Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận cao học xhhyt nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời gian dịch bệnh covid 19 của sinh viên học viện báo chí tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.99 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
1. Tên đề tài:..........................................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu:............................................................................................1
2.1. Tài liệu liên quan tới thực trạng sức khỏe tinh thần trong giai đoạn
dịch bệnh:..............................................................................................................1
2.2. Tài liệu liên quan tới tác động của dịch bệnh tới sức khỏe:......................3
2.3. Tài liệu liên quan tới tác động của dịch bệnh tới nhu cầu chăm sóc
sức khỏe tinh thần:................................................................................................5
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu:......................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:.................................................................................6
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:....................................................6
4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu:..............................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu:...................................................................................6
5. Giả thuyết nghiên cứu:.....................................................................................6
6. Khung nghiên cứu và biến số:..........................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................8
7.1. Phân tích tài liệu có sẵn:.............................................................................8
7.2. Điều tra xã hội học:.....................................................................................8
7.3. Phương pháp chọn mẫu:.............................................................................8
8. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu:..............................................................................9
8.1. Thuyết nhu cầu Maslow:.............................................................................9
8.2. Thuyết sự lựa chọn hợp lý:........................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO:...................................................................................13


1. Tên đề tài: “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời gian dịch
bệnh Covid-19 của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền”
2. Tổng quan tài liệu:
Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người, xã hội muốn có nguồn nhân lực
tốt thì phải được chăm sóc tồn diện cả về thể chất và tinh thần. Đặc biệt trong tình


hình đại dịch Covid-19 đang tác động sâu đến mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực trong
đời sống xã hội và sức khỏe con người. Chúng ta chỉ nhìn thấy những mối nguy hại
của dịch bệnh tới sức khỏe thể chất, mà vơ tình qn mất sức khỏe tinh thần cũng
chịu những ảnh hưởng không kém, con người đã và đang phải đối mặt các vấn đề
tâm lý như chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm, căng thẳng, lo âu. Những căn bệnh
này nếu không được phát hiện và can thiệp sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề như
chứng sợ tiếp xúc, rối loạn ám ảnh,… ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh hoạt
và cuộc sống hàng ngày của con người.
Dựa vào phần tóm tắt tài liệu của nhóm, tơi muốn tổng quan các tài liệu và đề
xuất hướng nghiên cứu về “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời
gian dịch bệnh Covid-19 của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền”
2.1.

Tài liệu liên quan tới thực trạng sức khỏe tinh thần trong giai đoạn

dịch bệnh:
Theo bài báo “Supporting young people’s mental health through the Covid-19
crisis” của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) đã đưa ra những con số
đáng buồn về thực trạng sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên tại một số quốc
gia đang phát triển. Trong cuộc khảo sát từ tháng 3 năm 2021, tỷ lệ các triệu chứng
lo âu và trầm cảm ở thanh thiếu niên gia tăng và cao hơn gấp 2 lần trước khủng
hoảng dịch bệnh xảy ra và so với nhóm tuổi khác. Cụ thể, thanh thiếu niên (15-24
tuổi) có nguy cơ mắc trầm cảm, lo lắng cao hơn 30-80% ở Bỉ, Pháp, Hoa Kỳ. Sự
cơ lập xã hội, đóng cửa trường học, khơng được giao tiếp chính là những yếu tố
khiến cho các em có xu hướng trầm cảm, thậm chí là tự tử trong những ngày giãn
cách ở nhà. Những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên tại
trường học và nơi làm việc gặp gián đoạn, khiến cho việc thanh thiếu niên được tư
vấn, trợ giúp các vấn đề về tâm lý bị hạn chế, gây ra hậu quả nghiêm trọng.
1



Trong bài báo khoa học “Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên
quan ở sinh viên trong làn sóng đại dịch Covid-19” đăng tải trên tạp chí Y học dự
phịng của nhóm tác giả vào năm 2021, cuộc khảo sát tại 4 trường Đại học: Đại học
Y dược Huế, ĐH Duy Tân Đà Nẵng, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Kĩ thuật Y dược Đà Nẵng đã chỉ ra kết quả trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19
diễn ra, tỷ lệ sinh viên và học viên có dấu hiệu trầm cảm ở mức 12,7%. Ngun
nhân gây ra thực trạng này chính bởi hình thức học tập, làm việc thay đổi sang
online, sinh viên không được giao tiếp trực tiếp với bạn bè, đặc biệt, yếu tố tác
động nhiều nhất tới tâm lý sức khỏe của sinh viên đó là việc tìm kiếm các thông tin
liên quan đến dịch bệnh trên các phương tiện truyền thơng có chiều hướng tiêu
cực. Thực trạng này địi hỏi Nhà trường các trường Đại học cần quan tâm và đưa ra
những giải pháp hỗ trợ tâm lý kịp thời cho sinh viên để vượt qua giai đoạn đại dịch
Covid-19.
“Nỗi sợ Covid-19 và mối liên hệ với stress trong học tập của sinh viên Đại học
Đồng Nai” trên tạp chí Khoa học & Cơng nghệ đại học Thái Ngun của 2 tác giả
Nguyễn Thị Bích Tuyền, Nguyễn Thị Thanh Trúc đã chỉ ra thực trạng sức khỏe
tâm lý của sinh viên Đại học Đồng Nai. Dù không ở mức báo động, tuy nhiên, nỗi
sợ Covid-19 ở sinh viên có thể tăng hoặc giảm theo mức độ dịch bệnh tại địa
phương. Đặc biệt, khảo sát còn chỉ ra sinh viên nữ có nỗi sợ cao hơn sinh viên
nam, nhất là khi theo dõi tin tức, những luồng thông tin về Covid-19 mang tính
chất tiêu cực gây hoảng loạn tinh thần của các em trên phương tiện truyền thơng
mỗi ngày. Ngồi ra, nỗi sợ Covid-19 của sinh viên có liên quan với stress trong
học tập của sinh viên, nhất là với áp lực về điểm số trong tình hình học online
thường xuyên. Điều này đặt ra thách thức lớn cho nhà trường trong việc xây dựng
chương trình học và thi phù hợp với tình hình dịch bệnh. Đồng thời, cần phối hợp
với các đơn vị liên quan để có phương án hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho sinh viên.
Tuy nhiên, với quy mơ mẫu nghiên cứu cịn nhỏ, chưa mang tính đại diện cao nên
cuộc khảo sát này vẫn cịn những hạn chế nhất định về khái quát thực trạng.
Cùng nghiên cứu về thực trạng sức khỏe tâm lý, bài báo khoa học “Thực trạng

trầm cảm, lo âu ở học sinh một số trường THPT tại tỉnh Nghệ An năm học 20192


2020” của nhóm tác giả đăng tải trên tạp chí Y học dự phòng (2020) chỉ ra các yếu
tố liên quan đến chứng trầm cảm lo âu, đó là: khối lớp lớn, có áp lực học tập, bị bắt
nạt, đánh mắng. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở học sinh đó là lo lắng vì dịch
Covid-19 và cảm thấy cơ lập chán nản vì ở nhà q lâu. Kết quả nghiên cứu còn
cho thấy, do đại dịch Covid-19 hiện nay vẫn cịn diễn ra phức tạp, những thơng tin
học sinh được tiếp nhận hàng ngày về số ca nhiễm, số ca tử vong không ngừng
tăng đã tác động ít nhiều tới tâm lý lo lắng sợ hãi, làm xáo trộn những hoạt động
học tập, vui chơi thường ngay. Ngồi ra, việc học online và kinh tế gia đình sụt
giảm trong dịch bệnh Covid-19 cũng khiến cho các em lo âu, trầm cảm.
2.2.

Tài liệu liên quan tới tác động của dịch bệnh tới sức khỏe:

Bài báo khoa học “Tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe của nhân
viên y tế tại một số bệnh viện tuyến trung ương năm 2020” đăng tải trên tạp chí
nghiên cứu Y học (2021) của nhóm tác giả đã đưa ra những bằng chứng quan trọng
về vấn đề sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tác động bởi dịch Covid. Những
người tham gia nghiên cứu đều là nhóm đối tượng trực tiếp điều trị bệnh nhân
nhiễm Covid-19, có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn những nhân viên y tế khác, chính
vì vậy kết quả cho thấy Covid-19 đã gây ra cho họ những vấn đề về thần kinh như
lo âu, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố, đặc
điểm của nhân viên y tế có nguy cơ gặp các vấn đề thần kinh như: làm việc tại các
khoa hành chính, độc thân và tuổi nghề cao. Nghiên cứu đã giúp cung cấp những
số liệu và cơ sở khoa học nhằm xây dựng phương án, kế hoạch triển khai các chính
sách cần thiết để giải quyết kịp thời vấn đề sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế
nơi tuyến đầu chống dịch, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc để ngăn chặn sự
lây của đại dịch.

Bài báo “Đánh giá mức độ lo âu của cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch trong
thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng”, tạp chí Y học Việt Nam
(2021) đã đưa ra các yếu tố liên quan đến mức độ lo âu, đồng thời đánh giá chất
lượng sức khỏe tinh thần của cán bộ nhân viên tuyến đầu. Những nhân viên y tế
làm việc tại tuyến đầu có nguy cơ rối loạn lo âu xu hướng tăng dần, với thấp nhất là
trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố và cao nhất là cán bộ y tế thuộc Bệnh viện
3


Đà Nẵng. Hai yếu tố liên quan tới tình trạng lo âu của các cán bộ y tế đó là có tiếp
xúc với bệnh nhân mắc Covid-19 và tổng điểm áp lực gặp phải của cán bộ y tế. Áp
lực thời gian làm việc và khối lượng công việc phải làm trong mùa dịch vẫn là
những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng nặng nề nhất tới tình trạng trầm cảm của nhân
viên y tế. Điều này cho thấy tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19 tới sức khỏe
tinh thần của các cán bộ y tế, cần phải thiết kế những kế hoạch, chính sách bảo vệ
cán bộ y tế trong các dịch vụ y tế nói riêng và các sự kiện thảm họa nói chung.
Trong số các cuộc nghiên cứu về “The impact of Covid-19 on young
people with mental health needs” của YoungMinds (Tổ chức từ thiện
Vương Quốc Anh đấu tranh cho trẻ em và sức khỏe tâm thần thanh thiếu
niên), một báo cáo vào tháng 6 năm 2020 đã chỉ ra tác động của dịch bệnh
tới sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên tại Vương Quốc Anh. Cuộc khảo
sát cho thấy, dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều thanh thiếu niên ngày càng
áp lực và bị đảo lộn cuộc sông bởi đại dịch. Hầu hết mọi người trẻ đều phải
điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi đáng kể trong giáo dục hoặc
việc làm, thói quen và cuộc sống gia đình của họ. Xu hướng thanh thiếu niên
cảm thấy bị cơ lập trong thời gian cách ly tồn xã hội, đại dịch Covid đã
khiến sức khỏe tâm thần của các em tồi tệ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó một số
trẻ em đã phải trải qua sự mất mát hoặc những trải nghiệm đau thương khác
trong suốt thời gian bị giam giữ, trong khi những nhóm vốn đã bị thiệt thịi
hoặc thiệt thịi giờ đây có khả năng trở nên nhiều hơn.

“Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên”,
tạp chí Y dược học quân sự (2021) của hai tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn
Thị Phương Mai đã đưa ra những bằng chứng về tác động của đại dịch tới sức khỏe
tinh thần, cuộc sống xung quanh trẻ vị thành niên. Ở nhà quá nhiều, tần suất trẻ
tham gia các mạng xã hội tăng khiến trẻ quên mất đi thế giới thực, dần dần bị cuốn
theo những vấn đề tiêu cực của Internet dẫn tới xung đột với cha mẹ. Kết quả còn
chỉ ra, việc sử dụng mạng xã hội và thời gian ngồi trước màn hình quá lâu của trẻ
có ảnh hưởng tới mức độ trầm cảm, lo âu và stress. Bên cạnh đó, cuộc khảo sát cịn
4


chỉ ra tác động của dịch tới việc học tập đối với trẻ gặp khó khăn trong việc học
trực tuyến dẫn tới kết quả học tập giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của
chính bản thân trẻ vị thành niên và gia đình.
2.3.

Tài liệu liên quan tới tác động của dịch bệnh tới nhu cầu chăm sóc

sức khỏe tinh thần:
Về các nghiên cứu, tài liệu liên quan tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần
của thanh thiếu niên, theo “Cuộc khảo sát về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
thanh thiếu niên trong đại dịch Covid-19” vào tháng 3/2020 của YoungMinds đã
cho thấy kết quả trẻ em và thanh thiếu niên trên khắp vương quốc Anh đều bày tỏ
nhu cầu được hỗ trợ tinh thần trong đại dịch. Đa số thanh thiếu niên được hỏi đã
tiếp cận hỗ trợ sức khỏe tâm thần trong những ngày tháng khủng hoảng, bên cạnh
đó vẫn cịn một phần nhỏ các em khơng thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ
cố vấn trường học và đại học, các tổ chức và đường dây trợ giúp do dịch bệnh
Covid-19 gây ra gián đoạn nặng nề. Điều này cho thấy tác động của dịch bệnh tới
nhu cầu được sức khỏe tinh thần của những người trẻ tuổi vô cùng lớn, tại các
nước phát triển, những dịch vụ hỗ trợ tâm lý các em đã và đang từng ngày thay đổi

hình thức nhằm thích nghi với những thách thức của đại dịch, giúp các em có thể
tiếp cận dịch vụ một cách bình đẳng.
Hay trong bài báo “Supporting young people’s mental health through the
Covid-19 crisis” của OECD đã tổng hợp những kết quả nghiên cứu tại một số các
nước phát triển trên thế giới như Anh, Ireland, Úc,... về nhu cầu sử dụng các dịch
vụ sức khỏe tầm thần đối với nhóm trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới có xu
hướng tăng cao. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc trong thời gian dịch bệnh Covid19 diễn ra, các tổ chức sức khỏe liên tục nhận được các cuộc gọi qua đường dây
nóng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho nhóm đối tượng thanh thiếu niên, thậm chí,
nhu cầu hỗ trợ tăng hơn 50% so với thời gian trước khi dịch bệnh diễn ra. Các hình
thức hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên đã nhanh chóng
chuyển sang các cuộc tham vấn từ xa để đảm bảo việc điều trị được liên tục.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.

Mục đích nghiên cứu:
5


Nhằm đi tìm hiểu thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra.
Từ đó, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu được
chăm sóc sức khỏe của sinh viên Học viện Báo chí & Tun truyền nói riêng
và sinh viên tồn quốc nói chung.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa khái niệm, lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
+ Tìm hiểu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của sinh viên

Học viện thơng qua việc tìm hiểu thực trạng sức khỏe tinh thần và hành vi

tiếp cận các phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời gian dịch
bệnh.
+ Đánh giá các yếu tố tác động đến nhu cầu của sinh viên về CSSK tinh
thần, đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết nhu cầu CSSK tinh thần
trong mùa dịch của sinh viên tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:
4.1.

Đối tượng, khách thể nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian dịch bệnh Covid-19.
+ Khách thể nghiên cứu: Sinh viên chính quy đang theo học tại Học viện Báo
chí & Tuyên truyền (K38, K39,K40,K41)
4.2.

Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Học viện Báo chí & Tuyên

truyền
+ Thời gian nghiên cứu: tháng 10 đến hết tháng 12/2021.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
+ Sinh viên có nhu cầu có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời gian
đại dịch diễn ra ở mức rất cao.
6


+ Sinh viên nữ có nhu cầu tâm sự với bạn bè để giải tỏa tinh thần cao hơn sinh
viên nam.
+ Sinh viên có nhu cầu tham gia các diễn đàn trợ giúp các vấn đề sức khỏe tinh

thần online trong mùa dịch.
6. Khung nghiên cứu và biến số:
Môi trường truyền thông

Đặc điểm nhân
khẩu học xã hội
của sinh viên

Thực trạng sức khỏe
tinh thần của sinh
viên HVBCTT trong
mùa dịch Covid-19

Nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của sinh viên
HVBCTT trong mùa
dịch Covid-19:
- Nhu cầu tìm kiếm
thơng tin và chia sẻ về
sức khỏe tinh thần
- Tiếp cận các phương
pháp CSSK tinh thần

Đặc điểm gia
đình của sinh
viên

- Nhu cầu tham gia các
diễn đàn trực tuyến về
CSSK tinh thần


- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Chính sách Đảng, Nhà nước

* Xác định biến số:
- Biến số độc lập:
+ Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của sinh viên: giới tính, khối ngành học, năm
học, chức vụ trong lớp, nơi ở hiện tại của sinh viên, thu nhập/tổng mức tiền chi tiêu
một tháng.
+ Đặc điểm gia đình của sinh viên: Mức sống gia đình.
- Biến số trung gian: Thực trạng sức khỏe tinh thần của sinh viên HVBCTT
hiện nay:
+ Tình trạng sức khỏe tinh thần sinh viên tự đánh giá
7


+ Các biểu hiện/vấn đề sức khỏe tinh thần sinh viên đang gặp phải
+ Nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe tinh thần
- Biến số phụ thuộc: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của sinh viên
HVBCTT hiện nay:
+ Nhu cầu tìm kiếm thơng tin và chia sẻ các vấn đề về sức khỏe tinh thần
+ Tiếp cận các phương pháp chăm sóc nâng cao sức khỏe tinh thần
+ Nhu cầu tham gia các diễn đàn/tổ chức trực tuyến hỗ trợ các vấn đề chăm sóc
sức khỏe tinh thần
- Biến số can thiệp:
+ Môi trường truyền thông: các thông tin về dịch bệnh trên phương tiện truyền
thông.
+ Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; chính sách của Đảng và Nhà nước về
nâng cao chất lượng sức khỏe tinh thần.
7. Phương pháp nghiên cứu:

7.1.

Phân tích tài liệu có sẵn:

Phương pháp này sử dụng nhằm tìm hiểu và có cái nhìn khái qt những vấn
đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh
thần của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền trong thời gian dịch bênh
Covid-19” để đưa ra những phát hiện mới bởi đây là chủ đề chưa có nhiều nghiên
cứu tại Việt Nam. Q trình tổng hợp, phân tích tài liệu thơng qua các cuộc khảo
sát, bài báo, tạp chí được cơng bố có liên quan tới chủ đề này trên thế giới và tại
Việt Nam.
Việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu có sẵn giúp đề tài tiếp thu được
kết quả, thành tựu đi trước. Đồng thời làm cơ sở tiền đề cho nghiên cứu đề tài mới,
giúp tác giả định hướng được hướng nghiên cứu mới cho mình.
7.2.

Điều tra xã hội học:

+ Điều tra bằng phương pháp nghiên cứu định lượng: phỏng vấn bảng hỏi
Anket
+ Điều tra bằng phương pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu
7.3.

Phương pháp chọn mẫu:
8


+ Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu 200 mẫu trong sinh viên chính quy đang
học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (K38 - K41). Mẫu được chọn ở cả 2 khối
ngành lý luận và nghiệp vụ.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Mỗi khối
ngành khảo sát 100 bảng hỏi. Mỗi năm học khảo sát 25 bảng hỏi.
+ Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu được tiến hành theo phương pháp chọn
mẫu có chủ đích. Dựa trên việc phân chia 2 ngành học lý luận và nghiệp vụ và năm
học( từ năm nhất đến năm tư) khác nhau, tiến hành phỏng vấn 12 phỏng vấn sâu.
8. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu:
8.1.

Thuyết nhu cầu Maslow:
Một trong những người tiên phong phát triển lý thuyết nhu cầu có tính

chất tổng hợp và hịa hợp là Abraham Maslow (1908 - 1970). Lý thuyết về
Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người được ông phát triển
vào năm 1943 và tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lý thuyết này, ơng đã giải thích
những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để
một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn
tinh thần.
Đặc biệt, trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, A.Maslow cho rằng
hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và ông đã đem các loại nhu cầu
khác nhau của con người, căn cứ theo tính địi hỏi của nó và thứ tự phát sinh
trước sau của chúng để quy về năm cấp bậc nhu cầu của con người từ thấp
đến cao. Đó là nhu cầu cơ bản (basic needs); nhu cầu về an toàn (safety
needs); nhu cầu về xã hội (social needs); nhu cầu được quý trọng (esteem
needs) và nhu cầu được thể hiện mình (self - actualization needs). Abraham
Maslow cho rằng, những ước muốn của con người có được một cách bẩm
sinh và chúng phân bố theo một thứ tự tăng dần. Những nhu cầu sinh lý cơ
bản (ăn, ngủ, được bảo vệ khỏi sự khắc nghiệt của môi trường) cần phải
được đáp ứng đầu tiên. Tiếp theo đó, những nhu cầu về an tồn và an ninh
trở thành những nhu cầu cao nhất: chúng ta cần đến một trật tự, một sự chắc

9


chắn và một tính cấu trúc nào đó trong cuộc sống của mình. Khi những nhu
cầu này được đáp ứng thì loại nhu cầu thứ ba, được thuộc về một nhóm nào
đó và được thương u, sẽ đóng vai trị quan trọng. Xếp thứ tư trong nấc
thang này là nhu cầu được tơn trọng - tự coi trọng mình và được người khác
coi trọng. Khi tất cả những nhu cầu đó được đáp ứng thì nhu cầu thứ năm và
là cao nhất sẽ xuất hiện: đó là nhu cầu tự thể hiện bản thân, hay là ước muốn
trở thành những gì mà mình mong muốn và có thể.
Trong đề tài nghiên cứu cá nhân, chăm sóc sức khỏe tinh thần là nhu cầu
thiết yếu của sinh viên, nhất là trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra
phức tạp, thời gian học tập và sinh hoạt đều ở trong nhà khiến tâm lý của 1
bộ phận thanh thiếu niên gặp nhiều vấn đề. Chính vì vậy, nhu cầu chăm sóc
sức khỏe tinh thần sẽ giúp sinh viên cải thiện được tình trạng sức khỏe tinh
thần, nâng cao chất lượng học tập và cuộc sống.
8.2.Thuyết sự lựa chọn hợp lý:
Các lý thuyết này gắn cho chủ thể hành động một sự cách ứng xử hợp lý
nhằm tối đa hóa lợi ích hay tối thiểu hóa điều tồi tệ. Đặc trưng thứ nhất có
tính xuất phát điểm của sự lựa chọn hợp lý chính là các cá nhân lựa chọn
hành động đem lại lợi ích tối đa.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý gắn liền với tên tuổi của George Homans,
James Coleman. James Coleman giải thích hiện tượng xã hội bằng thuyết
lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, ơng đi tìm sự hợp lý trong các quan hệ xã hội
hay trong mạng lưới xã hội thông qua khái niệm vốn xã hội và vốn kinh tế.
Ông cho rằng trước khi tham gia vào các giao tiếp xã hội con người đã có
sẵn một bộ tiêu chuẩn ứng xử do nền văn hóa để lại thơng qua q trình xã
hội hóa cá nhân. Ơng cho rằng, hành vi được điều chỉnh bởi các chuẩn mực,
các chuẩn mực hướng dẫn cho các chủ thể hành động trong quan hệ hợp lý
với lợi ích của tập thể. Coleman cho rằng hành vi cá nhân khó có thể được

thực hiện nếu đối lập với hành vi của tập thể. Coleman coi hệ thống hay
mạng lưới tin cậy như một phần căn bản của xã hội hiện đại. Vốn xã hội
10


cung cấp năng lực cho các chủ thể hành động thực hiện các quan hệ xã hội
cũng như vốn kinh tế cung cấp tài chính cho các chủ đầu tư. Vốn xã hội có
thể tạo ra vốn kinh tế. Các nhà lý thuyết nhận định rằng, vốn xã hội chính là
chiếc chìa khóa để hiểu biết các quan hệ chính trị và năng lực giao tiếp để
tạo ra sự hợp tác hướng tới việc tạo ra sản phẩm xã hội chung.
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiêu đề cho rằng con người ln hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực
một cách hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức là
trước khi quyết định một hành động nào đó con người muốn đặt lên bàn cân
để cân đo đong đếm giữa chi phí và lợi ích mang lại, nếu chi phí ngang bằng
hoặc nhỏ hơn lợi ích thì sẽ thực hiện hành động và nếu chi phí lớn hơn thì sẽ
khơng hành động. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải
cân nhắc tính tốn để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối
ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu
trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Khi đứng trước nhiều lựa chọn
người ta thường cố gắng chọn cái hợp lý nhất hoặc dễ chấp nhận nhất, với
suy nghĩ là cá nhân sẽ đạt được lợi ích tối đa trong sự lựa chọn ấy của mình.
Đây chính là mệnh đề về sự lựa chọn hợp lý, với cách định nghĩa rằng mỗi
cá nhân có xu hướng tối đa hóa lợi ích từ sự chọn lựa của mình trong bối
cảnh hạnh chế về thông tin và hạn chế về các chọn lựa có thể có, dưới sự chi
phối của quan điểm và ý kiến cá nhân.
Khi sinh viên có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tinh thần thì họ ln có
những lựa chọn, và lựa chọn nơi tiếp họ sẽ được đón nhận và tư vấn về các
vấn đề sức khỏe tinh thần. Từ đó, họ có phương hướng tự lựa chọn quyết
định xem hình thức và cách chăm sóc sức khỏe tinh thần sao sẽ phù hợp với

bản thân mình.
Áp dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý vào đề tài sẽ giúp tác giả có cái
nhìn khách quan hơn về lựa chọn các phương pháp chăm sóc sức khỏe tinh
thần của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền trong thời gian dịch
Covid-19. Đồng thời cũng lý giải được những cách tự nâng cao sức khỏe
11


tinh thần trong mùa dịch của sinh viên. Đề tài nghiên cứu từ các khía cạnh
như năm học, ngành học, mức chi tiêu trước và trong mùa dịch, chỗ ở hiện
nay... để giải thích cho sự lựa chọn của sinh viên Học viện về nhu cầu chăm
sóc sức khỏe như thế nào và hình thức, phương pháp ra sao? Có phải sự lựa
chọn của họ chỉ xuất phát từ hoàn cảnh riêng và ý muốn chủ quan của bản
thân sinh viên, hay điều đó cịn phản ánh tác động mạnh mẽ của dịch Covid19 tới tinh thần con người.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu Tiếng Việt:
1. Nguyễn Hoàng Thùy Linh (2021), Thực trạng sức khỏe tâm thần và một
số yếu tố liên quan ở sinh viên trong làn sóng đại dịch Covid-19 thứ nhất
tại một số trường ĐHKH sức khỏe ở Việt Nam, Tạp chí Y học dự phịng,
tập 31, số 6/2021.
2. Nguyễn Thị Bích Tuyền, Nguyễn Thanh Trúc (2021), Nỗi sợ Covid-19 và
mối liên hệ stress trong học tập của sinh viên Đại học Đồng Nai
3. Nguyễn Thanh Thảo,“Tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe của
nhân viên y tế tại một số bệnh viện tuyến trung ương năm 2020”, tạp chí
nghiên cứu Y học số 8/2021.
4. Ngô Thị Kim Yến, Đánh giá mức độ lo âu của cán bộ y tế tuyến đầu

chống dịch trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng,
tạp chí Y học Việt Nam số 1/2021.
5. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Phương Mai (2021), “Ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên”, tạp chí
Y dược học quân sự
6. UNICEF (2021), Tác động của đại dịch Covid-19 đối với tình trạng sức
khỏe tâm thần kém ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tài liệu Tiếng Anh:
1. PMC (US National Library of Medicine National Institutes of Health)
(2020), Mental Health considerations for children & adolescent in Covid19 pandemic
2. YoungMinds (2020), The impact of Covid-19 on young people with mental
health needs
3. OECD (2021), Supporting young people’s mental health through the
Covid-19 crisis

13



×