Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận cao học thống kê lao động và phân tích biến động quy mô lao động của tập đoàn fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.27 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Nhân sự hay nguồn lao động trong doanh nghiệp có vai trị hết sức to
lớn và là yếu tố quan trọng quá trình hoạt động và làm việc của mọi tổ chức
doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng quyết đinh đến sự tồn tại và phát triển
bền vững của tổ chức. Chỉ khi nào nguồn nhân lực được sử dụng một cách có
hiệu quả thì tổ chức ấy mới có thể hoạt động một cách trơn tru và đạt được
những thành công như mong đợi.
Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận ra rằng: con người là tài sản quan
trọng nhất để một doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển. Và vấn đề về
nguồn nhân lực và việc quản lý nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, chất
lượng cao, hơn bao giờ hết trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà nước,
của doanh nghiệp. Vì vậy, Thống kê lao động là công cụ cần thiết để giúp các
nhà quản lý có thể nắm rõ được số lượng, quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp của mình, bên cạnh đó nắm bắt được chất lượng nguồn
lao động để giúp doanh nghiệp có những hướng đi và cách thức quản lý lao
động một cách hiệu quả và chính xác nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của thống kê nguồn lao động trong
doanh nghiệp, vì vậy, em chọn nghiên cứu đề tài: “Thống kê Lao động và
phân tích biến động quy mơ lao động của tập đồn FPT”, qua đó thấy
được tiêu chí, u cầu tuyển dụng nhân sự, quy mô và cơ cấu lao động của 1
trong những tập đồn đi đầu về cơng nghệ trên cả nước.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Lý thuyết chung về thống kê lao động doanh nghiệp
1. Khái niệm, phân loại lao động trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm lao động trong doanh nghiệp.
Lao động trong doanh nghiệp (lao động trong danh sách của doanh
nghiệp) là lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của doanh


nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương,
trả công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (tiền cơng và lợi nhuận của
sản xuất, kinh doanh).
Theo khái niệm trên, lao động trong danh sách của doanh nghiệp gồm
tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp hoặc làm việc cho doanh
nghiệp; loại trừ những người chỉ nhận nguyên, vật liệu của doanh nghiệp cung
cấp và làm việc tại gia đình họ (lao động tại gia). Những người đến làm việc
tại doanh nghiệp nhưng chưa được ghi tên vào danh sách lao động của doanh
nghiệp và không được doanh nghiệp trả lương, trả công như: sinh viên thực
tập, lao động thuê mướn tạm thời trong ngày, phạm nhân đến lao động cải tạo,
lao động của các đơn vị liên doanh gửi đến nhưng doanh nghiệp không quản
lý và không trả lương, những người làm cơng tác chun trách Đảng, đồn thể
do quỹ Đảng, đồn thể trả lương,... thì khơng được tính vào số lượng lao động
trong danh sách của doanh nghiệp.
1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp
Số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp có thể được phân
loại theo nhiều tiêu thức đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh doanh.
Sau đây là phân loại theo một số tiêu thức chủ yếu nhất:
- Theo tính chất của lao động, có thể chia lao động trong danh sách của
doanh nghiệp thành hai bộ phận: số lao động không được trả lương, trả công
và số lao động làm công ăn lương.
2


+ Số lao động không được trả lương, trả công là những người làm việc
tại doanh nghiệp nhưng thu nhập của họ không thể hiện bằng tiền lương hoặc
tiền công mà bằng thu nhập hỗn hợp gồm cả tiền công và lợi nhuận của sản
xuất, kinh doanh, như chủ các doanh nghiệp tư nhân, các thành viên trong gia
đình của chủ doanh nghiệp.Những người được tính vào chỉ tiêu này bao gồm:
tất cả những người đang sống trong gia đình chủ doanh nghiệp và đang làm

việc trong doanh nghiệp hoặc làm cho doanh nghiệp nhưng không hưởng
lương đều đặn và tham gia ít nhất 1/3 thời gian làm việc bình thường;những
người đang trong q trình đào tạo nghề mà khơng được nhận tiền lương.
+ Số lao động làm công ăn lương là những người lao động được doanh
nghiệp trả lương theo mức độ hồn thành cơng việc được giao, bao gồm: tổng
số lao động của doanh nghiệp và người học nghề (nếu như họ nhận được tiền
công, tiền lương) trong doanh nghiệp, những người làm việc bên ngoài doanh
nghiệp mà được doanh nghiệp trả lương (như nhân viên bán hàng, quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm, sửa chữa, bảo hành sản phẩm...).
Lao động làm công ăn lương là số lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp và giữ vai trò
quan trọng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Theo tác dụng của từng loại lao động đối với quá trình sản xuất, kinh
doanh, lao động làm công ăn lương lại được phân thành hai bộ phận: lao động
trực tiếp sản xuất và lao động làm công khác.
+ Lao động trực tiếp sản xuất, bao gồm những người lao động và số
học nghề được trả lương,mà hoạt động lao động của họ trực tiếp gắn với quá
trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Lao động làm công khác bao gồm tất cả những người lao động làm cơng
ăn lương cịn lại ngồi số lao động trực tiếp sản xuất và số học nghề được trả
lương như: các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ quản lý hành chính,
các nhân viên giám sát, bảo vệ, thu mua nguyên, vật liệu... cho doanh nghiệp.
3


Cách phân loại này giúp tìm ra cơ cấu hợp lý giữa các loại lao động, tạo
điều kiện tăng năng suất và sử dụng tiết kiệm lao động.
Ngồi ra, cịn có thể tiến hành phân loại lao động làm cơng ăn lương
theo một số tiêu thức cơ bản khác như: nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm
niên cơng tác, trình độ văn hóa, bậc thợ,... tùy theo từng mục đích quản lý cụ

thể.
2 . Nhiệm vụ của thống kê lao động và tiền lương trong doanh
nghiệp
Thống kê lao động trong doanh nghiệp có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thu thập, tính tốn số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp;
- Phân tích sự biến động về số lượng và cơ cấu lao động;
- Phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp về
mặt số lượng và chất lượng lao động;
- Nghiên cứu năng suất lao động, sự biến động năng suất lao động và
các nhân tố ảnh hưởng;
- Nghiên cứu các nguồn thu nhập của người lao động, biến động của
tiền lương; mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng
tiền lương bình qn.
3. Thống kê quy mơ lao động
3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô lao động
Số lượng lao động trong doanh nghiệp được phản ánh qua hai chỉ tiêu:
số lượng lao động thời điểm và số lao động bình quân (phản ánh cho một thời
kỳ nào đó như tháng, quý, năm…)
- Số lượng lao động thời điểm: Phản ánh số lao động hiện có tại một
thời điểm nhất định.

4


- Số lao động bình quân: Phản ánh số lượng lao động trong một thời
kỳ nhất định như số lao động bình qn tháng, q, năm…
Phương pháp tính số lao động bình quân ( L):
- Nếu biết số lao động đầu kỳ và cuối kỳ:
L=


Lđk + Lck
2

Trong đó:
L: Số lao động bình quân trong kỳ;

Lđk: Số lao động đầu kỳ;
Lck: Sốlao động cuối kỳ.
- Trường hợp biết số lao động bình qn các tháng, có thể tính số lao
động bình quân các tháng, quý, năm theo công thức:
Số lao động bình quân quý = Tổng số lao động bình quân các tháng
trong quý : 3
Số lao động bình quân năm = Tổng số lao động bình quân các tháng
trong năm : 12
Hoặc = Tổng số lao động bình quân các quý trong năm : 4
- Nếu biết số lao động trong tất cả các ngày của kỳ nghiên cứu
n

¯L=

∑ Li
i=1

n

n

hay ¯L=

∑ L i ni

i=1
n

∑ ni

i ​= ​1

Trong đó:
Li: Số lượng lao động có trong ngày i của kỳ nghiên cứu (những ngày
nghỉ lễ, nghỉ thứ bảy và chủ nhật thì lấy số lượng lao động có ở ngày liền
trước đó);

5


n : Số ngày của kỳ nghiên cứu;
ni : Số ngày tương ứng có số lao động là Li.
- Nếu biết số lao động tại các thời điểm

+ Trường hợp khoảng cách thời gian bằng nhau:
L1
Ln
+ L2+ … …+ Ln−1+
2
¯L= 2
n−1

+ Trường hợp khoảng cách thời gian không bằng nhau:
n


∑ Li t i

L= i=1n

∑ ti
i=1

Trong đó:
¯Li : Số lượng lao động bình quânthứ i

ti : Độ dài thời gian tương ứng có số lao động bình qn ¯Li
3.2. Phân tích biến động của quy mơ lao động
Phân tích biến động quy mơ lao động thực chất là phân tích tình hình
tăng (giảm) lao động trong doanh nghiệp. Một số phương pháp cơ bản để
phân tích biến động lao động như sau:
Phân tích biến động quy mơ lao động dựa vào bảng cân đối lao động
của doanh nghiệp
Bảng cân đối lao động của doanh nghiệp thường được lập vào cuối kỳ
báo cáo như cuối quý, năm. Thông thường, bảng cân đối lao động của doanh
nghiệp như sau:
Bảng cân đối số lượng lao động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu

Số người

6


1. Số lao động đầu kỳ
2. Số lao động tăng trong kỳ (Do : Tuyển mới, đi

học về....)
3. Số lao động giảm trong kỳ (Do: Nghỉ hưu, nghỉ
chế độ thai sản, đi học, do hết hợp đồng...)
4. Số lao động cuối kỳ
Trong đó: Số lao động cuối kỳ = Số lao động đầu kỳ + Số lao động
tăng trong kỳ  Số lao động giảm trong kỳ.
Trên cơ sở bảng cân đối tính ra một số chỉ tiêu phân tích biến động số
lượng lao động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để đánh giá.
L=

LĐK + LCK
2

Tỷ lệ tăng (giảm) lao động
I L=

Ltăng(giảm)
L

Phân tích biến động quy mơ lao động dựa vào một số chỉ tiêu phân
tích dãy số thời gian
+ Trường hợp áp dụng: Có dãy số thời gian về chỉ tiêu số lượng lao
động.
+ Các chỉ tiêu phân tích:
- Mức độ bình qn theo thời gian;
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối về số lượng lao động (lượng tăng giảm
tuyệt đối liên hồn, định gốc, bình qn);
- Tốc độ phát triển về số lượng lao động (tốc độ phát triển liên hồn,
định gốc, bình qn);


7


- Tốc độ tăng (giảm) về số lượng lao động (tốc độ tăng giảm liên hồn,
định gốc, bình qn);
- Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) về số lượng lao động.

Phân tích biến động quy mơ lao động dựa vào chỉ số phát triển
Có hai loại chỉ số dùng để phân tích là chỉ số phát triển đơn giản và chỉ
số phát triển có tính đến hệ số điều chỉnh.
- Chỉ số phát triển đơn giản
I L=

L1
L0

Trong đó:
L1: Số lao động kỳ nghiên cứu;
L0: Số lao động kỳ gốc.
Cho thấy số lao động của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm (tương ứng với số lao động là bao nhiêu).
Tuy nhiên chỉ số này chưa cho thấy chất lượng sử dụng lao động.
- Chỉ số phát triển có tính đến hệ số điều chỉnh (cho thấy chất lượng sử
dụng lao động)
I L=

L1
L0 ×i Q

ΔL=L1−L0 × iQ


Trong đó:
iQ = Q1/Q0: Chỉ số kết quả sản xuất kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc;
L0 x IQ: Số lượng lao động kỳ gốc được điều chỉnh theo chỉ số kết quả
sản xuất.

8


Như vậy, nếu số lượng lao động không thay đổi ở cả hai thời kỳ (L 0 =
L1) mà IQ> 1 suy ra IL< 1 thì phản ánh ở kỳ nghiên cứu doanh nghiệp sử dụng
lao động hiệu quả hơn so với kỳ gốc và ngược lại nếu I L> 1 phản ánh kỳ
nghiên cứu doanh nghiệp sử dụng lao động lãng phí hơn kỳ gốc.
CHƯƠNG II : Tập đồn FPT
1. Giới thiệu chung
FPT (Tập đoàn FPT, tiếng Anh: FPT Group), có tên gọi đầy đủ là Cơng
ty cổ phần FPT (tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ), là một
trong những công ty dịch vụ cơng nghệ thơng tin lớn nhất tại Việt Nam. Tập
đồn FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm: Cơng nghệ, viễn thông và
giáo dục. Được thành lập ngày 13/9/1988, tiền thân của công ty cổ phần FPT
được thành lập với tên gọi công ty Thực phẩm. Tháng 3/2002, công ty cổ
phần hóa với tên gọi là cơng ty cổ phần Đầu tư Công nghệ FPT. Công ty bắt
đầu niêm yết với mã FPT ngày 13/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khốn TP
HCM. Ngày 19/12/2008, cơng ty đổi thành cơng ty cổ phần FPT (Tập đoàn
FPT).
Trải qua hơn 30 năm phát triển, hiện tại FPT là một trong những công
ty CNTT hàng đầu tại Việt Nam và nằm trong Top 100 toàn cầu về Dịch vụ
ủy thác. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là
doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2017. Theo VNReport thì
đây là doanh nghiệp tư nhân thứ 3 của Việt Nam trong năm 2012. Hiện tại

Tập đoàn FPT đang đứng ở vị trí thứ 17 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân
lớn nhất Việt Nam, theo VNReport đánh giá và bình chọn. Với lĩnh vực kinh
doanh cốt lõi là Công nghệ và Viễn thông, FPT hiện sở hữu hạ tầng viễn
thông phủ khắp 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và đang không ngừng mở rộng
hoạt động trên thị trường tồn cầu, với hệ thống 46 văn phịng tại 22 quốc gia
trên thế giới.

9


Trong suốt q trình hoạt động của mình, FPT ln không ngừng nỗ
lực phấn đấu với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lịng của khách hàng
thơng qua những sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ tối ưu nhất
2. Lịch sử phát triển
Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ
phần chế biến Thực phẩm, với 13 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ sấy, công nghệ thông tin và cơng nghệ tự động hóa.
Ngày 27/10/1990: Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công
nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin.
Năm 1994: Bước chân vào lĩnh vực phân phối với mục tiêu mang sản
phẩm công nghệ mới vào Việt Nam. FPT tham gia hoạt động cung cấp máy
tính ngay từ những ngày đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và nhanh chóng trở
thành một trong những nhà cung cấp lớn trên thị trường Việt Nam.
Năm 1999: Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là
xuất khẩu phần mềm. Sau 21 năm, FPT đã trở thành công ty xuất khẩu phần
mềm số 1 Việt Nam cả về quy mô nhân lực, doanh số và thuộc danh sách 100
Nhà cung cấp Dịch vụ Ủy thác toàn cầu (Top 100 Global Outsourcing) do
IAOP đánh giá cùng với sự hiện diện tại 22 quốc gia trên toàn cầu.
Năm 2001: Ra mắt VnExpress – Một trong những báo điện tử đầu tiên
và uy tin nhất của Việt Nam.

Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành Công
ty Cổ phần.
Năm 2006: Mở trường Đại học FPT, gắn liền với thực tiễn và nhu cầu
nhân lực của đất nước. Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia
giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (nay là Sở giao
dịch Chứng khoán TP HCM – HOSE), với 60.810.230 cổ phiếu mệnh giá
10.000 đồng/cổ phiếu. FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT
10


niêm yết và ngay lập tức trở thành cổ phiếu lớn (bluechip) trên thị trường
chứng khoán. Trong ngày đầu tiên chào sàn, cổ phiếu của FPT được giao dịch
với giá 400.000 đồng/cổ phiếu và là một trong những công ty niêm yết có giá
trị thị trường cao nhất cho đến hiện nay. Hiện nay, cổ phiếu FPT vẫn duy trì
khối lượng giao dịch và thanh khoản ổn định, cổ tức được duy trì ở mức cao.
Ngày 1/1/2007: FPT thành lập Cơng ty TNHH Bán lẻ FPT với mơ hình
Cơng ty TNHH một thành viên.
Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT (FPT
Promo JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại
Singapore.
Năm 2014: FPT mua lại Công ty CNTT RWE IT Slovakia (Đơn vị
thành viên của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE).
Năm 2016: Tiên phong đồng hành cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới
nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới thay đổi phương thức hoạt động, mơ
hình kinh doanh trong nền kinh tế số. FPT là đối tác đầu tiên trong khu vực
ASEAN của Tập đoàn General Electric (GE) về nền tảng GE Predix – nền
tảng IioT hàng đầu trên thế giới cung cấp dưới hình thức Platform as a
Service – PaaS (nền tảng được cung cấp như dịch vụ), hướng tới đối tượng
chủ yếu là những ngành công nghiệp, sản xuất, y tế hay dịch vụ cơng cộng.
Theo đó, FPT sẽ cùng hợp tác với GE Digital (đơn vị thành viên của GE,

chuyên tập trung vào Digital), đưa IioT và nền tảng công nghệ GE Predix của
GE vào các thị trường mang tính chiến lược.
Ngày 12/9/2017: FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư
Synnex Technolgy International Corporation.
Năm 2018: FPT mua 90% cổ phần của Intellinet – Công ty tư vấn công
nghệ hàng đầu của Mỹ, giúp cho tập đoàn nâng tầm vị thế, trở thành đối tác

11


cung cấp dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và hoàn thiện hơn
cho khách hàng, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.
Năm 2019: Đạt tổng doanh thu 27.717 tỷ đồng, tăng 19,8%. Cũng trong
năm 2019, lần đầu tiên, FPT đã bán bản quyền sử dụng nền tảng tự động hóa
quy trình doanh nghiệp bằng robot-akaBot, với tổng giá trị lên tới 6,5 triệu
USD cho một cơng ty Nhật Bản trong vịng 5 năm.
Năm 2020: FPT nâng tầm vị thế trên toàn cầu. Với nhiều sản phẩm,
giải pháp Made by FPT như: akaBot, akaChain, Cloud MSP được đưa vào
danh sách sản phẩm công nghệ uy tín nhất trên thế giới Gartner Peer Insights.
Đồng thời, akaBot còn được vinh danh Top 6 nền tảng tự động hóa quy trình
doanh nghiệp (RPA) phổ biến trên thế giới. Ngồi ra, là Tập đồn đầu tiên tại
Đơng Nam Á trở thành đối tác chiến lược của Viện nghiên cứu trí tuệ nhân
tạo hàng đầu thế giới – Mila. Vượt hàng trăm Cơng ty CNTT tồn cầu để tư
vấn, triển khai chuyển đổi số toàn diện trị giá hàng trăm triệu USD cho các
tập đoàn hàng đầu thế giới tại Mỹ, Nhật Bản, Malaysia. Trong nước, FPT là
đối tác tư vấn chiến lược chuyển đổi số toàn diện của hàng loạt các tổ chức,
tập đoàn hàng đầu các ngành năng lượng, sản xuất, thủy sản, tài chính – ngân
hàng, bất động sản,…
3. Lĩnh vực hoạt động của FPT
Lĩnh vực hoạt động chính của FPT

Cơng nghệ: bao gồm Phát triển phần mềm; Tích hợp hệ thống; và Dịch
vụ CNTT.
Viễn thơng: bao gồm Dịch vụ viễn thông và Nội dung số.
Giáo dục: từ tiểu học đến sau đại học, liên kết quốc tế và đào tạo trực
tuyến.
4. Tầm nhìn mang sứ mệnh cốt lõi của FPT
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI LÀ SỨ MỆNH QUAN TRỌNG
12


Sứ mệnh quan trọng của FPT là mang công nghệ, tri thức giúp các cá
nhân phát huy tài năng và góp phần giải quyết các bài tốn kinh tế - xã hội.
"FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ
lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng
hài lịng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình
điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất,
phong phú về tinh thần."
Những giá trị cốt lõi làm nên thành cơng và quy định tính chất nổi trội
của thương hiệu FPT, được hình thành qua những ngày tháng gian khổ đầu
tiên của công ty, được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự học hỏi, được
tôi luyện qua những thử thách trong suốt q trình phát triển.
Tơn đổi đồng và Chí gương sáng là các giá trị tinh thần cốt lõi của
Truyền Hình FPT.
Trong đó:
TƠN: Tơn trọng cá nhân, tơn trọng đồng nghiệp
ĐỔI: Tinh thần luôn đổi mới, sáng tạo
ĐỒNG: Tinh thần Đồng đội, Tập thể, Chân tình
CHÍ GƯƠNG SÁNG: Chí công Gương mẫu Sáng suốt
Giá trị tinh thần cốt lõi của FPT Telecom luôn là kim chỉ nang dẫn lối
cho FPT phát triển và đạt được những thành công to lớn trong tương lai.

Tổng đài lắp đặt internet FPT hỗ trợ cho tất cả các khách hàng đang có
nhu cầu sử dụng internet FPT và truyền hìnhFPT. Sẵn sàng hỗ trợ quý khách
khi có sự cố với đường truyền xảy ra trong thời gian nhanh nhất.
5. Mục tiêu phát triển bền vững
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021 tổ chức trực tuyến ngày 9/4,
Tập đồn FPT kỳ vọng duy trì tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

13


Năm 2021, FPT đặt kế hoạch tăng trưởng bền vững với doanh thu tăng
16,4% và lợi nhuận trước thuế tăng 18%, đồng thời tiếp tục đảm bảo tỷ lệ chi
trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức 20%. Tập đoàn cũng xác định khối công nghệ
tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với hướng đi mũi nhọn là dịch vụ
chuyển đổi số và nhóm sản phẩm, giải pháp Made by FPT.
Năm 2021, FPT đặt mục tiêu doanh thu đạt 34.720 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế 6.210 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 16,4% và 18% so với cùng kỳ.
Đây cũng sẽ là mức tăng trưởng bền vững FPT mong muốn duy trì trong dài
hạn, đặc biệt là khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên số, thời cơ vàng cho
các công ty công nghệ như FPT.
Để đạt được mục tiêu trên, FPT tập trung cung cấp dịch vụ, giải pháp
chuyển đổi số toàn diện từ khâu tư vấn đến triển khai, phát triển mở rộng
nhóm các giải pháp Made by FPT.
Tại đại hội, Lãnh đạo FPT khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu
vào top 50 công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển
đổi số toàn diện vào năm 2030. Chuyển đổi số sẽ tiếp tục là trọng tâm trong
chu kỳ phát triển tiếp theo và mang về nguồn thu bền vững trong dài hạn.
Năm 2020, dịch vụ chuyển đổi số mang về cho FPT 3.219 tỷ đồng
doanh thu, tăng 31% so với năm 2019. Năm 2021, Tập đoàn tiếp tục tập trung
cung cấp các giải pháp công nghệ mới, chuyển đổi số toàn diện với mục tiêu

tăng trưởng 50%. Đồng thời, chú trọng phát triển các giải pháp Made by FPT
và có thêm ít nhất 10 sản phẩm, giải pháp mới mỗi năm.
6.Công ty thành viên

14


CHƯƠNG III : Phân tích biến động quy mơ Lao động FPT
1. Nhân sự tại FPT
CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG
Cơng ty luôn đề cao năng lực của từng người lao động và chào đón
những ứng viên muốn đóng góp và gắn bó lâu dài với Cơng ty, có kiến thức,
năng lực, trình độ chun mơn cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp,
năng động. Để thu hút nhân tài, Công ty có chính sách lương thưởng rõ ràng,
hợp lý, đặc biệt là đối với những nhân viên xuất sắc, có đóng góp lớn. Mặt
khác, Cơng ty cũng ln tn thủ chặt chẽ các yêu cầu pháp luật về sử dụng
lao động, thực hiện đúng các tiêu chuẩn giờ làm việc. Tuyển dụng lao động
phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với quy định của pháp luật.
CHÍNH SÁCH LƯƠNG THƯỞNG

15


Chính sách trả lương: Để đảm bảo tính cơng bằng và hợp lý trong tiền
lương, Công ty đã xây dựng Quy chế tiền lương, thưởng được quy định theo
từng cấp bậc cơng việc đang đảm nhiệm. Lương ngồi giờ: Cơng ty hỗ trợ và
trả lương ngoài giờ theo đúng Bộ Luật lao động hiện hành và thỏa ước lao
động tập thể. Chính sách thưởng: Hàng năm, Cơng ty tiến hành đánh giá, xếp
loại lao động và có chế độ khen thưởng theo hình thức lương tháng thứ 13.
Ngồi ra, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm Cơng ty thực

hiện chính sách thưởng hiệu quả kinh doanh cho CNCNV của Cơng ty theo
năng lực, mức độ hồn thành nhiệm vụ và mức độ đóng góp vào kết quả hoạt
động kinh doanh chung của Cơng ty.
CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI
Công ty đảm bảo các chế độ cho người lao động theo quy định (BHXH,
BHYT, v.v…). Đặc biệt, cơng ty có thực hiện chính sách mua bảo hiểm sức
khỏe toàn diện FPT Care cho toàn thể CBCNV. Hàng năm Cơng ty có chính
sách khen thưởng trong các dịp lễ tết, tổ chức cho CBCNV của Công ty tham
quan, nghỉ mát, đồng thời có chính sách khen thưởng đối với nhân viên xuất
sắc. Ngồi ra Cơng ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ phúc lợi khác theo quy
định của Luật lao động và thỏa ước lao động tập thể của Công ty (hiếu hỉ, kết
hôn, thăm hỏi ốm đau, sinh nhật CBCNV,…).
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CÁN BỘ
Cơng nhân viên tuyển dụng sẽ được Công ty hỗ trợ đào tạo chuyên
môn để nâng cao nghiệp vụ nhằm phục vụ cho hoạt động của Công ty.
2. Cơ cấu nhân sự tại FPT

16


3. Phân tích biến động quy mơ lao động tập đồn FPT
Từ bảng số liệu trên, ta có bảng phân tích như sau:
Tiêu chí

2019 (1)

2020 (2)

%


tăng Tỷ lệ tăng giảm

trưởng
(3=2/1*100)
Số lượng %
(4= 2-1)

tăng

trưởng
(5=
100%)

A.Theo trình độ lao động
1.Đại học và 353

372

105.38

+19

+5.38

5

62.5

-3


-37.5

9

112.5

+1

+12.5

192

103.22

+6

+3.22

trên ĐH
2.Cao

đẳng, 8

trung

cấp

chun nghiệp
3.Lao


động 8

phổ thơng
B.Theo giới tính
1.Nam

186

17

3-


2.Nữ

183

194

106.01

+9

+6.01

Tổng cộng

369

386


104.6

+17

+4.6

NHẬN XÉT:
Kết quả cho thấy, số lượng nhân sự của tập đoàn kỳ nghiên cứu (2020)
so với kỳ gốc (2019) tăng 4.6% hay về số tuyệt đối tăng 17 lao động.
Cụ thể:
- Theo trình độ lao động:
Trình độ đại học và trên đại học năm 2020 tăng 5.38%, tương đương
tăng 19 lao động so với năm 2019
Trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2020 giảm 37.5%,
tương đương với giảm 3 lao động so với năm 2019
Trình độ lao động phổ thông năm 2020 tăng 12,5% tương đương tăng 1
lao động so với ănm 2019
- Theo giới tính:
Giới tính Nam năm 2020 tăng 3.22%, tương đương tăng 6 lao động so
với năm 2019
Giới tính nữ năm 2020 tăng 6.01%, tỷ lệ tăng 9 lao động so với năm
2019
Vậy, qua kết quả biến động trên, ta có thể thấy tập đoàn FPT chú trọng
phát triển nguồn nhân lực có tri thức cao, tiếp nhận và quản lý họ để nâng cao
chất xám và năng lực làm việc chuyện nghiệp đến Tập đoàn, thúc đẩy sự phát
triển lớn mạnh của doanh nghiệp. Trong hơn 30 năm qua, các cán bộ nhân
viên của công ty này thường xuyên được đào tạo nâng cao kiến thức chuyên
môn, đào tạo kỹ năng mềm để phát triển tối đa tiềm năng. Chính vì điều đó đã


18


góp phần tạo nên danh hiệu FPT là cơng ty đứng đầu trong ngành công nghệ
thông tin, phần mềm và ứng dụng, thương mại điện tử và lọt "Top 50 doanh
nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn năm 2020".

19


KẾT LUẬN
FPT đang có tốc độ tăng trưởng nhân sự rất nhanh, từ 13 người đến nay
đã có hơn 27.000 nhân viên. Quy mô công ty càng mở rộng, cơ hội của mỗi
cá nhân sẽ càng lớn bởi sẽ có nhiều vị trí quản lý dành cho người có năng lực.
“Nhân viên ngày nay có hành trang kiến thức và môi trường làm việc thuận
lợi hơn xưa rất nhiều. Chỉ cần các bạn nỗ lực làm việc bằng niềm đam mê và
sự sáng tạo, tôi tin các bạn sẽ làm tốt hơn thế hệ chúng tơi”.- Trích lời của
một thành viên . Qua đó chúng ta có thể thấy được lao động đóng vai trị hết
sức to lớn trong cơng cuộc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp lâu dài
và lớn mạnh . Để con người có thể thật sự thực hiện, phát huy địa vị chính trị,
kinh tế, xã hội và quyền làm chủ, Đảng, Nhà nước cần quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo, đầu tư xây dựng giai cấp công nhân về mọi mặt.
Cần đặc biệt chú trọng đào tạo, đào tạo lại lực lượng công nhân theo
hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ, kỹ năng công nghệ, tác phong công nghiệp, đào tạo công
nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật theo hướng trí thức hóa cơng nhân. Bên
cạnh đó đặt vào bối cảnh dịch bệnh hiện này , doanh nghiệp cần chú trọng vào
quan tâm chất lương của nguòn lao động để đáp ứng nhu cầu ,.. cần chăm lo
nhiều hơn phúc lợi xã hội đối với công nhân, giải quyết từng bước, hiệu quả
những nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, chế độ chăm sóc sức

khỏe, phịng chống dịch bệnh, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa..., bảo đảm
để cơng nhân được thụ hưởng lợi ích tương xứng với thành quả đổi mới và
cơng sức đóng góp.
Chúng ta , lớp trẻ của đất nước đang bước đầu có một cái nhìn tổng
quan, hiểu thêm tầm quan trọng của lao động trong doanh nghiệp, cần phải
biết và nắm được bản chất ngành nghề , bước vào cơng việc tương lai có thể
phân tích được biến động quy mô lao động của doanh nghiệp mình để có thể
nhìn nhận và đánh giá , đưa ra mục tiêu chiến lược phù hợp hiệu quả nhằm
20



×