Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

bài thuyết minh về ngục kontum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.58 KB, 18 trang )

I. Vài nét về đất và người Kon Tum
I.1 Vị trí địa lý
Kon tum là một tỉnh nằm ở phía bắc tây nguyên, phía bắc giáp
quảng nam, phía nam giáp gia lai, phía tây giáp lào và campuchia, phía
đông giáp quảng ngãi. Là một tỉnh nằm vị trí trung tâm của ba nước
đông dương, có vị trí chiến lược quan trọng nên Kon Tum sớm nằm
trong tâm điểm xâm chiếm của thực dân Pháp.
Địa hình Kon Tum chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện
tích toàn tỉnh. Địa hình núi cao, đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và
vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong
phú, đa dạng, và khí hậu tương đối mát mẻ.
I.2 Cộng đồng dân cư
Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, với lời giải nghĩa
tên gọi của một ngôi làng cổ gần một hồ nước lớn cạnh dòng sông
Đăkbla.
Vùng đất Kon Tum ngày xưa là vùng đất hoang vắng, đất rộng,
người thưa với sự sinh sống của các dân tộc bản địa gồm Xơ
Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với
một vùng cư trú khác nhau.
Sau khi nắm được toàn quyền thực dân ở Đại Nam, người Pháp bắt
đầu mở rộng quyền kiểm soát và tiến lên khai thác vùng Tây Nguyên,
khoảng năm 1893 thực dân pháp đã đặt quyền kiểm soát lên Kon Tum.
Đến năm 1913 chính thức thành lập tỉnh Kon Tum
II. Nhà lao Kon Tum và sự thành lập chi bộ binh Kon Tum
II.1Nhà lao Kon Tum ( Lao trong )
Như đã giới thiệu ở trên, do có vị trí thuận lợi như vậy nên thực
dân Pháp không thể bỏ qua, ngay sau khi chiếm được Kon Tum thì
chúng liền cho xây dựng nhà tù để chuẩn bị cơ sở cho việc đặt nền móng
cai trị của chế độ thực dân lên mảnh đất màu mỡ này.Theo những thông
1
tin còn lại từ những người tù chính trị thì nhà lao Kon Tum được thực


dân Pháp xây dựng vào khoảng năm 1915, nằm gần sông ĐăkBla, gần
với nhà làm việc của viên công sứ pháp, của giám binh, trụ sở của tên
quản đạo và trại lính bảo an. Nhà lao được xây dựng theo kiểu pháo đài
Vô-băng của pháp ở thế kỷ XVII. Bốn bề của nhà lao được gắn kết với
nhau thành hình vuông, chỉ có một cửa ra vào nằm ở góc của nhà lao,
chiều dài mỗi bề là 18m, chiều rộng của mỗi bên là 3,5m, trong đó 1,5m
được dùng làm lối đi, 2m còn lại được lót ván cho tù binh nằm. Người
nằm trên sàn có thể nhìn thấy ngoài sân vì vách này không xây kín mà
chỉ dựng trụ đứng cách nhau 12cm. Hai doạn đầu của hai dãy nhà được
ngăn thành 4 phòng riêng biệt, 3 cái để giam phạt tù ( Cellule ), còn một
phòng để bàn giấy của ông xếp lao ( nơi đồng chí Huỳnh Đăng Thơ làm
sổ sách ) . Hai góc của nhà lao được xây hai chòi cao để cho lính canh
tiện quan sát tất cả tù binh trong nhà lao, ở giữa là một cái sân vuông
nhỏ hẹp. Quái gở và tồi tệ hơn cả là cuối mỗi sạp nằm là chỗ đi đại tiện
mà không có tường che kín, cũng không có nắp đậy thùng.
Nhà lao trong ban đầu là cái lao nhỏ của tỉnh được xây dựng nhằm
mục đích giam dữ những người địa phương bị thực dân pháp xem là
cứng đầu, họ bị thực dân Pháp ghép vào “tội” chống đối hoặc vi phạm
“pháp luật” của chúng. Khoảng năm 1930 thì nó được gia cố lại nhằm
giam giữ những người tù chính trị.
II.2Sự ra đời của chi bộ binh đầu tiên tại Kon Tum
a. Sơ lược hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
Sau một thời gian hoạt động đơn lẻ có tính tự phát, ngày 3/2/1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại cho
dân tộc ta. Ngay sau khi có đảng lãnh đạo thì phong trào khởi nghĩa nổ
ra ở nhiều nơi một cách có hệ thống, với đỉnh cao là phong trào Xô viết-
Nghệ tĩnh, điều này đã làm cho thực dân Pháp hết sức lo sợ. Chúng đã
thẳng tay đàn áp các phong trào bằng việc bắn giết và bắt giam những
2
người từ chính trị. Chính vì vậy trong khoảng thời gian này các nhà tù

của thực dân Pháp ở dưới đồng bằng trở nên chật cứng.
b. Sự ra đời của chi bộ binh đầu tiên tại Kon Tum
Với mục đích cách ly những người cộng sản khỏi quần chúng nhân
dân và dùng nơi rừng thiêng nước độc để giết dần giết mòn những người
tù chính trị, cũng như giảm sức chứa cho những nhà lao dưới đồng bằng
và sử dụng làm nhân công làm đường, mà Kon Tum nhanh chóng trở
thành nơi tiếp nhận những tù binh chính trị do thực dân Pháp đầy ải lên.
Ngày 10/6/1930 đồng chí bị thực dân Pháp đưa đầu tiên lên đây là Ngô
Đức Đệ. Ngay khi tới nhà lao Kon Tum thì thực dân Pháp nhận định đây
là người cộng sản hết sức nguy hiểm nên đã cho giam giữ trong phòng
biệt giam và giao cho một cai ngục canh giữ. Nhận thấy cai ngục là
người có lòng nhân đạo nên đồng chí đã nhanh chóng tiếp chuyện và
biết được vì hoàn cảnh gia đình nghèo nên mới phải đi lính cho Pháp, và
chỉ sau một thời gian ngắn đồng chí đã cảm hóa được người cai này đi
theo con đường chính nghĩa, đến ngày 10/9/1930 đồng chí Huỳnh Đăng
Thơ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của đảng cộng sản Việt Nam và
trở thành người cộng sản đầu tiên ở Kon Tum. Sau đồng chí Thơ lần
lượt có các đồng chí cai Liễu ( Huỳnh Liễu), cai Cừ (Nguyễn Cừ) đã
giác ngộ được thử thách và kết nạp vào Đảng.
Ngày 25/9/1930 tại nhà lao Kon Tum chi bộ binh đầu tiên Kon
Tum được thành lập. Bao gồm có 4 đồng chí và do đồng chí Ngô Đức
Đệ làm bí thư.
Đến tháng 3/1931 chi bộ đã kết nạp được thêm 17 đồng chí và lúc
này đồng chí Huỳnh Đăng Thơ làm bí thư.
III. Cảnh đón tiếp chính trị phạm tại bến đò Kon Tum và nhà
lao ngoài
III.1 Cảnh đón tiếp chính trị phạm tại bến đò Kon Tum
12/1930
3
Trong khoảng thời gian này thực dân Pháp tiếp tục thực hiện kế

hoạch đưa những người tù chính trị từ đồng bằng lên Kon Tum, đến
tháng 12/1930 chúng đưa thêm 150 tù chính trị từ nhà lao Vinh lên Kon
Tum lần 1 và 50 tù lần 2, hà tĩnh đưa lên lần thứ nhất là 50 người, lần
thứ 2 là 240 người, Thừa thiên đưa lên 1 người, Nha Trang đưa lên 6
người. Tới bến đò Kon Tum ngay khi vừa bước xuống thuyền như được
tập luyện từ trước, lính đúng thành hai hàng dùng báng súng và roi mây
đánh tới tấp vào đầu vào mặt, khiến cho những người tù chưa kiệp định
hình đây là nới nào thì đã bị một đòn phủ đầu. Vì vậy nên có câu thơ :
" ngồi xuống cuối đầu cho quan đếm
Bốp bốp 1, bốp bốp 2, bốp bốp 3 "
III.2 Nhà lao ngoài
Do số tù binh đưa lên ngày một nhiều nhà lao trong không đủ sức
chứa nên đến tháng 3/1931 thực dân Pháp cho xây thêm nhà lao ngoài
nằm cách nhà lao trong chừng 1km. Nhà lao ngoài gồm có 2 nhà, nhà
lớn có chiều dài 18-20m, chiều rộng chừng 12-14m có sức chứa chừng
100 người, nhà nhỏ có sức chứa chừng 60 người. Nhà lao ngoài được
xây mang tính chất tạm bợ nên chủ yếu được xây dựng bằng tranh tre
nứa lá cột bằng dây kẽm gai. Ở giữa hai nhà lao là một nhà nhỏ dành
cho lính gác, mặc dù được xây dựng một cách sơ sài nhưng lại được đặt
trên một bãi đất trống nên tù binh không có cơ hội trốn thoát. Nguyên
nhân mà thực dân pháp chỉ xây dựng mang tính tạm bợ là do chúng tính
chỉ giam giữ trong 6 tháng mùa mưa còn 6 tháng mùa khô sẽ bắt đi làm
đường 14 tại Đăk Pet, Đăk Pao.
IV. Con đường 14 và tội ác của thực dân Pháp
IV.1 Đôi nét về sự hình thành con đường 14
Con đường 14 được thực dân Pháp cho làm sau khi xâm lược nước ta.
Nhằm mục đích nối liền các tỉnh miền Đông nam bộ với các tỉnh Tây
nguyên. Mỗi nơi mà nó đi qua thì đều trở thành thuộc địa của chúng, khi
4
làm tới Đăk Tô do địa hình rừng núi hiểm trở, lại không thể thuê nhân

công từ dưới đồng bằng lên được nên chúng đành phải tạm dừng. Giai
đoạn 1930-1931 do các phong trào khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi, lượng tù
binh chính trị mà chúng bắt ngày càng đông cho nên chúng đã nghĩ ra
cách đưa những người tù chính trị lên đây làm đường cho chúng, như vậy
vừa có thể khai thông con đường đi Quảng Nam này, lại vừa có thể thủ
tiêu những người tù chính trị.
4.2 Tội ác của thực dân Pháp với tù chính trị phạm
Mùa khô năm 1930 thực dân Pháp đã đưa 295 người tù chính trị từ
nhà lao Kon Tum lên Đăk Pet, Đăk Pao, Đăk Xút để tiến hành kế hoạch
của chúng là mở đường 14 và giết dần giết mòn những người chính trị
phạm. Từ nhà tù Kon Tum lên đến công trường đi chừng 5 ngày, nhưng
chúng chỉ cho mỗi người duy nhất một nắm cơm, dọc đường đi không
có nước uống, vì vậy nên đi được chừng nửa đường thì nhiều người đã
mệt mỏi, kiệt sức không thể đi tiếp nhưng chúng không cho nghỉ ngơi,
hễ chậm trễ thì chúng đánh đập hoặ thậm chí bắn chết. Khi lên tới nơi
ngày hôm nay thì sáng hôm sau 5h sáng chúng đã bắt tất cả anh em tù
phải đi làm. Thời gian lao động từ 5h sáng tới 5h chiều chưa kể thời gian
đi lại rất xa nơi làm việc. Hàng ngày chúng bắt những người tù phải làm
những công việc vất vả và khó nhọc như đào đất, chặt cây , phá đá, lấp
khe với những công cụ hết sức thô sơ như dao, cuốc, xẻng, cưa tay, giỏ
ghánh đất đá. Không những công việc nặng nhọc mà còn phải gánh chịu
những trận đòn roi bất cứ lúc nào chúng thích, không làm chúng cũng
đánh, làm tốt cũng được khen vài cái báng súng, kiệt sức không thể chịu
nổi thì chúng khép vào tội lười biếng dùng những hình thức tra tấn hết
sức giã man như treo cổ, nhận đầu xuống nước cho tới chết hoặc có khi
bị chúng bắn chết ngay lúc đó luôn. Có những phi vụ hết sức hài hước
như khi một tên lính bắn chết chính trị phạm không những không bị phạt
5
mà trái lại lại được khen vì chúng quy tội cho người tù đó bỏ trốn nên
lính bắn chết.

Ngoài việc làm lụng vất vả và bị đối đãi như những con trâu con bò
như vậy lại thêm cơm không đủ ăn, mỗi bữa ăn chỉ có một nắm cơm đầy
trấu và sạn ăn với chút mắm đầy giòi bọ, chừng cả tháng mới được cọng
rau, nước thì uống nước khe nước suối đục ngàu, đau ốm thì không có
thuốc, chính vì sự đối xử tàn ác của thực dân Pháp mà những người tù
đã chết dần chết mòn, chỉ trong 6 tháng mà 295 người đi thì 215 người
tù đã bỏ mạng chốn rừng xanh.
V. Tinh thần bất khuất của những người cộng sản
V.1Cuộc đấu tranh lưu huyết ( 12/12/1931)
Sau 6 tháng mùa mưa năm 1931 đến tháng chạp năm 1931 thực dân
Pháp lại tiến hành đưa tù chính trị lên làm đường đợt 2. Vào 7h30 sáng
ngày 12/12/1931 tên đội moulie đã mang theo một danh sách và đọc tên
40 người có tên trong danh sách ra ngồi riêng một chỗ, khi đã đủ 40
người thì nó ra lệnh cho tất cả số người này vào lấy quần áo đi Đăk Pét.
Đã được chuẩn bị trước về tinh thần và cách thức đấu tranh nên ngay từ
lúc đó tất cả các anh em chạy vào phòng giam khóa chặt cửa lại và hô
vang khẩu hiệu " Không đi Đăk Pét, phản đối đi Đăk Pét, phải bãi bỏ
chế độ tù chính trị đi làm đường, bãi bỏ chế độ đánh đập bắn giết tù
chính trị". Lúc này tên đội moulie đứng ngoài cửa hỏi tại sao chúng mày
không đi, đồng chí Nguyễn Huy Lung trả lời " Vì lần trước mới có 6
tháng trời mà chúng tôi đã chết 2/3 người, nay mà đi nữa thì chết hết, đi
cũng chết, ở lại cũng chết thì chết ở đây còn hơn ". Sau đó tên moulie về
báo lại với công sứ, nửa tiếng sau tên công sứ và lính ùn ùn kéo tới bao
vây nhà lao. Tên moulie cầm súng và gọi 299 đâu, thì tất cả anh em đều
hô "không có 299", lúc này đồng chí Trương Quang Trọng đứng ngay
gần cửa phanh ngục nói tao là 299 đây thì tên đội moulie liền nổ súng
ngay giữa ngực đồng chí. Đồng chí đã hi sinh anh dũng, đó là một cử chỉ
6
anh hùng, một hành động hiếm thấy trong lịch sử đấu tranh cách mạng,
hành động ấy của đồng chí đã nếu cao tấm gương bất tử sáng ngời tình

đồng chí, tình đồng đội. Hành động đó của thực dân Pháp càng làm sôi
máu căm thù của anh em tù chính trị và lúc này thì tinh thần chết để
sống, chết 1 để cứu 10 đã vang lên làm cho thực dân Pháp sợ hãi, chúng
liền cho nổ súng và chỉ trong vòng vài phút đã có 8 đồng chí ngã xuống
và 8 đồng chí bị thương. Sau cuộc tàn sát những người còn sống chúng
cho lên xe chở đi Đăk Xút còn những người bị thương chúng đưa qua
nhà số 2 và 8 người chết chúng kéo ra chôn cùng một hố.
V.2Cuộc đấu tranh tuyệt thực ( 12-16/12/1931)
Cũng trong ngày hôm đó ngay sau khi giải tán xong ở nhà lao
ngoài thì bọn thực dân Pháp đã phải cuống cuồng tập trung vào lao
trong. Lúc này anh em trong nhà lao đều hô vang khẩu hiệu " phản đối
đi Đăk Pét, phản đối bắn giết tù chính trị ". sau khi đã hô vang khẩu hiệu
nhiều lần thì toàn thể anh em hô to khẩu hiệu "tuyệt thực, tuyệt ẩm".
Cuộc đấu tranh kéo dài 5 ngày tới ngày 16/12/1931 thực dân pháp quyết
định giải tán cuộc đấu tranh bằng tàn sát, chúng cho lính tập trung trong
sân với khí thế sẵn sàng nhả đạn. Lúc này cứ hễ anh em ai hô to là
chúng bắn chết người đó, càng bắn anh em càng hô vang, người chết và
bị thương ngày càng nhiều. Sau khi ngừng bắn chúng cho người và nhà
lao lôi xác 7 người chết ra chôn cùng một hố, còn số anh em bị thương
và không bị sao thì chúng cho lên xe chở ra lao ngoài cho cháo ăn với
nước uống. Đến khi các tù binh khỏe lại chúng cho những người khỏe đi
Đăk Pét, bị thương thì giam tại nhà giam số 2.
Sau hai cuộc đấu tranh mặc dù bị tổn thất rất nhiều, đã có nhiều anh
em phải hi sinh và nhiều người bị thương nhưng trước tinh thần 1 người
ngã xuống để cứu 10 người đã làm cho thực dân Pháp hoảng sợ và
chúng đã phải thay đổi chế độ đãi ngộ với tù chính trị.
7
VI. Tóm tắt tiểu sử một số đồng chí giam tại ngục kon tum
VI.1 Đồng chí Ngô Đức Đệ (1905-2001)
Ông sinh ra ở Xã Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Ông là

đảng viên Tân Việt cách mạng Đảng, sau đó là đảng viên Đông Dương
Cộng sản liên đoàn. Sau khi Đảng thành lập (3-2-1930), Đông Dương
Cộng sản liên đoàn sáp nhập vào Đảng, ông trở thành đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam. Ngô Đức Đệ bị Pháp bắt tại bến đò Trai ở Đức
Thọ, Hà Tĩnh; đưa về giam ở nhà lao Vinh. Sau khi kết án, tháng 6-
1930, chúng đưa ông lên giam ở nhà lao Kon Tum.
Ngày 25/9/1930 ông đã thành lập chi bộ đảng đầu tiên tại Kon Tum
Tháng 3/1930 chi bộ bị lộ ông bị thực dân pháp bắt và chuyển ra
giam ở lao ngoài
Tháng 4/1932 chúng đày ông đi Lao Bảo ( Quảng Trị), ngày
1/3/1945 chúng lại đày ông về giam tại căn cứ ở Đăk Tô.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp ông đã vượt ngục ra ngoài và một
lần nữa gặp lại Huỳnh Đăng Thơ cả hai đã cùng nhau lập ban vận động
Việt Minh đầu tiên tại huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định. Trong kháng
chiến chống Pháp lần 2 ông tham gia ở chiến trường trung bộ, giữ chức
vụ chủ tịch mặt trận liên việt khu ủy khu V, và sau này ông làm đại sứ
Việt Nam tại Ba Lan. Ông mất năm 2001 hưởng thọ 96 tuổi
VI.2 Đồng chí Trương Quang Trọng (1906-1931)
sinh năm 1906, người làng Phú Nhơn (nay là thôn Liên Hiệp, thị
trấn Sơn Tịnh). Năm 1923, Trương Quang Trọng thi đậu cao đẳng tiểu
học ở Huế; năm 1925 theo học Trường thuốc (Cao đẳng Y dược) Hà Nội
đã tham gia các phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu, để tang Phan Chu
Trinh và là thành viên của tổ chức Phục Việt. Bị địch theo dõi, ông trở
về quê bắt liên lạc với Hồ Độ, Nguyễn Bút, Nguyễn Nghiêm, Trần Kỳ
8
Truyện, Lê Trọng Kha thành lập tổ chức Phục Việt (sau đổi tên là Tân
Việt) Quảng Ngãi. Tổ chức này đa số là trí thức nho học tiến bộ và
thanh niên tân học
Mùa hè năm 1927, sau khi tiếp thu nội dung chương trình, điều lệ
của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, những bài giảng của đồng chí

Nguyễn Ái Quốc tập hợp trong cuốn “Đường cách mệnh”, Trương
Quang Trọng cùng những thanh niên tiến bộ của Đảng Tân Việt Quảng
Ngãi như Hồ Độ, Nguyễn Nghiêm… thống nhất gia nhập vào Hội Việt
Nam cách mạng Thanh niên, sau đó Trương Quang Trọng được bầu làm
Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Quảng Ngãi.
Tháng 5/1929, đồng chí đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất
của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng (Quảng Châu,
Trung Quốc). Đến cuối tháng 7/1929, Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng
Thanh niên Quảng Ngãi thành lập chi bộ “Dự bị cộng sản”, làm nhiệm
vụ của Ban vận động thành lập Đảng bộ Cộng sản Quảng Ngãi. Đây là
bước trực tiếp chuẩn bị thành lập tổ chức cộng sản chính thức ở Quảng
Ngãi để hòa nhập vào xu hướng thành lập một Đảng cộng sản thống
nhất.
Từ hạ tuần tháng 8 đến giữa tháng 10/1929, đa số hội viên Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên của tỉnh đều bị bắt, trong đó có đồng chí
Trương Quang Trọng. Ở trong tù, mặc dù phải chịu bao cực hình, đau
đớn nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cách mạng.
Sau khi bị địch kết án 9 năm tù và đày lên ngục Kon Tum, đồng chí
Trương Quang Trọng vẫn tiếp tục lãnh đạo anh em đấu tranh, phản đối
những luật lệ hà khắc của nhà tù và kiên quyết chống địch bắt tù chính
trị đi lao động khổ sai.
Đặc biệt, ngày 12/12/1931, tại ngục Kon Tum đã diễn ra cuộc đấu tranh
lưu huyết của tù chính trị phản đối việc thực dân Pháp bắt họ phải đi làm
đường ở Đắkpét. Địch thẳng tay đàn áp và bắn vào những người đấu
9
tranh.
Khi tên đội Mulét hỏi ai là người chỉ huy, đồng chí Trương Quang
Trọng đã dũng cảm bước lên hàng đầu, phanh áo và chỉ thẳng vào ngực
nói: “Le voice”. Đồng chí liền bị một loạt đạn của kẻ thù bắn thẳng vào
ngực. Kết quả trong cuộc đấu tranh ấy có 8 đồng chí hy sinh và một số

đồng chí khác bị thương. Tấm gương gan dạ, kiên cường, dám hy sinh
thân mình của đồng chí Trương Quang Trọng được các thế hệ ghi nhớ,
kẻ thù kính nể.
Được biết, năm 1938 ông Đỗ Minh Châu, người đồng đội, đồng hương
đã chứng kến cái chết oanh liệt của Trương Quang Trọng năm ấy, sau
khi mãn hạn tù đã cùng gia đình đồng chí Trương Quang Trọng lên Kon
Tum bốc mộ và tìm thấy viên đạn còn nằm trong ngực của đồng chí
Trương Quang Trọng. Hiện nay mộ Trương Quang Trọng tọa lạc trên
mảnh đất của họ tộc ở thôn Trường Thọ Tây, thị trấn Sơn Tịnh và đã
được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
6.3 Đồng chí Đặng Thái Tuyến (1900-1931)
Đặng Thái Tuyến quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Năm 1924 ông cùng
với hàng chục thanh niên rời Nghệ An sang trại Cày Bản Thầm, tỉnh
Phì Chịt, Xiêm. Ở đây ông được sống gần với người ông họ là Đặng Tử
Kính và cùng các ông Đặng Thúc Hứa, Võ Trọng Đài, Ngô Quảng Ông
đã trưởng thành nhanh chóng trong tình thương yêu dậy dỗ của những
bậc cha chú, những người đang hiến dâng cuộc đời mình cho công cuộc
giải phóng đất nước.
Khoảng cuối năm 1925 ông được giao nhiệm vị liên lạc về nước.
Tháng 6/1931 đồng chí Đặng Thái Tuyến chi bộ Việt Nam thanh niên
cách mạng đồng chí Hội được thành lập ở Phì Chịt thì đồng chí là một
trong những hội viên đầu tiên của chi bộ. Tháng 9/1926 Đặng Thái
Tuyến và Võ Tùng được cử đi dự lớp huấn luyện ở Quảng Châu ( Trung
Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy. Trong những
10
năm 1928-1929 Nguyễn Ái Quốc sang hoạt động ở Xiêm thì Đặng Thái
Tuyến thường đi theo người để phiên dịch. Tháng 5/1929 Đặng Thái
Tuyến và đồng chí Võ Tùng được chi hội Xiêm cử đi dự đại hội đại biểu
toàn quốc Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Hương Cảng (
Trung Quốc). Đầu năm 1931 tòa án Nam Triều ở Huế kết án Đặng Thái

Tuyến tù chung thân và đày tới ngục Kon Tum. Tại đây đồng chí là một
thành viên xuất sắc trong ban lãnh đạo và nêu gương oanh liệt trong
cuộc đấu tranh lưu huyết (12/12/1913).
6.4 Đồng chí Huỳnh Đăng Thơ
Ông sinh ra tại làng Đại An, tổng Mỹ Đức, phủ An Nhơn, Tỉnh
Bình Định. Ông là con thứ 8 trong một gia đình đông con. Sinh ra trong
một gia đình nghèo nên phải đi lính cho Pháp. Thực dân Pháp giao cho
ông canh giữ Ngô Đức Đệ, chính vì vậy mà ông sớm có cơ hội giác ngộ
và đi theo con đường của Đảng. Ngày 10/9/1930 ông được kết nạp vào
Đảng, ngày 25/9/1930 ông tham gia thành lập chi bộ binh đầu tiên tại
Kon Tum, đến 3/1931 ông được bầu làm Bí Thư chi bộ. Cũng trong thời
gian này chi bộ bị bại lộ ông bị giặc bắt. Bị tra tấn giã man nhưng ông
vẫn cương quyết một lòng với đảng, ông đã đấu tranh bằng cách tuyệt
thực 21 ngày. Sau khi được đầy tới nhà lao Buôn Mê Thuật ông được
Phan Đăng Lưu dìu dắt giúp đỡ và giao nhiệm vụ tiếp tục hoạt động cho
đảng. Cuối năm 1934 ông được mãn hạn tù, và được đưa về quê quản
thúc. Khoảng năm 1935-1936 với sự tuyên truyền mạnh mẽ của Huỳnh
Đăng Thơ và các đảng viên mới ở Đại An, Đại Bình, An Vinh, Thủ
Thiện, Lai Nghi ngày càng nhiều thanh niên giác ngộ cách mạng.
Đêm ngày 20/10/1936, với sự có mặt của 7 Đảng viên tại Hòn
Chùa trên đỉnh đồi Đại An, Huỳnh Đăng Thơ đã tuyên bố thành lập chi
bộ Đảng lấy tên là chi bộ Hồng Lĩnh, Bí Thư chi bộ là Nguyễn Mân.
Trong cuộc cách mạng tháng 8/1945 ông được giữ chức vụ Chủ
tịch UBND cách mạng lâm thời huyện Hoài Ân. Từ năm 1950 ông là
11
Chủ tịch Liên Việt tỉnh Bình Định, Ủy viên khu ủy khu V, kiêm Bí thư
hội Phụ lão
Năm 1954 ông công tác tại văn phòng phủ Chủ tịch.
Năm 1975 ông trở lại quê hương.
Năm 1982 ông qua đời hưởng thọ 93 tuổi.

6.5 Đồng chí Nguyễn Huy Lung ( 1908-1931)
Quê huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tỉnh, xuất thân trong một gia đình có
truyền thống yêu nước.
Năm 1924 ông ra học trường Cao Xuân Dục ở thành phố vinh, lúc
này ông được tiếp xúc với các cụ như Trần Phú, Hà Huy Tập được các
thầy tuyên truyền tư tưởng tiến bộ và lòng yêu nước.Vì vậy ông đã tham
gia cuộc bãi khóa năm 1927 và sau đó bị Tổng đốc Nghệ An đuổi học.
Trở về quê nhà đồng chí đã kêu gọi dân làng bài trừ mê tín dị đoan,
đòi chia ruộng đất công bằng vì vậy đã bị bắt giam 3 tháng.
Mùa thu năm 1929 ông liên lạc với Đông Dương Cộng Sản Đảng ở
Vinh, ông cùng Lê Ba Cảnh, Nguyễn Đình Chuyên thành lập nhóm
nòng cốt, xúc tiến việc tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản ở thị xã và
thành lập tổ chức sinh hội đỏ ở trường tiểu học.
Ngày 16/6/1930 Nguyễn Huy Lung bị sa lưới. Được biết ông
không phải là một Đảng viên thường nên chúng đã dùng mọi thủ đoạn
để buộc ông công khai mọi bí mật của Đảng. Nhưng cuối cùng chúng
không thu được gì, và đành kết án 13 năm tù khổ sai. Chưa hài lòng với
mức hình phạt đó ngày 23/12/1930 chúng quyết định đày ông lên Kon
Tum.
Ngày 12/12/1931 khi địch bắt tù đi làm đường lần 2 để giết dần
những người cộng sản trung kiên. Nguyễn Huy Lung người tù mang số
áo 299 dõng dạc nói vào mặt bọn chúng:
" Chúng tôi nhất định không đi Đăk Pét, vì đi cũng chết, không đi
cũng chết, thà chết ở đây còn hơn" . Thây mọi người phản ứng mạnh mẽ
12
nên tên đội moulie vội vàng về báo với công sứ và một lát sau binh lính
bao quanh nhà lao, súng đạn được sẵn sàng. Và khi ấy đồng chí đã hi
sinh một cách anh dũng, và trở thành biểu tượng của lòng yêu nước tinh
thần bất khuất của những người chiến sỹ cộng sản.
6.6 Đồng chí Hồ Tùng Mậu

Người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Tên khai
sinh là Hồ Bá Cự, khi xuất dương sang Thái Lan hoạt động mới mang
tên Hồ Tùng Mậu và trở thành tên gọi chính thức đến khi qua đời. Ông
còn mang nhiều bí danh như: ích, Lương Tử Anh, Phan Tái, Hồ Mộng
Tống, Hồ Quốc Đống. Khi hoạt động ở Hải Phòng thường mang bí danh
ích. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa cử, truyền thống
yêu nước.Ông nội là Hồ Bá Ôn, đỗ phó bảng làm quan đến chức án sát
tỉnh Nam Định, anh dũng hi sinh khi quân Pháp tấn công tỉnh thành này
năm 1883. Cha là Hồ Bá Kiện, nhà nho yêu nước, tham gia Hội Duy
Tân, bị bắt giam ở Lao Bảo, cùng một số đồng chí định khởi nghĩa phá
nhà lao, địch bao vây bắn chết. Mẹ là Phan Thị Liễu cũng dòng dõi nho
gia, đã đem con côi theo trường Đông Kinh nghĩa thục ở Quỳnh Đôi của
các thầy Hồ Phi Thống, Hồ Phi Khoan, những nho sĩ tiến bộ của làng
học Quỳnh Đôi. Hoàn cảnh gia đình, quê hương, xã hội đã sớm hun đúc
tinh thần yêu nước cách mạng, căm thù đế quốc. Được sự giúp đỡ của
mấy gia đình yêu nước ở quê cuối tháng 4/1920, Hồ Bá Cự từ giã vợ,
con nhỏ cùng Lê Văn Phơn (Hồng Sơn) Ngô Quốc Chính sang Thái
Lan, rồi 3 tháng sau được sang Trung Quốc tìm gặp các nhà cách mạng
tìm gặp các nhà cáh mạng Xứ Nghệ đang hoạt động ở đây là Phan Bội
Châu, Hồ Ngọc Lãm v.v Nhưng chỉ gặp được Hồ Ngọc Lãm, nhờ tìm
nơi học, nơi kiếm sống. ở Quảng Châu, Hồ Tùng Mậu xin được vào học
trường điện tín. Lúc ấy, các cuộc vận động cách mạng của người Việt ở
Quảng Châu khá phân tán, tư tưởng của hai phái già, trẻ lại càng phân
tán hơn. Trước tình hình không lợi ấy, Hồ Tùng Mậu cùng Lê Hồng Sơn
13
lập ra Tâm Tâm xã, tập hợp số thanh niên hăng hái kiên quyết cùng chí
hướng, hy sinh quyền lợi cá nhân, cùng nhau mưu đồ giải phóng dân
tộc. Mùa xuân năm 1924, Hồ Tùng Mậu về nước, trở lại Quỳnh Lưu,
Yên Thành hoạt động với tên Phan Tái. Tháng 11/1924, nhóm Tâm Tâm
xã được Nguyễn ái Quốc giúp đỡ chuyển hướng hoạt động, xây dựng tổ

chức cách mạng theo đường lối đúng đắn. Tháng 6/1925, Hồ Tùng Mậu,
Lê Hồng Sơn giúp Nguyễn ái Quốc xây dựng Việt Nam Thanh niên cách
mạng đồng chí Hội trong đó có cộng sản đoàn gồm 5 người Hồ Tùng
Mậu cùng tham gia.
Tháng 12-1927, Hồ Tùng Mậu cùng một chiến sĩ Thanh niên Cách
mạng đồng chí hội tham gia khởi nghĩa Quảng Châu nên lại bị bắt giam,
đến cuối thu năm 1929 mới được tha. Thời gian ở tù, Hồ Tùng Mậu
được bầu vắng mặt làm uỷ viên chấp hành Tổng bộ Thanh niên cách
mạng đồng chí Hội tại Đại hội Đại biểu lần thứ I của tổ chức này. Tháng
6/1931 ông lại bị bắt tại Thượng Hải do đế quốc Anh-Pháp liên kết thực
hiện. Chúng giải về giam ở nhà lao Hoả Lò Hà Nội. Toà án Nghệ An kết
án tử hình lần thứ 2, do kháng cáo chúng phải sửa xuống án tù chung
thân. Từ 12/1931 đến tháng 3/1945 Hồ Tùng Mậu chuyển qua các nhà tù
Vinh, Lao Bảo, Kon Tum, Buôn Mê Thuột cuộc sống tù đày cơ cực
chỉ tôi luyện thêm tinh thần lạc quan, hun đúc khí tiết, tình đồng chí,
nghĩa đồng bào ở người cộng sản chân chính. Lợi dụng phát xít Nhật
đảo chính Pháp, ông cùng các tù chính trị trốn khỏi căng an trí Trà Khê
tỉnh Phú Yên trở về quê hoạt động tại cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ. Sau
khởi nghĩa được giao nhiều nhiệm vụ: Phụ trách trường quân chính
Nhượng Bạn, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Liên khu IV, Uỷ viên
thường vụ Liên khu uỷ, Tổng thanh tra Ban thanh tra Chính phủ, Hội
trưởng Hội Việt Hoa hữu nghị. Ở bất kỳ địa vị công tác nào, ông đều
hăng hái, nhiệt tình và phát động được cán bộ, nhân dân tham gia. Tại
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc tháng 2/1951, Hồ Tùng Mậu được bầu
14
làm uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương và vẫn giữ các công
tác cũ. Ngày 23/7/1951 trên đường công tác, ông hy sinh do bị máy bay
Pháp ném bom.
6.7 Đồng chí Lê Văn Hiến
ngày 15/9/1904 trong một gia đình lao động tại Phước Ninh, Đà

Nẵng: nguyên quán thôn An Nông, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang tỉnh
Quảng Nam nay thuộc thành phố Đà Nẵng. Cha và ông của cụ đều là
những người lao động nghèo, chịu nhiều áp bức, bóc lột và những đắng
cay cơ cực dưới chế độ thực dân phong kiến. Từ khi còn nhỏ tuổi, cụ đã
tận mắt chứng kiến cảnh lầm than của người lao động,những bất công
ngang trái và tủi nhục của người dân mất nước, nên sớm giác ngộ lòng
yêu nước, chí căm thù giặc.Vì vậy tuy gia đình nghèo nhưng Cụ rất hiếu
học. Cha mẹ Cụ dù thiếu thốn vẫn chắt chiu cho con đi học. Lê Văn
Hiến học giỏi. Năm 16 tuổi Cụ đỗ đầu trong kỳ thi tốt nghiệp sơ đẳng
tiểu học. Theo quy chế của nền giáo dục Pháp lúc đó, ai đỗ đầu kỳ thi đó
thì được thưởng một cuốn từ điển Lasousse. Học xong tiểu học, Lê Văn
Hiến tiếp tục học trung học tại một trường dòng ở Huế. Hai năm sau, Cụ
thi ngạch bưu điện và được tuyển làm nhân viên bưu điện Đà Nẵng.Thời
gian học ở Huế và sau đó làm việc ở Đà Nẵng, Cụ có nhiều dịp tiếp xúc
với các phong trào yêu nước và các nhà yêu nước. Những tình lớn vốn
manh nha trong lòng đã có dịp nảy nở, trưởng thành. Lê Văn Hiến kết
thân với các con cụ Phan Châu Trinh, thường tới thăm cụ Phan Bội
Châu, rồi tham gia quyên tiền cho phong trào bãi khóa, cho cán bộ cách
mạng xuất dương học tập, rải truyền đơn… Đến năm 1927 Lê Văn Hiến
cùng một số đồng chí thành lập chi bộ đầu tiên của Việt Nam Thanh
Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội tại Đà Nẵng - tổ chức tiền thân của
Đông Dương Cộng Sản Đảng. Năm 1928 Cụ là đại diện của chi bộ Đà
Nẵng đi dự Đại hội kỳ bộ của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Năm 1929, cơ sở cách mạng bị vỡ lở, Lê Văn Hiến và vợ bị bắt vì bị
15
tình nghi. Nhưng do chứng cớ chưa rõ ràng, lại được sở bưu điện đánh
giá là một chuyên gia xuất sắc, nên thay vì bị bỏ tù, Cụ bị thuyên chuyển
vào Nha Trang.Tại đây Cụ vẫn tiếp tục hoạt động cho phong trào: phân
phát truyền đơn, làm trạm liên lạc nối với Nam và Bắc, nuôi dưỡng cán
bộ bí mật của cách mạng…Đến tháng 11/1930 do có nhiều chứng cớ rõ

ràng, mật thám Pháp quyết định bắt Lê Văn Hiến và bị kết án 5 năm tù
khổ sai. Cuộc đời lao tù bắt đầu từ đây mà sau này trở thành đề tài để Cụ
viết cuốn "Ngục Kon Tum" gây tiếng vang lớn trong dư luận Đông
Dương và Pháp. Đúng 5 năm sau, tháng 11/1935 mãn hạn tù trở về Đà
Nẵng, Cụ tiếp tục liên lạc với tổ chức để hoạt động. Lê Văn Hiến được
phân công làm công tác tài chính của Đảng. Ngoài công tác này còn một
nhiệm vụ cấp bách mà Đảng giao cho Lê Văn Hiến: viết ngay một cuốn
sách tố cáo chế độ ngục tù vô nhân đạo của chính quyền thuộc địa pháp.
Cuốn "Ngục Kon Tum " ra đời năm 1938 đã tiêu thụ hết rất nhanh trước
khi có lệnh cấm của chính quyền thuộc địa. Cấm sách không được, thực
dân pháp bắt tác giả. Cuộc lao tù lần thứ hai diễn ra ở nhà lao Đà Nẵng
từ tháng 2/1939. Đó là lúc vợ cụ - nhà nữ cách mạng xuất sắc Thái Thị
Bôi mới chết được một năm do lâm bệnh nặng bỏ lại người con gái chưa
đầy 3 tuổi . Trạng sư Trần Văn Chương đã biện hộ tích cực cho Cụ và
10 tháng sau, tháng 12/1939 thực dân Pháp buộc phải thả Lê Văn
Hiến. Đến tháng 5/1940 khi từ Hà Nội trở về Đà Nẵng thì Cụ bị Pháp
bắt lại đến tháng 5/1945 Cụ được thả về. Tới Đà Nẵng, Lê Văn Hiến
tham gia ngay việc tổ chức khởi nghĩa và được cử làm Chủ tịch Ủy ban
khởi nghĩa của Đà Nẵng cùng cả nước giành chính quyền thắng lợi vào
tháng 8/1945.Sau đó Lê Văn Hiến giữ chức chủ tịch UBND Đà Nẵng.
Nhưng chỉ một tuần sau Cụ được Hồ Chủ Tịch chỉ định làm Bộ trưởng
Bộ Lao động trong chính phủ lâm thời. Đến đầu tháng 2/1945, Cụ Lê
Văn Hiến được Hồ Chủ tịch cử làm đặc phái viên của chính phủ đi kiểm
tra chỉnh đốn các cơ quan chính quyền địa phương, kinh lý các mặt trận
16
ở Trung Bộ và Nam Bộ. Cuối tháng 2/1946, Cụ trở về Hà Nội và được
giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời là bí thư Việt Minh đoàn
của các cơ quan Chính phủ. Trong năm 1946 và suốt 8 năm kháng chiến,
Lê Văn Hiến đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức công tác kinh
tế tài chính. Năm 1949 Lê Văn Hiến kết hôn với bà Lê Thị Xuyến - phó

chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đến năm 1961, khi Cụ đang
học tại trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chủ tịch lại gọi Cụ về
để giao nhiệm vụ mới giúp cho cách mạng Lào. Lê Văn Hiến lên đường
làm công tác ngoại giao.Trong suốt 15 năm ở cương vị Đại sứ đặc mệnh
toàn quyền Cụ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Hồ Chủ tịch giao phó.
Năm 1977 Lê Văn Hiến về hưu ở tuổi 73.Trong cuộc sống hàng ngày
Cụ luôn gần gũi, gắn bó với nhân dân, cảm thông, chia sẻ từng niềm vui,
nỗi buồn của nhân dân.Cụ đã nêu tấm gương sáng về đạo đức cách mạng
của người chến sĩ cộng sản, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, về
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, về đức tính giản dị, trung thực,
thủy chung và lòng nhân ái.
6.8 Đồng chí Lê Viết Lượng ( 1905-1987)
Ông quê ở Can Lộc, Hà Tỉnh. Sinh ra trong một gia đình nhà nho
nghèo, cha mất sớm, mình mẹ tần tảo nuôi con ăn học
Năm 1927 ông đã học hành đỗ đạt và được chính quyền thực dân
phân bổ về làm giáo viên huyện Hương Khê ( Hà Tỉnh ), cảm mến người
thầy giáo trẻ tuổi mà có nghị lực viên tri Huyện Hương Khê đã gã con
gái yêu của mình là Phạm Thị Trang cho ông.
Năm 1927 ông được kết nạp vào đảng Tân Việt, và chỉ trong một
thời gian ngắn ông được giữ chức vị Bí thư Huyện ủy huyện Hương Khê
tỉnh Hà Tỉnh.
Cuối năm 1929 chính quyền thực dân chuyển Lê Viết Lượng về
Huế làm giáo viên trường quốc học Huế
17
Sau khi Đảng cộng sản Việ Nam thành lập ngày 3/2/1930 thì ông
được giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên Huế.
Cuối năm 1930 cơ sở bị lộ, ông bị bắt và bị kết án tù khổ sai
Đến 6/1931 ông bị đày lên Kon Tum cùng với đồng chí Bùi San,
Đặng Thái Tuyến
Sau cách mạng 8/1945 ông là Bí thư tỉnh ủy Hà Tỉnh và là thống

đốc Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam.
18

×