Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích tỏ lòng, cảnh ngày hè, đọc tiểu thanh kí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.63 KB, 11 trang )

Tỏ lịng:
Để có được cuộc sống viên mãn như ngày hôm nay, đất nước Việt Nam nhỏ bé đã trải qua rất
nhiều cuộc xâm lược, một trong số đó là cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của
triều đại nhà Trần. Khi ấy có một danh tướng lừng lẫy mang tên Phạm Ngũ Lão đã có nhiều
cơng lớn trong việc bảo vệ nước nhà, tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ơng có chí lớn
tài cao. Ơng cịn là một người văn võ tồn tài, u thích đọc sách, ngâm thơ được biết bao
người dân ngợi ca. Thi phẩm “Tỏ Lịng” (Thuật hồi) nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi đã tái
hiện lại những tâm tư, nỗi niềm của ông, (đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A, sự hào
hùng của thời đại) (vđnl)
“Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam qn tì hổ khí ngơn ngưu.
Nam nhi vị liễu cơng danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.”
Triều đại nhà trần đã lập nên bao vinh quang, mấy lần quét sạch quân Mông-Nguyên ra khỏi
đất nước, giữ vững non sơng. Theo Đại Việt sử kí tồn thư, vua Trần Nhân Tông đã bàn kế
sách chống quân Nguyên Mơng sang xâm lược lần thứ hai. Ngay sau đó, Phạm Ngũ Lão và
một số tướng lĩnh khác cùng chia nhau đóng giữ vị trí hiểm yếu. Bài thơ “Tỏ lòng” được ra
đời vào thời gian này được gọi là đặt là “Thuật hoài” (thuật: kể lại và bày tỏ; hồi: nỗi
lịng) được hiểu là sự thổ lộ khát khao, mong muốn, bày tỏ hoài bão lớn lao và quan điểm
riêng của tác giả
Bài thơ mở ra với hình ảnh một cá nhân đứng trước giang sơn hùng vĩ:
“Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu”
(Múa giáo non sông trải mấy thu)
Câu khai đề của bài thơ là một biểu hiện của đặc trưng phi ngã với chủ thể của hành động
bị ẩn đi, con người không xuất hiện trực tiếp bằng từ ngữ. Hai chữ “Hồnh sóc” gợi liên
tưởng đến dáng vẻ một con người với tư thế hiên ngang cầm giáo đang trong tâm thế sẵn sàng
ra trận chiến đấu. “Hồnh sóc” được dịch là “múa giáo” tuy cho thấy sự thuần thục trong
cách sử dụng binh đao với động tác nhanh nhẹn, nhưng chưa hồn tồn tốt lên sự hào hùng
như ngun tác. Bởi “hồnh sóc” là một động tác đứng im, uy nghiêm tựa như toát lên sức
mạnh có thể bảo vệ được cả non sơng nước nhà, đó cũng là hồi bão của những tráng sĩ oai
phong thời ấy, trong đó có cả tác giả Phạm Ngũ Lão. Con người được đặt trước “giang sơn” là


một không gian lớn được đo bằng khoảng trời của đất nước ta bao gồm cả những vật vơ
hình và hữu hình: núi, sơng, cỏ cây, con người, văn hóa,.. Dường như dáng vẻ con người
được tô đậm hơn về ý chí kiên định và bền bỉ khi khơng chỉ đứng ở tư thế hiên ngang mà còn
‘kháp kỉ thu”-trải mấy thu. Mùa thu là thời gian ước lệ tượng trưng cho một năm, trải qua
mấy thu chỉ ra một thời một thời gian dài sánh đôi với không gian rộng lớn. Có thể thấy ý chí,
quyết tâm giữ vững nền độc lập của những cá nhân nhà Trần khi ấy. Câu thơ khơng chỉ nói lên
1


tầm vóc con người nhà Trần trong chiều dài lịch sử và khơng gian sơng núi cịn có thể hiên
ngang chi phối được cả không gian và thời gian.
Ý thơ trong câu “Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu” cịn mở rộng, gợi cho ta nhớ đến hình ảnh
người lính ngày nay sẵn sàng bảo vệ sự an yên của người dân:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
(“Đồng chí”, Chính Hữu)
Họ mang trái tim nồng nàn yêu nước, trên tay cầm súng với dáng đứng thẳng lưng cũng hiên
ngang khẳng định rằng nước ta khi có họ sẽ bất khả xâm phạm, đầy hào khí như thời đại anh
hùng ngày ấy. Đó là ý chí kế tục, tiếp nối của thế hệ đi sau với một thế hệ trước đầy hào
khí và sẽ cịn truyền đến mãi mn đời sau như một truyền thống bất khuất của người
Việt.
Nếu như câu thơ thứ nhất tái hiện vẻ đẹp oai vệ của người trai thời Trần thì ở câu thơ tiếp
theo, Phạm Ngũ Lão đã khắc họa hình ảnh của một tập thể vững mạnh:
“Tam qn tì hổ khí thơn ngưu”
(Ba qn khí mạnh nuốt trơi trâu)
“Tam qn” là từ chỉ một đồn qn đông đúc, trật tự, nghiêm túc, ngay hàng thẳng lối. Họ
thống nhất ý chí, mang trong mình tinh thần quyết chiến quyết thắng thơng qua việc so sánh
với các hình ảnh ước lệ “tì hổ” và “khí thơn ngưu”. “Khí thơn ngưu” có thể hiểu với nhiều
nghĩa, ở bản dịch thơ là một hình ảnh so sánh được phóng đại, đội quân như hổ mạnh, có thể

một bước nuốt trọn vẹn một con trâu to lớn. Ở câu trước, ta thấy được hình ảnh non sơng
được đo bằng chiều dài theo ngọn giáo nằm ngang của người lính và độ dài thời gian trấn
thủ đất nước; thì ở câu thơ này, ta lại bắt gặp một hình ảnh đo chiều dọc giang sơn: “Khí
thơn ngưu” - một tập thể tốt lên khí thế có thể lấn át cả sao trời tạo ra một không gian bao
quát rộng lớn, tô đậm nét anh hùng trong hào khí Đơng A. Tuy họ đứng dưới mặt đất nhưng
chính khí thế vững chãi tốt lên từ từng cá nhân riêng biệt hợp nhất thành vẻ đẹp rực rỡ tỏa
sáng, lấn át cả sao trên trời như thể đang gánh một mặt trời trên vai. Mặt trời ấy tỏa ra sự quyết
tâm chống giặc của đội quân và cả con người nhà Trần khi ấy, chỉ có hình ảnh ‘khí thơn ngưu”
mới có thể làm rõ được. Cả 2 cách hiểu đều mang đến giá trị hình ảnh về một đội qn khí
thế ngập trời, làm mờ vạn vật. Hai câu thơ đã phác họa lên một bức tranh hoành tráng về
một thời đại oanh liệt với giọng điệu hào hùng, đó chính là âm hưởng vang vọng của hào khí
nhà Trần.
Ngồi ra, ta cịn ngầm cảm nhận được sự đoàn kết đến từ từng cá nhân trong một cộng đồng,
bởi có sự đồng lịng, ủng hộ từ chính nhân dân thì mới có thể cùng nhau bảo vệ nước nhà tựa
như một câu ca dao của ta “Một hòn đắp chẳng nên non, 3 hịn đắp lại nên cồn thánh sơn”.
Phải chăng nhờ chính niềm tin vững vàng đó mà họ đã lập nên bao chiến công lừng lẫy và trở
thành một thời đại anh hùng.
2


Ở câu thơ thứ ba, tác giả đã chuyển hướng cảm xúc đi từ cái nhìn thực tế qua con mắt của
ông mà suy ngẫm:
“Nam nhi vị liễu công danh trái”
(Cơng danh nam tử cịn vương nợ)
“Cơng danh trái” là nợ cơng danh, là “món nợ” mà người làm trai tự nhận lãnh, cũng là ý
thức cống hiến tài năng, tâm huyết cho cuộc đời. Theo quan niệm cũ, nợ công danh gắn
liền với bổn phận trung quân, ái quốc, lập công lao và để lại tiếng thơm, khẳng định vị trí
của mình trong trời đất. Tuy “Cái cơng danh là cái nợ nần” (Nguyễn Cơng Trứ), nhưng đó
cũng là một loại động lực thôi thúc con người không ngừng cố gắng, không ngừng học
hỏi. Trả xong nợ công danh, xoay chuyển trời đất, làm được những điều lớn lao là sự khao

khát của bao người lúc bấy giờ, trong đó có Phan Bội Châu: “Làm trai là phải lạ ở trên đời /
Há để càn khôn tự chuyển dời”
Hay Nguyễn Công Trứ cũng từng nhắc đến:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng”
Họ là 2 gương mặt tiêu biểu ln có chí hướng, khát vọng, hồi bão cống hiến cuộc đời của
mình cho đất nước bởi xã hội lúc bấy giờ đã quan niệm rằng đã là thân phận nam nhi phải lập
công trạng, giúp đỡ nhân dân có cuộc sống khấm khá hơn. “Công” là những công lao cần
cống hiến, danh là danh vọng. Những người trai trong xã hội (như tác giả) lúc bấy giờ mong
muốn làm những việc lớn lao cống hiến cho xã hội nên ngày đêm văn ôn võ luyện, lập công để
trả được nợ công danh. Danh vọng của Phạm Ngũ Lão vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay,
người người vẫn biết đến ông là một vị tướng tài giỏi, đã bao lần lập nhiều chiến công gần
như đã có cơng và có cả danh. Thế nhưng trong câu thơ, tác giả vẫn trăn trở, tự ngẫm rằng
mình chưa đủ trách nhiệm với nước nhà, từ sự khát vọng cống hiến ấy đã đem đến danh tiếng
của Phạm Ngũ Lão. Phải chăng chính sự tự nhận thức được trách nhiệm của chính mình với
đất nước mà Phạm Ngũ lão và những người ở triều đại nhà Trần đã tạo nên một thời đại anh
hùng cao cả? Câu thơ thể hiện ý chí và khát vọng cao đẹp: muốn được cống hiến hết
mình, làm trịn sứ phận của đấng nam nhi. “Còn vương nợ” ở bản dịch thơ có thể hiểu như
tác giả chưa trả phần nào cơng danh, khi đối chiếu với phiên âm chưa thể hiện lên được những
điều ơng đã đóng góp.
Tác giả khơng chỉ thấy mình chưa trả hết nợ cơng danh mà cịn cảm giác thẹn khi nghe người
đời nhắc đến chuyện về Gia Cát Lượng-người đã ghi danh muôn đời trong lịch sử Trung Hoa:
“Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
(Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)
“Thẹn” tức là sự xấu hổ khi tự nhìn về chính mình, tự trách bản thân chưa thể lập nhiều công
lao như Vũ Hầu, một bật tuyệt trí thời Tam Quốc, đầy tài năng đã giúp Lưu Bị dựng lên
nhà Thục Hán, công danh lẫy lừng. Cho thấy tác giả đã khéo léo bài tỏ tâm tư, nỗi lòng
3



muốn ra sức giúp đỡ dân, giúp đỡ đất nước, đồng thời sự điển cố hiểu biết uyên bác của
tác giả về những sự kiện, anh hùng trong lịch sử cũng hiện lên. Trong câu thơ là cái “thẹn”
của một người có trách nhiệm ln vươn lên để nâng cấp bản thân, đem lại cuộc sống khấm
khá cho người dân. Ở thời đại của Phạm Ngũ Lão, phải chiến đấu với qn Mơng-Ngun
đơng, mạnh nhưng nhà Trần và sự góp mặt của ông đã thành công đuổi được những kẻ xâm
lược, gần như đã tạo nên danh tiếng lớn lao, vậy có thể thấy tác giả khiêm tốn ngay thời điểm
đó cũng đã lập nên cơng lao lớn. Chính những người đem những đóng góp của bản thân đến
với xã hội, có chí hướng mới có thể đưa đất nước lên một tầm cao mới, tiến bộ và văn minh
hơn. Bằng cách tự đánh giá bản thân còn thua kém Gia Cát Lượng về công danh và sự
nghiệp, tác giả đã thể hiện hoài bão muốn sánh ngang với Vũ Hầu, nỗi thẹn ấy là nỗi thẹn
của một nhân cách lớn, cao đẹp và quý giá; mặt khác, nỗi thẹn này cũng giúp con người
ta vươn lên. Vẻ đẹp của tri thức gắn liền với sự tài năng, có thể dẫn dắt cả một đội quân nhà
Trần, sự ngợi ca của Phạm Ngũ Lão không phải là tự nhiên mà có! Như vậy, hai câu thơ đã thể
hiện lên quan niệm, khát khao về cái công, cái danh và giá trị nhân cách lớn lao, cao cả của tác
giả.
Tuy bài thơ “Tỏ lòng” ngắn gọn nhưng chứa nội dung tư tưởng lớn, ít lời nhiều ý, hình
ảnh đa nghĩa, phép tu từ đặc sắc ý thơ đi từ khái quát đến cụ thể đã khéo léo truyền tải ý
chí trách nhiệm của con người. Chính những ý chí ấy đã làm nên vẻ đẹp anh hùng của nhà
Trần, họ đã từ bỏ một cuộc sống yên bình thường nhật để cống hiến cho nước nhà. Sự hy sinh
cao cả năm ấy đã truyền ngọn lửa cho biết bao thế hệ trẻ đời nay và tương lai mai sau.
Qua bài thơ “Tỏ lịng”, tác giả Phạm Ngũ Lão vẫn thành cơng khắc lại trong lịng người đọc
hình tượng của một đội quân hùng dũng dẫn đầu là vị tướng hiển hách mang trong mình hồi
bão lớn lao. Bài thơ là lời giãi bày của một con người yêu nước, giàu ý thức trách nhiệm đặc
biệt là thời điểm đất nước gặp hiểm nguy. Đó cũng là thái độ chung của cả một thế hệ với
những đóng góp lớn lao tạo nên hào khí Đơng A vang dội.

4


Cảnh ngày hè:

Từ lâu vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên của 4 mùa đã là cảm hứng sáng tác của những thi sĩ. Ta
không thể không nhắc đến “Cảnh ngày hè”- bài thơ số 43, trong “Bảo kính cảnh giới” của tập
thơ “Quốc âm thi tập” qua ngòi bút của Nguyễn Trãi. Ơng khơng những là nhà thơ lớn, nhà
văn hóa dân tộc Việt Nam có tư tưởng cao quý mà cịn là một trong những người người đặt
nền móng cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. Thơ văn của ơng thấm nhuần tư tưởng nhân
đạo, tấm lịng suốt đời dành cho dân, cho nước. Phần lớn thơ thuộc chùm Bảo kính cảnh giới
đều mang dấu ấn của những bài học đạo lý, đạo đức nhưng riêng Cảnh ngày hè thiên về tả
cảnh một cách sinh động, đặc sắc:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
….
Dân giàu đủ khắp địi phương.”
Thơ của Nguyễn Trãi sở hữu một đặc điểm lớn là tình yêu thiên nhiên, phong cảnh quê
nhà. Đứng trước vẻ đẹp của cảnh tượng thiên nhiên, Nguyễn Trãi có những rung cảm lạ
thường, sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sức sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn
chấn trong giai đoạn ở ẩn của tác giả.“Cảnh ngày hè” cho ta thấy được sự quan sát tinh tế
của tác giả đối với thiên nhiên, sinh hoạt ngày hè ở sáu câu đầu và cuộc sống của con
người qua hai câu cuối.
Câu thơ đầu tiên đã mở ra một sự đặt biệt khi Nguyễn Trãi đang trong hoàn cảnh thư thái:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Con người trong câu thơ không hiện lên cụ thể qua chủ ngữ mà hiện lên qua hành động. Câu
thơ ngắt nhịp thong thả 1/2/3 như thể diễn tả lên tâm thế của con người, trong thời gian rảnh
rỗi, tâm hồn thư thái, ung dung. Nguyễn Trãi là một người yêu dân, yêu nước, công việc bận
rộn nên thời gian rảnh rỗi như trên rất hiếm. Trong câu thơ, ba từ: “Rồi”- rỗi rãi, “mát” hiện
lên sự rảnh rỗi, không bận lo nghĩ đến cơng việc và thời tiết làm dịu lịng người đem đến cảm
giác thoải mái lạ thường. “Ngày trường” là ngày dài, vì trong tâm thế khơng bận cơng việc
nên con người ta thường sẽ cảm nhận một ngày trôi qua rất chậm rãi và an nhàn. Tác giả vốn
là một người yêu thiên nhiên nên có một ngày an nhàn như vậy, thật thích hợp để tận hưởng
điều bản thân yêu thích.
Ở ba câu thơ tiếp theo, Nguyễn Trãi đã tô lên màu sắc cho bức tranh mùa hè sinh động:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Khơng gian từ cao xuống thấp được miêu tả qua sự quan sát cảnh vật thiên nhiên tinh tế của
tác giả, các sự vật “hòe”, “thạch lựu”, “hồng liên” hiện lên với các màu sắc khác nhau tạo ra
một thế giới đầy màu sắc. Đi cùng với các sự vật trên cịn có những động từ mạnh: đùn đùn,
phun, tiễn cho thấy sự trỗi dậy của vạn vật, chúng đang vận động theo chiều hướng đi lên,
góp tơ thêm phần sinh động cho bức tranh hè. Gam màu xanh của cây hòe ở sân nhà xum xuê
những tán cây che đi cái nắng của mùa hè trông thật mát mắt. Màu của cây không chỉ được
tác giả cảm nhận qua cái nhìn mà ơng có thể cảm nhận màu “lục” của thân cây đang ào ạt
5


nhiều đến mức phải đẩy ra bên ngoài thành những tán lá cao, giương rộng không chỉ làm bức
tranh tươi tắn lên mà còn cho thấy sự tươi tốt của cây, là một phần trong quá trình phát triển
của thiên nhiên mà ít có người để ý đến. Bên dưới gam màu xanh dịu mát là gam màu ấm,
màu của cây thạch lựu ở hiên nhà đang trổ hoa “phun thức đỏ” như cơn mưa hoa hóa đỏ cả
một khơng gian. Hai gam màu ấy khi kết hợp với nhau làm nổi bật nhau hơn và góp phần tạo
nên một sắc thái hài hòa trong thế giới đầy màu sắc của tác giả. Thế giới ấy không những rực
rỡ mà cịn có hương thơm của hoa sen trong ao. Hoa sen là một đặc trưng của mùa hè, đã
là dấu hiệu của mùa rất thường gặp trong văn chương trung đại. Lồi hoa ấy khơng chỉ
nở rộ với sắc hồng mà còn hương tỏa ra ngào ngạt cả một vùng trời. Mặc dù trong câu thơ
khơng có hình ảnh hoa sen rõ ràng nhưng vẫn truyền đạt được sức sống tươi tắn của cả
ao sen. Ba câu thơ trên đã vẽ lên bức tranh của tác giả hình ảnh và sắc màu của cảnh vật theo
tầng lớp từ cao xuống thấp trong tâm hồn lãng mạn và tinh tế thông qua thị giác, cảm giác và
cả khứu giác, khai thác được những điều trơng bình thường nhưng trong đó lại có đầy sức
sống của cảnh quan thiên nhiên.
Hai câu thơ tiếp theo của bài thơ là sự giao cảm của tâm hồn tác giả với cảnh vật và đời sống
con người:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Sự cảm nhận của tác giả qua các giác quan mở rộng sang thính giác để hịa nhập vào thiên
nhiên và cuộc sống trước mắt. Âm thanh “lao xao chợ cá” là đặc trưng của làng chài và “dắng
dỏi cầm ve” đặc trưng của mùa hè lại góp thêm sự sinh động vào bài thơ. Phép đảo ngữ kết
hợp với 2 từ láy tượng thanh “lao xao” và “dắng dỏi” tạo nên âm điệu cho câu thơ, góp phần
diễn đạt khơng khí náo nhiệt của mùa hè. Trong tâm niệm của người Việt, hình ảnh chợ biểu
hiện phần nào chất lượng cuộc sống. Nên câu thơ cũng hiện lên sự sung túc của làng ngư phủ,
hoạt động sôi nổi cả một ngày dài qua âm thanh “lao xao”, vang vọng tiếng rao bán, mua
hàng của người dân. Âm thanh ấy dù nhỏ như rất rõ ràng cho thấy sự để tâm sâu sắc đến từng
chi tiết của tác giả với những con người bình thường ở làng chài, với nhân dân. Bên cạnh âm
thanh của cuộc sống người dân vang lên giản dị, mộc mạc là âm thanh của tiếng ve nghe như
tiếng đàn. Bức tranh ngày hè của tác giả lại được tô thêm một sắc màu nữa, màu vàng của
ánh chiều tà. Ve sầu đang cất tiếng vang inh ỏi cả một vùng trời nghe vui tai và cũng thật yên
bình vào lúc kết thúc một ngày (“lầu tịch dương”). Thông thường, vào thời điểm này các nơi
khác sẽ trở nên vắng vẻ và im ắng nhưng ở làng chài, sự tấp nập và sinh động của con người
vẫn chưa biến mất mà vẫn đầy sức sống, cùng với những con ve như những người nghệ sĩ
cầm đàn tạo ra thanh âm thoải mái. Cấu trúc không gian mà tác giả tả đã tạo nên bức tranh
với 2 sự đối xứng gần-xa, cao-thấp(hiên nhà-chợ cá). Sức sống của những người ở làng ngư
phủ được miêu tả một cách nhẹ nhàng và sâu lắng qua cả hai câu thơ. Đó là tình u cuộc
sống, u con người với dân với nước của tác giả.
Qua sáu câu thơ tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt ngày hè của làng ngư phủ, Nguyễn Trãi
đã hoàn thiện bức tranh thiên nhiên sinh động đầy sức sống, qua đó ta cịn thấy được sự giao
cảm mạnh mẽ, gần hịa mình với cảnh vật của ông. Tất cả điều trên đều được vẽ lên bằng một
trái tim yêu thiên nhiên, yêu đời và yêu cuộc sống của bản thân lẫn người dân.
Nguyễn Trãi khơng chỉ u thiên nhiên mà cịn có tấm lòng tha thiết với dân với nước, mặc
dù bài thơ ra đời lúc về ở ẩn nhưng trong tâm trí, tác giả vẫn ln lo nghĩ cho dân:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
6


Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

Trước khung cảnh của nhân dân, đặc biệt là người làng chài được ấm no yên vui, ý thơ ở 2
câu cuối bài chuyển sang bày tỏ nỗi lòng, tâm sự của tác giả. Sự “điển cố” của tác giả được
thể hiện qua từ ngữ “Ngu cầm”- cây đàn của vua Ngu, theo thần thoại Trung Quốc, có
hai triều vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn là hai triều đại lý tưởng , xã hội yên bình,
dân no ấm. Tác giả ước có mình có chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, trong
đó có một câu được dịch: “Gió nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của” để dân
được giàu có, ấm no. Từ đó có thể thấy được niềm mong ước hướng về đại chúng, mong cho
cuộc sống của nhân dân an lạc, không chịu khổ bởi cái chiến tranh khốc liệt. Câu kết của bài
thơ gồm sáu chữ ngắn gọn nhưng thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Biểu hiện của sự
cách tân thể loại cũ được thể hiện khi tác giả cố ý đan xen câu lục ngôn vào bài thất ngôn.
Ước mong nhân dân được hạnh phúc: “dân giàu đủ” nhưng không chỉ nói dân ở nơi làng chài
ơng sinh sống mà là tất cả mọi người ở mn nơi; “khắp địi phương”. Cả hai câu thơ đã cho
thấy lý tưởng mà bao lâu nay tác giả vẫn luôn phấn đấu. Ước mong này cũng đã từng được
Nguyễn Trãi tâm sự:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dân”
Đó cịn là nỗi niềm được thể hiện trong nhiều tác phẩm thơ ca khác của ơng, qua đó vẻ đẹp
nhân cách của tác giả rực lên tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và sự quan tâm lớn lao
hướng đến nhân nhân, nước nhà
Thông qua tám câu thơ với từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm của bài thơ, Nguyễn Trãi đã vẽ
lên tác phẩm đầy màu sắc với hình ảnh gần gũi và bình dị. Bên cạnh đó, việc sử dụng câu thơ
lục ngơn tạo nên sự thay đổi âm điệu, tạo nên hiệu quả lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong
ước của tác giả. Tất cả tạo nên một tâm hồn đẹp đẽ của tác giả.
Bài thơ Đường luật thể thất ngôn xen lục ngôn thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn tác giả. Qua
bài thơ “Cảnh ngày hè”, Nguyễn Trãi đã khẳng định được tình yêu sâu nặng của bản thân đối
với bức tranh cảnh vật thiên nhiên của đất nước rực rỡ đầy sắc màu, hương thơm và những
người lao động tràn đầy sức sống. Lí tưởng vì dân của Nguyễn Trãi đến hôm nay vẫn được
tiếp nối và giữ nguyên giá trị.

7



Đọc Tiểu Thanh kí:
Nguyễn Du là nhà thơ lớn nhất trong nền văn học Việt nam, là đại thi hào của dân tộc, ơng
cũng là danh nhân văn hóa thể giới, ngồi những sáng tác bằng chữ Nơm, Nguyễn Du còn
sáng tác ba tập thơ chữ Hán được đánh giá rất cao về nội dung và nghệ thuật. Các tác phẩm
của ơng đa số thể hiện tình u thương đối với những người có số phận bất hạnh. Trong đó, ta
khơng thể khơng nhắc đến “Đọc Tiểu Thanh kí” cũng có nội dung tương tự, đồng thời bài thơ
cịn góp phần làm rõ thêm nhân sinh quan của tác giả về hoàn cảnh và thân phận của người
phụ nữ trong xã hội cũ:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư .
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
Vào nửa cuối thế kỉ XVIII,hàng loạt tác phẩm về thân phận, hoàn cảnh sống của người phụ
nữ trong xã hội cũ ra đời bởi hoàn cảnh lịch sử- xã hội đã ảnh hưởng đến rất nhiều sự thay
đổi trong nhận thức của con người. Tác phẩm đọc Tiểu thanh kí nằm trong Thanh Hiên thi
tập là nỗi niềm cảm thương day dứt về số phận của một người con gái tên Tiểu Thanh. “Tiểu
thanh kí” trong đó “Kí” là những ghi chép, vậy nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” là đọc những
tập thơ, ghi chép của nàng Tiểu thanh. Tương truyền rằng Tiểu Thanh là một người con gái
tài sắc vẹn toàn, sống trong khoảnh đầu thời Minh. Năm mười 16 tuổi, nàng làm vợ lẽ của
người quyền quý và bị sự ghen ghét của vợ cả chèn ép, bắt nàng sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ.
Bởi sự buồn rầu mà nàng sinh bệnh và mất ở năm mười tám, những sáng tác văn chương
cũng theo đó mà bị đốt đi, chỉ cịn sót lại một số bài được đặt là Phần dư, phần sót lại sau khi
bị đốt.
Bài thơ mở ra với hình ảnh một con người với tấm lòng xúc động, rung cảm mãnh liệt trong

giờ phút gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Tây hồ cảnh đẹp hóa gị hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Ở câu thơ đầu, mở ra không gian là cảnh đẹp hồ nước ngọt ở Trung quốc- Tây Hồ, nơi gắn
liền với những tháng năm cuối đời đơn độc ở Cô Sơn của Tiểu Thanh. Câu chuyện về cuộc
đời và số phận của nàng được mở ra từ địa danh này. Trong câu thơ, Nguyễn Du cảm nhận
Tây Hồ từng là nơi vô cùng đẹp đẽ ở quá khứ nhưng “cảnh đẹp” nay chỉ còn lại “gò hoang”,
gợi đến một thành ngữ quen thuộc: “thương hải tang điền” (bãi bể nương dâu) khiến người
ta không khỏi thương xót về sự thay đổi theo thời gian. Vẻ đẹp của thiên nhiên nay đã trở nên
tàn tạ, mất đi sức sống cũng giống như số phận và vẻ đẹp nhan sắc của con người. Tuy câu
thơ tả cảnh nhưng tác giả khơng hồn tồn tập trung vào cảnh mà chỉ mượn hình ảnh để nói
lên sự biến đổi về cuộc sống. Cách diễn đạt của câu thơ vừa tả thực vừa nói lên ý nghĩa tượng
8


trưng; vườn hoa gợi trực tiếp đến cuộc sống lặng lẽ của Tiểu thanh, đã dần trở thành điều tàn
tạ. Nguyễn Du xúc động trước sự lụi tàn của cái đẹp từng được trân trọng. Câu thơ dâng lên
một nỗi xót xa cho cái đẹp đã bị lãng quên.
Trước khung cảnh xơ xác, tác giả đã nảy sinh nỗi niềm giao cảm với con người cùng số phận
bị thời gian vùi dập tàn nhẫn qua câu thơ thứ hai. Con người xuất hiện qua tiếng khóc “thổn
thức” đầy tâm trạng trước một mảnh giấy tàn. Mảnh giấy ấy là thứ ít ỏi cịn sót lại tuy khơng
cịn ngun vẹn nhưng vẫn minh chứng được những giá trị quý giá của con người tồn tại vượt
thời gian để lên án sự tàn nhẫn của chế độ phong kiến thời đó. Tuy nhiên, câu thơ dịch nghĩa
đã bị bỏ mất chữ “độc” và “nhất” có trong nguyên tác khiến cho ý thơ ít nhiều thay đổi về
mặt cảm xúc, bởi trong câu thơ nguyên tác, nỗi cô đơn của con người hiện lên rõ ràng. Một
con người cô độc viếng một tâm hồn đơn độc qua một tập sách “nhất chỉ thư” trước cửa sổ.
Sự đơn đọc của Tiểu Thanh chỉ còn phảng phất trên trang giấy, điều ta có thể nhận thấy rõ
nhất chính là sự đồng cảm và nỗi xót xa xuất phát từ tấm lòng của tác giả.

Hai câu thơ đều có sắc thái buồn bã, làm cho người đọc hụt hẫng bởi sự mất mát của vẻ đẹp,
của giá trị đã từng được xem là quý báu, dần dần tan biến theo thời gian.Con người cũng như
vật, Tây hồ rực rỡ hóa thành gị hoang, Tiểu Thanh tài sắc cũng chỉ cịn lại một mảnh giấy
khơng ngun vẹn.
Hai câu đề tác giả đã mở ra số phận đáng thương của Tiểu Thanh, ở 2 câu thực tác giả làm
sáng tỏ cảm giác buồn thương ngậm ngùi:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
(Son phấn có thần chơn vẫn hận
văn chương khơng mệnh đốt cịn vương)
Nhà thơ mượn hình ảnh “Son phấn” và “văn chương” để hốn dụ cho vẻ đẹp ngoại hình và
tài năng của Tiểu Thanh. Theo quan niệm xưa, son phấn là vật để trang điểm, gắn liền với
mục đích làm đẹp gợi lên nhan sắc của người phụ nữ , văn chương là trí tuệ là tài lẻ, thể hiện
thế giới nội tâm của con người qua câu chữ. Qua câu thơ, tác giả cũng bộc lộ ra tấm lòng ngợi
ca, trân trọng nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh, 2 hình ảnh đó cũng nhắc lại cuộc đời của
Tiểu Thanh: tài sắc nổi bật hơn người nhưng số phận lại bạc bẽo, khơng có người sẽ chia, chỉ
có thể làm bạn với son phấn và văn chương để giảm đi nỗi buồn trong tâm. Trong xã hội bất
công ngày ấy, những người bất hạnh không thể giải bày oan ức. Từ kết cục bi kịch của Tiểu
Thanh, ta có thể thấy câu thơ lên án rõ rệt về sự vô nhân đạo của xã hội phong kiến thông qua
khía cạnh triệt tiêu sự sống của con người và cả vật chất gắn liền với họ. Dù đã bị triệt tiêu
nhưng hai từ “vẫn hận” và “còn vương” đã mạnh mẽ tố cáo sự ganh ghét, đố kị của người vợ
cả với Tiểu thanh, với người có tài có sắc bởi son phấn và văn chương chỉ là những vật vô tri
gắn với con người nhưng vẫn phải chịu cùng số phận bạc bẽo: bị chôn và đốt đi một cách tàn
nhẫn cũng giống như Tiểu Thanh bị chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc.
Hai câu thơ gợi lên số phận của những người tài hoa trong xã hội cũ đồng thời thể hiện nhận
thức của Nguyễn Du về cuộc đời của người “hồng nhan bạc phận”, gắn với quan niệm “tài
mệnh tương đố”, “Tạo vật đố toàn” của Nho gia. Nhận thấy được những ảnh hưởng của
thuyết thiên mệnh, tác giả có tấm lịng thương cảm đối với họ trong tác phẩm Truyện Kiều:
“Thương thay cũng một kiếp người,
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”

9


Từ số phận bạc bẽo đó, tác giả đã khái quát cái nhìn về con người trong xã hội phong kiến:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
Trong bản dịch, “hận sự” được dịch thành “nỗi hờn” đã giảm đi nhiều sắc thái cảm xúc của từ
ngữ bởi hận sự sử dụng hai thanh trắc tạo ra sự nặng nề trong khung bậc cảm xúc, cay đắng
đến mức độ không thể giải tỏa. Nỗi oan ấy được nhà thơ gọi là hận sự, nỗi hận khơng thể giải
bày, nó khơng chỉ của riêng Tiểu Thanh mà cịn có rất nhiều người tài hoa khác từ “cổ” chí
“kim”. Theo thuyết thiên mệnh, số phận của con người do trời quyết định, những nỗi oan
khuất ấy “thiên nan vấn”(khó hỏi trời) bởi sẽ khơng có lời lý giải. Câu thơ giúp ta hình dung
ra số phận của những người phụ nữ nói riêng, người tài hoa nói chung đều bạc mệnh và đầy
đau khổ như thế, đồng thời cho thấy nỗi uất ức của tác giả với sự bất cơng trong xã hội cũ.
Nhìn vào những điều ấy, tác giả đã ngẫm đến bản thân, điều mà hiếm có người thể hiện được
sâu sắc như vậy. Sự đồng cảm bắt nguồn từ khoảnh khắc ông thấy bản thân mình trong đó,
khóc người để thương mình “phong vận kì oan ngã tự cư”. Phong nhã, tài hoa xưa nay là thứ
làm cho con người tự hào về bản thân nhưng đi kèm với chúng là sự bất hạnh được sắp đặt
sẵn trong sinh mệnh. Câu thơ dịch “cái án phong lưu khách tự mang” đã khách quan hóa
“ngã” của tác giả. Khi tự đặt mình vào những người mắc “kì oan” ấy tác giả đã đưa vào câu
thơ sự đồng điệu của bản thân mình với chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Nấp sau sự cao đẹp ấy
là cả một nhận thức sâu sắc về số phận của bản thân ông.
Thông qua hai câu luận, việc tự đặt mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh và những
người tài hoa khác tác giả đã phơi bày lịng mình với nhân thế đồng thời nói ra tâm trạng
chung của những người cùng chung số phận khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi.
Bài thơ khép lại với những suy tư của riêng tác giả về cuộc đời, thân phận, nỗi niềm:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

(chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng)
Dù là khoảng thời gian dài nhưng khi có cùng suy tư, tâm trạng Nguyễn Du cũng đã gặp Tiểu
Thanh qua hoài niệm bằng một trái tim đồng điệu và chân thành cho thấy tấm lòng nhân đạo
cao cả của tác giả. Cùng khoảng thời gian đó: số từ ước lệ “ba trăm năm lẻ’ là ước chừng cho
khoảng thời gian mà nhân gian có thể thay đổi, rất nhiều điều được coi là quý giá ở hiện tại
có khả năng bị lãng quên. Từ suy nghĩ đó, tác giả ngẫm đến chính bản thân mình, băn khoăn
liệu dịng tâm tư lúc bấy giờ của ơng, ba trăm năm sau có ai thấu? Ẩn sau đó là một nỗi niềm
khao khát một tâm hồn tri kỉ có sự sẻ chia. Giữa một cuộc đời đơn độc như thế cách Nguyễn
Du hai nghìn năm, Khuất Nguyên cũng từng có tâm trạng ấy: “Người đời say cả một
mình ta tỉnh”. Nguyễn Du đã dùng câu hỏi tu từ để khép lại lại bài thơ, tự gọi tên mình bằng
“Tố Như” khơng phải để lại tiếng thơm cho chính bản thân ơng mà chỉ để nói lên nỗi lịng
thiết tha với đời.
Tác giả đã khơng hỏi trời, không hỏi đất, không hỏi về quá khứ nhưng lại trăn trở hỏi người
đời, hỏi về tương lai trước dòng chảy của thời gian trong sự mơ hồ, khó có thể giải đáp tại
10


thời điểm ơng viết lên những dịng thơ. Hai câu thơ như tiếng khóc thầm nặng lịng và mong
muốn có người tri kỉ cùng đồng điệu cảm xúc. Sau đó chưa đến hai trăm năm, câu hỏi
Nguyễn Du đã trăn trở ngày ấy đã được giải đáp trong kỉ niệm ngày sinh của ông:
“Hỡi Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người”
(kính gửi cụ Ng Du, Tố Hữu)
Trải qua thời gian dài cho đến ngày nay, vẫn có người nhớ đến Nguyễn Du qua những tác
phẩm sâu sắc và tâm hồn yêu thương con người là minh chứng cho những giá trị nghệ thuật
của ông vẫn luôn tồn tại vượt thời gian như tệp thơ của nàng Tiểu Thanh.
Đọc Tiểu Thanh kí với tám câu thơ chữ Hán theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú là
những tình cảm, cảm xúc, suy tư, xót xa của đại thi hào với số phận bất hạnh của người phụ
nữ và những giá trị tinh thần bị chà đạp. Đồng thời tư tưởng nhân đạo cũng được thể hiện rõ

rệt qua từng câu chữ.
Các tác phẩm của Nguyễn Du có đề tài rất phong phú nhưng phần lớn đều nói về người phụ
nữ mang tư tưởng nhân đạo cao cả. Tác giả đã góp phần xây nên một xã hội bình đẳng như
hiện tại thơng qua việc tố cáo cho người đời thấy được sự bất công của xã hội phong kiến đã
dồn con người vào hoàn cảnh bi đát, bất hạnh. Cũng qua đó mà ơng đã nói lên tiếng lịng, sự
đơn độc của chính mình.

11



×