiên của đất nước
được dựng xây tại đây, trở thành điểm đến của người dân cả nước vào ngày
10/3 âm lịch mỗi năm. Tín ngưỡng này đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên Hợp Quốc) cơng nhận. Ngồi ra, Phú Thọ cũng sở hữu những di sản
văn hóa phi vật thể khác như hát Xoan (được công nhận vào năm 2011) và ca
trù (được công nhận vào năm 2009).
3.3 Hệ thống chính trị của tỉnh Phú Thọ
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ có 18 Đảng bộ trực thuộc, gồm 13 Đảng bộ
huyện, thành, thị và 5 Đảng bộ trực thuộc, 693 tổ chức cơ sở Đảng, 4929 chi
bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, trên 106,000 Đảng viên.


15


- Tỉnh ủy: cơ quan lãnh đạo toàn diện. Bao gồm: văn phòng tỉnh ủy;
các ban của tỉnh ủy; các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; các đảng ủy trực thuộc;
các đơn vị trực thuộc.
- HĐND tỉnh, bao gồm: văn phòng HĐND tỉnh; các ban thuộc HĐND
tỉnh; HĐND các huyện, thị, thành.
- UBND tỉnh, bao gồm: các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND
tỉnh, UBND các huyện, thị, thành; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND
tỉnh; các cơ quan ngành dọc.
- Ủy ban MTTQ tỉnh, bao gồm: văn phòng Ủy ban MTTQ tỉnh; các ban
thuộc Ủy ban MTTQ tỉnh; Ủy ban MTTQ các huyện, thị, thành.
- Các đoàn thể chính trị - xã hội, bao gồm: Liên đồn lao động tỉnh;
Tỉnh Đoàn thanh niên; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội nông dân tỉnh; Hội
Cựu chiến binh tỉnh.
3.4 Một số thơng tin khác
Phú Thọ có đặc sản thơ bút tre
Khách mời từng chủ trì, là đạo diễn, viết kịch bản cho loạt ký sự “Sông
Thao ký sự”, ở tập 2 nói về thơ bút tre. Thơ bút tre là các vần thơ gây cười
sảng khối.
“Hoan hơ đại tướng Võ Nguyên Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về”
(một câu thơ bút tre)
Vắt thơ xuống dòng để tạo nên tiếng cười, một thể loại thơ rất đặc biệt
được sinh ra trên mảnh đất Tổ.
Tiềm năng về đồi, rừng của Phú Thọ
Phú Thọ có hơn 100.000 ha đồi rừng sản xuất, có nhiều cơ sở sản xuất
và chế biến gỗ ván, gỗ ép để xuất khẩu.


16


Bưởi Đoan Hùng “tiến Vua” nổi tiếng, được xuất khẩu đi nhiều nơi trên
thế giới. Được nhiều người lựa chọn làm thức quà biếu.
Phú Thọ xếp thứ ba về sản xuất chè ở Việt Nam
Phú Thọ hiện có 16.000 ha trồng chè. Trong thời gian gần đây, có rất
nhiều các du khách đến để thăm các khu vực đồi trồng chè này. Hứa hẹn
trong tương lai gần, hình thức du lịch tham quan đồi chè rừng cọ sẽ trở thành
một hình thức du lịch nổi tiếng của Phú Thọ.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được đào tạo chiếm 60% nguồn nhân lực chính của
Phú Thọ.
Trong thời gian dịch Covid-19, việc đi lại trở nên khó khăn. Phú Thọ
có tổ chức chương trình đi thực tế Phú Thọ cho các nhà báo và các tuỳ viên
đại sứ quán các nước đang làm việc tại Hà Nội, thăm quan những địa điểm du
lịch nổi tiếng và tìm hiểu về văn hố của vùng đất này.
Các cơ hội của tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt 7 khu công nghiệp, kết hợp cùng với tỉnh
Vĩnh Phúc để có thể có các khu cơng nghiệp ở gần địa bàn Hà Nội.
Tỉnh Phú Thọ cũng kêu gọi các nhà đầu tư cho các lĩnh vực như công
nghiệp, nông nghiệp, du lịch – dịch vụ. Kinh ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh
Phú Thọ năm 2021 tăng gấp đôi năm 2020, đạt 16.000 tỷ đồng dù dịch bệnh
Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Tỉnh Phú Thọ cũng đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận để đưa
Việt Trì trở thành “thành phố của lễ hội về với cội nguồn”.
Các đài truyền hình – phát thanh chính của tỉnh Phú Thọ

17



Các cơ quan báo chí chính của tỉnh Phú Thọ bao gồm: Đài Phát thanh
và truyền hình tỉnh Phú Thọ, Báo điện tử Phú Thọ, Tạp chí văn nghệ Đất Tổ,
Cổng giao tiếp điện tử Tỉnh Phú Thọ.
Phú Thọ là một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng Quy chế phối hợp
trong cơng tác quản lý, chỉ đạo báo chí và thông tin trên mạng Internet tại địa
bàn tỉnh Phú Thọ giữa 4 cơ quan, gồm: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông
tin và Truyền thông, Công an tỉnh và Hội Nhà báo tỉnh. Trên cơ sở quy chế,
tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, xác minh, báo cáo Ban
Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, xử lý việc
đăng tải thơng tin sai sự thật, thơng tin khơng chính xác, vi phạm Luật Báo
chí và Nghị định của Chính phủ bằng các hình thức nhắc nhở, xử phạt... Đây
là điểm mới trong hoạt động tham mưu về công tác báo chí nhằm đảm bảo
tính răn đe đối với việc kiểm duyệt thông tin và trách nhiệm của người cung
cấp thông tin, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ phóng viên.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ đã chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan,
ban ngành chức năng làm tốt cơng tác quản lý các văn phịng đại diện, phóng
viên báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh. Theo đó, Sở Thông tin và Truyền
thông tiếp nhận, quản lý hồ sơ, tổ chức kiểm tra các điều kiện hoạt động của
văn phịng đại diện, phóng viên thường trú. Trường hợp khơng đủ điều kiện
chủ động có văn bản u cầu cơ quan báo chí chấm dứt hoạt động theo quy
định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi, thống kê số lượng tin bài, phân
loại và đánh giá thông tin viết về tỉnh. Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông đánh giá chất lượng tin bài của hội viên, đặc biệt
là những tin bài phản ánh về mặt trái của các phóng viên thường trú theo từng
tháng. Hướng dẫn, tổ chức việc sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường
trú tại địa phương.
Trong thời kỳ Covid và nhất là trong thời điểm hiện tại, các tịa soạn
báo chí của tỉnh cũng đề cao việc một nhà báo có khả năng làm việc đa tác vụ,
18



đa nhiệm, đưa thơng tin chính xác và nhanh nhất thơng qua điện thoại thơng
minh của mình.
4. Hoạt động của Đài phát thanh (NB Đồng Mạnh Hùng - Trưởng
ban TKBT, Đài Tiếng nói Việt Nam)
4.1 Giới thiệu Đài tiếng nói Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam, là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính
phủ Việt Nam. Hiện tại, VOV đang nằm dưới quyền quản lý của Bộ Thông
tin và Truyền thơng Việt Nam với bốn loại hình truyền thơng chính là phát
thanh, truyền hình, báo in giấy và báo điện tử trực tuyến.
Ngày 7/9/1945, Đài tiếng nói Việt Nam được thành lập. Chương trình
đầu tiên được phát vào lúc 11h30 phút cùng ngày đánh dấu sự ra đời của đài
phát thanh quốc gia. Với danh xưng: Đây là tiếng nói Việt Nam thủ đơ nước
Việt Nam dân chủ cộng hồ.

Sơ đồ mơ hình tổ chức sản xuất của đài phát thanh VOV

19


Cao nhất ở trung tâm là lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, các đơn vị
chức năng, Ban Thư ký - Biên tập, đến các đơn vị Biên tập, Cơ quan thường
trú trong nước và nước ngoài rồi đến các đơn vị nhỏ hơn.
Ngày 4-9, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) công bố bộ nhận diện
thương hiệu mới và ra mắt hệ thống nội dung số VOV live.

Hiện nay, Đài có 4 loại hình truyền thơng đa phương tiện: phát thanh,
truyền hình, báo in và báo mạng điện tử. Gồm 08 kênh phát thanh: VOV1,
VOV2, VOV3, VOV4, VOV5, VOV6, VOVGT, VOV FM 89; 01 Kênh

Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV), 01 Đài Truyền hình Kỹ
thuật với 16 kênh: VTC1, VTC10, VTC14,.... Báo in có Báo Tiếng nói Việt
Nam và 1 tạp chí in “Sóng Việt”. Báo mạng điện tử gồm Báo điện tử VOV và
VTC.
4.2 Hoạt động Đài phát thanh và tổ chức sản xuất chương trình
phát thanh Giảng viên: Nhà báo Đồng Mạnh Hùng, Trưởng ban TKBT
Đài tiếng nói Việt Nam

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×