Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh viên và khả năng đáp ứng hoạt động y tế trường học tại Trường Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.69 KB, 59 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Con nguời là người là nguồn tài nguyên quý báu của xã hội, con người
quyết định sự phát triển của đất nước trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của
mỗi con người. Đảng và Chính phủ ta đã có nhiều chính sách chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tuổi thanh thiếu niên,
học sinh, sinh viên là nguồn lực chủ yếu cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước.
Môi trường sống như điều kiện tự nhiên, lối sống hay nghề nghiệp là
yếu tố thường xuyên tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người
trong đó có học sinh sinh viên đặc biệt trong thời kỳ tiến hành cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay [7]. Nhận thức rõ thực tế đó, Đảng
và Chính phủ đã chỉ đạo chặt chẽ cơng tác chăm sóc sức khỏe bảo vệ nhân
dân thơng qua chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010. Đồng
thời ngày 22/10/2002, BCHTW Đảng đã ra chỉ thị số 06-CT/TW vê củng cố
và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở nhằm tăng cường hơn nữa công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Do đó phát triển y tế
trường học là một trong những nhiệm vụ cơ bản của chiến lược.
Cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh tại nước ta được triển
khai rất rộng rãi trên khắp đất nước nhưng các hoạt động thường tập trung
vào khối học sinh phổ thông như công tác dinh dưỡng – thực phẩm, cơng tác
nha học đường, phịng chống các bệnh mắt hột, nước sạch và vệ sinh mơi
trường, phịng chống tai nạn thương tích, nghiờn cứu về cong vẹo cột sống.
Trong khi đó những nghiên cứu về sức khỏe của sinh viên các trường đại học
thường rất ít và đặc biệt là ở sinh viên trường đại học Y còn rất hạn chế.
Sinh viên trường đại học Y là những thanh niên được đào tạo để trở
thành những cán bộ chăm sóc sức khỏe cho đất nước trong tương lai, chương


2



trình đào tạo đặc biệt về thời gian cũng như nội dung và phương pháp học tập.
Ngay trong quá trình học tập tại hầu khắp các khoa phòng của các bệnh viện,
họ dã tiếp xúc với rất nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe như các
bệnh truyền nhiễm: Lao, HIV/AIDS, Viêm gan…Mặc dù được trang bị kiến
thức, thái độ cũng như kinh nghiệm tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, việc
chịu tác động có hại của môi trường làm việc cũng như học tập là không thể
tránh khỏi. Do đó sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ vẫn rất cần
thiết được quan tâm. Câu hỏi đặt ra hiện nay là sức khỏe, nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của sinh viên đại học Y là như thế nào và thực tế đáp ứng được bao
nhiêu và làm thế nào để cải thiện nó. Chớnh vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài:
“ Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh viên và khả năng đáp ứng hoạt
động y tế trường học tại Trường Đại học Y Hà Nội”
Mục tiêu:
-

Mô tả thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh viên Trường Đại

học Y Hà Nội.
-

Nhận xét của sinh viên về khả năng đáp ứng CSSK của trạm y tế

trường Đại học Y Hà Nội.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC [9]

1.1.1 Khái niệm về y tế trường học
YTTH là một bộ phân của y tế nói chung nhưng mang những đặc thù
riêng: là tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh thuộc hệ thống giáo dục
đào tạo, đặc biệt chú ý đến lứa tuổi học sinh phổ thông, nhà trẻ và mẫu giáo.
YTTH là nghề đòi hỏi những kỹ năng tổng hợp của nhiều chuyên môn, rất
cần thiết cho sự phát triển tâm sinh lý bình thường của học sinh.
1.1.2 Quá trình phát triển của y tế trường học
Từ thế kỷ thứ 19 nhiều nước ở Châu Âu đó cú những chủ trương và các
phương pháp thực hiện Y tế học đường. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào
một phạm vi giới hạn và thiết kế xây dựng trường sở và bắt đầu đưa ra những
tiêu chuẩn vệ sinh trong lĩnh vực này.
Trong những năm cuối thế kỉ 19 hệ thống Y tế trường học đã phát triển
và các bác sĩ, y tá học đường với nhiệm vụ khám sức khỏe định kỳ và khám
chun khoa. Trọng tâm cơng tác và phịng chống bệnh dịch trong nhà
trường, tổ chức quản lí cụng tác tiêm phòng.
Đến thế kỉ 20 , Y tế học đường đã phát triển tiến bộ với nhiều nghiên
cứu có giá trị như phát hiện ra hiện tượng “ gia tốc” phát triển cơ thể trẻ em ở
lứa tuổi học đường; nghiên cứu về xây dựng trường sở, chiếu sáng và trang
thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy; nghiên cừu về sự mệt mỏi của trẻ em trong
học tập; những cơng trình qui mơ về sức chịu đựng về sinh lí của trẻ em trong
luyện tập thể thao.
Bảo vệ và nâng cao sức khỏe trường học trong những năm gần đây đã
trở nên phổ biến và chiếm vị trí vững chắc trong sức khỏe cộng đồng. Năm


4

1995 tổ chức WHO đã tổ chức hội thảo quốc tế nghiên cứu như: Giáo dục vệ

sinh trong nhà trường. Dịch vụ y tế trong trường học và ngoài trường học.
Dịch vụ y tế trong trường học, các loại hình dịch vụ y tế cần thiết nhất. Cơ
quan hỗ trợ cho y tế trường học tốt nhất là vai trò của Bộ y tế và Bộ giáo dục.
1.1.3 Hoạt động y tế trường học ở Việt Nam
o Hình thành, phát triển
Trong nhiều năm, kể từ năm 1960 y tế học đường đã được sự quan tâm
chỉ đạo của Liên Bộ Y Tế - Giáo Dục và đó cú những nghiên cứu về sức khỏe
học sinh.
Thông tư liên Bộ y tế - Giáo dục số 32/TTLB ngày 27/2/1964 quy định
vệ sinh trường học. Thông tư cũng đã hướng dẫn tổ chức y tế trong các
trường nội trú và quy định nhiệm vụ cho các trạm y tế xã chăm lo sức khỏe
học sinh trong các trường học ở xã.
Trong những năm chiến tranh y tế học đường vẫn được Chính phủ hết
sức quan tâm.
Từ những năm 70 đến những năm 90, liên Bộ y tế - Giáo dục đã ra
nhiều chỉ thị, hướng dẫn phát triển y tế học đường cũng như tiến hành các đợt
điều tra về sức khỏe học sinh. Bắt đầu từ năm 1998 Bộ y tế có chủ trương
khôi phục lại và phát triển y tế trường học là một nội dung nằm trong chiến
lược bảo vệ sức khỏe trẻ em, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đưa ra những văn
bản pháp quy hướng dẫn các địa phương thực hiện.
o Các hoạt động y tế đã và đang triển khai trong trường học [18]


Cơng tác dinh dưỡng - thực phẩm

Chương trình phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được triển khai từ
năm 1994 do Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em ( nay là Ủy ban dân số - gia
đình – trẻ em ) chủ trì. Chương trình mục tiêu y tế quốc gia phòng chống



5

SDD trẻ em giai đoạn 2001- 2005 đã bao phủ 64/64 tỉnh thành phố. Tỷ lệ
SDD thể nhẹ cân đã giảm từ 33,8% năm 2000 xuống 26,6% năm 2004.
• Cơng tác nha học đường và chăm sóc sức khỏe học sinh
Nội dung của chương trình nha học đường bao gồm: Giáo dục phòng
tránh các bệnh răng miệng cho học sinh, dự phịng sâu răng bằng nước xúc
miệng có chưa flour, dự phịng bệnh răng miệng thơng qua phịng khám chữa
răng tại trường học. Đến năm 2005 đó cú 30% học sinh tiểu học và THCS
được chăm sóc răng miệng. Chương trình nha học đường đã tổ chức được
3071 phịng nha học đường cố định có trang thiết bị nha khoa thiết yếu đảm
bảo chăm sóc thường xuyên trong 5 triệu trẻ em.
• Cơng tác phịng chống bệnh mắt hột trong học đường.
Chương trình phịng chống bệnh mắt hột được triển khai từ năm 2003
thí điểm tại một số tỉnh. Đến năm 2005 đã giảm tỷ lệ mắt hột hoạt tính tại tất
cả cỏc xó xuống dưới 5%.
• Các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học
Bộ giáo dục và Bộ y tế đã triển khai một số chương trình nhằm cải thiện
và nâng cao chất lượng các cơng trình cấp nước, nhà vệ sinh đồng thời giáo dục
các em về hành vi vệ sinh tốt, tuyên truyền vận động cha mẹ xây dựng cơng
trình vệ sinh tại nhà đã góp phần thay đổi hành vi vệ sinh của học sinh, giảm
thiểu các bệnh dịch liên quan đến nước và VSMT trong nhà trường.
• Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động trên, Bộ giáo dục và Bộ y tế còn triển khai một số
dự án trường học nhằm nâng cao sức khỏe học đường dựa trên 4 thành tố
chính: Giáo dục sức khỏe, dịch vụ y tế, điều kiện mơi trường, chính sách đồng
thời triển khai các chương trình phịng chống tai nạn thương tích trường học
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.



6

o Mục tiêu đến năm 2010 của y tế trường học
Bước vào những năm đầu thế kỷ 21, công tác y tế học đường đang
được các cấp có thẩm quyền và dư luận xã hội quan tâm. Chắc chắn sẽ có
những chủ trương, chính sách cũng như kế hoạch, đề án có khả năng thực thi
nhằm giữ gìn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của thế hệ tuổi học đường, chuẩn
bị cho nguồn nhân lực quan trọng một cách tồn diện trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu:
- Xây dựng củng cố và kiện toàn y tế trường học được bảo đảm thực hiện
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học, đến năm 2005
mạng lưới y tế trường học được phát triển và trải rộng trờn cỏc tỉnh
thành phố.
- Từng bước nâng cao chất lượng hoạt động y tế trường học, lấy BHYT
học sinh làm cơ sở xã hội hóa cơng tác y tế trường học, tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động CSSK ban đầu tại trường học.
1.1.4 Bảo hiểm y tế trường học và các hoạt động [23]
Bảo hiểm y tế (BHYT) ở Việt Nam được hình thành từ năm 1992 với
mơ hình BHYT bắt buộc cho những người làm cơng ăn lương. Với mức phí
BHYT là 3% lương trong đó chủ lao động đóng 2% cịn người lao động đóng
1%. Năm 1995 phương thức thanh tốn dịch vụ y tế được chuyển đổi từ thu
bình quân sang thu theo thực tế sử dụng.
Năm 2002, thủ tướng Chính phủ chuyển cơ quan BHYT từ Bộ Y tế
sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam với mục tiêu tăng cường, phát triển BHYT
tiến tới BHYT toàn dân. Đến nay, qua hơn 10 năm thực hiện, nhiều hình thức
BHYT đã được triển khai rộng mang lại một số kết quả cụ thể:
Các loại hình BHYT hiện có : BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện, BHYT
tư nhân vì lợi nhuận, BHYT nơng thơn (hay còn gọi BHYT cộng đồng).



7

Số người tham gia BHYT tính đến 6/2006 là khoảng 31.5 triệu, chiếm
gần 13% tổng dân số. Tỷ lệ thu từ BHYT trong tổng ngân sách nhà nước dành
cho y tế tăng lên theo thời gian (25% năm 1998, ở một số địa phương tỷ lệ
này lên tới 50%).
Bắt đầu từ năm 1995, chương trình BHYT cho học sinh, sinh viên bắt
đầu được thực hiện và nhanh chóng mở rộng trong toàn quốc.
Đến cuối năm 2006, số học sinh tham gia tại các trường học đạt hơn
tám triệu người, chiếm 42% tổng số học sinh cả nước. Số liệu này chưa tính
đến khoảng hai triệu học sinh thuộc các hộ nghèo đang được tham gia trong
chương trình BHYT người nghèo.
Bằng nguồn kinh phí của quỹ BHYT, các trường tổ chức khám sức
khỏe cho học sinh đầu cấp. Qua khám sức khỏe phân loại được thể lực và có
kế hoạch phối hợp các chương trình y tế quốc gia để phịng chống các bệnh
học đường. Ðồng thời, phát hiện kịp thời các bệnh cấp tính cũng như mãn
tính, bệnh bẩm sinh để phối hợp gia đình chữa trị kịp thời. Y tế trường học
cũng đã thực hiện cấp cứu, sơ cứu và khám, chữa các bệnh thông thường cho
học sinh, không để bệnh tiến triển nặng lên, giảm chi phí tốn kém ở y tế tuyến
trên và giảm số ngày nghỉ học cho học sinh.
Quỹ BHYT học sinh đã giải quyết khó khăn về mặt tài chính cho học
sinh khi ốm đau, bệnh tật bằng việc bảo đảm kinh phí để học sinh được điều
trị khi ốm đau, tai nạn, nhất là khi mắc các bệnh hiểm nghèo phải điều trị nội
trú tại các cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến địa phương. Nhiều trường hợp
học sinh, sinh viên được hưởng BHYT với chi phí từ vài triệu đồng đến hàng
chục, hàng trăm triệu đồng.
Ngoài ra, một số quyền lợi khỏc cú kèm theo điều kiện về thời gian
tham gia thì mới được hưởng. Cụ thể, chỉ được hưởng các dịch vụ kỹ thuật



8

cao, chi phí lớn sau 180 ngày kể từ ngày đóng BHYT nếu tham gia lần đầu,
hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất cứ lý do gì; phải tham gia
đủ 36 tháng BHYTTN liên tục mới được BHYT thanh tốn 50% chi phí các
thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục qui định của Bộ
Y tế...
Năm học 2008-2009 mức đóng BHYT được điều chỉnh là 100.000đ –
120.000đ một em. Tuy nhiên mức phí tham gia BHYT của HS-SV vẫn chỉ
bằng 1/3 so với người lớn. [31]
1.1.5 Nhiệm vụ của trạm y tế trường Đại học Y Hà Nội [24]
Trạm y tế là đơn vị chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho
hiệu trưởng về công tác bảo vệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khám chữa
bệnh cho cán bộ, viên chức và học viên, sinh viên; công tác vệ sinh, phòng
dịch trong trường đại học Y Hà Nội. Trạm y tế do hiệu trưởng quản lý toàn
diện và được sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ sở y tế tuyến trên
thuộc ngành y tế.
Trạm y tế cú cỏc nhiệm vụ cụ thế sau:
1.

Xây dựng nội dung và kinh phí hoạt động của trạm y tế cho từng năm
học, từng khóa học.

2.

Tổ chức thực hiện cơng tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho học viên,
sinh viên, cán bộ và viên chức nhà trường, cụ thể:

a.


Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm và phân loại sức khỏe.

b.

Quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe.

c.

Sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật, chăm
sóc sức khỏe ban đầu, cấp thuốc thơng thường; chuyển bệnh nhân lên cơ
sở y tế tuyến trên trong các trường hợp cần thiết.


9

3.

Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe; vận
động học viên, sinh viên tham gia BHYT.

4.

Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh mơi trường, phịng chống
các bệnh dịch, bệnh tật học đường, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm,
phịng chống tai nạn thương tích, phịng chống HIV và AIDS, các bệnh
xã hội và các hoạt động khác về y tế trường học.

5.


Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương, ngành liên quan trong việc triển
khai, thực hiện các hoạt động y tế trường học và các hoạt động y tế khác.

6.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, đồn thể trong trường thực hiện cơng
tác y tế trường học; xây dựng môi trường trường học lành mạnh, an toàn.

7.

Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả triển khai công tác y tế
trương học theo quy định.

8.

Lập hồ sơ cho cán bộ, viên chức ra giám định y khoa, xác nhận và cấp
giấy nghỉ ốm cho bệnh nhân theo đúng chế độ, nguyên tắc.

9.

Tổ chức thường trực cấp cứu 24/24 giờ hàng ngày, kể cả chủ nhật và ngày
lễ, giải quyết cấp cứu kịp thời những ca đột xuất; lập hồ sơ, thực hiện các
thủ tục pháp y và giải quyết các trường hợp tử vong trong trường

10. Quản lý và bảo hành tốt cơ sở vật chất, thuốc men và các tài sản khác
của trạm y tế. Quản lý và phân phối thuốc, đảm bảo chất lượng, tuân thủ
chặt chẽ quy chế quản lý thuốc của ngành y tế.
1.2 NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE

1.2.1 Sức khỏe là gì? [22]

Theo tổ chức y tế thế giới sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về
thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng khơng có bệnh
hay thương tật.
Nâng cao sức khỏe theo định nghĩa của tuyên ngôn Ottawa là q trình
giúp mọi người có đủ khả năng kiểm sốt toàn bộ sức khỏe và tăng cường sức


10

khỏe của họ. Để đạt được tình trạng hồn tồn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần
và xã hội, các cá nhân hay nhóm phải có khả năng xác định và hiểu biết các vấn
đề sức khỏe của mình và biến những hiểu biết thành hành động để đối phó được
với những thay đổi của môi trường tác động đến sức khỏe. Vì vậy, nâng cao sức
khỏe khơng chỉ là trách nhiệm của ngành y tế mà là trách nhiệm của mỗi cá
nhân, mỗi cộng đồng dựa trên cơ sở là lối sống lành mạnh để khỏe mạnh.
1.2.2 Khái niệm nhu cầu CSSK [17]
Nhu cầu CSSK của cộng đồng được xác định qua gánh nặng bệnh tật
và các nguy cơ tới sức khỏe.
Gánh nặng bệnh tật được đo lường bằng các chỉ số mắc bệnh và tử
vong cũng như bằng chỉ số hỗn hợp như số năm sống mất đi vì bệnh tật, tàn
phế và chết non.
Nguy cơ mắc bệnh được đo lường bằng các chỉ số ô nhiễm môi trường,
tỷ lệ được tiếp cận với nước sạch và công trình vệ sinh, tỷ lệ người có các
hành vi ảnh hưởng tới sức khỏe ( lối sống, nghiện hỳt…)
Như vậy việc đo lường nhu cầu CSSK (KCB khi ốm đau, phịng bệnh
khi chưa ốm và truyền thơng tư vấn sức khỏe là khỏ khó )
Thơng thường phải dựa vào rất nhiều nguồn số liệu điều tra y tế hộ gia
đình, khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe cộng đồng, đây là những phương pháp
có giá trị khoa học song lại rất tốn kém và cũng chứa đựng nhiều tồn tại về
phương pháp. Nguồn số liệu từ cơ sở KCB của nhà nước nhất là ở bệnh viện

được thu thập thường kỳ và báo cáo 3 tháng 1 lần nờn tớnh sẵn có cao. Số
liệu từ báo cáo bệnh viện về các bệnh, nhóm bệnh theo phân loại bệnh quốc tế
ICD 10 và thống nhất sử dụng trong hệ thống báo cáo hàng chục năm, cùng
với việc tăng cường năng lực chẩn đoán của các bệnh viện, nguồn số liệu từ
báo cáo bệnh viện cho phép phân tích khá chính xác cơ cấu bệnh tật trong


11

cộng đồng. Thêm vào đó số liệu này được lưu trữ khá tốt và không tốn kém
cho các điều trị hồi cứu.
Về số trường hợp mắc bệnh, tỷ lệ người ốm (ở mọi mức độ ) đến các cơ
sở bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú bệnh viện chỉ chiếm
khoảng 10% (điều tra y tế quốc gia 2000-2001) như vậy chỉ là “ phần nổi của
tảng băng”. Tuy nhiên đây cũng chính là yêu cầu KCB của cộng đồng cần
được các cơ sở y tế đáp ứng vì vậy cho dù chưa phản ánh tồn bộ gánh nặng
bệnh tật cũng như nhu cầu KCB của cộng đồng, nguồn số liệu từ báo cáo địa
phương và bệnh viện, hồn tồn có thể sử dụng làm các chỉ điểm ( Index ) về
nhu cầu KCB của cộng đồng.
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÃ Cể VỀ SỨC KHỎE HSSV

Hiện nay cú trờn 3600 trường thuộc các cấp với hơn 21 triệu học sinh,
sinh viên chiếm khoảng 25% dân số. Tình hình sức khỏe học sinh hiện nay
đang đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm [18]. Vì vậy, đã có rất nhiều nghiên
cứu đánh giá và nhiều chương trình nâng cao sức khỏe học sinh, sinh viên.
Theo điều tra toàn quốc của viện răng hàm mặt Hà Nội năm 2001 tỷ lệ
sâu răng ở trẻ em 6 tuổi là 83,7%, bệnh quanh răng là 42,7%.
Bệnh giun sán vẫn cao theo từng vùng dao động trong khoảng 50-95%
đặc biệt là nhiễm giun móc trở thành một cản trở lớn trong học tập của trẻ.
Tật cận thị trong các cấp từ khoảng 5,8-17,2%( trong đó khối ĐH, CĐ, THCN

chiếm 10,4% theo nghiên cứu của vụ Công tác học sinh sinh viên Bộ giáo dục
đào tạo.
Bệnh răng miệng, tai mũi họng, cận thị lần lượt là 3 nhóm bệnh chiếm
tỷ lệ cao nhất trong các bệnh học đường (theo nghiên cứu 2004-2005 của vụ
CTHSSV). [18]
Tỷ lệ học sinh có sức khỏe loại 1 chiếm đa số khoảng >60%, sức khỏe
loại yếu chiếm 7,9-10,4%, trung bình có khoảng 1/2 số HSSV mua bảo hiểm


12

y tế. Do phụ thuộc vào nguồn quỹ BHYT học sinh để lại nên nhiều trường
thiếu kinh phí cho y tế trường học.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên, học sinh bị cận thị tăng
nhanh, đặc biệt ở một số thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát của tiến sĩ Nguyễn Huy Nga và Thạc sĩ Trần Bích Ngà, Nguyễn
Hùng Long thực hiện đầu năm 2005 trên 1000 học sinh cấp 2 tại Hà nội và
Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ học sinh bị cận thị lên tới 48.1%. Có
một số nghiên cứu khác về cận thị cho một tỷ lệ đáng kinh ngạc, tỷ lệ cận thị
nhiều lớp chuyên, lớp chọn lên tới 90%. Một con số đáng báo động [12]
Theo một nghiên cứu về sử dụng dịch vụ y tế của lứa tuổi vị thành niên
ở một số địa điểm tại thành phố Hà Nội cho thấy: thời gian gần đây nhất đối
tượng đến các cơ sở y tế trong 6 tháng qua là 28,8% và số lượng đến một vài
lần là 20,29%. Cách xử trí đầu tiên trong lần ốm gần đây nhất 54,45% là tự
mua thuốc điều trị, và đến trạm y tế xã phường là 3,11%, khám sức khỏe định
kỳ chủ yếu là ở trường học(75,78%). Loại hình dịch vụ được lứa tuổi vị thành
niên thích sử dụng là tự mua thuốc uống (28,87%), trong khi đó đến khám
chữa bệnh tại các bệnh viện chiếm 22,7% với lý do chính là thuận tiện về
khoảng cách và thời gian (29,61%). [16]
Như đã nói ở phần đặt vấn đề, phần lớn các chương trình CSSK tập

trung vào khối học sinh phổ thơng, các chương trình cho khối sinh viên vẫn
còn hạn chế. Mặt khác, do đối tượng sinh viên nằm trong nhóm nguy cơ mắc
các bệnh về sức khỏe sinh sản và HIV/AIDS nờn cỏc chương trình thường tập
trung vào tuyên truyền, nâng cao kiến thức về phòng chống các bệnh trên.
Một nghiên cứu năm 2006 về kiến thức và thực hành HIV/AIDS và
phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường đại học Y toàn quốc
cho thấy phần lớn sinh viên chỉ đánh giá kiến thức của mỡnh vói HIV ở mức
độ trung bình. Có đến 87,6 - 95,6% sinh viên trả lời sai hoặc không đầy đủ


13

các triệu chứng lâm sàng, 8,5 – 24,4% sinh viên cho rằng mồ hôi, nước tiểu
và nước bọt là dịch sinh học có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. 90,9% sinh viên
trả lời sai về cỏc nhúm thuốc kháng, trong đó 40,8% sinh viên trả lời là biết.
12% sinh viên cho rằng có thể dự phịng lây nhiễm bằng Vitamin.
Trên 60% sinh viên đánh giá đúng về các nguy cơ phơi nhiễm và 57,8 –
73% sinh viên biết cách phòng tránh phơi nhiễm HIV. Đa số sinh viên
(91,7%) đã từng tiếp tiếp xúc với máu, chế phẩm của máu và dịch sinh học
chứa máu. 11,2 % sinh viên không xử lý gì sau khi bị tiêm hay vật sắc nhọn
đâm. Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS là 57,8%. [7].
Tại trường ĐHYHN đó cú một số nghiên cứu liên quan đến sức khỏe
sinh viên trong trường như: Nghiên cứu về thực trạng hút thuốc lá trong sinh
viên đại học Y Hà Nội ( kết quả: 38,3% theo báo cáo của Tổ chức y tế thế
giới năm 1983).Năm 2003 tỷ lệ hút thuốc lá chung trong sinh viên là 23,9%,
mức độ tăng dần theo các khối học. Nghiên cứu kiến thức SKSS. Nghiên cứu
về thực trạng sử dụng rượu bia. Nghiên cứu sự thay đổi mạch, nhiệt độ, huyết
áp của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội trong 1 ngày làm việc và một số
yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu chức năng tim mạch của sinh viên Y1 và Y6
trường ĐH Y Hà Nội qua chỉ số mạch và huyết áp sau nghiệm pháp gắng sức

(năm 2000). Nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường ĐH Y về nguyên
nhân, hậu quả, cách phòng tránh cận thị học đường. [12].
1.4 ĐẶC ĐIỂM RIấNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y

Sinh viên trường Đại học Y với những đặc thù riêng về mơi trường học
và chương trình học vì thế vấn đề sức khỏe của họ có nhiều điểm khác biệt so
với những trường đại học khác.
Thời gian học 6 năm của sinh viên trường Y là nhiều hơn 1 đến 2 năm
so với các trường khác. Chương trình học tập nặng nề, kéo dài suốt cả ngày
thậm chí có ngày phải trực qua đêm. Sinh viên trường Y phải chịu nhiều áp


14

lực căng thẳng về vấn đề học hành và thi cử cũng vấn đề sức khỏe của bệnh
nhân khi đi trực vì vậy sinh viên trường Y dễ mắc các bệnh hơn các sinh viên
trường khác. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên mắc các bệnh
nhiễm khuẩn do áp lực căng thẳng vào mùa thi so với các thời gian học khác
là cao hơn nhiều. Vì thế rõ ràng là tình trạng sức khỏe của sinh viên trường Y
cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chương trình học tập như trên.
Bên cạnh đó, việc thường xun tiếp xúc khi đi học lâm sàng với các
bệnh nhân, sinh viên trường Y đã phơi nhiễm rất nhiều với các bệnh tật không
chỉ là các bệnh lây nhiễm như Viêm gan, HIV, Lao… mà cịn có khả năng bị
nhiễm bệnh do môi trường đặc thù của bệnh viên tạo nên. Tuy nhiên thực tế là
ý thức tự bảo vệ sức khỏe của sinh viên trường Y còn chưa được cao.
Với những kiến thức y học đã thu lượm được trong q trình học tập,
sinh viờn đó cú một vốn nhất định về cách chẩn đoán và điều trị một số bệnh
và điều này tác động vừa tiêu cực vừa tích cực đồi với sức khỏe của họ. Một
mặt sinh viên hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình và biết cách lựa chọn dịch
vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp trong từng hồn cảnh. Mặt khác sinh viên có

thể quá chủ quan với bệnh tật của mình vì vậy sẽ không đi khám bệnh thường
xuyên và định kỳ mặc dù phơi nhiễm với bệnh tật rất cao hoặc có thể họ quá
lạm dụng kiến thức của mình để tự điều trị một số bệnh tật và dùng thuốc sai
chỉ định do thiếu kinh nghiệm.
Như vậy với những đặc điểm được phân tích nêu trên ta thấy rằng việc
thành lập và phát huy tối đa vai trò, chức năng của trạm y tế trong trường đại
học Y thực sự là rất cần thiết để khắc phục những điểm yếu, cải thiện và chăm
sóc sức khỏe của sinh viên trương đại học Y.


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Trường Đại học Y Hà Nội
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Sinh viên trường Đại học Y Hà nội từ Y1 đến Y6
Cán bộ trạm y tế trường
Sổ sách, báo cáo, hoạt động y tế sẵn có
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.3.2 Mẫu nghiên cứu
2.3.2.1 Cỡ mẫu tính theo cơng thức:
Z21- α/2 .pq
n=
d2

n: cỡ mẫu
p: tỷ lệ sinh viên có nhu cầu CSSK trong 4 tuần qua theo nghiên cứu trước
(p = 0,4); q = 1- p
d: độ chính xác mong muốn ( sai số cho phép) 0,03
Z21- α/2 = 1,96 (hệ số tin cậy 95% )
Thay vào cơng thức ta có = 523 ( Chọn n = 600 )
2.3.2.2 Chọn mẫu:
Mỗi khối chọn 100 sinh viên:
+ Chọn ngẫu nhiên 1 lớp sau đó hỏi tiếp lớp bên cạnh cho đến khi đủ 100
sinh viên
+ Chọn ngẫu nhiên các tổ sinh viên và hỏi cho đến khi đủ 100 sinh viên
mỗi khối


16

2.3.3. Các chỉ số, biến số nghiên cứu:
2.3.3.1. Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu
- Đặc điểm của sinh viên: Giới, nơi ở, khối học, tham gia BHYT.
2.3.3.2 Nhu cầu CSSK của sinh viên:
- Nhu cầu KCB của sinh viên trong 4 tuần qua
+ Người ốm đau được định nghĩa là người có vấn đề sức khỏe kéo dài
hơn 1 ngày. Tỷ lệ bị ốm của sinh viên theo giới, nơi ở, khối được tớnh bằng
số sinh viên bị ốm trên số sinh viên của mỗi nhúm tương ứng.
+ Mức độ: Nhẹ: Đi học bình thường; Trung bình: Nghỉ học tự điều trị
hoặc điều trị ngoại trú; Nặng: Điều trị nội trú tại cơ sở y tế. Thời gian bị ốm.
+ Các nhúm nguyên nhõn bệnh của sinh viên: Cấp tớnh, mạn tớnh, tai
nạn và các nguyên nhõn khác.
+ Các hình thức xử trí khi bị ốm trong 4 tuần của sinh viên: tự điều trị,
đi khám bệnh, không điều trị, so sánh theo khối, giới

- Nhu cầu KCB của sinh viên trong 12 tháng qua
+ Tỷ lệ ốm của sinh viên theo khối, giới, nơi ở
+ Mơ hình bệnh thường mắc của sinh viên: Tỷ lệ % từng bệnh trong số
các bệnh sinh viên tự kể khi bị ốm trong 12 tháng qua.
- Các nhu cầu CSSK dự phòng của sinh viên:
+ Các nhu cầu về dự phòng, tuyên truyền về sức khỏe.
+ T ỷ lệ sinh viên mắc tật khúc xạ: theo giới và theo khối
+ Mức độ quan tõm tới sức khỏe của bản thõn: Quan tõm thường xuyên
kiểm tra sức khỏe, quan tõm nhưng không đi kiểm tra, không quan tõm…
2.3.3.3 Nhận xét của sinh viên về khả năng đáp ứng hoạt động CSSK
của trạm y tế trường.
- Lựa chọn CSYT của sinh viên khi bị ốm: Tỷ lệ % lựa chọn các cơ sở y
tế theo các cấp như: trạm y tế trường, phường, tư nhõn, bệnh viên TW… so
sánh giữa các nhúm như: có/ khơng có BHYT; nội trú/ ngoại trú.


17

- Lý do lựa chọn cách xử trí khi bị ốm
- Tình hình KCB tại trạm y tế trường: So sánh giữa nhóm có và khơng có
BHYT, giữa nội trú và ngoại trú, tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT của sinh viên.
- Tình hình và lý do khơng muốn KCB tại trạm y tế trường của sinh viên.
- Nhận xét của sinh viên về đáp ứng CSSK của trạm y tế: Kể tên hoạt
động trạm y tế sinh viên biết đến; ý kiến về hoạt động KSK, KCB của trạm
theo các mức tốt ( hài lịng), trung bình, kém ( khơng hài lịng).
- Các ý kiến đóng góp nhằm cải thiện hoạt động CSSK cúa sinh viên.
2.3.4 Thu thập số liệu:
Cơng cụ: Sổ sách sẵn có, phiếu điều tra
Phương pháp thu thập: Phát phiếu điều tra, thống kê số liệu
Nội dung: - Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu CSSK trong 4 tuần qua

- Các hình thức sử dụng dịch vụ y tế của sinh viên
- Tỷ lệ sinh viên có tham gia BHYT và sử dụng thẻ BHYT
- Kiến thức, thái độ, hành vi về phũng cỏc bệnh học đường
2.3.5 Biện pháp khống chế sai số:
- Xây dựng bộ câu hỏi dễ hiểu, rõ ràng
- Điều tra thử, kiểm tra chất lượng, chỉnh bộ câu hỏi
- Giải thích rừ cỏch điền phiếu, và nội dung phiếu điều tra cho sinh viên
- Kiểm tra từng phiếu điều tra, loại bỏ những phiếu sai
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu sau khi nhập vào máy
2.4 THỜI GIAN NGHIấNCỨU: Năm học 2008-2009
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU: Nhập và xử lý số liệu bằng SPSS 13.0
2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU:

- Điều tra thống nhất và được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường
- Sự tình nguyện của người tham gia nghiên cứu
- Nói rõ mục đích nghiên cứu và phản hồi lại kết quả.


18

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Phân bố một số đặc trưng của 600 sinh viên Y Hà Nội
Đặc điểm
Giới
Nơi ở
BHYT
Khối


Phân loại
Nam
Nữ
Nội trú
Ngoại trú
Có mua
Khơng mua
Y1 –Y6

Số lượng (n)
276
324
209
391
442
158
Mỗi khối 100 sinh viên

Tỷ lệ (%)
46
54
34,8
65,2
73,7
26,3
Mỗi khối chiếm 16,7%

Nhận xét: Mẫu nghiên cứu của chúng tơi có một số đặc trưng:
- Tỷ lệ về giới trong nghiên cứu: nam chiếm 46% và nữ chiếm 54%

- Tỷ lệ sinh viên nội trú chiếm 34,8%; số sinh viên ngoại trú gần
gấp đôi số nội trú (65,2%).
-Tỷ lệ sinh viên mua BHYT chiếm 73,7%.
3.2 NHU CẦU CSSK CỦA SINH VIÊN

3.2.1 Nhu cầu KCB của sinh viên trong 1 tháng qua
3.2.1.1 Tình hình ốm của sinh viên trong 4 tuần qua
Bảng 3.2. Tỷ lệ ốm chung và tỷ lệ ốm theo giới của sinh viên
Nam
Nữ
Tổng

Số lượng ( n )
119
174
293

Tỷ lệ ( % )
43,1
53,7
48,8


19

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên bị ốm trong vòng 4 tuần qua chiếm 48,8%
tổng số sinh viên. Xét theo giới có 43,1% số sinh viên nam bị ốm và 53,7% số
sinh viên nữ bị ốm. Sự khác biệt về tỷ lệ ốm giữa 2 giới là có ý nghĩa thống
kê với p< 0,05.


Nhận xét: 50,75 % sinh viên nội trú ốm (106 sinh viên), 47,8% số sinh
viên ngoại trú ốm (187 sinh viên ). Sự khác biệt về tỷ lệ ốm của sinh viên nội
trú và ngoại trú không có ý nghĩa thống kê.


20

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên bị ốm giữa các khối chiếm từ 43%-56%, cao
nhất ở khối Y2 và thấp nhất ở khối Y6.
3.2.1.2 Mức độ ốm và cỏc nhúm bệnh thường gặp

Nhận xét: Mức độ ốm của sinh viên chủ yếu ở mức độ nhẹ 229sv (78,1%).
Mức độ trung bình chỉ chiếm (21,2 %) số sinh viên bị ốm, cịn ở mức độ nặng
rất ít chỉ có 2 sinh viên.
Thời gian bị bệnh trung bình của sinh viên: X= 6,13 ±4,638 ( ngày )


21

Nhận xét: Nhóm bệnh khi bị ốm của sinh viên chủ yếu thuộc nhóm bệnh
nội khoa mới mắc chiếm 81,8% chủ yếu là các bệnh cảm cúm, cảm lạnh,
viêm đường hô hấp trên do thay đổi thời tiết. Bệnh mạn tính tái phát cũng là
một nguyên nhân và chiếm 13,7%, còn lại là tai nạn và các nguyên nhân khác
chiếm 4,5% tổng số sinh viên bị ốm.
3.2.1.3 Các hình thức xử trí của sinh viên khi ốm trong 4 tuần qua.
Bảng 3.3. Cách thức xử trí của sinh viên theo khối
Y1
Y2
Y3
Y4

Y5
Y6
Tổng
n % n % n % n % n % n % n %
Đi
19
19
21
19
9
4
88
khám
36,5
33,9
45,7
34,8
18,0
9,3
30,0
Tự
21
28
15
24
34
32
153
điều trị
40,4

53,9
32,6
52,2
66,0
74,4
52,2
Khơng 12
9
10
6
8
7
52
điều trị
23,1
16,1
21,7
13,0
16,0
6,3
17,8
Xử trí

Nhận xét: Khi bị ốm hình sinh viên chủ yếu lựa chọn phương án tự
điều trị (52,2%), tỷ lệ tự điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất ở khối Y6, tăng dần theo
số năm học. Đi khám bệnh là lựa chọn thứ 2 chiếm 30% và cao nhất ở khối
Y1 và Y3. Không điều trị chiếm vị trí thấp nhất 17,8%, tỷ lệ cao nhất ở khối
Y1 và Y3 và thấp nhất ở khối Y4.



22

Nhận xét: Tỷ lệ sinh viên đi khám của nhúm có BHYT chiếm 33,5%
cũn nhúm khơng có BHYT đi khám 19,5%. Nhúm khơng mua BHYT xử trí
bằng cách tự điều trị 61,1% cao hơn 49,3% của nhúm có mua BHYT. Tỷ lệ
không điều trị giữa 2 nhúm là tương đương. Sự khác biệt giữa 2 nhúm khi lựa
chọn tự điều trị là có ý nghĩa thống kê với p <0.05.
3.3.2 Nhu cầu KCB của sinh viên trong 12 tháng qua.
Bảng 3.4. Tỷ lệ bị ốm của sinh viên theo khối, giới, nơi ở.
Đặc điểm
Khối

Phân loại
Y1
Y2
Y3
Y4
Y5
Y6
Nam
Nữ
Nội trú
Ngoại trú

Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
57
57
57
57

45
45
49
49
45
45
45
45
133
48,2
Giới
165
50,9
106
50,7
Nơi ở
192
49,1
Tổng
298
49,7
Nhận xét: Trong vòng 12 tháng qua tỷ lệ sinh viên có nhu cầu CSSK là
298 sinh viên chiếm 49,7% tổng số sinh viên. Trong đó khơng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nhúm về giới, nơi ở và khối học.


23

Nhận xét: Các loại bệnh sinh viên mắc trong vòng 12 tháng qua chủ
yếu tập trung vào nhóm bệnh: Sốt, cảm lạnh, cảm cúm chiếm tới 24,5%, sau

đó là viêm họng (11,4 ), các loại sốt virus, sốt phát ban (9,7 ), viêm loét dạ
dày cũng chiếm 1 tỷ lệ (5,7% ).
Ngồi ra cịn 1số các bệnh khác như: bệnh răng miệng, viêm amydal, viêm
tai giữa, RL điều tiết, vận mạch...
3.2.3 Nhu cầu CSSK dự phịng của sinh viên
3.2.3.1 Tình hình sinh viên mắc tật khúc xạ trong sinh viên
Bảng 3.5. Tỷ lệ sinh viên mắc tật khúc xạ chung và theo giới
Số lượng ( n )
Tỷ lệ ( % )
Nam
148
53,6
Nữ
209
64,5
Tổng
357
59,5
Nhận xét: Trong tổng số 600 sinh viên chúng tôi thấy có 357 sinh viên
(59,5%) có tật khúc xạ trong đó cận thị là chủ yếu (91%) với mức độ cận
trung bình là 2,58 diop. So sánh theo giới tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở nữ cao hơn
nam. Khi tiến hành kiểm định ta thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc tật khúc xạ
giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê (p<0.05).


24

Nhận xét: So sánh theo khối tỷ lệ mắc tật khúc xạ thấp nhất ở khối Y1
và cao nhất khối Y6 và Y2, Y3.
3.2.3.2 Nhu cầu CSSK khác của sinh viên


Nhận xét: Trong các nhu cầu CSSK kiểm tra sức khỏe định kỳ được
sinh viờn lựa chọn nhiều nhất (67,2% tổng sinh viên ), tỷ lệ nhu cầu tăng dần
theo số năm học; tiếp đến là nhu cầu giáo dục, hướng dẫn về các yếu tố nguy
cơ liên quan đến sức khỏe khi học tập tại môi trường bệnh viên chiếm 60,0%,
tỷ lệ nhu cầu này lại có xu hướng giảm đi theo số năm học. Các nhu cầu tư
vấn về các bệnh thời sự, các bệnh xã hội cũng khá cao chiếm 16,2% - 24,6%.


25

Bảng 3.6. Mong muốn và thực hiện CSSK bản thân của sinh viên
tỷ lệ (%)
16,2
26,8

332

55,3

10
600

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Khỏe mạnh nên không phải đi kiểm tra
Muốn kiểm tra nhưng ngại, khơng có tiền,

số lượng
97
161


1,7
100,0

thời gian
Khơng quan tâm
Tổng

Nhận xét: Mức độ quan tâm tới sức khỏe của sinh viên cao nhất là ở
nhóm muốn kiểm tra sức khỏe nhưng ngại, khơng có tiền, thời gian (55,3%),
tỷ lệ sinh viên thường xuyên kiểm tra sức khỏe chiếm 16,2% và tỷ lệ sinh
viên khơng quan tâm tới sức khỏe của mình chỉ chiếm 1,7%.

3.3 NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CSSK CỦA
TRẠM Y TẾ

3.3.1 Lựa chọn nơi KCB của sinh viên khi bị ốm trong 4 tuần qua
Bảng 3.7. Mơ hình lựa chọn cơ sở y tế của sinh viên khi bị ốm
Đi khám bệnh
Hỏi bác sỹ tại viện
Y tế tư nhân

Số lượng

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

(n )
26

22

(n =88 sv đi khám)
29,5
25,0

(n =293 sv ốm)
8,9
7,5


×