Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Ôn tập kinh tế chính trị marx lenin hbll

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.33 KB, 37 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HP KTCT
1. Khái niệm Kinh tế chính trị Marx - Lenin? Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách
kinh tế? Ý nghĩa của việc học tập học phần Kinh tế chính trị Marx - Lenin đối với
sinh viên hiện nay? Theo em, nội dung nào có ý nghĩa nhất mà em có thể vận dụng
trong thực tế?
a. Khái niệm: Kinh tế chính trị Marx - Lenin là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các
quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá
trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất
định của nền sản xuất xã hội
b. Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế:
− Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chí của con người, con
người, không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và vận dụng quy
luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. Khi vận dụng không phù hợp, con người
phải thay đổi hành vi của mình, chứ khơng thay đổi được quy luật
− Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người được hình thành trên cơ sở
vận dụng các quy luật kinh tế. Chính sách kinh tế vì thế có thể phù hợp hoặc không
phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Khi chính sách khơng phù hợp, chủ thể ban
hành chính sách có thể ban hành chính sách khác để thay thế
c. Ý nghĩa của việc học tập học phần Kinh tế chính trị Marx - Lenin đối với sinh
viên hiện nay:
− Hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật
chi phối sự vận động và phát triển kinh tế, phát triển lí luận kinh tế và vận dụng vào
thực tế, hành động theo quy luật, tránh bệnh chủ quan, giáo điều, duy ý chí
− Cung cấp các luận cứ khoa học - cơ sở cho sự hình thành đường lối, chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội và các chính sách, biện pháp kinh tế phù hợp với yêu cầu của các
quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kì nhất định
− Nắm được các phạm trù và các quy luật kinh tế, làm tiền đề hình thành tư duy kinh
tế, vừa cần thiết cho các nhà quản lí vĩ mơ, vừa cần thiết cho quản lí sản xuất kinh
doanh ở các doanh nghiệp của mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần kinh tế
− Có thể hiểu biết sâu sắc các đường lối và chính sách kinh tế cụ thể của Đảng và Nhà
nước ta, tạo niềm tin có cơ sở khoa học


− Hiểu được sự thay đổi của phương thức sản xuất, hình thái kinh tế - xã hội là tất yếu
khách quan (quy luật của lịch sử), tạo niềm tin sâu sắc vào con đường xã hội chủ
nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam cùng nhân dân ta đã lựa chọn phù hợp với quy
luật khách quan, đi đôi với dân giàu, nước mạnh và xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh
d. Theo em, nội dung có ý nghĩa nhất mà em có thể vận dụng trong thực tế là Giá
trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường


2. Hàng hố là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hố và cho ví dụ? Vì sao nói hai
thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất lẫn mâu thuẫn với nhau? So sánh hàng hóa
thơng thường và hàng hóa sức lao động?
a. Hàng hóa là sản phẩm của con người, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán
b. Hai thuộc tính của hàng hố và cho ví dụ:
*. Giá trị sử dụng của hàng hóa: cơng dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người
− Được quyết định bởi thuộc tính tự nhiên của hàng hóa
− Hàng hóa có thể có nhiều hơn một giá trị sử dụng: khi khoa học kĩ thuật càng phát
triển, người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau
− Phạm trù vĩnh viễn: nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc kiểu tổ chức sản xuất
− Không phải dành cho bản thân người sản xuất, mà là dành cho người tiêu dùng.
Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích riêng (sản phẩm
hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội).
− Trong kinh tế hàng hóa thì là vật mang giá trị trao đổi
− Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của thiết bị là để sản xuất,…
Mỗi một vật có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, dẫn đến nó có nhiều giá trị
sử dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm
nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế

→ Một vật khi đã là hàng hóa thì nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng khơng phải bất cứ
vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, khơng khí rất cần cho cuộc
sống con người, nhưng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở thành
hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để mua bán, trao đổi
*. Giá trị của hàng hóa: lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên
trong hàng hóa
− Được quyết định bởi thuộc tính xã hội của hàng hóa
− Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
− Phạm trù lịch sử: nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản
xuất và trao đổi hàng hóa
− Được biểu hiện thơng qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là
một quan hệ về số lượng (tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị
sử dụng khác nhau)
− 1 mét vài bằng 10 kilogam thóc: sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất
định là vì người ta cho rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải
bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg thóc. Lao động hao phí
để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của
hàng hóa. Khi hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi với nhau, thì
phải có một cơ sở chung nào đó: khơng phải là giá trị sử dụng, dù sự
khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự


trao đổi. Song, cái chung đó phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt
giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có
một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra
vải và thóc, nguời thợ thủ cơng và người nơng dân đều phải hao phí
lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để
so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau
c. Nói hai thuộc tính của hàng hóa vừa thống nhất lẫn mâu thuẫn với nhau:
*. Thống nhất với nhau:

− Chúng cùng tồn tại trong một hàng hóa
− Nếu một vật có giá trị sử dụng (có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người), nhưng khơng có giá trị (khơng có kết tinh lao động),
thì sẽ khơng phải là hàng hóa
− Ngược lại, một vật có giá trị (có kết tinh lao động), nhưng khơng
có giá trị sử dụng (không thể thỏa mãn nhu cầu nào của con người),
vậy cũng khơng trở thành hàng hóa
*. Mâu thuẫn với nhau:
− Với tư cách là giá trị sử dụng, các hàng hóa khác nhau về chất
(vải mặc, sắt thép, lúa gạo,…)
− Với tư cách là giá trị, các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là
sự kết tinh của lao động (vải mặc, sắt thép, lúa gạo,… đều do lao
động tạo ra, kết tinh lao động trong đó)
− Q trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả
về mặt khơng gian và thời gian:
+ Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước
+ Giá trị sử dụng được trong lĩnh vực tiêu dùng và thực hiện sau.
→ Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích
giá trị, bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng. Ngược lại,
người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng, họ phải trả giá
trị cho người sản xuất ra nó. Nếu khơng thực hiện giá trị, thì khơng
có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị cũng
chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản
xuất thừa
d. So sánh hàng hóa thơng thường và hàng hóa sức lao động:
*. Giống nhau:
− Đều là hàng hóa, được đem ra mua bán trên thị trường, chịu tác
động của thị trường (cung, cầu)
− Đều có hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng

*. Khác nhau:
Tiêu chí
Hàng hóa thơng
Hàng hóa sức lao động
thường


Quan hệ người
− Người mua và người
bán - người mua bán hoàn toàn độc lập
với nhau (bán cả quyền
sử dụng và quyền sở
hữu)
Giá trị
− Chỉ thuần túy là yếu
tố vật chất, được đo
trực tiếp bằng thời gian
lao động xã hội cần
thiết

− Người bán phải phục
tùng người mua (chỉ
bán quyền sử dụng)

− Chứa đựng thêm yếu
tố tinh thần và lịch sử,
được đo gián tiếp bằng
giá trị của những tư
liệu sinh hoạt cần thiết
để tái sản xuất ra sức

lao động
Giá trị sử dụng − Thông thường
− Nguồn gốc sinh ra
giá trị, tạo ra giá trị
mới lớn hơn giá trị
chính nó
Phương thức tồn − Không gắn liền với
− Gắn liền với con
tại
con người
người
Quan hệ mua - − Ngang giá, mua đứt - − Khơng ngang giá,
bán
bán đứt
mua bán có thời hạn
Giá cả
− Có thể tương đương
− Nhỏ hơn giá trị
với giá trị
Ý nghĩa
− Biểu hiện của của cải − Nguồn gốc của giá
trị thặng dư
3. Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá? Ý nghĩa của việc nghiên
cứu vấn đề này ở Việt Nam hiện nay? Tại sao nói lao động phức tạp là lao động giản
đơn được nhân lên gấp bội?
a. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hố:
Tiêu chí
Lao động cụ thể
Lao động trừu tượng
Khái niệm

− Lao động có ích
− Lao động xã hội của
dưới một hình thức cụ
người sản xuất hàng hố
thể của những nghề
khơng kể đến hình thức cụ
nghiệp chun mơn
thể của nó; đó là sự hao
nhất định
phí sức lao động nói chung
của người sản xuất hàng
hóa về cơ bắp, thần kinh,
trí óc
Ví dụ
− Lao động cụ thể của − Lao động của người thợ
người thợ mộc, mục
mộc


Đặc trưng

đích là sản xuất cái
bàn, cái ghế, đối
tượng lao động là gỗ,
phương pháp là các
thao tác về cưa, về
bào, khoan, đục;
phương tiện được sử
dụng là cái cưa, cái
đục, cái bào, cái

khoan; kết quả lao
động là tạo ra cái bàn,
cái ghế
− Lao động cụ thể tạo
ra giá trị sử dụng của
hàng hóa
− Lao động cụ thể là
phạm trù vĩnh viễn,
tồn tại gắn liền với vật
phẩm, điều kiện
không thể thiếu trong
bất kỳ hình thái kinh
tế - xã hội nào
− Lao động cụ thể
phản ánh tính chất tư
nhân của lao động sản
xuất hàng hóa (sản
xuất cái gì, như thế
nào là việc riêng của
mỗi chủ thể sản xuất)
− Mỗi lao động cụ thể
có mục đích, đối
tượng lao động, cơng
cụ, phương pháp lao
động riêng và kết quả
riêng
− Các loại lao động cụ
thể tạo ra những sản
phẩm có giá trị sử
dụng khác nhau

− Các hình thức lao

và lao động của người thợ
may, nếu xét về mặt lao
động cụ thể thì hồn tồn
khác nhau, nhưng nếu gạt
bỏ tất cả những sự khác
nhau ấy sang một bên thì
chúng chỉ cịn có một cái
chung, đều phải hao phí
về trí óc, cơ bắp, thần kinh
của con người
− Lao động trừu tượng tạo
ra giá trị của hàng hóa
− Lao động trừu tượng là
một phạm trù lịch sử, chỉ
tồn tại trong nền sản xuất
hàng hóa
− Lao động trừu tượng
phản ánh tính chất xã hội
của lao động sản xuất hàng
hóa (lao động của mỗi
người là một bộ phận của
lao động xã hội, nằm trong
hệ thống phân công lao
động xã hội)


động cụ thể ngày
càng đa dạng, phong

phú, nó phản ánh
trình độ phát triển của
phân công lao động
xã hội
b. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam hiện nay:
− Xác định được chất của giá trị được kết tinh bởi lao động trừu tượng, biểu hiện
quan hệ xã hội, phạm trù lịch sử
− Xác định được lượng của giá trị là lượng lao động trung bình hay thời gian lao
động xã hội cần thiết
− Xác định được hình thái biểu hiện của giá trị: trước hết hình thái phát triển từ thấp
đến cao, tiếp đến là từ giản đơn đến phức tạp, sau đó là hình thái chung và cuối cùng
là hình thái tiền
− Xác định được quy luật giá trị: quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, địi hỏi
người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải đảm bảo thời gian lao động xã hội cần thiết
c. Nói lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên gấp bội:
− Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên mơn, kĩ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được
− Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải
qua một quá trình đào tạo về kĩ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhât định
→ Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động
phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động
phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên
4. Lượng giá trị hàng hoá được xác định như thế nào? Phân tích những nhân tố ảnh
hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá? Ý nghĩa của vấn đề này đối với các chủ thể
sản xuất kinh doanh hiện nay? Là một chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, em sẽ
quan tâm đến vấn đề nào?
a. Lượng giá trị hàng hoá được xác định như sau:
− Xét về mặt chất, giá trị hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng
của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

− Xét về mặt lượng, lượng giá trị của hàng hoá là do lượng lao động
hao phí để tạo ra hàng hóa
− Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động.
Trong thực tế, một loại hàng hoá đưa ra thị trường là đo rất nhiều
người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất,
trình độ tay nghề khác nhau, dẫn đến thời gian lao động cá biệt để
sản xuất ra hàng hoá của họ cũng khác nhau


→ Thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt chỉ là những hao
phí lao động cá biệt của những người sản xuất hàng hóa. Thời gian
lao động được xã hội chấp nhận là thời gian lao động xã hội cần
thiết (thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
trong những điều kiện binh thường của xã hội với một trinh độ thành
thạo trung bình, cường độ lao động trung bình). Thơng thường, thời
gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá
biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại
hàng hoá nào đó trên thị trường
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá:
*. Năng suất lao động:
− Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (số lượng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm)
− Năng suất lao động tăng lên, lượng thời gian hao phí lao động
cần thiết (lượng giá trị) trong một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống
− Giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỉ lệ thuận với lượng lao
động thể hiện trong đó, tỉ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động
đó
− Để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, cần thực hiện tăng năng
suất lao động.

− Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: trình độ khéo léo
trung bình của người lao động, mức độ phát triển của khoa học và
trình độ áp dụng khoa học vào quy trình cơng nghệ, sự kết hợp xã
hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản
xuất, các điều kiện tự nhiên
− Bên cạnh tăng năng suất lao động, cần chú ý thêm mối quan hệ
giữa tăng cường độ với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
*. Cường độ lao động:
− Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt
động lao động trong sản xuất
− Tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm, tổng lượng
giá trị của mọi hàng hóa gộp lại tăng lên, tạo ra nhiều giá trị sử
dụng hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội đối với
điều kiện trình độ sản xuất còn thấp
− Lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra
một đơn vị hàng hóa giữ nguyên
− Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của yếu tố cá nhân (sức khỏe,
thể chất, tâm lí,…), trình độ tay nghề thành thạo của người lao
động, cơng tác tổ chức, kỉ luật lao động,… Giái quyết tốt sẽ giúp


người lao động thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn,
tạo ra nhiều hàng hóa hơn
*. Tính chất phức tạp của lao động:
− Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được
− Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải
qua một quá trình đào tạo về kĩ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhât định
→ Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động

phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động
phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên - cơ sở lí luận quan
trọng để nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao phù
hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia
vào các hoạt động kinh tế - xã hội
c. Ý nghĩa của vấn đề này đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh hiện nay:
− Giúp xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Khi nghiên cứu lượng giá trị
hàng hóa sẽ cho biết thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giá cả của hàng hóa nào
cao hơn
− Có thể biết mức độ tác động của các nhân tố đến lượng giá trị hàng hóa, từ đó có
những biện pháp thay đổi các nhân tó để đạt hiệu quả sản xuất cao, đem lại lượng giá
trị lớn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
− Việc nghiên cứu cho ta biết mức độ tác động của các nhân tố đến
lượng giá trị hàng hố, từ đó có những biện pháp thay đổi các nhân
tố để đạt hiệu quả sản xuất cao, đem lại lượng giá trị lớn cũng như
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
d. Là một chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, em sẽ quan tâm đến vấn đề
tìm kiếm thị trường
5. Bản chất và chức năng của tiền? Anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp nhằm
khắc phục tình trạng lạm phát của tiền Việt Nam hiện nay?
a. Bản chất và chức năng của tiền:
*. Bản chất:
− Một loại hàng hóa đặc biệt
− Kết quả q trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa
− Xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa
− Hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa
− Phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản
xuất và trao đổi hàng hóa
− Mầm mống sơ khai là hinh thái giản đơn

*. Chức năng:


− Thước đo giá trị: Dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các
hàng hóa khác, giá trị là cơ sở của giá cả, giá cả của hàng hóa có
thể biến động giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền, tác động của
quan hệ cung - cầu
− Phương tiện lưu thông: Dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi
hàng hóa
− Phương tiện cất trữ: Phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc
− Phương tiện thanh toán: Được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu
hàng hóa
− Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngồi biên giới
quốc gia, dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa
các nước với nhau
b. Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng lạm phát của tiền Việt Nam
hiện nay:
− Giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông: Nâng lãi suất tiền gửi
ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu để thúc đẩy người dân gửi tiền
vào ngân hàng nhiều hơn
− Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân bằng với tiền trong lưu
thơng: Khuyến khích tự do mậu dịch, giảm thuế
− Thúc đẩy sản xuất kinh doanh: Đảm bảo cung bằng cầu hoặc
thấp hơn một chút
− Đi vay viện trợ nước ngoài
− Cải cách tiền tệ
6. Khái niệm kinh tế thị trường? Vai trò của thị trường? Ý nghĩa của vấn đề này đối
với nước ta hiện nay? Chỉ ra một số hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay?
a. Khái niệm kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là kinh tế được vận hành theo

cơ chế thị trường. Đó là kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất
và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy
luật thị trường
b. Vai trò của thị trường:
− Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu
của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với
sự xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình
độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội
− Thị trường được phân loại theo đối tượng trao đổi, mua bán cụ
thể (hàng hóa, dịch vụ); phạm vi các quan hệ (trong nước, thế
giới); vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán (tư liệu tiêu
dùng, tư liệu sản xuất); tính chất và cơ chế vận hành (tự do, có


điều tiết, cạnh tranh hồn hảo, cạnh tranh khơng hồn hảo - độc
quyền)
− Thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, mơi trường
cho sản xuất phát triển
− Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã
hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
− Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền
kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
c. Ý nghĩa của vấn đề này đối với nước ta hiện nay:
− Thị trường đóng vai trị quyết định trong xác định giá cả hàng
hóa, dịch vụ
− Tạo động lực huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực
− Điều tiết sản xuất và lưu thông, điều tiết hoạt động của doanh
nghiệp, thanh lọc bộ phận yếu kém
d. Một số hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay:
− Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng

− Không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài ngun khơng thể
tái tạo, suy thối mơi trường tự nhiên, môi trường xã hội
− Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã
hội
7. Phân tích yêu cầu, nội dung, tác dụng của quy luật giá trị? Nêu tác động của quy
luật giá trị đến nền kinh tế nước ta hiện nay? Anh chị sẽ vận dụng quy luật này như
thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh?
a. Phân tích yêu cầu, nội dung, tác dụng của quy luật giá trị:
*. Khái niệm: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản
xuất hàng hóa
*. Yêu cầu: Phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết
*. Nội dung:
− Người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, được xã
hội thừa nhận sản phẩm, lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải
phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết
− Họ ln phải tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ
hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết
− Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá,
lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt
*. Tác dụng:
− Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa
− Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng
suất lao động


− Phân hóa tự nhiên những người sản xuất thành những người giàu,
người nghèo
b. Tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế nước ta hiện nay:
− Từ một nước có nền kinh tế lạc hậu với 90% dân số làm nông
nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được một cơ sở vật chất - kĩ thuật, hạ

tầng kinh tế - xã hội và thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa, tạo ra cơng ăn việc làm cho người lao động cũng như thu
hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
− Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá nhanh so với nhiều nước trong khu
vực và có nhiều triển vọng trong tương lai
− Cơ cấu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo ngành đã có sự chuyển dịch tích cực
theo hướng giảm tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp và tăng tỉ trọng của công
nghiệp xây dựng, dịch vụ
c. Em sẽ vận dụng quy luật này như sau trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
Mỗi doanh nghiệp là người sản xuất hàng hóa cạnh tranh gay gắt với
nhau. Để đứng vững được trên thị trường, các doanh nghiệp phải
tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua giá trị, giá cả, lợi
nhuận,… Muốn có lợi nhuận, họ phải tìm cách hạ thấp chi phí sản
xuất bằng cách hợp lí hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng
năng suất lao động,… Chỉ có nắm vững và vận dụng tốt quy luật giá
trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta mới có thể làm
được điều đó
8. Phân tích nội dung của quy luật cung - cầu? Ý nghĩa của quy luật này đối với chủ
thể kinh doanh ở nước ta hiện nay? Cá nhân anh chị sẽ vận dụng quy luật này như thế
nào?
a. Nội dung của quy luật cung - cầu:
*. Khái niệm: Quy luật cung - cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên
bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường
*. Nội dung:
− Địi hỏi cung - cầu phải có sự thống nhất
− Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau,
thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
− Nếu cung ¿ cầu, thì giá cả thấp hơn giá trị (hoạt động sản xuất
hàng hóa tràn lan ra thị trường, dẫn đến số lượng hàng hóa vượt
mức so với nhu cầu của người tiêu dùng, khiến nhiều nhà sản xuất

đã chấp nhận bán với mức giá thấp hơn giá trị hàng hóa để có thể
đưa ra cạnh tranh trên thị trường)
− Nếu cung ¿ cầu, thì giá cả cao hơn giá trị (hoạt động sản xuất
hàng hóa ra thị trường đang không đủ để đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng, những nhà sản xuất thực hiện tăng giá là một điều


dễ hiểu, làm người tiêu dùng phải chấp nhận mua với một mức giá
cao hơn bình thường)
− Nếu cung = cầu, thì giá cả bằng với giá trị (hoạt động sản xuất
hàng hóa ra thị trường bằng với nhu cầu của người tiêu dùng, hoạt
động cung và cầu sẽ bằng nhau, giá cả hàng hóa ở mức ổn định, thị
trường ở trạng thái cân bằng và ổn định)
b. Ý nghĩa của quy luật này đối với chủ thể kinh doanh ở nước ta hiện nay:
− Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thơng hàng hóa
− Thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của
hàng hóa
− Có thể dự đốn xu thế biến động của giá cả
− Tác động có lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cho quá trình
sản xuất
c. Cá nhân em sẽ vận dụng quy luật này như sau: Nắm rõ các trường hợp cung cầu để đưa ra quyết định hợp lí:
− Giảm mua khi cung ¿ cầu (giá cả cao hơn giá trị)
– Tăng mua khi cung ¿cầu (giá cả thấp hơn giá trị)
9. So sánh hai công thức H - T - H’ và T - H - T’? Phân tích mâu thuẫn trong cơng
thức T-H-T’, từ đó rút ra bản chất của tư bản?
a. So sánh hai công thức H - T - H’ và T - H - T’:
*. Giống nhau về hình thức:
− Cùng có hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành
− Mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và
hàng

− Có chung hai quan hệ kinh tế là người mua và người bán
*. Khác nhau:
Tiêu chí
H - T - H’
T - H - T’
Bản chất
− Tiền đóng vai trị
− Hàng đóng vai trị
trung gian
trung gian
Trình tự vận
− Bán - mua
− Mua - bán
động
Mục đích
− Giá trị sử dụng để
− Giá trị, hơn nữa là giá
thỏa mãn nhu cầu, các
trị tăng thêm. Q trình
hàng hóa trao đổi phải
vận động sẽ vơ nghĩa khi
có giá trị sử dụng khác
số tiền thu về bằng số
nhau
tiền ứng ra, số tiền thu
về phải lớn hơn số tiền
ứng ra với công thức vận
động đầy đủ của tư bản



Giới hạn vận
động

là T - H - T’, trong đó T’=
T + ∆ t (số tiền trội hơn,
cịn được kí hiệu là m)
− Vô hạn (giá trị luôn
luôn lớn lên hay T’ = T’’
= T’’’ = Tm’)

− Hữu hạn (kết thúc ở
giai đoạn 2, những
người trao đổi có được
giá trị sử dụng mà bản
thân cần đến)
b. Mâu thuẫn trong công thức T - H - T’, rút ra bản chất của tư bản:
*. Các nhà kinh tế học tư sản đã cố tình chứng minh rằng q trình
lưu thơng đẻ ra giá trị thặng dư, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc
làm giàu của các nhà tư bản
*. Thực ra trong lưu thông, dù người ta trao đổi ngang giá hay khơng
ngang giá thì cũng khơng tạo ra giá trị mới, do đó cũng khơng tạo ra
giá trị thặng dư
− Trao đổi ngang giá: hình thái của giá trị là thay đổi duy nhất, từ
tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị và phần giá
trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không
thay đổi. Về mặt giá trị sử dụng, cả hai bên trao đổi đều có lợi vì có
được những hàng hóa thích hợp với nhu cầu riêng
− Trao đổi không ngang giá: chỉ là sự tái phân phối thu nhập, tổng
giá trị trước và sau trao đổi không hề tăng thêm, được thể hiện qua
ba trường hợp:

+ Mua bán cao hơn giá trị hàng hóa
+ Mua bán thấp hơn giá trị hàng hóa
+ Chuyên mua rẻ, bán đắt
→ Lưu thơng hay trao đổi hàng hóa khơng sáng tạo ra một giá trị
nào cả (lưu thông đã không đẻ ra giá trị thặng dư)
*. Cịn về ngồi lưu thơng, hàng hóa đi vào tiêu dùng:
− Đối với sản xuất: giá trị được bảo tồn và dịch chuyển vào sản
phẩm
− Đối với cá nhân: giá trị dần mất đi
→ Tư bản khơng thể xuất hiện ngồi lưu thơng
⇒ Bản chất của tư bản (bí mật cơng thức chung của tư bản): Tư bản phải xuất hiện
trong lưu thông và đồng thời khơng phải trong lưu thơng
10. Vì sao sức lao động trở thành hàng hóa? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức
lao động? So sánh hàng hóa thơng thường và hàng hóa sức lao động?
a. Sức lao động trở thành hàng hóa:


− Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
− Người lao động được tự do về thân thể và không đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để
tự kết hợp với sức lao động riêng tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao
động.
→ Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động trở thành hàng
hóa. Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư
bản
b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
*. Giá trị của hàng hóa sức lao động:
− Quyết định bởi số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức
lao động

− Muốn tái sản xuất ra sức lao động, người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định (sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống)
− Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy (giá trị
của hàng hóa sức lao dộng được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư
liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động)
− Bộ phận hợp thành:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất + tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao
động
+ Phí tổn đào tạo người lao động
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của
người lao động
→ Đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường, giá
cả của hàng hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên
*. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
− Nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua
− Được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động
− Người mua mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, tăng thêm
→ Hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Giá trị sử
dụng có tính năng đặc biệt mà duy nhất nó có, đó là khi sử dụng nó,
khơng những giá trị của nó được bảo tồn, mà cịn tạo ra giá trị lớn
hơn. ⇒ Chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng
dư nêu trên do hao phí sức lao động mà có
c. So sánh hàng hóa thơng thường và hàng hóa sức lao động:
*. Giống nhau:
− Cùng là hàng hóa, mang hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
− Đều được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết
− Chỉ được thể hiện ra trong quá trình sản xuất hay tiêu dùng sức lao động



*. Khác nhau:
Tiêu chí
Hàng hóa thơng thường
Hàng hóa sức lao động
Quan hệ người − Hoàn toàn độc lập với nhau − Người mua có quyền sử dụng,
mua - người bán
khơng có quyền sở hữu
Yếu tố
− Vật chất
− Vật chất + Tinh thần + Lịch sử
Vai trò
− Nguồn gốc của giá trị trao − Nguồn gốc của giá trị thặng dư
đổi (biểu hiện của của cải)
(biểu hiện của tư bản)
Đặc điểm
− Sau một thời gian sử dụng, − Khi tiêu dùng, tạo ra một giá trị
giá trị và giá trị sử dụng đều mới lớn hơn giá trị ban đầu
tiêu biến
Mối quan hệ giá − Giá cả = Giá trị
− Giá cả ¿ Giá trị
cả - giá trị
11. Bản chất giá trị thặng dư? Phân tích các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Vì
sao giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
Cho ví dụ?
a. Bản chất giá trị thặng dư:
*. Nguồn gốc:
− Bộ phận giá trị mới dôi ra ngồi giá trị sức lao động do cơng nhân
tạo ra
− Kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản
− Để sản xuất, nhà tư bản đã mua hàng hóa sức lao động và tư liệu

sản xuất, người công nhân (người được mua sức lao động) sẽ làm
việc và tạo ra sản phẩm cho nhà tư bản. Bằng lao động cụ thể của
mình, cơng nhân sử dụng tư liệu sản xuất để bảo tồn và chuyển
nguyên vẹn vào giá trị vào sản phẩm (tư bản bất biến); bằng lao
động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao
động (tư bản khả biến), phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư
*. Bản chất:
− Kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm
tăng giá trị
− Người lao động làm thuê phải bán sức lao động cho nhà tư bản
− Được làm rõ hơn qua phạm trù tỷ suất và khối lượng
− Trong điều kiện ngày nay, quan hệ đó vẫn đang diễn ra, nhưng với trình độ và mức
độ rất khácNhà tư bản bóc lột sức lao động của cơng nhân để tạo
nhiều thặ
+ Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và
tư bản khả biến để sản xuất ra giá trị thặng dư (tỷ lệ phần trăm giữa
thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động tất yếu), phản ánh
trình độ khai thác sức lao động làm thuê


+ Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà
nhà tư bản thu được, phản ánh quy mô giá trị thặng dư mà chủ sở
hữu tư liệu sản xuất thu được
→ Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, khối lượng giá trị thặng dư càng
tăng, trình độ bóc lột sức lao động càng tăng
b. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
*. Tuyệt đối:
− Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức
lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi

− Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động
phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao
động
− Ngày lao động lại chịu giới hạn về sinh lý (thời gian nghỉ ngơi, giải
trí), dẫn đến khơng thể kéo dài bằng ngày tự nhiên
− Cường độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng
của con người.
− Ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, không thể
vượt giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động
*. Tương đối:
− Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút
ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động
thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm
chí rút ngắn
− Để hạ thấp giá trị sức lao động, thì phải giảm giá trị các tư liệu
sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động
− Để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt, thì cần tăng năng suất lao động
trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất
ra tư liệu sản xuất
c. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương
đối, ví dụ:
− Cả hai đều là giá trị thặng dư, cùng là kết quả bóc lột lao động
khơng công của công nhân làm thuê, chúng dựa trên cơ sở tăng
năng suất lao động
– Tăng năng suất lao động là tổng sản phẩm tăng lên trong cùng
một thời gian lao động như trước, tổng chi phí lại khơng tăng hoặc
tăng ít, sao cho giá trị một đơn vị sản phẩm giảm xuống
– Tổng sản phẩm tăng, giá trị một đơn vị sản phẩm không giảm đi
mà vẫn giữ nguyên như trước, suy ra đó khơng phải tăng năng suất
lao động



– Giá trị thặng dư siêu ngạch: làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa
thấp hơn giá trị thị trường của nó
+ Do tăng năng suất lao động cá biệt
+ Do nhà tư bản cá biệt thu được (có kĩ thuật tiên tiến)
+ Quan hệ nhà tư bản với cơng nhân
→ Giá trị thặng dư siêu ngạch mang tính tạm thời (đơn vị sản xuất
cá biệt), mang tính phổ biến (xã hội tư bản)
⇒ Động lực mạnh nhất thúc đẩ các nhà tư bản ra sức cải tiến kĩ
thuật, tăng năng suất lao động, dẫn đến kết quả làm tăng năng suất
lao động xã hội, hình thái giá trị thặng dư tương đối thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển
− Giá trị thặng dư tương đối: rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một
cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội
với điều kiện ngày lao động không đổi
+ Do tăng năng suất lao động xã hội
+ Do toàn bộ các nhà tư bản thu được
+ Quan hệ bóc lột của giai cấp tư bản với công nhân
− Giá cả thị trường của một hàng hóa là 8c + 2v + 2m = 12, giá trị cá biệt do tăng
năng suất là 7c + 2v + 2m = 11, giá trị thặng dư siêu ngạch là 12 – 11 = 1. Kết quả
của tăng năng suất lao động cá biệt (làm cho giá trị của một hàng hóa giảm xuống
bằng cách tiết kiệm chi phí (8c giảm xuống cịn 7c)
12. Phân tích q trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản? Để tăng khối lượng giá
trị thặng dư, nhà tư bản cần phải sử dụng những biện pháp gì?
a. Q trình tuần hồn và chu chuyển của tư bản:
*. Q trình tuần hồn của tư bản:
− Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới
ba hình thái kế tiếp nhau (tiền tệ, sản xuất, hàng hóa) gắn với thực hiện những chức
năng tương ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư, thực

hiện giá trị thặng dư) và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư
− Mơ hình của tuần hồn tư bản gồm hai giai đoạn lưu thơng và một
giai đoạn sản xuất:
+ Giai đoạn thứ nhất - lưu thông: Nhà tư bản xuất hiện trên thị
trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ với chức năng là mua các
yếu tố cho quá trình sản xuất (biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản
xuất)


+ Giai đoạn thứ hai - sản xuất : Tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản
sản xuất, kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra
hàng hóa là có giá trị thặng dư trong đó. Đây là giai đoạn quan trọng
nhất, vì gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Kết thúc là tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng
hóa
+ Giai đoạn thứ ba - lưu thơng: Tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản
hàng hóa, thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra,
trong đó đã chứa một lượng giá trị thặng dư. Nhà tư bản trở lại thị
trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa của nhà tư bản được
chuyển hóa thành tiền. Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa
chuyển hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây, mục đích của nhà tư bản
đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay
chủ của nó nhưng với số lượng lớn hơn trước
*. Quá trình chu chuyển của tư bản:
− Chu chuyển của tư bản là tuần hoàn được xét với tư cách là quá
trình định kì, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian
− Chu chuyển của tư bản được đo lường bằng thời gia chu chuyển
hoặc tốc độ chu chuyển
− Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian mà một tư

bản kể từ khi được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi
quay về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư
− Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và
thời gian lưu thông
− Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình
thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư trong một thời
gian nhất định
− Tốc độ chu chuyển được tính bằng số vòng chu chuyển của tư bản
trong một năm với cơng thức n = CH : ch
+ Số vịng chu chuyển của tư bản là n
+ Thời gian của một năm là CH
+ Thời gian một vòng chu chuyển là ch
+ Một tư bản có thời gian một vịng chu chuyển là 4 tháng. Vậy tốc
độ chu chuyển trong năm: n = 12 : 4 = 3 (vòng)


− Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của sản xuất vào giá trị
sản phẩm, tư bản được chia thành:
+ Tư bản cố định: bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thức tư
liệu lao động tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất, nhưng giá trị
của nó chỉ chuyền dần từng vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao
mịn (hữu hình hoặc vơ hình): sử dụng và tác động của tự nhiên gây
ra (sự mất mát về giá trị sử dụng và giá trị); sự tăng lên của năng
suất lao động, sản xuất tư liệu lao động và sự xuất hiện của những
thế hệ tư liệu lao động mới có năng suất cao hơn
+ Tư bản lưu động: bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thức
sức lao động, nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó
được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc
từng quá trình sản xuất
b. Để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản cần phải sử dụng những biện

pháp sau:
− Kéo dài thời gian lao động trong ngày khi thời gian lao động cần
thiết không đổi
− Tăng cường độ lao động khi ngày lao động không đổi
− Giảm giá trị sức lao động khi ngày lao động không đổi
13. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Tính tất
yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam? Anh chị hãy đưa ra nhận định về những thành tựu và hạn chế của nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay?
a. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Nền
kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng
bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn
minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
b. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
− Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu hướng
phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện
nay:
+ Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa
+ Những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng
hóa khơng mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều
sâu, sự phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị
trường


+ Như vậy, sự lựa chọn mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm
phát triển của dân tộc
− Do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển Việt Nam theo định
hướng xã hội chủ nghĩa:

+ Kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà
lồi người đã đạt được so với các mơ hình kinh tế phi thị trường, là
động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả
cao
+ Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế ln phát
triển theo hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật - công nghệ,
nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành
sản phẩm
− Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng mong
muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của người dân Việt Nam:
+ Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lực
quan trọng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
+ Với đặc điểm lịch sử của dân tộc, Việt Nam khơng thể lựa chọn mơ
hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có lựa chọn mơ hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí
và nguyện vọng của đơng đảo nhân dân về một xã hội dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
c. Nhận định về những thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay:
*. Những thành tựu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay:
− Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển:
+ Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được
đảm bảo
+ Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, nhận thức về nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn
+ Tốc độ tăng trưởng duy tì ở mức khá cao, quy mơ và tiềm lực nền kinh tế tăng lên
+ Chính sách tiếp tục được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế
− Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại những thay

đổi lớn cho Việt Nam hiện nay:
+ Việt Nam đã ra khỏi nhóm những nước có thu nhập thấp
+ Cơ cấu GDP (Tổng sản phẩm nội địa) xét trên quan hệ sở hữu gồm có 27% từ kinh
tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 30% từ kinh tế tư nhân trong
nước và 10% từ khu vực có ngoại vốn (vốn đầu tư nước ngồi)



×