Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tình cảm gia đình các văn bản lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.4 KB, 7 trang )

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Giới thiệu chung vài nét về đề tài tình cảm gia đình và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong các
tác phẩm văn học: đó là tình cảm của những thành viên, thế hệ trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh em dành
cho nhau); tình cảm của sự sinh thành, ni dưỡng, chở che, đùm bọc và tấm lòng ứng xử của những con người trong gia
đình với nhau; vẻ đẹp tình cảm gia đình được các nhà văn, nhà thơ khám phá và thể hiện vừa có nét gần gũi vừa khác biệt;
tình cảm gia đình lại được hồ quyện với tình u quê hương đất nước…
3. Phân tích sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 2 bài thơ :
3.1. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
- Vẻ đẹp tình bà cháu
+ Khám phá về tình bà cháu : tình yêu bà dành cho cháu - tình cảm hết sức bình dị và thiêng liêng, một cuộc đời vất vả, tần
tảo, giàu đức hy sinh vì con cháu, trải qua bao khó khăn nhưng ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin hy vọng bà ln
nhen nhóm trong người cháu thân u; là vẻ đẹp của tình cảm người cháu dành cho bà qua sự hồi tưởng được thể hiện trong
thi phẩm…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Bằng Việt đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận,
sáng tạo hình ảnh, giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
3.2. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con của Y Phương :
- Vẻ đẹp tình cha con
+ Khám phá về tình cha con : tình yêu người cha dành cho con được thể hiện qua lời dặn dò, nhắc nhở về nguồn cội sinh
dưỡng, cho con thấy được sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và những truyền thống tốt đẹp của quê hương; Là tình yêu của người
người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Y Phương đã lựa chọn hình thức mượn lời, ngôn ngữ tự nhiên mộc mạc thể hiện
cách nghĩ và diễn đạt của người dân miền núi, dẫn dắt tự nhiên hợp lí…
4. So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề
4.1. So sánh
- Những nét giống nhau trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm : tình u thương của sự
chăm sóc, ân cần dạy dỡ, tấm lịng vị tha, đức hy sinh một đời vì cháu, con, một tình cảm mang tính phở qt; tình cảm ấy
lại tìm tìm đến với một thể loại thơ trữ tình để phù hợp trong việc bày tỏ cảm xúc, thể hiện chất suy tưởng, triết lí sâu sắc...
- Những nét riêng trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm: hồn cảnh, tình cảm, xuất phát
từ mối quan hệ, tình cảm bà - cháu, mẹ-con, cha-con..., và nét riêng trong hình thức thể hiện...
4.2. Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề:
- Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi con người, mỗi nhà thơ bằng sự khám


phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo
dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người
- Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong hai tác phẩm như những nét vẽ góp phần hồn thiện bức chân dung gia đình của mỡi
con người. Tình cảm ấy lại được hồ quyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình u quê hương đất nước. Đây cũng là một
mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ ca dân tộc nhưng ln có những khám phá, phát
hiện và cách thể hiện theo những nét riêng, một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.


Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong tác phẩm
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ,“
Bếp lửa” của Bằng Việt , “Nói với con” của Y
Phương
Bài làm
Nước biển mênh mơng khơng đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng khơng phủ kín cơng cha
Tình cảm gia đình ln là nguồn cảm hứng bất tận hiện hữu trong thi ca văn học Việt Nam.
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đánh cắp con tim người đọc bởi tình cha con bao
năm xa cách mà đầy éo le trong chiến tranh. Những ai đã từng đọc “ Bếp lửa” của Bằng Việt
chắc chắn khơng thể qn được tình cảm u thương nồng thắm của người bà dành cho cháu.
Hòa trong những cung bậc nỗi nhớ và suy tư của người cháu đối với bà là lịng biết ơn vơ hạn
của cháu về người bà giàu tình thương và đức hi sinh. Cịn Y Phương, cùng mạch nguồn cảm
hứng ấy, nhà thơ đã cho ra đời tác phẩm “Nói với con” đầy sâu sắc khi mượn lời của người cha
nói với con, kín đáo gửi gắm bài học đạo lí về lịng biết ơn cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con
người, bộc lộ niềm tự hào, sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương mình, làm rung động bao
con tim độc giả..
GIẢI THÍCH:
Lời nói của Goethe : “Dù là vua chúa hay dân cày kẻ nào tìm thấy được sự an bình trong gia
đình là người sung sướng nhất” thật đúng khi nói về gia đình.Tình cảm gia đình như những tia
sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Gia đình! Gia đình!
Tiếng gọi nghe dễ nhưng lại thiêng liêng biết bao. Gia đình là một thứ thiêng liêng khơng có

thể so sánh được, biết hết giá trị.Gia đình là nơi vun đắp những tâm hồn. Hạnh phúc lớn nhất
của mỗi con người là được sinh ra là lớn lên trong sự thương yêu, dạy bảo của gia đình. Trong
trái tim mỗi con người, gia đình ln chiếm phần lớn, là nỗi nhớ mỗi lúc đi xa, là động lực,
điểm tựa để ta vươn lên đạt đến thành công trong cuộc sống. Và khi đọc “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng, “ Bếp lửa” của Bằng Việt, “Nói với con” của Y Phương ta đều cảm nhận
được thiêng liêng hai tiếng gia đình.
CHIẾC LƯỢC NGÀ:
Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại.Nhưng những đau thương mất mát mà chiến
tranh tàn bạo gây ra khơng thể nào giết chết những thứ tình cảm đẹp như tình đồng chí,tình
u đơi lứa,tình cảm gia đình,và cả tình của một người cha với con gái.Truyện ngắn “Chiếc
lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng.Chiến tranh đã
làm cho con người phải xa nhau,chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng,chiến tranh
khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le,bị thử thách,rồi một lần nữa chiến tranh lại
khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh
trên chiến trường. “Chiếc lược ngà” như một truyện cổ tích hiện đại dẫn người đọc dõi theo số
phận của nhân vật. Người còn, người mất nhưng kỉ vật gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại
là chiếc lược ngà nói với chúng ta nhiều điều về tình người, tình đồng chí, tình cha con Cảm
động nhất, để lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc là tình phụ tử thiêng liêng, sâu đậm –tình
u thương mà ơng Sáu dành cho đứa con gái.


Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không
nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ơng Sáu phải ra đi. Trở lại khu
căn cứ, ơng Sáu dồn tất cả tình u thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà
để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
Sau bao năm tháng mong chờ, đau khổ, ông Sáu đã được đón nhận một niềm vui vơ bờ khi bé
Thu gọi tiếng “Ba” . Ông trở lại khu căn cứ với một yên tâm lớn rằng ở quê nhà có một đứa
con gái thân yêu luôn chờ đợi ông, từng giây từng phút mong ông quay về. Lời dặn của đứa
con tước lúc chia tay “Ba về ! Ba mua một cây lược cho con nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ
đến việc làm một chiếc lược ngà cho con. Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui

mừng, sung sướng như đứa trẻ được quà. Rồi ông dành hết tâm trí, cơng sức vào việc làm cây
lược. Có lẽ khơng đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, ông không thể mua được cây lược nên làm
lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn. Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ
quí hiếm – chiếc lược cho con của ông phải được làm bằng thứ q gí ấy. Và ơng khơng muốn
mua, mà muốn tự tay mình làm ra. Ơng sẽ đặt vào trong đấy tất cả tình cha con của mình. Đó
là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với
người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thơi thúc trong lòng.
Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình
phụ tử trong lịng.
Ơng bỗng chốc trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình mà chiếc lược ngà là tác phẩm duy
nhất của cuộc đời anh. Những lúc rỗi, ông cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố
công như người thợ bạc. Bụi ngà mỗi ngày rơi một nhiều làm người đồng đội cũng cảm thấy
vui cho ông. Trên sống lưng cây lược, ông đã tẩn mẩn khắc một dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng
Thu con của ba”. Dịng chữ nhỏ mà chứa bao tình cảm lớn lao. Việc làm chiếc lược vừa là cách
ông giải tỏa tâm trạng mong nhớ, ân hận vừa là cách gởi vào đó những yêu thương khao khát
cháy bỏng dành cho đứa con gái yêu của mình. Chiếc lược ngà giờ đây đã trở thành một vật
quí giá thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm
yêu mến, nhớ thương, mong đợi của của người cha đối với đứa con xa cách. Cây lược ấy chưa
chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của ông. Những lúc
nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho bóng mượt. Lịng yêu con đã biến
người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất
trong đời. Ơng gửi vào đó bao lời nhắn nhủ thiêng liêng, gửi vào đó bao nỗi nhớ mong con.
Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà diệu kì, là hiện hữu
của tình cha con bất hủ giữa ơng Sáu và bé Thu. Tình thương ơng dành cho con cháy bỏng,
như một dịng sơng chảy mãi từ suối nguồn, như dịng máu chảy sâu vào tim ơng, vào tâm
hồn ông đến phút cuối vẫn bùng cháy chẳng nguôi.
Thật trớ trêu, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao chiếc lược ngà vào tay con. Giây phút cuối
cùng của sự sống, ông rút trong túi ra chiếc lược ngà đưa cho người đồng đội là bác Ba, chỉ im
lặng nhìn bác Ba một hồi, cái ánh mắt nhắn nhủ bao điều, ông muốn con nhận lấy chiếc lược
ngà – ấy cũng chính là lời trăn trối cuối cùng của ông. Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó

rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng
của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử!Và cũng chính chiếc lược ngà ấy đã làm nảy
sinh một tình cảm mới, như tình cảm cha con giữa cơ giao liên là bé Thu ngày xưa và bác Ba.
Người đọc phải nghẹn lịng ở các tình huống xót xa, tưởng chừng như sẽ kết thúc bằng một
dấu chấm hết nhưng đến phút cuối thì lại vỡ ịa theo dịng cảm chảy của cảm xúc. Tuy ông
Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện về hai cha con anh sẽ còn sống mãi.
Tình cảm gia đình là là thứ tình cảm đặc biệt ,thiêng liêng và bất diệt. Tình cảm gia
đình từ xưa đến nay, vẫn ln như dịng sữa ấm áp nuôi nấng ta khôn lớn trưởng
thành. Y Phương – một nhà thơ dân tộc miền núi, tha thiết


“Nói với con” về tình cảm cha con thắm thiết, hay rộng hơn cả đó chính là tình cảm
đối với quê hương dân tộc, với bản làng. Tiêu biểu là đoạn thơ:
“Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được nghe con
Nghe con.”
Cuộc đời không bao giờ yên ả như một mặt nước hồ thu nên con hãy ngẩng cao đầu dũng cảm
vượt qua chông gai, thử thách của cuộc đời. “Người đồng mình” khơng chỉ giàu ý chí nghị lực
mà còn giàu về đời sống tinh thần, tâm hồn phóng khống để xây dựng nên q hương với
những phẩm chất tốt đẹp.Người cha tự hào ca ngợi người đồng mình:
“Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Hình ảnh “người đồng mình” cứ lập đi lập lại trong bài thơ gây ấn tượng sâu đậm trong lịng
người đọc. Người cha tự hào vì “người đồng mình” tuy mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin.
Hình ảnh cụ thể “thơ sơ da thịt” cho ta thấy sự giản dị, mộc mạc của người đồng mình. Giọng

thơ khẳng định “chẳng mấy ai nhỏ bé” thể hiện niềm tự hào của người cha về lẽ sống cao
đẹp và tâm hồn phong phú của dân tộc. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề “nhỏ bé”
về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Từ “nhỏ bé” ở đây được hiểu theo
nghĩa bóng. Những người lao động miền núi cần cù, lam lũ đã từng bước khẳng định mình
trong cuộc sống. Họ khơng tự hạ mình, khơng chịu khuất phục trước thiên nhiên, cuộc đời.
“Người đồng mình” khơng ai chịu tự bó mình trong cuộc đời nhỏ nhoi, tầm thường mà ngược
lại ai cũng có ước mơ, hồi bão sống cuộc đời rộng lớn, ai cũng có khát vọng vươn lên.Chẳng
những thế mà học cịn:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục”
Cách nói bằng hình ảnh mộc mạc, cụ thể “tự đục đá” mà ý thơ sâu sắc, người dân tộc bao đời
nay chắt chiu, gầy dựng từng mầm sống nhỏ nhoi quê nghèo nhưng tình người lại giàu có vơ
cùng. Y Phương khẳng định vẻ đẹp của “người đồng mình” chính là họ ln có ý thức làm cho
q hương ngày càng giàu đẹp. “Người đồng mình” cần cù, chịu thương chịu khó ln sống
gắn bó với q hương, ln có ý thức đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp,
ngày càng phát triển. Câu thơ “Cịn q hương thì làm phong tục” như lời khẳng định rằng
quê hương càng phát triển thì đem đến cho con người sự thay đổi lớn lao về đời sống vật chất
và tinh thần.Tình cảm và những việc làm cao đẹp thiết thực của họ chắc chắn sẽ được quê
hương, dân tộc tôn vinh, ghi nhớ và truyền lại cho thế hệ mai sau. Với lòng tự hào về truyền
thống tốt đẹp của quê hương, người cha còn gửi đến con những lời nhắn nhủ tâm tình:
“Con ơi tuy thơ sơ da thịt
Lên đường
Khơng bao giờ nhỏ bé đươc
Nghe con”


Nhịp thơ chậm rãi tha thiết, điệp ngữ “thô sơ da thịt” được lặp lại một lần nữa nhưng khẳng
định thêm về phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. Lời thơ chắc gọn như một mệnh
lệnh “lên đường” vừa thể hiện mong ước tha thiết của người cha đối với con: khi bắt đầu bước
vào hành trình của cuộc đời mình con hãy sống đúng với phẩm chất của “người đồng mình”.

Bởi vì “người đồng mình” có thể cực khổ, lam lũ nhưng ln mạnh mẽ với chí lớn. Có thể “thơ
sơ”, mộc mạc với áo chàm nhưng khơng nhỏ bé về khí phách cho nên con khơng bao giờ được
bằng lịng với cuộc sống bó hẹp, tầm thường phải biết trân trọng giữ gìn và phát huy truyền
thống của quê hương, ngẩng cao đầu vượt qua chông gai, thử thách để tự tin khi bước vào đời.
Kết thúc bài thơ chỉ có hai tiếng “nghe con”. Câu thơ là lời nhắc nhở đầy cảm động: đừng chối
bỏ cội nguồn dân tộc, hãy khắc sâu tình cảm quê hương vào trong trái tim mình, ln tơn
trọng và phát triển truyền thống dân tộc. Đó là tấm lịng của cha dành cho con hay nói đúng
hơn là quê hương của mỗi chúng ta. Ngơn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa
khái quát, đậm chất trữ tình đã thể hiện được niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với
bước đường tương lai của con. Người cha luôn muốn nhắc nhở con phải “Không bao giờ nhỏ bé
được” chính là muốn con phải ln tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên trong cuộc
sống. Lời nhắc nhở của người cha tạo nên một âm hưởng thiết tha làm rung động tâm hôn
chúng ta. Tác giả đã giúp ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình cảm quê hương
sâu đậm đối với mỗi người.Càng hiểu sâu sắc bài thơ, ta càng hiểu thêm về sức sống và vẻ
đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Từ đó gơi nhắc trong ta tình cảm gắn bó với truyền
thống, với q hương, tình đồn kết dân tộc và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, con người ta ln có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở. Chính trong
những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô
cùng thiêng liêng và đáng quý từ gia đình. Những giá trị, những kỉ niệm về tình cảm từ những
người thân sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài. Bài thơ “Bếp
lửa” của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy.
BẾP LỬA: Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên
bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung
cảm với một bản trường ca về tình bà cháu. Bằng sự kết hợp hài hịa giữa biểu cảm với tự sự,
miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và
là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.Trong biết bao kỉ niệm tuổi thơ,
bếp lửa in dấu đậm nhất trong suy nghĩ của Bằng Việt. Bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm
áp – hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy
ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu. Bằng Việt trở về với những năm tháng tuổi thơ thiếu thốn,
nhọc nhằn, những kỉ niệm gắn liền với hình ảnh người bà:

Tám năm rịng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà cịn nhớ khơng bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế !
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?
“Tám năm rịng” là một qng thời gian khơng dài đối với đời người nhưng lại là cả tuổi thơ
của cháu. Hình ảnh bà và bếp lửa của tình bà cháu đã gợi ra một liên tưởng, một hồi ức khác
trong tâm trí thi sĩ – tiếng chim tu hú. Tiếng chim tu hú thường gợi nên sự khắc khoải, xa cách,


trông mong, một âm thanh mang sắc điệu trầm buồn. Với Bằng Việt, âm thanh ấy mau như
khơi dậy trong bà những kỉ niệm ngày xưa ở Huế, để bắt đầu những câu chuyện êm đềm cho
tuổi thơ của cháu. Một tiếng chim đong đầy kỉ niệm đến nỗi tác giả phải thốt lên lời cảm thán
rằng “sao mà tha thiết thế”. Điệp từ “tu hú” được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến lời thơ có âm
điệu thật bồi hồi, tha thiết, khiến bản thân người đọc cũng như nghe vẳng lại đâu đây tiếng tu
hú từ trong tiềm thức của tác giả. Sự điệp lại ấy còn gợi lên những nỗi nhớ trùng điệp, vấn vít
vào nhau – nỗi nhớ của bà về quá khứ của mình càng khiến cho nỗi nhớ của cháu về bà thêm
thăm thẳm, vời vợi. Tiếng chim tu hú đã trở thành một phần tuổi thơ, một mảnh tâm hồn
cháu, là sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ và hiện tại. Tiếng vọng đồng chiều ấy vang lên trong khổ
thơ càng như giục giã, như khắc khoải một điều gì đó tha thiết lắm, để dòng kỉ niệm trải dài
hơn, rộng hơn, sâu hơn trong không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương. Và trong dòng chảy ấy,
hiện lên những ký ức thân thương về tình bà cháu sâu đậm :
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tám năm tuổi thơ của tác giả cũng chính là những năm đất nước chiến tranh, bố mẹ phải đi
công tác xa nhà, cháu phải sống cùng bà. Bằng Việt đã khơi lại những kỉ niệm ngày ấy bằng
nghệ thuật liệt kê : “Bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm”,… mỗi một ký ức hiện về là thêm một lần
hình ảnh bà được khắc sâu trong tâm trí cháu. Trong những năm tháng ấy, bà vừa là cha, vừa
là mẹ, vừa là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần, là cội nguồn yêu thương của
cháu. Bà không chỉ chăm lo cho cháu từng chút một mà còn là người thầy đầu tiên dạy cho
cháu bao điều về cuộc sống, những bài học của bà trở thành hành trang cháu mang theo
trong suốt quãng đời còn lại. Được ở với bà là cả một niềm hạnh phúc vô bờ. Cặp từ “bà” và
“cháu” xuất hiện trong từng phép liệt kê như gợi lên hình ảnh hai bà cháu gắn bó, quấn qt
khơng rời, gợi lên một thế giới mà trong đó bà là tất cả. Cùng bà nhóm bếp hàng ngày, tác giả
thấm thía được những gian lao, vất vả của bà khi phải một mình chăm sóc cháu, để rồi lời thơ
như thủ thỉ một lời tâm tình “nghĩ thương bà khó nhọc”, và một lần nữa tiếng chim tu hú lại
vọng về :
Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?
Câu cảm thán “Tu hú ơi !” kết hợp với câu hỏi tu từ vang lên như một lời trách cứ nhẹ nhàng.
Ở giữa nước Nga xa xôi, tiếng chim tu hú vọng lại trong hồi ức của Bằng Việt khiến nỗi nhớ
trào dâng trong lòng nhà thơ cùng những câu hỏi mênh mang : khi cháu đã đi rồi thì ai sẽ
“cùng bà nhóm lửa”, ai sẽ nghe bà “kể chuyện những ngày ở Huế”…Lời thơ là hỏi chim tu hú,
hay là hỏi chính mình ? Là lời than thở, trách móc hay chính là mong ước khơn ngi muốn
được trở lại bên bà ? Nỗi lòng của chim tu hú “kêu chi hồi trên những cánh đồng xa” đâu có
khác gì với nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ người. Tiếng chim ấy khiến lòng
người như trỗi dậy bao hoài niệm, nhớ mong da diết, âm vang trong tim người đọc. Những kỉ
niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình thủ thỉ, chậm rãi đầy nhung nhớ đã đưa ta về với tuổi
thơ sống bên bà và đầy ắp tình bà cháu của tác giả.Bằng Việt từ cuộc đời những kỉ niệm,
những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân u đã thể hiện lịng kính u trân trọng và biết ơn
đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Để ta chợt nhận ra rằng, trong
sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng

những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình n để ta tìm về khi đã mỏi
cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc
đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dịng đời bất tận, ta mỉm cười vì ln có một “bếp lửa”
soi sáng trong tim…


4.1. So sánh
- Những nét giống nhau trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm : tình yêu thương của sự
chăm sóc, ân cần dạy dỡ, tấm lịng vị tha, đức hy sinh một đời vì cháu, con, một tình cảm mang tính phở qt; tình cảm ấy
lại tìm tìm đến với một thể loại thơ trữ tình để phù hợp trong việc bày tỏ cảm xúc, thể hiện chất suy tưởng, triết lí sâu sắc...
- Những nét riêng trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm: hồn cảnh, tình cảm, xuất phát
từ mối quan hệ, tình cảm bà - cháu, mẹ-con, cha-con..., và nét riêng trong hình thức thể hiện...

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT, SO SÁNH:
Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi người. Mỗi
nhà thơ, nhà văn bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác
phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và đánh thức tình cảm tốt
đẹp của con người về tình cảm gia đình. Các nhà thơ, nhà văn ngợi ca, tơn vinh tình cảm gia
đình, cho thấy được sự hi sinh và những tình cảm cao quý, dạt dào của gia đình đối với mỗi
con người. Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong các tác phẩm như những nét vẽ góp phần hồn
thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người. Tình cảm ấy lại được hồ quyện thống nhất,
gắn bó chặt chẽ với tình u q hương đất nước. Đây cũng là một mạch nguồn tình cảm được
lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ văn dân tộc nhưng ln có những khám phá,
phát hiện và cách thể hiện theo những nét riêng – một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo
nghệ thuật.
Đọc xong các tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ,“ Bếp lửa” của Bằng Việt ,
“Nói với con” của Y Phương nhiều dư âm vẫn làm ta xao xuyến không muốn gấp trang sách
lại. Những lời dạy chân thành của người cha trong “Nói với con”, tình cảm cha con cảm động,
sâu sắc của cha con ông Sáu trong“Chiếc lược ngà” hay những xúc cảm dâng trào về sức
mạnh to lớn về tình bà cháu trong ” Bếp lửa “.Tất cả như dừng lại khiến ta phải ngẫm về

những ngày mình làm cho cha mẹ buồn rầu, làm mẹ rơi lệ.Cảm ơn chân thành đến các tác giả
vì họ đã cho ta nhận ra vẻ đẹp gần gũi luôn bên cạnh mà ta chưa hề nhận ra.



×